THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 November 2010

Đánh chết người trộm chó, 11 trai làng lĩnh án

Cập nhật lúc 06:55 | 09/11/2010 (GMT+7)

Ngày 8/11/2010, HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với 11 bị cáo trong vụ đánh chết kẻ trộm tại thôn Tiên Lữ (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) xảy ra ngày 2/5/2009.

gui

Các bị cáo tại phiên tòa

Trước đó, do bức xúc trước việc thường xuyên bị bắt trộm chó, các bị cáo đã bàn nhau lập hai tổ để phục kích, quây bắt kẻ trộm.

Rạng sáng 2/5/2009, phát hiện có hai người lạ mặt đèo nhau trên xe máy, cầm theo bao tải và thòng lọng bắt chó trên tỉnh lộ 419, bị cáo Vũ Tuấn Giang hô: "Nó đấy". Cả nhóm đã lao vào vây bắt hai đối tượng tình nghi, dùng hung khí đánh túi bụi khiến một người tử vong, một người phải đi cấp cứu.

 

Tham gia vụ việc còn có Tống Văn Giang và Vũ Kim Thế, do nhà ở gần đó, thấy ồn ào nên lao ra hỗ trợ... đánh trộm. Nạn nhân tử vong được xác định là anh Trần Văn Sơn (ở thị trấn Trúc Sơn, huyện Chương Mỹ). Nạn nhân bị thương là anh Nguyễn Văn Quang (ở phường Phú Lãm, quận Hà Đông). Tuy nhiên, do anh Quang từ chối đi giám định thương tật và đã đi khỏi địa phương nên phiên tòa hôm qua chỉ xét xử về hành vi giết người của các bị cáo.

Trước khi xét xử, gia đình bị hại đã nhận được bồi thường từ các bị cáo tổng cộng 55 triệu đồng nên đã có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Tuy nhiên, tại phiên tòa, ông Trần Văn Long (bố đẻ anh Sơn) đã rút lại đề nghị này và chỉ xin giảm hình phạt cho những bị cáo thực sự ăn năn, biết lỗi.

Với các tình tiết trên, cùng với nhân thân tốt của các bị cáo, HĐXX đã tuyên phạt Vũ Tuấn Giang 12 năm tù. 10 bị cáo còn lại chịu mức án 7-10 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải bồi thường thêm hơn 20 triệu và 400.000 đồng/tháng cấp dưỡng cho bố mẹ anh Quang.

Khoa Lâm

Đánh người gây hại 88% sức khỏe, mức án... ’kịch sàn’

Cập nhật lúc 11:01 | 10/11/2010 (GMT+7)

Sáng mai, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Trần Mạnh Hùng (34 tuổi, ở số 4 Tôn Đức Thắng, Hà Nội) về tội "Giết người". Phiên tòa được mở do có kháng cáo của đại diện bị hại, anh Phạm Trí Đức (24 tuổi, hiện mất hoàn toàn ý thức, sống thực vật), đề nghị tăng mức hình phạt với bị cáo.

;hu;i
Bị cáo Trần Mạnh Hùng tại phiên tòa sơ thẩm

Theo Hồ sơ vụ án, ngày 28/5/2009, khi giữa bị cáo Hùng và vợ anh Đức xảy ra cãi vã do Hùng nghi ngờ anh Đức xé biển quảng cáo của mình. Đang cãi nhau, thấy anh Đức đi từ nhà ra, Hùng đã cầm tuốc-nơ-vít (dài 25 cm) đuổi theo và nói: "Tao đâm chết mày!".

 

Thấy vậy, anh Đức quay lại đánh Hùng thì bị Hùng cầm tuốc-nơ-vít đâm hai nhát vào ngực và bị vật ngã ra đường. Mọi người lao vào can ngăn và đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời nên anh Đức thoát chết.

 

Kết quả giám định cho thấy, anh Đức bị nhiều vết thương ở ngực, trong đó có những vết thủng tim, xuyên thấu phối, tổn hại 88% sức khỏe và hiện mất hoàn toàn ý thức, phải sống đời sống thực vật.

Với hành vi trên, Hùng đã bị HĐXX sơ thẩm TAND TP.Hà Nội phạt 7 năm tù theo Khoản 2, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Cho rằng bị cáo thực hiện hành vi giết người có tính chất côn đồ nên bị cáo phải bị xét xử theo Khoản 1, Điều 93 chứ không thể chịu mức án thấp nhất trong khung hình phạt quy định tại Khoản 2  (7 - 15 năm tù) nên gia đình bị hại đã kháng cáo.

Chưa biết rằng tại phiên tòa tới đây, yêu cầu của gia đình bị hại sẽ được HĐXX phúc thẩm đánh giá ra sao nhưng qua hồ sơ vụ án đã có thể thấy rõ một phần hành vi có tính côn đồ của bị cáo. Nhiều nhân chứng khẳng định, khi bị hại bị đâm và ngã xuống đường, Hùng vẫn lao vào đâm tiếp.

 

Có người đã thấy bị cáo lăm lăm tuốc-nơ-vít trong tay từ trước lúc xảy ra cãi vã, từng khuyên can Hùng nhưng sau đó án mạng vẫn xảy ra. Trong khi đó, việc đâm người này lại xuất phát từ một nghi ngờ thiếu căn cứ về việc mình bị rách biển quảng cáo là do anh Đức làm.

Được biết, gia đình bị hại sẽ còn đề nghị HĐXX phúc thẩm tính toán lại một số khoản bồi thường tổn thất, chi phí trong việc cấp cứu, điều trị cho nạn nhân và khoản nuôi dưỡng nạn nhân khi phải lâm vào cảnh sống đời sống thực vật như hiện nay.

 

Khoa Lâm

Công chức chơi bạc... online!

Cập nhật lúc 07:51 | 18/11/2010 (GMT+7)

Chỉ cần một nickname và những cạ cứng đồng hội, đồng thuyền là những "con bạc công chức" tha hồ bớt xén 8 giờ vàng ngọc của Nhà nước để giải cơn khát bạc của mình.

Như Nam và Vinh, hai cán bộ của một cơ quan nhà nước ở TP.Hà Tĩnh. Từ ngày cơ quan trang bị cho mỗi người một máy vi tính kết nối Internet tốc độ cao, vị trưởng phòng chuyên môn của Nam và Vinh rất vui mừng khi thấy cả hai không ra ngoài nhiều như trước nữa mà ngồi chăm chú làm việc, khuôn mặt đăm chiêu suy nghĩ, tay gõ phím, tay rê chuột thoăn thoắt.

hgdl
Ảnh minh họa

Thậm chí, nhiều lúc cả phòng đã về hết nhưng Nam và Vinh vẫn nán lại cơ quan để "làm nốt cái đề án thăm dò thị hiếu khách hàng". "Kiểu này chúng nó quyết đoạt danh hiệu chiến sỹ thi đua chứ chả chơi!" - nhiều đồng nghiệp vẫn bàn tán với nhau như thế.

Chuyện chỉ vỡ lở khi một trong hai người cãi nhau vang cả hành lang. Vinh la lên: "Tính tổng, tao thắng mày ba cơ, mỗi cơ năm trăm. Chung tiền đi", còn Nam thì nhất quyết: "Tao chỉ thua mày hai cơ. Tiền đây, cầm lấy". Không ai chịu nghe ai, đến khi đồng nghiệp đến giảng hòa thì hai người mới nguôi. Cũng từ đây, cơ quan mới biết được Nam và Vinh thường xuyên... đánh bi-a ăn tiền với nhau trên máy vi tính! Mỗi người lập cho mình một tài khoản (miễn phí) trên Zingplay - một trang web cung cấp trò chơi điện tử trực tuyến nổi tiếng.

 

Trên thế giới ảo, Vinh và Nam cùng vào một phòng, chọn một bàn trên giao diện trò chơi, sau đó thì tha hồ căn bi, gom lỗ, "chế tài" một cơ thắng là 500.000 đồng. Mỗi lần lên mạng, vào phòng chơi, cả hai cùng quy ước đánh bao nhiêu cơ, sau đó cuối buổi lấy tổng số lần thắng, trừ đi số lần thua để biết được ai thắng nhiều và người thua phải chung tiền như giao ước đã định.

Các web về game cũng không dành sự chăm sóc đặc biệt cho những công chức nghiện đánh "phỏm" (tú lơ khơ) hay "búa lua xua" (tiến lên Miền Nam). Chỉ cần tạo một tài khoản và có một đồng nghiệp "chung chí hướng", một công chức bất kỳ có thể chăm chú trên máy vi tính cả ngày mà không biết chán. Với những ai nghiện "phỏm", cứ vào game Tú lơ khơ trên Zingplay hoặc Vinagame tạo lập tài khoản (miễn phí), rồi cùng nhau chọn phòng, quy ước số tiền thắng, thua là tha hồ sát phạt.

 

Không nhất thiết phải đủ người mới chơi được, mà nếu thiếu người thì có thể đánh "tay bo". Có những trường hợp trong phòng chỉ có hai, ba người, ngồi đối mặt với nhau, số tiền thắng, thua ở mổi ván bài đánh trên máy vi tính được trao trực tiếp qua bàn làm việc, khỏi phải mất công đánh số, ghi điểm mỗi lần thắng để tính tiền.

Cũng liên quan đến các trò cờ bạc trên mạng, gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện, phá dỡ nhiều ổ cá độ bóng đá trên thế giới ảo mà trong đó có không ít "dân độ" là công chức Nhà nước, với số tiền mỗi lần chung độ lên tới cả năm lương công chức quèn.

 

Với hình thức đánh bạc này, con bạc chỉ cần mua một mạng trong hệ thống mạng cá độ quốc tế như 888 rồi tha hồ ung dung ngồi ở cơ quan (hoặc ở nhà), mở máy vi tính lên mạng ra kèo. Nếu thắng độ thì trong tài khoản sẽ được chuyển về số tiền tương ứng, nếu thua thì sẽ bị trừ tiền chung độ trong tài khoản...

Thực tế cho thấy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, rất nhiều cán bộ công chức mẫn cán đã phải làm việc ngoài giờ, thậm chí thâu đêm suốt sáng. Nhưng bên cạnh đó cũng có một bộ phận công chức, viên chức "làm thì ít mà chơi thì nhiều" . Trên thực tế, những người này thường có ý thức kỷ luật lao động kém, hay làm những việc riêng tại cơ quan như tán phét, đọc báo... và lên mạng chơi bạc như nêu trên.

 

Trước tệ nạn mới này, các cơ quan, đơn vị cần áp dụng chế độ kiểm tra, giám sát chéo giữa cán bộ, công chức trong các phòng, ban với nhau; định kỳ tổ chức kiểm điểm chặt chẽ, bình xét xếp loại chính xác dựa trên kết quả công việc và ý thức kỷ luật lao động của mỗi cán bộ công chức; có chế độ khen thưởng cũng như chế tài xử phạt, kỷ luật thích đáng thì việc thiết lập kỷ luật lao động, kỷ cương hành chính sẽ đi vào nền nếp.

 

Và như vậy, mới hết cảnh các công chức không chỉ ngồi không làm việc mà còn tiếp cận với các hành vi phi pháp!

Bùi Tiến

Đình chỉ công tác cán bộ địa chính xã hiếp dâm trẻ em

Cập nhật lúc 10:39 | 18/11/2010 (GMT+7)

Ông Phan Đức Na (Chủ tịch UBND xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: UBND xã vừa thông báo tạm đình chỉ công tác đối với ông Lương Lê Dũng, Cán bộ địa chính xã để phục vụ công tác điều tra theo yêu cầu của CA huyện Cư Kuin.

adeƯ

Ông Lương Lê Dũng.

Theo báo cáo của UBND xã Ea Bhôk thì từ năm 2007 đến nay, ông Dũng "nhiều lần vi phạm phẩm chất đạo đức cán bộ". Cụ thể, ông Dũng đã nhiều lần bị tố cáo hiếp dâm, cưỡng dâm cán bộ nữ dưới quyền và một số phụ nữ trẻ khác.

 

Mới đây, trong khi xuống địa bàn buôn Ea Khít, ông Dũng đã thực hiện hành vi hiếp dâm 1 cháu gái 16 tuổi tại nhà nạn nhân. Ngoài ra, ông Dũng bị dư luận trong xã phản ánh là thường xuyên có hành vi sàm sỡ những phụ nữ trẻ khi họ đến UBND xã làm thủ tục xin cấp Giấy CNQSDĐ và có hành vi nhận hối lộ trong công tác cấp giấy CNQSDĐ.

 

Vụ việc đang được CA huyện Cư Kuin tiếp tục điều tra, làm rõ.

Lý Hoa  

Quy định mua nhà tại VN của người nước ngoài


Chủ nhật, 21/11/2010, 11:51 GMT+7


Theo luật sư Ngô Thị Lựu, người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam là một trong những diện được phép mua và sở hữu nhà.
Có được đồng sở hữu nhà với bạn trai người nước ngoài?

1. Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

Khoản 2 Điều 65 Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở quy định: "Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Luật nhà ở. Trường hợp mua nhà ở tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở theo quy định của Nghị Quyết 19/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam...".

Nghị Quyết 19/2008/QH12 quy định về các điều kiện để tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

1. Cá nhân nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc được doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê giữ chức danh quản lý trong doanh nghiệp đó;

2. Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng quyết định;

3. Cá nhân nước ngoài đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế - xã hội có trình độ đại học hoặc tương đương trở lên và người có kiến thức, kỹ năng đặc biệt mà Việt Nam có nhu cầu;

4. Cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam....".

Điều kiện để cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà: Phải là người đang sinh sống tại Việt Nam, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ một năm trở lên và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam".

Như vậy nếu bạn trai của bạn không thuộc một trong các đối tượng nêu trên hoặc không có đủ điều kiện theo quy định trên thì sẽ không được mua, sở hữu nhà tại Việt Nam.

Trường hợp bạn và bạn trai đã đăng ký kết hôn thì sẽ được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 19 thì: Tại một thời điểm, cá nhân nước ngoài quy định tại Nghị quyết này được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển".

Như vậy phải đủ tất cả các điều kiện nêu trên thì người nước ngoài mới được quyền sở hữu căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà thương mại tại Việt Nam.

2. Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người nước ngoài tại Việt Nam. Điều 8 của Nghị quyết 19 quy định như sau:

Về thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị; Bản sao các giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 và đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này; Bản chính hợp đồng mua bán, tặng cho, giấy tờ về thừa kế nhà ở; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở của bên bán, bên tặng cho, bên để thừa kế theo quy định của pháp luật về nhà ở; Biên lai nộp thuế, lệ phí".

Trình tự, thủ tục: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nộp tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển cho UBND tỉnh để cấp Giấy chứng nhận.

Như vậy, nếu người nước ngoài có đủ các điều kiện nêu trên thì thuộc trường hợp được mua, sở hữu nhà tại Việt Nam và sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật.

Luật sư Ngô Thị Lựu
Công ty Luật TNHH Đại Việt
335 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nộ
i


Gần 50ha rừng đầu nguồn Krông Năng bị chặt phá


21/11/2010 15:51:40

Trong tuần qua, hơn 1.300 người dân ở huyện Krông Năng và thị xã Buôn Hồ đã đổ xô vào các tiểu khu 340a, 340b thuộc lâm phần của Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn (gọi tắt là BQL Rừng) Krông Năng chặt phá rừng tự nhiên.

TIN LIÊN QUAN

Khu rừng bị phá chính là nơi UBND tỉnh Đắk Lắk đã cho phép Công ty TNHH Lộc Phát lập dự án... phá rừng trồng 357 ha cao su.

Nạn phá rừng đã bắt đầu từ ngày 8/9, khi hơn 600 người cùng phương tiện tràn vào tiểu khu 340a với lý do lấy đất để sản xuất. Tiếp đó, ngày 9/10, hơn 1.000 người đổ xô đến tiểu khu 340a. Sau 2 ngày vận động, cơ quan chức năng huyện Krông Năng mới đưa được số người này ra khỏi rừng.

 

Cơ quan chức năng huyện Krông Năng thuyết phục người dân ra khỏi rừng
Cơ quan chức năng huyện Krông Năng thuyết phục người dân ra khỏi rừng


Chờ mãi không thấy được cấp đất sản xuất, tuần qua, người dân lại kéo nhau vào tiểu khu 340a và 340b phá rừng. Theo báo cáo của BQL Rừng Krông Năng, tổng diện tích rừng bị chặt phá lên tới 487.780 m². Ông Nguyễn Văn Lương, Phó Giám đốc BQL Rừng Krông Năng, lo lắng: "Chúng tôi đã nỗ lực hết sức nhưng không thể ngăn chặn được hàng ngàn người đi phá rừng".
 
Theo phản ánh của người dân, Công ty Lộc Phát vừa sang nhượng một dự án trồng cao su hàng trăm hecta ở huyện Ea Hleo. 

Người dân lo ngại công ty này thuê đất rừng tại Krông Năng để tiếp tục bán cho doanh nghiệp khác kiếm lời chứ không thực hiện dự án lâu dài, trong khi họ xin nhận đất trồng rừng thì lại không được giải quyết. Mặt khác, người dân cho rằng một số cán bộ địa phương có tham gia dự án trồng cao su của công ty, trong khi họ không được gì... 

Ông Nguyễn Văn Kiểm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, cho biết: "Trong số hàng ngàn người đi phá rừng, có khoảng 300 người mới tách hộ nên thiếu đất sản xuất. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến vụ phá rừng ở Krông Năng".


Kiểm điểm lãnh đạo Sở NN-PTNT Đắk Lắk

Ngày 11/10, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông báo kết quả kiểm tra dự án của Công ty Lộc Phát, trong đó nêu rõ: Nghiêm túc kiểm điểm lãnh đạo Sở NN-PTNT do hướng dẫn Công ty Lộc Phát triển khai các trình tự, thủ tục trồng cao su trên đất nông nghiệp chưa phù hợp với quy định. UBND tỉnh Đắk Lắk còn giao công an tỉnh kiểm tra Công ty Lộc Phát có vi phạm trong việc san nhượng dự án trồng cao su ở Ea Hleo hay không...
 
Tuy nhiên, trước phản ứng gay gắt của người dân, mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk đã công bố chấm dứt chủ trương cho Công ty Lộc Phát khảo sát dự án này.

(Theo Người Lao động)


Lún mặt cầu Thanh Trì: "Khoan là biết ngay"


21/11/2010 10:40:05

 -  PGS.TS Phạm Quang Toản cho rằng, muốn biết nguyên nhân không cần đợi lâu tới vậy mà chỉ cần "khoan mặt cầu là biết ngay, ba tháng chỉ để biết nguyên nhân là quá chậm".

TIN LIÊN QUAN

Mặt cầu Thanh Trì hơn một năm nay xuất hiện hàng loạt điểm lồi lõm, gồ ghề, bị biến dạng kéo dài khoảng 1km trên cả 2 làn đường từ phía quốc lộ 5 về Thanh Trì và ngược lại.

Trong đó, phần đường dẫn phía Gia Lâm về trung tâm Hà Nội dài khoảng 200 mét chạy dài theo chiều dọc, tiếp giáp và song song với vạch sơn phân làn cho xe máy và ô tô.

Chiều ngày 19/11 trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Ban Quản lý Dự án Thăng Long, đơn vị chủ đầu tư công trình cầu Thanh Trì, ông Bình khẳng định những vết lún hiện nay xuất hiện trên mặt cầu vẫn là những vết lún cũ nhưng sâu hơn chứ không phải là vết lún mới.

Tuy nhiên, khi được hỏi về nguyên nhân của việc lún mặt cầu, ông Bình không trả lời thẳng mà chỉ nói đã báo cáo lên Bộ GTVT và cũng đang chờ kết quả giám định của đoàn kiểm định độc lập.

"Khi biết nguyên nhân mới đưa ra biện pháp khắc phục", ông Bình cho biết.

Việc thuê đơn vị kiểm định độc lập này đã được BQLDA Thăng Long xúc tiến từ đầu tháng 8, nhưng hiện tại vẫn phải chờ kết quả giám định nguyên nhân.

 

Vết lún dọc có thể gây nguy hiểm khi lái xe tới tốc độ nhanh
Vết lún dọc có thể gây nguy hiểm khi lái xe tới tốc độ nhanh


Trao đổi vơi Bee.net.vn, PGS.TS Phạm Quang Toản cho rằng nếu muốn biết nguyên nhân không cần đợi lâu tới vậy mà chỉ cần "Khoan mặt cầu là biết ngay. Ba tháng chỉ để biết nguyên nhân là quá chậm".
Vị PGS chuyên ngành cầu đường này kiến nghị: "Khi sự cố xảy ra thì người dân không thể chờ lâu đến vậy. Hỏng thì phải sửa thôi".

Ông Toản nhận định hiện tượng lún nứt hiện nay trên cầu Thanh Trì do lớp bê tông nhựa trên mặt cầu bị trượt. Nguyên nhân là bởi bê tông nhựa chịu nhiệt kém, chỉ khoảng 60 độ, nên vào mùa nóng  dưới áp lực của trọng tải xe thì nó sẽ bị lún.

"Dưới lớp bê tông nhựa là bê tông xi măng. Vậy nên lớp bê tông nhựa mặt cầu như cái đe. Khi gặp phải trọng tải quá lớn lớp bê tông nhựa này bị đẩy sang 2 bên tạo thành vệt lõm dọc theo bánh xe có thể dày tới 20-30 phân", ông Toản phân tích.

Về khắc phục những đường lún này, về trước mắt thì chỉ cần cào lớp bê tông nhựa chỗ đã lún rồi thay lớp bê tông nhựa khác lên. Nhưng làm vậy sẽ không khắc phục triệt để được, về lâu dài phải thay toàn bộ lớp bê tông nhựa này bằng vật liệu khác cứng hơn, giải pháp có thể là bê tông nhựa đúc của Đức chịu nhiệt và lực tốt hơn.

Tính đến khả năng này, ông Toản cho rằng chi phí sẽ đội lên gấp 2 lần so với bê tông nhựa

Cũng theo ông Toản thì khi xây dựng các nhà thầu không lường hết được điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên áp dụng bê tông nhựa. Vòng đời của bê tông nhựa là 5 đến 7 năm,  và "chờ đến khi đó mới thay thì quá muộn".

Nên quy định vận tốc tối đa 50km/h

Nguyễn Quốc Hùng, Giáo viên trung tâm lái xe cơ giới đường bộ Thành Đạt thì với kiểu đường lún như cầu Thanh Trì, lái xe sẽ rất khó phân biệt trừ khi trời mưa tạo ra những vũng nước để lái xe tránh. Với những lái xe ô tô, ông Hùng cảnh báo độ chênh phần cao phần thấp khi chạy với tốc độ cao thì lái xe sẽ khó kiểm soát và có thể dẫn tới mất lái.

Theo ông Hùng, với mặt đường lún hiện nay nên đặt biển cảnh báo đường lồi lõm và nên có biển báo giới hạn cho phép chỉ được 50 km/h chứ không nên 100 km/h.

Thông Chí


Chiếc chum có giá 20 tỷ đồng


21/11/2010 14:56:16

Chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô.

TIN LIÊN QUAN

Xét về số lượng và họa tiết uốn lượn phong phú thì có lẽ cổ vật sứ đứng bậc nhất ở Việt Nam. Đến nay, cổ vật sứ còn lưu giữ nhiều nhất ở nước ta có lẽ là đồ sứ ký kiểu, ấy là những món đồ mà hàng quan lại, vua chúa xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc làm mẫu mã, màu sắc, hoa văn theo ý mình. Không nhiều chum, chóe quý thời Khang Hy, Ung Chính  của Trung Quốc còn sót lại; Trong đó có chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô.
 
Hàng độc

 

Chum Khang Hy với họa tiết cảnh cung đình có giá lên tới triệu USD.
Chum Khang Hy với họa tiết cảnh cung đình có giá lên tới triệu USD.

Đó là chiếc chum cao 70 cm, vòng đường kính lớn nhất 55 cm, vòng đường kính nhỏ nhất là 36 cm. Phía trước là họa tiết cảnh cung đình hoa lệ, phía sau là họa tiết "nhất thi nhất họa" (vẽ chữ).
 
Đây là chiếc chum từ thời Vua Khang Hy (năm 1662 đến 1722 triều đình nhà Thanh) theo thuyền biển sang đến Việt Nam. Sau hàng thế kỷ, nước men của chum vẫn còn sáng, mịn, bóng. Các họa tiết, hoa văn còn sắc nét. Giới chơi đồ cổ Hà thành đánh giá đó là chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất ở Việt Nam hiện nay. Chủ nhân hiện thời của chum quý là ông Hoàng Ngọc, một trong những người chơi đồ cổ có tiếng ở Hà Nội. Từng có tay mê cổ vật người Hồng Kông sang tận nơi xin nhượng lại với một món hời đáng kể nhưng ông không đồng ý và quyết giữ gìn như một báu vật.

 

 Chum đời vua Ung Chính giá 250 ngàn USD.
Chum đời vua Ung Chính giá 250 ngàn USD.


Tính theo giá ở Việt Nam thì chiếc chum quý này được giới chơi cổ vật định giá lên tới triệu USD; nhưng nếu tính giá trên thị trường cổ vật thế giới thì con số này sẽ lớn hơn nhiều. Cùng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý hiếm, còn có chiếc chum Ung Chính mà tính đến nay niên đại của nó cũng vài trăm năm.

Đó là chiếc chum cao 51 cm, vòng tròn có đường kính lớn nhất 40 cm, vòng đường kính bé nhất là 25 cm. Tính theo giá ở Việt Nam thì chum Ung Chính khoảng chừng 250 ngàn USD nhưng nếu ở nước ngoài, giá của nó chắc chắn không dừng ở đó. Bởi ngay cả trong giới chơi cổ vật ở quê hương của chiếc chum (Trung Quốc), loại chum từ thời đại vua Ung Chính (1723 - 1735) có họa tiết đẹp, lớp men mịn, sáng bóng và thân chum lành lặn - không phải là nhiều.
 
Cổ vật sứ từ đời nhà Thanh (1644 - 1912) với đủ loại bình, đĩa, bát, chum… hiện còn giữ lại được tương đối nhiều. Trong đó, có những chiếc bình sứ màu huyết di ảnh (màu chàm có chấm huyết đỉa) là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Hay chiếc lai nhà Thanh với kiểu bầu dáng trái bóng với họa tiết vẽ tích người sắc nét, tinh xảo; phía mặt sau của lai là hoa văn "nhất thi nhất họa". Lớp men già đến nay còn sáng bóng trên chiếc lai là đặc trưng nổi bật của men sứ triều đại nhà Thanh.
 
Ấy là món đồ cung đình mà vua chúa Trung Quốc xưa dùng để đựng rượu. Chiếc lai đựng rượu nhỏ chỉ cao chừng 10 cm ấy từng được một tay chơi đồ cổ người Trung Quốc trả giá tới 25 ngàn USD hòng mang về nước nhưng chủ nhân của nó- ông Hoàng Ngọc kiên quyết giữ lại cho bộ sưu tầm của mình. Cùng trong bộ sưu tập cổ vật sứ quý từ triều nhà Thanh còn có đôi chóe tiến lộc với họa tiết hai rồng cùng chầu về bông hoa hồng. Ấy là món đồ quý xưa được dùng trong các quan gia với ý nghĩa cầu phúc lộc đời đời cho dòng họ. Giới chơi cổ vật quan niệm rằng giữ những món đồ như vậy trong nhà sẽ mang lại những điều may mắn cho gia đình.

Bát vua trong kho Nội phủ

 

Chiếc lai đựng rượu trong cung đình.
Chiếc lai đựng rượu trong cung đình.

 

Cổ vật sứ từ các triều đình Trung Quốc xưa hiện còn trong các gia đình chơi cổ vật Hà Nội không nhiều. Những chiếc chum, chóe, lai đẹp lại càng hiếm. Cổ vật sứ nhiều nhất hiện nay còn lại ở trong nước, có lẽ là đồ sứ ký kiểu của cung đình Huế xưa.

Dân thường thời xưa không bao giờ được sử dụng những thứ có họa tiết như long, ly, mỹ nhân, sơn thủy và không được dùng những thứ đồ có màu sắc sặc sỡ, đẹp đẽ. Vì thế, chỉ cần nhìn vào họa tiết, hoa văn, chất men, màu trên từng cổ vật còn sót lại đến ngày nay mà người ta định được chủ nhân của chúng là ai!

Đó là những món đồ sứ được vua chúa, quan lại, gia đình giàu có xưa đặt những người thợ giỏi nhất bên Trung Quốc chế tác theo mẫu, màu, họa tiết theo ý mình nên gọi là đồ sứ ký kiểu. Đồ sứ ký kiểu có nhiều loại, phàm là sứ ký kiểu được đặt về để dùng trong cung Vua, phủ Chúa thì thuộc đồ quý bậc nhất, kế đến mới là sứ ký kiểu trong quan gia. Sứ ký kiểu trong các dòng tộc giàu có nhưng không phải là quan lại hay hoàng tộc thì dù đẹp đến mấy, giá trị của nó cũng có giới hạn nhất định. Đồ sứ ký kiểu chỉ bắt đầu có từ thời Lê Trịnh (1533 - 1788), đồ ngự dụng, quan dụng được gửi mẫu sang Cảnh Đức trấn, Giang Tây (Trung Quốc) để làm.
 
Qua hàng trăm năm, cổ vật sứ ký kiểu đã phác họa cho ta thấy hình ảnh kinh thành xưa, qua các hoa văn người ta biết cái nào dùng cho vua, cái nào chúa dùng. Đồ sứ ký kiểu cung đình Huế đa dạng chủng loại, từ đôn, chậu, chóe, thống, bát, bộ đồ trà… nhưng do yếu tố "ngự dụng" (vua dùng) mỗi đời vua sử dụng một loại đồ được ký kiểu riêng, mang phong cách hoàn toàn khác nhau, được định danh bằng đề tài thể hiện trên món đồ hoặc ghi dưới trôn của hiện vật. Ví như thời Lê - Trịnh có: Khánh Xuân thị tả, Nội phủ thị trung, Nội phủ thị hữu, Nội phủ thị đoài, Nội phủ thị bắc, Nội phủ thị nam. Đồ triều Nguyễn thường là tên gọi các vua đang trị vì như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức hoặc ghi năm sản xuất. Do gắn với lịch sử và yếu tố ngự dụng, nên đồ sứ ký kiểu Lê - Trịnh và nhà Nguyễn đều là những báu vật của giới sưu tầm.

 

Chiếc bát men trong cung vua với 4 chữ
Chiếc bát men trong cung vua với 4 chữ "Nội phủ thị trung hiện" được ông Thao gìn giữ cẩn thận.

Một chiếc bát thuộc hàng ngự dụng (bát vua dùng) thời Lê - Trịnh với 4 chữ "Nội phủ thị trung" phía dưới đáy bát hiện thuộc hàng cổ vật quý hiếm. Ấy là món đồ được dùng ở chính điện, trang trí đặc biệt dành cho vua, với rồng 5 móng bay lượn giữa mây lành và sóng nước. Đó có thể là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, hay tường vân (mây lành) hoặc mỹ nhân, sơn thủy. Chiếc bát vua thuộc Nội phủ thị trung hiện nằm trong bộ sưu tập của ông Trần Thao (Nghi Tàm, Hà Nội) nằm trong hàng cổ vật quý. Cùng đó là chiếc đĩa sứ ký kiểu quan dụng từ thời Lê Trịnh, chiếc đĩa nhỏ nhắn này nếu được giữ lành lặn, nguyên bản thì giá của nó tính bằng tiền Việt lên tới hơn 70 triệu đồng một chiếc. Rẻ hơn và không quý hiếm bằng đồ sứ ký kiểu thời Lê Trịnh là đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn.

 

Bát Vua Tự Đức
Bát Vua Tự Đức
 
Trong bộ sưu tầm của ông Thao có chiếc bát họa tiết hoa hướng dương phía ngoài, mặt trong là hoa đào với hai chữ Tự Đức ở phía đáy bát. Một chiếc bát của vua Tự Đức còn lành lặn sẽ có giá tới 5 ngàn USD. Sau hàng trăm năm, chiếc bát của vua đến nay vẫn còn nguyên lớp men mịn, sáng bóng, sang trọng của món đồ cung đình, khác biệt hẳn với đồ quan dụng hay dân dụng. Bởi những người thợ ngày đó đều phải hiểu biết rằng các thứ đồ vẽ rồng, kỳ lân, phượng hay những món đồ màu sắc… đều là đồ vật ngự dụng chỉ dành cho vua, chúa dùng.
 
 (Theo Giadinh.net)

Rau rửa nước cống bẩn đến mức nào?


21/11/2010 18:35:40

-Tình trạng rửa qua rau trước khi đưa ra chợ bán tại các ao hồ, cống rãnh đã được các phương tiện truyền thông phản ánh khiến người dân lo lắng.  Tuy nhiên, mức độ bẩn đến đâu vẫn đang là câu hỏi bỏ ngỏ.

TIN LIÊN QUAN

Nhiễm chất tẩy rửa cao hơn kim loại nặng 

Chị Nguyễn Thu Yến (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, sau khi xem clip trên mạng và truyền hình về việc người bán rau muống tại Hà Đông và các nơi khác trước khi đưa ra chợ bán đã rửa rau bằng nước cống khiến chị thấy lo lắng. 

Từ đó, mỗi lần mua rau về chị đã phải rửa lại rất sạch nhưng chị vẫn cho rằng khó loại bỏ được nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng.

Theo ThS Dương Ngọc Bách, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN), việc rửa rau tại các cống rãnh hay ao hồ là chuyện thường xảy ra, bởi trước khi đưa ra chợ bán người ta cần nhúng nước để rau được tươi mới. 

Nhiều người lo lắng về chất kim loại nặng có thể tồn tại trong rau khiến ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nhưng điều này rất ít xảy ra.

Chất kim loại nặng thường có tại các khu nước thải công nghiệp, nhà máy... Nếu người dân dùng nước để tưới, rửa dưới các hình thức khác nhau thì nguy cơ không cao do cơ chế hấp thụ của cây là lấy chất dinh dưỡng từ dưới đất lên.

Người bán thường rửa qua rau trước khi đưa ra chợ bán tại các ao hồ, cống rãnh. Ảnh: VOV
Người bán thường rửa qua rau trước khi đưa ra chợ bán tại các ao hồ, cống rãnh. Ảnh: VOV

Tuy nhiên, điều lo lắng về hóa chất chính là chất tẩy rửa. Hiện nay, chất tẩy rửa chưa được kiểm soát tại các hộ gia đình. Đây là các chất tẩy có tính axit và kiềm, chúng được hòa tan trong nước. 

Nếu rửa nước tại các ao hồ, mương nước ở thủy vực nhiều và sâu chất này thường đã được pha loãng. Còn nếu người bán hàng nào đó cố tình rửa bằng nước cống thải nước sinh hoạt thì nguy cơ cao hơn vì chưa có sự hòa tan.

 "Các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa chén bát... là các chất hoạt động bề mặt làm từ các chất hóa học không tự nhiên. Các chất này được xem là độc hại và dễ dàng bám dính vào cây rau.

Khi rửa bằng nước sạch chúng sẽ bị loại bỏ một phần nào đó nhưng không hết hoàn toàn. Người ăn phải các chất này sẽ tồn dư lâu dài sinh ra các bệnh như viêm loét dạ dày...", ThS Bách nhấn mạnh.

Rau dạng ống dễ nhiễm ký sinh trùng


Còn PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, vấn đề rau rửa nước bẩn hiện nay cần quan tâm nhất chính là giun sán, vi sinh vật. 

Nước sau khi sinh hoạt bị thải ra từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chất bẩn, trong đó tỷ lệ giun sán, vi sinh vật rất cao. Khi rửa bằng nước này, giun sán sẽ chui vào lá, cánh, bẹ để sống. Nhất là các loại rau dạng ống như rau muống, rau cần, rau rút...

 "Các ống rau không thẳng tuột mà có các khúc, nếu rau bị dập nát khi rửa nước ao hồ, cống rãnh thì vi sinh vật, giun sán sẽ chui vào sống trong ống. Trong khi việc rửa rau tại các gia đình chủ yếu vẫn là làm sạch vết bẩn phía ngoài, vì thế giun sán vẫn nằm nguyên bên trong", PGS.TS Thịnh phân tích. 

Theo các chuyên gia, đã đến lúc cần có các cơ chế về việc sản xuất rau sạch tại các địa phương. Tránh để người bán hàng làm gian dối, coi thường người tiêu dùng. 

Ngoài ra, người dân cũng cần biết cách chế biến đảm bảo an toàn bằng các cách sau: Nên chọn mua rau không bị dập nát, nhất là rau dạng ống. 

Nếu rau bị dập khi chế biến nên bỏ phần dập đó đi và rửa nhiều lần. Sau khi rửa nên ngâm qua nước muối để làm sạch vi sinh hoặc sục ozon để làm sạch.

Nếu rửa rau thấy có hiện tượng sủi bọt nhiều lần dù đã loại bỏ nguyên nhân do bọt khí của nước… cần loại bỏ vì nguy cơ rau có thể bị nhiễm chất tẩy rửa cao. Không nên mua rau có màu xanh đậm hơn so với bình thường vì theo nguyên tắc rau đó thường bị bón quá nhiều phân đạm.

Hiền Dung


Clip bắt gái bán dâm không có trong hồ sơ vụ án

Cập nhật lúc 07:51 | 21/11/2010 (GMT+7)

Trả lời Dân Việt về những tấm ảnh và đoạn clip quay tại hiện trường có được đưa vào hồ sơ vụ án hay không, một cán bộ thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết clip đó hoàn toàn không có trong hồ sơ vụ án.

tfi9
Nguồn: VTC News

Đoạn clip "bắt gái bán dâm" được xác định là do Thượng úy Trần Văn Hoàn, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, quay bằng điện thoại di động trong một vụ bắt mại dâm. Clip này đã được truyền tay tới ít nhất 5 cán bộ công an trước khi được tunglên mạng Internet vào sáng 16-11.

Truyền tay

Trong bản tường trình gửi Công an thị xã, ông Hoàn cho biết đã chuyển clip trên cho một cán bộ cùng đội là Hà Quang Long. Ông Hà Quang Long lại chuyển clip này cho bạn là Đào Duy Long, cán bộ Công an phường Cẩm Thành, thị xã Cẩm Phả.

Trước thời điểm clip bị tung lên mạng, ngày 15-11, ông Đào Duy Long chuyển clip cho Nguyễn Thanh Tùng, cán bộ độ Tham mưu tổng hợp và Nguyễn Mạnh Hưng, cán bộ đội An ninh nhân dân, Công an thị xã Cẩm Phả.

Như vậy là clip bắt gái mại dâm đã được truyền tay tới ít nhất 5 cán bộ công an trước khi được tung lên mạng Internet vào sáng 16-11.

Trao đổi với Dân Việt, Trưởng Công an thị xã Cẩm Phả, Thượng tá Nguyễn Quốc Tiến cho biết, ngay sau khi clip "bắt gái bán dâm" được tung lên mạng, ngày 18-11, Công an thị xã đã chủ động kiểm tra trong đơn vị và phát hiện những người có mặt trong clip là cán bộ thuộc Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an thị xã.

Công an tỉnh Quảng Ninh cũng đã có quyết định tạm đình chỉ công tác các cán bộ công an có liên quan đến việc quay là phát tán clip vụ bắt mại dâm lên mạng Internet gây xôn xao dư luận là Trần Văn Hoàn, Hoàng Hà Long, Đào Duy Long, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Mạnh Hưng và Hà Trọng Huân.

Chứng cứ?

Sự việc xảy ra vào ngày hồi 15h10 ngày 29-6-2010 khi Công an thị xã Cẩm Phả bất ngờ ập vào phòng 401 nhà nghỉ Quang Dũng tại tổ 29C khu Tân Lập, phường Cẩm Thủy, thị xã Cẩm Phả. Công an phát hiện hai đôi nam nữ, không một mảnh vải trên người đang có hành vi mua bán dâm.

Công an đã lập biên bản tại chỗ và trong lúc đang lập biên bản, hai cán bộ công an đã sử dụng điện thoại quay video clip và chụp ảnh để "ghi lại hình ảnh, lấy chứng cớ" nhằm mục đích buộc các đối tượng thừa nhận hành vi vi phạm.

Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) ông Nguyễn Văn Minh trước đó cũng khẳng định: Quy trình bắt quả tang các đối tượng mại dâm không cho phép quay phim khỏa thân như vậy.

Sau lời khai của hai cô gái mại dâm, Công an thị xã đã ra lệnh bắt khẩn cấp Đặng Thị Huyền, 33 tuổi, trú tại tổ 30, khu Tân Lập, thị xã Cẩm Phả về hành vi "môi giới mại dâm". Tuy nhiên, trả lời Dân Việt về việc những tấm ảnh và đoạn video clip quay tại hiện trường có được đưa vào hồ sơ vụ việc hay không, một cán bộ thuộc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết clip này hoàn toàn không có trong hồ sơ vụ án.

Trao đổi với Dân Việt, Luật sư Nguyễn Hồng Sơn cho rằng hành vi tung clip trên mạng rõ ràng đã vi phạm pháp luật hình sự, cụ thể có dấu hiệu của tội "đưa trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet" theo điều 226 BLHS.

Đối với hành vi phát tán của một số sĩ quan công an, ông Sơn cho rằng rất khó xem xét dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự vì clip này không nằm trong hồ sơ vụ án nên không có dấu hiệu làm lộ bí mật công tác.

Trong đoạn clip phát tán trên internet, hai cô gái không hề được mặc quần áo trong suốt quá trình bị bắt quả tang và lập biên bản. Việc một sĩ quan công an chửi mắng, bắt các cô phải giang hai tay và đặc biệt việc dùng điện thoại quay vào các khu vực nhạy cảm có dấu hiệu của hành vi làm nhục người khác.

Cho đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được đối tượng tung video clip trên lên mạng.

 

Dân Việt