THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 July 2011

Hà Tĩnh Xóa Sổ 36 Ngôi Chùa Cả Di Tích Cổ Để Xây Cảng

Hà Tĩnh Xóa Sổ 36 Ngôi Chùa Cả Di Tích Cổ Để Xây Cảng
Sài Gòn: nhiều ngôi chùa, đền cổ trở thành lò bánh mì, lớp thể dục...
SAIGON (TH) -- Sẽ có 36 ngôi chùa, ngôi đền trong đó có nhiều ngôi được gìn giữ như di tích cổ tại Hà Tĩnh sẽ bị xóa sổ để mở đườøng cho tư bản xây một dự án thép, theo tin báo Tuổi Trẻ.
Trong khi đó, báo Người Lao Động cho biết nhiều ngôi chùa cũng đã bị xóa sổ tại Sài Gòn, trong đó cũng có nhiều di tích văn hóa.
Bản tin nhan đề “Hà Tĩnh: Di dời hay... vứt bỏ di tích?” trên báo Tuổi Trẻ cho biết:
“Để phục vụ dự án khu liên hiệp gang thép và cảng Sơn Dương - Formosa Hà Tĩnh, 36 đền, chùa, miếu mạo ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị giải tỏa, trong đó có năm đền chùa được người dân giữ gìn lâu nay như những di tích quý giá, giờ chỉ là những đống gỗ nát...
“Năm ngôi đền, chùa ở xã Kỳ Phương tương đối quy mô cần được bảo tồn và đầu tư xây dựng. Đây là một quần thể di tích được xây dựng thời Lê, thời Nguyễn liên quan đến các nhân vật lịch sử đã được khảo sát, nghiên cứu” - ông Nguyễn Trí Sơn, trưởng phòng quản lý di sản Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Hà Tĩnh, cho biết...
Mở cánh cửa hội quán thôn Nhân Hòa (xã Kỳ Phương), ông Lê Thế Phong - người trông coi ở đền Quan Tấn - chỉ tay về cuối hội quán đang đặt bàn thờ, bài vị tướng quân Lê Huy Tích (một vị quan cuối Lê - đầu Nguyễn) buồn rầu: “Dân đã lên khu tái định cư (dưới chân núi Hoành Sơn - PV) mà đền Quan Tấn vẫn chưa xây. Để hương khói, thờ tự, dân làng chúng tôi tạm rước tướng quân vào hội quán”...”
Trong khi đó, báo Người Lao Động với bản tin nhan đề ““Xẻ thịt” đình thần” đăng hôm Thứ Hai 11-7-2011 đa viết rằng, nhiều ngôi đình có hơn 100 năm tuổi tại khu vực trung tâm TP Sài Gòn đang bị “xẻ thịt” cho thuê; một số ngôi đền, chùa cổ đã bị xóa sổ.
Bản tin nói, trong đó có đình Tân An tại số 36 Bis Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1 - TP Sài Gòn, từng nổi danh là một ngôi đình linh thiêng... xây dựng theo kiến trúc cổ, kết hợp thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, Quan Thánh Đế Quân và mẹ Ngũ Hành nhằm cầu quốc thái dân an. Chính sự linh ứng, che chở cho con dân, năm Duy Tân thứ 3 (năm 1909), triều Nguyễn đã sắc phong thần Thành Hoàng Bổn Cảnh đình Tân An.
Bản tin Người Lao Động nói về đình này:
“...Hiện nay, phần chánh điện và võ ca (nơi dùng để hát bội những dịp lễ) được ngăn đôi cho thuê. Phía trước chánh điện trở thành phòng tập tạ thuộc Trung tâm Thể hình Đa Kao, phía sau là nhà kho của Công ty Cổ phần Kiến trúc đô thị Nam Sài Gòn.
Sau nhiều ngày thâm nhập phòng tập tạ này, theo ghi nhận của chúng tôi, toàn bộ “phần ruột” đình Tân An đã bị băm nát để xây nhà vệ sinh phục vụ khách, vách tường bị khoan, đục tùy ý của bên thuê, toàn bộ cửa gỗ được thay bằng cửa sắt. Mặc cho bên trên là nơi thờ tự tôn nghiêm, phòng tập tạ mở nhạc xập xình từ 6 giờ đến 21 giờ  mỗi ngày. Mặt tiền ngôi đình, nơi thờ mẹ Ngũ Hành giờ chỉ là một căn phòng chừng 4 m2, cửa đóng kín bưng và bị bao vây bởi hàng quán. Bên trái ngôi đình, nhà hội sở (nơi tiếp khách) đã được UBND phường Đa Kao cho cửa hàng nhạc cụ Nắng Hồng thuê kinh doanh.”
Tương tự, báo này cho biết,  đình Hòa Mỹ (phường Đa Kao, quận 1), nơi thờ danh tướng Trần Bình Trọng, hiện đã trở thành lò bánh mì và xưởng sản xuất giày.
Báo này ghi thêm: “...đền thờ Tây Hồ Phan Chu Trinh ở cuối đường Trương Hán Siêu (phường Đa Kao, quận 1) và chùa Cô Hồn tại số 188  Trần Quang Khải (phường Tân Định, quận 1) hiện đã bị… san bằng. Giờ đây, chùa Cô Hồn chỉ còn trơ trọi một chiếc cổng bị đục phá nham nhở. Trong trí nhớ của ông Nguyễn Đình Tấn (80 tuổi, ngụ phường Tân Định) thì “chùa Cô Hồn trước đây rất lớn, mỗi năm vào dịp rằm tháng 7, chùa cúng cô hồn rất linh đình, kéo dài đến 3 ngày. Tuy nhiên, do sự quản lý yếu kém của địa phương nên ngôi chùa nổi tiếng này bị xóa sổ”...”