THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 February 2011

LỜI CẢM ƠN VÀ MỜI GỌI LẦN 18


HIỆP THÔNG MẶC ÁO TRẮNG ĂN CHAY CẦU NGUYỆN

CHO QUỐC VỤ TIẾN HÀNH GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CSVN

ĐỂ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG

VIỆT NAM THĂNG TIẾN HÒA BÌNH

Huế – Việt Nam, ngày CN 06 tháng 02 năm 2011

Kính thưa Đồng bào Việt Nam thân yêu trong và ngoài Nước,

- Ngày 01-01-2011, tôi đã phát đi LỜI KÊU GỌI TIẾN HÀNH GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ CS, ĐỂ THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG VIỆT NAM THĂNG TIẾN HÒA BÌNH, bắt đầu từ đầu tháng 01-2011 này. Lời Kêu Gọi này đã phù hợp lòng mong đợi của Đồng bào bao năm nay, nên đã được đông đảo Đồng bào hết lòng phấn khởi quyết tâm tiến hành Quốc vụ trọng đại và cao cả này. Tôi xin chân thành ghi ơn mọi Đồng bào.

Quí Bạn hữu và Đồng bào hải ngoại đã và đang có những việc làm thiết thực để triển khai Quốc vụ này.

Tại quốc nội, 38 Bạn trẻ ở Huế, ngày 2-1-2011, từ 5 giờ sáng, mặc áo trắng, vừa đi tập thể dục vừa mang theo biểu ngữ, đã khai trương Cao trào biểu tình năm 2011 để Chống Giặc Tàu và đòi Thiết lập Chế độ Dân chủ Đa nguyên Đa Đảng VN Thăng tiến Hòa bình, kéo theo hơn 300 Đồng bào Huế cùng tham gia. Ngày CN 9-1, đã có 8 điểm biểu tình tại 2 tỉnh Nghệ An – Hà Tỉnh, với hơn 35 ngàn Dân. Vì vài lý do đáng tiếc, các cuộc biểu tình đã tạm lắng đọng thời gian qua. Đàng khác, để đối phó, CA đã đến tận nhà hoặc triệu tập hàng trăm Đồng bào để khủng bố. Riêng tại Huế, CA đã tuyên bố: "Không thể có biểu tình, tên nào định biểu tình, ra khỏi nhà là bị tóm cổ ngay." Ban giám hiệu của tất cả 11 trường Đại học và Cao đẳng ở Huế đã cấm, từ 9-1-2011, tất cả các giảng viên, sinh viên không được mặc áo trắng quần trắng đi dạy, đi học và đi thi. CA đã tăng cường phong tỏa khu Tòa Tổng Giám mục và Nhà Chung Huế suốt ngày đêm, từ sáng ngày 2-1 đến nay. Riêng tôi đã mặc áo trắng, mang khẩu hiệu trước ngực, sau lưng, biểu tình, dù một mình, các ngày 9, 10, 12-13, 15-16 & 17 & 23-1. Chị Mỹ Linh tại Hoa Kỳ đã biểu tình tuyệt thực 5 ngày để đòi đa nguyên đa đảng. Các ngày 24-30, trời mưa lạnh tôi phải nghỉ. Dịp Tết Tân Mão, có lẽ các nơi đều nghỉ Tết. Để Nhà Chung được yên tĩnh vui Xuân, tôi cũng ngưng biểu tình đến 5-2 (mồng 3 Tết Tân Mão). Hôm nay CN 6-2 tôi lại tiếp tục, nếu trời không mưa lớn. Ngày 02-02-2011, trong Di Chúc số 1, tôi đã hướng dẫn rõ ràng tha thiết hơn, từ nay, hi vọng nhiều nơi sẽ biết cách Biểu Tình Ôn Hòa Bất Bạo Động Toàn Diện Tự Phát đơn giản rộng khắp hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những ai đã bằng mọi cách giúp Cao trào đấu tranh biểu tình này phát triển hữu hiệu.

- Trong 4 ngày 01, 02, 03 và 10-10-2010, rồi sau đó, kể từ ngày 15-10-2010, vào các ngày Chúa nhật, mồng 1 & 15 mỗi tháng, nhiều Chức sắc các Tôn giáo và mọi giới Đồng bào trong và ngoài Nước, đã hưởng ứng Lời Mời Gọi của tôi ngày 26-9-2010 và mỗi ngày Chúa nhật liên tiếp sau đó : Hiệp thông mặc áo trắng ăn chay cầu nguyện tại nhà và tại nơi thờ tự chung, cho toàn Dân sớm thành công trong Quốc vụ DÂN CHỦ HÓA VIỆT NAM, ĐỂ CHỐNG LẠI HỮU HIỆU QUỐC NẠN TÀU CỘNG XÂM LƯỢC ĐÔ HỘ VIỆT NAM THEO KIỂU MỚI THẾ KỶ 21, CÙNG LÚC CHỐNG BẤT CÔNG-ĐÒI CÔNG LÝ CHO TOÀN DÂN. Một số Quí vị và Bạn hữu đã quyết định mặc áo trắng và nhịn ăn 1-2 bữa vào các ngày Chúa nhật, mồng 1 & 15 mỗi tháng. Lòng quảng đại quả cảm này đã vượt quá sự mong đợi của chúng ta. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi giới Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước.

- Ngày 21-12-2010, căn cứ trên Hiến pháp và Luật pháp CHXHCNVN, chúng tôi đã gửi đến Ông Chánh án Tòa án Nhân Dân Tối Cao ĐƠN TỐ CÁO và YÊU CẦU TRUY TỐ các Ủy viên các Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành ĐCSVN từ khóa X đang tại chức trở về trước, cho đến ông Hồ Chí Minh, về 2 tội nặng nhất là Phản Quốc và Bán Nước, với các bằng chứng không thể chối cãi : Trao nhượng Hoàng Sa và Trường Sa qua công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký ngày 14-09-1958 theo lệnh của ông Hồ Chí Minh; Ký Hiệp định Biên giới Lãnh thổ trên đất liềnngày 30.12.1999; Ký Hiệp định Biên giới Lãnh hải vịnh Bắc Việt và qui định vùng đánh cá chung ngày 25.12.2000;Nộp hồ sơ về thềm lục địa Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc ngày 07-05-2009 mà lại tự giới hạn chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông; Trao nhượng cho Tàu Cộng đất-rừng-biển dưới nhiều hình thức (Boxit, thuê rừng, bờ biển,… ); Ngăn cấm tinh thần yêu nước của giới trí thức, giới đối kháng và giới dân oan yêu nước qua việc hăm dọa đánh đập, vu khống chụp mũ, kết án giam cầm các công dân đã lên tiếng phản đối Giặc Tàu xâm lược và tố cáo não trạng nô lệ của đảng CSVN.

Những việc trên làm tổn thương tình yêu Nước thiêng liêng và danh dự của người Việt Nam khắp nơi trên thế giới, quốc nội lẫn hải ngoại; làm mất 760-1.000 km2 lãnh thổ phía Bắc; 11.000-20.000 km2 lãnh hải Vịnh Bắc Việt; mất nhiều địa điểm lịch sử và chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng; mất quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa, là tài nguyên về khoáng sản, hải sản và là tiền đồn cực kỳ hệ trọng phía Đông Tổ quốc; mất quyền kiểm soát vùng Tây Nguyên, hơn 300 ngàn hecta rừng đầu nguồn và hàng chục ngàn hecta duyên hải do việc để cho Trung Cộng khai thác bôxit và thuê mướn lâu dài.

Đơn Kiện này đã được đông đảo Đồng bào trong và ngoài Nước cùng ký tên tham gia ủng hộ. Vì Ông Chánh án không dám truy tố, cũng không trả lời lý do, ngày 30-01-2011, tôi đã gửi tiếp qua bưu điện một Thư Yêu Cầu Trả Lời Dứt Khoát về hành động Phản Quốc và Bán Nước của tập thể lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN cho Quốc Dân và Quốc Tế rõ : Ai trách nhiệm và làm sao thu hồi phần lãnh thổ-lãnh hải đã bị TC chiếm mất ?

+ Nhằm tiến hành Cao Trào Giải Thể Chế Độ CS để Thiết Lập Chế Độ Dân Chủ Đa Nguyên Đa Đảng Việt Nam Thăng Tiến Hòa Bình, Cao Trào Bảo Vệ Lãnh Thổ Toàn VẹnChống Tàu Cộng xâm lược đô hộ tinh vi theo kiểu mới, Đòi Công Lý-Chống Bất Công, tôi xin phép tiếp tục lên tiếng mời gọi :

- Mọi Đồng bào Việt Nam trong Nước mặc áo trắng, hiệp thông ăn chay cầu nguyện tại nhà, tại nơi làm việc, tại các Nhà Chùa, Nhà Thờ, Thánh Thất, Thiền Viện, Tu Viện mỗi đêm ngày; tham gia các hoạt động Dân chủ hóa Việt Nam; đặc biệt đến các cơ quan của bạo quyền CSVN và các quảng trường, để biểu tình các ngày Lễ nghỉ, các ngày 01 & 15 trùng vào CN, tất cả 52 Chủ nhật suốt mỗi năm, và các CN trước hoặc sau các dịp kỷ niệm quốc nhục, quốc nạn : 12-1 (Đại hội ĐCSVN khóa XI), 27-1 (Hiệp định Paris 1973), 3-2 (Thành lập đảng CSVN), 30-4 & 1-5, 19-5 (sinh nhật cuội của HCM), 7-7 (Hiệp định Genève 1954), 19-8 (ngày CAND), 2-9 (quốc khánh CSVN), 14-9 (công hàm trao Hoàng-Trường Sa), 1-10 (Quốc khánh Tàu Cộng), 10-12 (Nhân quyền LHQ), 22-12 (ngày QĐND)… như là những tập dượt cho cao điểm… là tẩy chay cuộc Bầu cử Quốc hội độc đảng bù nhìn của ĐCSVN ngày 22-5-2011, hoặc các biến cố Dân bị bắn giết đàn áp oan ức, bị cướp đoạt đất đai… liên tục cho đến ngày hoàn toàn thắng lợi.

- Mọi Đồng bào Việt Nam trong Nước hăng hái và can đảm hơn nữa để tiếp tục viết các Biểu ngữ: Dân Là Chủ, Chống Giặc Tàu, HS.TS.VN, Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam, Đa Nguyên hay là Tàn Lụi, Kiên Trì Giải Thể Chế Độ CS,… khắp nơi trong toàn cõi Việt Nam, ít nhất là tại các nơi Tàu Cộng chưa cướp kịp.

- Mọi Đồng bào Việt Nam ở hải ngoại mặc áo trắng, hiệp thông cầu nguyện tại nhà, tại nơi làm việc, tại các nơi thờ tự chung: mỗi đêm ngày, cách riêng các ngày Chúa nhật, mồng 1 & 15 mỗi tháng; tham gia các hoạt động Dân chủ hóa Việt Nam, nhất là vận động Quốc tế; đặc biệt đến các Tòa Đại sứ, Tòa Tổng Lãnh sự hoặc Lãnh sự CSVN tại tất cả các Nước trên thế giới: biểu tình những dịp hệ trọng hiệp thông với Đồng bào Quốc nội từ nay, suốt năm 2011 và trong nhiều năm tới đây.

Ngoài việc hiệp thông ăn chay cầu nguyện như trên, đồng thanh vớiKháng Thư số 31 của Khối 8406 ngày 15-11-2010, tôi muốn phản đối và tố cáo trước công luận thế giới các quốc nạn này :

1. Nạn giặc Tàu cướp đoạt tàu thuyền, bắt cóc, đánh giết ngư dân Việt Nam liên tiếp trong mấy năm gần đây; nạn Dân oan và các Tôn giáo bị cưỡng chiếm đất nhà-cơ sở cách quá bất công ngày càng khốc liệt tang thương trong cả Nước.

2. Việc nhà cầm quyền CSVN, từ đầu năm 2010 đến nay, liên tiếp đánh đập, bắt bớ, giam cầm, giết chết rất thô bạo nhiều thường dân và Chiến sĩ Dân chủ Hòa bình; cấm họ ra khỏi nhà hết sức bất công, vô luật, vô lý; tấn công các Nhà Thờ, đàn áp các Mục sư và Tín hữu Tin Lành và Công giáo, cụ thể như:

2.1. Đã kết án bất công ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương ngày 26-10-2010 mỗi người 7-9 năm tù giam chỉ vì họ đã giúp đỡ công nhân tranh đấu cho các quyền lợi chính đáng của họ, ngày 26-1-2011 ông Vi Đức Hồi 8 năm vì ông nói lên sự thật; đã bắt Giáo sư Phạm Minh Hoàng, Mục sư Dương Kim Khải, Truyền đạo Nguyễn Thành Tâm và bà Trần Thị Thúy từ tháng 7-2010; đã bắt, đánh đập, kết án tù cách bất công 6 Tín hữu vô tội Giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng ngày 27-10-2010 và 26-1-2011, tiếp tục đàn áp các Tín hữu Cồn Dầu khác; giam tù các bloggers Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) khi đã hết hạn tù; bắt giữ ông Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), cô Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long); sách nhiễu 3 cô Lư Thị Thu Trang, Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần và kỹ sư Đỗ Nam Hải; sắp xử tòa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, vì họ bênh vực lẽ phải, lên án sai lầm-tội ác của CSVN và kiện các quan chức vi phạm luật pháp…; bắt giữ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Hồ Thị Bích Khương (15-1-2011); truy bức anh Nguyễn Ngọc Quang và Mục sư Lưu Huy phải lánh nạn nước ngoài…

2.2. Vô nhân với bà Mai Thị Dung, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần Túy, đang bệnh rất nguy kịch tại trại giam K2, Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai; hẹp hòi vô đạo và ác tâm ngăn cản Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, tặng quà cho các Thương binh chế độ Sài Gòn cũ ngày 28-10-2010 tại Quảng Trị.

2.3. Sử dụng và đội lốt côn đồ chặn đường, hăm dọa hành hung Đức Giám mục Hoàng Đức Oanh tại Kon Tum ngày 7-11-2010 khi Ngài đi cử hành Thánh Lễ và thăm viếng giáo dân theo nhiệm vụ; chiếm đoạt bất công đất của Giáo xứ Thái Nguyên, Giáo phận Bắc Ninh và không chịu giải quyết khiếu kiện chính đáng của Linh mục Fx Nguyễn Đức Đại và Giáo dân Thái Nguyên từ ngày 29-11-2010 đến nay; lợi dụng Linh mục Quản xứ Nguyễn Văn Thiện đi dâng Lễ ở giáo xứ Phúc Tín, Công an-Cán bộ đã chùng lén cướp đoạt 2 lần Nhà Thờ tạm của giáo xứ Trung Quán, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nửa đêm 16-17 tháng 12-2010 và đêm 23-12-2010, không cho Giáo hữu dâng Lễ Mừng Đại Lễ Giáng Sinh; từ tháng 10-2010 đã tấn công bản thân, cộng sự viên và Trụ sở tại quận 2, Sài Gòn của Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Đại diện Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam, ngày 14-12-2010 đã san bằng Trụ sở Hội thánh Tin Lành này, đánh đập, bắt giam và cưỡng bức tất cả các sinh viên thần học về quê, buộc Mục sư Quang phải nộp tiền phạt công san bằng chính Trụ sở Giáo hội của mình 100 triệu đồng quá vô lý; đánh đập thô bạo các Mục sư và Tín hữu Tin Lành khi họ tập trung hàng ngàn người cử hành Lễ Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh 2010 tại Thanh Hóa và Hà Nội ngày 19-12-2010; đánh bất tỉnh 3 người trong số hàng ngàn Đồng bào thuộc 3 xã là Liên Minh, Liên Bảo và Xuân Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định cùng với Lm Giuse Nguyễn An Khang, phó xứ Xuân Bảng, Vụ Bản biểu tình ngày 20-12-2010 do CSVN đền bù đất quá rẻ như cướp đoạt; UBND tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành quy hoạch Viện sinh học Tây Nguyên trên đất của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thếtại phường 7, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng mà không có bất kỳ thoả thuận nào với Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế; chiếm đoạt đất của Dòng Chúa Quan Phòng Portieur tại 190 Tôn Đức Thắng, khối 2, phường 8, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng,…

Để hiệp thông với mọi giới Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước trong các Cao trào hết sức hệ trọng này, tôi xin mặc áo trắng và nhịn ăn 2 bữa sáng-trưa vào 4-5 ngày Chúa nhật, mồng 1 & 15 mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 15-10-2010 vừa qua.

Trân trọng kính mời hiệp thông hưởng ứng. Kính ghi ơn và kính chào mọi người.

Kính mời gọi từ nhà Hưu dưỡng Nhà Chung Tổng Giáo phận Huế

69 Phan Đình Phùng, Huế, ngày 06 tháng 02 năm 2011

Linh mục tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Lý


Lãnh đạo đảng cầm quyền Ai Cập từ chức


Chủ nhật, 6/2/2011, 09:11 GMT+7


Uỷ ban quyền lực nhất của đảng cầm quyền Ai Cập, gồm con trai Tổng thống Mubarak, hôm qua tuyên bố ra đi, nhằm xoa dịu người biểu tình và nhấn mạnh việc chính quyền thực sự quan tâm tới cải cách

Truyền hình quốc gia Ai Cập cho biết, ban lãnh đạo đảng cầm quyền nước này được gọi là Uỷ ban Chèo lái gồm 6 thành viên tuyên bố từ chức hôm qua có con trai Tổng thống Hosni Mubarak là Gamal Mubarak và Tổng thư ký đảng Safwat el-Sharif. Đây là những chính trị gia có quyền lực bậc nhất tại Ai Cập và họ được thay bằng những gương mặt mới còn trẻ, như ông Hossam Badrawi, một người bị gạt ra ngoài thành phần lãnh đạo đảng những năm gần đây do chỉ trích một số chính sách, đã trở thành tân tổng thư ký.

Người biểu tình phản đối Tổng thống Mubarak tại quảng trường trung tâm thủ đô Cairo. Ảnh: AP
Người biểu tình phản đối Tổng thống Mubarak tại quảng trường trung tâm thủ đô Cairo. Ảnh: AP

Việc con trai Mubarak là Gamal rút khỏi Uỷ ban Chèo lái được coi là một sự nhượng bộ lớn của chính quyền đương nhiệm Ai Cập trước sức ép của làn sóng biểu tình. Việc Gamal Mubarak có chân trong uỷ ban trước đây đã khiến rộ lên phỏng đoán đây là bước đi để ông kế nhiệm cha làm tổng thống. Tuy nhiên, Phó tổng thống Ai Cập Omar Suleiman hồi đầu tuần này khẳng định Gamal sẽ không tranh cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu dự kiến tổ chức vào tháng 9 tới.

Trong khi đó, cuộc biểu tình rầm rộ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Ai Cập đã bước sang ngày thứ 12 liên tiếp. Dòng người đổ xuống đường trên khắp cả nước khiến chế độ cầm quyền gần 30 năm qua của Tổng thống Hosni Mubarak chao đảo. Những người biểu tình không chấp nhận các nhượng bộ của chính phủ và họ tuyên bố sẽ không ngừng tuần hành cho đến khi ông Mubarak phải từ chức ngay lập tức.

Do vậy tuyên bố từ chức của ban lãnh đạo đảng cầm quyền, gồm con trai tổng thống, đã không thể làm dịu đi bầu không khí căng thẳng tại Ai Cập hiện nay. Hàng nghìn người vẫn tập trung tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo. AP dẫn lời nhà hoạt động 45 tuổi Wael Khalil nói: "Sự kiện này sẽ càng củng cố sức mạnh cho những người biểu tình và tăng thêm niềm tin cho họ, vì nó cho thấy họ đang chiến thắng và chế độ Mubarak đang lùi dần từng bước một".

Đối phó với làn sóng biểu tình phản đối, Tổng thống Hosni Mubarak đã cho cải tổ nội các nhưng từ chối từ chức ngay lập tức. Nhà lãnh đạo 82 tuổi này cam kết sẽ ra đi vào tháng 9 tới vì cho rằng nếu ông đáp ứng yêu sách của người biểu tình vào lúc này sẽ đẩy Ai Cập vào hỗn loạn toàn diện. Chính phủ một số nước phương tây cũng đã bày tỏ sự ủng hộ người biểu tình tại Ai Cập và gây sức ép với ông Mubarak, nhưng nhìn chung vẫn tỏ ra thận trọng.

Đình Nguyễ
n


Bộ trưởng Tài chính: 2011 sẽ 'thả' giá theo thị trường


Chủ nhật, 6/2/2011, 01:02 GMT+7

Người đứng đầu Bộ Tài chính cho hay, năm 2011 cơ quan này sẽ thực hiện nhiều biện pháp để kìm giá cả, tránh hiện tượng tăng đột biến, đồng thời tiến tới mục tiêu trả nhiều nhóm mặt hàng cho thị trường điều tiết.

Trước thềm năm mới với ngổn ngang những mối lo, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh vẫn dành cho VnExpress.net buổi trò chuyện về những kỳ vọng và thách thức mà ngành tài chính sẽ phải đối mặt trong tài khóa 2011.

Người đứng đầu ngành tài chính - Bộ trưởng Vũ Văn Ninh.

- Thưa Bộ trưởng, năm 2011, trọng tâm của ngành tài chính sẽ tập trung vào các vấn đề, lĩnh vực gì?

- Năm 2011, nhiệm vụ của chúng tôi là tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; tăng cường công tác quản lý thu, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về thuế; phấn đấu tăng thu ngân sách trên 5% so với dự toán. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách; kiên quyết loại trừ các khoản chi tiêu không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật; cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết, chưa thật cấp bách như hội họp, đi công tác nước ngoài... Trên cơ sở phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Bên cạnh đó, cần phải điều hành quản lý giá trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế thị trường vào thời điểm thích hợp đối với giá cả một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá như: điện, than, đất đai, tài nguyên quan trọng... hoàn thiện về mặt cơ chế, chính sách nhằm từng bước thực hiện cơ chế giá dịch vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục...

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm nữa mà chúng tôi đặt ra trong năm 2011 là đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, các khoản vay, ứng chi của các cơ quan, đơn vị Nhà nước.

- Nhiều ý kiến lo ngại về lạm phát năm 2011 sẽ rất cao. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

- Năm 2011, theo nhiều dự báo, kinh tế toàn cầu tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2010. Kinh tế tăng trưởng, nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất vẫn tăng dẫn đến giá cả sẽ nhích lên. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu tiếp tục tăng trưởng khoảng 7% (nhưng vẫn thấp so với mức tăng 11,4% của năm 2010). Vì vậy giá cả thị trường vẫn có xu hướng tăng tuy tốc độ tăng có thể thấp hơn tốc độ tăng của năm 2010.

Trong nước, nền kinh tế phục hồi khá nhanh và lấy lại đà tăng trưởng sau ảnh hưởng của khủng hoảng (mục tiêu tổng sản phẩm trong nước tăng 7-7,5% so với năm 2010). Như vậy, nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ sản xuất kinh doanh cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, những tồn tại vốn có của nền kinh tế chưa khắc phục được triệt để ngay như: cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng, nhập siêu, cán cân thanh toán, bội chi cao, hiệu quả sử dụng vốn, kết cấu hạ tầng… tiềm ẩn những yếu tố gây lạm phát. Thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động xấu đến nền kinh tế, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Trước những khó khăn của nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước như trên, để thực hiện mục tiêu kiểm soát "Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%" mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính kiến nghị 6 biện pháp cụ thể. Trong số đó có việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đầu tư, xuất khẩu, đảm bảo tăng trưởng… và đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa không để thiếu hàng; quy hoạch hệ thống cung ứng hàng hóa nhất là một số sản phẩm chủ yếu theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề xuất các biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa, phấn đấu tăng thu, giảm bội chi ngân sách, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ với lãi suất hợp lý. Đồng thời, chúng tôi cũng thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết với WTO, rà soát và bãi bỏ các khoản phí bất hợp lý. Đối với mặt hàng xăng dầu, chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng quỹ bình ổn, công cụ phí, thuế để kiểm soát giá.

- Vậy năm 2011, Bộ Tài chính sẽ sử dụng các biện pháp gì để kiểm soát thị trường giá cả để tránh nguy cơ "bung" khi hầu hết các mặt hàng thiết yếu bị kìm quá lâu?

- Chúng tôi đã bàn tới rất nhiều biện pháp, trong đó có việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giá theo hướng thị trường. Nghĩa là, giá cả sẽ do thị trường điều tiết. Chúng tôi tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, thông qua việc xây dựng Luật giá thay cho Pháp lệnh giá. Đồng thời, chúng tôi cũng sửa đổi và bổ sung các Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá; xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá, cơ chế xác định giá trong các lĩnh vực cụ thể…

Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ động thực hiện tốt công tác dự báo thị trường, giá cả trong và ngoài nước. Triển khai và thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá. Một trong những công việc của năm 2011 là phải chủ động thực hiện lộ trình điều chỉnh giá theo cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào thời điểm thích hợp trong năm đối với giá cả một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước còn định giá như điện, than, nước sạch, đất đai, tài nguyên quan trọng, các loại giá dịch vụ… Tuy nhiên, lộ trình giá thị trường phải được gắn kết chặt chẽ với hoàn thiện hệ thống cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

- Liệu có xảy ra hiện tượng giá xăng dầu bị kìm quá lâu, trong khi doanh nghiệp bị lỗ nặng sẽ dẫn hiện tượng khi tăng thì giá sẽ đột biến, thưa ông?

- Để kiềm chế lạm phát trong năm 2010, Nhà nước đã sử dụng các công cụ tài chính nhằm thực hiện bình ổn giá (không phải là ổn định giá) một số vật tư đầu vào cơ bản của nền kinh tế (điện, than bán cho sản xuất điện, xăng dầu...). Vì vậy, trong năm 2010 giá một số vật tư nói trên về cơ bản là không biến động nhiều.

Chủ trương thực hiện kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là chủ trương nhất quán. Giá các hàng hóa, dịch vụ cần thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, để hạn chế tác động bất lợi tới nền kinh tế và đời sống người dân thì cần phải có bước đi, lộ trình và thời điểm thích hợp, không để tăng đột biến.

Đồng thời các ngành, các cấp cần chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp bình ổn giá thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa và có chính sách hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý giá.

Hồng Anh


Tết này, ba không mua được bộ áo quần cho con


04/02/2011 07:55:03

 - Tết đã về nhưng một mình ông trong căn nhà trống vắng, bao ký ức cứ vọng về khiến ông không cầm nỗi dòng nước mắt. Cứ độ xuân về, hai cha con lại tất bật soạn sửa để đón tết, nhưng năm nay chỉ một mình ông cui cút lo toan mọi việc.

TIN LIÊN QUAN

Cái chết oan nghiệt


Cơn lũ lịch sử đi qua đã gây bao đau thương tang tóc cho người dân Quảng Bình. Không ai quên được hình ảnh một cụ già tóc đã bạc nhưng mấy ngày liền cứ ngụp lặn trong dòng nước lũ để tìm đứa con gái út bị nước lũ cuốn trôi. Sau nhiều ngày, ông mới tìm được thi thể con.

Đó ông Đinh Xuân Kỳ (75 tuổi, ở thôn Vĩnh Lộc, xã Quảng Lộc, Quảng Trạch, Quảng Bình). Trong đợt lũ vừa qua, đứa con gái của ông là Đinh Thị Hoa (19 tuổi đang học lớp 12) bị nước lũ cuốn trôi. Ngày Tết, theo truyền thống, người dân nơi đây sẽ đốt cho người đã mất một bộ áo quần vàng mã. Nhưng ông không đủ tiền để mua.

Ngồi tiếp chuyện dòng nước mắt ông không cầm nỗi và bao nhiêu ký ức về cái tết năm trước được ông nhớ lại.
Ngồi tiếp chuyện chúng tôi, ông không cầm nổi dòng nước mắt...

Em Hoa ra đi vào chiều 4/10/2010. Sau khi đi học về, thấy đồ đạc trong nhà mình bị lũ cuốn trôi, Hoa cố gắng tìm cách vớt và bị con nước lớn cuốn phăng ra xa. Mọi người đã cố gắng cứu em nhưng không thể. Nước lũ vừa chớm rút, người dân trong làng đã kéo nhau đi tìm em, ngày thứ nhất, ngày thứ hai… vẫn không thể tìm thấy.

Sau 3 ngày ngụp lặn trong dòng nước lũ tìm con, sức đã kiệt, nước mắt đã cạn nhưng ông Kỳ vẫn ngâm mình trong dòng nước lũ mà gọi: "Con ơi! Nằm trong nước lũ lạnh lắm, con nằm ở đâu cho ba biết để ba đưa con về".

Rồi sau hơn 5 ngày, sáng 9/10/2010, thi thể Hoa được người dân tìm thấy cách nhà em chừng 1km, khi dùng thuyền gỡ một đám bèo khổng lồ do lũ cuốn về. Thi thể của em bị vùi dập trong đó. Tại một bãi đất đang ngập bùn, người thân dựng một cái lán tổ chức đám tang cho em.

Và chiều cùng ngày, đoàn người lặng lẽ đưa em ra đồng, bùn lũ vẫn ngập quánh chân. Chỗ em nằm vẫn còn ngập nước.

Tết này khác hẳn mấy Tết kia

Vào chiều 29 tết, trời lạnh thấu xương thịt, tôi về lại vùng rốn lũ xã Quảng Lộc. Những con đường nay đã sạch bùn đất, xác động vật trôi khắp ruộng đồng đã không còn, thay vào đó là mạ non vừa được cấy. Theo con đường làng, tôi tìm đến nhà ông Kỳ để thắp nén hương cho em Hoa và trao một món quà nhỏ nhân dịp năm mới về.

Ngôi nhà của ông phía trước là ruộng đồng mênh mông và từng cơn gió cứ ào ào thổi vào. Ông Kỳ với mái tóc điểm bạc, mặc chiếc áo mỏng manh đang ngồi phăn lưới để chuẩn bị ra sông thả cá. Thấy khách, ông ngừng việc mời tôi vào.

Tết về nhưng ông Kỳ phải phăn lưới để ra sông đánh cá mưu sinh

Ngồi tiếp tôi với ấm nước và bộ ly có một màu vàng bá lên đặc quánh của nước chè, ông nói: "Tết về rồi nhưng mọi đồ dùng trong gia đình chưa được sửa sang dọn dẹp.Chừng này năm trước, cái ấm, ly uống nước không có rứa chú ơi. Con Hoa nó rửa sạch lắm".

Căn nhà hai gian chỉ có một mình ông Kỳ, bởi người vợ đã qua đời cách đây hai năm, còn hai người con gái lấy chồng lập nghiệp ở Tây Nguyên, đường xá xa xôi, cuộc sống nghèo khó nên không về thăm ông được. Đứa con gái út là niềm an ủi động viên để ông cố sống, nhưng đã bị nước lũ cuốn trôi.

Ngồi tiếp chuyện tôi,ông không cầm nỗi dòng nước mắt, bao nhiêu ký ức về cái tết năm trước lại hiện về. Cái ngày 30 tết năm trước, tuy cuộc sống còn nghèo khó nhưng hai cha con cũng sắm ít đồ làm bữa cơm tất niên thờ cúng tổ tiên, sau đó mời anh em đến uống chén rượu xuân.
 

Tết năm nay, chỉ còn một mình ông trong căn nhà trống vắng.

Để có mâm cơm, từ sáng sớm ông đã ra chợ mua đồ về và hai cha con sát cánh bên nhau nấu nướng. Ông càng kể, giọng lại trầm xuống, tay gạt đi dòng nước mắt. Cái tết năm nay, con gái ông không còn ở trên đời, chỉ một mình ông đón tết.

Ngày cuối năm về, từ sáng sớm, loa phát thanh của xóm thông báo tối nay sẽ tổ chức đêm hái hoa dân chủ đón giao thừa. Nghe bản tin xong, lòng ông lại quặn đau thêm khi nhớ lại ngày này năm trước, con mình đi hái hoa dân chủ ở nhà văn hóa xóm. Khi về, nó còn đưa ông mấy điếu thuốc, ít cái kẹo, món quà tuy bé nhỏ nhưng ông thấu hiểu đứa con gái luôn thương yêu ba mình, dù đi đâu, ở đâu cũng luôn nhớ về ba.

Tiếp đến thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, trong lúc chờ đợi, ông thiếp ngủ thì được con gái đánh thức để thắp nén hương trên bàn thờ gia tiên. Năm nay, ông sẽ cố thức để không ngủ quên. Con gái không còn, nếu ngủ quên, không ai đánh thức mình dậy...

Ngày 30 Tết còn ra sông đánh cá

Ngày cuối năm, trong khi mọi người trong làng đi cúng tết thì một mình ông Kỳ lặng lẽ với cái lốp xe ô tô, một cần sào và hai tay lưới tiến về dòng sông Hòa Lộc, nơi phát hiện ra thi thể con gái ông để đánh cá.

Một mình lặng lẽ trên chiếc lốp ô tô, một tay chèo, một tay thả lưới từ 6 giờ tối cho đến 9 giờ đêm ông mới về đến nhà. Và đến 3 giờ sáng lại tiếp tục ra sông mưu sinh để sáng ra mang cá ra chợ đi bán. Theo ông đây là khoảng thời gian cá đi ăn nên mới đánh được.

Ngày 30 tết, ông Kỳ vẫn lênh đênh trên sông nước đánh cá kiếm tiền mua cho con bộ áo quần vàng mã.

Mỗi đêm, ông kiếm chừng 10 đến 15 ngàn đồng để sống qua ngày. Mặc dù ngày 30 Tết nhưng ông vẫn cố gắng để kiếm được ít tiền mua bộ áo quần vàng mã đốt cho gái khi năm mới đến. Nhưng ông đã cố lắm mà bộ áo quần chừng 50 ngàn vẫn không mua nổi. Trời rét quá, không đánh được nhiều cá. 

Ông ngẹn ngào: "Tết năm nay, tôi không có cho gái được bộ áo quần, bởi bao nhiều tài sản bị nước lũ cuốn trôi hết". 

Chào ông Kỳ ra về với lời chúc năm mới, nhưng hình ảnh chỉ một mình ông lặng lẽ trong căn nhà, lặng lẽ tiến đến bàn thờ thắp nén hương cho người vợ và con gái, cứ hiện ra trước mắt tôi.

Đắc Thành


Cận cảnh trứng vịt có lòng trắng màu đỏ


06/02/2011 15:45:31

 - Sáng ngày 6/2, chị Lô Thị Thanh (số 15, đường Đặng Thái Thân, TP Đà Lạt) luộc tiếp 3 quả trứng vịt chị đã mua trước đó thì phát hiện thêm một quả có lòng trắng là màu hồng đỏ.

TIN LIÊN QUAN

Chủ quán tạp hóa, người đã bán những quả trứng trên cho chị Thanh cho biết: Hơn chục năm bán trứng gà, vịt nhưng đây là lần đầu tiên chị ghi nhận hiện tượng kỳ lạ này. Chủ quán đã xin lại mẫu trứng bất thường trên làm chứng cứ để trả lại lô trứng vịt chị đã đặt mua từ một chủ phân phối.

 

Trong khi chờ ngành chức năng làm rõ hiện tượng kỳ lạ này, Bee.net.vn mời quý bạn đọc xem cận cảnh mẫu trứng vịt có lòng trắng màu hồng đỏ rất bất thường:

 

 

Mô tả ảnh.
Hai quả trứng vịt được chị Thanh luộc trong ngày 6/2 một quả lòng trắng có màu hồng đỏ rất bất thường 
Mô tả ảnh.
 
 
Mô tả ảnh.
 
Mô tả ảnh.
Những quả trứng vịt còn lại đang được chị Thanh giữ

 

K. L

 


Đầu năm nhìn lại tình hình tài chính năm 2010 và hướng đi cho năm 2011


2011-02-05

Tình hình tài chính của Việt Nam năm 2010 có gì hơn kém so với năm 2009, hướng đi của năm 2011 này sẽ có gì thay đổi, là thắc mắc được nêu ra trong ngày đầu tiên của năm Tân Mão.

RFA photo

Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT ở TPHCM

2010

Những mặt tích cực

Trả lời câu hỏi của Thanh Trúc, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Ngân Hàng Nhà Nước, hiện là phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, phân tích những mặt tích cực, nhấn mạnh về những điểm yếu đã khiến hệ thống tài chính 2010 gặp khá nhiều biến động:

"Cái tốt thứ nhất là hệ thống tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại và các tập đoàn bảo hiểm, thì khá ổn định. Lợi nhuận của khu vực tài chính là đạt cao nhất trong tất cả các khu vực kinh tế khác.

Cái tốt thứ nhất là hệ thống tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại và các tập đoàn bảo hiểm, thì khá ổn định.

TS Lê Xuân Nghĩa

Bình quân return equity (lợi nhuận) của nó vào khoảng 15%, cao hơn so với 14% hồi năm ngoái.

Điểm thứ hai, nợ xấu (bad debt) thì năm nay cũng tăng cao hơn năm ngoái. Năm ngoái, khoảng 2,3%, năm nay 2,5%.

Còn thanh khoản nơi các ngân hàng thương mại thì đầu năm 2010 có một số những trục trặc. Một số ngân hàng thương mại có những khó khăn nhất định về thanh khoản, nhưng sau được khắc phục và thanh khoản, tức khả năng thanh toán, của các ngân hàng thương mại cho đến cuối năm vẫn bình thường, không có những cái sốc, thì đấy là những mặt tốt."

Tỷ giá hối đoái không ổn định

Về những mặt mà ông gọi là chưa tốt, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa phân tích tiếp, là những biến động của tỷ giá hối đoái. Ông nói tỷ giá hối đoái không ổn định, đồng Việt Nam mất giá so với đồng Đô La vào khoảng 7%:

Lý do tức là sức ép của lạm phát khá là lớn so với tỷ giá hối đoái.

TS Lê Xuân Nghĩa

"Lý do tức là sức ép của lạm phát khá là lớn so với tỷ giá hối đoái. Nhưng mà năm nay có một số những mặt tích cực khiến tỷ giá hối đoái không đến nỗi căng thẳng như năm ngoái, và đó là do thâm hụt thương mại giảm hơn."

Theo ông mức thâm hụt thương mại so với năm ngoái được ghi nhận là giảm và thâm hụt cán cân thanh toán cũng giảm mạnh:

"Năm ngoái thâm hụt cán cân thanh toán (balance of payment) là âm 8,8 tỷ đô thì năm nay chỉ âm 2,5 tỷ."

Khoản nợ Vinashin

vinashin-250.jpg
Tàu Hoa Sen, một trong những dự án thua lỗ của Vinashin. Photo courtesy of VietNamNet.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa còn đề cập đến sự kiện tài chính năm 2010 mà ông cho là không thể không nhắc tới, đó là:

"Vấn đề nổi cộm Vinashin, các khoản nợ của Vinashin là một vấn đề mà Standard and Poor và Moody đánh giá là xấu. Trên thực tế tập đoàn Vinashin sau khi được tái cơ cấu thì đã bắt đầu hoạt động trở lại và bước đầu đã có hiệu quả. Nhưng hiệu quả chủ yếu là do thị trường vận chuyển vận tải biển quốc tế nó phục hồi, giá cước phí vận tải biển tăng lên. Nhưng mà cũng chưa đủ thời gian để mà khắc phục những khó khăn về tài chính của Vinashin."

Rủi ro lạm phát

Phân tích sâu hơn và cặn kẻ hơn về rủi ro lạm phát năm 2010, phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh:

Nếu tính lạm phát cơ bản, tức là loại trừ giá lương thực thực phẩm và giá nhiên liệu tăng lên thì lạm phát cơ bản của Việt Nam chỉ vào khoảng 7,35%, như vậy cũng không phải là quá cao.

TS Lê Xuân Nghĩa

"Cần chú ý tới một điểm là năm ngoái mức lạm phát cao một phần lớn là do giá lương thực thực phẩm tăng mạnh. Mà giá lương thực thực phẩm tăng bởi hai lý do. Một là do mùa vụ, mỗi một năm thường gặp một lần vào khoảng cuối năm. Ngoài ra còn có một lý do khác nữa tức lý do gọi là chu kỳ của giá nông sản. Khoảng bốn năm một lần thì giá nông sản có những đột biến do nhiều thiên tai không chỉ ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Hai lý do này chập vào làm một làm giá nông sản tăng đột biến, đẩy CPI tỷ số giá tiêu dùng tăng lên khá mạnh trong các tháng cuối 2010 và đầu 2011.

Nếu tính lạm phát cơ bản, tức là loại trừ giá lương thực thực phẩm và giá nhiên liệu tăng lên thì lạm phát cơ bản của Việt Nam chỉ vào khoảng 7,35%, như vậy cũng không phải là quá cao. Điều đó cho thấy tính chất mùa vụ rồi tính chất chu kỳ của giá nông sản tác động khá là mạnh vào CPI, để giải thích rằng những sai sót của chính phủ chỉ gây ra vào khoảng 7,35% lạm phát thôi."

2011 

Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát

Ngân hàng MHB Hà Nội hôm 26-04-2010. RFA PHOTO / Tyler Chapman.
Ngân hàng MHB Hà Nội hôm 26-04-2010. RFA PHOTO / Tyler Chapman.
Theo tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, để có thể tháo gỡ những bất cập trong hệ thống tài chính năm 2010 qua thì hướng tới của năm 2011 là chính phủ đặt vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát lên hàng ưu tiên: 

"Vì vậy cho nên chính phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ, đồng thời tiến hành các biện pháp để mà quản lý giá cả, đặc biệt giá lương thực thực phẩm.

Về hệ thống ngân hàng thì chính phủ đặt vấn đề phải giảm mạnh lạm phát để có cơ hội giảm lãi suất và kích thích tăng trưởng kinh tế. Năm 2011 chính phủ chủ trương áp dụng chủ yếu là các công cụ thị trường và bỏ các công cụ hành chính. Các công cụ có tính cách mệnh lệnh hành chính thì chính phủ sẽ bỏ, như vậy làm cho thị trường trở nên dễ dự đoán hơn và kỷ luật hơn."

Năm 2010, theo ông, chính vì áp dụng nhiều công cụ hành chính nên các ngân hàng thương mại phía dưới chẳng những không tuân thủ mà còn lách tránh khiến tạo nên sự lệch lạc:

"Người ta tìm cách lách gây cho thị trường rất nhiều distortion trong hệ thống ngân hàng, ví dụ nó làm cho cấu trúc rủi ro của lãi suất rồi cấu trúc kỳ hạn của lãi suất bị biến dạng, bị méo mó.

Năm tới đây phương châm chủ yếu của chính phủ là áp dụng đầy đủ các công cụ của kinh tế thị trường, kể cả việc chính phủ sẽ điều chỉnh giá trên một số mặt hàng như điện, xăng dầu, vì lâu nay là chính phủ bù lỗ để hỗ trợ người nghèo thì năm tới đây là áp dụng theo giá thị trường thế giới."

Minh bạch lành mạnh hơn

Còn trách nhiệm và công việc sắp tới của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia năm 2011 này? Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia, khẳng định:

Chúng tôi sẽ tập trung vào một số việc, tức là minh bạch hóa khu vực tài chính trên nền tảng áp dụng công cụ của thị trường, tiến hành giám sát khu vực tài chính mạnh mẽ hơn theo các qui định của Ủy Ban Basel Two của Thụy Sĩ. 

TS Lê Xuân Nghĩa

"Chúng tôi sẽ tập trung vào một số việc, tức là minh bạch hóa khu vực tài chính trên nền tảng áp dụng công cụ của thị trường, tiến hành giám sát khu vực tài chính mạnh mẽ hơn theo các qui định của Ủy Ban Basel Two của Thụy Sĩ. Đây là ủy ban của các nước OECD thành lập, còn gọi là Hội Đồng Các Ngân Hàng Trung Ương Các Nước OECD để đưa ra các chuẩn mực về giám sát."

Ông dự báo thị trường tài chính năm tới của Việt Nam có nhiều sự cải thiện, mức thâm hụt trong cán cân thanh toán sẽ giảm, lạm phát những tháng sau Tết sẽ giảm, sức ép về tỷ giá hối đoái cũng như mức thâm hụt ngân sách cũng sẽ giảm đi.

Vấn đề thứ hai, theo ông, cũng là một trong những thay đổi tích cực và cần thiết, là hệ thống ngân hàng được tái cấu trúc theo hướng minh bạch hơn và lành mạnh hơn.

Theo dòng thời sự: