THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 April 2011

Fwd: [DANTOCVIET] H? Dinh : Trung C?ng Xúi Lào Xây Ð?p Th?y Ði?n, Ð? Kh?ng B?...

 
 

From: muonggiang18@gmail.com
Reply-to: DANTOCVIET@yahoogroups.com
To: nuoc_viet@yahoogroups.com, t_nambinh@yahoo.com, dantocviet@yahoogroups.com, diendancongluan@yahoogroups.com, tbtrachnhiem@yahoo.com, ThoVan@yahoogroups.com, thoiluan@sbcglobal.net, thepbcconnection@yahoogroups.com, tamvole@gmail.com, honvietnews@yahoo.com, vtrduong@yahoo.com, kbcvnch@gmail.com, minhduc9293@yahoo.ca, thanhmairadio@yahoo.com, phantanhai@vietbao.com, vianhvietbao@yahoo.com, nghuy9@yahoo.com, oscarvutruc@gmail.com, namlocnguyen@yahoo.com, sd18bb@yahoo.com, tamxuanngo@gmail.com, tinhdngo@yahoo.com, nhut8@msn.com, kpham@mts.net, baiphan41@yahoo.com, doidung2003@yahoo.com, nghitruong193970@yahoo.com, thg_le@yahoo.com, phaothuchupao72@gmail.com, thaolan_98@yahoo.com, tuanqtran67@yahoo.com, tran08@hotmail.com, nguonpham@yahoo.com, sn68pbc@yahoo.com, ducnguyen42@yahoo.com, hmdo1901@gmail.com, TTiep@aol.com, tramkha_25@yahoo.com, dong_duy@yahoo.com, nnam72a@yahoo.com, tvtran2003@yahoo.com, thachsj@yahoo.com, cuong20@yahoo.com, giungcat@yahoo.com, cucxuanmai@yahoo.com, hoavanpham@yahoo.com, an_tai21@yahoo.com, Trile16@yahoo.com, binhnhatpbc@yahoo.com, minhmai@pacbell.net, sonliencao@yahoo.com
Sent: 4/20/2011 4:18:24 A.M. Eastern Daylight Time
Subj: [DANTOCVIET] Hồ Dinh : Trung Cộng Xúi Lào Xây Đập Thủy Điện, Để Khủng Bố VN
 
 

KÍnh Chuyển

MG

                                                TRUNG CỘNG XÚI LÀO

                  XÂY ĐẬP THỦY ĐIỆN XAYABURI ĐỂ KHỦNG BỐ VN

                                                            HỒ ĐINH

 

 

            Năm 1077, Lý thường Kiệt trong lúc ngăn chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Ông đã thay mặt quốc dân Ðại Việt khẳng định :" NAM QUỐC SƠN HÀ, NAM ÐẾ CƯ ".Ngày nay ngụy quyền CSVN tiếm quyền dân-nước, đã đi ngược lại lòng dân, ý nước khi công khai phủ nhận quyền làm chủ đất nước mình, qua ngàn trăm hành động nhục nhã,khiến cả nước bị người Tàu bốc lột, khinh thường, chèn ép. Nhưng nhục nhã nhất cũng vẫn là hành động của bọn chóp bu Hà Nội, bắt buộc người dân cả nước cung nghinh ngọn đuốc máu của Tàu đỏ khi tới Sài Gòn vào ngày 29-4-2008. Thái độ hèn kém mất tư cách của nhóm lảnh đạo đảng, đã chôn vùi danh dự và uy tín của VN khắp thế giới vì sự bưng bợ Trung Cộng ra mặt. Ðây là ngọn đuốc máu, biểu tượng của một đế quốc côn đồ, lưu manh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, đã bị năm châu nguyền rũa tẩy chay khinh bĩ vì cướp nước Tây Tạng, bá đạo trên Đông Hải,chụp giựt trên thị trường thương mại, chà đạp nhân quyền và ỷ mạnh hiếp yếu. Thế mà chỉ có VC một mình một chợ, muối mặt a dua và ca tụng kẻ thù cướp nước mình và mới nhất là việc công khai " đầu hàng Tàu đỏ " ,sau khi bị Hoa Kỳ từ chối không giúp đô la để cứu đảng trong cơn mạt vận từ đầu năm 2011 tới nay.

 

            Tám  mươi mốt  năm qua, những người cọng sản đã gây quá nhiều tội ác với dân tộc Việt, mục đích cũng chỉ để chiếm quyền, có quyền mà đổi đời, thay kiếp. Luật đời, ai vay thì người đó trả, nhưng ở đây thì trái ngược, cọng đảng ăn ốc, quốc dân VN đổ vỏ , nghĩa là kiếp này, kiếp sau và không biết còn bao nhiêu kiếp nữa, người Việt mới hết è lưng gánh nợ oan khiên tiền kiếp mà VC đã bí mật ký kết với Nga Xô, Cu Ba, Bắc Hàn, Ðông Âu,Trung Cộng trước, sau và mới đây với giới tư bản da vàng, da trắng Á, Âu, Mỹ.

 

 Theo tài liệu của Tàu đỏ, thì Việt cộng có thắng lợi ngày 30-4-1975 là nhờ viện trợ ồ ạt của Hồng quân từ năm 1950 nên VC mới thắng Pháp tại Ðiện biên Phủ năm 1954.Sau đó trong cuộc chiến 1955-1975, 85% chiến cụ của bộ đội miền bắc và VC miền nam, từ vũ khí, đạn dược, phi đạn, chiến đấu cơ, chiến xa.. tới lương khô  cây kim sợi chỉ (ngoài dép râu), đều của Anh lớn Ba Tàu. Cố vấn Trung Cộng ngập các Trung tâm huấn luyện,còn Hồng quân thì đóng dầy đặc mọi nơi để bảo vệ đất Bắc.Nhiều cán bộ người Việt gốc Hoa đưọc hồi kết về Nam, đặt dưới quyền chỉ huy của Tư Méo Trương gia Triều hay Trần bạch Ðằng,hoạt động Hoa vận ở Hậu giang, Sài Gòn, Chợ Lớn.

 

            Ðể trả ơn, trả nợ trên, Cọng sản miền Bắc đã dành hết ưu tiên cho Tàu cộng, kể cả người Hoa sinh sống trên đất Việt. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) , tại các vùng tạm chiếm ở Liên khu 5 (Nam, Ngãi,Bình,Phú), Hồ ra lệnh tiêu khổ kháng chiến tất cả, nhưng không được mó tới nhà cửa, của cải người Hoa. Về thương mại, Tàu đỏ đưọc miễn tô tại các hải cảng nên hàng hóa Trung Cộng ngập xứ Bắc. Văn hóa Hán tộc được Ðảng gánh về hay qua các đoàn văn công, văn nghệ, vô tình đồng hoá người Việt thành người Hoa lúc nào không biết, từ tư tưởng ra tới sinh hoạt vật chất bên ngoài.. Nhưng đây cũng chỉ là phần nổi, còn mật thật bên trong mãi tới sau này mới bị bật mí từ năm 1977 khi CSVN chính thức theo Liên Xô chống lại Trung Cộng.

 

            Sau khi hai nước làm lành trở lại, VC đã dành hết mọi ưu tiên cho Tàu đỏ. Cuộc khủng hoàng, lạm phát và nạn đói đang xảy ra tại VN hiện nay là do chính bàn tay của giặc Tàu. Chúng công khai in tiền Hồ giả, rồi mang sang VN mua hết mọi sản phẩm từ lúa gạo, cao su, quặng mõ, dầu thô đem về Tàu. Ngược lại VN mua đồ của chúng , phải trả bằng ngoại tệ như đô la Mỹ, đồng Euro hay Yen của Nhật.

 

            Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn quật cường chống trả lại mọi cuộc xâm lăng của ngoại bang. Ðất nước được vẹn toàn trên hai mươi thế kỷ và tồn tại tới hôm nay là do công đức dựng và giữ nước của tiền nhân bao đời. Trái lại CSVN thì lúc nào cũng chỉ nghĩ tới quyền lợi cá nhân và bè đảng mà thôi. Vì vậy trên đất Bắc từ năm 1954 tới nay, đảng cọng sản hoặc nhắm mắt làm ngơ hay đã đồng thuận dâng hiến hoặc bất tài để cho Trung Cộng công khai chiếm đoạt nhiều đất đai của Việt Nam dọc theo biên thuỳ Hoa Việt. Trong sự mất mát này, quan trọng bậc nhất vẫn là ẢI NAM QUAN, với địa thế hiểm trở có một không hai, nằm trên con đường độc đạo Quảng Tây-Hà Nội.

 

'Quỷ môn quan,quỷ môn quan

thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.'

 

            Nơi mà bao đời tiền nhân ta đã tạo nên những chiến công hiển hách vào năm 981 (STL),Thập đạo tướng quân Lê Hoàn bêu đầu Hầu nhân Bảo. Năm 1076 Thân cảnh Phúc chận đứng 30 vạn quân Tống của Quách Quỳ, để Lý thường Kiệt giết trọn trên sông Như Nguyệt, tạo hứng cho Ðại tướng quân viết bài thơ thần 'NAM QUỐC SƠN HÀ' khẳng định với giặc Bắc, về cương thổ độc lập của Ðại Việt.. Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là trận Liễu Thăng, danh tướng số một của nhà Minh, bị các tướng Lam Sơn của Bình Ðịnh Vương Lê Lợi, chém rụng đầu năm 1427, nay vết tích vẫn còn nơi 'Liểu Thăng Thạch' và 'Lê Tổ kiếm' như một bài học, thách thức người Hán trước ác mộng xâm lăng VN.

 

            Ngoài biển Ðông, cũng do VC hèn nhục ký nhượng phần lớn lãnh hải của VN, khiến cho Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 200 hải ly tính từ Hoàng Sa, cộng thêm một hiệp ước khác vừa lén ký,cho phép Trung Cộng ra vào tự do trong vịnh Bắc Việt.. làm cho vùng biển của VN, bây giờ thành cái ao của giặc, nên mới dám hung tàn tập trận bắn đạn thiệt. Tóm lại hành vi bán nước của đảng cọng sản VN, chẳng những gây phẩn nộ cho cả nước, mà còn làm cho người ngoại quốc bất bình và khinh bỉ, mà nhà báo người Pháp Sylvaine Pasquier, gọi đó là quốc nhục của người Việt.

 

            Mới đây, Hà Nội lại ký thêm nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Tàu, công khai đồng thuận để giặc bắn giết đồng bào ngư phủ ngay trên biển đảo yêu quý của quê hương mình. Ngày nay, VN đã nghèo khổ lại càng khốn đốn hơn vì diện tích canh tác càng ngày càng bị giới hạn bởi thiên tai, nguồn tưới và nạn nhân mãn trầm trọng, với 5,2 triệu ha ruộng, phải nuôi hơn 86 triệu người, nên bình quân 0,16 ha dành cho 1 nông dân, theo quy định của Liên Hiệp Quốc thì quá thấp, dù các cái loa tuyên truyền hằng ngày như RFA,VOA.. thì VN hiện nay là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) sản xuất gạo. Nói chung, gạo thặng dư bán ra ngoài chỉ là vấn đề thời gian, cho nên dù muốn hay không, thức ăn và tương lai của dân tộc cũng vẫn là trên các sông ngòi biển sóng.

 

            Theo nhận xét chung của các chính trị gia quốc tế, VN ngày nay dưới chế độ xã nghĩa, hoàn toàn trở thành chư hầu của Trung Cộng, từ quân sự cho tới lệ thuộc kinh tế, hàng hóa Tàu nhờ VC bỏ ngõ biên giới, cùng với bạch phiến, tiền giả .. tràn ngập cả nước. Thêm vào đó là sách vở, văn hoá, văn minh Hán Tộc cũng tràn ngập công khai và như tằm ăn dâu, ngày qua tháng lại tự nhiên đồng hóa người Việt, như Trung Cộng đã và đang thi hành tại Mãn Châu, Mông Cổ, Hồi Hồi và Tây Tạng suốt hai thế kỷ qua.

 

            Lãnh thổ đem cắt, kinh tế giao phó, văn hiến thì mời nhập và mạng sống của cả nước nhờ vào hai vựa lúa Sông Hồng, Sông Cửu, nay cũng bị giặc Tàu kiểm soát lưu lượng trên đầu nguồn, bằng một hệ thống đập chằng chịt, khiến cho đồng bào Hậu Giang năm nào cũng bị lũ lút tàn phá, một hiện tưọng không bao giờ xãy ra trước năm 1975.

 

            Càng nhục nhã và đau đớn hơn nữa là việc Lào Cộng, một chư hầu hèn mọn của CS Bắc Việt năm nào, nay cũng lên mặt vì có Tàu đỏ đứng sau lưng, đã công khai tuyên bố khởi công xây một đập thủy điện lớn nhất ở hạ nguồn sông MêKông, đoạn chảy qua bốn nưóc Thái, Lào, Kampuchia và VN. Đó là đập Xayaburi có chiều dài 810m, cao 32m, công suất 1260 MW với kinh phí 5,3 tỷ USD. Hành động trên đã bị các nước Kampuchia, Thái và dư luận thế giới phản đối dử dội vì cho rằng sẽ gây thảm họa cho các quốc gia Thái, Miên, VN kể cả Lào. Riêng CSVN chỉ phản ứng có lệ vì sợ Tàu đỏ và trên hết là có chia phần lợi nhuận trong đó. Nếu đập Xayaburi được khởi công như lời tuyên bố của Lào, thì hậu quả trước nhất là 20 triệu người Việt Miền Trung và Cao Nguyên sẽ chết đói vì cạn nguồn nước trong các sông rạch tại đây.

 

1 - TRUNG CỘNG KHỦNG BỐ VIỆT NAM BẰNG NHỮNG ÐẬP THỦY ÐIỆN TRÊN SÔNG HỒNG HÀ- MEKONG

           

            Bao chục năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã căm thù đến tận xương tuỷ, trước những sự việc Trung Cộng xâm lăng cưởng chiếm lảnh thổ của chúng ta. Nhưng đó cũng chỉ là một trong ngàn muôn nổi buồn của thân phận nhược tiểu VN, trong biển máu lệ nước mắt . Bởi vì cùng lúc, giặc Tàu còn gây ra nhiều cuộc khủng bố khác, mà tàn khốc nhất là đang sử dụng những đập thủy điện trên các dòng sông phat nguyên trên đất Tàu, chảy vào VN, như một thứ vũ khí môi sinh chiến lược,liên hệ tới sự sống còn của dân tộc. Ai có thể ngăn được sự phẩn uất , trước lời tuyên bố xấc xược và ngạo mạn của Wang Xiaodong, chuyên viên nghiên cứu của Trung Cộng, về việc khai thác sông Mekong ' Ðây là đất nước Tàu, nên muốn làm gì cũng được , ai dám ngăn cản '.

 

            Mới đây báo chí tại Trung Cộng đã đồng loạt đăng tải sự lên tiếng của các chuyên gia môi trường tại Hoa Lục, trong đó có Giáo sư Ðại học về môn đia chất là Yuan Aiguo. Theo họ thì tình trạng ô nhiễm đang xãy ra trên sông Dương Tử rất nguy kich, ngoài việc gây bệnh ung thư vì nước uống, dòng sông có thể chết trong 5 năm sắp tới, do việc đổ xuống đây tất cả các loại rác rưởi, trong đó có hóa chất độc hại và cả xác tàu thuyền bị chìm. Hiện 80% nguồn nước ngọt của Thượng Hải là do sông Dương Tử cung ứng (80% thiếu vệ sinh và có chứa hoá chất). Dù Tàu Cộng cố bưng bít nhưng thảm trạng cũng đã bị phanh phui trên dòng sông Tùng Hoa.

 

            Xem như vậy làm sao các dòng sông thiêng của VN như Hồng Hà, Ðà Giang, Lô Giang và quan trọng nhất là sông Cưu Long, đều phát xuất từ bên Tàu, chảy qua tỉnh Vân Nam, trước khi vào lãnh thổ chúng ta, chắc chắn cũng đang mang chung số phận của sông Dương Tử. Có điều chừng nào VC mới dám công khai lên tiếng phản đối Tàu và thông báo tình trạng ô nhiểm nguy kịch chết người, để đồng bào cả nước biết., một sự kiện đáng làm trước hết hơn là phung phí ngân khố quốc gia, để lãnh tụ và ca sĩ quốc doanh xuất ngoại làm trò cười cho đồng bào tị nạn khắp nơi trên thế giới.

 

+ HỆ THỐNG ÐẬP THỦY ÐIỆN TẠI TỈNH VÂN NAM, TRÊN SÔNG MEKONG VÀ HỒNG HÀ CHẢY VÀO VN :

 

            Sông MeKong phát nguyên từ Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Miến Ðiện, Kampuchia và VN rồi ra Biển Ðông tại chín cửa lớn nhỏ, nên phần sông chảy trong lãnh thổ VN, mới có tên là Cửu Long Giang. Vì Trung Cộng là nước ở thượng nguồn sông Mekong, chẳng bao giờ tôn trọng các ảnh hưởng, sự tác động và lợi ích kinh tế của những nước khác ở hạ nguồn. Ngoài ra còn bá quyền nước lớn, bất chấp sự phản đối của các nước liên hệ, bao chục năm qua đã xây dựng cả hệ thống Ðập Thủy Ðiện trên sông Mekong, trong tỉnh Vân Nam, gây thiệt hại nhiều nhất cho hai nước hạ nguồn là Kampuchia và VN.

 

            Thật ra âm mưu khống chế sông Mekong, được Trung Cộng manh nha từ năm 1970. Do sự cô lập và bưng bít nên mãi tới năm 1989 khi Ðặng Tiểu Bình mở cửa đón tư bản vào cứu đảng, người ta mới biết được đại khái là Hoa Lục đang xúc tiến các dự án đập thủy điện tại Vân Nam, đã xây dựng tới 14 con dập bậc thềm, trên thượng nguồn sông này. Ðó là chưa kể các con đập khác ở các phụ lưu và trên sông Hồng Hà. Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, ta thấy các đập thủy điện Liutongsiang, Jiabi, Wunenglong, Tuoba, Huangdeng, Tiemenkan, Guongguoqiao, Công Quả Kiều, Xiaowan, Tiêu Loan, Manwan, Daichaoshan, Ðại Triều Sơn, Nuozhado, Nọa Trát Ðộ, Jinhong, Cảnh Hồng, Ganlanba và Mãnh Tòng.

 

            Tóm lại chỉ riêng với ba con đập đầu tiên được xây dựng trên thượng nguồn Mekong là dập Mạn Loan, Ðại Triều Sơn và Cảnh Hồng, với các triền núi cao dùng làm vách hồ chứa nước vào mùa mưa và xã nước trong mùa nắng. Hậu quả sông Mekong sẻ không còn những cơn lụt hằng năm, mang phù sa và các loại thủy tộc, từ thượng nguồn xuống Biển Hồ, sông Tiền, sông Hậu. Cuối cùng các hồ chứa nước tại Vân Nam, sẽ giữ lại hết phù sa và nước ngọt tại chuổi đập bậc thềm , làm cho Biển Hồ khô chết, còn đồng bằng miền Nam ven biển Ðông, sẽ bị ngập mặn vì lòng sông thấp hơn mực nước biển.

 

            Trước mắt những con đập tại Vân Nam, thường trực gây bất thường cho dòng sông Mekong, làm xói lở hai bờ , đọng nhiều muối trên đất, nguồn phù sa hằng năm từ thượng nguồn bị giữa lại, làm cho ruộng thiếu nguồn phân bón thiên nhiên. Tai hại hơn, là Trung Cộng đã trút đổ những chất phế thải độc hại từ các nhà máy công nghệ như chì, kẽm, cyanide.. gây ô nhiểm nước uống và hệ thủy sản trên sông, nhất là các loại cá .

 

            Tháng 12-2001, theo tin Asian Pulse cho biết là Trung Cộng lại khởi công xây đập Tiểu Loan trên khúc giữa Lạn Thương Giang, lớn thứ nhì trên nước Tàu chỉ thua đập Tam Hiệp. Ðập này có công suất điện 4200 MW, cao nhất thế giới 292 m, riêng hồ chứa nước lên tới 15 tỷ m3 khối nước, từ nguồn sông Mekong. Ðập hoàn thành năm 2010 với kinh phí 4 tỷ đola.

 

            Ngày nay Trung Cộng đã công khai đe dọa thế giới, trực tiếp đối đầu với Mỹ, Nhựt, Liên Âu và LHQ, nên đâu có lạ khi thấy người Tàu toàn quyền khai thác sông Mekong và từ chối tham dự Ủy hội bảo vệ con sông này vào năm 1995 cũng như không cần đếm xỉa tới thảm họa môi sinh của 5 nước dưới hạ nguồn. Thế giới ai cũng nhìn thấy rõ, nhát là mưu đồ dùng sông Mekong như một thủy lộ, khi có cuộc chiến trong tương lai gần.

 

+ SÔNG NGÒI TẠI BẮC PHẦN, TRƯỚC THẢM HỌA KHỦNG BỐ CỦA TÀU :

 

            Diện tích VN hiện nay là 331.000 km2, trong đó hai đồng bằng Bắc và Nam Việt, xưa nay được coi như là vựa lúa gạo của cả nước. Miền châu thổ Bắc Việt hình thang, giới hạn bởi tứ giác Phủ Lạng Thương, Ðồ Sơn, Việt Trì và Phát Diệm., với diện tích 15.000 km2, chỉ chiếm 12% Bắc Phần (115.700 km2), được hình thành bởi phù sa sông Hồng Hà và Thái Bình.

 

            Nay Trung Cộng xây đập khắp nơi, mùa nắng thì giữ nước ngọt lại trong hồ chứa để mà tưới , trái lại mùa mưa thì mở đập để nước trên sông lẫn trong hồ, tuôn về hạ nguồn, cho nên mấy năm qua, Hà Nội và các tỉnh Bắc Phần luôn bị nạn lụt. Trong khi đó , hệ thống đê điền ở miền Bắc tuy dài hơn 4000km, nhưng lại có quá nhiều khuyết điểm, chẳng hạn như đê phải đắp cao theo tình hình mực nước, khiến cho đê thường bị vở. Ngoài ra vì bị đê ngăn chặn phù sa, khiến cho đồng bằng Bắc Phần lần hồi không được bồi đắp, nên càng lúc thêm cằn cổi, thu hoạch kém, tốn nhiều phân bón.

 

            Riêng hệ thống sông Thái Bình, dài độ 340km, chảy từ Phả Lại, qua Hải Dương ra biển, với các phụ lưu là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu, đều phát nguồn trong nội địa VN. Tuy nhiên vì Sông Nhị có hai phụ lưu ở tả ngạn là sông Ðuống và sông Luộc, đều chảy vào sông Thái Bình, cho nên hệ thống sông này cũng bị ảnh hưởng khi nguồn nước hay dòng chảy của sông Hồng bị tắt nghẽn hay bất thường. do những ảnh hửng từ thượng nguồn bên Vân Nam gây ra.

 

+ ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG :

 

            Ngày nay đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 12 tỉnh miền tây Nam phần : Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bac Liêu và Cà Mâu. Khu vực này chiếm một diện tích 40.000 km2 với hơn 20 triệu dân, gồm người Việt, Khmer, Hoa và Chàm. Do cấu tạo môi trường thiên nhiên khác nhau, ảnh hưởng từ sông, biển và khí hậu, nên khu vực này được chia thành bốn vùng riêng biệt. Nói chung đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi phù sa của hai nhánh sông Mekong, gọi là sông Tiền (Dòng chính) và sông Hậu, được chia thành chín nhánh nhỏ hình rẽ quạt, đổ ra biển bằng chín cửa, lại tạo thành nhiều cù lao rất phì nhiêu.

 

2- TRỜI HÀNH LỤT LỘI MỖI NĂM TẠI ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG :

 

            Từ trước tới nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh vào tới Quảng Trị, thuộc Miền Trung nước Việt, luôn luôn hứng chịu thảm trạng chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết,thêm vào đó Rặng Trường Sơn lấn ra sát biển, làm cho đồng ruộng cằn khô vì cát lẫn với đá núi. Cho nên trong dân gian đã có câu ca dao ' Trời hành cơn lụt mỗi năm, mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm '.Lời than thở này bây giờ đã vượt biên giới và trở nên thân quen đối với đồng bào miền Châu Thổ Sông Cửu Long,vì năm nào cũng phải cât lực đối phó với tình trạng lụt lội, đã trở nên thường trực trong cuộc sống của mọi người.

 

            Từ khi Trung Cộng lén lút xây dựng các đập thủy diện trên hệ thống sông ngòi chảy qua tỉnh Vân Nam vào năm 1971, thì đại họa cũng bắt đầu đổ ập một cách âm thầm vào non nước VN, qua cảnh dòng sông không còn êm đềm chảy, mà dâng cao đục ngầu, mang đầy rác rưởi, gổ tre, khắp nơi đầy những vực xoáy hung dữ. Năm 1971, mực nước sông Hồng dâng cao tới 14,8 m,gần như lưu lượng nước (80-88%) đổ vào Sơn Tây, trung tâm của đồng bằng Bắc Việt. Từ năm 1920, bờ đê tại Hà Nội chỉ mới cao 11,5m. Năm 1932 là 13,3m và hiện nay đã cao tới 15-15,5m. Ngoài ra còn hy vọng vào các hồ chứa sông Ðà, Lô, Gầm, Chảy và Ba Bể.. để hạ bớt mực nước lụt

 

            Trước đây khi dòng sông Cửu Long chưa bị biến thái vì các đập thủy điện trên thượng nguồn tại Trung Cộng, Thái Lan, Lào.. thì hằng năm nước ngập, đã mang đến thật nhiều phù sa bồi đắp cho miền châu thổ , làm cho Mũi Cà Mau lấn thêm đất ra biển, sông rạch có thêm nhiều tôm cá và đủ cac loại thủy sản.. Từ năm 1961 tới 1994, miền Tây Nam Phần đã bị sáu trận lụt lớn, làm ngập 1.828.000 Ha ruộng, kéo dài từ 3-6 thang mới rút hết nước.

 

            Hiện nay có tới 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cưu Long, chiếm diện tích 3,9 triệu Ha nhưng vùng lụt lội hằng năm thường tập trung vào 7 tỉnh đầu nguồn là An Giang, Ðồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Lụt lội hằng năm, làm cho 1 triệu Ha ruộng bị chìm ngập dưới nước sâu trong nhiều tháng, gần 10 triệu đồng bào địa phượng bị thiệt hại , từ nhân mạng tới vật chất. Lụt bây giờ ngập sâu và kéo dài hơn trước, lại đến sớm nhưng rút muộn, ảnh hưởng nặng nề tới nông vụ vốn là chén cơm manh áo bao đời của tầng lớp cư dân miệt vườn. Mặc khác lụt lớn, làm cho đất đai bị mòn xói, phá vở các công trình xây dựng hai bên bờ sông, kể cả đường xá kênh rạch. Riêng trận lụt năm 1996, làm cho 217 người chết trong đó có tới 162 trẻ nít, gây tổn hại tới 2182 tỳ tiền Hồ.

 

            Nguy cơ trùng trùng nhưng Ðảng chẳng những chẳng giải thích một lời nào về thảm họa vì đâu nên nổi, trái lai vẫn cứ ru ngủ đồng bào nạn nhân bằng luận điệu tuyên truyền như Mùa Nước Nổi Hay Sống Chung Với Lũ.. nhờ đó mà đồng ruộng Miền Nam được kéo dài tuổi trẻ, vì có sự bồi đắp của phù sa. Trong khi đó,thực chất gần như đất đai màu mở, cá tôm thủy sản quý của thiên nhiên ban cho các dòng sông Hồng Hà, Mekong.. đã bị chuổi đập lớn nhỏ trên 14 cái, được xây dựng tại Vân Nam giữ lại. Kế tiếp những gì may mắn thoát được, lại bị kẹt ở chuổi đập của Lào-Thái. Cho nên ngày nay, Kampuchia và VN chỉ còn nhận đủ những thứ cặn bã, trong đó có hơn 80% các quặng, hóa chất.. được thải từ hằng trăm nhà máy bên Tàu, đổ xuống dòng nước, tống ra biển, như chúng đã làm trên sông Dương Tử, mà chính báo chí tại Trung Cộng, vừa to tiếng tố cáo.

 

3- ÐỒNG RUỘNG MIỀN NAM KÊU CỨU VÌ NẠN XÂM NHẬP NƯỚC MẶN :

 

            Từ năm 1980 tới nay, các sông ngòi ở VN hầu hết đều biến đổi kỳ lạ : Mùa mưa thì tràn nước gây nên lụt lội, trái lại về mùa nắng nước thiếu gây nên cảnh khô hạn. Tại Nam Phần, chính việc thiếu hụt nước tại các sông, đã liên quan tới sự tấn công, xâm nhập của nước mặn từ biền tràn vào sông, trong các đợt thủy triều.

 

            Ðã có trên hằng triệu Ha lúa và hoa màu tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, bị nước mặn xâm nhập khốc liệt, vừa gây tổn hại tới thu hoạch cũng như làm cho mọi người trước nguy cơ thiếu nước ngọt để ăn uống,tắm giặt. Ðây là thảm họa chỉ mới xãy ra tại Nam Phần từ sau thang 5-1975, hiện tượng nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa các tỉnh sát biển, nơi cửa sông Cửu Long. Sở dĩ có tình trạng trên,vì ảnh hưởng của hai yếu tố từ lưu lượng nước tại thượng nguồn và vùng hạ lưu, cộng thêm lượng nước mưa cũng như sự bốc hơi vào mùa nắng.

 

            Thông thường hằng năm, từ cuối tháng 4-5, nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa, khiến cho nước ngọt tại các kênh rạch không còn dùng được để mà tưới ruộng lúa và hoa quả, gây nên cảnh hạn hán thất thu. Theo định luật khoa học, thì tiêu chuẩn độ mặn cần có trong lượng nước ngọt để phục vụ cho nông nghiệp là 4%. Trong khi đó nguồn nước lợ (nước ngọt đã bị nước mặn xâm nhập), độ mặn chỉ có 2% nhưng cũng chỉ để tưới ruộng tạm thời khi không còn một lối thoát nào khác. Nguyên do vì thứ nước lợ này, chỉ có tác dụng cứu khô ngắn hạn, nếu để lâu, nước bốc hơi làm cho nồng độ muối trong ruộng tăng lên cao, làm chết hết lúa.

 

            Do phần lớn đồng ruộng ở miền Nam, không có hệ thống bờ ruộng và kè đê tốt, nên đã lãnh đủ sự xâm nhập của nước mặn chảy vào ruộng,với số lượng bị ảnh hưởng lên tới 1,1 - 1,3 Ha theo báo cáo của các cơ sở Nông Nghiệp. Ngoài ra nước mặn còn gây tổn hại rất lớn đối với những đồng bào nuôi các loại thủy sản như tôm, cá , ốc.. để xuất cảng.

 

            Nạn nước mặn xâm nhập đồng ruộng được đánh giá trầm trọng, bắt đầu từ năm 1977, trên sông Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang. Tại đây nước mặn chảy sâu vào nội địa từ 8-12km, nhiều hơn những năm trước. Trên sông Vàm Cỏ Tây, nước mặn theo thủy triều vượt qua Tuyên Nhơn về hướng thượng nguồn hơn 30km và kéo dài tới 10 ngày mới rút. Tại Mỹ Tho, nước mặnvào sông Tiền ít hơn và chỉ ở lại có 4 ngày. Nhưng vì nhu cầu nước tuới, đồng bào đã vô tình giúp nước mặn tràn lan nội địa. Những năm 1985-1986, vùng Tuyên Nhơn-Ðồng Tháp, tình trạng nước mặn xâm nhập có giảm so với các năm trước, nhờ con kênh Hồng Ngự mới đào, dẫn nước Vàm Cỏ Tây thông qua sông Tiền. Bắt đầu từ thập niên 1990 Ðồng Tháp Mười được khai thác triệt để diện tích ruộng lúa, nên lượng nước ngọt dùng để tưới trở thành thiếu thốn, tạo điều kiện cho nước mặn càng ngày càng dâng cao, xâm nhập tới tăp vào sâu trong nội địa.

 

            Năm 1993, nước mặn theo sông Vàm Cỏ Tây, lên tới thượng nguồn và ở lại Tuyên Nhơn tới 50 ngày. Trên Tiền Giang, do nhu cầu sử dụng quá nhiều nước, nên ranh giới giữa nước ngọt và nước mặn cũng thay đổi từng năm. Tại Mỹ Tho, nước mặn đã vượt qua vài cây số và nằm lai tới 17 ngày mới rút ra biển. Năm 1998, tình trạng trên lại tái diễn một cách khốc liệt. Nguyên do vì mùa nước nổi tại đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1997, diễn ra thật bất thường, nước từ thượng nguồn đổ về rất ít và rút đi rất sớm Tình trạng trên gây ra khô hạn kéo dài, tạo điều kiện để nước mặn dâng lên cao và ùn ùn kéo vào sông Vàm Cỏ Tây, chảy sâu vào nội địa tới 15-20km.

 

            Trên sông Tiền, sông Hậu, Cổ Chiên tuy lưu lượng có kém so với các năm trước, nhưng vẫn còn sức mạnh, làm giảm thiểu phần nào sự xâm nhập của nước mặn, tuy nhiên cũng đã gây thiệt hại cho hơn 200.000 Ha ruộng lúa. Trong khi đó, vùng tứ giác đầu nguồn Long Xuyên và phía Tây sông Hậu, lại bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự xâm nhập của nước mặn, vào sâu trong nội địa từ 16-20 km và ở lại hơn 3 tháng.

 

            Sự xâm nhập của nước mặn vào các sông ngòi miền Nam, là nguyên nhân chính làm các nhà máy đường phải đóng cửa ngưng hoạt động, vì nước ngọt từ năm 1999 đã tăng lên 30.000/1m3 tiền Hồ. Từ đây nước mặn tấn công vào đất liền sớm hơn mấy năm trước. Tóm lại , không riêng gì Tuyên Nhơn, Mỹ Tho.. mà hầu như các tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long như Vàm Mỹ Hoá (sông Hàm Luông-Bến Tre), Trà Vinh,, An Thuận, Bến Trại, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.đều bị nước mặn xâm nhập phá hoại tàn khốc và không có triệu chúng nào, báo hiệu thảm họa trên sẽ ngừng hay chấm dứt. Thêm vào đó, từ mấy năm nay thời tiết lại thay đổi đột ngột, gió chướng thổi manh hơn mấy năm trước,dồn nước mặn vào sông nhiều hơn, đồng lúc thủy triều tại cửa sông hoạt động thêm dữ dội, trong khi lưu lượng dòng sông từ thượng nguồn chảy xuống càng lúc càng yếu dần, không đủ triều cường giữ giới hạn giữa hai con nước như mấy thập niên trước.

 

            Ba mươi sáu năm trước, ngày 30-4-1975, CS Bắc Việt từ Hà Nội vào Sài Gòn không phải để giải phóng Miền Nam VN khỏi sự kềm kẹp của " đế quốc Mỹ " hay " chính quyền Ngụy " như chúng đã rêu rao tuyên truyền, vì thực chất Mỹ đã chạy khỏi VN từ khi ký Hiệp định Paris 27-1-1973, còn VNCH thì đã đầu hàng theo lệnh Tổng Thống Dương Văn Minh lúc trưa ngày 30-4-1975. Đúng hơn CS Bắc Việt vào Sài Gòn chỉ mới mục đích " giải phóng " người Miền Nam VN đang sống  no ấm thịnh vượng, tự do dân chủ trong thiên đàng chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường, trở thành vượn khỉ, đói nghèo như đồng bào miền Bắc đã sống trong địa ngục chủ nghĩa xã hội kinh tế quốc doanh, do đảng thống tri từ 1955-1975.

 

            Ba mươi sáu năm sau, ngày 30-4-2011, đảng CSVN lại " giải phóng " dân tộc Việt bao đời sống trong nước Việt độc lập tự do, từ nay trở thành nô lệ, chư hầu của giặc Tàu phương Bắc, từ những lời tuyên bố công khai của đảng mấy ngày qua " nhất quyết theo Tàu ".

 

           

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di

Quốc Hận 30-4-2011

HỒ ÐINH

 

           

 

           

 

 

 

__._,_.___
Recent Activity:
    .

    __,_._,___

    Fwd: Vi Dai dien Duc Thanh Cha dang hien dien tai Viet Nam

     
     

    From: conggiaovietnam@gmail.com
    To: Undisclosed-Recipient:;
    Sent: 4/20/2011 5:49:37 A.M. Eastern Daylight Time
    Subj: Vi Dai dien Duc Thanh Cha dang hien dien tai Viet Nam
     
     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      conggiaovietnam@gmail.com

     

    TGP. Hà Nội chào đón Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam

    HÀ NỘI 18/04/2011 – Đúng theo lịch trình, vào hồi 18h30 Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, vị Đại diện Toà Thánh không thường trú tại Việt Nam, đã tới sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến viếng thăm lần đầu tiên Giáo Hội Công giáo Việt Nam, trong cương vị mới, theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

    Đón ngài tại sân bay có Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt  – Giám Mục Giáo Phận Bắc Ninh- Tổng Thư Ký HĐGM VN, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - Giám Mục Giáo Phận Thái Bình, Đức Cha Lôrensô Chu Văn Minh, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Hà Nội, cùng quý cha và một số anh chị em giáo dân giáo xứ Nội Bài.

    Đúng 19h15 Phái đoàn về tới Tòa Giám Mục Hà Nội. Đức Tổng bước xuống xe trong sự chào đón nồng nhiệt của quý Đức Cha trong Giáo Tỉnh Hà Nội, quý cha, các thầy đại chủng sinh Đại Chủng Viện Thánh Giuse, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá và một số giáo dân giáo xứ Nhà thờ Chính tòa.

    Sau bài chào mừng của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức Tổng Leopoldo Girelli ngỏ lời cùng mọi người hiện diện. Ngài cám ơn và bày tỏ niềm vui mừng, vì sự đón tiếp nồng nhiệt của mọi thành phần trong Giáo tỉnh Hà Nội. Cuối cùng ngài gửi đến cộng đoàn hiện diện phép lành của Đức Thánh Bênêđíctô XVI.

    Cũng nên nhắc lại, ngày 13/01/2011, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, hiệu tòa Capri, làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

    Đức TGM L.Girelli sinh ngày 13/03/1953 tại Predore, Bergamo, Italia. Ngài chịu chức linh mục ngày 17/06/1978. Năm 2006, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục và cử làm sứ thần Tòa Thánh tại Inđônêsia và Đông Timor.

    Trong lần bổ nhiệm mới này, ĐTC đã chỉ định ĐGM làm sứ thần Toà Thánh tại Singapore kiêm Khâm mạng Tòa Thánh tại Malaysia và Brunei, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam.

    Trong chuyến viếng thăm này, Đức Tổng Leopoldo Girelli sẽ tham dự và cử hành Tuần Thánh tại Nhà thờ Chính tòa Hà Nội. Sau đó ngài sẽ đi thăm Tổng Giáo Phận Sài Gòn và tham dự Hội nghị thường niên của Hội Đồng Giám Mục.

     

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta

    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những tài liệu này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến tài liệu này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

    Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

    Xin chân thành cám ơn

    conggiaovietnam@gmail.com   

    www.conggiaovietnam.net 

    /////////////

    Lo+`i Mo+`i Ddo^'i Thoa.i Và Thách Thu+'c Ddê'n CA Và BDd- Thiên Ddu+'c

    Bài số 7/CM 2X

    Lời mời đối thoại và thách thức đến

    quân đội nhân dân và công an Việt Nam

    Thiên Ðức

     

    Gởi các bạn quân đội nhân dân và công an Việt Nam,

     

    Ðể dễ dàng trong đối thoại, Thiên Ðức tự giới thiệu vài dòng sơ lượt, từng là người lính Việt Nam Cọng Hòa cho đến giờ phút cuối cùng ở chiến tuyến đối nghịch với các ban. Ðến thời điểm lịch sử đổi thay, chấp nhận buông súng theo lệnh cấp trên, và tuân hành đúng theo lời kêu gọi của chính quyền mới mang theo lương thực đi học tập 10 ngày để trở thành công dân nước Việt Nam (?)sau khi gỡ lịch vừa tròn một bàn tay. Một vấn đề tranh cãi đặt ra ở đây chưa được giải đáp. Phải chăng những người tù cải tạo từ lúc sinh ra và sống trên đất nước Việt Nam cho đến khi mãn hạn tù cải tạo, họ là người nước lạ? không phải là người Việt Nam, nên phải đi học tốt mới có thể trở thành công dân Việt Nam để rồi sống bên lề xã hội. Với cái bằng công dân Việt Nam này, ra nước ngoài nghe theo lời kêu gọi của tổng bí thư Nông Ðức Mạnh "mọi người dân trong nước cũng như hải ngoại tham gia góp ý cho đại hội X". Cũng như tin vào lời tuyên bố: "tôn trọng ý kiến khác biệt", từ đó bút hiệu Thiên Ðức xuất hiện trên các diễn đàn chính trị công khai, đã hai lần góp ý đại hội đảng X (1) và XI (2) với tư cách là một cựu tù cải tạo. Ngoài ra còn hưởng ứng với lời kêu gọi của ông Võ Văn Kiệt "Ðối thoại công khai và sòng phẳng" bằng 3 bài viết (3). Tiếc thay tất cả đều rơi vào im lặng.

     

    Nay trong tư cách là một người mang dòng máu Việt Nam xa xứ, viết thay cho thế hệ trẻ sau chiến tranh để đưa ra lời kêu gọi một cuộc cách mạng 2X nhằm mục đích duy nhất "lật đổ sự lãnh đạo đảng cọng sản Việt Nam" bắt đầu vào ngày 30 tháng 4 năm 2011. Như vậy chỉ còn hơn 10 ngày nữa, các bạn có đủ thời gian để chọn lựa một thái độ chính trị trước diễn biến lịch sử này.

     

     

    1)- Các bạn trung thành với đảng csvn, chấp hành mọi chỉ thị của đảng vô điều kiện, bất chấp đạo lý, hiến pháp và luật pháp Việt Nam để sẵn sàng trấn áp cuộc cách mạng như là những con người máy không có trái tim và khối óc. Thì không còn gì để đối thoại, chúng tôi công khai thách thức các bạn:

     

    * Xây thêm nhà tù, mua thêm còng tay, và súng đạn đủ dùng đối phó với 87 triệu dân Việt Nam. Phải nhắm cho trúng đích kẻ thù mà bắn, giống như tên Tố Hữu từng hô hào:

    Giết. giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,

    Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong,

    Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ,

    Cho đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng,

    Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít ốta-lin bất diệt

     

    Làm được điều này, các bạn sẽ đạt được danh hiệu anh hùng với thành tích giết được 87 triệu người dân tộc Việt, đi vào lịch sử như tên Tố Hữu. Chúng tôi chờ các bạn ra tay.

     

    Nhưng các bạn cần nhớ rõ một điều, cuộc cách mạng thành công, những tên lãnh đạo cao cấp đã ôm tiền của bỏ chạy, các bạn ở lại sẽ phải đối diện với pháp luật, với xã hội, với gia đình và lương tâm về những hành vị tàn bạo và giết người nói trên.

    Các bạn không thể viện cớ là thi hành mệnh lệnh cấp trên vô điều kiện để chối bỏ trách nhiệm cá nhân. Các bạn phải thi hành nhiệm vụ đúng theo luật pháp và hiến pháp để bảo vệ dân tộc và đất nước.

     

    Liệu rằng các bạn, gia đình, con cháu có được yên ổn hay không khi phải đối diện với họ hàng, thôn xóm, địa phương nơi trú ngụ. Lời nhắn nhủ này không phải là một sự đe dọa mà chính là một sự thật, một sự cảnh báo để các bạn tỉnh táo chọn lấy quyết định lịch sử trên cây súng vào giờ phút thiêng liêng của lịch sử.

     

    2)- Trường hợp các bạn còn một chút lương tri, biết suy nghĩ, thi hành đúng nhiệm vụ mà luật pháp và hiến pháp Việt Nam trao phó, chúng tôi trân trọng mời các bạn đối thoại:

     

    Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2011 trên đất nước Việt Nam sẽ tiến hành một cuộc cách mạng 2X nhằm mục đích duy nhất "Lật đổ sự lãnh đạo toàn trị của đảng cọng sản Việt Nam", toàn dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội bước ra khỏi nhà để bày tỏ thái độ chính trị của mình về vấn đề trên một cách ôn hòa, bất bạo động hoàn toàn hợp pháp đúng theo luật lệ hiện hành.

    Trước sức mạnh toàn dân này, chúng tôi sẵn sàng đối thoại với các bạn về vấn đề trên, và chưa mong muốn các bạn công khai đứng vào hàng ngũ của dân tộc mà chúng tôi chỉ mong muốn các bạn giữ vững tay súng theo đúng luật pháp, bảo vệ an ninh trật tự cho hàng hàng lớp lớp dân tộc tuần hành trong trật tự để thể hiện ý chí của mình. Loại bỏ những tên côn đồ lưu manh, quá khích, bạo động trà trộn vào người dân nhằm gây rối nhằm phá hoại cuộc cách mạng.

     

    Nếu trước đây Lênin đã nói: "Hãy để người nông dân suy nghĩ trên luống cày" làm nên cuộc cách mạng vô sản. Từ câu nói này đưa cuộc cách mạng Việt Nam phiêu lưu trên các biển máu này đến các biển máu khác đổ khắp suốt chiều dài đất nước.

     

    Giờ đây, toàn dân nổi dậy nhưng không mong muốn đổ máu thêm vô ích vì thế chúng tôi tạo cơ hội cho các bạn "Hãy suy nghĩ trên đầu nòng súng" để chọn lựa một thái độ chính trị rằng : "Các bạn có muốn chính các bạn, gia đình, con cháu, bà con thân thuộc, bạn bè mãi mãi sống dưới sự độc tài toàn trị của đảng cọng sản hay không?".

    Nếu các bạn không muốn, xin hãy biểu thị thái độ chính trị của mình là vững tay súng đảm bảo an ninh trật tự để cho người dân thoải mái thể hiện ý chí của mình.

     

    Các bạn làm được điều đó chính là các bạn đã viết lên một trang lịch sử mới, đổi đời cả dân tộc. Rất mong chờ đối thoại với các bạn về cuộc cách mạng 2X trong thời gian tới.

     

    Thiên Ðức.

    Người viết thay thế hệ sau chiến tranh

     

     

    Ghi chú:

    1)- Góp ý đại hội đảng X: Cần thêm bao nhiêu máu và nước mắt để xây dựng CNXH?

    http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-45707/

     

    2)- Góp ý đại hội đảng XI: Phong thủy đại hội đảng XI

    http://baotoquoc.com/2011/01/04/phong-th%E1%BB%A7y-d%E1%BA%A1i-h%E1%BB%99i-d%E1%BA%A3ng-csvn-xi/

     

    3)- Ðối thoái với đảng CSVN và ông Võ Văn Kiệt: Xếp lại quá khứ

    http://hung-viet.org/blog1/2007/05/08/%c3%b0%e1%bb%91i-tho%e1%ba%a1i-v%e1%bb%9bi-ong-vo-van-ki%e1%bb%87t-va-d%e1%ba%a3ng-csvn-x%e1%ba%bfp-l%e1%ba%a1i-qua-kh%e1%bb%a9/

    Giới buôn ngoại tệ chán nghề vì ế ẩm


    Giá mua bán không hấp dẫn bằng ngân hàng, khách lại ít, trong khi vừa kinh doanh vừa phải lo đề phòng cơ quan chức năng, nhiều chủ cửa hàng thu đổi ngoại tệ tại Hà Nội đang tỏ ra chán nản với nghề từng hái ra tiền này.
    >Tỷ giá ngân hàng trở về đời sống thực

    Chủ một điểm thu đổi đôla trên phố Hàng Bạc thông tin, trước kia, độ "xôm" trong giao dịch USD tại phố này chỉ đứng sau Hà Trung. Thời điểm Hà Trung đóng băng, tại đây khách vẫn đến khá đông mặc dù phải giao dịch bí mật. Việc khảo giá và bán mua, ngay cả đối với khách lạ cũng thoải mái chứ không đến mức không thể hỏi được như bây giờ.

    Hiện tại, anh cho hay, ngồi cả ngày cũng không có khách. Thậm chí lượng khách quen thường xuyên giao dịch qua điện thoại cũng ít đi. Chủ hàng và nhân viên hết tám chuyện với nhau lại ra ngồi "buôn" ở quán trà đá trước cửa hàng.

    Thị trường đôla tự do gần như tê liệt hoàn toàn trong những ngày gần đây, khi lãi suất huy động đồng ngoại tệ này chỉ còn 3%. Ảnh: Tuệ Minh
    Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do gần như tê liệt hoàn toàn trong những ngày gần đây, khi lãi suất huy động đôla tại các ngân hàng chỉ còn 3%. Ảnh: Tuệ Minh

    Tại Hà Trung hay chợ đôla rong bên hồ Hoàn Kiếm, tình hình cũng tương tự. Người bán nước tại ngã rẽ Đinh Lễ- Đinh Tiên Hoàng cho hay hơn một tuần nay vắng khách, "cò" đôla cũng "thất nghiệp", di tản đi đâu hết. Nếu khách muốn mua, phải hẹn qua điện thoại từ trước.

    Anh Hòa, chủ một tiệm vàng trên phố Hàng Bạc lý giải giới buôn bán đôla tự do trở nên kém hào hứng vì những ngày gần đây, giá ở chợ "đen" gần như cân bằng với ngân hàng. Cửa hàng mua vào ít lãi, người bán bán cho cửa hàng cũng chẳng được lời nhiều.

    Anh phân tích chợ tự do thu hút khách, một phần do mua bán dễ dàng, nhưng cũng một phần vì được giá hơn so với nhà băng. Nhưng hiện tại, mua bán khó khăn hơn do Nhà nước siết chặt quản lý, mà nếu mua bán, cũng chỉ bằng hoặc cao hơn ngân hàng vỏn vẹn vài đồng mỗi đôla.

    Nhiều người kinh doanh ngoại tệ tại khu phố này cũng than thở, mỗi USD bán ra cho khách, chủ cửa hàng cũng chỉ ăn lãi 50-60 đồng. Còn giao dịch đôla giữa các cửa hàng với nhau chỉ chênh lệch khoảng 10 đồng mỗi USD. Nếu so với trước kia thì con số này có khi chỉ bằng một nửa, một phần ba, mà không may gặp đợt truy quét của cơ quan chức năng thì có nguy cơ mất sạch. Lãi ít, không mấy người hào hứng kinh doanh.

    Trưa 19/4, giá đôla tại một cửa hàng trên phố Hàng Bạc là 20.950 đồng một USD (mua vào) và 21.000 - 21.100 đồng một USD (bán ra). Trong khi đó, chủ một cửa hàng trên phố phố Hà Trung cho hay, giá bán ra chỉ là 20.960 đồng một USD và hầu như các điểm thu đổi ngoại tệ tại đây đều không thiết tha với việc mua vào. Tại một số địa điểm thu đổi ngoại tệ khác, giá mua vào - bán ra lần lượt ở mức 20.870 đồng và 20.970 đồng.

    So với tỷ giá tại một số nhà băng ở ngưỡng 20.910-20.930 đồng một USD mua vào và 20.935-20.940 đồng bán ra, thì giá trên thị trường chợ đen chênh lệch không đáng là bao.

    Hiện tại, tỷ giá đôla tại thị trường tự do và ngân hàng đã có sự hòa nhịp. Ảnh minh họa: Tuệ Minh
    Hiện tại, tỷ giá đôla tại thị trường tự do và ngân hàng đã có sự hòa nhịp. Ảnh minh họa: Tuệ Minh

    Sự ế ẩm và ngưng trệ giao dịch của các điểm thu đổi ngoại tệ khiến khách mua cũng được ưu ái hơn trước.

    Chủ một doanh nghiệp sản xuất giấy thường xuyên mua USD tại chợ "đen" cho hay, việc mua giờ dễ hơn trước rất nhiều vì nhiều điểm thu đổi ngoại tệ tự do đang chỉ có nhu cầu bán thay cho mua. Anh cho hay, trưa nay 19/4, mua 10.000 USD tự do giá chỉ 20.950 đồng một USD, chỉ đắt hơn ngân hàng khoảng 50 đồng.

    Tuy nhiên, anh này cũng bày tỏ trong thời gian tới, nếu các ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp và người dân mà vẫn với tỷ giá như hiện tại, thì chắc chắn chợ "đen" sẽ "sập tiệm". Vì hiện tại, lý do người có nhu cầu tìm mua đôla bên ngoài là vì khó mua ở nhà băng. "Nếu giải quyết được khúc mắc là thủ tục và hạn mức để mua được đôla trong ngân hàng, thì chắc chắn chợ 'đen' sẽ sập", anh này nói.

    Ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho rằng, phản ứng của người dân trước việc nhà nước quy lãi suất huy động USD về 3% một năm đang thể hiện rất rõ. Xu hướng gửi tiết kiệm tiền đồng thay cho USD, đổi USD sang VND đang khiến cho nguồn cung ngoại tệ tại nhiều ngân hàng bớt đi căng thẳng.

    Theo ông Thọ, trước kia, tỷ giá trên thị trường tự do luôn cao hơn ngân hàng nên người muốn bán đôla có xu hướng ra ngoài bán cho "được giá". Nếu mua, người có nhu cầu cũng hay mua ở ngoài vì tính tiện lợi, nhanh gọn, không giới hạn, không thủ tục. Tuy nhiên, mặt trái chính là hiện tượng đầu cơ, găm giữ đôla khiến cho nguồn ngoại tệ tại các ngân hàng đều khá căng thẳng.

    Nhưng hiện nay, sau khi Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, thì xu hướng tích trữ, găm giữ đồng bạc xanh của người dân gần như nhạt nhòa đi. Thay vào đó là sự tin tưởng đem đôla bán cho ngân hàng. Khi nhận thấy bán cho ngân hàng cũng được lợi tương đương bán cho chợ "đen", thì rõ ràng nguồn cung ngân hàng sẽ bớt đi căng thẳng và việc lập lại trật tự một tỷ giá là có thể làm được, ông nói.

    Tuệ Minh

    Nỗi sợ ở Việt Nam


    2011-04-19

    Hồi thế kỷ thứ 19, một chí sĩ có óc canh tân đất nước là Nguyễn Trường Tộ từng dâng lên Triều Đình Huế 30 Bản Điều Trần với mong mỏi đưa nước VN phong kiến trở thành một quốc gia tân tiến phú cường.

    AFP photo

    Công an chặn các ngả đường vào TAND TP Hà Nội trong ngày xử TS Cù Huy Hà Vũ 04/4/2011

    "Biết mà không nói là bất nhân"

    Nhưng quần thần thủ cựu can gián Vua Tự Đức bác bỏ kế hoạch canh tân ấy khiến nhà ái quốc Nguyễn Trường Tộ ngậm ngùi cho vận nước cho tới giây phút ông giả biệt cõi đời ở tuổi vừa ngoại tứ tuần:

    "Một kiếp sa chân, muôn kiếp hận

    Ngoảnh đầu cơ nghiệp ấy trăm năm..."

    Chính nỗi ưu tư suốt đời cho vận nước ấy khiến ông từng thốt lên rằng "Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa".

    Qua bài "Công lý hay bất nhân bất nghĩa" được blog Hãy Dành Thời Gian phổ biến, nhà văn Võ Thị Hảo nhận xét rằng "nếu vua mà không tối tăm thủ cựu, biết nghe theo ông thì rất nhiều khả năng VN hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay thế cho nước mắt".

    Nói tới đây, nhà văn liên tưởng tới giới lãnh đạo trong nước hiện giờ, lưu ý rằng nếu chấp nhận cho những người có tâm huyết với đất nước "giải độc", thì "những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo" giữa lúc "có quá nhiều điều họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt".

    Nhiều người biết rằng sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị "thắt cổ chết" ngay lập tức. 

    Nhà văn Võ Thị Hảo

    Nhưng mặt khác, tác giả cũng không khỏi bất bình trước tình trạng "những điều trông thấy mà đau đớn lòng" khi đa số người dân Việt vẫn im hơi bặt tiếng:

    "Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời nhân văn giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng. Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị "thắt cổ chết" ngay lập tức. Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người VN đã chọn sau bao kiếp thương đau.

    Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: "Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật". Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành. Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình, thậm chí còn coi đó là những hành vi trung thành đáng được khen thưởng và vinh danh, thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời trung cổ."

    Theo blogger Đỗ Việt Khoa thì đồng thuận một cách giả dối là tai hoạ, giả "mù-điếc-câm" trước cái xấu, đó là sống hèn…Xã hội càng nhiễu nhương thì đấu tranh càng phải quyết liệt". Thầy Đỗ Việt Khoa nhận xét:

    "Để có được cuộc sống như hôm nay, mọi người Việt Nam cần phải cảm ơn các thế hệ đi trước đã dày công đấu tranh góp phần dựng nước và giữ nước. Đó là những thế hệ anh hùng,… những người dấn thân đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước từ ngàn xưa tới nay. Đất nước còn tồn tại nhiều bất cập. Không thể bằng lòng và làm ngơ để các vấn đề bất cập đó tồn tại. Phải tiếp tục đấu tranh với nó."

    Nhưng may thay, về phương diện nào đó, theo nhà văn Võ Thị Hảo, " vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện. Một ấn tượng cảm động là một số luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý. Trong hoang lạnh, cũng đã có những người đã thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan".

    Buổi cầu nguyện ấy diễn ra tại Giáo xứ Thái Hà hôm Chủ Nhật 17 tháng Tư vừa rồi nhân Lễ Lá bắt đầu bước vào Tuần Thánh, quy tụ rất đông giáo dân nhằm kỷ niệm biến cố Chúa Giê-su vào thành Jerusalem lần cuối. Và đặc biệt là trong Thánh Lễ này còn có sự tham dự của các gia đình Bs Phạm Hồng Sơn, Ls Lê Quốc Quân, Ts luật Cù Huy Hà Vũ cũng như các trí thức, doanh nhân và những người yêu mến Sự thật – Công lý. Họ đến để tạ ơn và cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn, gia đình cũng như bản thân TS Cù Huy Hà Vũ và những người đang bị bắt bớ, giam cầm. 

    Rồi một cuộc thắp nến sau Thánh lễ để nguyện cầu cho đất nước bình an, cho Sự thật – Công lý,  cũng như tạ ơn Thiên Chúa qua những biến cố vừa qua và đặc biệt là cầu nguyện cho những người công chính đang trong vòng lao lý oan khiên để họ vững tin, cũng như ánh sáng của Sự thật – Công lý được nhanh chóng chiếu soi và giải thoát những thân phận bị tù đầy này.

    Công khai và bí mật

    Qua bài "Lời thú tội ngày Chủ Nhật" được nhiều trang mạng nhật ký, kể cả bô-xít VN, phổ biến, Giáo sư Phạm Toàn bày tỏ tâm sự với blogger Lê Quốc Quân - cùng 1 số blogger khác như Người Buôn Gió, Paulus Sơn - rằng:

    danlambao-250.jpg
    Từ trái sang phải: Bà Vũ Thúy Hà - BS. Phạm Hồng Sơn, LS. Lê Quốc Quân - Bà Nguyễn Thị Thu Hiền tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà ngay khi được tự do. Photo courtesy of danlambao
    "Quân đi theo dõi cuộc xử án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, một cuộc xử án công khai mà nay thì toàn thế giới và bốn bức tường quý Tòa đã biết rõ tầm công khai của sự kiện đó đến đâu, rồi Quân đã bị những người làm công tác bí mật hè nhau công khai lôi Quân đi, và công khai giam giữ Quân trong chín ngày trước khi ỡm ờ nửa công khai nửa bí mật thả Quân ra.

    Tối Chủ Nhật 17 tháng Tư vào hồi 20 giờ tại Nhà của Chúa ở xứ Thái Hà có cuộc cầu nguyện tạ ơn. Tôi rất muốn đi dự buổi lễ, vì quý trọng và vì tình bạn với anh Quân đã đành, còn vì một kỷ niệm riêng nữa. …

    Tối nay, Quân ơi, tôi không đến được với em đâu. Tôi đang phải vượt qua cái nỗi sợ khó mà có thể vượt qua. Một nỗi sợ mà ngay cả những kẻ ban phát nỗi sợ cũng khiếp sợ! Nỗi sợ có tên là hệ thống con tin. Tôi hôm nay không còn là tôi hồn nhiên, tôi đã buộc phải nhận thức là mình đã thành con tin của một hệ thống. Một con tin bị vây chặt trong hệ thống có nhiều con tin khác nữa: con đẻ của mình, cháu chắt nhà mình, bè bạn của mình, nhất là một công việc đang còn triển khai mạnh mẽ cùng với những cộng sự còn thân thiết hơn là ruột thịt của mình…"

    Nhưng GS Phạm Toàn sau cùng "xin bạn hãy đọc kết luận của bản thú tội" rằng "Tối nay tôi đến giáo xứ Thái Hà để được thả hồn trong lời nguyện và để ôm chặt bè bạn trong vòng tay bé nhỏ của một con người – NGƯỜI TỰ DO".

    Có lẽ nỗi sợ của dân oan thấp cổ bế miệng nói chung hẳn dễ hiểu hơn nỗi sợ của những kẻ gây ra nỗi sợ - nỗi sợ của giới điều hành đất nước, cầm cân nẩy mực, như blogger Cánh Cò mô tả 1 vài trường hợp tiêu biểu qua bài "Nhà nước ta, cái gì cũng sợ". Chẳng hạn như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao "cũng lây nỗi sợ!""

    "Tôi nghe rất nhiều lần mỗi khi Trung Quốc lấn chiếm hay bắt giữ ngư dân thì y như rằng, bà Nguyễn Phương Nga lại mở chiếc máy thu băng cho… Trung Quốc nghe một bài thu trước, rất cũ và rất nhàm. Tại sao vậy? Bà Nga là người có học chắc chắn không thể không viết được một thông cáo báo chí có hồn để phản bác những sai trái của Bắc Kinh. 

    Không phải bà bất tài, nhưng ngặt nỗi Bộ Ngoại Giao, tức là thủ trưởng của bà lại…sợ. Họ sợ nói nặng, nói mạnh mẽ hay nói một cách thuyết phục thì mất lòng xếp lớn. Lớn hơn cả tổ quốc nữa chứ không chơi!"

    Rồi Bộ 4 T, tức Bộ Thông tin-Truyền thông cũng sợ:

    ...những người làm công tác bí mật hè nhau công khai lôi Quân đi, và công khai giam giữ Quân trong chín ngày trước khi ỡm ờ nửa công khai nửa bí mật thả Quân ra.

    Giáo sư Phạm Toàn

    "Nắm trong tay 7.000 tờ báo lớn nhỏ nhưng xem ra bộ này không kiểm soát nỗi mấy anh nhà báo gan lì. Trong một văn bản giao ban mà công dân mạng ai cũng biết, mới đây bộ này đưa ra những chỉ dẫn cho các Tổng biên tập các báo phải thi hành những điều hết sức ngớ ngẩn nếu không muốn nói là thiếu hiểu biết. Chẳng qua là Bộ này sợ cánh nhà báo mượn gió bẻ măng khi mà hương hoa Nhài lan rộng.

    Mấy điều mà bộ 4 tê cấm gồm có: Không viết "Tiến sĩ" Cù Huy Hà Vũ mà viết là "ông". Không đưa tin Libya, không viết về những tấm gương hy sinh tại Nhật Bản trong thiên tai động đất sóng thần gần đây.

    Rõ ràng là họ sợ!

    Nhà nước sợ nhất là Dân chủ

    Vẫn theo Blogger Cánh Cò thì "Còn nhiều thứ sợ nữa, nhưng thứ mà nhà nước sợ nhất lại là Dân chủ!":

    000_Hkg4764746-200.jpg
    TAND TP Hà Nội trong ngày xử TS Cù Huy Hà Vũ 04/4/2011. AFP photo
    "Đọc trên mấy blog cá nhân ... tôi cảm thấy như có điều gì đấy không ổn trong đời sống thường nhật. Nhà nước bắt giữ quá nhiều người mà tội danh của họ chỉ là kêu gọi thực thi dân chủ. Nhà nước cũng tuyên dương dân chủ như một thứ mà người dân được đương nhiên thụ hưởng dưới hiến pháp và pháp luật nhưng tại sao nhà nước ta lại sợ những …đồng minh dân chủ đến vậy? 

    Bắt giữ nhiều người đến nỗi không dám mang ra công khai xét xử trong những phiên tòa bình thường mà cứ núp lén như tòa án là …bị cáo không bằng. Tuyên án nhanh và bác bỏ mọi luận cứ luật sư bào chữa đưa ra là điều mà tòa án thường lập đi lập lại nhất. Cho đến khi vụ án TS luật Cù Huy Hà Vũ được bóc trần trước công luận thì nỗi sợ của nhà nước ta trở thành ... nổi tiếng! "

    Qua bài "Tú Kếu, nhà thơ trào phúng với bản án 18 năm tù cộng sản" trên Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN, nhà thơ Viên Linh cho biết "Sau những móc ngoặc, Tú Kếu bị đưa ra toà án cộng sản, và bị kết án 18 năm tù. Hình như chưa có thi sĩ nào bị kết án nặng như thế". Và Viên Linh nêu lên câu hỏi " Thơ ông đáng sợ lắm sao?".

    Không rõ thơ của nhà thơ trào phúng Tú Kếu có đáng sợ lắm không, chỉ biết – chẳng hạn như – trong bài tựa đề Nhân Quyền, 2 đoạn chót của bài thơ như sau:

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền phát biểu
    Ca tụng đảng mà thôi
    Ngoài ra bắt tự kiểm

    Việt Nam quyền con người
    Người được quyền đau khổ
    Ðược quyền khóc trước cười
    Ðược quyền chui xuống mộ

    Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả quý vị cũng vào kỳ sau.