THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 April 2011

# Buô?i Hiê.p Thông Câ`u Nguyê.n Ngày 2/4 Ta.i Giáo Xu+' Thái Hà

 
# Buổi Hiệp Thông Cầu Nguyện Ngày 2/4 Tại Giáo Xứ Thái Hà
 
 
Hôm nay, vào lúy 7 giờ tối bên Việt Nam ngày 2/4, trên Diễn Đàn Chính Trị Tranh Luận Dân Chủ, thuộc hệ thống www.paltalk.com đã có cuộc truyền âm trực tiếp buổi Hiệp Thông Cầu Nguyện của Giáo Xứ Thái Hà đối với vụ xử án TS Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4/4, do phóng viên ChimQuocQuocVNCN thực hiện. Hơn 5000 giáo dân và đồng bào đã đến tham dự buổi lễ, cả hội trường đã chứa chặt, cùng bên ngoài hành lang rất đông đảo. Mặc dầu âm thanh của những bài ca phúc âm và những lời cầu nguyện không được rõ ràng, nhưng qúy vị tham dự viên trong diễn đàn vẫn kiên nhẫn giơ tay hỗ trợ, và lắng nghe suốt buổi Hiệp Thông Cầu Nguyện trên 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Có thể nói, Diễn Đàn Chính Trị hôm nay có điều bất thường hơn mọi khi. Vào thời điểm mỗi thứ bảy, sinh hoạt diễn đàn thường vô cùng sôi động, nên từng thu hút nhiều người tham dự nhất. Hôm nay, buổi Hiệp Thông Cầu Nguyện, âm thanh cứ rẹt rẹt, è è, tiếng được tiếng mất, có nick GauDen cứ chạy vô chạy ra than phiền âm thanh, nhưng khi hiểu ra đây là buổi hiệp thông cầu nguyện, anh GauDen đã vui vẻ giơ tay hỗ trợ, đồng hành với sự cầu nguyện với đồng bào trong nước. Đối với một số người, có lẽ Diễn Đàn Chính Trị, hôm nay rất chán, nhưng không, đa số rất vui vẻ lắng nghe cho đến giờ phút bế mạc. Buổi lắng nghe hôm nay, không phải là buổi thưởng thức, hay học hỏi gì trong sinh hoạt chính trị, mà là một buổi nhắc nhở, một buổi thức tỉnh, một buổi hòa mình vào nỗi trăn trở của hàng ngàn đồng bào trong nước, như chính mình đang trực tiếp tham dự trên quê hương Việt Nam của mình, với sự rung động đặc biệt.
 
 
Theo tin được biết, trước giờ buỗi lễ, có một số nhà dân chủ cũng muốn đến tham dự buổi lễ để cầu nguyện, nhưng những tên công an thường phục đã đóng chốt nhà của họ để ngăn cản, không cho phép. Đây là một trong những việc làm hèn hạ của Nhà Cầm Quyền CHXHCNVN, dùng tiền thuế của người dân để trả tiền cho hàng chục tên công an, không công rỗi nghề, thay phiên ngày đêm canh gác những nhà dân chủ yêu nước. Có thể nói, việc truyền âm trực tiếp từ Giáo Xứ Thái Hà ra hải ngoại không phải là một việc dễ dàng để qua mắt bọn mật vụ công an, tuy vậy, việc truyền âm trực tiếp cũng đã hoàn tất.
Xin nhắc lại, vào ngày mai Chủ Nhật, cũng có một buổi lễ Hiệp Thông Thắp Nến Cầu Nguyện lúc 8 giờ tối Việt Nam, tại Nhà Dòng và Giáo Xứ Thái Hà, mong mọi người đến tham dự.
 
 
Ngày 2 tháng 4 năm 2011
Xin phổ biến rộng rãi

GIA TÀI CỦA ‘BÁC’


nguoithathoc1959 Sưu tầm

19
0
 
 
Rate This

Ối giời ơi… hiến máu phải nộp tiền!


02/04/2011 14:29:04
- Báo nói đấy, bệnh viện Đa khoa TP. Vinh bắt người hiến máu phải nộp 200 ngàn đồng, anh nghe rõ chưa. 

TIN LIÊN QUAN

Ngu Ngơ chuẩn bị ra khỏi nhà thì Mũm Mĩm gọi điện, nói anh đang chuẩn bị đi đâu phải không. Ngu Ngơ nói đi hiến máu chứ đi đâu, hôm qua anh bảo em rồi. Mũm Mĩm kêu to, nói thôi, không đi ở nhà khẩn trương. Ngu Ngơ ngạc nhiên, nói em nói hay chưa, cơ quan anh phát động phong trào hiến máu nhân đạo, anh em người ta đi cả, mình không đi có mà mặt mo.

Mũm Mĩm tức giận gào lên, nói không hiến không héo gì hiến, hiến máu nhân đạo lại còn phải nộp tiền thì hiến làm gì. Ngu Ngơ cười, nói ai bảo em thế, khéo không tin đồn thất thiệt đấy, đừng có tin. Mũm Mĩm lại càng gào thét, nói thất thiệt nào, thất thiệt nào. Thật rành rành.
 
 

Báo nói đấy, bệnh viện Đa khoa TP. Vinh bắt người hiến máu phải nộp 200 ngàn đồng, anh nghe rõ chưa. Ngu Ngơ cười rũ, nói Mũm Mĩm ơi là Mũm Mĩm, bệnh viện nào thế, bệnh viện tâm thần à? Ai lại  thu tiền người hiến máu, có họa điên. Mũm Mĩm gầm lên, nói anh vẫn không tin à, ngồi đấy, đợi em về.

Nửa giờ sau Mũm Mĩm xộc vào nhà, ném tờ báo trước mặt Ngu Ngơ, nói đó, anh đọc đi. Bố hiến máu cho con bị bệnh viện thu 200 ngàn đồng đấy. Ngu Ngơ cầm tờ báo, nói vô lý thế nhỉ, thế mà ông bố vẫn ngoan ngoãn nộp tiền sao. Mũm Mĩm lườm Ngu Ngơ, nói đã bảo đọc đi đã, có chẳng ai ngu ngơ như anh nghĩ đâu, người ta hết thắc mắc đến phản đối, bệnh viện vẫn cứ thu, bảo đấy là qui định chung của bệnh viện.

Ngu Ngơ đọc xong bài báo, đập bàn đánh rầm, nói tham, ngu. Vừa tham vừa ngu. Mũm Mĩm nói tham thì đúng rồi, tham lam đến độ tự ra qui định thu tiền người hiến máu, thật bĩ hết chỗ nói. Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện HH&TM T.Ư cũng đã nói rồi đấy: "Theo quy định, người hiến máu không phải nộp tiền khi tiến hành cho máu. Việc thu tiền của người hiến máu là hoàn toàn sai quy định".  

Mà còn thế này chứ. Ngu Ngơ trợn mắt lên, nói: Hỏi trên đời có bác sĩ nào không biết truyền máu cho bệnh nhân không? Thế mà ở cái bệnh viện này, sau khi lấy được máu nhưng gần 3 giờ sau, các y - bác sĩ vẫn không làm cách nào để truyền được cho con gái ông vì máu vón cục. Mất toi cả bịch máu. Không ngu thì là cái gì.

Mũm Mĩm thở hắt ra, vẫn biết trên đời có bao nhiêu y bác sĩ giỏi giang y đức, hết lòng vì bệnh nhân. Nhưng nghe mấy chuyện này thật tức ứ máu. Chắc đây chỉ là trường hợp cá biệt thôi.
 
Ối giời ơi, có phải thế không hả giời.

Nguyễn Quang Lập

Bão giá như sóng thần


2011-04-01

Xăng dầu tăng giá 2 lần trong vòng một tháng với tỷ lệ cao cộng với giá điện tăng được mô tả như một trận sóng thần đánh vào toàn bộ xã hội.

AFP photo

Giá cả tăng làm đôi vai người nghèo càng thêm nặng gánh

Sau quyết định tăng giá xăng dầu hôm 29/3, đợt tăng lần thứ hai trong hơn một tháng, báo Thanh Niên Online đưa tin lạm phát sẽ bị dội thêm 1,03% do tăng giá xăng dầu và điện. Lao động điện tử ghi nhận tăng trưởng GDP tổng sản phẩm nội địa quý 1 thấp nhất so với 7 quý gần đây. SGGP Online nhận định giá xăng, dầu tăng liên tục khiến doanh nghiệp vận tải lo lắng. VnExpress đưa tin cước vận tải TPHCM có thể tăng từ 8 tới 10%.

Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, ông Nguyễn Chí Nguyện nguyên Tổng thư ký Hội lương thực thực phẩm 

"Tôi nghĩ đây cũng là một trận sóng thần, một trận động đất đối với doanh nghiệp nói chung và ngành lương thực thực phẩm nói riêng. Lý do vì vừa rồi có đợt lãi suất vay của ngân hàng lên, thứ hai là giá xăng dầu lên, thứ ba là vừa rồi trải qua những khó khăn về thiên tai địch họa những yếu tố bên trong bên ngoài nó làm cho tình hình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. 

Thế nhưng một đặc điểm của doanh nghiệp Việt Nam nói chung là qui mô vừa và nhỏ, cho nên họ gặp áp lực không chỉ về vốn mà ngay cả việc tìm thị trường tiêu thụ, tìm nguồn nguyên liệu và tìm nguồn nhân lực để tổ chức sản xuất là cực kỳ khó. Ba bốn cái khó khăn nó dồn dập với doanh nghiệp như vậy thì tôi cho rằng đây cũng là một cái sóng thần."                       

Tác động dây chuyền

Sau khi trình bày ý kiến cá nhân, chuyên gia Nguyễn Chí Nguyện nêu ra phương cách chọn lựa để các doanh nghiệp tồn tại. Ông nói:

000_Hkg4748169-250.jpg
Giá xăng lên 21.800 đồng/lít vào sáng 30/3/2011. AFP photo
"Nó có tác động dây chuyền, khi giới chủ khó khăn họ sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thu hẹp sản xuất giảm bớt nguồn nhân lực không cần thiết, tiết kiệm chi phí. Do đó những người chịu ngay ảnh hưởng trực tiếp là giới công nhân. Đây là việc đương nhiên ở mọi nơi, nhưng rõ ràng với tình hình này đời sống người lao động càng ngày càng khó khăn." 

Xăng dầu tăng giá nhiều và liên tục gây ảnh hưởng nặng cho nông dân, cư dân nông thôn chiếm lĩnh 70% dân số Việt Nam. Đặc biệt nông thủy sản xuất khẩu lại là ngành hàng duy nhất xuất siêu không nhập siêu như các lãnh vực khác. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long ngán ngẩm với những đợt tăng giá xăng dầu ảnh hưởng chi phí sản xuất và vật giá:

"Tôi thấy chính phủ hầu như bất lực trước các đợt tăng giá, lạm phát. Tăng giá thiệt thòi lớn nhất là người dân, đặc biệt là nông dân thiệt thòi nhiều nhất, mọi thứ đều phải mua trong khi lúa bán ra lại không tăng kịp với đà tăng giá. Tất cả mọi thứ chi phí xăng dầu,  phân bón, thuốc trừ sâu và các mặt hàng linh tinh tăng giá thì giá lúa nông dân bán phải từ 7.000đ-7.500đ/kg trong khi giá lúa hiện giờ vẫn chỉ 5.800-5.900đ/kg. Nông dân thiệt thòi lắm nhưng cứ phải làm đâu có để đất trống được, đói ngay, còn nợ nần ngân hàng phải trả."

Phản ứng tức thời là từ ngành vận tải ô tô vì chi phí đầu vào phụ thuộc 40% giá nhiên liệu. Nhưng ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu có tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế. Hàng hóa sản xuất ra phải được vận chuyển tới các kênh phân phối, sản phẩm xuất khẩu có chi phí khá lớn về giao nhận, tiếp vận ở nội địa trước khi chịu thêm cước vận tải đường biển hoặc hàng không. 

Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch Hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết hai lần tăng giá xăng dầu ảnh hưởng chi phí đầu vào rất nhiều, không chỉ xăng dầu mà mọi thứ đều tăng theo. Do vậy Hội đề nghị tăng giá cước lần này từ 8 đến 10%, như vậy trong vòng hơn 1 tháng giá cước vận tải ở TP.HCM tính chung tăng từ 23%-28%. Theo ông Đinh Nam Dinh mức tăng giá cước vận tải chưa phản ánh đúng cơ chế thị trường nước lên thuyền lên, ngành vận tải hàng hóa áp dụng nguyên tắc chia sẻ gánh nặng với khách hàng vì toàn xã hội đang khó khăn. Tuy vậy ông Đinh Nam Dinh băn khoăn về những tác động dây chuyền từ giá xăng dầu, giá cước vận tải lên toàn bộ nền kinh tế hàng hóa. Ông nói:

Nó có tác động dây chuyền, khi giới chủ khó khăn họ sẽ tiết giảm chi phí sản xuất, thu hẹp sản xuất giảm nhân lực. Do đó những người chịu ngay ảnh hưởng trực tiếp là giới công nhân.

Ông Nguyễn Chí Nguyện

"Nói chung với tăng giá đợt này và ví dụ khả năng tình hình Bắc phi Trung đông không ổn thì giá dầu có thể tăng nữa, chứ không phải đến đây là dừng. Nếu cứ tăng liên tục mà không dừng thì cũng không thể lường trước được biến động nó sẽ như thế nào, tôi cũng chưa thể đánh giá. 

Nhưng nếu giá dầu vẫn tăng thì rõ ràng ảnh hưởng dây chuyền rất là lớn. Hiện nay chính quyền Thành phố đang kêu gọi các doanh nghiệp và nhân dân vừa tiết kiệm điện nước vừa tiết kiệm xăng dầu. Chúng tôi chuẩn bị khuyến cáo doanh nghiệp hội viên là phải cân nhắc tất cả mọi khía cạnh, đừng để sau đợt tăng này mà sản xuất bị đình trệ, vận tải không thể hoạt động được thì rõ ràng đây là điều chúng tôi hoàn toàn không mong muốn."

Ai được tăng lương

Nhắc lại đợt điều chỉnh ngày 24/2 cộng với mức tăng của ngày 29/3 thì giá xăng dầu đã tăng hơn 1/3 khi đến tay người tiêu dùng. Vietnam Net trích phát biểu của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá Bộ Tài chính nói việc tăng giá xăng là bất khả kháng. Theo đó giá dầu thế giới tăng cao từ cả tháng qua và Việt Nam không thể áp dụng cơ chế mua cao bán thấp mãi được. 

000_Hkg4507819-250.jpg
Đánh giày vào những ngày giáp Tết 2011. AFP photo
Tuy nhiên giới chức này xác nhận giá xăng dầu sau điều chỉnh vẫn là chưa tính đủ chi phí, mới chỉ hơn 40% yêu cầu và vẫn còn thấp hơn giá xăng dầu bán lẻ ở các nứơc láng giềng từ 3.000đ tới 5.000đ/lít. 

Một trong những ngành sản xuất quan trọng sẽ phải điều chỉnh giá thành là mủ cao su tự nhiên. Năm ngoái 2010, các doanh nghiệp xuất khẩu hơn 700 ngàn tấn mủ sơ chế trị giá 2 tỷ 200 triệu USD. Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định là, ngành cao su may mắn vì giá cao su thế giới đang tăng trở lại. Tuy nhiên xăng dầu điện tăng nhanh quá thì các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thành. TS Thúy Hoa nhấn mạnh:  

"Như những đợt trước có tăng giá thành, thì trong đó có điều chỉnh tăng lương công nhân để cho cuộc sống của họ phù hợp. Kinh nghiệm điều chỉnh thì có nhanh có chậm nhưng thế nào thì các doanh nghiệp cao su cũng phải điều chỉnh để tăng lương công nhân bởi vì ngay cả công nhân nhà nước cũng sắp tăng lương, thu nhập ngành cao su là theo giá bán, giá tăng thì lương sẽ phải tăng."

...thế nào thì các doanh nghiệp cao su cũng phải điều chỉnh để tăng lương công nhân bởi vì ngay cả công nhân nhà nước cũng sắp tăng lương, thu nhập ngành cao su là theo giá bán, giá tăng thì lương sẽ phải tăng.

TS Thúy Hoa

Đối với sản phẩm nhựa, ngành sản xuất quan trọng cho cả tiêu dùng nội địa lẫn xuất khẩu tình hình cũng đầy nan giải về vốn, chi phí nguyên liệu chi phí sản xuất và vận chuyển. Ông Phạm Văn Bổn hoạt động trong ngành nhựa TP.HCM nhận định:

"Khó khăn nhiều lắm, hầu hết các doanh nghiệp gặp khó khăn. Tôi nghĩ các doanh nghiệp hiện nay phải tính tóan lại giá cả cho phù hợp chứ còn tăng giá lên cũng chưa phải là tốt vì ai cũng tăng giá hết thì sức mua sẽ kém đi."

Tuy chính phủ chưa có biện pháp gì thiết thực để trợ giúp hàng triệu hộ nông dân khó khăn trong sản xuất, nhưng sẽ có 21 triệu người thu nhập thấp được trợ cấp hàng tháng 250.000đ. Thành phần được trợ cấp bao gồm công nhân viên chức có mức lương thấp và cán bộ hưu trí nhận lương hưu từ 2.190.000 đồng trở xuống. Ngoài ra còn có các hộ nghèo trên toàn quốc cũng được hưởng trợ cấp này.Tổng chi phí lên tới 2.000 tỉ đồng.       

Các chuyên gia phân tích thị trường tiên đoán giá xăng dầu sẽ còn tăng nữa vì hiện nay chưa thể hiện đúng giá nhập khẩu và các chi phí. Ngay trong lúc này tác động tăng giá xăng dầu mới chỉ là ảnh hưởng tức khắc, ảnh hưởng lan tỏa sẽ thể hiện trong thời gian sắp tới.        

Theo dòng thời sự:


Lãi suất tiết kiệm lại lên 17% một năm


Nhiều nhà băng đã quay trở lại huy động tiết kiệm với mức 17% một năm sau thời gian phải giữ ở mức 14% do động thái dẹp loạn gắt gao của cơ quan quản lý nhà nước.
Sóng ngầm lãi suất tiền đồng
Ngân hàng Nhà nước tuýt còi lãi suất trên 14% một năm

Sáng nay, chị Hằng đi đổi sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Khi đến nơi, nhân viên giao dịch nói ngay: "Chị tiếp tục gửi ở chỗ em nhé. Ngân hàng đang có khuyến mại, khách được hưởng lãi suất 17% một năm cho kỳ hạn 1 hoặc 2 tháng, trả trước 3% một năm". Mới chỉ trước đó vài tuần, cũng ngân hàng này, chị Hằng không được hưởng mức lãi suất 17% dù bạn chị thì được.

Lãi suất huy động thực tế vượt trần cho phép, nhà băng khốn khổ vì phí huy động ngầm. Ảnh: Hoàng Hà
Lãi suất huy động thực tế vượt trần, nhà băng khốn khổ vì phí huy động ngầm. Ảnh: Hoàng Hà

Thời điểm đó, chị đem tiền đến gửi vào đúng lúc Ngân hàng Nhà nước vừa có những công bố quyết liệt về việc xử phạt nghiêm, thậm chí đóng cửa chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng nào huy động cao hơn 14% một năm. Còn hiện tại, nhân viên nhà băng chỉ e dè đối với người lạ đến gửi tiền tiết kiệm, còn khách hàng đã gửi tiền thì thông báo ngay. Chị Thanh, khách hàng quen của một nhà băng cổ phần cho biết: "Nếu người lạ, muốn đến gửi tiền thì phải được khách hàng cũ dắt đến".

Tại nhiều ngân hàng khác, mức lãi suất huy động tiết kiệm thực tế đang quay trở lại mặt bằng phổ biến là 17% một năm, từng được thiết lập vài tuần trước đây. Tổng giám đốc một nhà băng tại Hà Nội nói vui: "Lãi suất ngân hàng đang quay lại thời kỳ hoạt động bí mật, treo biển 14% nhưng mức thực tế là bao nhiêu thì chỉ có trởi mới biết".

Ông này cho biết, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên trên 20% một năm, lúc cao điểm là 23% nên huy động tiết kiệm cao hơn 14% là bình thường.

Trong khi đó, nguồn tin từ lãnh đạo một nhà băng cổ phần tại Hà Nội nói, mức lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng hiện đang dao động từ 16% đến 18,5% một năm, tùy từng đối tượng khách hàng. "Với việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tái cấp vốn từ 12% lên 13% một năm kể từ 1/4, huy động tiết kiệm của các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ còn gặp khó khăn với mức trần 14% hiện nay", ông này nói.

Hoàng Ly


Sập mỏ đá ở Nghệ An nhiều công nhân thiệt mạng


2011-04-01

Sáng nay, một vụ sập mỏ đá kinh hoàng xảy ra tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khiến cho ít nhất 13 người thiệt mạng và hơn chục người khác mất tích.

Ảnh: Sương Mai VNExpress

Xe cần cẩu, đội cứu hộ, cứu nạn có mặt tại hiện trường.


Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang diễn ra và con số nạn nhân đang tiếp tục được cập nhật.
Tính cho đến 5 giờ chiều nay, đã có 18 nạn nhận được đưa ra khỏi núi đất đá khổng lồ ở mỏ đá Lèn Cờ, thuộc xã Nam Đàn, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. 

Hàng trăm tấn đá khối sập đè công nhân đang khai thác

Vụ sập mỏ đá xảy ra vào khoảng 7 giờ sáng, khi có hơn 40 công nhân của 3 tổ xay đá đang làm việc tại đây. Nhiều người dân đến hiện trường cho biết hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
Ông Hoa, nguyên cán bộ xã Nam Thành sau khi từ hiện trường về cho biết:
hàng trăm khối đá lớn đã đổ xuống tạo thành một núi đất đá đè bẹp nhiều phương tiện vận chuyển và khai thác đá, bên dưới những khối đá khổng lồ ước tính có gần 30 công nhân bị vùi lấp.
-Anh đến tận nơi mới về đây, nạn nhân bây giờ đang nằm trong núi đá, chưa biết được cụ thể là ai và bao nhiêu người, có khoảng vài chục người. Hiện trường bây giờ đá vùi lấp, một tảng đá lớn của một lèn rơi tự nhiên, sạt lở tự nhiên do dân mình khai thác hổng chân phía dưới nên nó sụt, cỡ vài chục công nhân (bị vùi lấp). Anh em bây giờ vẫn còn đang xay đá.
Tính đến khoảng 3 giờ chiều hôm nay, đã có 12 thi thể công nhân và 6 người bị thương được đưa ra khỏi núi đất đá, trong khi còn nhiều người khác vẫn chưa được tìm thấy.
Nhiều người dân cho biết do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác 
Huy động mọi phương tiện, máy móc hỗ trợ cứu hộ.
Huy động mọi phương tiện, máy móc hỗ trợ cứu hộ. AFP

định được vị trí của nạn nhân trên. 
Hiện các cơ quan chức năng đang huy động nhiều máy cắt đá và máy cẩu để phá núi đất đá tìm kiếm nạn nhân.
Anh Hoa cho biết thêm:
-Bây giờ phải dùng xe cứu hộ, xe múc, xe xúc, các phương tiện ở tỉnh, huyện về, rồi đơn vị công binh ở trong tỉnh về bàn phương án để xẻ đá ra bởi vì hòn đá lớn quá mà người bị mắc kẹt ở trong.
Trưa nay, khi Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Chủ tịch xã Nam Đàn, ông Phan Tế Trung, để tìm hiểu về vụ việc thì ông đang ở hiện trường với rất nhiều tiếng máy móc đang hoạt động để cứu hộ nạn nhân, khiến cho ông không thể nghe máy.
-Đang cầm máy đây mà không nghe được, ở đây có vụ tai nạn sập hầm đá, giờ đang cứu người cứu nạn, máy đang ầm ầm không nghe được… 
do có nhiều tảng đá nặng hàng trăm tấn bị đổ xuống nên công tác cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn, có trường hợp một công nhân bị kẹt bên trong đã gọi điện thoại ra ngoài xin tiếp cứu nhưng lực lượng cứu hộ không thể xác định được vị trí của nạn nhân trên.
Được biết, trong suốt ngày hôm nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn của huyện cùng với công binh và dân địa phương đã được huy động để tìm kiếm và đưa các nạn nhân ra ngoài. Hàng ngàn người dân xã Nam Thành đã có mặt tại hiện trường để tiếp cứu và chờ tin người thân. Tuy nhiên, theo những người có mặt tại hiện trường, hy vọng sống sót của những nạn nhân còn bị mắc kẹt bên trong là rất mong manh. 

An toàn lao động tại các mỏ đá gần như không có

Chủ tịch xã Nam Đàn cho chúng tôi biết vào lúc 5 giờ chiều nay:
-Báo cáo chị là hiện nay đã đưa ra được 18 người, có 6 người sống, 12 người chết. Còn lại 6 người trong đống đổ nát là coi như 6 người cùng chết rồi mà chưa đưa ra được. Hiện nay Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh và các phó chủ tịch, các sở về cả và hiện trường hiện nay là có mấy nghìn người, máy móc phương tiện ở tỉnh đều đem về đây giải quyết cả vì đá hàng trăm tấn, bây giờ đang tập trung để làm.
việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.
Thông tin từ bệnh viện cho biết một trong số các nạn nhân bị thương vừa tử vong, nâng số người thiệt mạng trong vụ sập hầm đá lên 13 người, tính cho đến 5 giờ chiều nay.
Trước mắt, UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho mỗi gia đình nạn nhân tử nạn 5 triệu đồng, nạn nhân bị thương 3 triệu đồng. 
Mỏ đá Lèn Cờ có trữ lượng gần 500 m3, kéo dài khoảng 200m, được khai thác từ bên dưới theo dạng hàm ếch. Các công nhân ở đây làm công việc bốc dỡ cho Công ty TNHH Chín Mến, hầu hết không có bảo hiểm và làm theo dạng nhận tiền công mỗi ngày.
Hiện nguyên nhân vụ sập hầm đang được điều tra nhưng thông tin ban đầu cho biết, có thể việc khai thác đá theo kiểu hàm ếch ở đây đã không tuân thủ quy định về an toàn lao động. Hợp đồng khai thác đá của công ty TNHH Chín Mến đã hết hạn nhưng công ty này vẫn đưa công nhân vào khai thác đá.


Hai nhà báo nước ngoài được tham dự phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ


Việt Nam chỉ cho phép hai nhà báo phương tây tham dự phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào tuần tới. Hãng tin Đức DPA đưa tin này hôm qua trích lời một giới chức Bộ Ngoại giao ở Hà Nội.

Theo đó tòa án chật hẹp nên chỉ dành một chỗ cho đại diện hãng AP của Mỹ và một chỗ cho một nhà báo từ khu vực Châu Âu. Vẫn theo giới chức Bộ Ngoại giao Việt Nam thì giới Truyền thông báo chí Châu Âu cần chọn một đại diện để tham dự phiên tòa. 
Một điểm đáng chú ý là sẽ không có bất kỳ thông dịch viên nào được phép trợ giúp cho hai nhà báo phương tây khi họ tham dự phiên tòa.
Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là con trai nhà thơ nổi tiếng Cù Huy Cận một trong các nhà trí thức tiên phong đi theo kháng chiến chống Pháp, hình thành nhà nước cộng sản Việt Nam. 
TS luật Cù Huy Hà Vũ sinh năm 1957, bị bắt giam ngày 5/11 và đến ngày 17/2 thì bị khởi tố về tội tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam theo điều 88 bộ luật hình sự. Nếu bị kết án có tội, ông Cù Huy Hà Vũ có thể bị 12 năm tù. 
TS Cù Huy Hà Vũ từng hai lần khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng bị bác đơn, một trong hai đơn kiện liên quan đến vấn đề khai thác bauxite Tây nguyên. 
Theo cáo trạng, chính quyền Việt Nam khởi tố ông Cù Huy Hà Vũ là vì ông trả lời phỏng vấn của truyền thông báo chí nước ngoài cổ vũ dân chủ đa nguyên, đa đảng và phát tán nhiều bài viết lên mạng.    
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Ngân Hàng nhà nước tăng lãi xuất 3 lần trong chưa đầy 2 tháng


VN ra sức ngăn chận nạn lạm phát phi mã đang ở mức cao nhất trong khu vực, bằng cách nâng các lãi suất chủ chốt tới lần thứ ba trong vòng chưa đầy 2 tháng.

Ngân hàng Nhà nước VN quyết định kể từ hôm nay mùng 1 tháng Tư, lãi suất tái cấp vốn, cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và lãi suất cho vay bù đắp thiếu hụt trong việc thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng sẽ được nâng lên 13%, thay vì 12 % trước đó. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì lãi suất cơ bản tiền đồng ở mức 9% như cũ. 
Theo các nhà quan sát thì việc cho tăng mạnh lãi suất như vậy cho thấy Ngân hàng Nhà nước ngày càng hạn chế chặt chẽ việc bơm tiền cho các ngân hàng thương mại trong nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Một nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước lưu ý rằng biện pháp tăng lãi suất thuộc trong chiến lược điều hành tiền tệ chặt chẽ và thận trọng giữa lúc mức lạm phát đang ngày càng phi mã.
Theo các chuyên gia thì việc ổn định kinh tế, hơn là tăng trưởng kinh tế, hiện trở thành mục tiêu chủ chốt của VN giữa lúc chính phủ lo ứng phó với vấn đề tiền tệ và thâm thủng mậu dịch.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.