THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 June 2011

Đốt rác bệnh viện: Dân bức xúc, ném đá


22/06/2011 13:52:58
 - "Xu hướng chung của thế giới là không sử dụng các lò đốt rác thải y tế nữa. Nhiều nước châu Âu bây giờ cấm việc đốt chất thải, thải khí lò đốt trực tiếp ra môi trường.", ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế nhận định.

Viện phí chưa bao gồm phí xử lý rác thải

Thưa ông, rác thải y tế ở các thành phố lớn ở Việt Nam hiện được xử lý như thế nào?

Hiện tại, khoảng 95% rác thải y tế ở các bệnh viện được thu gom, trong đó 70% số rác thải được xử lý bằng phương pháp đốt trong các lò đốt. Ngoài ra, một lượng rác thải y tế khác được xử lý bằng hình thức đốt bằng lò thủ công hoặc chôn lấp, chủ yếu ở tuyến huyện.

Vậy hoạt động của các lò đốt rác y tế có hiệu quả cao không?

Hầu hết các lò đốt này không có bộ phận lọc xử lý, các chất hóa học độc hại thải ra môi trường khi đốt chất thải y tế. Điều này dẫn đến những hậu họa nghiêm trọng, đặc biệt là các chất khó phân hủy (POPs), chất nguy hại cho sức khỏe, chất  gây ung thư như dioxin, furan vvv.

Lò đốt chất thải ở các bệnh viện chủ yếu do các địa phương tự mua về hoặc được các dự án viện trợ nên rất khác nhau về công nghệ lẫn xuất xứ nên gặp khó khăn trong công tác bảo hành, sửa chữa, thay thế phụ tùng. Một vấn đề lớn hiện nay là hầu hết lò đốt rác ở các bệnh viện có công suất lớn so với số lượng rác nguy hại thải cần xử lý, nên vài ngày mới có thể tiến hành đốt rác một lần. Mỗi lần đốt như vậy lại phải tiến hành quy trình đốt lại từ đầu, tiêu tốn nhiều năng lượng do đốt không liên tục.

Nhiều bệnh viện huyện mua lò đốt rác về nhưng lại thường để đấy mà không sử dụng bởi hàng tháng chi phí phải bỏ ra để vận hành các lò đốt này là rất lớn, bao gồm: tiền dầu, điện, thuê nhân công. Điều này rất khó giải quyêt vì nhiều bệnh viện không có nguồn thu, không có đủ kinh phí vận hành lò đốt. Trong khi đó, chi phí xử lý rác thải không được tính vào  trong viện phí.
Ông  Nguyễn Huy Nga.
Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng cục quản lý môi trường y tế. Ảnh: griffith.edu.au.
 
Đốt rác bệnh viện: Dân bức xúc, ném đá

Các bệnh viện ở nước ta thường ở gần khu dân cư, vậy quá trình xử lý rác thải y tế ở các bệnh viện này có gây bức xúc cho dân cư không?

Hiện tượng này cũng đã xảy ra, đặc biệt là các bệnh viện ở qúa gần khu đông dân do quá trình phát triển đô thị không có quy hoạch.
 
Một số bệnh viện nằm cạnh khu dân cư có lò đốt không đạt tiêu chuẩn xả ra khói đen và mùi khó chịu từ quá trình xử lý khiến dân phản ứng như bao vây bệnh viện hoặc ném đá vào lò đốt để yêu cầu ngừng đốt. Hơn nữa là ở địa phương, mỗi tỉnh thường có một bệnh viện đa khoa và một số bệnh viện chuyên khoa cùng trên một khu vực,  nằm gần nhau nhưng mỗi bệnh viện lại có có lò đốt rác riêng mà chưa có sự phối hợp để cùng xử lý chất thải.

Có quy chuẩn nào để đánh giá chất lượng các lò rác thải y tế không ạ?

Ở nước ngoài, các lò đốt rác y tế  đều bắt buộc phải có hệ thống lọc xử lý khói thải ra, nhưng chi phí rất đắt. Ở Việt Nam, nhiều khi  việc mua lò đốt phần lớn không phải là do bệnh viện mà lại là đơn vị khác, đôi khi lại là hàng viện trợ thông qua các dự án nên lãnh đạo bệnh viện cũng không có quyền lựa chọn công nghệ và quyết định chất lượng của lò đốt. Đánh giá lò đốt đạt hay không đạt tiêu chuẩn khí thải cũng khó vì một mẫu xét nghiệm các chất như dioxin phải  đem đi nước ngoài phân tích và tiêu tốn hết khoảng hơn 2.000 USD một mẫu.

Lò đốt rác y tế: Sắp hết thời

Rác thải y tế được xem là độc hại, vậy theo ông các bệnh viện ở  ta nên xử  lý theo hướng nào?

Khoảng 80% rác thải y tế  nguy hại có tính lây nhiễm cao và có khả năng gây bệnh truyền nhiễm. Biện pháp xử lý loại rác chứa mầm bệnh này không  nhất thiết phải đốt mà nên theo hướng sử dụng các công nghệ tiệt trùng chuyển rác thải nguy hại thành rác thường, đồng thời làm giảm thể tích rác thải cần xử lý, sau đó đem xử lý giống như rác thải  đô thị bình thường.

Vậy các nước phát triển xử lý rác thải y tế như thế nào?

Hiện tại nhiều nước phát triển sử dụng công nghệ vi sóng hay kết hợp vi sóng và hơi nước bão hòa để tiêu diệt mầm bệnh và biến rác y tế nguy hại thành rác thường và sau đó đem đi xử lý như rác thường. Rác thải chứa vi trùng như bông băng, gạc thì hoàn toàn có thể xử lý sạch. Còn hóa chất  nguy hại, dược phẩm, các bộ phận cơ thể không xử lý được bằng vi sóng thì có hệ thống xử lý riêng hoặc đem chôn. Ở Pháp đã có khu xử lý rác thải y tế chung cho cả một thành phố bằng phương pháp sử dụng lò vi sóng công suất lớn tới 3000 tấn một năm.

Xu hướng chung của thế giới là không đốt rác thải y tế  nữa. Nhiều nước châu Âu bây giờ cấm việc đốt chất thải, thải khí trực tiếp ra môi trường. Ngay ở Phillipines, người ta cũng phản đối các lò đốt chất thải y tế.

Ông Nguyễn Huy Nga là Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế , Giáo sư tại trường Đại học Griffith (Australia) và Trưởng khoa Sức khỏe môi trường,Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp của Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.

Ông nguyên là Cục trưởng cục Y tế dự phòng và môi trường của Bộ Y tế. Từ ngày 1/5/2011, Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế được thành lập chính thức đi vào hoạt động ông được bổ nhiệm vị trí Cục trưởng.

Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Y tế có cơ quan quản lý chuyên trách về môi trường.

Bệnh viện ở nước ta đã áp dụng phương pháp này vào xử lý rác y tế chưa ạ?
 
Bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, Bệnh viện dầu khí Vũng Tàu và một số cơ sở y tế khác đã sử dụng phương pháp này.  Công suất của lò vi sóng này có thể  xử lý được tới 30-40 kg rác trong một giờ, tiêu tốn ít năng lượng điện và không phát sinh ra khí thải.
 
Theo ông, khi nào các bệnh viện ta thực hiện được việc xử lý rác y tế từ đốt thành không đốt rác thải?
 
Vấn đề này rất khó vì kinh phí đầu tư ban đầu cho lò xử lý vi sóng tương đối cao. Hi vọng dần dần chúng ta sẽ thay thế được công nghệ đốt rác thải, và nếu có sự đầu tư kinh phí đầy đủ thì năm 2020 chúng ta sẽ không mua mới các lò đốt rác nữa.
 
Trên thế giới, nhiều nước áp dụng mô hình xử lý rác thải tái tạo năng lượng (Waste to Energy - WtE)...
 
Trong y tế, hệ thống WtE ở Việt Nam chưa được áp dụng. Tuy nhiên tôi từng qua Nhật Bản và thấy ở đây họ làm tốt mô hình WtE, lấy rác thải đem đốt và tận dụng nhiệt dùng để đun nước nóng sưởi ấm cho bệnh viện hoặc cả  thành phố. Ở các xứ lạnh họ rất cần nguồn nước nóng và năng lượng để sưởi ấm thì đây cũng là mô hình tốt.
 

 

Chất thải rắn y tế được xử lý chủ yếu bằng công nghệ đốt

Hiện nay, 95,6% chất thải rắn y tế đều được phân loại, thu gom và gần 80% chất thải rắn y tế được xử lý. Mỗi ngày có khoảng 40 tấn rác thải y tế nguy hại  được phát sinh từ các cơ sở y tế. Ước tính mỗi năm, lượng rác thải y tế nguy hại gia tăng thêm khoảng 1.000 tấn. Tỷ lệ gia tăng chất thải rắn y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, tình hình thực hiện các kỹ thuật y tế và sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế.

Theo báo cáo năm 2010, cả nước có 253 lò đốt hai buồng, 128 lò đốt một buồng. Trong đó lò đốt nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao; đa số các lò đốt chưa có hệ thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả sử dụng chưa cao.

Tại Việt Nam, chất thải rắn y tế được xử lý chủ yếu bằng công nghệ đốt. Trong đó: 35,9% bệnh viện xử lý bằng lò đốt tại chỗ 1 buồng hoặc 2 buồng; 12,3% bệnh viện thiêu đốt bằng lò đốt thủ công (chủ yếu bệnh viện huyện/bệnh viện chuyên khoa khu vực miền núi); 37,2% bệnh viện thuê công ty môi trường xử lý. Đối với các Trung tâm y tế dự phòng thì khoảng 17% sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải rắn y tế.

Đắc Thành

 
 
Ngày 30/6/2011, tại Hà Nội, Hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên Việt Nam phối hợp với TCT Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam Vinaconex tổ chức Hội thảo "Công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng (WtE) - Khả năng triển khai tại Việt Nam".

Dự kiến hội thảo sẽ quy tụ khoảng 150 nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, xử lý chất thải, năng lượng...

Quý vị quan tâm có thể đăng ký nhận thư mời theo số điện thoại: (04) 38544511, email: hoithao-wte@bee.net.vn.

 Trịnh Dũng - Ngọc Ánh

Tạm giữ bảo vệ đâm thẳng xe vào công nhân đình công


23/06/2011 20:01:00
 - Chiều ngày 23/6, Công an huyện Chương Mỹ cho biết vào lúc 12h15 cùng ngày, cơ quan này đã cử cán bộ đến địa điểm Lê Tuấn Minh đang tạm trú để vận động ra đầu thú và đã tạm gữ Minh tiếp tục điều tra.
TIN LIÊN QUAN

Được biết, Lê Tuấn Minh sinh năm 1975 trú tại xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ là nhân viên của Công ty Cổ phần An ninh miền Bắc, làm tổ trưởng bảo vệ tại Công ty Giai Đức được gần 2 tháng.
z
Lê Tuấn Minh đang được đưa về cơ quan công an
Tại cơ quan công an, bước đầu Minh khai nhận, Minh nhận được điện thoại của trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty Giai Đức là bà Đinh Thị Ái đề nghị bằng mọi giá phải đưa xe ôtô vào trong công ty, nên Minh đã đuổi lái xe xuống và tự mình điều khiển xe (Minh không có bằng lái xe).
 
Sau khi lên xe Minh đã điều khiển xe tông vào số công nhân trên làm 7 người bị thương nặng, 1 phụ nữ thiệt mạng. Sau đó, công nhân đã đánh trọng thương Minh và lái xe. 

Minh bị ngất xỉu, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Khi tỉnh lại, biết một trong những nạn nhân đã tử vong, Minh thuê taxi bỏ trốn về nhà người quen tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà nội. 

Biết được chỗ lẫn trốn, Công an huyện Chương Mỹ đã cử cán bộ đến xã Cổ Nhuế để vận động ra đầu thú. Hiện cơ quan này đang tiếp tục lấy lời khai của Lê Tuấn Minh để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc trên.

Sơn Thủy

Hà Nội: Dùng ô tô đâm thẳng vào công nhân đình công


23/06/2011 14:28:45
 - Khoảng 7h40 sáng 23/6, tại cổng chính của Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức (Chương Mỹ, Hà Nội), hàng trăm công nhân đang đứng đình công trước cổng công ty thì một bảo vệ tự ý ra lái xe ô tô chở vật liệu bên ngoài lao thẳng vào hàng người đứng bên trong khiến 7 người bị thương nặng, 1 phụ nữ thiệt mạng… 

Chiếc xe ô tô mang BKS 30V – 6961 chở vật liệu đến trụ sở công ty nhưng không thể vào trong do nhiều công nhân đang có mặt tại đây phản đối chính sách của công ty, đòi tăng các khoản tiền hỗ trợ. Bất ngờ, một người bảo vệ của công ty liền đi ra yêu cầu lái xe mở cửa và lên cầm lái lao thẳng vào số công nhân trên. 

Một người dân còn chưa hết bàng hoàng vì sự việc trên cho biết: "Chiếc ô tô phóng nhanh vào trong và đâm thẳng vào đám người. Tôi chỉ kịp nhìn thấy hàng chục người ngã đè lên nhau và bị kéo lê đi hàng chục mét. Mọi người la hét thất thanh khi thấy trong đám người bị kéo lê có phụ nữ đang mang bầu. Một phụ nữ khác bị thương máu chảy lênh láng…".
 
Hiện trường vụ việc còn vương lại giày dép của các công nhân
Hiện trường vụ việc còn vương lại giày dép của các công nhân


Ngay sau khi vụ việc xảy ra, các công nhân có mặt tại hiện trường đã đưa 7 người bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện Chúc Sơn.

Ngay lập tức nhiều công nhân của nhà máy và người thân của các nạn nhân đã yêu cầu lãnh đạo công ty phải làm rõ nguyên nhân của vụ tai nạn. 

Một trong số các nạn nhân là chị Nguyễn Thị Liễu (ở xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ) bị thương nặng được chuyển ngay lên bệnh viện Quân đội 103 nhưng đã tử vong ngay sau đó. Chị Nguyễn Thu Huệ (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, HN) đang mang bầu ở tháng thứ 7 và một người phụ nữ khác trong tình trạng bị thương nặng đã được cấp cứu ổn định trở lại.
 
Chiếc ô tô lao vào các công nhân
Chiếc ô tô lao vào các công nhân


Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo huyện Chương Mỹ cũng đã có mặt ngay tại hiện trường để xem xét vụ việc và làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam.  

Theo công văn số 06/CV-GD của Công ty này gửi tới cơ quan Công an huyện Chương Mỹ thì hành động của nhân viên bảo vệ lái chiếc xe tải chỉ được miêu tả là "bảo vệ công ty có ra can thiệp nhưng không giải quyết được và có một người bảo vệ tên là Minh đã lên lái chiếc xe đó vào trong công ty, không may đã va quệt vào đám công nhân đứng biểu tình". 

Theo ông Đỗ Hồng Quang – Phó chủ tịch huyện Chương Mỹ, "lúc này việc cần kíp nhất là phối hợp để tập trung cứu chữa cho những người bị thương. Nhanh chóng lại trật tự an ninh trong khu công nghiệp Phú Nghĩa và đại bàn huyện, đưa công nhân trở lại làm việc bình thường. Và tạo điều kiện đáp ứng những yêu cầu thích đáng của công nhân". 

Đại diện công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam cho biết, công ty cũng đã đồng ý tăng tiền ăn lên 13.000 đồng/suất bao phí dịch vụ nấu ăn, điện nước; hỗ trợ 100.000 đồng tiền xăng/xe/tháng; đồng ý tăng lương tối thiểu lên 5% tương ứng là 1.420.000 đồng. 

Khoảng 12h trưa ngày 23/6, hơn 200 công nhân vẫn đứng trước cổng công ty và  khu vực nhà máy của công ty TNHH Vật Liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam để yêu cầu lãnh đạo công ty này làm rõ. 

Phóng viên đã liên hệ với cơ quan Công an huyện Chương Mỹ để tìm hiểu về vụ việc nhưng cơ quan này cho biết vụ việc vẫn đang tiến hành điều tra, làm rõ. Một điều tra viên khẳng định: "Chúng tôi sẽ xử lý đúng người, đúng tội với những người gây ra hành vi này. Không ngoại trừ khả năng đây là một hành vi có sự sắp xếp".
 

Danh sách những người bị thương và cấp cứu ở bệnh viện Chương Mỹ do Công ty TNHH Vật liệu đặc biệt Giai Đức Việt Nam cung cấp:

1.    Nguyễn Thu Huệ (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, HN) mang bầu 7 tháng.

2.    Nguyễn Thị Loan (Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, HN)

3.    Nguyễn Thị Hương bị gẫy xương đùi, dập xương gót.

4.    Nguyễn Thị Nguyệt (xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, HN)

5.    Nguyễn Thị Thúy (tỉnh Hòa Bình)

6.    Nguyễn Thị Lan (xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, HN)
 
HA

Hà Nội khẩn cấp chống ngập do mưa bão


Chiều 23/6, bão Haima đã gây mưa lớn tại miền Bắc và dự kiến kéo dài trong vài ngày tới. Với khả năng hứng chịu lượng mưa lên tới 200 mm, Hà Nội đã lên phương án khẩn cấp chống ngập.
Bão Haima gây mưa lớn kéo dài tới đầu tuần sau

Chiều 23/6, nhiều tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa, một số nơi mưa khá lớn. Theo Đài khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ, nguyên nhân gây mưa là do rìa ngoài bão Haima quét qua khu vực này.

Tại Hà Nội, từ 14h đã xuất hiện những đám mây đen lớn song lượng mưa không lớn. Tuy nhiên, tại thành phố Hải Phòng, mưa lớn đã gây ngập hàng loạt tuyến phố, hàng loạt xe chết máy.

Ngày 24/6, miền Bắc mới thực sự mưa lớn trên diện rộng. Riêng Hà Nội, khoảng từ trưa 24/6, sẽ có mưa lớn. Đài khí tượng này cũng nhận định, lượng mưa cả trong những ngày cuối tuần có thể đạt tới 200 mm.

Ảnh: N.H.
Công nhân công ty thoát nước tại một điểm đen úng ngập trên đường Thái Thịnh. Ảnh minh họa:N.H.

Trước nhận định về lượng mưa lớn trong những ngày tới, Công ty thoát nước Hà Nội đã có kế hoạch đối phó khẩn cấp. Theo ông Nguyễn Lê, Giám đốc công ty, mực nước tại các nhánh sông, mương, hồ chứa trong nội thành đã được rút về mực thấp nhất để phục vụ tiêu thoát. Các trạm bơm lớn, đặc biệt là trạm Yên Sở cũng đã sẵn sàng.

"Từ đêm nay đến hết ngày 24/6, công nhân của chúng tôi sẽ ứng trực 24/24 tại các điểm xung yếu. Các phương tiện xe, máy phục vụ thoát nước cũng đã vào vị trí", ông Lê cho biết.

Theo vị giám đốc này, với công suất tiêu thoát nước của thành phố hiện là 170 mm trong hai ngày, điều lo lắng nhất là xảy ra tình huống mưa cấp tập. "Nếu lượng mưa lên tới 100 mm trong vài giờ thì chắc chắn xảy ra ngập úng. Tuy nhiên, nếu mưa dàn trải trong 2-3 ngày thì không lo", ông Lê nói.

Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, 16h chiều 23/6, tâm bão ngay trên vùng bờ biển phía Đông Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) và cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Ảnh: NCHMF.
Sau khi đổ bộ vào bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), bão Haima sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đi vào vịnh Bắc Bộ và gây mưa lớn ở miền Bắc. Ảnh: NCHMF.

Ngày 24/6, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam với tốc độ 10-15km mỗi giờ, đi qua bán đảo Lôi Châu và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Chiều 24/6, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng với sức sức gió vùng gần tâm mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Sau đó, áp thấp tiếp tục men theo bờ biển các tỉnh miền Bắc và ảnh hưởng trực tiếp tới ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Ảnh hưởng của bão khiến vùng biển phía tây bắc Biển Đông trong ngày 23/6 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8. Biển động kèm mưa rào và dông mạnh. Các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa tới mưa lớn. Khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 7.

Trong chiều 23/6, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cũng đã có công điện yêu cầu UBND, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chỉ đạo Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và địa phương khẩn trương triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, an toàn hồ chứa nước và chống úng bảo vệ cây trồng. Tùy theo tình hình thực tế của hệ thống, chủ động tiêu nước đệm, giải tỏa vật cản trên các trục tiêu, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng tiêu úng khi có mưa lớn...

Nguyễn Hưng - Hải Đông

Đàn ông Hàn chọn vợ ở Việt Nam


Những cái chết thương tâm của các cô dâu Việt tại Hàn Quốc gần đây vẫn không cảnh tỉnh được các cô gái VN. Họ vẫn đến để chú rể Hàn Quốc coi mắt, chọn vợ như chọn một món hàng. Một cô gái tên Phương đã kể cho chúng tôi nghe về một lần đi ra mắt của mình.

Chọn vợ trong quán... cà phê

Một buổi sáng đầu tháng 6, Phương được thông báo, 10 giờ cùng ngày sẽ có 2 chú rể Hàn Quốc đến coi mắt. Phương được hướng dẫn đến một quán cà phê ở Q.Tân Phú, TP.HCM để tập trung. 10 giờ 20 phút, Phương đến quán và đã thấy có 6 người đàn ông, một phụ nữ Hàn Quốc, một cô gái VN có tên là K.N và nữ thông dịch viên tại đây. Theo kế hoạch, hôm nay 2 chú rể Hàn Quốc sẽ coi mắt 5 cô gái VN đang được nuôi tại nhà một người đàn ông tên T. ở Q.Tân Phú, TP.HCM. Vì thế, khi thấy Phương vào, mọi người đều ngạc nhiên. Phương giới thiệu mình là em gái chị Thủy, lấy chồng Hàn Quốc được 2 năm, cũng qua coi mắt như thế này. Chị muốn Phương tham gia và rất mong được chọn để chị em ở gần nhau.

 
Chú rể đang coi hình của các cô dâu - Ảnh: Y.T

Cô gái tên K.N quyết liệt từ chối, nói chú rể chỉ chọn những người mà cô ta dẫn đến và muốn Phương ra ngoài. Một người đàn ông Hàn Quốc đến quan sát kỹ Phương rồi bảo cô ở lại. Tuy người đàn ông Hàn Quốc tên Hwang đã đồng ý cho Phương ở lại, nhưng K.N vẫn tỏ vẻ gắt gỏng, trong lúc đưa một xấp hình 5 cô gái của mình cho những người đàn ông coi. Họ chuyền tay nhau soi rất kỹ từng tấm rồi bình luận điều gì và cùng cười phá lên. Trong lúc đó ông Hwang nói tiếng Việt bập bẹ tranh thủ phỏng vấn Phương. Khoảng 10 phút sau, ông ta có vẻ hài lòng và chúc Phương may mắn, "nhưng đừng quên ơn Mr. Hwang".

Khi mọi người đang xem hình của 5 cô gái thì họ xuất hiện. Mỗi người mang theo một túi nylon nhỏ, trong đó đựng một vài tấm chân dung, hình đi chơi... và CMND, hộ khẩu. Phương được gọi lại nhập hội và chụp ảnh với các cô.

Sau đó 6 cô gái được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người. Nhóm Phương được chú rể tên Kim coi mắt, có 2 người đàn ông Hàn Quốc vừa thông dịch, vừa ghi chép. Theo giới thiệu thì Kim sinh năm 1971, làm công trong một doanh nghiệp nhỏ ở Hàn Quốc.

Trông Kim khá hiền lành và ít nói nhưng trên mặt Kim thì đầy vết rỗ, còn một chân thì bị teo, đi cà nhắc. Phương ngồi ở giữa 2 cô gái tên Nguyễn Thị T., người Kiên Giang, Lê Thị S., người Tiền Giang. S. giới thiệu mình 20 tuổi, con út trong gia đình, chưa có người yêu, rành về nữ công gia chánh.

Còn Phương cũng giới thiệu mình 29 tuổi, người gốc miền Trung nhưng giờ chuyển vào Tiền Giang. Phương là con thứ trong gia đình, trước có đi học đại học nhưng vì ham chơi nên mãi không ra trường được nên bỏ rồi, chỉ muốn lấy chồng Hàn Quốc thôi.

Sau khi nghe dịch lại, mấy người trong nhóm cười ồ lên. Còn chú rể Kim thì dành cho Phương một ánh nhìn rất... trìu mến. Đến lượt T., do mắc cỡ nên chỉ cười, mặt đỏ ngây không dám nói gì. Lúc này K.N mới nhảy vào nói thay là T. 19 tuổi, người Kiên Giang. Chú rể Kim phân vân, hết nhìn T. rồi lại nhìn Phương. K.N thấy vậy liền bảo chọn T., Kim gật đầu. T. sung sướng đến rưng rưng nước mắt. Ngay lập tức, Hwang bảo T. đưa tay ra và anh ta bắt đầu sờ, nắn từ lòng bàn tay lên đến tận vai. Sau khi kiểm tra xong, Hwang vẫy tay kêu người phụ nữ Hàn Quốc đến và bảo dẫn T. ra ngoài để khám "tổng thể".

Sáng coi mắt, trưa "động phòng"

S. không được chọn nên đứng phắt dậy, giật phăng tấm hình trong tay Hwang rồi hậm hực bước ra.

Lúc này, bên nhóm kia hai cô gái không được chọn cùng vùng vằng bỏ về. Người được chọn là cô gái cao ráo, trắng trẻo tên Nguyễn Thị O. quê ở Long Xuyên, An Giang. O. sinh năm 1981 đã... kinh qua một đời chồng và hiện có con trai 7 tuổi. Chú rể của O. sinh năm 1958, và theo lời người phụ nữ Hàn Quốc - xưng là em gái của chú rể, thì vị này bị đủ thứ bệnh và đã trải qua nhiều cuộc phẫu thuật nên lục phủ ngũ tạng... nham nhở hết rồi. Ngoài ra, bàn tay phải của chú rể bị cụt mất ngón tay cái. Chú rể hỏi O. có muốn đưa con sang Hàn Quốc sống cùng không? O. bảo là không, "Giờ con đang ở với... thằng chồng. Cưới nhau 5 tháng là bỏ à, đẻ xong đem con trả nó rồi". Người phụ nữ Hàn Quốc dẫn O. đi khám, khoảng 5 phút sau thì quay lại. Mọi người nhập lại thành một nhóm, nói chuyện rôm rả. Riêng O. và chú rể thì tay trong tay, mặt rạng ngời hạnh phúc. Còn T. thì có vẻ ngượng ngùng.

Lúc này Phương mới hỏi K.N là làm thế nào để được chú rể chọn? K.N bảo chờ làm đám cưới cho hai cặp này xong sẽ giúp Phương. Hwang mời Phương cùng ăn tối với mọi người.

Trưa hôm đó, chú rể đưa cô dâu về khách sạn H.L (Q.Tân Bình, TP.HCM) để... động phòng còn buổi chiều thì đi mua sắm để chuẩn bị cho ngày mai làm đám cưới.

Trong buổi ăn tối, O. vẫn giữ nét mặt rạng ngời, còn T. thì buồn rười rượi. Phương hỏi O. có hồi hộp không, O. oang oang rằng hồi hộp cái gì, chị có chồng, có con rồi mà. Quay qua nhìn T., Phương thấy cô bé này mắt rưng rưng. Khi vừa hỏi T. cảm thấy thế nào về việc lấy chồng nhanh như thế thì cô bé òa khóc...

Yên Thanh

Bát phở bạc triệu khi 5 vạn gia đình đứt bữa

In
  
Thứ năm, 23 Tháng 6 2011 00:00

Phòng Vàng, chốn ăn chơi của các VIP

Đất nước Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển. Bộ mặt thủ đô Hà Nội thay đổi rõ. Đường phố mở rộng, nhà cao tầng mọc lên san sát, khách sạn và nhà hàng cao sang đua nhau khai trương, Các siêu thị đầy hàng hóa đủ loại, phô trương đủ thứ nhãn hiệu và kiểu cách. Đã qua thời kỳ xa xưa, mua hàng phải có tem phiếu, một thứ gạo hẩm, một thứ xà phòng chảy nước, một thứ vải đen, một thứ thịt bạc nhạc của cửa hàng mậu dịch không muốn cũng phải mua. Quả thật đất nước phát triển, và phát triển khá nhanh. Theo thống kê nhà nước, thu nhập tính theo đầu người 20 năm nay từ 200 đôla/năm đã lên 1200 đôla/năm, nghĩa là gấp 6 lần.

Nhưng xin chớ ai nghĩ rằng cuộc sống của hơn 86 triệu dân Việt Nam đã được nâng lên gấp 6 lần 20 năm trước. Nếu được như vậy thì tốt quá, còn gì vui hơn.

Nhưng thực tế không phải vậy. Trong thời gian chiến tranh, ở miền Bắc, sự chênh lệch giàu nghèo không lớn, tiền lương cao nhất so với lương tối thiểu của viên chức là 7/1.

Còn hiện nay? Không có con số thống kê nào chính thức. Nhà nước quy định các viên chức từ cấp cao nhất phải kê khai tài sản cá nhân và gia đình, nhưng không có ai chấp hành cả. Thảng hoặc có người thực hiện thì toàn là con số ma. Trong một chế độ mà sự minh bạch giống như giữa đêm ba mươi Tết, thu nhập bằng bổng lộc, bằng quyền lực nhiều gấp hàng chục, hàng trăm hay hàng ngàn lần tiền lương thì không ai biết thu nhập thật sự của người khác.

Thế nhưng người ta vẫn có thể biết bằng cách nhìn vào cung cách ăn chơi, tiêu pha của các "con cháu các Cụ" trong thời "mở cửa" và "đổi mới", nhình vào nhà cửa, đất đai, xe cộ của các công thần hiện tại, của các "mệnh phụ mới", của các "cậu Ấm cô Chiêu" cộng sản tân thời.

Chỉ cần một cuộc ghé thăm nhà hàng Long Đình, tại số nhà 64 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Những ai ra vào tấp nập nơi đây? Họ dùng những món ăn gì? giá cả ra sao? Xin vào Google để đọc quảng cáo. Trên báo Hà Nội mới, VN Express, báo Pháp Luật … đều có bài phóng sự khá sinh động về nhà hàng Long Đình với những bữa "Tiệc Vàng" ở đây.

Tại đây có những "bát phở bạc triệu", có bát súp khai vị bằng tổ yến 46 đôla, có món súp vây cá – cua gạch 70 đôla (1 triệu 500 ngàn đồng), món bào ngư Nam Phi sốt dầu hào 96 đôla (2 triệu 100 ngàn đồng). Lại có bát phở bò Kobé Nhật Bản giá bằng 2 tấn thóc của nông dân.

Trong nhà hàng Long Đình, có riêng một "Phòng Vàng" lớn mang tên tiếng Anh là Golden Room, luôn có khách đặt chỗ trước. Tại đây, dụng cụ ăn trên bàn tiệc là đĩa sứ cổ Giang Tây ( Trung Quốc), thìa và nĩa mạ vàng 24 carat, 1 chai rượu vang ngoại 20 triệu (1.000 đôla).

Thường 6 thực khách ăn một buổi tiệc ở đây chi ra 1500 đôla (30 triệu đồng, chưa kể tiền rượu và tiền "boa").

Ai thường ra vào nơi đây? Hầu hết là các quan chức cấp cao và gia đình họ, là các vị có vai vế trong các công ty quốc doanh lớn cùng các đối tác quốc tế – các nhà kinh doanh Đông Nam Á, như Malaysia, Singapore, Thái Lan, và đông nhất là các ông chủ bự của Nam Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, khi bắt đầu và khi kết thúc các thương vụ lớn.

Trong khi đó đầu tháng 6 này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thông báo hiện trong cả nước có hơn 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo. Mỗi hộ có trung bình 4 hoặc 5 người. Như vậy là có đến hơn 20 triệu dân nghèo trong nước ta, nghĩa là xấp xỉ 1 phần tư dân số.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, ở Thanh Hóa hiện nay đã có đến 20 vạn người của 5 vạn hộ bị đứt bữa, cần khẩn cấp 4 ngàn tấn gạo để cứu đói cho cả tỉnh. Thanh Hóa vốn là tỉnh nông nghiệp rộng lớn, nông sản, lâm sản, khoáng sản, hải sản đều có tiềm năng, dự trữ dồi dào, sao lại có thể lâm vào tình thế bi đát đến vậy? Kết quả của 20 năm đổi mới, phát triển theo tỷ lệ cao, thu nhập đầu người gấp 6 lần là như thế sao?

Các nhà xã hội học, thống kê, nghiên cứu về mức sống xã hội có những ý kiến khác nhau về công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Rõ ràng là trong quá trình phát triển, sự chênh lệch giàu nghèo đang mở rộng ra toang hoác, một cách quá đáng, thách thức lương tri của toàn xã hội.

Trách nhiệm của lãnh đạo ở bất cứ quốc gia phát triển nào là điều hành đất nước một cách tối ưu để thành quả phát triển được phân phối tương đối đồng đều cho mọi thành viên trong xã hội. Theo lẽ công bằng, những người lao động chân tay và trí óc tài giỏi, có năng xuất, cống hiến cao phải được hưởng phần xứng đáng nhất của thành quả phát triển, nhưng thật đáng tiếc ở nước ta thực tế không được như vậy.

Hai chục năm nay, một nghịch lý lớn nhất đã xảy ra, đó là sự phân phối cực kỳ bất công thành quả của phát triển. Đây là sự bất công khổng lồ, phi lý và phi pháp, đi ngược lại mọi lời hứa hẹn của những người lãnh đạo.

Các quan chức cộng sản quyền cao chức trọng và tay chân, gia quyến họ đã trở thành những đại tư bản, những tỷ phú đỏ, những chủ nhân bất động sản lớn, nắm trong tay những số lượng chứng khoán khổng lồ. So với họ, những nhà mại bản thời Pháp thuộc, những nhà đại điền chủ Nam Bộ xưa ruộng đồng thẳng cánh cò bay chỉ là kẻ «ba cọc ba đồng». Họ là những kẻ lợi dụng quyền lực để biển thủ, tước đoạt của cải của xã hội, của nhân dân làm của riêng, rồi đua đòi hưởng thụ một cách lạnh lùng, độc ác trên sự nghèo đói của nông dân, lao động và trí thức lương thiện.

Suy cho cùng, chính tầng lớp quan chức cộng sản chóp bu đương quyền là nguyên nhân trực tiếp của 20 vạn nhân dân Thanh Hóa đang lâm vào cảnh đứt bữa, có người phải vào rừng đào củ mài để sống. Chính họ chứ không phải là ai khác là nguyên nhân của 20 triệu dân nghèo hiện nay, một hiện tượng cực kỳ phi lý khi tính theo đầu người thu nhập hàng năm đã đạt 1.200 đôla, gấp 6 lần 20 năm trước.

Giới cầm quyền cực kỳ bất công và tham nhũng đã thất hứa với toàn dân về chủ trương xóa đói giảm nghèo, về công bằng xã hội, về làm cho toàn xã hội được hưởng thành quả của phát triển. Họ làm giàu với tốc độ tên lửa bằng mọi giá, bất chấp cả pháp luật và đạo lý. Cũng chính họ đã tự đánh rơi tính chính đáng của kẻ cầm quyền.

Một góc của nhà hàng Long Đình, địa chỉ 64 Quán sứ, HN

Trong kỳ đại hội đảng đầu năm nay, nhà hàng Long Đình phất to. Nhân viên nhà hàng cho biết họ chuyên cung cấp cho các vị trong Bộ Chính trị những món ăn đặc sản quý và bổ nhất.. Cửa hàng có quan hệ chắt chẽ với các cao lâu thượng hạng ở Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc). Đầu bếp nổi tiếng nhất của Long Đình là bếp trưởng Chang Kam Lun, nói tiếng Việt chưa sõi.

Đầu bếp "chưa sõi tiếng Việt"

Giới chóp bu cộng sản và con cháu họ là khách hàng hầu như duy nhất của những nhà hàng cấp cao như Long Đình. Có ai khi ăn một bát phở bạc triệu, một bát súp 2 tấn thóc còn nghĩ đến 20 vạn đồng bào mình đang đứt bữa ở Thanh Hóa?

Hiện tình đất nước là như thế, khi kẻ thù bành trướng đang hoành hành ngang ngược ngay trong lãnh hải của ta.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA).

"Phố Trung Quốc" ở Ninh Bình


In
Viết bởi Ngọc Minh, Cường Trung   
Thứ năm, 23 Tháng 6 2011 00:00

Luật không cho phép doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phổ thông là người nước ngoài. Vậy mà ở Ninh Bình, có công trường, số công nhân lao động phổ thông Trung Quốc lên đến gần 1.500 người.
Nhếch nhác
Không phải ngẫu nhiên mà người dân xã Khánh Phú, H.Yên Khánh (Ninh Bình) đặt cho một đoạn đường của quốc lộ 10 chạy qua địa bàn cái tên "Phố của người Trung Quốc", bởi mỗi khi phố lên đèn, hàng trăm thanh niên Trung Quốc từ các ngả đường đổ về con phố này. Một người dân địa phương cho biết: "Trước kia ở đây bình yên lắm, nhưng từ khi người Trung Quốc đến đây, phố xá ồn ào hẳn lên.
Những hàng quán dành cho người Trung Quốc đua nhau mọc lên - Ảnh: Cường Trung
Tối tối, nhiều thanh niên Trung Quốc cởi trần trùng trục uống rượu, cãi nhau, khạc nhổ, rồi trêu chọc gái qua đường". Còn theo một công nhân Việt Nam đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình thì ở đây cũng thường xảy ra xích mích qua lại giữa lao động Việt và lao động Trung Quốc hoặc giữa lao động Trung Quốc với nhau.
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Hoàng Tâm, ngụ tại xã Khánh Phú, cho biết: "Ngay sau khi khởi công Nhà máy đạm Ninh Bình, vùng quê này đã đổi thay hẳn. Các nhà hàng, quán cóc, tiệm gội đầu, mát-xa, nhà nghỉ, đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ những lao động Trung Quốc. Mà những lao động Trung Quốc thì..., họ cứ kéo từng tốp mươi người, đánh độc một chiếc quần đùi, đi nghênh ngang trên đường, gặp con gái là thế nào cũng xông tới quờ quạng". Anh Tâm kể thêm, cách đây mấy tháng, có một hộ dân xây nhà trọ cho công nhân Trung Quốc thuê, nhưng sau vài tuần đã phải cắt hợp đồng vì không chịu nổi sự nhếch nhác trong sinh hoạt của họ. Mỗi buổi chiều, sau giờ tan ca, họ về nhà trọ và tạo ra cảnh sinh hoạt rất chướng mắt, đi chơi về khuya, nói to ông ổng, khiến người dân mất ngủ. "Có hôm, trong lúc đang tắm rửa, mấy thanh niên đùa nghịch, rồi gào thét, đuổi nhau tồng ngồng chạy ra phố, rồi tụt luôn cái quần lót của người chạy trước, khiến cả phố náo loạn lên!", anh Tâm kể.
Một người dân ở khu "phố Trung Quốc" bức xúc: "Cứ rượu xong là họ lại kéo từng toán vài chục người, nghênh ngang, xiêu vẹo trên đường, rồi dòm ngó vào nhà dân, trông rất khó chịu. Kinh khủng hơn, có lần họ còn tụt quần tiểu tiện ngay trước nhà tôi và nhiều nhà dân khác. Chúng tôi bức xúc, thậm chí xua đuổi, nhưng những lúc như thế, bọn họ dừng lại hằm hè, chửi lại, nên ai cũng ngại, không dám va chạm với họ".
Trên 1.600 lao động không phép
Theo thống kê của Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình, hiện trên địa bàn tỉnh có 26 công ty, doanh nghiệp và nhà máy sử dụng lao động người nước ngoài, với tổng số 2.400 lao động (chiếm 15,2% số lao động đang làm việc tại 26 công ty, doanh nghiệp này). Trong số 2.400 người nước ngoài này chỉ có 717 người được cấp giấy phép lao động, còn lại chưa được cấp phép, trong đó Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.448 lao động không được cấp phép.
Số lao động người nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, tập trung chủ yếu ở hai ngành xây dựng và xi măng. Tại công trường xây dựng Nhà máy đạm Ninh Bình có tới 1.988 người Trung Quốc đang làm việc. Trong đó, chỉ có 82 người giữ chức danh tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, 514 người làm kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông, họ đều làm những công việc bình thường như phụ hồ, kéo sắt, kéo cáp...
Ông Vũ Đức Dương - Phó phòng Việc làm, Sở LĐ-TB-XH tỉnh Ninh Bình - cho biết: Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Ninh Bình chủ yếu nhập cảnh qua đường du lịch.
"Luật pháp vẫn chưa mở cửa đối với đối tượng lao động phổ thông nước ngoài nhưng dường như một dòng chảy lao động phổ thông lớn vẫn vào Việt Nam", ông Dương nói. Cũng theo ông Dương: "Sở đã nhiều lần phối hợp với Ban quản lý các KCN đề nghị BQL nhà máy đạm yêu cầu các nhà thầu Trung Quốc cung cấp đầy đủ thông tin, chi tiết lao động được thuê nhưng hiện nay vẫn chưa được triển khai". Theo ông Dương thì các chủ đầu tư thường nại rằng, nếu trục xuất lao động "chui" này thì tiến độ dự án chậm, hoặc dừng.
Công nhân Trung Quốc trở lại khu nhà tạm sau giờ tan ca
Sau rất nhiều lần cố gắng, vượt qua rất nhiều thủ tục, chúng tôi vẫn không có được bất kỳ câu trả lời nào từ Công an tỉnh Ninh Bình về nguy cơ tiềm ẩn những diễn biến an ninh trật tự khó lường từ số lao động chui. Theo ông Màn Chí Nguyện, Trưởng phòng PX15, thì: "Thông tin nghiệp vụ không thể cung cấp được".
Ông Vũ Đức Dương lo ngại những lao động phổ thông ở Ninh Bình đang bị lao động Trung Quốc lấy đi phần việc lẽ ra dành cho họ.
Ngọc Minh - Cường Trung

. Bookmark the permalink.


Mua bán trẻ sơ sinh giá 40 triệu đồng


Loan bắn tin Hải muốn mua một em bé vừa chào đời thì chuyển vào tài khoản của chị ta 40 triệu đồng. Hai thành viên trong nhóm buôn bán trẻ em xuyên Việt này vừa bị TAND Hà Nội xét xử.
Đường dây mua trẻ sơ sinh bán ra nước ngoài bị lộ tẩy

Ngày 21/6, tại huyện Thanh Trì - nơi phát hiện hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Hải - TAND Hà Nội đã mở phiên xử Hải cùng em vợ Ngô Thị Sang (37 tuổi, tỉnh Gia Lai) về tội mua bán trẻ em.

Quá trình thẩm vấn xác định, cuối tháng 1/2010, Công an Hà Nội phát hiện Sang bế một bé sơ sinh khoảng 10 ngày tuổi bước xuống từ xe khách tại thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Bị cảnh sát kiểm tra, người phụ nữ này không chứng minh được lai lịch của đứa trẻ. Thời điểm này, Hải lái ôtô đến đón Sang cũng bị công an đưa về trụ sở để làm việc.

Bị cáo Hải và Sang tại phiên tòa. Ảnh: N.L.
Bị cáo Hải và Sang tại phiên tòa. Ảnh: N.L.K.

Quá trình điều tra xác định, trong lúc buôn bán ở Lạng Sơn, Hải gặp Trần Thị Phượng Loan (quận Phú Nhuận, TP HCM). Hải nhờ Loan để ý có ai bán trẻ mới sinh thì liên hệ với anh ta.

Sau gần một năm, Loan thông báo tìm được "mối" là bé trai mới chào đời. Hải đồng ý mua thì chuyển khoản cho chị ta 40 triệu đồng. Hải chấp thuận và bảo Sang vào Gia Lai bế đứa trẻ ra Hà Nội.

Tại phiên xử ngày 21/6, Hải khai đã làm việc nghĩa khi tìm giúp một em bé mới sinh để cho đôi vợ chồng hiếm muộn ở Thái Nguyên nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, anh ta không trình bày được danh tính, địa chỉ cùng thông tin kiên quan về người nhận nuôi đứa trẻ.

Với việc bị kết tội mua bán trẻ em, Hải phải lĩnh án 5 năm tù, Sang 4 năm.

HĐXX cho biết, cơ quan điều tra phát hiện Hải đã 12 lần chuyển tiền vào tài khoản của Loan, tổng cộng gần 270 triệu đồng. Do Loan chưa bắt được nên nhà chức trách chưa đủ điều kiện làm rõ số lần Hải buôn bán trẻ em. Việc này được tách riêng trong vụ án khác.

Thái Thịnh

Sáng 24/6 mưa bão có thể gây ngập Hà Nội


Trong khi bão Haima chưa đổ bộ, một áp thấp nhiệt đới vừa hình thành ngoài khơi Philippines đang nhanh chóng mạnh lên thành bão. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ dự báo mưa lớn đến 300 mm vào cuối tuần.
Bão Haima sẽ gây mưa to cho miền Bắc

Chiều 22/6, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hiện phía đông đảo Luzon (Philippines) có một áp thấp nhiệt đới. Ngày 24/6, áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão. "Với cường độ rất mạnh, nó sẽ hút bão Haima đang hoạt động trong vùng biển Đông dịch xuống phía nam", ông Tăng nói.

Ảnh: NEA.
Thêm một áp thấp vừa hình thành ngoài khơi Philippines, được dự báo sẽ trở thành một cơn bão mạnh, tác động đến hướng di chuyển của bão Haima. Ảnh: NEA.

Theo đó, khoảng đêm 23 sáng 24/6, bão Haima sẽ nằm trên khu vực vịnh Bắc Bộ và tồn tại khá lâu (2-3 ngày), gây mưa cho toàn bộ miền Bắc. "Do hoạt động của áp thấp nhiệt đới ngoài vùng biển Thái Bình Dương, nên có khả năng sau khi bão Haima đổ bộ vào khu vực biên giới Việt - Trung sẽ bị hút trở ra vịnh Bắc Bộ, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Lúc đó, các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình sẽ chịu tác động trực tiếp", ông Tăng lo ngại.

Nếu tình huống này xảy ra như dự báo, từ ngày 25 đến 26/6, thời tiết khu vực vịnh Bắc Bộ sẽ chuyển xấu. Các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi có gió mạnh, mưa rào, dông kèm lốc xoáy.

Từ chiều tối mai (23/6), các tỉnh ven biển miền Bắc sẽ có mưa, từ nửa đêm mưa to. Mưa sẽ kéo dài đến cuối tuần, diễn ra trên diện rộng và phát triển sâu xuống Bắc Trung Bộ như Hà Tĩnh, Quảng Bình. Theo ông Tăng, lượng mưa ít nhất cũng đạt 100 mm, phổ biến 200-300 mm, cá biệt có một số nơi mưa sẽ lên đến 400 mm.

Ảnh: NCHMF.
Vị trí và dự báo hướng đi của bão Haima chiều 22/6. Ảnh: NCHMF.

Nhận định về diễn biến và tầm ảnh hưởng của bão Haima, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, bão Haima đã có những diễn biến bất lợi hơn cho Việt Nam. "Càng ngày, bão càng dịch xuống phía nam nước ta, cần đề phòng những tình huống xấu nhất có thể xảy ra", ông Phát đề nghị.

Bộ trưởng Phát yêu cầu các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão sẵn sàng ứng phó trong mọi tình huống. Đặc biệt, cần lưu ý các công trình thủy lợi trọng điểm, tàu thuyền du lịch ở Quảng Ninh và Hải Phòng, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Đối với tàu thuyền đang hoạt động hoặc neo đậu trong vùng ảnh hưởng của bão, đến chiều tối 23/6 phải lập tức di chuyển vào nơi tránh trú an toàn...

Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, điều lo ngại nhất hiện nay là các tỉnh miền Bắc đang bước vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Khu vực đồng bằng Bắc Bộ mới thu hoạch được 15-20% diện tích lúa. Ông Trần Quang Hoài, Cục trưởng Đê điều và Phòng chống lụt bão cho rằng, việc đẩy nhanh thu hoạch lúa là khó, bởi lúa chưa đủ chín. Ngoài ra, một số công trình đê điều, thủy lợi đang dang dở ở Bắc Giang, Điện Biên, Nghệ An...

Đài Khí tượng thủy văn đồng bằng Bắc Bộ nhận định, đợt mưa do ảnh hưởng từ bão Haima kéo dài từ chiều tối 23 đến 27/6, tập trung từ 24 đến 26/6. Các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ là những nơi hứng chịu lượng mưa lớn nhất. Tại Hà Nội, giai đoạn 1 của dự án thoát nước vừa hoàn thành chỉ cho phép chống chịu lượng mưa xấp xỉ 170 mm trong hai ngày.

Các cấp độ mưa được quy định tương ứng với lượng mưa đo trong khoảng thời gian 12 giờ. Theo đó, mưa 20-50 mm là mưa vừa; trên 50 đến 100 mm là mưa to; trên 100 mm là giờ là mưa rất to.

Nguyễn Hưng - Hải Đông

'Công an không có quyền hỏi cung bé 11 tuổi'


ong phuoc
Luật sư Nguyễn Văn Phước.

"Cháu Ngô Đình Phát mới 11 tuổi, không phải là bị can trong vụ án hình sự, nên theo quy định công an không có quyền hỏi cung cháu, càng không được đánh", luật sư Nguyễn Văn Phước, Trưởng văn phòng Luật sư Huế, khẳng định.
>Cậu bé 11 tuổi nhập viện sau khi trở về từ đồn công an'Cháu càng kêu đau các chú công an càng đánh mạnh'

- Cháu Phát được cô ruột cho đã là ăn trộm tiền để mua điện thoại di động. Trong trường hợp này, pháp luật quy định thế nào về ứng xử của cơ quan pháp luật với người vi phạm là trẻ em 11 tuổi?

Cháu Phát mới 11 tuổi, chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự bởi theo điều 12, Bộ luật hình sự 1999 tối thiểu phải là 14 tuổi. Trường hợp này cháu Phát không thể là "bị can" trong một vụ án hình sự. Vì vậy việc Công an phường Thủy Xuân (thành phố Huế) áp dụng biện pháp hỏi cung đối với cháu Phát là không đúng quy định của pháp luật.

Khoản 1, điều 49, Bộ luật tố tụng dân sự 2003 quy định "bị can là người đã bị khởi tố về hình sự". Điều 131, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nêu rõ việc hỏi cung chỉ được tiến hành đối với bị can, sau khi có quyết định khởi tố bị can.

chau phat
Sau khi rời cơ quan công an, bé Phát phải điều trị ở Bệnh viện Giao thông vận tải Huế. Ảnh: Văn Nguyễn.

- Khi công an làm việc với cháu bé cần sự chứng kiến của ai?

- Trường hợp này cán bộ điều tra chỉ được lấy lời khai của cháu Phát và phải có sự chứng kiến của người giám hộ cho bé.

Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho cơ quan điều tra bằng văn bản. Công an phường Thủy Xuân chỉ có thể lập biên bản ghi lời khai ban đầu của cháu bé.

Gia đình tố cáo, sau cuộc hỏi cung của công an, bé Phát về nhà trong tình trạng người tím bầm người và phải nhập viện. Quan điểm của luật sư về việc này như thế nào?

- Hành vi đánh đập cháu Phát trong trường hợp này dù vì bất kỳ nguyên nhân gì (như cháu không khai hoặc khai quanh co, khai không đúng) cũng không thể chấp nhận được. Hành vi này đã xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của cháu Phát đã được pháp luật bảo vệ, gây bất bình trong dư luận nhân dân.

Theo quy định tại điều 71 Hiến pháp năm 1992; điều 6, 7 Bộ luật tố tụng hình sự, công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật.

Trường hợp công an phường đánh cháu Phát mới 11 tuổi, gây thương tích phải nhập viện để điều trị là vi phạm pháp luật.

Cháu Phát với những vết bầm tím trên cơ thể. Ảnh: Văn Nguyễn.

- Trường hợp công an phường được xác định có lỗi trong việc đánh bé Phát thì sẽ bị xử lý thế nào?

- Điều 604, 605 Bộ luật dân sự 2005 quy định rằng người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của cá nhân khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.

Đối với việc xử lý vi phạm của người thực hiện hành vi đánh cháu Phát thì tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của của hành vi có thể bị xử lý kỷ luật; xử lý hành chính về hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác hoặc bị xử lý hình sự đối với tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ theo điều 107, Bộ luật hình sự 1999 nếu tỷ lệ thương tật của cháu bé từ 31% trở lên.

Chiều 21/6, cháu Ngô Đình Phát đã được Bệnh viện Giao thông Vận tải Huế cho xuất viện. Theo ông Ngô Đình Chung, bố cháu Phát, cháu đã có thể đi lại được, tuy nhiên các vết thương ở đùi và mông vẫn còn tím, nhiều lúc đau nhức, tâm lý e dè ngại tiếp xúc với người lạ.

Ông Chung cho biết thêm chiều 21/6, Công an phường Thủy Xuân đã tới Bệnh viện thăm hỏi sức khỏe cháu Phát và mong muốn gia đình bỏ qua sự việc. Phía gia đình công an Trần Nguyễn Hồng Quang, người bị cho là đã đánh cháu Phát, cũng đến thăm hỏi và hỗ trợ gia đình 2 triệu đồng.

Trước đó ngày 15/6, cháu Ngô Đình Phát sang nhà cô ruột chơi và ăn cắp 3,1 triệu đồng. Phát đã lấy tiền đi mua điện thoại di động, số còn lại cất đi. Sau khi được phát hiện, cô ruột đã chở Phát đến công an phường Thủy Xuân nhờ can thiệp với cửa hàng bán điện thoại để lấy lại tiền.

Tuy nhiên, sau khi rời công an phường, Phát bị chấn thương phần mềm, sưng tấy, thâm tím ở vùng mông, hai bên đùi, vành tai trái. Ngay sau đó thiếu úy Trần Nguyễn Hồng Quang đã bị đình chỉ công tác.

Văn Nguyễn thực hiện

Sinh viên nhạc viện tốt nghiệp chỉ phải nộp 8 triệu đồng ???


22/06/2011 21:17:44
 - Ngày 22/6, năm sinh viên sáng tác và một sinh viên chỉ huy thuộc Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam đã hoàn thành kì thi tốt nghiệp với chi phí 8 triệu đồng/người, giảm gần 12 triệu so với kì tốt nghiệp hồi tháng 4/2011 do nhạc trưởng Thiếu Hoa tổ chức.
TIN LIÊN QUAN

Những con số này đã được những người tổ chức và tham gia kì thi tốt nghiệp công khai. Qua đây, Học viện Âm nhạc muốn nêu cao tinh thần giúp đỡ sinh viên ở một ngành học vốn dĩ tốn kém này.

Theo tinh thần này, mỗi chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm của sinh viên chỉ  nhận thù lao 1 triệu đồng trong tổng số 8 triệu nói trên. 7 triệu còn lại chi phí cho tổ chức, dàn nhạc và các trang thiết bị khác.
 
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm của sinh viên trong lễ tốt nghiệp
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm của sinh viên trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Nguyễn Hoàng

Sinh viên ngành sáng tác Dương Đức Thụy cho biết, buổi tốt nghiệp của anh diễn ra thuận lợi và thành công đúng như mong đợi.

"Dàn nhạc lần này rất đầy đủ. Tôi đã  được các nhạc công, trong đó có nhiều thầy giáo và các bạn sinh viên, giúp đỡ. Tổng chi phí  cho kì tốt nghiệp này thì thấp hơn hẳn lần trước. Tôi biết là mức thù lao cho thầy chỉ huy dàn nhạc như vậy là chưa xứng với lao động, nhưng các thầy vẫn nhiệt tình giúp đỡ. Tôi rất biết ơn các thầy vì đã có một kì tốt nghiệp suôn sẻ".

Trước đó, sự việc 7 sinh viên khoa Lý luận - Sáng tác – Chỉ huy của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam phải nộp số tiền quá cao (mỗi sinh viên nộp 19,3 triệu đồng) để hoàn thành bài tốt nghiệp theo yêu cầu của  nhạc trưởng Nguyễn Thiếu Hoa hồi tháng 4/2011 gây bức xúc trong dư luận. Theo đó, nhạc trưởng Thiếu Hoa bỏ túi 35 triệu đồng tiền khi chỉ huy dàn nhạc.

Nguyễn Hoàng