THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 November 2010

Vedan Hà Tĩnh lại tiếp tục gây ô nhiễm


20/11/2010 15:07:29

 - Mặc dù, đã từng bị đình chỉ hoạt động ngay trong giai đoạn chạy thử nghiệm, và tỉnh Hà Tĩnh cũng đã yêu cầu Vedan đầu tư thêm thiết bị, công nghệ xử lý môi trường. Tuy nhiên, không hiểu sao, đến bây giờ người dân hai xã Kỳ Sơn và Kỳ Lâm, huyện Kỳ Anh vẫn lãnh đủ.

Cuối năm 2010, từ khi Nhà máy Vedan được UBND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục cho phép hoạt động trở lại, nhưng phải chịu sự giám sát, chỉ đạo của Sở TN&MT và các cơ quan chức năng khác trong tỉnh về công tác khắc phục ô nhiễm môi trường và hoàn thiện hệ thống công nghệ xử lý chất thải tại nhà máy Vedan chuyên sản xuất tinh bột sắn. 
 
Mặc dù, đã được đầu tư công nghệ hiện đại, tuy nhiên nhiều bể chứa của nhà máy vẫn nồng nặc bốc mùi

Mặc dù, đã được đầu tư công nghệ hiện đại, tuy nhiên nhiều bể chứa của nhà máy vẫn nồng nặc bốc mùi

 
Tuy nhiên, không hiểu sao, do tình hình "giám sát" yếu của các ban ngành địa phương, hay sự "cố ý" lơ là của nhà máy, mà đến nay tình trạng ô nhiễm môi trường của Vedan lại tiếp tục tái diễn. 
 
Điều đó, đồng nghĩa người dân địa phương sinh sống hai bên nhà máy Vedan lại phải sống chung với mùi hôi thối, vì thế người dân lại tiếp tục có đơn thư phản ánh cơ quan chức năng yêu cầu vào cuộc.
 
Lần theo sự phản ánh của người dân 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh, khi chúng tôi vừa đặt chân đến trước cổng nhà máy, thì có mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, khó chịu đến mức buồn nôn. Nhiều hộ dân sống hai bên cạnh nhà máy bức xúc cho biết: "Cứu chúng tôi với các chú nhà báo ơi, thối lắm chịu không nổi! Chúng tôi đã làm đơn gửi đi khắp nơi nhưng không có ai về giải quyết, hôi thối lắm, sống như thế này người dân chúng tôi sao mà chịu được".
 
Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là do hệ thống biogas của nhà máy

Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc là do hệ thống biogas của nhà máy chưa đáp ứng nổi

 
 
Ông Nguyễn Công Thành ở thôn Mỹ Tân, xã Kỳ Sơn sống ngay bên cạnh nhà máy Vedan bức xúc cho biết: "Từ khi nhà máy Vedan hoạt động, hơn 300 hộ dân thôn Mỹ Tân và Mỹ Lạc chúng tôi bị đảo lộn, ăn một bữa cơm cũng không ngon, ngủ một giấc cũng chẳng lành, khi trời đang mưa mà chuyển sang nắng thì mùi bốc lên nồng nặc thối kinh khủng, vợ con tôi sức khoẻ giảm sút trầm trọng, đã nhiều lần nôn ói khi hít vào mùi hôi thối bốc lên từ các bể biogas của nhà máy Vedan".
 
Ông Thành còn cho biết thêm: "Không những thế, mùi hôi thối còn bốc vào trường học cách nhà máy cả km làm cho các thầy cô giáo và các em học sinh ở Kỳ Sơn rất khó chịu làm ảnh hưởng đến việc dạy và học".
 
Trước đó, nguyên nhân ô nhiễm môi trường được xác định dẫn đến việc đình chỉ hoạt động của nhà máy là tại các khu vực của nhà máy như lò sấy, kho chứa bã sắn không có mái che, khiến nước từ 50 tấn bã sắn thải thẳng ra sông Rào Trổ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cho nguồn nước. Các hồ chứa nước thải điều chưa qua xử lý và mùi hôi thối từ bã sắn làm cho các hộ dân sinh sống xung quanh bị ô nhiễm trầm trọng.
 
Hệ thống biogas lọc nước thải nhà máy cũng đã cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được công suất ngày 400 tấn

Hệ thống biogas lọc nước thải nhà máy cũng đã cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được công suất ngày 400 tấn

 
 
Đặc biệt trong nhà máy Vedan có tới 5 nhà hồ chứa nước thải độc, thế nhưng nhà máy Vedan đã lén lút xả ra sông Rào Trổ, bằng cách đặt 5 cái ống thoát nước thải độc từ nhà máy Vedan chạy thẳng ra dòng sông Rào Trổ không qua xử lý làm ô nhiễm nguồn nước, khiến nhiều người dân ở đây phản ánh.
 
"Còn bây giờ, người dân chúng tôi không hiểu sao mùi hôi thối vẫn tiếp diễn, trong khi nhà máy đầu tư công nghệ "triệu đô" làm sạch môi trường. Chẵng lẽ, người dân chúng tôi bị… lừa". Ông Nguyễn Công Hùng – một người dân sống gần đó cho hay.
 
Trao đổi với PV, ông Chương Vĩnh Chu – Giám đốc nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh (thuộc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam quản lý), cho hay: "Để phòng chống được vấn đề ô nhiễm môi trường của nhà máy chúng tôi đã bỏ ra 2 triệu đô la xây dựng bể biogas để lọc chất thải của nhà máy. Hệ thống lọc được lắp ráp bằng công nghệ và thiết bị châu Âu rất hiện đại. Nước thải của nhà máy phải đi qua 6 bước của bể lọc hiện đại. 
 
Bước thứ nhất là nước thải của nhà máy phải đi qua hệ thống lọc nước bằng hầm gas, sau đó nước được đi qua 5 cái bể lọc cho đến khi nào nước đạt được tiêu chuẩn loại A mới cho thải ra ngoài".
 
Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề ô nhiễm không khí ông Chu nói: "Vấn đề ô nhiễm không khí của nhà máy sẽ cố gắng nằm trong mức cho phép". Và ông Chu cũng thừa nhận: "Công nhận là mùi hôi thối có bốc lên từ các bể lọc bay theo hướng gió vào nhà dân, nhưng đã là nhà máy thì việc ô nhiễm không khí không có thể tránh khỏi (?!)
 
Thượng tá Hoàng Việt Thành - Trưởng phòng cảnh sát TN&MT tỉnh Hà Tĩnh nói: "Chúng tôi cùng Sở TN&MT của tỉnh và một số ban ngành đã một vài lần đến kiểm tra nhà máy Vedan đóng tại xã Kỳ Sơn. Qua kiểm tra, việc mùi hôi thối bốc lên theo người dân phản ánh là có thật. Hiện tại nhà máy đang xây dựng các hệ thống chống ô nhiễm môi trường. 
 
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ thành lập đoàn liên ngành và sẽ đến kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống phòng, chống ô nhiễm môi trường nước và không khí của nhà Máy Vedan, nếu có vấn đề chúng tôi sẽ xử lý nghiêm".

 
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh là 1 trong 4 thuộc Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam quản lý, được khởi công xây dựng giữa ranh giới 2 xã Kỳ Sơn và Kỳ Lâm, thuộc huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào 8/2007, có công suốt 400 tấn sắn tươi/ngày được hoàn thành vào 10/2008, đến 11/2009 nhà máy Vedan đi vào hoạt động chính thức.
 
Trước đó, khi nhà máy mới đưa vào chạy thử nghiệm đã bị ô nhiễm trầm trọng, trước sự phản ánh mạnh mẽ của người dân 2 xã, mà chủ yếu là các hộ dân thôn Mỹ Sơn và Mỹ Lạc sinh sống xung quanh nhà máy Vedan tại xã Kỳ Sơn. 
 
Vì vậy, ngày 31/3/2009 Sở TN&MT Hà Tĩnh đã ký quyết định tạm đình chỉ sự hoạt động của nhà máy Vedan một thời gian và yêu cầu lãnh đạo của nhà máy phải khẩn trương khắc phục những sai phạm trên trước khi vận hành trở lại 
 
 
Minh San

Tết Nhà giáo nói chuyện "phong bì"


20/11/2010 14:05:01

 - Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên Bee.net.vn đã có cuộc trao đổi với GS-TSKH Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về văn hóa tặng quà và nhận quà ngày 20/11.

TIN LIÊN QUAN

"Vài ba trăm nghìn đồng có thể chấp nhận được"

Là một người làm trong lĩnh vực giáo dục lâu năm, ông có nhận xét gì về việc tặng quà các thầy cô giáo nhân ngày 20/11?

Việc chúc mừng kèm quà là tự nhiên nhưng tôi nghĩ giá trị của món quà phải nằm trong giới hạn, thể hiện được tình cảm của người tặng với người nhận. 

Theo tôi quan sát thì ngày 20/11 các em chúc mừng thầy cô thường có hoa và thêm một túi quà. Thông thường thì quà là hộp bánh kẹo, người sang hơn thì tặng rượu Tây đắt tiền và thêm cái "phong bì".
 

a
GS-TSKH Đào Trọng Thi. Ảnh: N.Y


Theo ông, việc tặng thêm "phong bì" có phải là "hối lộ" các thầy cô không?

Nếu "phong bì" ở mức độ nhất định vài ba trăm nghìn đồng thì có thể chấp nhận được. Với giá trị như vậy không đủ thực hiện hành vi tiêu cực.

Nhưng theo tôi, tặng quà bằng vật dụng thì văn minh hơn.  Tuy nhiên, việc tặng vật dụng cũng rất khó vì nếu nó không phù hợp với nhu cầu người nhận thì không hiệu quả, rất lãng phí.

Tặng quà là cả một sự đầu tư. Người mua quà phải rất mất thời gian tìm hiểu sở thích, nhu cầu của đối tượng tặng quà, chọn được quà hợp với người tặng rồi thì lại phải cân nhắc xem mình có đủ tiền để mua không. 

Vì vậy, ít người hiện nay đi đầu tư lựa chọn một món quà. Chúng ta tặng quà là theo phong trào. Nhìn người ta mua gì thì mình mua nấy. Bởi vậy, món quà mang tính phổ biến, giống nhau như đúc, vô hình chung đã làm giảm giá trị việc tặng quà.

"Phong bì" càng dầy thì các thầy càng yêu quý?

Trong dư luận hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng "phong bì" càng dầy thì các thầy càng yêu quý con em mình, vậy phải chăng việc tặng "phong bì" và "theo phong trào" xuất phát từ chính các thầy cô giáo?

Các thầy cô giáo phần lớn không để ý em nào tặng nhiều, em nào tặng ít. Hơn nữa, các món quà quá giống nhau như thế nên cũng khó đọng lại trong trí nhớ của các thầy cô giáo.

Tuy nhiên cũng phải nói thật là có một bộ phận các thầy cô giáo quá đặt cao chuyện đó.

Còn phụ huynh học sinh cũng có đi "phong bì" nhưng cũng không có nhiều, chủ yếu là đóng góp cho ban phụ huynh thay mặt đến tặng các thầy cô.

Tôi cho rằng nếu tặng quà vào các dịp như 20/11, 20/10, 8/3 thì không phải mang ý nghĩa là để thiên vị, bênh vực hay "hối lộ". Chỉ có dịp chuẩn bị thi, học phụ đạo về nội dung ôn thi thì rất dễ tác động đến ý thức của các thầy cô, người nào không có bản lĩnh sẽ dễ làm việc không công tâm.

Như ông nói, số phụ huynh đi "phong bì" không phải là nhiều, nhưng thực tế nó đã trở thành một dư luận xã hội?

Với những gia đình khá giả thì số tiền tặng thầy cô không phải là vấn đề, nhưng với những gia đình khó khăn thì đó lại là vấn đề lớn. Và có thể như vậy mới hình thành dư luận về chuyện đi "phong bì".
 

vvvv
Có một bộ phận các thầy cô giáo quá đặt cao chuyện tặng quà. Ảnh: TT&VH


Nhớ nhất món quà bức tranh nhựa... con mèo 


Trong mấy chục năm làm trong ngành giáo dục, ông nhớ nhất món quà nào?

Thú thực trong đời hoạt động của tôi, có nhiều mối quan hệ, cũng nhiều người tặng quà, nên trí nhớ không còn đủ sức lưu giữ hết.

Nhưng có lẽ chị hỏi thì tôi chợt nhớ tới món quà của một cậu nghiên cứu sinh đi Nhật, đó là một bức tranh làm bằng nhựa đặc biệt, gần giống như chất sơn mài của ta. Tuy nhiên, bức tranh đó tặng vào dịp tết, vẽ hình một con mèo, tôi lại tuổi mèo nên thấy rất ý nghĩa.

Tôi vẫn treo bức tranh đó ở ngoài phòng khách. Nhiều người thấy hay thì hỏi, hỏi thì mình lại nhớ ra người tặng.

Còn quà tặng là "phong bì", ông đã bao giờ nhận chưa?

Phong bì cũng có. Những vì trò của tôi đều là người đi làm, chủ yếu là các nghiên cứu sinh, thành thử có trò mang bó hoa, người cẩn thận mua thêm bánh. Trò thân thiết biết nhà thầy không ai ăn bánh thì tặng "phong bì". Nhưng thường tặng rất khéo "Tiền này để nhờ thầy làm hộ, mua hộ em cái này cái khác".

"Phong bì" các trò tặng cũng không phải nhiều nhặn gì vì nếu tính kỹ ra, họ cũng là những giáo viên giảng dạy trong trường đại học nhưng họ nghèo hơn tôi nhiều. Tôi cũng là giáo viên nhưng tôi là người thành đạt hơn cả trong khoa học và trong thu nhập.

Đã thương mại hóa thì không còn là tình thầy trò 

Có nhiều ý kiến cho rằng tình thầy trò ngày nay bị "thương mại hóa" nên mai một dần đi, là một nhà giáo, ông có cảm nhận thấy thế không?

Đã thương mại hóa thì không còn là tình thầy trò nữa vì mối quan hệ đó là sòng phẳng, trò không kính trọng thầy và thầy không tôn trọng trò.

Tôi không cho rằng như vậy, các mối quan hệ thầy trò vẫn giữ được yếu tố truyền thống, còn hiện tượng đi theo hướng làm thương mại hóa thì xuất hiện nhiều hơn.

Trong điều kiện cuộc sống có sự phân hóa, người có điều kiện thì có cách hành xử khác. Chúng ta chấp nhận sự đa dạng nhưng trong khuôn khổ cho phép. Nhưng bắt buộc phải có sự kính trọng của người thầy và trò.

Là một nhà giáo, nhưng đã chuyển sang làm công tác quản lý lâu năm, vậy ông có nhớ nghề không?

Thực ra, tôi đã là quản lý nhiều năm nay ở các nhà trường và ở cấp độ khác nhau. Còn hiện tại tôi tuy làm ở Quốc hội nhưng lại làm ở Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng nên vẫn rất gần gũi các em học sinh.

Thậm chí làm ở Ủy ban, tôi còn có điều kiện tiếp xúc với nhiều trường, giáo viên, sinh viên, học sinh hơn ở nhiều địa phương hơn.

Điều gì trong ngành giáo dục hiện nay khiến ông còn thấy trăn trở?

Tôi trăn trở nhiều nhất là chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học. Cấp đào tạo sau đại học và đào tạo nghề thì đáng lo ngại hơn. Phải có chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn VN. Hiện nay chương trình đào tạo hơi nặng, khối lượng kiến thức nhiều, trong khi khả năng tiếp thu của học sinh, sự truyền đạt của giáo viên trang thiết bị học tập còn hạn chế.

Xin cảm ơn ông!



Tặng phong bì là "phản văn hóa"!

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng: "Theo tôi chuyện tặng "phong bì" rất không nên và là hành vi không đẹp chút nào. Không thể coi đó là tình cảm mà ngược lại đó là biểu hiện sự thiếu tôn trọng với người làm đạo trồng người. Nếu phụ huynh học sinh tưởng làm điều đó thì thầy cô sẽ quan tâm đến con em mình hơn thì là chuyện coi thường thầy cô giáo. Nếu các em góp tiền nhau để làm chuyện này bằng cách xin tiền bố mẹ thì càng không nên một chút nào. Thầy cô có nghèo đến mấy cũng không vui vẻ gì khi nhận tiền của học sinh, sinh viên hay gia đình các em.
 

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng
Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng


Còn không có gì "hoành tráng" hơn những tấm lòng chân thật. Quà cáp càng đắt tiền càng biểu hiện ‎ý đồ hối lộ thầy cô và coi thường đạo đức của thầy cô. Tôi tin là các thầy cô sẽ rất khó xử khi phải nhận những món quà bất thường như vậy. Không nên đưa đến những tình trạng "khó xử" cho những người mà mình thật lòng tôn trọng, yêu qu‎í.

Mọi người hiểu điều đó nên cũng không có sinh viên hay phụ huynh nào đưa phong bì cho tôi trong bất kỳ dịp lễ hội nào."
 


  • Nguyễn Yến (thực hiện)

Chủ tịch Hội nông dân xã chiếm đoạt tiền hội viên


Thứ bảy, 20/11/2010, 16:14 GMT+7


Thu được 45 triệu đồng tiền mua phân bón trả chậm của nông dân, Chủ tịch hội nông dân xã Hòa Ninh, huyện Di Linh (Lâm Đồng) ôm tiền rời nơi cư trú và bỏ nhiệm sở.

Công an huyện Di Linh đang hoàn tất hồ sơ, khởi tố đối với ông Nguyễn Văn Xuân, nguyên Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Ninh vì hành vi lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản.

Theo hồ sơ, với tư cách là Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Ninh, ông Nguyễn Văn Xuân đã chiếm đoạt 45 triệu đồng của hội viên nông dân trong xã. Đây là số tiền hội viên đóng góp để mua phân bón theo hình thức trả chậm 50%, từ chương trình ký kết giữa Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng với Công ty cổ phần phân bón Bình Điền.

Ngoài ra, theo Ban kinh tế Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng, ông Xuân còn chiếm đoạt 8 triệu đồng từ việc bán 800 tờ vé số để xây dựng quỹ của Hội.

Vụ việc xảy ra từ tháng 6 nhưng đến nay công an mới tiến hành khởi tố vụ án.

Quốc Dũn
g


Các bộ trưởng vẫn thực hiện dở dang lời hứa


Theo Văn phòng Quốc hội, 4 bộ trưởng đã báo cáo việc thực hiện lời hứa qua chất vấn ở kỳ họp giữa năm 2010. Tuy nhiên, để hoàn thành các bộ này đều cần thêm thời gian.
Bộ trưởng Giao thông: 'Tôi như người mắc nợ với dân''Tổ chức lễ hội có lãng phí, thương mại hóa'

Theo Văn phòng Quốc hội, tại kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã hứa rất nhiều việc, như: đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án, quản lý trạm thu phí, đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc... Ông Dũng đã phát biểu "như người mắc nợ với dân" trước hàng loạt vấn đề dân sinh của ngành giao thông.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ này, sau gần nửa năm, nhiều việc đã hứa song chưa hoàn thành, đặc biệt là tiến độ các dự án. Như dự án đường cao tốc TP HCM - Trung Lương hiện còn 7 hạng mục dở dang, đến Tết Nguyên đán 2011 mới hoàn thành nút giao thông Bình Thuận, các hạng mục mới bổ sung sẽ hoàn thành trong năm 2011. Bộ giải thích về việc chậm tiến độ của dự án là do đặc thù nhiều đoạn nằm trên vùng đất yếu, địa chất phức tạp...

Ngoài ra, dự án Quản Lộ - Phụng Hiệp, 16 cầu trên quốc lộ 1 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) đều phải sang năm 2011 mới có thể hoàn thành.

Cao tốc Trung Lương
Tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương được ghi nhận xuất hiện nhiều điểm lún. Việc khắc phục đến nay chưa triệt để. Ảnh: An Hội.

Đối với nạn ùn tắc, kẹt xe ở Hà Nội và TP HCM, các giải pháp của Bộ Giao thông là tiếp tục phối hợp với chính quyền các thành phố này thực hiện quy hoạch giao thông tĩnh, tăng cường lượng xe công cộng, di dời cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường đại học ra khỏi nội thành... Đây đều là các giải pháp được nói đến từ nhiều năm, song việc thực hiện còn nhiều hạn chế.

Trong khi đó, tại kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã hứa hoàn thiện cơ sở pháp lý về đăng ký, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết và hoàn thiện cơ chế xử phạt trong lĩnh vực này; nghiên cứu biện pháp đẩy nhanh công tác quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Bộ Tài chính đã thực hiện được một phần lời hứa trong đó có việc ban hành thông tư quy định tất cả loại hình doanh nghiệp (trước đây chỉ yêu cầu đăng ký giá đối với doanh nghiệp nhà nước) nếu kinh doanh mặt hàng theo quy định sẽ phải đăng ký giá. Tuy nhiên, chế tài xử phạt trong lĩnh vực này hiện mới trong quá trình "xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương".

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết đã thực hiện một số lời hứa như "chỉ đạo tăng cường quản lý với các di sản văn hóa";"thu hồi được một quyết định xếp hạng di tích"; "tổ chức các hội thảo đề ra biện pháp khắc phục bất cập trong quản lý, tổ chức lễ hội".

Bộ cho biết về tổng kinh phí tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, khánh thành chưa thể đưa ra con số chính xác. Với những lễ hội có hình ảnh "gây ghê sợ cho nhiều người" như chém lợn, ăn trâu của đồng bào Tây Nguyên, Bộ cho biết cần có thời gian vận động để nâng cao ý thức người dân do đây là những lễ hội dân gian, đi sâu vào đời sống người dân.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 7, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh thừa nhận, việc tổ chức lễ hội "có lãng phí, thương mại hóa".

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát báo cáo đã thực hiện một số giải pháp để thu hút, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tổng kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc; tăng cường xử lý vi phạm hành lang thoát lũ trên các dòng sông, đặc biệt là khu vực xung quanh Hà Nội...

Nguyễn Hưng


Những 'cảnh sát giao thông bất đắc dĩ' ở Sài Gòn


Thứ bảy, 20/11/2010, 11:43 GMT+7


Dưới nắng gắt, người đàn ông đen nhẻm liên tục tuýt còi, ra hiệu cho người tham gia giao thông đi đúng phần đường. Cạnh đó nam thanh niên ăn mặc chỉnh tề, tay cầm gậy cũng liên hồi chỉ dẫn người dân nhằm giải tỏa kẹt xe.

Hình ảnh những "cảnh sát giao thông nghiệp dư" dần trở nên quen thuộc trên đường phố Sài Gòn.

Ngày 16/11, tại giao lộ quốc lộ 1A - hương lộ 2 (phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân) hàng nghìn xe tải, xe container, xe buýt, xe gắn máy… chen nhau trên đoạn đường kéo dài hàng km đang bị ùn ứ nghiêm trọng. Do đèn tín hiệu không hoạt động, các phương tiện chen lấn, giành giật từng khoảng nhỏ thông thoáng đã khiến giao thông tại đây trở nên hỗn loạn.

*Clip người dân điều tiết giao thông giữa giao lộ

Dưới cái nắng như thiêu đốt, một người đàn ông trẻ tuổi, quần áo chỉnh tề, tay cầm chiếc gậy miệng liên tục gào thét nhắc nhở các phương tiện đi đúng phần đường. Bất chấp hiểm nguy, thi thoảng anh chọn cách chặn trước đầu để buộc các xe lưu thông "kìm chế".

Cách đó không xa, giữa dòng xe cộ chật như nêm, anh Nguyễn Văn Sơn trong chiếc quần short và đôi dép xốp bạc màu cũng huýt còi, cầm gậy chỉ dẫn người dân đi đúng tuyến.

"Mỗi khi kẹt xe mà không thấy bóng dáng cảnh sát giao thông là các anh xe ôm lại nhảy ra làm cái việc vác tù và hàng tổng đó. Thấy vậy, cũng có người đi đường phụ giúp. Nhờ các anh mà xe cộ chạy trật tự hơn và có thể lưu thông dễ dàng. Chứ chờ cảnh sát đến thì khối người mệt mỏi", một người dân sống gần giao lộ này cho biết.

Người thanh niên ăn mặc lịch sự nhưng vẫn tham gia điều tiết giao thông. Ảnh: Vĩnh Phú.

Quan sát của VnExpress.net, chỉ sau 15 phút các "cảnh sát giao thông bất đắc dĩ" xuất hiện giữa giao lộ kẹt cứng này, tình hình giao thông đã dần trật tự trở lại. Các phương tiện cũng tự ý thức và làm theo hiệu lệnh của các anh.

Vừa giải tỏa xong vụ kẹt xe, gương mặt đỏ bừng nhễ nhại mồ hôi, anh Sơn cười hiền lành: "Thời gian đầu do chưa quen với việc đứng ngoài đường bụi bặm nên chúng tôi rất ngộp th, lại bị gia đình và nhiều người mắng là đồ dỗi hơi nên cũng nản lòng. Nhưng khi ngồi chờ khách, chứng kiến cảnh kẹt xe nghiêm trọng như vậy mà làm ngơ thì cứ thấy sao sao ấy. Bởi vậy, hễ kẹt xe mà không thấy cảnh sát giao thông là chúng tôi lại nhảy ra làm".

Làm việc không công, khói bụi đầy mặt, thỉnh thoảng còn bị người đi đường cự nự..., nhưng trên gương mặt các anh luôn nở nụ cười tươi rói khi nói về "công việc" của mình. "Học sinh, công nhân... 'dính' kẹt xe đến nỗi trễ giờ, chúng tôi thấy tội quá. Mình làm được điều gì giúp cho người ta thì làm, còn không thì xem như tích đức cho con cháu vậy", anh Bảy, một tài xế xe ôm khác nói.

Anh Nguyễn Văn Sơn một tình nguyện viên đang điều tiết giao thông giữa giao lộ quốc lộ 1A - Hương lộ 2, quận Bình Tân. Ảnh: Vĩnh Phú.

Tuy nhiên, trong quá trình "tác nghiệp", những "cảnh sát bất đắc dĩ" này cũng gặp không ít sự cố. Điều dễ thấy nhất là họ thường xuyên bị mất khách khi quá say mê việc "vác tù và", hay những người đi đường thiếu ý thức cố tình tông vào vì ghét "thằng dỗi hơi".

"Người lớn, phụ nữ ý thức được công việc tình nguyện mình làm nên họ còn thông cảm mà làm theo hiệu lệnh. Chứ một số thanh niên trẻ coi chúng tôi chẳng ra gì. Họ ngang nhiên chạy lấn tuyến rồi văng tục chửi thề, thậm chí còn dọa đánh tụi tôi vì cản trở họ lạng lách", anh Bảy cho biết.

Chiều cùng ngày tại ngã tư Bốn Xã, nơi giáp ranh của bốn phường Phú Thạnh, Hiệp Tân (quận Tân Phú), Bình Hưng Hòa A, Bình Trị Đông A (quận Bình Tân), cảnh kẹt xe cũng diễn ra nghiêm trọng không kém. Trong cảnh xô bồ hỗn loạn đó, hai người đàn ông cao ráo, nước da đen bóng đang ra sức giải tỏa, hướng dẫn người tham gia giao thông nhường nhịn nhau, đi đúng phần đường.

Tuy được gọi là ngã tư nhưng đây lại là điểm giao nhau của 6 con đường Hòa Bình - Bình Long - Thoại Ngọc Hầu - Lê Văn Qưới - Phan Anh - Hương lộ 2. "Vào lúc thấp điểm giao thông còn bát nháo huống chi đến giờ các nhà máy xí nghiệp tan ca, học sinh ra về. Có cảnh sát giao thông còn đỡ, chứ nếu không sẽ kẹt xe ngay. Bất kể giờ giấc, hễ thấy bà con đi lại khó khăn là chúng tôi lại thay phiên nhau ra đứng đường để bà con bớt khổ", anh Âu Dương Oanh, cũng là tài xế xe ôm ở đây cho biết.

Mặc cho nắng gắt, bụi bặm nhưng các tình nguyện viên vẫn tích cực tham gia điều tiết giao thông. Ảnh: Vĩnh Phú.

Tương tự tại các giao lộ Tân Kỳ Tân Quý - Trường Chinh (quận Tân Phú), Cách Mạng Tháng 8 - Rạch Miễu (quận 3), Tân Hòa Đông - Phan Anh, Tân Hòa Đông - Đặng Nguyên Cẩn (quận 6), Võ Văn Tần - Nguyễn Thượng Hiền... cũng xuất hiện những "cảnh sát giao thông bất đắc dĩ". Họ được nhiều người dân ưu ái gọi là "những chiến sĩ trong mặt trận giải tỏa ùn tắc giao thông cho đường phố".

Trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Võ Văn Nhuận, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ đường sắt TP HCM cho biết, việc một số người dân ra đường điều tiết giao thông tại các giao lộ là hành động tự phát, không được phân công. Tuy nhiên, đây là hành động đáng khuyến khích, vì việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông là công việc chung của mọi công dân.

Ông Nhuận cho biết thêm, đơn vị này đã tổ chức các lớp tập huấn cho một số lực lượng như bảo vệ dân phố, dân quân, dân phòng... nhằm phối hợp với cảnh sát tham gia điều tiết giao thông tại nhiều giao lộ, tuyến đường phức tạp. "Trong tương lai chúng tôi sẽ phối hợp cùng công an các quận, huyện tập huấn cho người dân tình nguyện làm công việc này", ông Nhuận nói.

Vĩnh Ph
ú


7 cảnh sát liên quan vụ 'clip bắt mại dâm' bị đình chỉ


Thứ bảy, 20/11/2010, 09:33 GMT+7


Người đàn ông có lời nói thóa mạ, bắt hai thiếu nữ "dang tay" đứng chụp hình trong tư thế không mảnh vải che thân được xác định là một cán bộ Đội điều tra trật tự xã hội Công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.
Sốc với clip 'bắt quả tang' mua bán dâm

Sáng 20/11, trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Nguyễn Quốc Tiến (Trưởng công an thị xã Cẩm Phả) cho biết, ngay sau khi clip "bắt quả tang mua bán dâm" được tung lên mạng, gây bất bình trong dư luận. Công an thị xã đã chủ động kiểm tra trong đơn vị. Qua đó, cơ quan này phát hiện những người đàn ông "làm nhiệm vụ" trong đó là nhóm cán bộ Đội cảnh sát điều tra trật tự xã hội.

Thiếu tướng Trần Hữu Tước, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh xác nhận, cả 7 người liên quan vụ việc đã bị đình chỉ công tác 6 tháng để phục vụ điều tra. Ông khẳng định sẽ xử lý nghiêm cán bộ về những việc làm do vi phạm pháp luật và quy định của ngành công an.

Công an xác định clip được quay bằng điện thoại di động. Ảnh chụp từ clip.

Thượng tá Tiến cho biết, clip được quay 5 tháng trước trong vụ bắt quả tang 2 đôi nam nữ đang mua bán dâm tại nhà nghỉ. Giải trình với đơn vị, nhóm 7 công an cho biết họ quay để làm chứng cứ phục vụ điều tra do một đôi không thừa nhận hành vi. Tuy nhiên, họ không rõ vì sao những hình ảnh nhạy cảm này lại lọt ra bên ngoài, và được tung lên mạng.

Đánh giá việc clip quay cảnh một cán bộ dưới quyền đã có hành vi thô tục bắt các gái bán dâm "đứng lên, dang tay để chụp ảnh", người đứng đầu Công an thị xã Cẩm Phả thừa nhận: "Đó là hành xử không thể chấp nhận".

Bản thân ông cũng cho rằng "không thể vô cảm" với những hành động này. Nếu cán bộ được xác định mắc sai phạm đến mức tước quân tịch, truy cứu trách nhiệm hình sự thì cũng phải cương quyết thực hiện. "Không vì lý do gì mà xử lý sai trong vụ này", ông Tiến cam kết.

Tối qua, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh cũng đã trực tiếp yêu cầu các đơn vị liên quan phải xử lý nghiêm, làm rõ trách nhiệm của cán bộ sai phạm. Nguyên nhân để lộ bí mật điều tra và phát tán clip đang được Công an Quảng Ninh khẩn trương điều tra.

Theo luật sư Vũ Tiến Vinh, khi để lộ những hình ảnh nhạy cảm này ra bên ngoài, cá nhân được giao trách nhiệm có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự về tội "cố ý làm lộ bí mật công tác" hoặc "vô ý làm lộ bí mật công tác", tùy theo mức độ và ý thức chủ quan.

Còn người phát tán đoạn băng lên mạng sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự về "tội đưa trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet".

Hoàng Khuê - Anh Th
ư


Quảng Ninh: 7 công an phát tán video clip bị câu lưu


Theo tin từ AP cho biết 7 công an của tỉnh Quảng Ninh đã bị câu lưu vì can tội phát tán một video clip lên mạng quay lại cảnh hành hung, ngược đãi hai thiếu nữ bị cáo buộc là gái mại dâm.

Công an thị xã Cẩm Phả đã xác minh vụ việc qua đó cho thấy vào ngày 29 tháng 6 năm 2010 tại nhà nghỉ Quang Dũng thuộc phường Cẩm Thủy thị xã Cẩm Phả, đội công an thị xã bất ngờ khám xét phòng trong nhà nghỉ này và phát hiện hai đôi nam nữ đang có quan hệ tình dục.

Công an bắt giữ hai cô gái và trong quá trình lấy lời khai đã có những hành vi nhục mạ và không cho hai cô gái này mặc quần áo để quay phim họ.

Trong video clip phát tán trên mạng sau đó cho thấy tiếng của công an chửi bới, hạ nhục hai cô gái này và bắt họ đứng trong những tư thế được xem là vô đạo đức.

Hai cô gái đã thừa nhận mình là gái mãi dâm trú tại khu Tân Lập 4 phường Cẩm Thủy, thị xã Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Đối tượng môi giới trong vụ này đã bị bắt và truy tố về tội môi giới.

Có 7 công an đã được xác định danh tính và đang bị câu lưu để điều tra thêm những chi tiết phạm tội khác.

Theo kết quả ban đầu thì trong khi lấy lời khai của hai cô gái, một công an đã dùng điện thoại di động quay hết những gì đang xảy ra, tuy nhiên viên công an này từ chối việc phát tán video clip này lên mạng.

Hiện cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được ai là người làm việc này.


Huyện Sóc Sơn: dân biểu tình chống cưỡng chế đất đai nhốt Phó Bí Thư


Theo tin từ hãng thông tấn AP ngày hôm nay cho biết ông Vương Văn Bút, phó Bí thư huyện ủy huyện Sóc Sơn đã bị người dân biểu tình chống trưng thu đất nhốt trong một căn phòng của trụ sở UBND xã.

Đây là vụ tập trung dân chúng lớn và nghiêm trọng nhất xảy ra tại Việt Nam từ trước tới nay. Có ít nhất là 3.000 người tập trung chung quanh trụ sở UBND xã Minh Phú khi Ủy ban này họp bàn về đo đạc, khảo sát dự án công viên Nghĩa Trang Thiên Đường. Ba ngàn người dân này tập trung phản đối việc biến nghĩa trang thành công viên.

Hơn 40 công an đã kéo đến nhưng đám đông vẫn vây chặt trụ sở và hô lớn công an đánh học sinh. Một đại úy công an bị cáo buộc đã đánh học sinh và ông phó bí thư huyện ủy Vương Văn Bút bị người dân nhốt bên trong trụ sở.

Có hằng trăm học sinh tham gia vụ biểu tình chống mất đất này. Theo ông Lê Hữu Mạnh, chánh văn phòng huyện ủy Sóc Sơn cho biết thì đến 7 giờ chiều ngày 19 tháng 11 hai người này vẫn chưa được thả ra. Hầu hết các em học sinh của xã đã bỏ ngày thầy cô giáo 20/11 để tham gia vào việc bao vây trụ sở UBND Xã.

Báo chí Việt Nam cũng đăng tin này trong ngày hôm nay và đều cho rằng những người đứng sau lưng đám đông kích động là những đại gia có nhiều khu đất bị nhà nước trưng thu nên kích động dân chúng tập trung chống lại.

Mới đây Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu công an Hà Nội vào cuộc phân loại kẻ quá khích để có biện pháp mạnh.

Ngày càng có nhiều vụ dân chúng tập trung chống lại việc cưỡng chế đất đai hơn. Đây là lần thứ hai dân chúng nổi lên chống lại việc lấy nghĩa trang làm công trình công cộng. Lần trước người dân Cồn Dầu cũng tập trung chống lại dự án đã khiến một người bị chết, 6 người bị bắt và hàng chục người chạy sang Thái Lan xin tỵ nạn chính trị.


Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong tháng 11


Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong tháng 11 khiến giá sinh hoạt của thị trường đồng loạt tăng theo.

Chỉ số giá tiêu dùng còn gọi là CPI tháng 11 vừa được cục Thống kê TPHCM cho biết tăng 1,73% so với tháng trước. Tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ chính đều tăng theo. Giá gạo, thực phẩm, rau quả, xi măng, sắt thép, hàng may mặc, gas đều tăng và đây là những mặt hàng chính nên đã kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng khác.

Tại Hà Nội chỉ số CPI cũng tăng 1,93% cao hơn TPHCM.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng hai lý do khiến giá cả tăng vọt do tết Âm lịch sắp tới và việc vàng lên giá ngoài vòng kiểm soát đã thúc đẩy thị trường tiêu dùng tăng giá.

Các chuyên gia kinh tế cũng đang lo ngại một cuộc lạm phát rộng lớn đang có dấu hiệu tấn công thị trường Việt Nam trong vài tháng tới.


Bệnh viện Nhi Trung Ương quá tải vì virus Rota


Ít nhất 100 bệnh nhân nhi nhập viện mỗi ngày do virus Rota tấn công.

Theo tin báo Tiền Phong Online cho biết tại Bệnh viện Nhi Trung Ương các ca tiêu chảy của bệnh nhân nhi được xác định do virus Rota tấn công và theo các chuyên viên y tế thì dịch bệnh tiêu chảy từ virus này sẽ xảy ra rộng hơn trong những ngày tới.

Theo bác sĩ Bùi Thu Hương đang công tác tại khoa tiêu chảy của bệnh viện thì bệnh nhân nhập viện đã quá tải, mỗi giường phải cho 3 tới 4 bệnh nhân nằm điều trị và bệnh viện đã phải huy động các khoa khác giúp điều trị tiêu chảy vì thiếu bác sĩ và nhân viên y tế.

Dịch tiêu chảy do virus Rota gây ra đang hoành hành tại các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Nam Định.


Văn hóa đi đường: Hậu quả nặng nề từ ý thức kém !

Thứ sáu, 19/11/2010 09:08
(ĐSCT) Bên cạnh đại đa số người dân có ý thức chấp hành các quy định an toàn giao thông thì một bộ phận người đi đường vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, bất chấp đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm… luôn xảy ra. Nhiều khi chỉ từ va chạm nhỏ đã dẫn đến người chết, kẻ tù tội.

Xe buýt đậu rước khách giữa đường

ÁN MẠNG TỪ VA QUẸT
Có lẽ chưa bao giờ tình trạng giao thông lại hỗn loạn như những năm gần đây, xe cộ giành nhau từng kẽ hở trên đường, va quẹt và tai nạn là khó tránh. Một lần nữa văn hóa giao thông lại bộc lộ qua những hành vi, thái độ ứng xử giữa người với người khi xảy ra va chạm. Lòng nhân ái, vị tha, đức tính nhường nhịn được thể hiện, hay giở thói hung hăng, côn đồ của những người trong cuộc sẽ quyết định ranh giới giữa thiện và ác. Tiếc thay, vốn ý thức kém khi đi đường thì bạo lực thường là bạn đồng hành. Lúc 20 giờ 45 ngày 18-10-2009, anh Võ Đức Thanh chạy xe máy chở vợ là chị Phạm Thị Như M. cùng ba con nhỏ lưu thông đến ngã tư Phạm Văn Hai - Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), va quẹt với một thanh niên đi xe SH khiến đôi bên lời qua tiếng lại; sau vài câu chửi nhau, người thanh niên lầm lũi bỏ đi. Chưa kịp nguôi giận thì anh Thanh lại bị xe Nouvo BS: 54P8-4879 do Hà Nguyên Kinh Luân điểu khiển đụng phải. Không có chuyện to tát nếu như các bên biết nói lời xin lỗi, bỏ qua, nhưng bản tính hung hăng, sau hồi khẩu chiến Luân lao vào hành hung làm xe anh Thanh đổ xuống đường, mẹ con chị M. hoảng sợ bỏ chạy lên vỉa hè. Bực tức, Thanh lấy dao bấm từ giỏ xách ra đâm nhiều nhát khiến anh Luân thiệt mạng. Dòng người hiếu kỳ cứ đông dần làm tắc đường, tiếng còi xe inh ỏi cả khu vực.
Phương tiện đông đúc, việc quy hoạch đô thị, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, người tham gia giao thông liên tục phải đối mặt với “lô cốt”, khói bụi dễ dẫn đến ức chế. Kẹt xe là chuyện thường ngày, nếu như kiên nhẫn chờ đợi, biết kiềm chế khi có va chạm thì đâu có chuyện gì. Nhưng không, lúc 19 giờ 30 ngày 30-1-2010 anh Phan Hoàng Vinh điều khiển xe Wave BS: 51Y5-5188 chở anh Nguyễn Văn Trí đến trước số 122 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức thì kẹt xe nên quay lại, bị xe Attila BS: 51X7-0330 do anh Nguyễn Đình Hiếu cầm lái chở bạn gái là chị Nguyễn Thị Hồng D. chắn ngang. Vinh giục Hiếu mau tránh khiến hai bên xảy ra xô xát. Khi thoát ra khỏi đám đông, đôi bên lại khẩu chiến rồi xông vào quyết ăn thua đủ với nhau. Được mọi người can ngăn, anh Trí kéo Vinh lên xe bỏ đi. Không nén được cơn giận dữ, Hiếu kêu bạn gái giữ xe rồi chạy lại tấn công Trí. Gã lượm được con dao gần đó làm hung khí xông vào đâm nhiều nhát vào người làm anh Vinh thiệt mạng.

Không thể không nhắc tới vụ va quẹt “nảy lửa” trên đường Cống Quỳnh (quận 1) vào tối 6-8-2010 làm hai người chết, một bị thương nặng. Hôm đó Nguyễn Quốc Tân chở Nguyễn Văn Út lưu thông trên đường Cống Quỳnh suýt va chạm với xe SH mang BS: 52F3-1662 do Nguyễn Chí Dũng điều khiển. Sẵn có hơi men, Dũng cùng với Phạm Hoàng Đình Hùng, Nguyễn Minh Đức chạy tới chặn trước đầu xe của Tân, dùng dây nịt và nón bảo hiểm tấn công tới tấp. Bị đánh hội đồng, Tân lấy dao từ túi quần ra đâm liên tiếp vào ba thanh niên, vụ va quẹt biến thành vụ án mạng kinh hoàng. Gần đây nhất, lúc 20 giờ 30 ngày 6-11-2010, anh Dương Quốc Thắng (SN 1991, ngụ quận 1) điều khiển xe máy đến trước số 32 Vạn Kiếp, phường 3, quận Bình Thạnh xảy ra va chạm với một thanh niên. Sau đó hai bên đều “a lô” gọi người thân đến hỗ trợ. Hậu quả hai người nhà anh Thắng là Dương Quốc Dũng tử vong, Dương Quốc Trung bị trọng thương...

Bế con vượt dải phân cách, băng đường

THỰC TRẠNG BUỒN
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TPHCM, chín tháng đầu năm 2010 xảy ra 1.020 vụ TNGT, làm chết 557 người. Nguyên nhân của hầu hết những vụ tai nạn và cả ùn tắc, kẹt xe là do văn hóa giao thông quá kém.

Ai cũng biết hệ thống đèn tín hiệu giao thông là để người đi đường nhìn vào đó mà chấp hành nhằm tránh xảy ra tai nạn, ùn tắc. Vậy nhưng thực tế khi gặp đèn đỏ nhiều người cứ nhớn nhác ngó nghiêng, không thấy công an là kéo ga... vượt! Chúng tôi từng chứng kiến tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng, bé gái chừng 5 tuổi thấy đèn đỏ nhắc ba dừng xe, người đàn ông càng phóng nhanh hơn cùng lời giải thích “không có công an, sợ gì!”.

Cùng lối nghĩ, hành vi đi đúng làn đường, đảm bảo tốc độ, dừng đỗ xe đúng quy định lâu nay bị người ta lãng quên, thay vào đó là tâm lý đối phó, chỉ khi thấy bóng CSGT trật tự mới được thiết lập. Chiếc mũ bảo hiểm để bảo vệ cái đầu, thế nhưng có người chỉ treo làm duyên và chụp vội lên đầu để không bị phạt!

Phụ huynh dừng, đỗ tràn lan trước cổng trường

Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ tan tầm, tại các ngã tư Điện Biên Phủ - Phạm Ngọc Thạch, Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thị Minh Khai - Cách Mạng Tháng Tám, ngã năm Chú Ía (quận Gò Vấp)... thường xảy ra ùn tắc do chính người tham gia giao thông muốn về nhà cho nhanh gây nên. Khổ nỗi càng tắc đường người ta càng chen ngang chen dọc, hở là lách và leo lên cả vỉa hè. Xa lộ Hà Nội đoạn trước khu vực Suối Tiên được mệnh danh là điểm “đen” về TNGT với mật độ xe cộ dày đặc, xe container, ôtô tải chạy ào ào, xe khách đậu đỗ tùy tiện nhưng nhiều người đi bộ vẫn coi thường tính mạng, ngang nhiên trèo qua dải phân cách, xe máy thì lạng lách, chạy ngược chiều cùng với cánh xe ôm tranh giành khách tạo nên khung cảnh bát nháo.

Những thói quen tưởng chừng rất nhỏ đã góp phần làm cho bức tranh văn hóa giao thông rối rắm. Sáng 24-10-2010, chiếc ôtô BMW láng coóng lao vun vút trên đường Nguyễn Văn Trỗi về phía trung tâm, nhiều người tin những vị ngồi trong xe cũng văn minh như chiếc xế hộp tân thời, nào ngờ đến ngã tư tài xế vô tư vượt đèn đỏ, lát sau cửa kính mở ra và một bịch rác bay vèo ra ngoài! Những hình ảnh phản cảm kiểu này không hiếm, đó là các đấng mày râu vừa điều khiển xe máy vừa khạc nhổ hay hút thuốc phì phèo khiến nước bọt, tàn thuốc bay vào mặt người đi đường. Đó là những phụ huynh đưa, đón con đi học dừng, đỗ xe, đứng ngồi tràn lan trước cổng trường. Đó là những “cục sắt gỉ” (phương tiện cũ nát, không biển số, chẳng đèn còi) chở hàng cồng kềnh phóng bạt mạng chạy ngược chiều, rẽ quẹo bất ngờ. Đáng lưu ý, cầm lái những chiếc xe cà tàng này hầu hết là người làm thuê, chẳng cần biết đến luật lệ là gì bởi đã có chủ lo “hậu sự”! Đó là những nam thanh nữ tú đi xe tay ga trông rất điệu đà nhưng sẵn sàng lấn đường, phóng vèo qua vũng nước làm bùn đất bay tung tóe sang xung quanh. Đó là những gã thanh niên bặm trợn chạy xe máy luồn lách trên vỉa hè vốn đã hạn hẹp buộc khách bộ hành phải nhường đường để tránh tai nạn...

Ngoài những nỗi khổ trên, ra đường bây giờ người ta còn bị “tra tấn” bởi tiếng ồn của còi xe, tiếng nẹt pô... Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, nhiều chiếc còi xe được chủ nhân của nó biến tấu thành còi hơi, âm thanh nhái tiếng động vật, nhại xe cấp cứu, tiếng hú rùng rợn để thỏa mãn thú vui quái gở của một bộ phận thanh thiếu niên. Hệ lụy của hành vi vô văn hóa này làm nhiều người loạng choạng, lạc tay lái dẫn đến TNGT, tiếng còi xe hay gầm rú của xe máy trở thành kẻ sát nhân giấu mặt. Ngày 14-6, trên đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) xảy ra vụ tai nạn đau lòng gây phẫn nộ dư luận: chị Lê Thị Loan chạy xe Attila chở con gái Đinh Phương Vy (2 tuổi) ngồi phía trước, bất ngờ tài xế Nguyễn Văn Tuân điều khiển xe tải BS: 57L-0967 chạy phía sau hụ còi inh ỏi để vượt. Tiếng còi xe quá lớn và đột ngột khiến cháu Vy giật mình chao đảo, chị Loan vừa phải giữ con vừa thắng gấp nên cháu Vy té văng xuống đường bị chiếc xe tải cán qua thiệt mạng.

Người đi bộ băng qua đường tùy tiện, trèo qua dải phân cách, đi nghênh ngang dưới lòng đường đang là hiện tượng phổ biến, gây trở ngại cho các phương tiện lưu thông. Nhìn du khách nước ngoài đi bộ đúng luật mà cám cảnh cho ý thức của người dân mình...

Xe máy vô tư lưu thông ở phần đường dành cho ôtô (đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, từ Võ Thị Sáu đến Điện Biên Phủ)

CẦN XỬ PHẠT NẶNG
Để có sự chuyển biến trong ý thức và hành động của người tham gia giao thông không chỉ trách nhiệm của lực lượng chức năng mà cần sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội. Chúng ta đã làm rất tốt công tác tuyên truyền, nhưng ý thức của người dân còn kém. Thực tế cho thấy học sinh tiểu học đều nhận thức rõ các quy định về an toàn giao thông, biết bảo vệ môi trường, phản ứng ngay khi cha mẹ, anh chị vi phạm, nhưng từ cấp II trở nên bắt đầu “phá bĩnh”. Tại sao? Có thể nói ngay, chính người lớn đã làm hư các em, từ những hành vi xả rác bừa bãi, vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, cư xử thô lỗ với đồng loại. Vậy nên người lớn phải là tấm gương, không chỉ ở nhà mà khi ra đường cần có văn hóa, để đảm bảo trật tự xã hội, nếu không hậu quả nhãn tiền con em mình sẽ lãnh đủ.

Cũng từ thực tế mỗi khi Nhà nước ban hành chủ trương tăng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, người đi đường có ý thức tự giác hơn. Như quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe máy, hay Nghị định 34/CP mới đây, bức tranh về giao thông sáng sủa hẳn lên. Trật tự an toàn giao thông cũng là kỷ cương phép nước, nhất thiết phải thực thi nghiêm, những kiểu vô văn hóa khi đi đường phải được loại trừ trong xã hội văn minh. Trước thực trạng hiện nay, chỉ có phạt nặng, chế tài nghiêm mới hy vọng chấm dứt những thói quen xấu của người tham gia giao thông.

Hành vi nguy hiểm thường thấy ngoài đường

THANH HUYỀN

Tung clip “bắt gái mại dâm” lên mạng là vô nhân đạo!

" Người ta lạm dụng từ " vô nhân đạo " không đúng cách. Hãy nhìn hàng ngàn trẻ em tuổi vị thành niên VN đang bán dâm ở Campodia, Malaysia.. Hàng trăm ngàn cô gái xếp hàng cho bọn Đài Loan , Hàn Quốc lựa chọn, hàng vạn công nhân xuất khẩu lao động đang bị bỏ rơi nước ngoài, trẻ em lang thang đường phố, các các tù nhân chính trị đang chết mòn trong các trai giam và nhiều điều vô nhân đạo khác. Nói nhiều mà không làm cũng chẳng ai tin. Tìm ra và truy cứu trách nhiệm hình sự thủ phạm, kẻ đã quay và phát tán đoạn video clip là điều cần làm trong lúc này
Dân quyền
SGTT.VN - “Việc phát tán công khai những hình ảnh phản cảm đó lên mạng internet càng thể hiện sự vô nhân đạo, suy đồi đạo đức và vi phạm quyền riêng tư cá nhân, nhân quyền con người”, thạc sĩ Tâm lí học Nguyễn Minh Đức, viện Khoa học giáo dục Việt Nam bày rỏ quan điểm về việc tung clip “bắt gái mại dâm” lên mạng.
Sau khi clip “bắt gái mại dâm”với những hình ảnh phản cảm bị phát tán trên mạng, dư luận đang rất phẫn nộ với vấn đề nhân phẩm phụ nữ, nhân quyền con người bị xúc phạm trần trụi, nặng nề và nóng lòng chờ đợi câu trả lời từ phía cơ quan chức năng.

Từ phía cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, và góc nhìn của chuyên gia tâm lý học đều đồng tình quan điểm rằng: không một cá nhân, tổ chức, quyền lực nào được quyền có hành động, lời nói xúc phạm nhân phẩm con người, đặc biệt là phụ nữ. Việc làm đó vi phạm pháp luật, đi ngược đạo đức, văn hóa thuần phong của Việt Nam, để lại ẩn họa khôn lường với đời sống an ninh, nhân văn xã hội.
Quan điểm của ông, bà trước việc phát tán trên mạng clip có hình ảnh trần trụi cảnh “phòng the,” phụ nữ lõa thể?
Bà Hoàng Thị Ái Liên, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Từ phía Hội, cơ quan đại diện cho quyền lợi và bảo vệ phụ nữ Việt Nam cũng như cá nhân tôi hoàn toàn không đồng ý với việc phát tán thông tin phản cảm về phụ nữ như trong clip trên. Việc làm đó là sự xúc phạm nhân phẩm nặng nề không thể tha thứ, trái với thuần phong mĩ tục, văn hóa ứng xử tế nhị, vi phạm đạo đức và pháp luật.
Thạc sĩ Tâm lí học Nguyễn Minh Đức, viện Khoa học giáo dục Việt Nam: Những hình ảnh tế nhị như phòng the, cơ thể phụ nữ là những điều cấm kỵ tiết lộ, bất khả xâm phạm. Hành động quay, lời lẽ tục tĩu trong clip là hình thức bạo hành thô bạo đến nhân phẩm của phụ nữ. Việc phát tán công khai những hình ảnh phản cảm đó lên mạng internet càng thể hiện sự vô nhân đạo, suy đồi đạo đức và vi phạm quyền riêng tư cá nhân, nhân quyền con người.
Có ý kiến cho rằng, những người phụ nữ trong clip vì làm nghề nghiệp không đàng hoàng, vi phạm pháp luật (hành nghề mại dâm), nhân phẩm không tốt đẹp gì nên không cần bảo vệ?
Bà Hoàng Thị Ái Liên: Tôi tin rằng nếu có ai nghĩ như vậy thì cũng rất cá biệt trong xã hội của chúng ta. Phụ nữ, trẻ em… là đối tượng phái yếu, cần được che chở và bảo vệ nhất trong xã hội. Dù hai người phụ nữ trong clip ai, phạm tội hay đang làm một việc bị xã hội lên án, họ sẽ bị xử phạt theo đúng pháp luật. Không ai hay tổ chức, thế lực nào có quyền được hành động thóa mạ, ép quay hình ảnh phản cảm, phát tán lên mạng xúc phạm nhân phẩm, nhân quyền phụ nữ. Việc đưa clip có nội dung phản cảm lên mạng dù vì động cơ nào cũng vi phạm pháp luật và không được xã hội đồng tình.
Thạc sĩ Tâm lí học Nguyễn Minh Đức: Xét về trường hợp cụ thể, dù những người phụ nữ trong clip là gái mãi dâm, việc làm của họ vi phạm luật pháp và không được xã hội đồng tình thì họ vẫn là con người, có cảm xúc và nhân phẩm. Trên thế giới không một bộ luật, quốc gia, tổ thức nào quy định hay cho phép bất cứ ai, quyền lực nào được phép xúc phạm nhân phẩm, nhân quyền.
Nếu những lời lẽ xúc phạm trong clip và hành động quay, phát tán lên mạng của cơ quan chức năng thì sao?
Bà Hoàng Thị Ái Liên: Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đầy đủ thông tin về vấn đề này. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng rất nóng lòng, nhiệt tình phối hợp với cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ nguồn gốc, mục đích, bản chất của clip được phát tán để xử lý thật nghiêm minh.
Thạc sĩ Tâm lí học Nguyễn Minh Đức: Cá nhân tôi hi vọng đây là clip được tạo dựng bởi một mục đích xấu nào đó. Nhưng nếu việc phát tán clip trên có sự tham gia của lực lượng chức năng, tôi cho rằng bản chất sự việc không thể nhân nhượng bởi bất cứ lý do nào như một sự cố hay “con sâu làm rầu nồi canh.” Các nhà chức trách nên khẩn trương điều tra, làm rõ để tìm ra nguồn gốc việc quay và phát tán clip trên và xử lý một cách nghiêm túc. Tôi tin rằng, lực lượng đại diện cho nhà nước thực thi luật pháp, giữ bình yên cho nhân dân không thể hành động vi phạm pháp luật nghiêm trọng và suy đồi đạo đức để gây hoang mang dư luận, mất niềm tin yêu nhân dân.
Theo ông bà, hậu quả của việc phát tán clip với những hình ảnh phản cảm, gây phẫn nộ kiểu này với xã hội ra sao?
Bà Hoàng Thị Ái Liên: Với người phụ nữ vẻ đẹp hình thể, những giá trị tế nhị, thiêng liêng được ví với giá trị vô giá, ngàn vàng không thể xâm phạm, cưỡng chế. Hành động phát tán những hình ảnh phản cảm như trong clip để lại nỗi đau âm ỉ, ám ảnh vô cùng lớn với những nạn nhân nói riêng và giới nữ trong xã hội. Đồng thời, qua phương tiện internet vô tình để lại hiện tượng phản cảm, phẫn nộ tác động tiêu cực đến nhận thức cộng đồng.
Thạc sĩ Tâm lí học Nguyễn Minh Đức: Việc phát tán clip này chẳng khác một quả bom “rác” gây ô nhiễm tới nền tảng văn hóa, đạo đức xã hội với sức công phá vô hình tới việc phát triển giáo dục đương thời. Gần đây, trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều những clip, hình ảnh “đen” như bạo hành học đường, clip sex… rất đáng lo ngại.
Thiếu tướng Ðỗ Kim Tuyến, phó tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống tội phạm, bộ Công an cho biết lãnh đạo Tổng cục đã yêu cầu lực lượng điều tra ngay nguồn gốc phát tán, các đối tượng và bản chất nội dung clip nói trên để giải quyết, xử lý theo luật pháp.

Ông cũng cảnh giác thêm rằng, hiện nay thông tin trên mạng ngày càng biến tướng phức tạp, không loại trừ đây có thể là một clip được dàn dựng để gây chú ý hoặc vì mục đích khác nên cần phải hết sức thận trọng.
THEO TTXVN

“Chim ăn thịt” F-22 của Mỹ gặp nạn tại Alaska

Thứ Sáu, 19.11.2010 | 16:31 (GMT + 7)
Lực lượng cứu hộ Mỹ hôm 17/11 (18/11 giờ VN) đã tìm thấy những mảnh vỡ của một chiếc máy bay F-22 bị mất tích trong một nhiệm vụ huấn luyện đêm ở bang Alaska. Nguyên nhân để chiếc máy bay hiện đại nhất thế giới này gặp nạn hiện vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời giải.
Chiếc F-22 Raptor (Chim ăn thịt) do công ty Lockheed Martin sản xuất đã biến mất khỏi màn hình rađa khi nó cùng một máy bay khác đang trở về căn cứ vào lúc 7h40 phút tối ngày 16/11.

Vụ tai nạn khó hiểu

Đại tá Jack McMullen, chỉ huy Phi đội 3 thuộc Căn cứ Không quân Eielson đóng ở Alaska cho biết chiếc máy bay mang tên mã Rocky Three thuộc sự quản lý của phi đội. Khi máy bay mất tín hiệu trên rađa, liên lạc giữa mặt đất với phi công cũng bị ngắt. Viên phi công điều khiển chiếc F-22 còn lại mang mã Rocky One đã tiếp nhiên liệu và quay trở lại để tìm kiếm đồng đội. Cùng lúc đó, căn cứ Eielson cũng điều một máy bay C-130 để tham gia hoạt động tìm kiếm trong đêm nhưng không thấy gì.
Những mảnh vỡ được cho là của chiếc F-22 gặp nạn
Những mảnh vỡ được cho là của chiếc F-22 gặp nạn
Sáng ngày hôm sau, một đội trực thăng tìm kiếm thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Alaska phát hiện ra các mảnh vỡ của chiếc máy bay, nằm cách phía Bắc thành phố Anchorage 160km. Đội cứu hộ đã không thể hạ cánh xuống địa điểm có xác máy bay. Tuy nhiên một chiếc máy bay thứ hai tới sau đó đã hạ cánh thành công. “Chúng tôi hiện không thể xác nhận được rằng phi công có trong máy bay hay không” - ông McMullen nói - “Chúng tôi sẽ cố tìm kiếm anh cho tới khi nhận được thông tin”.

Ông trấn an dư luận rằng viên phi công, tên tuổi không được tiết lộ, đã được huấn luyện đặc biệt để sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Phi công cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để có thể sống sót, nếu anh ta đã bung dù trước khi máy bay gặp nạn.

“Tâm trí cùng những lời cầu nguyện của chúng tôi đang hướng về gia đình người mất tích. Chúng tôi cảm ơn người dân Alaska vì sự hỗ trợ không ngừng và những lời cầu nguyện của họ trong thời khắc khó khăn này” - ông McMullen nói.

Chiếc máy bay siêu hiện đại

F-22 Raptor là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 và là máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 của Mỹ. F-22 có khả năng tàng hình do nhiều yếu tố: nó có hình dáng thiết kế phản xạ sóng rađa, sử dụng vật liệu hấp thụ sóng rađa, hình dáng ống xả động cơ giúp giảm yếu tố nhận dạng nguồn nhiệt, sơn ngụy trang để mắt thường khó nhìn thấy và phát ra tiếng ồn thấp khi hoạt động.
Chiếc máy bay chiến đấu trị giá hơn 100 triệu USD hiện được xem là không có đối thủ
Chiếc máy bay chiến đấu trị giá hơn 100 triệu USD hiện được xem là không có đối thủ
F-22 sử dụng hai động cơ phản lực turbofan Pratt & Whitney. Tốc độ bay hành trình tối đa của máy bay khi không mang theo vũ khí lắp ở ngoài khoang chứa có thể lên tới Mach 1,82 (1.932km/h). Mẫu F-22 được đánh giá là rất cơ động, ở cả tốc độ siêu âm và dưới âm. Do được trang bị động cơ đẩy vector góc nên máy bay có thể thực hiện các vòng lượn hẹp và thực hiện các thao tác tấn công có góc alpha (góc tấn công) lớn như Herbst, Cobra, Kulbit.

F-22 giấu vũ khí trong thân. Nó sử dụng tên lửa AIM-120 (6 quả) và AIM-9 Sidewinder (2 quả) như nhiều máy bay khác có trong trang bị của Mỹ. Nó cũng có thể mang bom có điều khiển JDAM (2 quả) và bom đường kính nhỏ SDB (8 quả). Ranh giới phòng vệ cuối cùng của máy bay là một khẩu pháo xoay nòng M61A2 Vulcan 20 mm với 480 viên đạn, đủ cho khoảng 5 giây siết cò liên tục. Ngoài khả năng mang vũ khí trong khoang, F-22 còn có 4 mấu cứng với mỗi mấu có thể treo 2.300kg bom đạn, bình dầu phụ hoặc giá phóng để lắp hai tên lửa không đối không.

Khả năng chiến đấu của F-22 được đánh giá rất cao. Trong các thử nghiệm thao diễn hồi tháng 6/2006, 1 chiếc F-22 đã bắn hạ 108 đối thủ mà không chịu một thiệt hại nào. Trong một thử nghiệm chiến đấu không đối đất khác, F-22 đã ném quả bom JDAM từ độ cao 15.000m khi đang di chuyển với tốc độ gần 1.900km/h và bom đã rơi trúng một mục tiêu nằm cách điểm ném bom những 39km. Không lực Mỹ từng tự hào tuyên bố F-22 hoàn toàn không có đối thủ trong số bất kỳ máy bay nào hiện nay hoặc các dự án máy bay tương lai.

Không “miễn nhiễm” với sự cố

Không lực Mỹ hiện có 137 chiếc F-22 trong trang bị, với mỗi chiếc trị giá hơn 140 triệu USD, khiến chúng cũng nằm trong tốp máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất thế giới. Tuy nhiên chiếc máy bay nổi tiếng hiện đại này vẫn chưa phải phương tiện chiến đấu hoàn hảo và đã nhiều lần gặp nạn.

Hồi tháng 4/1992, chiếc F-22 đầu tiên đã đâm xuống đất khi hạ cánh ở Căn cứ không quân Edwards do lỗi phần mềm. May mắn là viên phi công thử nghiệm Tom Morgenfeld đã thoát ra khỏi máy bay mà không bị thương. Tháng 12/2004, thêm một chiếc F-22 nữa bị rơi trong quá trình cất cánh ở Căn cứ không quân Nellis bởi lỗi hệ thống điều khiển. Viên phi công trong vụ này cũng giữ được mạng sống.

Tháng 3/2009, một chiếc F-22 bị rơi ở cách Căn cứ không quân Edwards 56km về phía Đông Bắc, dẫn tới cái chết của phi công thử nghiệm David Cooley. Điều tra cho thấy Cooley đã có thời gian ngắn bị bất tỉnh do chịu lực G lớn khi đang thực hiện một động tác bay khó. Khi tỉnh dậy, biết không cứu được máy bay ông đã nhấn nút thoát ra ngoài nhưng do tốc độ của máy bay quá lớn nên Cooley vẫn thiệt mạng vì các chấn động và sức ép của không khí lên cơ thể.

Riêng trong vụ tai nạn mới nhất, người ta vẫn chưa rõ vì sao chiếc máy bay đã gặp nạn. Cũng bí ẩn tương tự là số phận của viên phi công, người đang được quân đội Mỹ tích cực lần theo dấu vết.  “Việc tìm thấy viên phi công hiện là mục tiêu hàng đầu của chúng tôi" - ông McMullen tuyên bố.
 Theo TTVH