THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 June 2011

Ấn Độ: Nhìn mặt con cũng phải... hối lộ

Tác giả: Mukti Jain Campion
Bài đã được xuất bản.: 20/06/2011 05:00 GMT+7

Hãy tưởng tượng bạn phải trả tiền hối lộ để được nhìn mặt đứa con mới
sinh, lắp đặt đường nước, hoặc lấy bằng lái xe. Đó là một thực tế hàng
ngày của cuộc sống tại Ấn Độ. Nhưng hiện nay các nhà hoạt động đang
tích cực đấu tranh chống lại thực trạng này với sự hậu thuẫn của sức
mạnh nhân dân và mạng internet.

"Hãy tiết lộ giá thị trường của sự tham nhũng" là khẩu hiệu đăng trên
chủ của website ipaidabribe.com (I Paid A Bribe - Tôi từng phải hối
lộ) .

Website này mời gọi người dân chia sẻ những lần "kinh qua" việc đưa
hối lộ: khoản hối lộ nhằm mục đích gì, diễn ra ở đâu, và trị giá bao
nhiêu tiền.

Ra đời vào tháng Tám, website này mang lại cho người dân Ấn Độ cơ hội
công khai thể hiện những nỗi tức giận một cách nặc danh, đồng thời cho
thấy tác động của nạn tham nhũng đối với cuộc sống hàng ngày.

"Tôi thực hiện kỳ sát hạch lái xe theo đúng nguyên tắc, thế mà anh cán
bộ vẫn nói rằng tôi đi quá chậm. Tôi nhận ra ý định của anh ta nên đã
đưa anh ta 200 Rupee và mọi việc được thu xếp ổn thỏa" - đây là một ví
dụ tiêu biểu cho các ý kiến được đăng tải trên website này.

Website này là ý tưởng của Ramesh và Swati Ramanathan, hai nhà sáng
lập của một tổ chức phi lợi nhuận tại Bangalore có tên Janaagraha
(nghĩa đen của từ này là "sức mạnh nhân dân").

"Hối lộ là chuyện 'thường ngày ở huyện' khi tiếp xúc với các cán bộ
nhà nước", Swati Ramanathan cho biết. "Mục đích của hối lộ là để đăng
ký nhà ở, lấy bằng lái xe, lắp đặt đường nước, hay thậm chí là để
nhận... giấy chứng tử".

Sau khi sinh sống ở Mỹ và Anh vài năm, khi trở về, hai người rất thất
vọng khi thấy nạn tham nhũng lũng đoạn khắp nơi, vì vậy, họ quyết định
làm điều gì đó để giải quyết vấn nạn này.

"Tất cả chúng tôi đều phải có trách nhiệm, bởi vì chúng tôi trước sau
đều phải đưa hối lộ bởi nếu không thế, sẽ chẳng làm được việc gì ở Ấn
Độ cả. Răn dạy đạo đức không chưa đủ, chúng tôi cần phải tìm hiểu rõ
ngọn ngành nạn tham nhũng này là gì? Quy mô của nó ra sao?"

Phần thưởng lớn

Website này đã phát triển thành một website so sánh của người tiêu
dùng, trong đó người sử dụng còn có thể nhận thông tin và lời khuyên
về cách tránh trả tiền hối lộ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Một phụ nữ chia sẻ cách chị đã tránh phải khoản hối lộ khi làm thủ tục
đăng ký nhà ở cho mẹ chị.

"Tôi mang đầy đủ giấy tờ. Thoạt đầu, họ nhìn qua chúng rồi nói: 'Tôi
nghĩ có một hồ sơ trong đây chưa cập nhật'. Qua website này, tôi được
thông tin rằng đây là một trong những lý do họ tạo ra để nhận hối lộ,
và những gì cần làm là nói với họ: 'Được rồi, các anh chị hãy viết nó
ra giấy, có kèm tem và con dấu của các anh chị. Lần sau tôi sẽ mang hồ
sơ đó đến'. Khi tôi nói vậy, họ trả lời: 'Không sao. Thế ổn rồi. Chúng
tôi sẽ làm thủ tục cho chị".

Tính tới nay website này đã ghi nhận gần 10.000 vụ hối lộ trên khắp
347 thành phố và 19 cơ quan chính phủ.

Khi những con số này tăng lên, Swati Ramanathan hy vọng website sẽ trở
thành một công cụ đắc lực làm "bẽ mặt" các cơ quan chính phủ, khiến họ
phải bắt tay tìm cách giải quyết vấn nạn tham nhũng.

"Ở đất nước chúng tôi, khi nhúng tay vào tham nhũng, rủi ro là rất ít
trong khi "phần thưởng" nhận về lại lớn. Khi ta thay đổi phương trình
đó - tăng phần rủi ro lên bằng cách công khai sự vụ - phần thưởng sẽ
bớt đi", bà nói.
Đánh vào lòng tự trọng

Một trong những thành công ban đầu của website là với Bộ Vận tải Nhà
nước của thành phố Karnataka. Đây là thành phố được nhắc đến nhiều lần
trong các vụ tố giác tham nhũng. Điều này khiến một quan chức của bộ,
ông Bhaskar Rao, mời đội ngũ thực hiện trang I Paid A Bribe tới trình
bày về những phát hiện của họ trước nhân viên của ông.

"Tôi muốn sử dụng website đó để làm trong sạch bộ của mình", ông nói.
"Những chứng cứ trên website này đã đem lại cho tôi sự ủng hộ từ bên
trong, để qua đó tạo ra thay đổi. Mọi nhân viên trong văn phòng đang
dần nhận thức được rằng nếu họ nhận tiền, thì việc đó chắc chắn không
chỉ là chuyện "nội bộ" giữa người đưa và nhận hối lộ. Thông tin đó sẽ
được phát tán ra ngoài, trên toàn cầu, trên website. Vì thế, mọi người
trên thế giới đều sẽ biết rằng văn phòng này không tử tế, và do đó,
lòng tự trọng của toàn cơ quan sẽ bị tổn thương".

Nhóm thực hiện website còn giúp bộ của Bhaskar Rao xác định được các
khâu dễ thực hiện tham nhũng nhất trong quy trình.

20 nhân viên cấp cao đã bị cảnh báo, và hiện nay, bộ này đang áp dụng
công nghệ mới nhằm giảm thiểu cơ hội nhận hối lộ.

Ví dụ, giờ đây người dân đã có thể đăng ký bằng lái xe qua mạng, và
điều này đã khiến mỗi đơn đăng ký đều được minh bạch hóa trước công
chúng.

Hối lộ trong các cuộc sát hạch lái xe là một vấn đề hóc búa hơn.
Bhaskar Rao đã phải nhờ một công ty IT giúp đưa ra giải pháp. Kết quả:
Trung tâm sát hạch lái xe tự động đầu tiên trên thế giới đã được khai
trương tại Bangalore trong năm nay.

Các lái xe đăng ký kỳ sát hạch qua một chiếc thẻ thông minh, và họ sẽ
phải tự vượt qua một cung đường có gắn các bộ cảm biến điện tử. Phần
thi của họ được các thiết bị điện tử này ghi lại.

Họ cũng phải hoàn thành một bài kiểm tra kiến thức về Luật đường Cao
tốc trên máy tính. Từ sáng kiến này, mọi cơ hội đưa và nhận hối lộ đều
bị xóa sổ.

Ban đầu, một số thanh tra trong ngành phản đối việc đưa vào sử dụng
trung tâm sát hạch tự động này. Nhưng đến giờ trung tâm này đã thực
hiện tới 200 cuộc sát hạch mỗi ngày, và trở thành một niềm tự hào của
bộ. Và theo như họ nói, ngày nay Ấn Độ đã có thêm nhiều lái xe giỏi
hơn.

Giải quyết vấn nạn hối lộ ở Ấn Độ không thể hoàn thành trong một sớm
một chiều. Nhưng website ipaidabribe.com đã chứng tỏ rằng người dân
bình thường có thể từ vị trí nạn nhân trở thành một phần của giải
pháp.

Diệp Phong (theo BBC)

In
Email
Thảo luận

(Đọc thêm TRONG MỤC NÀY)
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Nhiễm DEHP liều 5-10g là bị ngộ độc


20/06/2011 14:53:23

Ngày 19/6, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có thông báo về liều gây độc của phụ gia tạo đục DEHP.

Theo thông báo này, trường hợp sử dụng thực phẩm nhiễm DEHP khi nhiễm cấp tính với liều lượng 5-10g đã bị ức chế tiêu hóa.

Khi nhiễm DEHP liều cao hơn có thể bị tăng sinh tế bào gan, phổi, teo tinh hoàn, rối loạn nội tiết, dậy thì trước tuổi, ảnh hưởng đến thụ thai...

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho hay đang xây dựng bộ quy chuẩn an toàn với chất DEHP.

Tại VN, hiện đã có gần 50 sản phẩm ở nhiều ngành hàng, chủ yếu là nước giải khát mang tên các loại nước trái cây, bánh kẹo, thạch rau câu... được xác nhận nhiễm DEHP.

Tại TP.HCM, những mặt hàng được xác nhận nhiễm DEHP đến giữa tháng 6 đã được thu hồi xong, còn tại Hà Nội đang được tiếp tục thu hồi.

(Theo Tuổi trẻ)

Giá tiêu dùng Hà Nội tăng chậm lại


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội chỉ tăng 1,21% trong tháng. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm nay, theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội.
CPI Hà Nội tăng 1,76% trong tháng 5

Trong rổ hàng hóa tính CPI, viễn thông là nhóm duy nhất giữ giá, còn lại đều tăng nhưng tốc độ đã có dấu hiệu chậm lại so với những tháng trước.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội trong 5 tháng đầu năm. Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng tại Hà Nội trong 5 tháng đầu năm. Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Cụ thể, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,08%, thấp hơn mức 2,25% của tháng trước. Tác nhân chính gây tăng giá ở nhóm này là thực phẩm khi mặt bằng giá tiếp tục tăng tới 2,93% so với tháng trước (chủ yếu do nguồn cung bị ảnh hưởng do dịch bệnh và việc gom hàng xuất khẩu…). Trong khi đó, giá lương thực và ăn uống ngoài gia đình tăng không đáng kể (lần lượt 0,19% và 1,01%).

Việc tăng giá sách giáo khoa cho năm học 2011-2012 thêm 16,9% cũng khiến chỉ số giá tại khu vực giáo dục tăng 1,12% trong tháng 6. Đây là nhóm hàng tăng giá mạnh thứ 2 trong rổ hàng hóa, xếp ngay trên nhóm đồ uống - thuốc (tăng 1,09%, chủ yếu do nhu cầu giải khát tăng mạnh khi thời tiết oi bức).

Cũng trong tháng 6, giá vàng và USD tại Hà Nội diễn biến tương đối trái chiều. Vàng tăng nhẹ 0,19% trong khi giá đôla Mỹ giảm 0,38% so với tháng trước.

Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) chỉ số giá tiêu dùng của cả nước trong tháng 6 tuy cao hơn so với những năm gần đây nhưng cũng sẽ bắt đầu chững lại, khoảng 0,7 - 0,8%. Trong cuộc họp vào cuối tháng 5, Tổ điều hành Thị trường trong nước cũng cho rằng CPI tháng 6 vẫn duy trì ở mức cao nhưng sẽ giảm tốc so với tháng 5/2011.

Nhật Minh

Việt Nam có thêm hãng hàng không


Cục Hàng không VN vừa cấp giấy phép thành lập hãng hàng không thứ 7 tại mang tên Ngôi Sao Việt (VietStar Airlines).

Theo giấy phép, Vietstar Airlines sẽ hoạt đồng trên các lĩnh vực đào tạo nhân lực, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật. Hãng cũng đồng thời cung cấp các dịch vụ bay du lịch hoặc cứu hộ trong nước – vốn chưa được các hãng hàng không đang hoạt động khai thác.

Bên cạnh đó, hãng cũng cung cấp các dịch vụ bay tư nhân cho hành khách có nhu cầu bay chuyên cơ, hoặc bay khẩn cấp tới các vùng sâu vùng xa, hải đảo... thuộc lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Vốn pháp định của VietStar Airlines là 400 tỷ đồng.

Nguồn tin từ VietSatr Airlines cho biết các công đoạn chuẩn bị cho kế hoạch tham gia thị trường hàng không nội địa đã được hãng chuẩn bị từ khá lâu. Dự kiến vào tháng 11 tới, hệ thống bảo dưỡng sửa chữa máy bay của hãng sẽ đi vào hoạt động. Và khoảng cuối năm, VietStar Airlines có thể cung cấp các dịch vụ bay cho hành khách có nhu cầu.

"Tiêu chí hoạt động của VietStar là nhằm vào thị trường ngách – cung cấp các dịch vụ mà các hãng hàng không khác chưa tham gia", nguồn tin của hãng nhấn mạnh. VietStar Airlines hãng vận chuyển thứ 7 tham gia lĩnh vực hàng không nội địa bên cạnh Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Vietjet, Air Mekong và Indochina Airlines.

Hồng Anh

Được mua bán vàng miếng tại các điểm có giấy phép


Người dân vẫn có quyền mua, bán vàng miếng nhưng phải giao dịch tại các ngân hàng và doanh nghiệp được cấp phép, theo dự thảo Nghị định Quản lý kinh doanh vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước vừa hoàn tất.

Sau gần 20 lần dự thảo, bản cuối cùng đã được Ngân hàng Nhà nước gửi tới một số bộ, ngành, doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề từ cuối tuần qua, ít ngày trước hạn chót phải trình Chính phủ để thông qua.

Theo dự thảo này, quyền mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân vẫn được thừa nhận, chứ không quy định theo kiểu giao dịch một chiều (chỉ bán mà không được mua) như ý tưởng đưa ra trước đây. Tuy nhiên, các giao dịch này phải thực hiện tại ngân hàng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng. Mua bán vàng miếng với những đối tượng không có giấy phép sẽ được coi là vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng được cho là hành vi vi phạm. Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế hiện nay, khi nhiều giao dịch giá trị lớn như nhà đất được các bên thanh toán hoặc tính theo vàng.

Phần lớn các nguyên tắc chung về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vẫn được duy trì sau nhiều lần dự thảo.
 Theo đó, kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động hạn chế kinh doanh. Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động kinh doanh, mua bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép theo các điều kiện nhất định, chứ không tự do như hiện nay. Trong khi đó, sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân phải thành lập doanh nghiệp và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Các hoạt động kinh doanh vàng khác, ngoài vàng miếng và trang sức mỹ nghệ, cũng bị hạn chế, chỉ được triển khai khi Thủ tướng cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp phép theo quy định.

Người dân vẫn có quyền mua, bán và tích trữ vàng miếng. Ảnh: Hoàng Hà
Người dân vẫn có quyền mua, bán và tích trữ vàng miếng. Ảnh: Hoàng Hà

Riêng quan điểm về sản xuất vàng miếng đã có sự thay đổi đáng kể, mở cơ hội cho một số doanh nghiệp đủ điều kiện được sản xuất vàng miếng chứ không cấm hoàn toàn. Tại các dự thảo cũ, sản xuất vàng miếng được quy định như một hoạt động độc quyền, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện. Nhưng dự thảo cuối cùng đưa ra hai phương án, Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất vàng miếng. Trong trường hợp cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định trình tự, thủ tục, số lượng doanh nghiệp được sản xuất gia công vàng miếng trong từng thời kỳ để quản lý chặt chẽ hoạt động này.

Hoạt động xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu được quy định theo hướng hạn chế xuất khẩu trong khi nhập khẩu sẽ phải tuân theo những điều kiện khắt khe. Theo đó, ngoài Ngân hàng Nhà nước, chỉ các doanh nghiệp có giấy phép khai thác vàng mới được cấp phép xuất khẩu vàng nguyên liệu do doanh nghiệp khai thác được.

Với hoạt động nhập khẩu, giấy phép chỉ được cấp cho một số doanh nghiệp sản xuất trang sức, mỹ nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp đầu tư khai thác vàng ở nước ngoài có nhu cầu nhập số vàng đã khai thác về nước...

Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Ngân hàng Nhà nước xây dựng theo chỉ đạo Chính phủ đưa ra từ đầu năm nay. Tại Nghị quyết số 11 ban hành ngày 24/2 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do; ngăn hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới.

Trong quá trình soạn thảo, đã có ý kiến đề xuất xóa hoàn toàn hoạt động sản xuất vàng miếng, chỉ cho phép người dân bán mà không được mua vàng miếng... Thị trường

Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định sẽ phải hoàn tất khâu lấy ý kiến các bên và trình Chính phủ chậm nhất trong tháng 6.

Hiện cả nước có gần 10.000 điểm kinh doanh vàng miếng với 8 thương hiệu vàng miếng có tên tuổi đang lưu thông trên thị trường.

Song Linh

'Cháu càng kêu đau các chú công an càng đánh mạnh'


Một tuần sau bị công an phường Thủy Xuân (thành phố Huế) đánh, bé Ngô Đình Phát, 11 tuổi, vẫn phải nằm viện điều trị. Các vết thương đã bớt bầm tím, nhưng việc đi lại rất khó khăn.
Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi trở về từ đồn công anThiếu úy đánh bé 11 tuổi nhập viện bị đình chỉ công tác

Sáng 20/6, tại Bệnh viện Giao thông vận tải Huế, cháu Ngô Đình Phát đã có thể ngồi dậy, thỉnh thoảng đi lại, nhưng còn rón rén và khuôn mặt luôn nhăn nhó vì đau.

Mẹ cháu, bà Nguyễn Thị Son cho biết, 10 sáng nay các bác sĩ tiếp tục lấy máu xét nghiệm, sau đó mới xem xét có thể cho cháu về nhà điều trị ngoại trú hay không.

Vẫn chưa hết bàng hoàng từ khi rời công an phường, Phát kể, do thích chơi game trên điện thoại của bố nên cháu rất muốn có điện thoại riêng để chơi. Buổi trưa 15/6 qua nhà cô ruột Ngô Thị Ánh chơi (sát nhà Phát), thấy rất nhiều tiền để ngay dưới gối trên giường nên đã lấy đi mua điện thoại.

Cháu Ngô Đình Phát tại bệnh viện. Ảnh: Văn Nguyễn.

Bị mọi người phát hiện, cháu đã nhận lỗi với cô và mẹ. Nhưng do trót mua điện thoại nên mẹ và cô Ánh bảo cháu dẫn đến cửa hàng bán điện thoại để trả lại. Khi đến nơi, chủ cửa hàng nhất quyết bảo cháu không mua điện thoại ở đó và không chịu trả lại tiền.

Được mấy người trong thôn mách nên nhờ công an phường can thiệp để cửa hàng trả lại tiền, Phát đã ngồi lên xe đi với cô ruột đến trụ sở công an phường.

"Đến nơi, mấy chú dắt cháu vào phòng, bắt cháu đứng trước bàn và liên tục nạt nộ. Sau đó hai chú công an vừa quát vừa đánh cháu. Một chú lấy cái gậy đen ngắn (dùi cui) đánh liên hồi vào mông và đùi cháu, còn chú kia dùng chân đạp và đá cháu. Cháu càng kêu đau các chú ấy càng đánh mạnh", Phát kể.

Thấy cháu bị đánh và kêu khóc, bà Ánh chạy lại can ngăn nhưng bị công an đuổi ra. Phát không biết kêu ai nên chỉ biết đứng khóc. "Sợ quá, cháu ngã quỵ xuống nền nhà nhưng hai chú công an vẫn bắt cháu đứng tựa vào bàn làm việc và tiếp tục đánh", cậu bé kể rồi òa khóc.

Xác nhận lời kể của Phát, bà Ngô Thị Ánh cho biết, thời gian Phát bị đánh trong phòng gần 30 phút. "Tôi chỉ nghĩ chở cháu lên công an phường rồi mấy anh ấy giúp hai cô cháu đi trả điện thoại lấy lại tiền, chứ không nghĩ là công an lại đánh cháu đến nông nỗi này", bà Ánh nói.

Theo bà Ánh, sau khi hỏi cung cháu Phát, công an phường Thủy Xuân mới đồng ý cùng hai cô cháu lên cửa hàng bán điện thoại và lấy lại tiền. Sau đó công an phường đã gọi điện báo cho bố cháu Phát là ông Ngô Đình Chung lên làm giấy bảo lãnh đón con về.

"Khi bố cháu đến, mấy chú công an bế cháu lên xe rồi bảo là không sao. Về nhà cháu đau quá, nằm trên giường mà toàn thân nóng ran", Phát kể.

Các vết thương đã bớt đỏ, nhưng Phát vẫn thường nằm sấp trên giường bệnh cho đỡ đau. Ảnh:Văn Nguyễn.

Thượng tá Đặng Ngọc Sơn, Trưởng công an thành phố Huế, khẳng định: "Cháu bé có dấu vết như vậy là rõ ràng công an phường có đánh cháu, nhưng chúng tôi đang xác minh xem đánh ở đâu, những ai đánh để làm rõ và chắc chắn sẽ xử lý nghiêm, không bao che".

Liên quan đến vụ việc, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã cử cán bộ đến thăm hỏi đồng thời giúp đỡ gia đình cháu Ngô Đình Phát số tiền một triệu đồng lo thuốc men, đồng thời làm việc với phía công an để nắm bắt sự việc.

Trước đó chiều 15/6, cháu Ngô Đình Phát đã ăn trộm của cô ruột 3,1 triệu đồng đi mua điện thoại. Khi cùng cô lên công an phường nhờ công an can thiệp để trả điện thoại lấy lại tiền, về nhà Phát liên tục kêu đau với các vết thương bầm tím ở mông và đùi. Gia đình phải đưa em nhập viện vào buổi tối cũng ngày.

Sau sự việc, công an thành phố Huế đã tạm đình chỉ công tác với trung úy Trần Nguyễn Hồng Quang, công an phường Thủy Xuân, người đã đánh Phát.

"Đành rằng con tôi hư, các anh công an có quyền dạy dỗ, nhưng đánh con tôi như thế thì thật là quá đáng", ông Ngô Đình Chung, bố của cháu Phát nói.

Văn Nguyễn

Ông Nguyễn Thế Thảo tái đắc cử Chủ tịch UBND Hà Nội


Với xấp xỉ 94% phiếu bầu, ông Nguyễn Thế Thảo (59 tuổi) tái đắc cử Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Trong sáng nay, bà Ngô Thị Doãn Thanh (54 tuổi) đã tái đắc cử Chủ tịch HĐND Hà Nội. 
Hà Nội bầu lãnh đạo chủ chốt

Theo kết quả được công bố chiều 20/6, ông Nguyễn Thế Thảo đạt xấp xỉ 94% phiếu bầu và trở thành Chủ tịch UBND Hà Nội nhiệm kỳ 2011-2016. Ông Thảo là ứng viên duy nhất cho chức vụ này.

Năm nay 59 tuổi, ông Nguyễn Thế Thảo có học vị tiến sĩ kinh tế và là một kiến trúc sư. Tháng 9/2007, ông được bầu làm Chủ tịch UBND Hà Nội và tái cử chức vụ này năm 2008 khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Trước khi về Hà Nội, ông là Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh.

Chiều nay, HĐND cũng đã bỏ phiếu thông qua các phó chủ tịch UBND nhiệm kỳ mới. Trong số 6 người có 4 phó chủ tịch tái đắc cử gồm các ông, bà: Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Huy Tưởng.

Hai phó chủ tịch UBND mới là ông Nguyễn Văn Sửu (Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư) và ông Trần Xuân Việt (Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Đại biểu bỏ phiếu bầu lãnh đạo Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Theo kết quả kiểm phiếu sáng 20/6, bà Ngô Thị Doãn Thanh nhận được 93 trong tổng số 95 phiếu của đại biểu HĐND Hà Nội khóa 14, nhiệm kỳ 2011-2016. Năm nay 54 tuổi, bà Thanh có trình độ thạc sĩ.

Ông Lê Văn Hoạt, Bí thư huyện Mê Linh trúng cử Phó chủ tịch HĐND; ông Nguyễn Văn Nam (Trưởng ban Kinh tế Ngân sách HĐND khóa trước) trúng cử Ủy viên thường trực HĐND.

Trong phiên họp đầu tiên của HĐND khóa mới, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị đã có bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của kỳ họp mở đầu. Ông chúc mừng 95 đại biểu HĐND trúng cử trong cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính

"Kết quả bầu cử thể hiện ý thức chính trị công dân, tinh tần dân chủ, trách nhiệm cao của hơn 4,8 triệu cử tri thủ đô với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân", ông Nghị nói.

Chỉ ra những thuận lợi cũng như những khó khăn thách thức của HĐND khóa mới, ông Nghị nhấn mạnh vai trò của công tác cán bộ. Theo Bí thư thành ủy, sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự cần gắn với thực tiễn thực hiện nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính thủ đô. Công tác này cần có sự kế thừa và đổi mới, đổi mới để đáp ứng yêu cầu ổn định cũng như để không ngừng phát triển.

Cũng theo Bí thư Phạm Quang Nghị, HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 cần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quyết định, nâng cao chất lượng ban hành các nghị quyết, nhất là các nghị quyết mang tính cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội...

Riêng đối với hoạt động của UBND, ông Nghị nhấn mạnh tới một khối lượng công việc quan trọng và to lớn của thành phố đang chờ chính quyền thành phố nhiệm kỳ mới. "Các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng có đi vào cuộc sống, có trở thành hiện thực hay không, phụ thuộc một phần hết sức quan trọng vào năng lực, sự điều hành của bộ máy lãnh đạo UBND thành phố", ông Nghị nói.

Nguyễn Hưng - Tiến Dũng

SƠ ĐỒ XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI TÀU CỘNG TẠI CÁC TP VÀO NGÀY 26-06-2011

SƠ ĐỒ XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH PHẢN ĐỐI TÀU CỘNG TẠI CÁC TP VÀO NGÀY 26-06-2011

BIỂU TÌNH LẦN THỨ 4, GIAI ĐOẠN 01 VÀO NGÀY 26-06-2011


SAU KHI ĐÁNH MỘT VÒNG CHÚNG TA LẠI QUAY VỀ ĐIỂM XUẤT PHÁT VÀ ĐỨNG HAY NGỒI TẠI ĐÂY TỪ 15-30 ( KHÔNG DỪNG LẠI LÂU). TIẾP TỤC TUẦN HÀNH NHƯ VẬY CHO ĐẾN KHI NÀO AN NINH MỆT BỎ VỀ THÌ CHÚNG TA TRỒNG HOA LÀI...CHÚC CÁC BẠN CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM, ĐOÀN KẾT YÊU THƯƠNG NHAU, NĂM TAY XUỐNG ĐƯỜNG VUI VẺ LUÔN NỞ NỤ CƯỜI TRÊN MÔI, NHẤT LÀ CÁC EM GÁI CAN ĐẢM ĐI VÒNG NGOÀI CÙNG VÀ THA HỒ TÁN TỈNH MẤY ANH CÔNG AN, TUYỆT ĐỐI KHÔNG XÚC PHẠM HAY NÉM BẤT CỨ CÁI GÌ VÀO CÁC ANH CÔNG AN VÌ CÁC ANH SẼ ĐỨNG VỀ PHÍA CHÚNG TA....!

CHÚNG TA PHẢI THÔNG CẢM CHO CÁC ANH CÔNG AN HỌ CŨNG KHỔ TÂM LẮM, HỌ KHÔNG VUI SƯỚNG GÌ KHI CẦM SÚNG MÀ KHÔNG CHĨA SÚNG VÀO GIẶC BẢO VỆ TỔ QUỐC MÀ LẠI CHỈ ĐỂ BẢO VỆ CÁI BAO TỬ CỦA CHÍNH MÌNH,....CHÚNG TA PHẢI HIỂU ĐIỀU ĐÓ, CÁC ANH CÔNG AN THẬT CAO THƯỢNG HƠN CHÚNG TA NGHĨ...CÁC ANH KHÔNG THA THIẾT GÌ KHI CẦM SÚNG DÀN ÁP CHÚNG TA ĐỂ NHẬN CƠM CHÁY TỪ BỘ CHÍNH TRỊ HÀNG THÁNG.....TÔI NÓI ÍT, KHÔNG SỐNG ĐỜI ĐỂ NÓI NHIỀU MONG CÁC BẠN HIỂU NHIỀU....CHÚC THÀNH CÔNG...!

LẦN NÀY CÁC VỊ TRÍ TRỌNG QUAN TRỌNG TRÊN CÁC SƠ ĐỒ ĐÃ CÓ LỰC LƯỢNG CHỜ SẴN ĐỂ QUAY PHIM CHỤP HÌNH, CHÚNG TA TUYỆT ĐỐI ÔN HÒA, LỊCH SỰ THỰC THI QUYỀN BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC CỦA CHÚNG TA.


THÀNH PHỐ CẦN THƠ


THÀNH PHỐ HÀ NỘI


THÀNH PHỐ HUẾ


THÀNH PHỐ SÀI GÒN



THÀNH PHỐ NHA TRANG

BÌNH THUẬN


THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Tấp nập lao động phổ thông Trung Quốc

20/06/2011 2:05
Luật không cho phép các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động
(LĐ) phổ thông là người nước ngoài. Thế nhưng, tại nhiều địa phương
hiện vẫn tồn tại hàng ngàn LĐ phổ thông nước ngoài, dù từ năm 2009 Thủ
tướng đã yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát xử lý số LĐ này...

Phố Trung Quốc bên hông công trường

Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, đi kèm một nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) do nhà
thầu Trung Quốc (TQ) đảm nhận là hàng trăm công nhân (CN) TQ đổ về. Cứ
thế, xung quanh NM những "phố Tàu" cũng xuất hiện, làm đảo lộn cuộc
sống của người dân địa phương.

Chạy dọc con đường nối từ TP Hải Phòng ra bến phà Rừng, qua xã Ngũ
Lão, H.Thủy Nguyên, khách sẽ thấy bất ngờ bởi nơi đây mọc lên hàng
loạt hàng quán với biển hiệu chữ Tàu, đèn lồng treo đỏ rực. Một bà
hàng nước chỉ vào khu nhà dành cho CN TQ: "Hàng trăm CN người Hoa họ ở
trong kia nên ngoài này mới biến thành một góc phố Tàu thế chú ạ".


Tại Thủy Nguyên, Hải Phòng có hàng chục biển hiệu tiếng Trung như thế
này - Ảnh: K.T.L

Theo số liệu từ Công an xã Ngũ Lão, hiện trên địa bàn xã có khoảng 300
người TQ đang tạm trú, đại đa số là CN làm việc tại công trường NMNĐ
Hải Phòng II.

Đi dọc con đường nhỏ từ Ngũ Lão hướng về xã Tam Hưng, những biển hiệu
chữ TQ màu đỏ vẫn liên tục mọc lên, từ hàng ăn, quán massage chân cho
đến dịch vụ cà phê, cắt tóc...

Nằm ngay bên công trường NMNĐ Hải Phòng II cũng là một khu tập trung
khá đông CN người TQ. Chúng tôi bước vào một căn nhà khoảng 40m2 ở xóm
5, Tam Hưng, nơi có 4 người TQ đang thuê trọ. Dưới bếp, một phụ nữ
đang nấu cơm. Chị tên Đỗ Thị Hương, 35 tuổi, từng đi Đài Loan vài năm
nên có vốn tiếng Trung kha khá, giờ làm nghề nấu cơm thuê cho mấy
người TQ.

Nếu ngay từ việc cấp phép, cho vào VN đã được sàng lọc, chỉ đồng ý cho
người có trình độ vào, hạn chế người LĐ chân tay thì chúng tôi cũng đỡ
vất vả trong việc quản lý an ninh trật tự ở địa bàn

Ông Nguyễn Văn Hát
Trưởng công an xã Bình Khê, H.Đông Triều
Qua phiên dịch của chị Hương, chúng tôi trò chuyện với ông Vương Bân,
52 tuổi. Ông Vương nói đã bỏ vợ ở TQ và giờ sống với một người phụ nữ
Việt. "Chúng tôi làm việc lắp máy tại công trường, một ngày được 120
tệ (khoảng gần 400.000 đồng). Nhưng phần lớn tiền chuyển về tài khoản
ở TQ, ở đây chỉ nhận được một phần nhỏ để chi tiêu hằng ngày", ông
Vương nói.

Ngồi bên cạnh ông Vương Bân là Trần Thông, 24 tuổi. Thông đang xem
tivi với toàn kênh tiếng Trung. Thông bảo, cậu ta muốn cưới một cô gái
Việt làm vợ, nhưng không biết tiếng nên rất khó làm quen.

Cả xã Tam Hưng cũng có khoảng 300 người TQ tạm trú. Theo ông Lại Thế
Minh, Trưởng công an xã, so với năm trước thì lượng người TQ giảm đi
khá nhiều bởi NMNĐ Hải Phòng I đã cơ bản hoàn thành, NMNĐ Hải Phòng II
chưa vào giai đoạn cao điểm.

"Hiện nay, đại đa số CN nước ngoài đã có khai báo tạm trú tạm vắng, có
vài trường hợp nam CN lấy phụ nữ ở địa phương, nhưng khi hết nhiệm vụ
tại VN, họ cũng đã đưa vợ về TQ. Còn một vài trường hợp hiện đang sống
với phụ nữ người Việt tại xã nhưng không đăng ký kết hôn", ông Minh
nói.

Cũng ghép cốt pha, buộc sắt...

Cách những con "phố Tàu" ở Hải Phòng vài chục cây số, tại Đông Triều,
Quảng Ninh, hơn 700 CN nước ngoài đang làm xáo trộn cuộc sống của
người dân bản địa.

Chúng tôi đến cổng NMNĐ Mạo Khê - Vinacomin (440 MW) tại xã Bình Khê,
H.Đông Triều khi trời đã chập choạng tối. Trên con đường nhỏ trước
cổng NM, vài tốp CN TQ cởi trần đi dàn hàng ngang chiếm nửa lề đường.
Trong quán bia, một nhóm khác oang oang tiếng xì xồ, vài người khạc
nhổ bừa bãi.

Từ đầu năm nay, khi công trường NM sôi động với lượng CN TQ về nhiều,
cuộc sống của dân cư quanh NM đã thay đổi đột biến. Khi trời tối, ánh
đèn điện của biển hiệu chữ Trung lập lòe chi chít, có những tấm biển
đề song ngữ như vịt quay, nhà hàng, có cả biển hiệu toàn chữ Trung
khiến người Việt nhìn vào đành... chào thua.


Ông Vương Bân và Trần Thông ngồi xem tivi kênh tiếng Trung tại nhà trọ

Hàng trăm CN nước ngoài cũng tạo ra một số việc làm và thu nhập cho
vài hộ gia đình quanh NM qua việc cho thuê chỗ ở, bán quán..., nhưng
họ lại khiến nhiều người dân bản địa mất đi cơ hội có việc làm và nếu
có việc cũng phải chịu thiệt thòi vì không biết ngoại ngữ.

Thả "Dê" vào nhà dân

Ông Đoàn Trung Tâm ở thôn Đông Sơn, Bình Khê (H.Đông Triều, Quảng
Ninh) dở khóc kể về tình huống mấy người CNTQ vào tán tỉnh con gái
ông. "Hồi tết năm rồi, hai đứa con gái tôi đi làm xa về nhà. Hôm mùng
1 tết có 3-4 anh người TQ đến, toàn anh đã gần 40 tuổi. Ngôn ngữ không
biết, hai bên chỉ ra hiệu cho nhau. Một anh mang gói bánh đến, tôi bảo
đặt lên bàn mà ăn, anh ta không nghe, có thể do hai bên không hiểu
nhau, anh ta nổi cáu, xé tung gói bánh vương vãi khắp nền nhà". Suốt
3-4 ngày sau, ngày nào nhóm CN cũng đến, có khi còn chạy vào buồng ngó
nghiêng tìm cô gái trước sự khó chịu của chủ nhà. Có hôm, khách không
mời ngồi đến 10-11 giờ đêm mới về. Sau này, ông Tâm phải cương quyết
khách mới không dám đến nữa.
Anh Lê Văn Hưng, nhà ở Bình Khê, người làm tại công trường đã nửa năm,
chỉ sang một người TQ bên cạnh: "Cậu này cũng làm ghép cốt-pha, buộc
sắt như chúng tôi, nhưng lương họ được gấp 3 lần, khoảng
500.000-600.000 đồng/ngày. Anh ta hưởng lương cao vì anh ta là người
TQ, chủ nói gì là hiểu. Chúng tôi không có phiên dịch nên chỉ làm việc
theo bằng các động tác tay, chân ra hiệu".

Lượng CN TQ quá đông ở vài nơi đôi khi còn lấn át cả dân bản địa. Một
chị bán hàng nước ngay cổng NM ta thán: "Đội CN này bạo lắm, họ mua
túi bánh mình đòi 17.000 đồng nhưng họ chỉ trả 15.000 đồng rồi cầm
bánh bỏ đi. Ngôn ngữ bất đồng, họ không mặc cả mà toàn bớt tiền kiểu
đó, chúng tôi cũng không biết làm sao...".

Ông Lê Văn H., một người dân gần đó lắc đầu: "Tôi thấy bảo một số CN
làm ở đây là những người dân tộc miền núi sống ngay gần khu vực Móng
Cái của mình. Họ thường cởi trần trùng trục đi trên đường, khuya về
cũng nói oang oang, có khi say rượu còn đi tiểu ngay lề đường".

Điều đáng nói là công trường NMNĐ Mạo Khê đang có tới 760 CN người TQ,
trong khi đó chỉ có hơn 100 CN VN. Anh Phạm Văn Hảo, Phó phòng Hành
chính Ban quản lý dự án NMNĐ Mạo Khê, cho biết có khoảng 80% LĐ TQ
trên công trường là LĐ phổ thông, còn lại 20% là kỹ sư, công nhân kỹ
thuật... "Chúng tôi cũng muốn nhà thầu lấy nhiều CN VN, nhưng CN của
mình không biết tiếng nên rất khó giao tiếp, phía nhà thầu họ cần đảm
bảo tiến độ nên họ đã lấy LĐ từ TQ sang để dễ điều hành. Đây là hợp
đồng EPC nên chủ đầu tư cũng không thể can thiệp sâu vào chuyện nhà
thầu tuyển người", anh Hảo phân trần.

Theo ông Nguyễn Văn Hát, Trưởng công an xã Bình Khê, từ ngày có NM,
khối lượng công việc của anh em công an đã phải tăng lên rất nhiều.
Thời gian gần đây, khi huyện tổ chức một đội công tác đặt trụ sở ngay
tại NM, tình hình mới tạm yên ổn.

"Qua hoạt động quản lý trật tự địa bàn, chúng tôi nhận thấy phần lớn
những người có hành động thô lỗ, hay uống rượu, hò hét là những người
LĐ giản đơn. Chính vì vậy, nếu ngay từ việc cấp phép, cho vào VN đã
được sàng lọc, chỉ đồng ý cho người có trình độ vào, hạn chế người LĐ
chân tay thì chúng tôi cũng đỡ vất vả trong việc quản lý an ninh trật
tự ở địa bàn", ông Hát cho biết.

Káp Thành Long

“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”


2011-06-19

Nhân dịp Father's Day, chúng tôi xin gửi đến quý vị một bài viết thật cảm động trang trải những suy tư của một người cha đối với con trai mình.

father-and-son-in-japan-220.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO
Bài viết ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều điều mà hiện nay những ai có tấm lòng với quê nhà đều không khỏi bâng khuâng trước nhiều vấn đề đã trở thành vấn nạn.

Bài viết xuất hiện năm 2009 trên trang blog của Dr. Nikonian và nhanh chóng được nhiều người biết và chia sẻ cho nhau trong cộng đồng mạng. Mời quý vị thưởng thức sau đây qua các giọng đọc của Việt Long, Nam Nguyên, và Trân Văn....

Dù quê người tốt đẹp hơn

Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.

Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác, nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người.

Dr. Nikonian

Cái thế giới mới mẻ của Hiệp Chng quốc Hoa Kỳ, quả kỳ lạ phải không con? Nơi mà sự ân cần, thân thiện của chú hải quan nơi phi trường, chị da đen ở Sở An sinh Xã hội, và mọi nhân viên công quyền khác làm cho cha con ta lạ lẫm. Nơi mà con vào công viên chơi bóng rổ, không phải trả tiền như trăm ngàn đứa trẻ Hoa Kỳ khác. 

Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác,nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người. Không có biệt lệ cho bất cứ con ông cháu cha nào cả.

Đó là lý do vì sao ta trào nước mắt, khi thấy các con trai ta, sung sướng, hồn nhiên chơi bóng rổ dưới bóng lá cờ sao vạch của một đất nước khác, không phải quê hương.

Giấc mơ Mỹ, quả là vĩ đại, không phải vì sự to lớn của nó, mà vì nó là của riêng con, riêng cho từng người. Và nó sẽ là sự thực, nếu con muốn, không phải là những lời phét lác huênh hoang của một thiên đường dối trá.

Chúc mừng con, con trai ta ạ!

marathon-in-chicago-250.jpg
Chạy maraton ở thành phố Chicago. Photo courtesy of Wikipedia.
Chỉ sáu tháng sau, ta thầm cám ơn trời đất, ông bà khi gặp lại con. Con chững chạc, cao lớn, tự tin như bao thanh niên khác trên đất Mỹ. Con không còn từ chỗ mỗi ngày trở về nhà nhớp nhúa, hôi hám, kiệt sức với khói xe, bụi đường, nước cống ngập đen xì. Con đậu bằng lái xe hơi ở Mỹ, kết quả của một cuộc thi cử công bằng và nghiêm túc. 

Con có quyền tự hào khi được ngồi sau tay lái, ung dung chen vào đoàn xe xuôi ngược ngày đêm trên hệ thống xa lộ vĩ đại nơi đây. 

Con đã được một quyền cơ bản, quyền lái xe, một cách danh chính ngôn thuận, mà không phải chạy chọt, dấm dúi như bao người khác ở quê nhà. Ở Mỹ, có bằng lái xe là một sự kiện lớn trong đời đó con!

Chúc mừng con, con trai ta ạ!

Các con ta, mỗi ngày cắp sách đến trường, về nhà không kiệt sức, không cùn mằn trong sự học nơi đây. Quyền đi học trong phẩm giá và niềm vui, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục chính trực, công bằng, các con đã có! Đó là điều duy nhất, mà ta châm chước cho cái xã hội vừa kỳ quái nhất, vừa tốt đẹp nhất theo kiểu Hoa kỳ.

Chúc mừng con, con trai ta ạ!

Ta biết là ta may mắn khi có những đứa con trai như vậy!

Chỉ có một điều: con không muốn về Việt nam nữa!

Dù quê hương vẫn còn nhiều bất công và phi lý

dihoc-250
Con đường đến trường của học sinh làng Long Jôn, xã Đăk Ang. Photo courtesy of tuoitre.vn
Ta hơi chựng lại, nhưng ngẫm nghĩ một hồi, ta chẳng ngạc nhiên. Chỉ mới 6 tháng, ký ức đencủa con về trường lớp, kẹt xe, khói bụi, tai nạn…vẫn chưa kịp phai nhạt. Con ghê sợ những điều ấy, cũng như ta, như triệu người Sài gòn khốn khổ khác. 

Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà. Và bao nhiêu điều tội nghiệp đáng buồn khác, ai mà quên được?

Nhưng mà con ơi, dù nhếch nhác thảm hại đến vậy, đó vẫn là quê hương con. Nơi đó, có một Sài Gòn, mà cha con ta đã từng rong ruổi. Nơi con cất tiếng chào đời, nơi con lẫm chm những bước đầu tiên. Nơi con nói những tiếng Việt đầu tiên "từ thuở nằm nôi". 

Kể cả những điều nhỏ nhặt nhất, từ quán phở ám khói cha con ta hay ngồi, từ hiệu video con ghé, từ quán café nhìn ra sông lộng gió cha con ta ngồi tán gẫu. Tất cả những điều tưởng như vô nghĩa với cuộc sống hào nhoáng nơi đây, nhưng là ký ức, đó là quê hương máu thịt con ạ!

Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà. 

Dr. Nikonian

Con đã bị nhồi vào đầu những kiến thức sử học nhàm chám, khô khan, đầy máu và căm thù. Con đã học niềm vinh quang dối trá từ nồi da xáo thịt, từ huynh đệ tương tàn. 

Con đã đọc sách thấy vì nhân danh lý tưởng, niềm tin, người ta đấu tố cha mẹ anh em. Sự hung bạo, được ngụy tín dưới vỏ niềm tin. Sự mù quáng, được đậy điệm bằng lòng kiên định trung thành…

Con không thể yêu quê cha đất tổ từ những điều giả trá ấy.

Vẫn là quê hương con

Hãy về đây! Ta sẽ đem con đến Yên Tử, kể cho con nghe chuyện đánh Nguyên Mông, dưới bóng tùng già 700 năm tuổi, phủ bóng lên mộ Trúc Lâm tam tổ. 

Ta sẽ chỉ cho con bãi cọc của Hưng Đạo Đại vương nơi bến Bạch Đằng, nơi gã lính viễn chinh xâm lược khi nhớ đến phải run sợ đến bạc đầu. Ta sẽ dẫn con đến ngôi từ đường đơn sơ mộc mạc của bà Bùi Thị Xuân, cùng cúi lạy anh linh nữ tướng. 

Ta sẽ dẫn con đến đèo Ngang lúc "bóng xế tà", nơi có "cỏ cây chen lá, đá chen hoa", cho con hiểu sự thanh cao của một tâm hồn Việt. Bên ngọn sóng bạc đầu Chương Dương, ta sẽ chỉ cho con những dấu chân xưa của Yết Kiêu, Dã Tượng, và của muôn vạn dân binh áo vải khác đã ngã xuống cho "đất nước vững thiên thu".

Trẻ lang thang. Photo courtesy dongha.gov.vn
Trẻ lang thang. Photo courtesy dongha.gov.vn
Nhớ lại đi con, con trai nhỏ của ta! Con đã đặt chân đến Vạn Lý Trường Thành, ghê sợ cái nghĩa trang ngập xương máu lớn nhất hành tinh. Con đã thấy một Bắc Kinh hào nhoáng nhưng xấu xí với khói, bụi, ô nhiễm, khạc nhổ, oang oang nơi công cộng. 

Con đã thấy cảnh bắt người bán hàng rong như súc vật ngay chân Tử Cấm Thành. Con cũng đã thương hại gã Trung Hoa khốn khổ, lắp bắp một thứ tiếng Anh giả cầy khi bị quát tháo nơi sân bay quốc tế. Đất nước chúng ta, vẫn trường tồn dưới ách một gã khổng lồ, nhơ bẩn và man rợ như vậy đó con. 

Vì sao hôm nay ta không để tóc đuôi sam, con không ê a Hán tự, chúng ta không nhồm nhoàm những món ăn man rợ như óc khỉ, chân gà sống nướng? Vì sao chúng ta không bị đồng hóa theo lũ thái thú ô hợp kia, nếu không phải vì khí thiêng sông núi, anh linh tiên tổ đang chảy trong con?

Quê hương con đó!

Nhiều lắm con, nhiều chỗ để chỉ cho con thấy, dân tộc mình đã oai hùng, kiêu dũng, thanh sạch và khổ đau đến mức nào để có con sinh thành hôm nay.

Hoặc nếu thì giờ eo hẹp, con hãy về một miền quê cát trắng, nơi ông bà, tổ tiên con yên nghỉ dưới bóng phi lao vi vút. 

Họ đã sống, đổ mồ hôi trên mảnh đất này, như một người nông dân, lành và lương thiện như đất. Họ về với đất, trong vinh dự âm thầm, không như những ngụy-danh-nhân với lăng tẩm đền đài đồ sộ.

Sài Gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn Ngọc Viễn Đông nền nã năm xưa.

Dr. Nikonian

Quê hương con đó!

Sài Gòn mà con ca thán, đâu phải thế! Sài Gòn ngày xưa đẹp, thanh bình với "con đường Duy Tân cây dài bóng mát", với "Trưng Vương khung cửa mùa thu". Sài Gòn mà con ngưỡng mộ qua những ca khúc vượt thời gian, qua những người Sài Gòn xưa mà con hết lòng khâm phục. 

Sài Gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn Ngọc Viễn Đông nền nã năm xưa.

Quê hương con đó!

Một ngày kia, con sẽ hiểu: đó là một phần máu thịt trong con. Con sẽ quay về với nó, như con cáo nhớ hang, con chim nhớ tổ. Con sẽ có cảm giác về nhà – coming home-như ta mỗi lần quay lại từ một thế giới đầy ánh sáng, đặt chân xuống Tân Sơn Nhất. 

Cái cảm giác tìm về tổ đó, nó là bản năng, nó dẫn dắt người Do Thái quay về với mảnh đất Sion cằn cỗi, nó là niềm đau đáu của 2 triệu đồng bào con nơi đất khách. Không giải thích được bản năng tìm về cội nguồn đâu, con ạ! Mà cội nguồn con, đâu chỉ là Sài Gòn hỗn độn hôm nay. 

Cội nguồn con đã bắt đầu, khi Lang Liêu mở tấm bánh chưng xanh mộc mạc tạ ơn trời đất. Gốc rễ con, đã phôi thai với mẹ Âu Cơ khi đem con lên rừng xuống biển.

piciking-garbage-250.jpg
Nhặt đồ ăn thừa từ một nhà hàng ở Hà Nội hôm 26/04/2010. Photo by Tyler Chapman/RFA.
Về đây con! Về "mặc áo the, đi guốc mộc", về mà "nghe chuyện tình bằng lời ca dao" , về để nhìn "bóng tre êm ru" lẫn "con diều vật vờ", để thấy "trong đêm sao mờ lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu"…Con đã lớn lên cùng ta, với những ca khúc này mà!

Ngày con về, chắc tóc ta đã trắng như bạt ngàn lau lách. Nhưng có hề chi, nếu máu ta vẫn chảy trong con lòng thương nhớ cội nguồn không bao giờ có tuổi.

Nhớ về, nghe con!

Quý vị vừa thưởng thức bài viết có tựa đề "Viết cho con trai vừa có bằng lái xe" của tác giả Dr. Nikonian. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý vị những cảm xúc mới trong ngày Father's Day, và cũng mong rằng những tâm tình mà người cha trong bức thư gửi đến cho con trai của ông sẽ là những thông điệp cho người trẻ hôm nay để họ yêu quê hương mình hơn mặc dù nơi đó vẫn còn nhiều mảng tối...

Theo dòng thời sự:

PICS - 20/6 Người Việt Tại Toronto, Canada Biểu Tình Phản Đối Tàu Cộng

Ngày 20/6/2011 gần 500 người Việt tại Toronto, Canada đã tập trung trước Lãnh Sư Quán Tàu Cộng đê biểu tình phản đối Tàu Công xăm chiếm lãnh thổ & lãnh hải của Việt Nam.  Đồng thời đồng bào cũng phản đối sự hèn nhác của CSVN dâng hiến đất nước cho ngoại bang .