THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 March 2011

# Re: Tien Tri Tran Dan

Những tên như Trần Dần này chẳng khác nào những tên VC, tìm đủ mọi cách để chạy mạng cho chế độ VC.  Mới tháng trước đây, cũng nghe tên Trần Dần này đoán 2014 chế độ VC sụp đổ, hôm nay nó tăng lên 2016 rồi.
 
In a message dated 3/20/2011 10:30:29 A.M. Eastern Daylight Time, baotoquoconline@yahoo.com writes:

Chế Độ Nguyễn Tấn Dũng Đáng Cho Vào Thùng Rác Của Lịch Sử


Họ là công an, lại sĩ quan trung tá, mà họ chẳng rành về luật pháp thì phải làm sao. Họ giống như những người máy rô bô, chỉ biết tuân lịnh theo cấp trên, chẳng biết hiến pháp nói gì. Trường hợp chị Phạm Thanh Nghiên cũng thế đấy, xin biểu tình ở ngoài đường thì chế độ Nguyễn Tấn Dũng không cho phép, về nhà, ngồi biểu tình trong nhà cũng bị bắt dẫn đi, chẳng biết tội gì. Rồi giam chị Nghiên trên 16 tháng,trong khi đó, Điều 120 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự khẳng định tạm giam chỉ tối đa là 16 tháng thôi, tức là 4 lần gia hạn tạm giam. Thay vì chúng nó phải thả chị Nghiên vì qúa hạn điều tra, đằng này chúng nó vẫn đem chị Nghiên ra xử với bản án 7 năm tù, 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Ngay cả cơ quan điều tra gồm những tên thi hành luật pháp mà còn ngồi xổm trên luật pháp, thì cái chế độ NTD này phải ra đi. Điều 69 hiến pháp đã khẳng định quyền tự do ngôn luận, ấy thế mà chỉ một biểu ngữ "Tổ Quốc Và Nhân Dân Bên Cạnh Anh Chị" lại bị họ tịch thu thì những tên như trung tá sĩ quan công an Nguyễn Văn Huệ này đã qúa hỗn láo với nhân dân rồi.

Có lẽ tên trung tá Nguyễn Văn Huệ này nghĩ rằng Đảng và Nhà nước không bao giờ sai lầm. Có nghĩa là, bất cứ ai có sự suy nghĩ bị cáo TS Cù Huy Hà Vũ vô tội mà dám bày tỏ bằng hàng chữ viết, đều phải có tội. May là hàng chữ đó nó nằm ở thềm nhà, chứ có ai đó cầm biểu ngữ này trước cửa, có lẽ sẽ bị 7 năm tù như chị Phạm Thanh Nghiên rồi. Nhưng cái hèn và cái lưu manh của chế độ này nó lại không xử điều đó, nó xử vào những bài viết của chị Nghiên. Cũng giống y chang như TS CHHV, nó chẳng xử vụ 2 bao cao xu, chỉ xử những bài viết và lời nói của TS CHHV với tội danh Điều 88, tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCNVN. Nếu nói Đảng và Nhà Nước chẳng bao giờ sai lầm, vậy tại sao từ năm 1975 đến 1988, toàn dân phải ăn độn ngô, khoai, bo bo…? Cả nước sắp chết đói, may mà áp dụng nền kinh tế tư bản của Việt Nam Cộng Hòa kịp thời. Đảng coi nhân dân như những con vật thí nghiệm cho chủ nghĩa xã hội điên cuồng, ấy thế mà giờ này cũng còn gọi là "định hướng XHCN". "Tổ Quốc Và Nhân Dân Bên Cạnh Anh Chịcó nghĩa rằng LS CHHV vô tội, những gì LS CHHV làm đó là ý nguyện của tổ quốc và nhân dân. Vậy, té ra Đảng và Nhà nước đã sai lầm, hay nói thẳng ra chế độ Nguyễn Tấn Dũng sai lầm. Thành ra, chắc bộ công an có luật miệng, qua tên trung tá Nguyễn Văn Huệ: "Ai nói chế độ Nguyễn Tấn Dũng sai lầm là có tội". Vậy xử án làm quách gì cho nó mệt, tốn tiền của nhân dân, vì chế độ NTD luôn luôn thắng mà, cứ giam luôn TS CHHV cho rồi, bày vẻ tòa án làm gì, mệt qúa. Kết luận, người ta nói tòa án VC là loại tòa án bỏ túi chẳng sai chút nào, có nghĩa là bản án để sẵn trong túi, xử qua loa một vài tiếng rồi anh chánh án rút bản án trong túi áo ra đọc, chấm hết.

Người ta nói, "thượng bất chánh, hạ tất loạn", trên mà cà chớn, bậy bạ, thì ở dưới cũng thế, cũng cà chớn, cũng bậy bạ loạn cào cào lên. Chế độ NTD cũng y chang như thế, thay vì thấy cấp dưới mình sai lầm, Dũng phải biết lên tiếng, dùng quyền hành ngăn chặn hay xử phạt, cách chức những quan chức làm sai. Nhưng khổ nổi, NTD là một tên dốt, 12 tuổi bỏ học làm giao liên, biết gì về hiến pháp và luật pháp mà hành xử chức thủ tướng. Thủ tướng là người đại diện cả nước để thi hành hiến pháp và luật pháp, ấy thế mà vụ án vô cùng bất công, cả nước đều biết, xử 2 trẻ em học sinh vị thành niên Thúy và Hằng với bản án 11 năm tù giam ở tỉnh Hà Giang, thế mà mặt Dũng cũng trơ trơ như mặt thớt, chẳng nói một lời. Một chế độ bao che từ trên xuống dưới như chế độ NTD phải đáng cho vào thùng rác của lịch sử.

Tổng Nổi Dậy Xuống Đường Bà Con Ơi,

Ngày 21 tháng 3 năm 2011

Mylinhng@aol.com

http://mylinhng.wordpress.com

Xin phổ biến tự do

Công an phường Điện Biên cướp hoa của nhà chị Dương Hà

Trưa nay đang đi trên đường Láng, thì chị Bích gọi điện, giọng vui vẻ bảo " em ơi đến xem nhiều hoa lắm"

Đến văn phòng luật Cù Huy Hà Vũ đã hơn 13 giờ, chị Hà, chị Bích chỉ cho xem hoa, nào là lẵng hồng 200 bông, rồi mấy lẵng hoa khác nữa để ở thềm cửa. Các chị ríu rít khen hoa, chỉ trỏ trầm trồ. Đúng là phụ nữ có khác, yêu thích hoa thế cơ.

Chị Hà nói ban nãy ông tổ trưởng dân phố ghé mũi vào đọc dòng chữ trên một lẵng hoa

- Tổ Quốc và Nhân Dân bên cạnh Anh Chị

Ông ý đi thì lát sau cảnh sát khu vực Nguyễn Thụy Hân và một đồng đội nam đến xem xét mấy lẵng hoa và đi về.

Mấy chị em đang ngồi ngắm hoa, một xe công an áp tới cửa nhà, một toán công an, dân phòng từ trên xe nhảy xuống hùng hổ quát

- Mang hết hoa vào trong nhà.

Chị Hà nói với cảnh sát Hân có hoa để thềm cửa nhà chị thì có vi phạm gì không, dòng chữ " Tổ Quốc và Nhân Dân bên cạnh Anh Chị" có vi phạm không.?

Cảnh sát Hân bảo không vi phạm gì, nhưng nhân dân phản ánh lên là " phản cảm" cho nên gia đình cất đi nếu không sẽ thu, lệnh của quận trưởng là vậy.

Chị Hà nói chị không để vỉa hè ( nhìn trong ảnh các lẵng hoa để trên thềm nhà ), nếu thu phải có lập biên bản, hoa này bây giờ là tài sản của chị, mà tài sản lớn vì giá trị một lẵng hoa đến vài trăm nghìn đồng. Với nhiều lẵng hoa như thế thì không thể thu giữ tùy tiện.

Trung Tá công an phường Điện Biên Nguyễn Văn Huệ quát.

- Có cất vào nhà không thì bảo, trường hợp này là " đặc biệt" không có lôi thôi gì.

Chị Hà kiên quyết không cất vào nhà, vì rõ ràng hoa đang ở trên đất nhà chị. Công an Huệ ra lệnh cho dân phòng và các công an khác

- Tịch thu mang về quận.

Thế là dân phòng, công an hùng hục lao vào giật những lẵng hoa, khiến hoa rơi tơi tả. Lúc này có mấy người phụ nữ là hàng xóm, mấy người phụ nữ khác từng được anh Vũ bênh vực cũng có mặt, họ cùng với chị Hà, chị Bích lao vào giằng lại hoa và chất vất công an Huệ.

Nhưng nhờ lực lượng chính quyền đông hơn và toàn là đàn ông, cho nên chính quyền đã dành phần thắng áp đảo, số chiến lợi phẩm trong chiến dịch này là 4 lẵng hoa to trị giá khoảng 1,2-1,8 triệu Việt Nam Đồng đã được liên quân dân phòng, công an chất lên xe chở về trụ sở công an.

Sự việc kết thúc lúc 14 giờ 30 ngày hôm nay 21-3-2011

Trung tá Nguyễn Văn Huệ đeo kính trắng đã chỉ huy liên quân thắng lợi huy hoàng trong chiến dịch lấy hoa nhà chị Dương Hà

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/259/259

23
0
 
 
Rate This

HÀ NỘI HÔM NAY _ ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÁT TRIỂN NHƯ VẦY Ư ?????????????????

 NHÌN QUA NHỮNG HÌNH ẢNH NÀY........TUỔI TRẺ VIỆT NAM NGHĨ GÌ ?? 


Thủ tướng Việt Nam báo cáo tổng kết nhiệm kỳ


Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận dưới sự điều hành của ông, chính phủ có nhiều yếu kém cần khắc phục.

Thủ tướng phát biểu như vậy trong báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đọc trước  Quốc Hội chiều 21/3.
Theo Vietnam Net, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận quản lý điều hành kinh tế vĩ mô chưa hiệu quả cũng như lúng túng  trong đảm bảo cân đối vĩ mô, các định chế tài chính nhất là hệ thống ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm chưa đủ mạnh. Ngừơi đứng đầu chính phủ cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự kiện cơ chế quản lý đất đai nhiều bất cập. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nhìn nhận là chương trình cải cách hành chánh chưa được thực hiện đúng mục tiêu và chưa khắc phục được nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tham nhũng lãng phí.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Na Uy tài trợ thêm 100 triệu đôla để giúp giảm phát khí thải nhà kính


Chính phủ Na Uy tiếp tục tài trợ 100 triệu USD để thực hiện giai đoạn 2 chương trình giảm phát khí thải nhà kính của Liên Hiệp Quốc tại 6 tỉnh của Việt Nam.

Thông tin này được ghi nhận hôm 21/3 tại Hà Nội. Theo Saigon Tiếp Thị Online,  giai đoạn 2 chương trình sẽ được thực hiện từ tháng 8 sắp tới tại 6 tỉnh trên lãnh thổ Việt Nam có độ che phủ rừng cao và là đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau. Mục tiêu chủ yếu được nói tới là nhằm nâng cao công tác quản lý tài nguyên rừng bền vững hướng tới mục đích giảm thiểu phát thải khí nhà kính do phá rừng và suy thoái rừng.   
Trong giai đoạn 1 kéo dài hai năm từ 2009 tới 2011 của chương trình vừa nêu, Na Uy đã tài trợ 4.380.000 đô la Mỹ cho Việt Nam và Lâm Đồng là tỉnh đã được triển khai chương trình giảm phát khí thải nhà kính. 


Việt Nam kết án tử hình một người nước ngoài vì buôn ma túy


Vận chuyển 1kg heroin, Michael Ikenna Nduanya 34 tuổi quốc tịch Nigeria đã bị tòa án TP.HCM kết án tử hình trong phiên xử ngày 22/3/2011.

Người vợ Việt Nam của y can là Nguyễn Thị Hải Anh 27 tuổi quê ở Đăk lăk cũng bị tòa tuyên án chung thân vì cùng phạm tội chung với chồng.
Theo cáo trạng, năm 2008 hai bị can đã tham gia đường dây vận chuyển Ấn Độ-Campuchia-Việt Nam-Trung Quốc, nhiệm vụ của vợ chồng Michael-Hải Anh là nhận hàng từ Campuchia đưa vào Việt Nam sau đó chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Tháng 12/2009 theo chỉ đạo của chồng, Hải Anh chuyển gần 1 Kg heroin từ Campuchia về tới Bến xe miền tây thì bị các nhân viên bài trừ ma túy của Bộ Công An và Bộ đội Biên phòng bắt quả tang.
Nếu không bị bắt lượng 'hàng trắng' này sẽ được các bị cáo đưa ra Hà Nội sau đó chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.    
  


Việt Nam mất trên 200 triệu đôla/năm vì nạn thuốc lá lậu


Tệ nạn thuốc lá nhập khẩu lậu gây những tổn thất tài chánh lớn lao cho chính phủ Việt Nam.

Theo một phúc trình của Hiệp Hội Thuốc Lá Việt Nam phổ biến hôm 22/3, năm 2010 ngân sách Nhà nước thất thu 3.600 tỷ đồng tiền thuế. Nhưng quan trọng hơn nữa là bọn buôn lậu đã làm chảy máu lượng ngoại tệ lên đến 200 triệu USD, để mua thuốc lá như Jet, Hero qua ngả Campuchia và Lào.
Theo điều tra của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, thuốc lá lậu làm giảm thị phần tiêu thụ thuốc lá nội địa từ 18-22%. Việc giảm thị phần ảnh hưởng họat động sản xuất phụ trợ của ngành thuốc lá như, giảm cung cấp 850 triệu tờ nhãn bao thuốc lá, 92,5 triệu tờ nhãn cây (tút) thuốc cũng như 1,6 triệu thùng các tông  và 134 túi nhựa PE.  
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Việt Nam có 15,3 triệu người hút thuốc lá. Còn theo điều tra của ngành y tế Việt Nam năm 2007 người dân chi tới 14 ngàn tỷ đồng cho nhu cầu thuốc lá


Chiến sự tiếp diễn tại Libya


Lực lượng trung thành với Tổng thống Gadaffi tiếp tục mở các đợt tấn công vào phe nổi đậy, trong khi Liên minh đang lúng túng trong việc xác định nước đứng đầu chiến dịch.

Binh sĩ trung thành với lãnh tụ Gadaffi đã mở những cuộc tấn công nhắm thẳng vào 2 thành phố đang nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng nhân dân nổi dậy, trong khi phi cơ của liên quân vẫn tiếp tục những cuộc oanh kích trong chiến dịch quân sự do Hoa Kỳ điều khiển đã bước sang ngày thứ 3.

Tin tức do các hãng thông tấn nước ngoài gửi từ Libya cho biết trong 12 giờ đồng hồ vừa qua, binh sĩ của chính phủ Libya đã mở những cuộc tấn công và pháo kích 2 thành phố Misrata ở miền Tây và thành phố Zintan nằm sát biên giới với Tunisi. 

Ở Misrata có ít nhất 44 người dân thiệt mạng, và tại Zintan, dân chúng đã phải bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.

Trong suốt ngày hôm nay, đài truyền hình Libya tiếp tục đưa tin liên quan đến những cuộc oanh kích do không quân và hải quân liên minh quốc tế thực hiện. 

Bản tin hồi xế trưa nói rằng nhiều địa điểm bị trúng bom, nhưng đồng thời cũng nói là dân chúng vẫn trung thành với lãnh tụ Gadaffi và không nao núng trước điều mà nhà nước Tripoli gọi là hành động xâm lăng của kẻ thù đế quốc chủ trương xâm lược. 

Hồi khuya hôm qua, một chiếc máy bay F-15E của Hoa Kỳ lâm nạn. Các viên chức quân sự Mỹ nói sự cố xảy ra vì lỗi kỹ thuật chứ không phải vì trúng đạn phòng không của Libya.

Bản tin do hãng thông tấn Reuters đánh đi từ Tripoli cho hay cả 2 viên phi công đều nhảy dù ra thoát hiểm, một người đã được cứu sống và máy bay của liên minh đang tìm người thứ nhì.

Một trong những khó khăn mà liên minh đang gặp phải là chọn quốc gia điều khiển chiến dịch trong những ngày tới. Hiện giờ Hoa Kỳ đang tạm giữ vai trò chỉ huy, nhưng cả Tổng Thống Barack Obama lẫn ông Tổng trưởng Quốc Phòng Robert Gates đều nói sẽ sớm trao quyền lại cho liên minh.

Cho tới sáng nay, giới thạo tin ở Washington cho Ban Việt Ngữ chúng tôi biết là Thủ Tướng Anh David Cameron đề nghị trao cho NATO nắm quyền chỉ huy, nhưng các quốc gia Hồi Giáo và Tổng Thống Pháp Nicholas Sarkozy không đồng ý, lấy lý do nếu NATO nắm quyền này, thì có khả năng vẫn do một tướng lãnh Hoa Kỳ lãnh đạo. 

Lãnh đạo Liên minh?

Ngoại Trưởng Franco Frattini của Ý cũng đã lên tiếng nói nếu không trao cho NATO điều khiển chiến dịch, lúc đó quân đội nước ông sẽ hành động riêng rẽ, không tham gia liên minh.

Một trong những điểm khác biệt cũng đang được các nhà quan sát chính trị quốc tế nói đến là mục tiêu của những cuộc oanh kích và số phận của lãnh tụ Gadaffi. 

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ vẫn lên tiếng nói "Gadaffi phải ra đi" và mới chiều hôm qua trong cuộc họp báo ở Santiago chung với Tổng Thống Chilê, Tổng Thống Obama cũng bảo "Gadaffi phải ra đi", giải thích rằng các cuộc oanh kích không nhắm vào mục đích sát hại lãnh tụ độc tài của Libya. 

Trong khi đó, qua những cuộc phỏng vấn, Đại Sứ Pháp ở Liên Hiệp Quốc Gerald Araud cũng đều bảo "mục tiêu tối hậu là phải loại trừ Gaddafi".

Mới đây, có tin nói là dường như Hoa Kỳ và các nước đồng minh có vẻ đồng ý với giải pháp giúp lực lượng nổi dậy chiếm giữ miền Đông Libya và Gadaffi giữ miền Tây. 

Sáng nay khi ra điều trần trước Nghị Viện, Thủ Tướng Cameron cho hay Libya không phải là Iraq, giải thích thêm là không có chuyện đưa quân đội vào lật đổ chính quyền Tripoli để rồi sau đó phải dựng một chính phủ mới và nhận lãnh mọi trách nhiệm giúp người dân Libya xây dựng lại đất nước của họ.


Số người chết vì động đất-sóng thần ở Nhật tăng cao


Các viên chức Nhật cũng nói số người thiệt mạng đã lên tới gần 9,000 người và hiện vẫn còn 12,654 người mất tích.

Theo uớc lượng của cảnh sát Nhật Bản, quận Miyagi là nơi bị thiệt hại nặng nhất, số người chết và mất tích ở riêng quận này có thể lên đến 15,000 người. 

Về thiệt hại vật chất, các chuyên viên Ngân Hàng Thế Giới nói là có thể lên đến 250 tỷ dollars, và đây là thiên tai gây tổn thất lớn nhất thế giới.

Hồi sáng nay, lại có thêm 2 trận động đất xảy ra ở miền Đông Bắc của Nhật Bản, cách nhau chỉ khoảng 2 tiếng rưỡi đồng hồ.Trận đầu tiên đo được 6,6 độ richter và trận thứ nhì đo được 6,4 độ richter. Chưa có tin gì về thiệt hại do 2 trận đông đất này gây nên. 

Trong khi đó tin cho hay, hiện đã có điện làm nguội lò hạt nhân-Quận Myagi tử vong tới 15,000-2 trận động đất mới trên 6 độ.

Khói và hơi nước vẫn tiếp tục bốc lên từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima, nhưng các chuyên gia hạt nhân lên tiếng trấn an, nói rằng không có gì đáng lo âu.

Tin chúng tôi nhận được trước giờ phát thanh cho hay các toán chuyên viên Nhật Bản đã bắt điện được cho tất cả các lò phản ứng để chạy hệ thống làm nguội, đồng thời công tác bơm nước vào lò vẫn được tiến hành đều đặn. 

Về độ nhiễm phóng xạ, các giới chức điều hành Công Ty Điện Lực Tokyo xác nhận quả có cao hơn mức bình thường nhưng nói rõ là không nguy hiểm đến sức khoẻ. 

Dù vậy, chính phủ Nhật Bản cũng đã lên tiếng khuyến cao cư dân ở những vùng nằm gần nhà máy điện Fukushima đừng nên uống nước máy lấy từ vòi ra, cũng như không mua sữa và rau cải sản xuất từ những vùng nằm gần nhà máy điện này. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.


Thực chất cuộc cách mạng Hoa Lài


2011-03-22

Cuộc Cách mạng Hoa Lài khởi sự ở Tunisie miền Bắc Phi đang lan tràn trong thế giới Ả Rập và làm bùng dậy khối người mới đây còn nhẫn nhục cúi đầu dưới gót độc tài. Có những niềm hy vọng nào, và những mối lo gì nảy sinh từ đó?

RFA photo

Cảnh sát Tunisie đàn áp

Ai ai cũng tưởng như mọi sự đều "bình thường" và "an hảo", nhưng ai ngờ ngọn đuốc cách mạng Tunisie như ngòi thuốc súng làm sôi sục Ai Cập, Algérie, Yemen, Barhain và nay Libya. Chúng tôi phỏng vấn Giáo sư Cherif Ferjani, người Tunisie, để tìm hiểu thực chất cuộc Cách mạng Hoa Lài.

Niềm hy vọng lớn

Ỷ Lan: Xin chào Giáo sư Cherif Ferjani. Trước hết xin giáo sư vui lòng tự giới thiệu đôi lời.
Cherif  Ferjani: Hiện nay tôi là giáo sư đại học Lyon 2 ở Pháp. Tôi là cựu tù nhân, thành viên sáng lập Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Tunisie.
Ỷ Lan:  Mọi người trên thế giới đều hứng thú theo dõi những đổi thay cơ bản ở Tunisie; giáo sư có thể cho biết cảm tưởng chung về những chi đang xẩy ra tại Tunisie?
chúng tôi đang trên đường tháo gỡ mọi guồng máy độc tài
GS Ferjani
Cherif  Ferjani: Cảm tưởng của tôi là: Một niềm hy vọng lớn cho dân chủ trên quê hương tôi. Trong vòng 4 tuần lễ, một phong trào bất bạo động đã hạ bệ một tên độc tài, và chúng tôi đang trên đường tháo gỡ mọi guồng máy độc tài. Trước hết là giải tán cái đảng ngự trị độc tôn trên đất nước chúng tôi kể từ ngày Tunisie tuyên bố độc lập vào thập niên 50. Đồng thời, cho về vườn hay sa thải các bộ trưởng, các viên chức cảnh sát, viên chức hành chánh chống đối tiến trình dân chủ hóa đất nước; trả tự do cho tù chính trị; mời giới lưu vong hồi hương, cũng như tham gia các Công ước quốc tế về nhân quyền, như hủy bỏ án tử hình, như cấm tra tấn, gia nhập Tòa án quốc tế xử các tội ác chống nhân loại, và đặc biệt là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy phê chuẩn Công ước này trước đây, nhưng Tunisie đã đặt ra một số điều kiện trên hai điểm: bất bình đẳng trong việc chia gia tài và việc cưới hỏi giữa người Hồi giáo và không Hồi giáo. Đối với chúng tôi, những biện pháp thực hiện trên đây mang lại hướng dân chủ cho cuộc cách mạng.

Mối lo trọng yếu

Tuy nhiên nỗi lo lắng lớn hiện nay là quyền lực của Ben Ali khóa miệng mọi biểu tỏ tự do trong xã hội, gây thành khoảng trống trên bình diện chính trị. Các nhà dân chủ bị phân hóa. Các phong trào dân chủ ở Tunisie chia rẽ nhau giữa phe ủng hộ một chính quyền chuyển tiếp và phe chống lại chính quyền này. Một số kêu gọi cho việc bầu cử một quốc hội lập hiến. Nhưng với điều luật bầu cử nào đây ? Làm sao vừa thoát ly nền độc tài lại có thể tiến thẳng vào những cuộc bầu cử. Đây là một nan đề. Hiện có một mặt trận đang thành lập, gọi là "Hội đồng bảo vệ Cách mạng".

Biểu tình ở Bahrain
Biểu tình ở Bahrain
Mặt trận tự xem như một chính phủ thứ hai, một chính phủ kép. Thật khônt thể an tâm trong tình trạng lưỡng quyền. Tôi hy vọng rằng một chính quyền lâm thời cùng với "Hội đồng bảo vệ Cách mạng" hãy hợp tác với nhau cho một cuộc bầu cử dân chủ thực sự, tác tạo những điều kiện hình thành cuộc đầu phiếu dân chủ. Đó là hiện tình chính trị ở Tunisie.

tôi mong mỏi có một bộ luật bầu cử tính theo tỉ lệ, nhằm ngăn chận một đảng độc tôn
GS Ferjani

Điều bất hạnh hiện nay là lực lượng có tổ chức lại là lực lượng Hồi giáo. Dù rằng giới lãnh đạo Hồi giáo có những tuyên bố ủng hộ dân chủ, nhân quyền, kể cả quyền phụ nữ. Họ nói rằng họ sẽ không đặt lại những vấn đề này. Thật là điều không nên, nếu họ là lực lượng chính trị duy nhất. Vì vậy mà tôi mong mỏi có một bộ luật bầu cử tính theo tỉ lệ, nhằm ngăn chận một đảng độc tôn thủ đắc mọi quyền hành, dù đảng này quan trọng đến thế nào, để các chính đảng khác nhau có thể cộng tác điều hành việc nước.

Giúp Tunisie là giúp chính châu Âu

Ỷ Lan: Giáo sư lượng giá như thế nào về phản ứng của cộng đồng quốc tế?
Cherif  Ferjani: Cộng đồng thế giới đã đồng lõa với chế độ độc tài Tunisie cho tới ngày Ben Ali bị hạ bệ. Bây giờ, chắc là những thành viên của cộng đồng quốc tế muốn chuộc lỗi, ví dụ như phong tỏa các chương mục của Ben Ali và đồng bọn, và họ hứa sẽ hoàn trả cho Tunisie. Chúng tôi cần những ngân khoàn này. Những ngân khoản tương đương với ngân qũy quốc gia Tunisie, tương đương với một phần ba nợ của Tunisie. Nếu được hoàn trả sẽ là một món tài chính lớn cho nền kinh tế Tunisie. 
Tôi nghĩ rằng có một việc rất quan trọng và chủ yếu là việc châu Âu giúp Tunisie trang trải các nhu cầu, đặc biệt về công ăn việc làm và phát triển công minh cho Tunisie. Đây cũng là lợi ích cho châu Âu. Nếu người dân Tunisie có công ăn việc làm và được hưởng nền dân chủ tự do trên quê hương họ, thì chẳng còn cớ gì cho họ di cư sang nước khác. Tính mạng họ rất nguy hiểm khi họ đáp tàu hay những dùng con thuyền con tạm bợ để di cư. Nếu họ phải chết trên biển, ấy chỉ vì họ không có công ăn việc làm ở Tunisie, vì họ chẳng còn hy vọng gì trên xứ sở họ.

Phải có công ăn việc làm người ta mới không tìm cách trốn sang nước khác
GS Ferjani

Cuộc cách mạng này đang mang lại hy vọng cho dân chủ, nhưng cuộc cách mạng phải kéo theo sự thành công trên lĩnh vực kinh tế và xã hội, đồng thời giải quyết nạn thất nghiệp, bởi vì thiếu công ăn việc làm, con người sẽ mất nhân phẩm. Cuộc cách mạng ở Tunisie theo lệnh của ba chữ: Công ăn việc làm, Tự do và Nhân phẩm. Phải có công ăn việc làm người ta mới không tìm cách trốn sang nước khác. Vì quyền lợi của châu Âu mà bên bờ biển phía nam của Địa Trung hải dân chủ phải ra đời, kinh nghiệm dân chủ phải thành công ở đây cùng với sự thành công trên lĩnh vực kinh tế và xã hội. Đó sẽ là một luồng gió mới cho chính nền kinh tế Châu Âu.

Việt Nam: đã thắng xâm luợc, sẽ thắng độc tài đảng trị.

Ỷ Lan: Xin giáo sư câu hỏi chót. Cuộc phỏng vấn này sẽ được Đài Á châu Tự do phát về Việt Nam. Nước Việt Nam cũng đang chờ ngóng tự do. Hiện nay Việt Nam vẫn còn trong chế độ độc đảng. Trước tình trạng như thế, Giáo sư sẽ nói gì với người Việt hôm nay ?

Dân Tiền Giang biểu tình đòi đất
Dân Tiền Giang biểu tình đòi đất

Cherif  Ferjani: Tôi thì tôi tin rằng nhân dân Việt Nam từng chiến thắng những cuộc dội bom của Mỹ, tất nhiên cũng sẽ chiến thắng chế độ độc tài độc đảng đang ngự trị nhờ lý do là chế độ này từng lãnh đạo chống xâm lược Mỹ. Người Việt tự hào giành được độc lập, nhưng ngày nay, người Việt cũng như nhân dân toàn thế giới không thể nào sống mãi với niềm tự hào đã giải phóng dân tộc. 

Chính khối nhân dân này cũng sẽ chiến thắng nạn độc tài đang vây hãm họ kể từ khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hoàn thành
GS Ferjani

Ngày nay ai cũng có nhu cầu hướng về tương lai. Chẳng lợi ích chi việc giải phóng khỏi cùm ách ngoại lai để biến đất nước thành nhà tù cho dân Việt. Cho nên theo tôi, tôi tin tưởng vào nhân dân Việt Nam, vào các dân tộc Đông Nam Á đã chiến thắng những đội quân khổng lồ trên thế giới, chiến thắng bom napalm, chiến thắng những cuộc dội bom long trời lở đất. Chính khối nhân dân này cũng sẽ chiến thắng nạn độc tài đang vây hãm họ kể từ khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hoàn thành.
Ỷ Lan: Trong vấn đề giáo sư vừa đề cập, thì quan điểm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam là chính cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam đã thành công giành lại chủ quyền cho nhân dân và họ coi như đây là trọng điểm của Nhân quyền, họ bác bỏ mọi khái niệm nhân quyền khác trong thế giới. Giáo sư nghĩ sao về một luận điểm như thế ?
Cherif  Ferjani: Luận điểm này sai lầm, và các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa rút được bài học lịch sử. Đây là thứ diễn văn của Staline bên Liên Xô cũ, đây là thứ diễn văn của Mao Trạch Đông bên Trung quốc, thứ diễn văn mà Kim Nhật Thành bô bô ở Bắc Triều Tiên, thứ diễn văn mà các lãnh tụ đệ tam thế giới rêu rao ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh. Bọn chúng tưởng rằng chỉ cần có độc lập dân tộc là đủ. Tự do bị rút gọn vào công cuộc giải phóng để thay thế cho ngoại nhân xâm chiếm. Quyền tự quyết không chỉ là nền độc lập với ngoại bang, mà là quyền tối thượng của nhân dân. Mà nhân dân không thể hưởng quyền tối thượng của họ khi họ bị tước đoạt các quyền cơ bản, các quyền tự do cơ bản và các quyền tự do của công chúng.

Ỷ Lan: Xin cám ơn giáo sư Cherif  Ferjani.


Vinashin sai phạm chưa đến mức kỷ luật?



2011-03-22
Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong Chính phủ có liên quan đến những sai phạm của Vinashin.

Photo courtesy of Vinashin
Tàu vận tải biển do tập đoàn Vinashin đóng trước đây.
 
Trong phiên họp cuối cùng của quốc hội khóa 12 Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân  trong Chính phủ có liên quan đến những sai phạm của Vinashin. Dư luận trước quyết định này ra sao?

Chính phủ nâng đỡ mọi cách

Khi nhắc đến Vinashin người ta thường hình dung một tập đoàn kinh tế nhà nước khổng lồ có vốn kinh doanh hàng tỷ đô la và công nhân làm việc cho nó lên đến hàng chục ngàn người.
Tập đoàn Vinashin trên danh nghĩa là kinh doanh đóng tàu và các lĩnh vực hàng hải, tuy nhiên trong thời gian trước ngày sụp đổ, tập đoàn này đã kinh doanh tràn lan sang các ngành khác không đúng chức năng của nó. Tập đoàn Vinashin được chỉ đạo trực tiếp từ văn phòng thủ tướng chính phủ và những đơn vay vốn của nó thường được dễ dàng thông qua bất kể đồng tiền mà nó nhận có được nó xử dụng đúng mục đích hay không.
Khi tôi ra ăn trộm một chiếc xe đạp ngoài đường là bị tống giam liền nhưng một trăm ngàn tỷ của dân thì chẳng ai chịu trách nhiệm cả.
GS Hà Văn Thịnh
Chính phủ đã nâng đỡ tập đoàn này bằng mọi cách trong đó có bán trái phiếu ra ngoại quốc để cung cấp cho Vinashin 750 triệu đô la vào những ngày cuối cùng trước khi nó sụp đổ. Số tiền này sau đó được Ban quản trị chi vào mục đích gì, cho ai vẫn là câu hỏi nằm trên bàn giấy Thủ tướng Chính phủ. Không những thế chính phủ còn yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho Vinashin, những món nợ quá hạn bị chính phủ âm thầm ra lệnh làm ngơ không công khai trước dư luận vì sợ ảnh hưởng giây chuyền. Những hành động này trái với pháp luật  và đã thúc đẩy thêm hàng loạt sai phạm khác khiến con tàu Vinashin không còn phương hướng.
Vinashin được cấp đất một cách hào phóng trên mọi miền đất nước, Từ Quảng Ninh đến Cà Mau không nơi nào là không có đất của Vinashin và cứ mỗi lần tập đoàn này lên tiếng yêu cầu thì hình như không một ai có thể cản trở.
Tính từ năm 2006 cho đến cuối năm 2009 chính phủ đã chỉ thị giao cho Vinashin quản trị một nguồn vốn lên đến gần 4 tỷ Mỹ kim. Số vốn vay ưu đãi này nhằm giúp cho tập đoàn lấy lại ưu thế của một tập đoàn mũi nhọn kinh tế quốc gia nhưng sau một thời gian ngắn số tiền này đã bị chi vào những nơi không được xem là sản xuất. Với 200 công ty con ra đời và các dự án như nhiệt điện, thủy điện, xi măng, thép, bảo hiểm cùng với các khu nghỉ mát, triển lãm nói chung không dính gì tới các dự án mà tập đoàn này xin kinh doanh.
Tuy đồng vốn mà Vinashin có được không sử dụng đúng với chức năng của tập đoàn nhưng mọi sai phạm đều bị bỏ qua một cách khó hiểu.
000_Hkg3844410-250.jpg
Trụ sở Tập đoàn Vinashin tại Hà Nội. AFP PHOTO.
Thật ra việc bổ nhiệm tất cả những vị trí quan trọng nhất của Vinashin đều do Thủ tướng trực tiếp chỉ định, từ Giám đốc điều hành cho tới Ban quản trị Tập đoàn đều do nhà nước chỉ định do đó nếu cấp dưới lạm quyền hay có những biểu hiện sai trái thì trách nhiệm trước nhất phải là người bổ nhiệm những vị trí này.
Ông Hà Văn Hiền chủ nhiệm ủy ban kinh tế của Quốc hội trong một lần trả lời phỏng vấn của báo chí trước câu hỏi, sự việc ở Vinashin đã được cảnh báo nhưng vẫn để kéo dài mà đến khi xử lý thì hậu quả cũng khá nặng nề, liệu có phải là do bao che hay không, ông Hà Văn Hiền cho rằng: "Vấn đề là do quản lý chưa chặt chẽ và bản thân Vinashin thì báo cáo sai sự thật, quản lý cũng chưa tốt dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, quy trình ra quyết định đầu tư không chuẩn… Rồi có cả vấn đề bố trí cán bộ trong doanh nghiệp dẫn đến khó khăn của Vinashin."
Câu trả lời của một đại biểu quốc hội không thể làm dư luận thỏa mãn vì trước đó khá lâu, Ủy ban thanh tra chính phủ đã nhiều lần tổ chức thanh tra kiểm toán tập đoàn này nhưng vẫn không làm sao có thể tiếp cận được những con số chính xác vì các quan chức của tập đoàn không cung cấp đầy đủ theo như yêu cầu.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên cố vấn Văn phòng Thủ tướng cho biết nhận xét của bà về trách nhiệm của những viên  chức có liên quan như sau:
Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin bị phát hiện là sụp đổ và nhà nước phải thừa nhận.
Bà Phạm Chi Lan
"Những viên chức liên quan ở các bộ các ngành khác nhau mà được nhà nước giao cho việc giám sát Vinashin mặt này mặt khác cũng phải có trách nhiệm liên đới, vì ít nhất họ không thực hiện đúng trách nhiệm giám sát của họ để dẫn đến đổ vỡ như vậy. Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng không đến nỗi quá tệ như đến lúc Vinashin bị phát hiện là sụp đổ và nhà nước phải thừa nhận. Cho đến bây giờ thanh tra nhà nước vẫn đang chờ Vinashin giải trình một số việc và vì vậy tơi nghĩ việc điều tra cho đến cùng để kết luận trách nhiệm những người liên quan đến Vinashin vẫn chưa xong. Phải chờ thanh tra nhà nước, kiểm toán nhà nước rối sau đó mới tính đến trách nhiệm của những người liên quan như thế nào."

14 lần bị nhà nước thanh tra?

Ông Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết từ năm 2005 đã có ít nhất 14 lần Vinashin bị nhà nước thanh tra và tìm ra rất nhiều sai phạm, thế nhưng tập đoàn này vẫn ung dung tiếp tục kinh doanh lổ lã và tiếp tục báo cáo láo là có lời lên cấp cao hơn.
Nếu nhà nước hay các cơ quan chủ quản nói rằng không biết trước sự thất bại không thể cứu vãn của Vinashin là không đúng với sự thật. Sai phạm của Vinashin không do một người mà làm ra được. Ngay cả một nhóm người của Ban quản trị tập đoàn cũng khó thể tạo sự lổ lã to lớn như vậy. Kết quả này phải được nhìn nhận là từ lỗi của cả hệ thống. Hệ thống ban phát quá nhiều đặc quyền cho một tập đoàn thiếu sự đầu tư chất xám vào kinh doanh nên sự thất bại là điều có thể tiên đoán.
Chính phủ bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình là một người chỉ có kinh nghiệm trong ngành đóng tàu nhưng lại quản lý những số tiền to tát phân phát vào những khu vực kinh doanh mà ông ta không hề có kiến thức thì sự thất bại là chắc chắn.
Vậy cuối cùng thì trách nhiệm về ai?
vinashin2-250.jpg
Vinashin hạ thủy một chiếc tàu trước đây. Photo courtesy of Vinashin.
Thủ tướng chính phủ là người trực tiếp trách nhiệm cho những lần ông đặt bút ký vào các văn bản cho phép Vinashin được vay những món tiền kết sù. Thế nhưng khi tập đoàn này không kinh doanh đúng như mục đích thì Thủ tướng thiếu theo dõi và chỉ đạo để tập đoàn này ngày càng sa vào vũng lầy. Thay vì ra lệnh cho tập đoàn phải tuân hành mọi phán quyết của thanh tra chính phủ thì Thủ tướng lại tiếp tục cho tập đoàn này một khoản trái phiếu quá lớn mà không theo dõi số tiền này sẽ được thực hiện vào mục đích gì. 
Vào kỳ họp thứ 8 cuối năm 2010, tại phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ trước những câu hỏi về xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan đến vụ Vinashin, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ sớm xem xét và báo cáo với Quốc hội.
Cũng trong kỳ họp này, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã thẳng thắng đề nghị với Quốc hội tạm ngưng chức vụ của Thủ tướng để việc điều tra Vinashin được công khai và minh bạch.
Trong bản báo cáo đọc trước quốc hội lần họp thứ 9 của khóa 12 vào ngày 21 tháng 3 vừa qua Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng xác định với chức năng là chủ sở hữu và quản lý nhà nước với tập đoàn Vinashin, thì chính phủ, Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót, khuyết điểm.
Ông Hùng cũng nói rằng Bộ Chính trị đã thảo luận, và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật với các tập thể, cá nhân liên quan. Bộ Chính trị cuối cùng đã quyết định không xử lý kỷ luật với các tập thể, cá nhân liên quan.
Trước thông tin này, Giáo sư Hà Văn Thịnh giảng dạy tại Đại Học Huế tỏ ra hết sức thất vọng và cả đau đớn nữa ông nói:
"Thất vọng, đau đớn bởi vì gần một trăm ngàn tỷ của dân mà giống như bọt bèo vậy không ai chịu trách nhiệm cả. Trong khi tôi ra ăn trộm một chiếc xe đạp ngoài đường là bị tống giam liền nhưng một trăm ngàn tỷ của dân thì chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Theo tôi nghĩ thì điều đó là một tuyên bố vô trách nhiệm. Hỏi bất kỳ người nào thì sự bất mãn là đều có hết. Không ai đồng tình với quyết định đó cả nhưng xã hội này phải chấp nhận thôi bởi vì người ta khẳng định như vậy mà dân không có cơ sở thì phải thua thôi!"
Dư luận đồng tình rằmg trách nhiệm của Thủ tướng dù ít hay nhiều cũng đã tiếp phần cho sự sụp đổ của Vinashin. Nếu ông cho điều tra tập đoàn này sớm hơn và cương quyết hơn thì kết quả sẽ không phải là 4 tỷ Mỹ Kim mất trắng.
Món nợ mà Vinashin còn mang chính là trách nhiệm của người ký nó.

Theo dòng thời sự: