THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

24 June 2011

BĐS và chứng khoán im lặng... đáng ngờ

Tác giả: Việt Thắng
Bài đã được xuất bản.: 24/06/2011 06:00 GMT+7
BĐS và chứng khoán im lặng... đáng ngờ
Chống "vàng hóa" có khác chống "đôla hóa"?
Chuyện từ 1.200 xe có biển số ngoại giao
Xuất hiện dấu hiệu mới của nền kinh tế

(VEF.VN) - Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có thể
được xem như cặp anh em song sinh có cùng nguồn máu là dòng tiền nóng.
Vào năm 2007, cặp song sinh này đã trở thành hiện tượng "trẻ béo phì"
với thể hình và trọng lượng vượt trước độ tuổi của chúng.

Hai kẻ đồng cảnh ngộ

Nhưng hiện nay thì cái quy luật tăng trưởng song ánh đó hình như đã
không còn phù hợp nữa. Cứ mỗi ngày, các nhà đầu tư và độc giả của hai
thị trường này lại càng ngậm ngùi đến não lòng khi phải đọc ít ra vài
ba bài báo mô tả tương lai xám xịt của thị trường chứng khoán (TTCK)
và tối thiểu bốn năm bài viết về sự bĩ cực của thị trường bất động sản
(BĐS). Phải chăng đó là quy luật song ánh theo chiều ngược của hai thị
trường đang có cùng nốt giáng trong bản nhạc trầm buồn?

Chỉ có một nốt thăng đồng nhịp trong bản nhạc hậu khủng hoảng kinh tế.
Mùa hè năm 2009, thị trường BĐS Hà Nội bất chợt nhổm lên sau gần một
năm rưỡi trời buồn bã. Sự kích hoạt cho thị trường này chắc chắn đến
từ người anh em của nó, bởi từ cuối tháng 2/2009, sau cú lao dốc và
mất đến 80% giá trị trong giai đoạn khủng hoảng, cả hai chỉ số chứng
khoán VNI và HNX đều đã làm cho lớp nhà đầu tư mới, thay thế cho lớp
nhà đầu tư cũ đã mất vía, thu được khoản lợi nhuận gấp ít nhất hai lần
số vốn bỏ ra.

Thế nhưng cái nốt thăng đồng nhịp giữa TTCK và thị trường BĐS lại biến
thái thành sự lạc nhịp trong bè đồng ca của hai thị trường BĐS Hà Nội
và TP.HCM. Chính xác, chỉ có mỗi thị trường BĐS Hà Nội thăng hoa trong
hai năm 2009-2010. Sau đó, bà mẹ BĐS lại có thêm một "đứa con ngoài
giá thú" là thị trường BĐS Đà Nẵng - nơi được nuôi dưỡng và được cho
uống thuốc tăng lực bởi dòng tiền đầu cơ nóng của 80% khách hàng phía
Bắc.

Còn thị trường BĐS TP.HCM và các tỉnh phía Nam vẫn tiếp tục "ngủ
đông". Câu chuyện lê thê về giấc ngủ này đã kéo dài đến gần ba năm
rưỡi kể từ thời điểm tháng 2/2008, lúc giới đầu cơ bất thần ngã ngửa
bởi quyết định thu về bắt buộc 20.000 tỷ đồng của Ngân hàng nhà nước
mà đã khiến cho toàn bộ các thị trường BĐS trên toàn quốc đóng băng
chỉ sau một đêm.

Rốt cuộc, sự nghịch lý quá lớn của cặp song sinh chứng khoán - BĐS đã
xảy ra khi thị trường BĐS Hà Nội không những đã phục hồi đỉnh cũ của
cuối năm 2007 mà còn tạo ra một đỉnh mới vượt hơn hẳn đỉnh cũ, trong
lúc TTCK cả hai miền Nam - Bắc lại tiếp tục mất đi 70% giá trị của
đỉnh phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.

Dù sao, thị trường BĐS phía Nam cũng được an ủi bởi TTCK - kẻ đồng
cảnh ngộ và do vậy quá đồng cảm với tất cả những gì đã diễn ra từ hơn
một năm nay. Thời gian trôi qua, hai đứa trẻ này đã thuyên giảm được
phần nào căn bệnh béo phì. Thậm chí chúng còn có triệu chứng suy dinh
dưỡng nhẹ.

"Sóng hay là chết!"

Không có gì để bình luận nhiều về sự khốn cùng của TTCK và đắng cay
của thị trường BĐS khu vực phía Nam trong một năm qua. Đơn giản vì đã
có quá nhiều bài báo than vãn, kêu gào thay cho tâm trạng nức nở đó.
TTCK đã bị đánh xuống không thương tiếc một cách có hệ thống, làm cho
nhiều nhà đầu tư gần như tiêu tán toàn bộ vốn liếng. Đỡ đau đớn hơn,
thị trường BĐS chỉ còn giảm khoảng 30-35% so với đỉnh năm 2007, nhưng
lượng giao dịch vẫn khá trầm buồn.

Đã rõ như ban ngày, nếu như TTCK có thể phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ
thì thị trường BĐS cũng chẳng còn xa hiểm họa đó là mấy. Chỉ khác biệt
là sự đổ vỡ nếu có của TTCK có thể sẽ chẳng làm tổn thương nặng nề cho
nền kinh tế quốc dân, thì ngược lại, hơn 200.000 tỷ đồng dư nợ tín
dụng BĐS luôn là một quả tạ sẵn sàng nện vào đầu hệ thống ngân hàng.
Một khi đa số con nợ mất khả năng thanh toán thì có ôm một khối tài
sản siết nợ khổng lồ, các chủ nợ vẫn có thể rơi vào nguy cơ bị phá
sản. Khi đó không có gì chắc chắn là nền huyết mạch kinh tế quốc gia
không bị tắc nghẽn.

Cứ mỗi ngày, các doanh nghiệp và nhà đầu cơ BĐS lại phải trả hơn 120
tỷ đồng lãi cho ngân hàng, trong đó khối BĐS TP.HCM đã gánh phân nửa.
Ở TTCK, tuy dư nợ chứng khoán không nhiều nhưng thực chất "số dư" tài
sản của các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư trong nước lẫn nước
ngoài cũng chẳng còn lại được bao nhiêu sau khi thị trường này bị lũng
đoạn đến cùng kiệt. Do vậy nếu không phải chính nhóm lũng đoạn TTCK ra
tay "cứu vớt" thị trường, thì chẳng có lấy 10% hy vọng là lực cầu nhỏ
lẻ nội tại sẽ làm nên trò trống gì để nhà đầu tư có cơ hội không bị
trắng tay.

Hiển nhiên, TTCK không được đẩy lên thì quy luật kích thích song ánh
năm 2007 sẽ không thể lặp lại. Giờ đây, thị trường BĐS phía Nam chỉ
còn trông đợi vào chính bản thân mình. Giờ đây, bối cảnh của hai thị
trường hoàn toàn u ám.

Nhưng đó là cái nhìn trên bề mặt. Còn thực ra mọi việc có đến mức u ám
như vậy không?

Những câu hỏi về dòng tiền nóng vẫn còn nguyên đó. Con sóng gần đây
nhất đã kết thúc tại thị trường BĐS Hà Nội vào cuối tháng 3/2011. Từ
đó đến nay, đã chẳng có một con sóng nào tiếp theo, nếu không tính đến
sự nhấp nhô đôi chút (chỉ là đôi chút thôi) của TTCK. Bối cảnh yên
tĩnh vẫn phủ trùm. Một sự yên tĩnh đến đáng ngờ.

Trong thực tế, tình cảnh của các doanh nghiệp BĐS phía Nam không đến
nỗi quá bi đát như thường được mô tả và đôi khi được thổi phồng. Giữa
tháng 5/2011, sau nhiều tháng "im lặng", Bộ Xây dựng đã nêu đề xuất về
sự cần thiết nới lỏng tín dụng BĐS. Cuối tháng 5/2011, trong nghị
quyết thường kỳ, Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Xây dựng, Bộ Tài
chính và Ngân hàng nhà nước nghiên cứu đề xuất các biện pháp bình ổn
TTCK và thị trường BĐS.

Nhưng nốt thanh ấn tượng nhất vẫn là 70.000 tỷ đồng tái cấp vốn của
Ngân hàng nhà nước cho một số ngân hàng cấp dưới. Với số tiền "khủng'
này, rõ là một số ngân hàng và cả doanh nghiệp BĐS bước đầu đã được
"cứu". Lãi suất huy động và cả lãi suất cho vay lại đang có chiều
hướng đi xuống, lạm phát giảm dần. Tia sáng cuối đường hầm bắt đầu lộ
ra...

Đó cũng là tia sáng hy vọng cho giới đầu cơ. Với họ, "Sóng hoặc là
chết!" đã thành bản tuyên ngôn tiềm thức. Rất có thể, dòng tiền nhàn
rỗi được rút ra từ các ngân hàng sẽ đi trước dòng tiền nóng. Hoặc thị
trường BĐS, hoặc TTCK, hoặc thậm chí cả hai thị trường - nơi mà tiền
nhàn rỗi và đến một lúc nào đó thì dòng tiền nóng sẽ chảy vào để tạo
sóng.

Trong cái nhìn của phân ngành "đầu tư học" và "đầu cơ học", hai thị
trường trên đang trì kéo sự yên tĩnh một cách đáng ngờ. Từ đầu năm
2011 đến nay, xu hướng sáp nhập và thâu tóm doanh nghiệp cũng diễn ra
không phẳng lặng chút nào. Phảng phất đau đây bầu không khí nửa tĩnh
tại nửa "sân si" vào cuối năm 2006...

Tạm loại trừ các phân khúc vàng và ngoại tệ ít biến động từ đây đến
cuối năm 2011, tương lai của hai TTCK và thị trường BĐS đang được phân
định một cách khắc nghiệt: hoặc sẽ là một sự phục hồi mạnh, hoặc sẽ
chết chùm!

Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần

Tác giả: HẢI ANH
Bài đã được xuất bản.: 24/06/2011 06:00 GMT+7

(VEF.VN) - Thị trường chứng khoán "chạm đáy" đã khiến nhiều nhà đầu tư
lao đao, mất sạch toàn bộ tài sản đang sở hữu cũng như tài sản đi vay.
Có người còn lôi kéo cả họ hàng, làng xóm cùng thua "chứng". Nhiều
"đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý.

Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện
Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý
do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng
khoán.

Cả họ "chết" vì chứng khoán

Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú
tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại
gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường
sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ
vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của
anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.

Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong
trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có
kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền
đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình
cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng
tham gia vào "trò chơi" này.

"Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường
chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N.
cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy
ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều.

Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo
anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ
đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình
trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N.
đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể
ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ
hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ
nần chồng chất.

Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra
hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại
Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận
anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng.

Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất
kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong
quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của
anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia
đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói
"giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy.

Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết
hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm
anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng
gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy.

"Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy
thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón
đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay
thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói.

Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán

Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng
khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ,
sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng
khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có
tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất
trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện
đang phải ở nhà thuê.

Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia
đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự
việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất
thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương
Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào
Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để
điều trị.

Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H.
đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia
Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu
trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu
hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc
sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần
phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân
trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác
sỹ Dũng nói.

Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng
rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì
chứng khoán mà ra!

Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi
trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và
điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở
chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị
nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản
chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay,
chị mới giật mình hoảng loạn.

"Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái
phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị
đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi
kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu
đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại.

Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có
nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây
hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng
cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu
có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.

Hải phòng: Lốc thổi bay hơn 1.000 nóc nhà, 1 người chết


24/06/2011 06:12:39

Đến An Lư, Thủy Nguyên, Hải Phòng ngay sau khi cơn lốc quét qua, một cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái trơ trụi, nhiều ngôi nhà sập tan hoang chỉ còn mảnh tường.

Ông Lê Minh Luật, Bí thư Huyện ủy H.Thủy Nguyên cho biết, vào lúc 17h20 chiều 23/6, một cơn lốc xoáy chạy dọc từ đầu đến cuối xã An Lư trên quãng đường khoảng 3 km, quét qua 12 xóm của xã làm tốc hơn 1.000 ngôi nhà, 16 nhà bị sập hoàn toàn, 12 phòng học bị sập,  80 người bị thương, trong đó có 40 người bị thương nặng đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt-Tiệp.

Trong số đó 1 phụ nữ mang thai gần tới kỳ sinh nở tên Nguyễn Thị Tươi, SN 1986, ở thôn An Thắng, xã An Lư bị tử nạn do bị cây đổ vào người.

Người dân hoảng loạn sau cơn lốc dữ.

Cả xã An Lư và huyện Thủy Nguyên đang huy động lực lượng đưa người đi cấp cứu, tổ chức khôi phục lại đường điện, giao thông, lo hậu sự cho người bị chết, đồng thời sơ tán người có nhà bị sập sang nơi khác.

Ông Vũ Văn Hiến, 65 tuổi, ở xóm Bấc, xã An Lư thất thần: "5h chiều cả nhà tôi dọn cơm ăn, bỗng thấy từ xa gió thổi ào ào, tôn ngói bay mù mịt, mái tôn nhà tôi rào rào bung ra hết, con dâu tôi là Trần Thu Thơm, bị một mảnh tôn đâm vào rách mắt".

Tại Bệnh viện Việt-Tiệp, nạn nhân nằm chật kín các phòng, khoa Phẫu thuật thần kinh cũng đông kín. Anh Nguyễn Văn Khoa, 25 tuổi, ở xóm An Lập nghẹn giọng kể: "Lúc đó khoảng 18h, nhà tôi đang ăn cơm, chợt thấy một tiếng nổ đoàng như tiếng pháo, ra ngoài trời thấy một cột màu vàng bốc lên, tưởng như ai đó đốt vàng mã. Nhưng vài phút sau thì cột màu vàng đó tiến đến gần, hóa ra đó không phải vàng mã mà là gạch ngói, lá… Chúng tôi không ai kịp chuẩn bị gì, gió ập đến cuốn mái tôn rào rào, vợ tôi bị bức tường đổ sập vào gãy tay. Khi chạy đến Bệnh viện Thủy Nguyên thì mất điện, phải bắt taxi đưa sang viện này"

PGS-TS Nguyễn Công Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Việt-Tiệp cho biết, bệnh viện đã huy động tới 50 bác sĩ, y tá tham gia cấp cứu bệnh nhân. Một bác sĩ tham gia cấp cứu cho biết, hiện còn 3 ca nguy kịch gồm: 1 bệnh nhân chấn thương sọ não, 1 người bị dập phổi, 1 người bị đa chấn thương, còn lại các trường hợp khác cơ bản đã ổn định.

(Theo Thanh Niên)

Sập trần chung cư cao cấp, 6 người thoát nạn


Trưa 23/6, một mảng trần thạch cao khoảng 30m2 trong căn hộ trị giá 2 tỷ đồng ở tầng 19 chung cư Quốc Cường Gia Lai, đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP HCM bất ngờ sập xuống. 6 người trong nhà may mắn thoát nạn.

Mảng trần thạch cao căn hộ giá 2 tỷ đồng bị sập xuống.  Ảnh: An Nhơn.
Mảng trần thạch cao bị sập xuống. Ảnh: An Nhơn.

Căn hộ xảy ra sự cố ở tầng 19 của của chị Nguyễn Vân Anh (34 tuổi). Chưa hết hốt hoảng, chị Anh kể, khoảng 11h15, trong nhà có 6 người, trong đó có 4 người lớn và 2 bé nhỏ (một bé trai 6 tháng tuổi và bé gái 6 tuổi) đang quây quần chuẩn bị giờ cơm trưa. Lúc này bên ngoài trời chuyển gió to và mưa.

"Thấy trời mưa gió, người giúp việc và mẹ tôi lui cui tìm vải để chèn các cửa kính không cho nước chảy vào. Các bé thì ra ngoài hành lang. Tôi vừa mở cửa thì bất ngờ nghe tiếng rắc rắc, phía trên mảng trần thạch cao sập xuống", chị Anh kể.

Quá hoảng hốt, chị Anh định đưa các thành viên gia đình vào phía trong phòng. "Nhưng sợ những mảng trần trong đó tiếp tục sập xuống nên tôi yêu cầu cả nhà ra ngoài hành lang", chị Anh kể. Chỉ vài phút sau, mảng trần ở phòng khách đã sập xuống hoàn toàn. Lo sợ sự cố tiếp tục xảy ra, chị Anh đã cho gia đình di tản đi nơi khác ở.

Hiện trường căn hộ bị sập trần

Tại hiện trường, một mảng trần thạch cao khoảng 30 m2 ở phòng khách của căn hộ bị sập xuống. Nhiều vật dụng như quạt, tivi, tủ, bàn, ghế... trong nhà bị các vữa rơi trúng. Hệ thống đường ống dây điện chằng chịt trên trần lòi ra ngoài. Những mảng trần khác cũng bị sệ xuống có nguy cơ sập tiếp.

Làm việc với chị Anh, đại diện ban quản lý chung cư Quốc Cường Gia Lai đã ghi nhận sự việc và hứa sẽ nhờ đơn vị thi công xuống khắc phục sự cố. "May mắn hôm nay cả nhà tôi không ngồi ở tại phòng khách, nếu như ngày thường thì không biết chuyện gì xảy ra. Tôi muốn gặp giám đốc tòa nhà để có hướng giải quyết thỏa đáng, tránh những sự cố cho cả chung cư", chị Anh nói.

Những vật dụng trong nhà bị nghiêng ngã, hư hỏng sau sự cố. Ảnh: An Nhơn.
Những vật dụng trong nhà bị nghiêng ngã, hư hỏng sau sự cố. Ảnh: An Nhơn.

Căn hộ được chị Anh mua với giá 2 tỷ đồng, rộng hơn 130 m2 với thiết kế 3 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh, một phòng khách và một nhà bếp. Nữ chủ nhà cho biết đã chi trả 95% giá trị của căn hộ và mới dọn về ở 2 tháng.

An Nhơn

Bác đơn khiếu nại của HLV Lê Minh Khương


Thanh tra Cục Hàng không VN vừa ra quyết định bác đơn khiếu nại của ông Lê Minh Khương, vị khách bị cho là đã gây rối trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4 đồng thời giữ nguyên mức phạt 2 triệu đồng.
HLV Lê Minh Khương: 'Tôi sẽ đấu tranh đến cùng'

Việc "bác" đơn khiếu nại được Thanh tra Cục Hàng không VN đưa ra chiều nay (23/6), sau gần 2 tuần ông Lê Minh Khương có đơn gửi cơ quan này đề nghị rút lại quyết định xử phạt đối với vị HLV Taekwondo này.

Trong văn bản số 110 gửi cho đại diện pháp lý của ông Khương, Thanh tra hàng không tiếp tục khẳng định vị HLV này đã vi phạm các quy định về an ninh trên chuyến bay VN1169 đêm 18/4. Do vậy, Thanh tra hàng không vẫn giữ quan điểm xử phạt đối với hành khách này, với mức 2 triệu đồng, theo quyết định số 40 ban hành ngày 23/5.

Thanh tra Cục Hàng không cho rằng quyết định xử phạt đối với ông Khương được thực hiện theo đúng quy định và thẩm quyền. Do vậy, 30 ngày sau, nếu không đồng tình, ông Khương có quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính.

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện pháp lý của ông Lê Minh Khương, Luật sư Trần Thu Nam khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh đến cùng để bảo vệ thân chủ mình. Ông Nam cũng nghĩ đến tòa án hành chính khi yêu cầu hủy quyết định phạt không được chấp nhận.

Trước đó, Thanh tra Cục Hàng không VN cũng ra quyết định cưỡng chế nộp phạt đối với ông Khương. Số tiền 2 triệu đồng được trừ trực tiếp từ lương tháng 5 mà vị HLV này được hưởng. Và trong thời gian này, do áp lực, ông Khương đã nộp đơn xin thôi chức HLV trưởng Taekwondo.

Vụ việc xảy ra trên chuyến bay VN1169 hôm 18/4 được dư luận chú ý bởi lần đầu tiên Vietnam Airlines, Cảng vụ Hàng không miền Trung và Cục Hàng không VN đứng trước nguy cơ bị một hành khách khởi kiện. Đây cũng là vụ rắc rối nhất trong lịch sử ngành hàng không và có sự góp mặt của nhiều nhân chứng và đơn vị có liên quan.

Hồng Anh

Hải quân Mỹ hoạt động thao dợt chung với hải quân Việt Nam


Tàu hải quân Hoa Kỳ sắp ghé thăm một số hải cảng tại VN và thực hiện những hoạt động chung với hải quân VN

Bộ Ngoại giao VN cho biết như vậy hôm nay, và mô tả chuyến viếng thăm của phía Hoa Kỳ chỉ là công tác thường niên. 
Kế hoạch hải quân Mỹ viếng thăm VN diễn ra vào lúc tình hình căng thẳng trong khu vực đang gia tăng vì các nước quan ngại trước hành động ngày càng quyết liệt của TQ về chủ quyền biển Đông.
Lên tiếng với phóng viên, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga cho hay VN và Hoa Kỳ đang đúc kết chi tiết về chuyến viếng thăm này, nhưng không cho biết thời điểm hay nơi chốn diễn ra hoạt động phối hợp đó. Theo bà Nguyễn Phương Nga, thì các hoạt động sắp tới giữa hải quân VN và Hoa Kỳ thuộc kế hoạch hàng năm mà hai bên đã thoả thuận trước đó để xúc tiến mối quan hệ song phương, thực hiện hoạt động nhân đạo, các vấn đề chuyên môn cũng như công tác tìm kiếm cứu hộ trên biển.
Trong những năm gần đây, các tàu hải quân Mỹ đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm VN.
Hôm qua, Bắc Kinh thúc giục Washington đừng can dự vào cuộc tranh chấp biển Đông, cho rằng điều đó làm vấn đề trầm trọng thêm.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Một nữ công nhân thiệt mạng khi đình công


Theo tin của hãng thông tấn Dow Jones gửi đi từ Hà Nội hôm thứ Năm 23/06/2011, một nữ công nhân Việt Nam đã thiệt mạng trong lúc tham gia đình công.

Nạn nhân là chị Lý Thị Liễu, công nhân nhà máy sản xuất phụ tùng xe gắn máy Giai Đức do người Đài Loan làm chủ.

Theo báo chí trong nước, chị Liễu đã bị một bảo vệ nhà máy lái xe vận tải cỡ nhỏ lao vào tông chết khi chị và hàng trăm công nhân khác đang đình công hôm thứ Năm, để yêu cầu chủ nhân tăng lương.

Tin tức cho biết, ngoài chị Liễu bị thiệt mạng còn có 6 công nhân khác bị thương trong vụ tông xe này.

Được biết, nhà máy nơi xảy ra vụ đình công nằm trong khu công nghiệp Phú Nghĩa, Hà Nội.

Theo thống kê của tờ VnEconomy, năm 2010 đã xảy ra tổng cộng 424 cuộc đình công của công nhân Việt Nam, trong số này có 128 công ty do người Đài Loan làm chủ.

Theo ông Mai Đức Chính, Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, nguyên nhân chính của hầu hết các cuộc đình công vấn là công nhân đòi giới chủ công ty phải tăng lương để đáp ứng với tình trạng giá cả tăng cao do lạm phát.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sẽ giao dịch vàng miếng ra sao?


2011-06-23

Dự thảo nghị định "Quản lý kinh doanh vàng" sau 20 lần chỉnh sửa đã được trình chính phủ xem xét. Theo đó người dân vẫn được mua, bán vàng miếng nhưng phải giao dịch tại các ngân hàng và doanh nghiệp được cấp phép. Việc này có lợi ích gì?

AFP photo

Giao dịch vàng ở Hà Nội- AFP photo


Vẫn kinh doanh nhưng hạn chế

Song song với việc thống nhất chỉ có một phương tiện thanh toán duy nhất trong nền kinh tế là tiền đồng Việt Nam, để ổn định kinh tế vĩ mô, chính phủ Việt Nam cũng áp dụng các biện pháp nhằm chống "đô la hoá" và "vàng hoá"

Ngay từ những ngày đầu, tuy mới chỉ trên giấy tờ, nhưng việc cấm kinh doanh vàng miếng đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ các doanh nghiệp kinh doanh vàng cho đến người dân. Khi đồng Việt Nam quá yếu, lạm phát cao, thì đương nhiên để bảo toàn tài sản, vàng vẫn là ưu tiên lựa chọn của người dân, mà nhất là văn hoá của người phương Đông vẫn coi trọng việc cất trữ vàng như một biện pháp phòng thân. 

So với các dự thảo trước đây, điểm thay đổi rõ nhất lần này là người dân được quyền mua bán vàng miếng tại các ngân hàng và doanh nghiệp được cấp phép, khác với ý niệm trước đây là người dân chỉ được bán chứ không được mua. Tuy nhiên, việc mua vàng miếng của người dân chỉ được dành cho mục đích dự trữ.  Sử dụng vàng miếng làm phương tiện thanh toán sẽ bị coi là hành vi vi phạm.

Cũng theo bản dự thảo, kinh doanh mua bán vàng miếng là hoạt động được gọi là "hạn chế kinh doanh", nghĩa là doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng phải được Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Còn hoạt động sản xuất, gia công và mua bán vàng trang sức là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra, dự thảo cũng cho thấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ không độc quyền sản xuất vàng miếng, nếu các doanh nghiệp có đủ điều kiện cũng sẽ được sản xuất vàng miếng chứ không bị cấm hoàn toàn.

Ý kiến doanh nghiệp

Hiện tại dự thảo đang được gửi đến các Bộ ngành và các tổ chức có liên quan để lấy ý kiến trước khi trình lên Chính phủ chậm nhất vào cuối tháng sáu này. Chúng tôi liên lạc với Hiệp Hội Kinh Doanh Vàng Việt Nam, được ông Chánh Văn phòng Trung ương Hiệp hội cho biêt:


"Trước đây Nghị định của Chính phủ không phải là không cho kinh doanh, mà là tạm thời đóng cửa để khi nào hoàn thành hành lang pháp lý thì cho tiếp tục hoạt động thôi. Bởi vì hoạt động của thị trường vàng chưa hoàn chỉnh, chứ không phải cấm đâu. Hoàn chỉnh hành lang pháp lý, tức là có một quy chế, một nghị định ra để hoạt động vàng miếng, hoạt động trên sàn giao dịch vàng, hoạt động vàng trên tài khoản có một hàng lang pháp lý, lúc đó mới hoạt động tiếp. Thời gian vừa qua vẫn tiếp tục giao dịch vàng miếng, chứ có phải dừng hẳn đâu, vẫn ngấm ngầm không công khai thôi"  

Do mới đang trong giai đoạn lấy ý kiến, trước khi trình lên Chính phủ để có Nghị định chính thức, nên tất cả mọi giao dịch vàng miếng cũng như vàng trang sức vẫn diễn ra bình thường. Điều mà nhiều người quan tâm là liệu dự thảo này sẽ đem lại hiệu quả ra sao hay vẫn cứ lặp đi lặp lại mãi chuyện chỉnh sửa mà không có một văn bản chính thức quy định.

Trao đổi với chị Hồ Thị Phúc, Tổng công ty Đá quý và Vàng Hà Nội, chị cho biết về tình hình hoạt động giao dịch vàng miếng vẫn chưa có gì biến động và sau lần cấm bán vàng miếng gần đây, thì cũng chưa thay đổi gì nhiều, chị cho biết:

"Thực ra ở nhà hoạt động vẫn bình thường, hôm qua người ta có nói là muốn hướng về cho các ngân hàng và các công ty tư nhân được phép nhà nước kinh doanh, vẫn mua bình thường, vẫn bán bình thường. Ngày xưa, Chính phủ có dự định là cấm bán vàng miếng, nhưng mà không có văn bản nào hướng dẫn thực hiện cả, nói chung là chưa có gì thay đổi hết, mới chỉ là trên dự định, nhưng chưa thực hiện được, nên vẫn mua bán bình thường. Hướng của mình cũng là giống như đồng đô la, muốn các ngân hàng không bán trôi nổi nữa, nhưng vàng thì chưa làm được điều đó. Thứ hai là không biết có làm được điều đó không nhưng bây giờ thì cũng chưa có Nghị định hướng dẫn để mà ngừng hay là không giao dịch"

Chính sách mới không có lợi

Hiện tại, cả nước có khoảng 10,000 cửa hàng vàng được cấp phép và đang kinh doanh, trong đó có 8 thương hiệu vàng miếng có tên tuổi đang lưu thông trên thị trường. Nếu hoạt động mua bán vàng của người dân cho nhu cầu giao dịch trước đây bị xem là bất hợp pháp và việc cấm đoán diễn ra trong một sớm một chiều, thì hẳn sẽ có nhiều hình thức đối phó và từ đó dễ dàng hình thành "chợ đen". 

một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối,
TS Lê Đăng Doanh

Chuyên gia Kinh tế, T.S. Lê Đăng Doanh nhận xét:


"Việc người ta có vàng khi cần thiết muốn bán muốn mua, theo tôi là một nhu cầu mà nếu cấm đoán chỉ làm cho hoạt động có nhu cầu này sẽ đưa vào bóng tối và làm cho tình hình sẽ phức tạp hơn. Bởi một khi có nhu cầu tồn tại trong xã hội thì việc cấm đoán sẽ không chấm dứt nhu cầu đó mà chỉ đẩy nhu cầu đó vào nền kinh tế bóng tối, nền kinh tế ngầm mà thôi. Việc chấm dứt đó thì không thể bằng cách cấm đoán được mà phải làm theo một lộ trình và trên cơ sở là giảm lạm phát và tăng niềm tin của người dân"


T.S Lê Đăng Doanh còn nhận định thêm rằng việc cấm hoàn toàn kinh doanh vàng miếng là không tưởng và việc coi vàng là tội đồ để mà trừng phạt nó sẽ không có lợi ích gì cả. 

Nếu tôi phải đóng thêm tiền này tiền nọ thì có thể tiền sẽ cao hơn và người dân sẽ phải chịu chứ không phải ai chịu.

Chủ tiệm vàng ở Đồng Nai

Theo lời người phụ trách tiệm vàng ở Đồng Nai nếu việc hạn chế giao dịch vàng miếng bị thắt chặt thì người gánh thiệt thòi chính là người mua, vì các tiệm vàng sẽ phải thêm các chi phí khác vào một sản phẩm họ bán ra. Anh cho biết:

"Người thiệt thòi không phải tiệm vàng mà là người dân vì khi cấm, thì chi phí đến tay người dân cao hơn thôi. Ví dụ nếu tôi mua bán dễ dàng, thì một lượng vàng tôi lãi 4,000. Nếu tôi phải đóng thêm tiền này tiền nọ thì có thể tiền sẽ cao hơn và người dân sẽ phải chịu chứ không phải ai chịu"

Với tính cách một phương tiện thanh toán có tính thanh khoản cao, vàng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân. Vì thế dự thảo nghị định về mua bán vàng miếng chắc hẳn sẽ có những tác động mạnh đến đời sống kinh tế, nhất là khi tập quán tồn trữ và giao dịch vàng vẫn còn ăn sâu trong lối suy nghĩ của mọi người. Từ dự thảo trở thành nghị định còn cần nhiều bước phê duyệt, nhưng thiết nghĩ để nền kinh tế sớm ổn định thì việc nghị định nhanh chóng có hiệu lực là điều mà mọi người rất mong chờ.

Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo


2011-06-23

Thời gian gần đây, TQ ngày càng có hành động gây hấn đáng ngại tại biển Đông, tương phản với những tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh là sống chung hòa bình với các nước láng giềng.

AFP photo

Hai tàu Đài Loan với tên lửa trên vùng biển gần căn cứ hải quân ở miền nam Đài Loan vào ngày 18 tháng năm 2010.

Tham vọng của Bắc Kinh

Báo mạng Asia Times số hôm mùng 9 tháng Sáu này có bài tựa đề tạm hiểu là "Chiến đấu hay rút khỏi biển Đông", mở đầu rằng trong thời gian gần đây, TQ thể hiện triệu chứng bất nhất trong cách ứng phó với vấn đề gây go về chủ quyền biển Đông.

Bài báo trích dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng TQ Lương Quang Liệt nhắc lại "câu thiệu" quen thuộc với các nhân vật tương nhiệm tại Diễn đàn Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore rằng TQ không bao giờ có tham vọng bá quyền hay bành trướng quân sự; Bắc Kinh luôn cam kết duy trì hoà bình và ổn định qua hợp tác an ninh, luôn theo đuổi chính sách hữu nghị, giao hảo với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, cách đó chỉ vài ngày, các tàu tuần duyên TQ thực hiện hành động ngang ngược chưa từng có đối với những nước tranh chấp chủ quyền với Hoa Lục ở biển Đông – hoạt động mà Bắc Kinh mô tả là họ chỉ thực thi luật hàng hải thường lệ, giám sát vùng biển gọi là thuộc chủ quyền của TQ.

Theo bài báo thì sự lạc điệu nghiêm trọng giữa lời nói và hành động của Hoa Lục khiến cho "câu thiệu" của tướng Lương Quang Liệt tại Diễn đàn Singapore trở thành giả dối.
Về vấn đề này, Giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Viện Đại Học Quốc Lập Đài Loan và từng là giảng sư Đại học Bắc Kinh nhận xét:

"Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt trong bài diễn thuyết tại Singapore đã nói tới 27 lần chữ "hoà bình". Đây chỉ là 1 bước lùi của TQ mà thôi…TQ đàm phán cùng lúc lấn đất của nước khác. Khi mọi người phản đối, họ có thể lùi 1 bước, nhưng thật ra họ đã chiếm được 1 bước rồi. Thành thử trong thế giới hôm nay họ sẽ ngồi vào bàn hội nghị nhưng sẽ tìm cách để thắng. Đó là bản chất của TQ."

Bài tựa đề "Tham vọng Bắc Kinh làm tăng căng thẳng về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" đăng trong báo AsiaNews hồi thứ Hai tuần này lưu ý rằng các hoạt động bán quân sự của Hoa Lục trong lãnh hải của VN thể hiện trắng trợn lòng tham của một nước vô thần và duy vật. 

Lên tiếng nhân Hội nghị An ninh của ASEAN tại Indonesia hồi trước đây trong tháng, giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng lại đưa ra "câu thiệu" rằng Hoa Lục không muốn đe doạ hay xâm chiếm bất kỳ nước nào, và muốn duy trì hòa bình tại vùng biển Hoa Nam, tức biển Đông – điều mà bài báo vừa nói cho là không trung thực. Bài báo lưu ý rằng những hoạt động quân sự hiện giờ của Bắc Kinh gây nên quan ngại, âu lo cũng như đe doạ hòa bình tại lãnh hải của những nước Đông Nam Á.

Vẫn theo báo AsiaNews, trong khi hứa là sẽ không sử dụng võ lực trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, TQ cảnh cáo "những nước không có liên hệ trực tiếp" đừng nhúng tay vào – lời cảnh báo rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ giữa lúc VN và cả Philippines tranh thủ sự trợ giúp của Washington để ngăn chận tham vọng của Bắc Kinh.

Bài báo trích dẫn lời 1 học giả TQ cho rằng việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai hồi năm 1958 đã tạo thuận lợi cho tuyên bố chủ quyền của TQ ở biển Đông hiện giờ.

Gây khó khăn trong khu vực 

000_Hkg3888213-250.jpg
Một tàu lai dắt tàu USS Blue Ridge đến Cảng Nam Manila hôm 04 tháng 8 năm 2010. AFP photo
Báo mạng Asia Sentinel trụ sở chính tại Hồng Kông, qua bài "Những tuyên bố đáng ngại của TQ về biển Đông", lưu ý rằng những thông tin không thấu đáo khiến gây ấn tượng là cuộc tranh chấp Việt-Trung mới đây nhất tại biển Đông bắt nguồn từ Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng thực ra vấn đề phát xuất từ tham vọng của Hoa Lục muốn chiếm trọn biển Đông, tới tận các vùng lãnh hải không những của VN mà còn Malaysia, Brunei và Philippines.

Trong khi đó, những hình ảnh về các chiến hạm TQ hiện diện tại khu vực giữa các đảo của Nhật Bản ở TBD khiến Tokyo quan ngại đáng kể. Trong những tuần lễ gần đây, VN, Philippines và Nhật Bản đã bày tỏ lo ngại hoặc chính thức phản đối hoạt động của Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng TQ giải thích rằng những tàu của TQ được phát hiện giữa các đảo Okinawa và Miyako của Nhật là trong khuôn khổ luật quốc tế, thuộc kế hoạch thường niên của quân đội TQ. Nhưng Tokyo cho biết các tàu của TQ gia tăng hoạt động tại vùng biển gần Okinawa kể từ 3 năm nay.

Các phân tích gia lưu ý rằng những chiếc tàu dân sự của TQ ngày càng hoạt động cho hải quân nước này nhằm tìm cách xác định chủ quyền của Hoa Lục tại các vùng biển tranh chấp.

Trong bối cảnh như vậy, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain của đảng Cộng Hoà, cựu tù binh tại VN, lên tiếng tại hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc Tế ở Washington hôm thứ Hai rằng hành động gây hấn cùng những tuyên bố chủ quyền thiếu cơ sở của Bắc Kinh đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông. Và ông thúc giục Hoa Kỳ giúp những nước Đông Nam Á giải quyết tranh chấp với TQ, đồng thời giúp các nước này phát triển và bố trí hệ thống phòng thủ. 

Còn Thượng nghị sĩ Jim Webb của đảng Dân chủ Hoa Kỳ cho biết Wasington cần bày tỏ bất bình về việc TQ sử dụng võ lực tại biển Đông, và xúc tiến phương cách đa phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở biển Đông.

Theo chuyên gia an ninh Michael Vatikiotis thuộc Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Singapore thì 1 lý do khiến tranh chấp biển Đông bùng phát trong những năm gần đây là do thoả thuận về Quy tắc Hành xử ở biển Đông mà Bắc Kinh ký kết với ASEAN hồi năm 2002 không có hiệu quả.

Phân tích gia hàng hải Mark Valencia tại Hawaii và là chuyên gia về vấn đề tranh chấp biển Đông bày tỏ quan ngại rằng xem chừng như những rắc rối liên quan TQ và các nước tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện ngày càng đáng ngại hơn.


Theo dòng thời sự: