THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 May 2011

Quy hoạch- phát triển giao thông: Sai lầm nối tiếp sai lầm?

Từ góc độ phát triển đô thị bền vững mà nói, giao thông đô thị phải lấy "con người" làm hạt nhân chứ tuyệt nhiên không thể (và không nên) lấy "xe" làm hạt nhân.
Công bằng mà nói, trong những năm gần đây mạng lưới giao thông trong các đô thị ở nước ta đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Những con đường mới được xây dựng, hệ thống cầu cống được sửa chữa nâng cấp kiên cố hơn, diện tích mặt đường đáp ứng cho nhu cầu giao thông ngày một nhiều hơn.
Thế nhưng, một điều mà chúng ta cũng không thể phủ nhận, là trong các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, và ngày càng nghiêm trọng hơn. Điều đó gây ra không ít sự phiền toái cho người tham gia giao thông, làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần, vật chất cho mỗi người dân, cho cộng đồng và cho toàn xã hội.
Điều này cũng khiến cho các nhà hoạch định và quản lí đô thị buộc phải tỉnh ngộ về những cách làm trước đây của mình. Vì sao có những vấn đề chúng ta đã "tận tâm, tận lực" làm nhưng kết quả đem lại không đáp ứng được mục đích ban đầu đặt ra? Nói cách khác, chẳng những nó không giải quyết được vấn đề mà còn làm nghiêm trọng hơn- như câu nói cửa miệng của dân gian là "tiền mất mà tật vẫn mang".
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có những nhận thức chưa đúng về "căn bệnh" giao thông đô thị, từ đó bốc ra những "thang thuốc" không phù hợp. Nói thẳng ra, chúng ta đã mắc những sai lầm về triết lý trong chiến lược phát triển giao thông đô thị. Đó là:
Sai lầm thứ nhất: Khi giải quyết bài toán giao thông nói chung, chống ùn tắc giao thông nói riêng, ngành giao thông đã quá xem trọng tính cơ động của "xe" mà quên mất tính đạt được mục đích của "người". Nói một cách dễ hiểu, chúng ta cải tạo đường sá là để cho "xe" lưu thông chứ không nghĩ là để "người" lưu thông.
Từ góc độ phát triển đô thị bền vững mà nói, giao thông đô thị phải lấy "con người" làm hạt nhân chứ tuyệt nhiên không thể (và không nên) lấy "xe" làm hạt nhân. Bởi mục đích cuối cùng của giao thông là di chuyển (di động) người và hàng hóa chứ không phải để di chuyển... xe. Trong khi, thực tiễn nhiều đô thị ở nước ta cho thấy, dường như "đường" là nơi chỉ dành cho "xe" chứ không dành cho "người".
Và trong tâm thức của người Việt Nam, điều này là hiểu nhiên, hiển nhiên đến mức độ khi đưa vấn đề này ra nhiều người cười bảo, "đường không dành cho xe thì dành cho ai?".
Thực tế không phải như vậy: Đường là để giao thông. Mà đã gọi là giao thông (traffic) thì bản thân nó phải bao gồm sự tương thông (communication) và sự giao vãng (association). Có nghĩa là "dĩ nhân vi bản" (lấy người làm gốc) chứ không thể "dĩ lộ vi bản" (lấy đường làm gốc), hay "dĩ xa vi bản" (lấy xe làm gốc). Chính cách nghĩ này khiến cho các đô thị Việt Nam dường như hiếm thấy cái gọi là đường dành cho người đi bộ; hoặc người đi bộ cần phải "nhường" đường cho các loại xe cơ giới...
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới khi qui hoạch và xây dựng đường giao thông đô thị, người ta "chừa" phần đường dành cho người đi bộ (nhiều khi) lớn hơn phần đường cho xe. Ở nước ta cái gọi là "hành lang dành cho người đi bộ" đã và đang thu hẹp dần, bởi nhiều lí do mà trong đó không thể nói không có lỗi của những người qui hoạch và kiến tạo giao thông đô thị.
Hơn thế nữa, nhiều khi các nhà hoạch định giao thông đô thị hoảng hốt khi thấy phương tiện giao thông cá nhân tăng chóng mặt và lo lắng khi thấy tỉ lệ giữa phương tiện này với diện tích mặt đường không tương thích. Từ đó vội vàng tìm mọi cách mở rộng lòng đường, kiến tạo nhiều con đường mới, rốt cục cuộc chạy đua giữa phương tiện giao thông cá nhân với diện tích mặt đường nhiều khi chạy vào... ngõ cụt.
Từ đó các nhà quản lý lại nghĩ ra cách hạn chế sự gia tăng xe cá nhân bằng nhiều biện pháp. Thiết nghĩ, đây là cách làm ấu trĩ và không mấy hiệu quả.
Thực tế đã chứng minh chúng ta không nên quá lo lắng về vấn đề này. Vì sao Nhật Bản với một diện tích 37 vạn km2 nhưng có đến 8 vạn xe ô tô, nhưng giao thông Nhật vẫn được xem là một điển hình: Tình trạng tắc đường gần như hiếm thấy, số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương khi tham gia giao thông không đáng báo động.

Giao thông đô thị phải lấy "con người" làm hạt nhân chứ tuyệt nhiên không thể lấy "xe" làm hạt nhân. Ảnh minh họa


Sai lầm thứ hai: Xem nặng về xây dựng, sửa chữa cầu đường, trong khi lại coi nhẹ chiến lược phát triển giao thông một cách bài bản, khoa học có tính kế thừa và có hệ thống.
Biểu hiện của hiện tượng này là "nhiệt tình" xây dựng, kiến tạo, sửa chữa, mở rộng cầu đường đô thị, mà thiếu đi chiến lược phát triển giao thông đô thị một cách lâu dài, khoa học. Từ đó đã và đang hình thành nên cục diện về xây dựng giao thông đô thị ở nước ta theo kiểu "ngứa đâu gãi đấy". Hậu quả là đầu tư lớn nhưng hiệu quả nhỏ, đầu tư nhiều mà hiệu quả ít, thậm chí nhiều lúc đầu tư nhưng không có hiệu quả.
Nếu quan sát sự phát triển hệ thống giao thông của thành phố Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thấy rõ. Nhiều tuyến đường sinh ra để mang sứ mệnh giải cứu "tắc đường" nhưng bản thân nó lại là nạn nhân- lại ùn tắc nhiều hơn. Nhiều tuyến đường (hay khu vực) chỉ "thông suốt" cục bộ nhưng xét toàn cảnh thì nạn tắc đường vẫn không giải quyết được một cách triệt để. Vì sao? Câu trả lời trong tình huống này là thiếu sự phát triển giao thông đô thị một cách chiến lược.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới khi qui hoạch và xây dựng đường giao thông đô thị, người ta "chừa" phần đường dành cho người đi bộ (nhiều khi) lớn hơn phần đường cho xe. Ở nước ta cái gọi là "hành lang dành cho người đi bộ" đã và đang thu hẹp dần, bởi nhiều lí do mà trong đó không thể nói không có lỗi của những người qui hoạch và kiến tạo giao thông đô thị.
Hơn thế nữa, nhiều khi các nhà hoạch định giao thông đô thị hoảng hốt khi thấy phương tiện giao thông cá nhân tăng chóng mặt và lo lắng khi thấy tỉ lệ giữa phương tiện này với diện tích mặt đường không tương thích. Từ đó vội vàng tìm mọi cách mở rộng lòng đường, kiến tạo nhiều con đường mới, rốt cục cuộc chạy đua giữa phương tiện giao thông cá nhân với diện tích mặt đường nhiều khi chạy vào... ngõ cụt.
Sai lầm thứ ba: Sự không ăn khớp (nếu không muốn nói là tách rời) giữa qui tắc giao thông và vấn đề qui hoạch đất dành cho giao thông.
Chúng ta cần phải hiểu rằng, qui hoạch đất cho giao thông và giao thông đô thị là một quan hệ hữu cơ. Đến một lúc nào đó cần phải đa dạng hóa trong giao thông đô thị: Xe cá nhân (bao gồm xe đạp xem mô tô, xe ô tô...), xe bus công cộng, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao... Nhưng nếu không có tầm nhìn chiến lược thì khi cần phải tiến hành các hạng mục công trình cho giao thông (nhất là giao thông công cộng và các bến bãi) thì bài toán hóc búa nhất là... không có quĩ đất.
Lúc đó thì phát sinh thêm vấn đề mới là công tác giải phóng mặt bằng để "lấy" đất. Nhiều bài học thực tiễn đã cho chúng ta thấy rõ điều điều này mà việc mở rộng con đường Nguyễn Văn Trỗi (TP.HCM) là một minh chứng hết sức thiết thực. Không võ đoán để nói rằng, việc tiến hành kiến tạo hệ thống tàu điện ngầm trong các thành phố lớn ở nước ta, cái khó nhất vẫn là công tác "giải tỏa đền bù".
Bởi trước đây ta thiếu tư duy qui hoạch đất dành cho giao thông (không gian nổi và không gian ngầm). Nghiên cứu về vấn đề giao thông của nhiều đô thị lớn trên thế giới, chúng tôi thấy rằng, quĩ đất giao thông hiện tại mà họ sử dụng là đã được hoạch định từ 40-50 năm về trước. Nhiệm vụ của ngành quy hoạch đô thị là cần phải có cái nhìn về phát triển đô thị bền vững, có tính kế thừa, tính liên tục.
Sai lầm thứ tư: Khi giải quyết bài toán giao thông đô thị, chúng ta chỉ coi trọng "phần cứng" mà xem nhẹ "phần mền" về giao thông. Ở một khía cạnh nào đó có thể chia giao thông đô thị làm 2 phần. Đó là phần cứng (bao gồm toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; hệ thống vận tải hành khách và hàng hóa đô thị mà có thể gọi chung là "cung giao thông") và phần mền (hệ thống quản lí giao thông đô thị).
Nhiều nhà đô thị học và xã hội học đô thị đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, "phần cứng giao thông" là hữu hạn nhưng "phần mền giao thông" là vô hạn. Nói khác đi, 1 khi "phần cứng" đã đáp ứng về cơ bản về giao thông thì "phần mềm" là điều kiện tiên quyết và lâu dài cho sự vận hành thông suốt giao thông đô thị. Nôm na mà nói, trong điều kiện sự "cung giao thông" không thể cung cấp đủ nhu cầu về giao thông, thì giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông cần phải áp dụng những biện pháp kĩ thuật tiên tiến và những biện pháp quản lí khoa học. Tức là phải chú trọng đến phần mềm giao thông, đặc biệt là vấn đề chấp pháp giao thông.
Thực ra chúng ta đã và đang áp dụng nhiều biện pháp về phần mền giao thông nhưng quả thật nhiều lúc đánh trống bỏ dùi, "đầu voi đuôi chuột", thiếu kiên quyết. Nếu như ở Nhật, một người có nồng độ cồn vượt mức cho phép mà điều kiển xe có động cơ thì hoặc là phạt 500.000 yên Nhật hoặc là bị cải tạo giam giữ đến 3 năm thậm chí người ngồi trên xe ấy cũng bị xử phạt không nhẹ.
Còn ở một số thành phố lớn Trung Quốc cũng vừa áp dụng biện pháp này, có thể cải tạo giam giữ đến 6 tháng, thì trong các đô thị nước ta việc chấp pháp cũng như quản lí giao thông còn bỏ ngỏ. Hiện tượng vi phạm luật giao thông còn phổ biến: Điều kiển xe cơ giới trong tình trạng nồng độ cồn trong máu cao, sử dụng bằng cấp giả để điều kiển xe, phóng nhanh vượt ẩu... vẫn chưa được xử lí nghiêm.
Từ giác độ vĩ mô mà nói, có sự mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu giao thông và mức độ cung ứng giao thông là nguyên nhân nội tại dẫn đến sự tắc nghẽn giao thông. Từ giác độ vi mô, sự yếu kém về trình độ quản lí giao thông, không định hướng được một cách hợp lí, hữu hiệu, kịp thời là nguyên nhân nội tại, không chú trọng đến phần mền giao thông...
Tăng cường cung cấp giao thông là biện pháp trọng yếu để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông đô thị. Nhưng trên thực tế, sự cung cấp giao thông gần như không bao giờ đuổi kịp sự tăng trưởng về nhu cầu giao thông. Trong đó có thể kể đến một nguyên nhân quan trọng là chưa (hoặc không) khống chế có hiệu quả về nhu cầu giao thông tăng lên nhanh chóng.
Do vậy, muốn giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, cần phải phối kết hợp nhịp nhàng giữa việc tăng cường cung cấp giao thông và bài toán quản lí nhu cầu giao thông, công tác chấp pháp giao thông, giáo dục an toàn giao thông, định hướng nhu cầu giao thông. Bởi bốc 1 thang thuốc để chữa 1 căn bệnh, trước mắt và tiên quyết là phải xác định đúng bệnh, sau đó mới bốc thuốc và xin lưu ý, bất cứ 1 thang thuốc nào cũng phải gồm nhiều "vị" khác nhau, có thế nó mới có tác dụng tương hỗ.

Dầu bất ngờ giảm gần 9% xuống dưới 100 USD/thùng

Giá dầu giao sau trên sàn New York đêm qua bất ngờ giảm 9% xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng do giới đầu tư lo ngại tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại và do đồng USD bất ngờ tăng vọt trở lại so với Euro.



Dầu đã giảm 8,6% sau khi Bộ Lao động Mỹ cho biết số người nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại nước này tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Đây là một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ các lại hàng hóa nói chung và dầu nói riêng sẽ giảm mạnh.

Hầu hết các loại hàng hóa trên sàn New York hôm qua giảm mạnh với 24 loại chính giảm trên 6%.

Các loại hàng hóa giảm mạnh ngay sau khi đồng USD tăng vọt so với Euro do chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu Jean-Claude Trichet cho biết ông sẽ không tăng lãi suất trước tháng 6.

"Chúng ta đang chứng kiến một đợt giảm giá kinh hoàng", Peter Beutel, chủ tịch một công ty tư vấn kinh doanh hàng hóa Cameron Hanover Inc. ở New Canaan, Connecticut nói. "Khi ECB từ chối tăng lãi suất cũng là lúc đồng USD cất cánh và sự giảm giá ở các loại hàng hóa gia tăng.

Giá dầu giao tháng 6 trong phiên giao dịch 5/5 giảm 9,44 USD xuống 99,8 USD/thùng - mức thấp nhất trên sàn giao dịch hàng hóa New York kể từ 16/3. Giá mặt hàng này đã giảm tổng cộng 12% trong 4 ngày
qua.

Theo các phân tích kỹ thuật của Again Capital LLC, giá dầu có thể giảm xuống tới 98 USD/ounce sau khi phá vỡ ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật và nằm dưới mức trung bình 30 ngày.

Đồng USD đêm qua tăng 2,1% lên mức 1,451 USD = 1 Euro.

Bên cạnh tác động của tình hình kinh tế Mỹ, giá dầu giảm còn bởi thông tin OPEC đang xem xét nâng sản lượng để trong cuộc họp tháng 6 tới đây vì tổ chức này muốn hạ nhiệt giá và tránh những ảnh hưởng xấu từ giá dầu lên lạm phát và tăng trưởng.

Hà Linh (Theo BLB)

Đau lòng chuyện thầy giáo lợi dụng nữ sinh

Đã có không ít những bản án nặng nề dành cho những 'yêu râu xanh' đội lốt thầy giáo. Dư luận hẳn chưa quên vụ việc lùm xùm thầy Nguyễn Văn Huân, Hiệu phó Trường THPT Bến Tre (Vĩnh Phúc) bị tố cáo "sàm sỡ, cởi đồ, quan hệ" với em H. học trò của mình, và khiến cô bé muốn tự tử...

TIN BÀI KHÁC
Tại sao một người thầy lại có thể lợi dụng, sàm sỡ với ngay chính những nữ học sinh của mình. Khi đứng trên bục giảng, họ là những người đáng kính truyền đạt lại kiến thức cho lớp lớp thế hệ trẻ. Nhưng khi bước ra khỏi lớp học, lẽ ra họ phải là những người "thầy" đoan trang, chỉn chu và tư cách trong lối sống và ứng xử. Thế mà...
 
24 năm tù giam cho thầy giáo yêu râu xanh
 
Nguyễn Ngọc Anh (SN 1980), giáo viên trường tiểu học Mường Xén, lợi dụng lúc các học sinh đang ngủ trưa tại lớp, đã giở trò đồi bại với nhiều học sinh nữ. Sự việc bại lộ, gã thầy giáo thú tính nhận 24 năm tù về tội hiếp dâm và dâm ô trẻ em. 
 Đừng làm tâm hồn trong sáng của nữ sinh bị vẩn đục (Ảnh: Việt Báo)

Tháng 5/2007, Công an huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) nhận được đơn thư trình báo của nhiều phụ huynh học sinh trường tiểu học Mường Xén, tố cáo thầy Nguyễn Ngọc Anh đã có hành vi dâm ô với con gái họ. Ngọc Anh sau đó đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo đó, tháng 4/2006, Anh được nhà trường phân công trực bán trú buổi trưa cho các em học sinh lớp 2A. Thời điểm sau buổi học, các em bán trú ăn cơm xong rồi nghỉ trưa tại lớp. Anh lợi dụng buổi trưa vắng vẻ, đã giở trò đồi bại với một số học sinh nữ ngay tại lớp.  

Nạn nhân là các em V.T.H (SN 1998), em N.T.T.H (SN 1998), em L.T.L (SN 1998). Sau khi giở trò, Anh lệnh cấm các em không được nói với ai, nếu không sẽ bị phạt nặng. Ngày 20/12, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã đưa Nguyễn Ngọc Anh ra xét xử, tuyên phạt Nguyễn Ngọc Anh 24 năm tù về tội hiếp dâm và dâm ô trẻ em, đồng thời phải đền bù cho các gia đình nạn nhân số tiền là 22 triệu đồng.  

Thầy giáo lợi dụng ảnh khỏa thân của nữ sinh

Cuối tháng 2/2007, nhóm phụ huynh của các em Đàm Đình L., (lớp 11A10, trường THPT Bán công huyện Thanh Miện), Đặng Thị V., (lớp 9A, trường THCS Quang Hưng, huyện Ninh Giang), mang đơn tố cáo thầy giáo Đàm Văn Hùng giáo viên Toán - Lý trường THCS Quang Hưng, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương với nội dung thầy giáo lợi dụng hình ảnh khoả thân của học sinh để tống tiền...


Có những nỗi đau tâm lí theo suốt cuộc đời nữ sinh (Ảnh: Yume)
Khoảng 10 người của các gia đình này đã kéo đến trường gây lộn xộn, yêu cầu hiệu trưởng cho gặp thầy Hùng. Nhà trường phải đề nghị công an xã can thiệp để ổn định trật tự. UBND xã đã tiến hành xác minh vụ việc theo đơn tố cáo và triệu tập thầy Hùng đến để làm rõ.

Theo đơn tố cáo của các gia đình, từ tấm ảnh các học sinh trên trong một đám dẫn cưới, thầy Hùng đã cắt ghép mặt các học sinh với hình ảnh khoả thân và yêu cầu các học này phải nộp từ 800 nghìn - 3 triệu đồng (tuỳ theo điều kiện của các gia đình), để xoá các hình ảnh của các học sinh này. 

Ngoài ra, thầy Hùng đã nhiều lần gọi điện đến gia đình các học sinh, yêu cầu gặp riêng các học sinh này vào buổi tối tại địa điểm do thầy ấn định...

Thầy lợi dụng, cưỡng dâm hàng loạt hàng loạt nữ sinh

Tháng 8/2005, thầy giáo Đào Công Thọ, 29 tuổi, giáo viên phụ trách môn Sinh học khối 8 và 9 tại một trường THCS ở tỉnh Quảng Ngãi đã đưa các nữ sinh lớp 9 vào phòng để hướng dẫn phương pháp hô hấp nhân tạo. Lợi dụng sự cả tin của các em, thầy đã thực hiện hành vi đồi bại của mình. Đã có 9 nữ sinh bị xúc phạm thân thể, trong đó, 3 em bị cưỡng dâm, 6 em còn lại, Thọ đã có ý đồ dâm ô nhưng không thể thực hiện được. Sự việc diễn ra trong một thời gian khá dài, các nữ sinh mới dám trình báo. Thọ đã phải nhận mức án phạt 24 năm tù giam.

Một trường hợp khác cũng liên tục hiếp dâm các học sinh của mình là thầy giáo Nguyễn Hữu Lai, 30 tuổi, giáo viên tiểu học một trường tại huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Lai vừa bị Tòa án tỉnh Bắc Ninh tuyên phạt chung thân vì đã có hành vi hiếp dâm 5 học sinh lớp 3 nhiều lần. 

Lai có vẻ ngoài là môt thày giáo đứng đắn. Là bí thư chi đoàn trường, Lai tham gia các hoạt động của trường rất năng động và hoạt bát, chưa bao giờ gây ra điều tiếng xấu trong trường. 

Những hành vi đồi bại của Lai bị phát hiện hồi tháng 5/2010 khi cháu N., học lớp 3 do Lai chủ nhiệm, đi học về muộn so với các bạn. Khi mẹ tắm cho cháu, N. kêu đau và rất xót tại vùng kín. Hỏi ra, phụ huynh này mới biết, con gái bị thầy chủ nhiệm cưỡng ép quan hệ nhiều lần. Quá bức xúc, ngay hôm sau, mẹ cháu N. đã có đơn phản ánh với trường về tư cách thầy giáo này. Chưa hết ngỡ ngàng, Ban giám hiệu lại cùng lúc nhận được rất nhiều đơn của phụ huynh có các bé gái học lớp thầy Lai. 

Theo lời kể của các học sinh bị thầy cưỡng hiếp, thời gian anh ta thực hiện hành vi đồi bại thường là sau giờ học. Thầy gọi một học sinh ở lại, lúc là dặn dò cách làm bài tập, lúc thì hỏi thăm sức khỏe... Do còn quá bé (9 tuổi) nên các cháu hồn nhiên để thầy xâm hại nhiều lần mà không hề hay biết mình đang bị cưỡng hiếp. Sau khi bị bắt, giáo viên này thừa nhận mình đã giao cấu với 5 cháu, tổng số 11 lần. Sau đó, Lai bị tuyên phạt mức án chung thân.


Điều 112 của bộ luật Hình sự về tội Hiếp dâm trẻ em 

1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Kiều Trang (tổng hợp)

Gà được nhồi bột khoáng để tăng trọng


Thứ tư, 11/5/2011, 14:41 GMT+7

Truyền thông Trung Quốc ngày 9/5 đưa tin, giới chức nước này đã thu giữ hơn 1.000 con gà sống được nhồi bột khoáng công nghiệp để tăng trọng lượng.

China daily đưa tin, trước đó, cảnh sát Trùng Khánh, Trung Quốc nhận được tin báo của người dân rằng họ phát hiện "chất lạ" trong đường tiêu hóa của gà. Từ ngày 18/4, cơ quan chức năng đã đi khảo sát và lấy mẫu trên thị trường.

Ảnh: China daily.
Cơ quan chức năng thu giữ hai xe chở gà hôm 8/5. Ảnh: China daily.

Kết quả phát hiện trong ruột của gà có chứa một lượng đáng kể bari sunfat, thường được gọi là bột barit. Có khoảng 110 mg magie và 1,1 mg barit trên mỗi kg gà.

Ngày 8/5 vừa rồi, cảnh sát Trùng Khánh đã chặn 2 xe tải với gần 1.000 con gà sống và phát hiện chúng được nhồi bột barit. Số gà này được chở từ Trùng Khánh đến Quý Châu tiêu thụ. Theo chủ hàng, mỗi con gà được nhồi 300-400 gram bột barit.

Barit chủ yếu được sử dụng để ngăn tia X-quang trong y học và như tác nhân hỗ trợ trong khoan dầu mỏ và khí đốt.

Đây là vụ scandal an toàn thực phẩm mới nhất tại nước này. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra.

Phương Trang

Phạm Nam Hưng: Là sinh viên tôi cảm thấy xấu hổ với đất nước

By HoangHac • May 4th, 2011 • Category: Tin & Bài về Việt Nam chhv2



Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình cha mẹ đều từng là giáo viên, các bác các cậu là công an và rất nhiều người thân làm cho cơ quan nhà nước. Từ nhỏ tôi đã thấm nhuần tư tưởng cộng sản khi được nhữg người thân kể cho nghe những câu chuyện về chính trị, tôi rất thích nghe.
Cha tôi nói Hồ Chí Minh là một người có tài đánh giặc tôi thật sự không biết cái ông mà người ta gọi là bác Hồ có cái tài này không và cũng chẳng biết đánh giặc mà giặc ở đây là ai – là Nhật, Pháp hay Mỹ. Năm ngoái tôi hỏi cha tôi: "cha nghĩ sao khi Nguyễn Phú Trọng lên làm tổng bí thư" bỗng nhiên người bạn của cha tôi trả lời :"đó là một điều tốt ông ta là người có tài". Tôi hỏi ông ta có tài gì thì cái chú đó không nói được.
Lúc nào tôi cũng được người thân dạy là phải yêu nước. Là sinh viên tôi biết tôi phải có trách nhiệm đó và thật sự tôi rất yêu nước nhưng không biết yêu nước là như thế nào! Tôi thật sự thấy xấu hổ vì điều đó.
Tôi hỏi những người bạn của tôi mọi người nghĩ sao về hành động cũng như những lời phát biểu của Bs. Nguyễn Đan Quế và Ts. Cù Huy Hà Vũ. Tôi nhận được những câu trả lời như nhau: "họ là những người phản động".
Tôi lại hỏi nếu họ là những người phản động thì ai là người yêu nước thì nhận được câu trả lời khá bất ngờ: "không ai yêu nước hết". Tôi hỏi tại sao thì một người bạn nói: "vì người ta chỉ biết lao đầu vào kiếm tiền lo cho gia đình và bản thân khi mà kinh tế càng ngày khó khăn hơn và đời sống con người ngày càng giảm xuống mà lương lại không tăng nên không có thời gian yêu nước".
Tôi quay qua hỏi người bạn học quản trị kinh doanh: "tại sao kinh tế lại đi xuống khi mà nhà nước lại công bố GDP tăng trưởng và kinh tế tăng trưởng hơn 6% mỗi năm". Người bạn của tôi nói là quá khó để hiểu nhưng chắc không ai có thể trả lời được câu hỏi này.
Một ̣người bạn theo đạo Thiên Chúa kêu tôi thử trả lời những câu hỏi mà mình vừa đưa ra. Tôi nói: "đó là một chính sách ngu dân hoàn hảo dành cho người Việt". Mọi người nhìn tôi cười và hỏi: "chính sách ngu dân (mị dân) có nghĩa là gì? ". Tôi thản nhiên trả lời: "là làm cho nền kinh tế giảm đi lúc đó người Việt chỉ biết tập chung vào kiếm tiền sống qua ngày không ai quan tâm tới chính trị; là khi đấy đảng sẽ tự tung tự tác hoành hành; đàn áp dân chủ, tôn giáo, bắt giữ tống giam những người dám đứng lên đòi quyền tự do dân chủ cho con người; là bưng bít thông tin, ngăn chặn những trang web, blog dân chủ điển hình là facebook, đưa những thông tin trái chiều về Ai cập, Lybia".
Vậy CSVN làm vậy để làm gì?". Tôi trả lời: "để tham nhũng, để giữ chức cho mình cho con của họ". Người bạn theo đạo nói tôi: "mi nói đúng nhưng mi là con cháu của cộng sản, mi nói như vậy là mi có lỗi với những người thân".
Câu nói đó làm tôi suy nghĩ rất nhiều, tôi yêu tự do dân chủ và tôi thật sự có lỗi với gia đình khi mang theo một tư tưởng khác. Tôi cảm thấy xấu hổ với đất nước khi mang theo dòng máu cộng sản, cảm thấy ngu dại khi thuộc làu những tư tưởng cộng sản, cảm thấy vô dụng khi thấy sự độc tài hoành hành, cảm thấy không xứng đáng với dân tộc. Nhưng tôi cảm thấy mình yêu tự do dân chủ, yêu một cách điên dại.
Xin một lần được mọi người tha thứ để được một lần cất lên tiếng nói dân chủ.


Source:  http://nguoivietboston.com/?p=36529

Nguyên Nhân và Hậu Quả của Nạn Lạm Phát Hiện Nay ở Việt Nam

Nguyễn Quốc Khải

Lam-phatBáo chí ngoại quốc và trong nước và những cơ quan tài chánh và đầu tư quốc tế từ đầu năm tới nay nói rất nhiều đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là trong tất cả vùng Đông và Đông Nam Á châu, ngoại trừ Việt Nam, mức lạm phát rất thấp, 1% như ở Đài Loan, 1.7% ở Mã Lai, 3.3% ở Thái Lan và cao nhất 6% ở Lào. Lạm phát ảnh hưởng đến mọi giới trong xã hội kể cả chính quyền. Lạm phát làm giảm giá trị đồng tiền, ngăn cản đầu tư và tiết kiệm, giảm sự phát triển kinh tế, tạo ra sự khan hiếm hàng hóa do nạn đầu cơ tích trữ. Nếu sự lạm phát ở mức độ cao kéo dài có thể tạo ra sự bất ổn xã hội và chính trị vì đa số người dân thuộc thành phần nghèo, có đồng lương nhất định sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp của lạm phát giá cả.
image002Tình trạng lạm phát

Hình trái: (Tổng Cục Thống Kê Việt Nam): Chỉ số tiêu dùng hàng tháng (CPI), 1/2010 – 4/2011.

Chỉ số tiêu thụ (Consumer Price Index – CPI) thường được dùng để đo lường mức lạm phát. Chỉ số tiêu thụ tăng 11.8% vào tháng 12, 2010. Vào tháng Ba năm nay chỉ số này tăng 13.9% so với một năm về trước và tiếp tục đi lên trong tháng Tư với con số 17.5%. Theo Tổng Cục Thống Kê của nhà nước đây là con số cao nhất kể từ tháng 12, 2008. Cũng theo cơ quan này sự gia tăng của chỉ số tiêu thụ là do sự gia tăng của chi phí giáo dục, lương thực, thực phẩm, nhà ở, và vật liệu xây cất. (1) Theo báo cáo của công ty chứng khoán Barclays Capital, giá thực phẩm tăng 24% trong 12 tháng vừa qua. (2) Barclays Capital dự đoán rằng mức lạm phát sẽ leo lên đến mức 21%-22% vào giữa năm nay và trung bình là 17.5% cho cả năm, nếu giá thực phẩm trên thế giới tiếp tục tăng và nhà nước thi hành quyết định tăng lương căn bản. Mức lạm phát có thể lên đến 20% trước khi giảm xuống 13% vào cuối năm theo một dự kiến của Vietnam Property Fund Ltd. (3) Nhiều người e sợ rằng Việt Nam trở lại tình trạng lạm phát phi mã gần 30% vào năm 2008. Trong khi đó nhà nước nhắm duy trì lạm phát ở mức tối đa là 7% cho cả năm 2011. Điều này xem ra không thể nào thực hiện được trên thực tế.
Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát cao trong năm 2011 do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải chỉ do sự tăng giá của những nhu yếu phẩm. Nguyên nhân thứ nhất là nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá, đặc biệt bắt đầu từ nhiệm kỳ 5 năm vừa qua của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mới đây chính phủ đặt ra những chỉ tiêu phát triển không thực tế: 7%-7.5% mỗi năm trong 5 năm tới và 7%-8% trong 10 năm tới. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam trải qua nạn lạm phát 11.8% vào năm 2010 cao hơn tất cả những nước láng giềng. Nhà nước không thể nhắm vào mức phát triển kinh tế cao trong khi cần phải chế ngự nạn lạm phát. Để đạt được mục tiêu phát triển, chính phủ gia tăng chương trình đầu tư công qua các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hậu quả là làm tăng mức cầu về tín dụng. Do đó có thể nói rằng lạm phát hiện nay phần lớn do sức cầu kéo. Vào ngày 19/1 năm nay, ông Nguyễn Văn Thao thuộc Ủy Ban Trung Ương của Đảng Cộng Sản Việt Nam còn tuyên bố rằng một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là ổn định kinh tế vĩ mô để duy trì mức độ phát triển. (4)
Ngoài ra Việt Nam còn có vấn đề bội chi ngân sách tương đương với 8.9% và 5.9% của tổng sản phẩm nội địa (gross domestic product – GDP) lần lượt trong hai năm 2009 và 2010. Cán cân thương mại thiếu hụt thường xuyên trong nhiều năm vừa qua. Mức thiếu hụt này tương đương với 8.9% và 10.2% của GDP trong 2009 và 2010. Những con số này chứng tỏ rằng chi tiêu của nhà nước cao hơn thu nhập và nhu cầu nhập khẩu cao hơn trị giá hàng xuất khẩu. Hai sự thiếu hụt này tạo áp lực trên giá cả bằng cả hai tác động cầu kéo và chi phí đẩy. Tuy nhiên trong trường hợp bội chi ngân sách, chi tiêu của nhà nước làm tăng GDP trong ngắn hạn còn cán cân thương thiếu hụt làm giảm GDP.
image004Hình phải: Hai chủ vườn cà phê ở Đắk Lắk, Cao Nguyên chạy xe hàng chục km nhưng vẫn không mua được dầu.
Nguyên nhân kế tiếp không kém quan trọng là việc gia tăng tín dụng quá cao, trên 20% trong suốt 10 năm vừa qua, đôi khi lên đến 50.2% vào 2007 và 45.6% vào năm 2009. (5) Theo Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN), mức tín dụng tăng 27% trong năm 2010, vượt quá mục tiêu 25%. Mức tín dụng chỉ tiêu cho năm 2011 là 23%. Nay mới hạ xuống dưới 20%. (6) Ngoài ra, phần lớn những tín dụng này lại được ưu tiên dành cho những DNNN, thường hoạt động kém hiệu quả, với những điều kiện thuận lợi.
Nguyên nhân thứ năm là năng suất của kinh tế Việt Nam thấp. Đây là hệ quả tất yếu của một nền kinh tế xây dựng trên một khu vực nhà nước lớn với các DNNN làm ăn thường là thua lỗ. Vào cuối năm 2010, công ty quốc doanh xây cất tầu thủy Vinashin rơi vào tình trạng gần phá sản là một thí dụ mới nhất. Vinashin hay là Vietnam Shipbuilding Industry Group, được thành lập vào năm 2005 với số vốn 750 triệu USD từ công trái phiếu của nhà nước. Vào tháng 7, 2010, Việt Nam công bố rằng Vinashin mắc món nợ chồng chất lên 4.4 tỉ USD, không có khả năng trả nợ và bị đe dọa phá sản. Vào tháng 8, 2010, cựu chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình và một số viên chức điều hành bị bắt vì vi phạm luật lệ quản trị, nhưng cho tới nay chưa có ai bị truy tố. Vào cuối năm 2010, Vinashin điều đình với các chủ nợ để xin hoãn trả 60 triệu USD trên số nợ 600 triệu USD. Cho đến đầu tháng 3 vừa qua, Vinashin vẫn chưa trả được nợ. Khả năng khai phá sản có thể sẽ xẩy ra.
Trong khi vụ Vinashin chưa giải quyết xong và ngay sau khi nhà nước tuyên bố cho tăng giá xăng dầu và điện, gần đây lại xẩy ra vụ Công Ty Cho Thuê Tài Chánh ALC II thua lỗ 3,000 tỉ đồng. Công ty nhà nước này thua lỗ đã nhiều năm, những đến 2007 mới bị phát hiện. Đến cuối 2009 ông Vũ Quốc Bảo, Tổng Giám Đốc ALC II mới bị mãn nhiệm, và cho mãi đến giữa tháng 4 vừa qua, dân mới được biết vì cơ quan cảnh sát điều tra quyết định bắt tạm giam ông Bảo.
Nguyên nhân thứ sáu là chi phí gia tăng trong nhiều tháng vừa qua. Theo Nghị Quyết số 11/NQ-CP ban hành ngày 24/2/2011, nhà nước cho phép gia tăng giá xăng dầu trong nước cho phù hợp với giá xăng dầu thế giới và giá điện trong nước theo cơ chế thị trường. Tăng giá điện và xăng ảnh hưởng đến tất cả mọi lãnh vực kinh tế và trực tiếp làm nạn lạm phát trầm trọng thêm. Đây là một hiện tượng chi phí đẩy.
Việc tăng giá xăng là một việc không tránh được vì giá xăng dầu trên thế giới tăng và Việt Nam là một nước nhập cảng xăng dầu nhiều hơn gấp bội lượng xăng dầu xuất khẩu. Việc điều chỉnh giá xăng dầu được quy định theo Nghị Định 84/2009 của nhà nước về kinh doanh xăng dầu. Theo nghị định này giá cơ sở được tính theo công thức sau đây: Giá CIF (bao gồm giá xăng dầu thế giới, phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển đến Việt Nam) + Thuế, phí + Chi phí kinh doanh định mức (600 đồng/lít) + Lợi nhuận định mức (300 đồng/lít) + Mức trích quỹ bình ổn giá (300 đồng/lít). (7) Tuy nhiên, công thức này không áp dụng mạnh mẽ trong thời gian qua cho đến gần đây. Vì ngân sách quốc gia thiếu hụt nghiêm trọng cộng thêm kinh tế bất ổn nói chung mà nhà nước đã có quyết định không hợp thời là tăng giá xăng liên tục ba lần kể từ đầu năm nay. Lần tăng 30% mới nhất đã đưa giá xăng lên đến 21,300 VN/lít trong tháng 3. Cũng vào dịp này giá dầu diesel tăng 24%. (8)
Điện ở Việt Nam cũng được chính phủ bao cấp lâu nay. Giá thành cao hơn giá bán. Giá điện trung bình tại Việt Nam hiện nay là 5.2 cent / kWh (tính theo USD), chỉ bằng một nửa so với giá điện của các nước trong khu vực. Chi phí sản xuất ra 1kWh điện trung bình từ 7 đến 12 cent. Việc hủy bỏ bao cấp là cần thiết và nhà nước đã cho phép tăng giá điện 15.3% bắt đầu có hiệu lực vào tháng 3. Đây cũng là một quyết định không hợp thời vì Việt Nam đang phải đối phó với nạn lạm phát cao. Nhưng áp lực là do công ty quốc doanh Điện Việt Nam (EVN) bị lỗ lã và ngân sách thiếu hụt. Thật vậy, những nhà lãnh đạo của Bộ Công Nghệ và Thương Mại, qua một bản tin của Vietnam Business News đề ngày May 4, 2011, tiết lộ rằng mục đích chính của việc tăng giá điện là để giảm thiểu lỗ của công ty. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám Đốc EVN cho biết thêm rằng giá điện tăng vừa qua không bù đắp được tất cả những lỗ lã của công ty trong năm 2010. Con số này lên tới 8,000 tỉ VNĐ. (9) Như vậy có nghĩa nhà nước có thể sẽ cho phép EVN tăng giá điện lên nửa trong tương lai. Thực vậy, một bản tin của Bloomberg News viết rằng "Một quyết định của chính phủ cho phép giá điện được điều chỉnh ba tháng một lần tùy theo điều kiện thị trường có thể báo hiệu cho một sự tăng giá 40% vào tháng Sáu, theo một nguồn tin của Viet Capital Securities." (10)
Nguyên nhân thứ bẩy là việc phá giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ). Trong 15 tháng vừa qua, Việt Nam đã phá giá VNĐ tất cả 4 lần và trong khoảng thời gian này trị giá của VNĐ đã giảm tổng cộng khoảng 20% so với đồng US dollar (USD). Trong lần thứ tư xẩy ra vào ngày 11/2/2011, VNĐ sụt giá 9.3% so với USD. (11) Hối suất chính thức của VNĐ tăng từ 18,932 lến đến 20,693 cho một USD. NHNN quyết định phá giá VNĐ là để giảm bớt sự chênh lệch giữa hối suất chính thức và hối suất chợ đen, đôi khi sự cách biệt lên đến 9% và làm giảm sự khan hiếm ngoại tệ. Sự phá giá VNĐ cũng giúp tăng xuất khẩu và giảm chênh lệch cán cân thương mai vì làm giảm chi phí sản xuất trong nước. Tuy nhiên, đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân bên ngoài là giá thực phẩm và giá săng dầu gia tăng. Nhưng tất cả mọi nước đều chịu ảnh hưởng của hai thứ sản phẩm này không phải chỉ riêng Việt Nam.
Chính sách chống lạm pháp của nhà nước

Trước tình trạng lạm phát gia tăng, chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24-02-2011 đưa ra bẩy "giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội." Thi hành nghị quyết này, nhà nước đã cho thi hành chính sách siết chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất và cắt giảm mức gia tăng tín dụng. NHNN đã tăng lãi suất tài trợ (refinance rate) lên đến 14% và lãi suất chiết khấu (discount rate) lên đến 13%. Các lãi suất mới bắt đầu có hiệu quả từ 1/5/2011. Cũng về mặt tiền tệ, NHNN nhắm cắt giảm mức gia tăng tín dụng từ 23% xuống còn 18%-19% trong năm nay.
Để gia tăng kiểm soát thị trường vàng và ngoại hối, chủ yếu là đồng USD, hầu bảo vệ đồng nội tệ và ổn định tỷ giá, nhà nước ra lệnh cấm buôn bán vàng miếng trên thị trường tự do, cấm trao đổi bằng đồng USD và đồng thời "thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối." (12)
Nhà nước dễ dàng ban hành biện pháp cấm đoán trên, nhưng khó mà có thể kiểm soát việc thi hành. Vì vậy, hiệu quả của biện pháp này đối với vấn đề chống lạm phát chưa có thể kết luận được.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, nhà nước Việt Nam trình bầy dự định thực hiện một số biện pháp tài chánh song song với các biện pháp tiền tệ để chống lại nạn lạm phát bao gồm việc giảm bớt chương trình đầu tư công, cắt giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% của GDP, và giảm những chi phí thường xuyên 10% trong 9 tháng còn lại của năm 2011. Tuy nhiên, nhà nước xem ra rất chậm chạp về lãnh vực này vì thực tế cho thấy chưa có biện pháp tài chánh nào được thực hiện. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư gửi 10 phái đoàn đến các địa phương để nghiên cứu các dư án đầu tư của nhà nước, nhưng chưa công bố những dự án nào cần phải loại. Một thành viên của Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội cho biết rằng không nơi nào muốn những dự án của họ bị hủy bỏ vì những dự án này mang tiền đến địa phương và cho ngay chính họ. Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội Đồng Tư Vấn Chính Sách Tài Chính và Tiền Tệ Quốc Gia, một trong những lý do của sự chậm trễ này chính là không có sự phân biệt rõ ràng giữa ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương. (13)
Một số chuyên viên tên tuổi đã lên tiếng thúc dục nhà nước thi hành những biện pháp tài chánh như TS Vũ Thanh Tú Anh, Giám Đốc Chương Trình Giáo Dục Kinh Tế Fulbright, TS Quách Đức Pháp, Chủ Tịch Hội Chuyên Gia Đầu Tư Tài Chánh, ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống Đốc NHNN. Thật vậy, những biện pháp tiền tệ không đủ để ngăn chặn lạm phát mà nhà nước cần phải thi hành những biện pháp tài chánh, đặc biệt là cần phải cải tổ toàn diện khu vực DNNN, nguồn gốc của những đầu tư thiếu hiệu quả và phí phạm tài nguyên quốc gia.
Hậu quả của lạm phát
image006Hình trái: (Người Đưa Tin) Nạn khan hiếm xăng dầu tại Việt Nam.

Một trong những hậu quả của tình trạng lạm phát mà chúng ta đã thấy ở trên là lạm phát làm giảm phát triển. Nhà nước sau cùng đã phải giảm chỉ tiêu phát triển 1% từ 7%-7.5% xuống 6.5% cho năm 2011 đặc biệt là ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư của nhà nước. Với lãi suất và đối với tình trạng kinh tế vĩ mô bất ổn do lạm phát gây ra, các nhà đầu tư tư nhân có khuynh hướng giảm đầu tư hoặc rút ra khỏi Việt Nam.
Nạn lạm phát làm cho đồng tiền VNĐ yếu đi và mất giá. Người tiêu thụ bớt tin tưởng vào VNĐ và do đó họ có khuynh hướng giữ vàng hoặc ngoại tệ. Mới đây NHNN đã áp dụng một số biện pháp để giảm bớt hiện tượng dollar hóa thị trường bằng cách kiểm soát chợ đen, tăng tỉ lệ dự trữ USD từ 4% lên đến 6%, và giới hạn lãi suất dành cho tiền USD ký quỹ xuống còn 3%. Kể từ khi có cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới vào năm 2008, các đồng nội tệ Á châu đều lên giá so với USD và mức lạm phát tối đa cũng chỉ bằng nửa Việt Nam. Chỉ riêng tiền của Việt Nam bị mất giá. Đây là một thử thách đối với Việt Nam.
Vì đồng VNĐ mất giá cho nên dân chúng thu mua và tích trữ vàng và đồng USD. Các cơ sở kinh doanh không bị đòi hỏi phải bán giữ ngoại tệ cho ngân hàng trung ương. Do đó những cơ sở này cũng lưu trữ ngoại tệ. Trong khi đó, mức tồn trữ ngoại tệ của NHNN quá thấp. Kể cả vàng mức dự trữ ngoại tệ của NHNN vào cuối năm 2010 là 15.5 tỉ USD, tương đương với 1.9 tháng trị giá nhập cảng theo báo cáo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Hiện nay có khoảng 400,000 công nhân Việt Nam làm việc ở ngoại quốc và khoảng ba triệu "Việt kiều" đang sống ở nước ngoài. Theo thống kê của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, số tiền của công nhân "xuất khẩu lao động" và "Việt kiều" chuyển về Việt Nam dưới dạng "gross remittance" hay "net private transfers" trong hai năm 2009 và 2010 là 6 tỉ USD (thực tế) và 6.1 tỉ USD (dự đoán). Con số ngoại tệ này cũng không đáng kể gì đối với nhu cầu ngoại tệ của Việt Nam hiện nay. Tình trạng cán cân thương mại thiếu hụt do nhập nhiều hơn xuất khẩu kéo dài quá lâu đã làm hao mòn dự trữ ngoại tệ. Trong thời gian từ 2005-2010, tổng số nhập siêu của Việt Nam là 47.3 tỉ USD hay trung bình mỗi năm là 7.9 tỉ USD. Thêm vào đó là nạn đầu tư vô tội vạ của các tập đoàn kinh tế quốc doanh. Thay vì chú trọng vào việc sản xuất, một số tập đoàn này lại đầu tư vào dịch vụ kinh doanh phi sản xuất như chứng khoán và nhà đất. Đó là những lý do làm cho Việt Nam đang trải qua tình trạng khan hiếm ngoại tệ khiến cho các nhà nhập khẩu gặp khó khăn khi thu mua ngoại tệ để mua hàng từ nước ngoài.
Theo ông Lê Xuân Trình, Phó Tổng Giám Đốc Tổng Công Ty Dầu Việt Nam (PV Oil), trung bình PV Oil cần 80-90 triệu USD mỗi tháng để nhập cảng dầu, nhưng chỉ mua được một phần USD, còn phần lớn phải đi vay. Trong ba tháng đầu của năm 2011, số nợ của PV Oil đã lên đến 100 triệu. (14)
Theo một số báo ở trong nước, xăng trở nên khan hiếm, đặc biệt tại các tỉnh ở miền Tây Nam phần, giáp ranh với Campuchia, sau khi có quyết định tăng giá xăng. Báo SGGP tường thuật rằng nhiều trạm chỉ bán xăng nhỏ giọt, hoặc đề bảng hết xăng, hoặc tạm đóng cửa để sửa chữa. Vụ khan hiếm xăng dầu ảnh hưởng đến những người sống về dịch vụ chuyên chở bằng ghe máy, thuyền máy, hay xe hơi.
Lạm phát nói chung ảnh hưởng đến lương bổng của công nhân và nhửng dân nghèo ở nông thôn một cách mạnh mẽ. Vì giá xăng dầu và điện gia tăng, các công ty chuyên chở đã tăng chi phí chuyên chở bằng 15%-20%. Các công ty đường sắt cũng gia tăng lệ phí 25% kể từ 1/4/2011. Những công ty hàng không cũng có những quyết định tương tự. Cuối cùng chỉ có những người tiêu thụ chịu mọi hậu quả.
Một cuộc điều tra dư luận của 2,100 công nhân tại bẩy thành phố và tỉnh doTổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thực hiện vào cuối tháng 11, 2010 cho thấy rằng chỉ có 3.9% số người hồi âm là thỏa mãn với số lương bổng, trong khi đó 50.9% không hài lòng. Vào năm 2010, ở Việt Nam có khoảng 216 vụ đình công xẩy ra. Trong hai tháng đầu của năm nay, có trên 20 vụ đình công liên hệ tới lạm phát mà phần lớn là ở tại những công ty đầu tư nước ngoài sản xuất quần áo, giầy, và đồ điện tử với lương bổng rất thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn. (15)
Kết luận
Hiện nay Việt Nam ở vào tình trạng tứ bề thọ địch về phương diện kinh tế. Những nhà hoạch định kinh tế phải đương đầu với các mục tiêu khác nhau mà những biện pháp áp dụng sẽ tạo ra những ảnh hưởng trái ngược nhau: giảm lạm phát, duy trì phát triển, giảm đầu tư công, duy trì khu vực DNNN, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, cân bằng ngân sách và cán cân thương mai. Qua những chỉ thị về ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện một số dự án đầu tư của nhà nước cho 2011, Nghị quyết 11 cho thấy nhà nước đã không tiên đoán được tình trạng lạm phát nói riêng và kinh tế vĩ mô khó khăn nói chung hiện nay.
Cho đến ngày 3/5/2011, ông Võ Hồng Phúc, Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư mới xác nhận tại diễn đàn của Ngân Hàng Phát Triển Á châu đang nhóm họp tại Hà Nội rằng ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là chống lạm phát và ấn định mục tiêu phát triển kinh tế theo tình trạng lạm phát hiện nay. Mục tiêu phát triển mới là 6.5% thay vì 7% – 7.5%.
Tình trạng kinh tế khó khăn của Việt Nam hiện nay không phải chỉ giới hạn ở vấn đề lạm phát nghiêm trọng. Thật sự lạm phát chỉ là mặt nổi của một tình trạng đáng e ngại hơn. Đó là một sự bất ổn kinh tế toàn diện, từ ngân sách quốc gia thiếu hụt, khu vực DNNN lỗ lã, cán cân thương mại mất cân bằng, thị trường bong bóng nhà đất, đầu tư thiếu kiểm soát, khan hiếm ngoại tệ, cho đến tiền VNĐ mất giá, và nhất là đời sống dân nghèo cơ cực hơn. Cải tổ khu vực quốc doanh là một việc làm cấp thiết hiện nay nếu Việt Nam muốn tiến một cách bền vững, muốn loại bỏ những sự phung phí tài nguyên, và muốn ngặn chặn tình trạng lạm phát tận gốc một cách hiệu quả.
07-05-2011
Chú thích:
(1) Nguyen Pham Muoi, Vu Trong Khanh, "Vietnam Inflation Accelerates, Suggesting Future Cooling Efforts," Wall Street Journal, April 24, 2011.
(2) Marianne Brown, "Vietnam Consumers Struggle With Rising Food Prices," Deutsche Press-Agentur, April 26, 2010.
(3) Jason Folkmanis, "Vietnam's Inflation Accelerates to Fastest Pace in 28 Months," Bloomberg News, April 23, 2011.
(4) Emma Saunders, "Aim is Growth, Not Inflation, as Vietnam Devalues," Financial Times, February 11, 2011.
(5) IMF, "Vietnam: 2010 Article IV Consultation—Staff Report and Public Information Notice," September 2010.
(6) John Ruwitch, "Vietnam Leaders All Talk No Action on Inflation," Reuters, January 14, 2011.
(7) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Nghị Định về Kinh Doanh Xăng Dầu, số 84/2009/NĐ-CP," 15-10-2009.
(8) Wasantha Rupasingha, "Inflation Fuels Social Unrest In Vietnam," World Socialist Web Site (wsws.org), March 21, 2011.
(9) Vietnam Business News, "EVN's 2010 Losses Excluded in 2011 Electricity Price Scheme," May 4, 2011.
(10) Jason Folkmanis, "Vietnam's Inflation Accelerates to Fastest Pace in 28 Months," Bloomberg News, April 23, 2011.
(11) Ben Bland, "Inflation Fears as Vietnam Devalues Dong," Financial Times, February 11, 2011.
(12) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Nghị Quyết Về Những Giải Pháp Chủ Yếu Tập Trung Kiềm Chế Lạm Phát, ổn Định Kinh Tế Vĩ Mô, Bảo Đảm An Sinh Xã Hội," 24-02-2011.
(13) Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam, "Vì Sao Tài Khóa còn dửng dưng chống Lạm Phát," 26-04-2011.
(14) Thanh Loan, "Báo Động Đỏ Cung Cấp Xăng Dầu," PetroVietnam, 29-03-2011.
(15) Wasantha Rupasingha, "Inflation Fuels Social Unrest In Vietnam," World Socialist Web Site (wsws.org), March 21, 2011.

Giải mã cuộc biểu tình của người Hmong tại miền Tây Bắc Việt Nam

Người tỵ nạn Hmong ở vùng giáp giới với Lào (AFP)
Người tỵ nạn Hmong ở vùng giáp giới với Lào (AFP)
Trọng Nghĩa

Từ hơn một tuần nay, ngày càng có nhiều thông tin có lúc trái ngược nhau về cuộc tập hợp của hàng ngàn người thuộc sắc tộc Hmong ở miền Tây Bắc Việt Nam thuộc tỉnh Điện Biên, giáp giới với Lào, không xa Trung Quốc. Đây là một sự kiện nghiêm trọng vì chính quyền đã điều động thêm quân đội đến tận nơi để giải tán đám đông, đồng thời phong tỏa khu vực, không cho báo chí ngoại quốc lên tìm hiểu.
Chính vì sự kiện thông tin bị khống chế kể trên mà cho đến lúc này, thực hư vẫn chưa rõ về nguyên do dẫn đến cuộc biểu tình rầm rộ đó của người Hmong, cũng như quy mô của chiến dịch trấn áp, với một số nguồn tin chưa được kiểm chứng nói đến hàng chục người thiệt mạng, và hàng trăm người bị bắt.
Theo các thông tin từ các phương tiện truyền thông ngoại quốc, thì người Hmong đã tụ tập lại từ ngày 30/04/2011, tại huyện Mường Nhé, vùng đồi núi tỉnh Điện Biên, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và Lào. Số lượng người tập hợp, tùy theo các nguồn tin, gồm từ 5000 đến hơn 8000 người, hầu hết theo đạo Tin lành.
Về nguyên nhân tập hợp của hàng ngàn người Hmong này, nhiều giả thuyết khác nhau đã được đưa ra. Quan điểm chính thức của Nhà nước Việt Nam, là những người Hmong vì mê tín dị đoan nên đã bị xúi giục.
Ông Mùa A Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên chẳng hạn, đã nói với TTXVN như sau : « Một số phần tử xấu đã có hành vi lừa gạt, lôi kéo bằng những luận điệu mê tín dị đoan, thậm chí còn khống chế bà con người Mông, chủ yếu là phụ nữ, người già và trẻ em ở bản Huổi Khon và một số bản lân cận ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, tụ tập trong rừng, rêu rao về cái gọi là 'thành lập vương quốc Mông' ».
Trước đó, chính phủ Việt Nam đã cho rằng những người Hmong tụ tập lại vì tin rằng một thế lực siêu nhiên sẽ hạ thế tại vùng này để ban phát hạnh phúc cho tất cả mọi người. Theo chính phủ Việt Nam, các thế lực bên ngoài đã kích động người Hmong để họ hành động chống lại chính phủ và thiết lập một vùng tự trị.
Một số nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội cũng cho phóng viên báo Anh Financial Times biết là trong khu vực có những giáo phái rao giảng rằng Chúa Giêsu có thể hiện xuống ở đây vào hạ tuần tháng này và đó là lý do tại sao người Hmong bắt đầu tụ tập và không chịu về nhà, buộc chính phủ Việt Nam phải gửi lực lượng an ninh đến nơi khuyến khích người dân giải tán.
Theo hãng tin Mỹ AP, mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội Trưởng Hội Thánh Tin Lành Miền Bắc Việt Nam nói rằng một số tín hữu của ông cho biết là trong vụ việc vừa qua, có tới 5.000 người Hmong tề tựu lại, đợi Đức Chúa xuất hiện và đưa họ đến vùng đất hứa vào ngày 21 tháng 5.
Một số nguồn tin khác, đặc biệt là từ các tổ chức bảo vệ nhân quyền hay đấu tranh cho quyền lợi của người Hmong, thì những người biểu tình đòi quyền tự do tôn giáo, quyền sở hữu đất đai tốt hơn. Phải nói là Mường Nhé là một trong những huyện nghèo nhất nước. Thống kê của chính quyền công nhận là hơn 60% cư dân huyện này bị nghèo đói. Tổng số dân của cả huyện Mường Nhé khoảng 52 600 người trong đó có đến 36 800 là người Hmong.
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa, thì cuộc tập hợp đã bị giải tán. Tổ chức mang tên Trung Tâm Phân tích Chính sách công – CPPA, trụ sở tại Mỹ, đã đưa ra con số 49 người chết trong các cuộc đàn áp biểu tình do quân đội Việt Nam. Thông tin này không thể phối kiểm được trong tình hình hiện nay.
Chính phủ Việt Nam hôm 6/05 khẳng định là tình hình ở Mường Nhé đã ổn định nhưng không nói rõ ổn định như thế nào. Một nguồn tin chính quyền tiết lộ là một số người biểu tình đã bắt đầu về nhà, tuy nhiên tin này cũng không thể kiểm chứng.
Cuộc tập hợp của hàng ngàn người Hmong đã thu hút sự chú ý của dư luận về cộng đồng sắc tộc này, và nhất là về quan hệ có lúc không thuận thảo lắm giữa người Hmong với chính quyền của đa số người Kinh. Để hiểu rõ thêm về vấn đề này, RFI đã phỏng vấn nhà báo Nguyễn Văn Huy, nguyên giảng viên Đại học Paris 7, chuyên nghiên cứu về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Huy tại Paris
 

Việt Nam tiếp tục khẳng định tình hình Mường Nhé, Điện Biên đã « yên ổn »

Trọng Nghĩa
Sau các giới chức địa phương tỉnh Điện Biên, đến lượt giới lãnh đạo cao cấp tại Việt Nam lên tiếng về vụ hàng ngàn người Hmong tập hợp biểu tình tại huyện Mường Nhé, giáp giới với Lào và Trung Quốc. Tối hôm qua, 09/05/2011, Thông tấn xã Việt Nam đã cho đăng bài phỏng vấn phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, xác định trở lại rằng tại đấy « cho đến nay, tình hình… đã yên ổn ».
Bản tin của TTXVN không nói rõ là Phó Thủ tướng Việt Nam đã đến thăm huyện Mường Nhé vào lúc nào, chỉ cho biết là ông được phái đến nơi để chỉ đạo công cuộc phát triển vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Điện Biên. Nhưng theo báo chí trong nước, ông Trương Vĩnh Trọng đã tới Mường Nhé ngày 07/05. Ông là nhân vật cao cấp nhất trong đảng Cộng sản Việt Nam, đặc trách vấn đề phát triển các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc.
Hãng tin Việt Nam đã chính thức xác nhận sự kiện người Hmong biểu tình, được gọi là « việc tập trung đông người », cũng như địa điểm cụ thể của nơi xẩy ra sự kiện : Đó là bản Huổi Khon, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Trả lời câu hỏi của TTXVN về sự kiện này, Phó Thủ tướng Việt Nam đã lên tiếng trấn an : « Cho đến nay, tình hình tại đây đã yên ổn. Sự việc đã được giải quyết một cách rất thiện chí và nhân đạo. Mặc dù là vụ việc tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hòa bình. Tất cả đồng bào tụ tập theo lôi kéo, dụ dỗ của kẻ xấu, đều đã trở về quê quán ».
Về nguyên nhân dẫn đến cuộc biểu tình của người Hmong, ông Trương Vĩnh Trọng chỉ nhắc lại quan điểm chính thống từng được đưa ra từ khi sự kiện được tiết lộ, theo đó, một số người Hmong, vì « trình độ nhận thức còn hạn chế », cho nên đã « nhẹ dạ, cả tin, hiếu kỳ » để nghe theo các « luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu ».
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Việt Nam cũng hàm ý nhắc đến một nguyên nhân khác, căn bản hơn, có thể làm người Hmong bất bình : Hoàn cảnh kinh tế khó khăn và bất công mà những người thuộc sắc dân thiểu số này đang phải hứng chịu. Ông đã yêu cầu chính quyền địa phương phải « bảo đảm đời sống của đồng bào, không để đồng bào bị đói; quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào, đặc biệt chú ý tạo điều kiện cho con em đồng bào đi học ».
Lãnh đạo Việt Nam đồng thời cam kết là chính quyền Trung ương « sẽ có những chủ trương, chính sách cụ thể để đầu tư, thực hiện nhằm cải thiện đời sống cho bà con về giao thông, cơ sở vật chất, tín dụng, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, giải quyết việc làm cho đồng bào ».
Các phát biểu của ông Trương Vĩnh Trọng không có gì mới so với tuyên bố trước đây của ông Mùa A Sơn, Chủ tịch tỉnh Điện Biên, hay ông Lê Thành Đô, Phó chủ tịch tỉnh, theo đó người dân Hmong đã nghe theo kẻ xấu phao tin đồn nhảm về "một thế lực siêu nhiên" sắp hạ trần, và từ đó đòi lập vương quốc riêng. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cũng không nói gì khác hơn khi giải thích rằng những cuộc tập hợp biểu tình xẩy ra vì người Hmong mê tín dị đoan và bị những kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây ra tình trạng mất trật tự, trị an.
Các nguồn tin từ Việt Nam tuy nhiên không nói gì về chiến dịch « đàn áp » do quân đội Việt Nam tiến hành, trong lúc tình hình này rất được các phương tiện truyền thông phương Tây chú ý. Vào hôm qua, 09/05, vụ việc này tiếp tục bị hai tổ chức bảo vệ người Hmong tại Hoa Kỳ tố cáo.
Trong bản tin ngày 09/05 của Trung tâm Phân tích Chính sách Công CPPA (Center for Public Policy Analysis) tại Washington, thì quân đội Việt Nam vẫn tiếp tục chiến dịch « đàn áp » người Hmong, và đã điều thêm cả trung đoàn lên Ðiện Biên để truy bắt những người đang lẩn trốn.
Dựa theo các nguồn tin từ tỉnh Ðiện Biên và cả từ tỉnh Phongsali lân cận tại Lào, CPPA đưa ra các con số mà họ nói là "rất đáng tin cậy", theo đó, đã "có thêm 14 người Hmong thiệt mạng, nâng tổng số người biểu tình bị sát hại lên thành 63 người, chưa kể đến hàng trăm người mất tích, hay bị bắt ".
Mặt khác, tổ chức bảo vệ nhân quyền này còn xác định là trong những người Hmong biểu tình, còn có cả một số người theo đạo Công Giáo. Nguồn tin này được một tổ chức khác, cũng ở Hoa Kỳ là Hmong Advance, Inc. loan báo. Theo bà Christy Lee, giám đốc điều hành của tổ chức này, có trụ sở ở Washington, cuộc biểu tình ở Mường Nhé quy tụ gần 5.000 người theo đạo Tin Lành và 2,000 người theo đạo Công Giáo.
Các thông tin trên không thể được kiểm chứng qua các nguồn tin độc lập khác. Một trong những lý do là cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn không cho phép các phóng viên ngoại quốc lên tỉnh Điện Biên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã viện lý do thời tiết xấu và đường xá trắc trở để ngăn không cho phóng viên nước ngoài lên vùng xảy ra biểu tình.

Tình cảnh các dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo con số chính thức của Nhà nước, ngoài người Kinh hay Việt, tức sắc tộc đa số, còn có 53 sắc tộc thiểu số sinh sống, với khoảng 10 triệu người trên tổng số 86 triệu cư dân của cả nước.
Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, rất nhiều người thuộc các sắc tộc thiểu số lâm vào nạn nghèo đói. Tỷ lệ đói nghèo trong các sắc tộc thiểu số cao gấp đôi so với sắc tộc đa số.
Trưởng đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam John Hendra khẳng định, khoảng 50% người dân tộc thiểu số có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo khó. Cư dân thuộc những sắc tộc thiểu số thường không được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công cộng, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các cộng đồng này cao hơn rất nhiều so với người Kinh.
Cũng theo đại diện của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, huyện Mường Nhé (Điện Biên), nơi vừa xảy ra các biến động, là một trong những khu vực nghèo khổ nhất tại Việt Nam.

Bất ổn ở Mường Nhé: Nhiễu loạn thông tin

Người Hmong ở Điện Biên

Các quan chức Việt Nam tránh đề cập tới diễn biến liên quan tới người Hmong ở Mường Nhé - Điện Biên

Trong khi các diễn biến ở Mường Nhé, Điện Biên đang được chính quyền tìm cách kiểm soát, kể cả về mặt thông tin, một hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra tại Hà Nội.

Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang đọc diễn văn dài cả ngàn chữ, hiển nhiên không nhắc gì tới sự cố được dư luận quan tâm nhất hiện nay.
Thay vào đó ông nhắc chung chung: "Sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ở một số địa phương...chưa thường xuyên, chặt chẽ, chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời."
Ông Sang cũng nói: "Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chống phá ta hết sức quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, nhưng việc đấu tranh phản bác của ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình...chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức.

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn

"Đội ngũ đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí phải là một trong những lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh này."
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn tỏ ý khen các cơ quan báo chí đã "chủ động trong công tác định hướng thông tin" trong các sự kiện lớn, "phức tạp và nhạy cảm" ở Việt Nam.
Ông nói thêm: "Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí đăng, phát và nhờ đó thông tin chính thống cơ bản đã làm chủ dư luận."
'Nhạy cảm'
Dựa vào các phát biểu chính thức này có thể thấy khoảng cách giữa các quan chức báo chí và chính trị gia tại Việt Nam trong vấn đề xử lý thông tin.
Ông Đỗ Quý Doãn dường như muốn truyền thông chính thống nhanh chóng đưa tin, cho dù đó là tin theo chỉ đạo của chính quyền, về các vụ việc xảy ra kể cả đó là những vụ nhạy cảm như các diễn biến hiện nay ở Mường Nhé.
Nhưng các chính trị gia như ông Trương Tấn Sang không nhất thiết sẽ đồng ý với cách nhìn nhận này.
Ông Đỗ Quý Doãn

Ông Doãn dường như muốn truyền thông chính thống đưa tin về các vụ nhạy cảm sớm hơn để 'làm chủ dư luận'

Bằng chứng là cuộc tụ họp phản đối chính quyền của người Hmong tại huyện nghèo Mường Nhé đã diễn ra từ cuối tháng Tư, theo một số nguồn tin.
Nhưng cho tới ngày 5/5, Thông tấn xã Việt Nam mới có thông tin về vụ việc sau khi nhiều đài, báo nước ngoài đã đưa tin.
Bản tin ít nhất thừa nhận tình trạng người Hmong biểu tình hàng loạt và cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn mặc dù không nói gì tới chuyện cán bộ và nhân viên công lực bị người biểu tình bắt cóc.
Nhưng cách thông tin theo kiểu tin vắn cho một sự cố lớn và việc ngăn cản các nhà báo đưa tin khách quan sẽ không giúp gì cho việc 'định hướng dư luận' như quan chức báo chí Việt Nam mong muốn.
Đọc lại một loạt các bài báo viết về Mường Nhé trong vài năm gần đây, các cuộc đụng độ giữa chính quyền và người Hmong vẫn thường xuyên xảy ra và lần này, cho dù vì lý do khác hơn, cũng chỉ là lần lớn nhất và khó giải quyết nhất.
'Phá rừng'
Ngay từ cuối năm 2009, cây viết Đỗ Doãn Hoàng của báo Lao Động đã có phóng sự nhiều kỳ nói về "Cuộc chiến khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liều lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất".
Phóng sự của Lao Động cũng trích lời Chủ tịch huyện Mường Nhé Giàng A Dình nói về các vụ "căng thẳng" giữa các lực lượng an ninh, biên phòng và những người Hmong sống du canh du cư cho dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trích lời ông chủ tịch: "Với khoảng 30 hộ dân, họ đi xe máy, xé nhỏ lực lượng ra, dùng điện thoại di động bài binh bố trận nên rất khó kiểm soát.
Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.

Cựu chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình nói về một vụ căng thẳng với người Hmong

"Huyện, xã, đồn biên phòng thành lập ngay đoàn cán bộ "dập lửa" ở điểm nóng mới phát sinh.
"Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương.
"Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng.
"Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa."
Cũng theo lời kể của ông Dình với báo Lao Động thì khi đó ông cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của các đồn biên phòng để giải quyết.
Tác giả Đỗ Doãn Hoàng cũng nói khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nay đã rút xuống chỉ còn 45.000 héc-ta thay vì hơn 300.000 héc-ta như mấy năm về trước.
Ông kết luận phóng sự ba kỳ của mình: "Các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày, hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào "ăn gan uống máu rừng" - đó là điều không thể chấp nhận được.
"Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt - dù thế nào, không thể đổ hết hệ lụy đó lên mạng sống của những cánh rừng."
'Nghèo nhất'
Sau phóng sự của Lao Động, sang năm 2010, báo Công an Nhân dân cũng đã có bài về tình trạng di dân lên Mường Nhé, huyện mà họ nói có 165 km biên giới với Lào và gần 50 Km biên giới với Trung Quốc.
Theo số liệu mà báo này đưa ra, dân số Mường Nhé khi đó là khoảng 55.000 trong đó 60% là dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La.
Cũng theo Công an Nhân dân, dân gốc Mường Nhé chỉ khoảng 10.000 người hồi cuối thập niên 80.
Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ.

Cựu bí thư Mường Nhé, ông Chu Văn Tuyển

Ông Chu Văn Tuyển, người là Bí thư huyện ủy Mường Nhé trong bẩy năm cho tới năm 2009, nói số người Hmong tại huyện khoảng trên 30.000 trong đó có nhiều người mới tới trong các năm gần đây.
Ông nói trong số các huyện nghèo ở Việt Nam thì "Mường Nhé là nghèo nhất" với thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chỉ khoảng 220 cân thóc.
Vị cựu bí thư nói chính tinh thần đùm bọc chia sẻ của người Hmong làm cho họ nghèo đi vì mỗi khi khấm khá lên họ lại phải chia sẻ cho những người anh em từ các nơi khác kéo đến.
"Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ nên kinh tế nó cũng khó khăn."
Dựa trên các thông tin chính thức có được, những gì xảy ra hiện nay là kết quả của các diễn biến trong nhiều năm qua.
Trên thực tế báo chí trong nước đã có nhiều thông tin về các vụ việc gần tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn và với các lý do khác hơn.
Nhưng chính quyền vẫn thấy cần ngăn cản việc đưa tin về vụ việc mới nhất này.

Một cái nhìn về vụ Mường Nhé

Những người chỉ trích nói người Hmong muốn phong tục của họ được duy trì

Vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đang gây chú ý trong bối cảnh giới phóng viên nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực.
Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền của người Hmong nói người Hmong đã bị 'phân biệt đối xử' tại Việt Nam trong thời gian dài.
Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đã dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.
Có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong
Laura Xiong: Là một nhà hoạt động nhân quyền người Hmong, tôi chỉ giám sát các trường hợp vi phạm quyền con người thực sự chống lại người Hmong. Với bất kỳ vấn đề mà nếu đó là phần lỗi của người Hmong, tôi sẽ khuyến nghị họ kiềm chế không hành động để tránh dẫn tới các rắc rối. Trong trường hợp này, tôi đã nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông từ nhóm sắc dân này và với các nguồn khác từ Mỹ vốn đã giao tiếp trực tiếp với người dân ở Điện Biên.

Hãy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đã nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử bình đẳng.
Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đã đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đã bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đã bị Chính phủ Việt Nam ngược đãi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.
Bản đồ Việt Nam

Tỉnh Điện Biên trên phần bản đồ miền Bắc Việt Nam.



Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.
Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ gì mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.

Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đã quyết định thống nhất lại và tìm nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ý tưởng này đến, vị tiên tri đã xuất hiện.

Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.
'Tiếp tục phản đối'
BBC: Nhìn chung, bà đánh giá tình hình thế nào? Hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp các cuộc phản đối tiếp tục diễn ra?

Laura Xiong: Như tôi đã nói từ trước, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp cho họ các quyền tự quyết.

BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính "mê tín dị đoan" là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những gì mà họ gọi là "rắc rối", bình luận của bà là gì?

Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ý hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được gì cả.
Chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai cai trị
BBC: Có phải chính đức tin mới (Kitô giáo) đóng một vai trò trong việc thống nhất các sắc dân Hmong tại Lào, Việt Nam, và có thể là tại Tây Nam Trung Quốc?
Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai trò nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.
Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.
'E ngại thương vong'
Người Hmong

Đa số người dân Hmong ở Tây Bắc được cho là đang sống trong hoàn cảnh nghèo đói

BBC: Chính quyền tỉnh Điện Biên, ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, cho biết họ không sử dụng các lực lượng để giải tán đám đông vì sợ tình hình sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát, bà nghĩ sao khi một số nguồn từ người dân Hmong nói rằng có thương vong xảy ra với họ? Bà có thể xác minh điều này như thế nào?

Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đã có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.
Người Hmong có lý do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn còn vì vài nghìn người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.
Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ VN và yêu cầu Chính phủ VN sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ VN
BBC: Bà hoặc hoặc tổ chức của bà có giữ một kênh giao tiếp nào với các chính phủ tại Hà Nội, hoặc Vientiane, hoặc bất kỳ cơ quan liên chính phủ Asean nào để xây dựng lòng tin hoặc tìm một cách để giải quyết tình hình căng thẳng này? Và cộng đồng người Hmong ở Mỹ và ở các quốc gia khác có thể làm được điều gì để giúp đỡ đồng bào của họ tại Việt Nam?
Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.
Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.

Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rõ tình hình mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục lòng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.