THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 August 2011

Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát

Yêu cầu "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'

Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các hoạt động này chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân.

"Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô", thông báo của Hà Nội nêu.

Theo chính quyền, những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã "gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, hình ảnh thủ đô - Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước".

Ảnh: Hoàng Hà.
Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Ảnh: Thái Thịnh.

Trong thông báo này Hà Nội cho rằng, có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu tình yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".

Với mục đích "duy trì ổn định an ninh trật tự ở thủ đô", chính quyền Hà Nội yêu cầu: "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".

Cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ".

Từ đầu tháng 6 đến 24/7 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng.

Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

(Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 2/8)

Chính quyền "khuyến khích" người dân tham gia phong trào yêu nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền bằng những hoạt động thiết thực "trong khuôn khổ tổ chức và pháp luật".

Hơn 2 tháng sau khi Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình tự phát đầu tiên phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, đây là lần đầu tiên, chính quyền phát đi một thông điệp chính thức về vấn đề này.

Trước đó, trong cuộc họp chiều 2/8, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: "Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ".

Tiến Dũng

Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát !

Yêu cầu "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'

Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân. 

"Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô", thông báo của Hà Nội nêu.

Theo chính quyền, những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã "gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh thủ đô - Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước".

Ảnh: Hoàng Hà.
Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Ảnh: Thái Thịnh.
Trong thông báo này Hà Nội cho rằng, có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu tình yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".

Với mục đích "duy trì ổn định an ninh trật tự ở thủ đô", chính quyền Hà Nội yêu cầu: "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".

Cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ".

Từ đầu tháng 6 đến 24/7 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng. 

Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

(Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 2/8)
Chính quyền "khuyến khích" người dân tham gia phong trào yêu nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền, biên cương của Tổ quốc bằng những hoạt động thiết thực "trong khuôn khổ tổ chức và pháp luật".

Hơn 2 tháng sau khi Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình tự phát đầu tiên phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, đây là lần đầu tiên, chính quyền phát đi một thông điệp chính thức về vấn đề này.

Trước đó, trong cuộc họp chiều 2/8, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: "Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ".
Tiến Dũng

Mỹ sắp đưa chiến hạm tàng hình đến biển Ðông -- SINGAPORE (NV) Tác giả (TN)



SINGAPORE (NV) - Hoa Kỳ và Singapore đang thảo luận chi tiết về một kế hoạch đồn trú cho một loại chiến hạm tàng hình (stealth) thuộc loại mới nhất của Hoa Kỳ gọi là LCS.

Chiến hạm USS Independence LCS-2 biểu diễn chạy trên biển. (Hình:DailyMail.com)
Tuy gọi là tàu phòng vệ duyên hải LCS (Littoral Combat Ship) nhưng loại tàu này có tầm hoạt động lên tới 10,000 hải lý (19,000 km) với nhiều khả năng khác nhau từ tình báo, tấn công, đến phá mìn.
Chiến hạm tàng hình USS Independence LCS-2 mới được đưa vào hoạt động từ Tháng Giêng 2010 sau khi rời xưởng đóng tàu ở Mobile, Alabama. Chiến hạm đa năng này dựa trên chủ thuyết chiến đấu mới của Hải Quân Hoa Kỳ cần khả năng ứng phó nhanh chóng và hữu hiệu.
Khả năng của tàu có thể hoạt động ở các vùng nước nông dọc bờ biển. Trên tàu có sân bay và được trang bị 2 máy bay trực thăng chiến đấu, một số máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát hay tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến, chống mìn. Trên tàu cũng có một đơn vị 4 xe bọc thép và các người lính điều khiển chúng sử dụng cho các chiến dịch ít người.
Không những vậy, chiến hạm này còn “chứa trong bụng” một ít tàu nhỏ. Nói chung, tàu có khả năng thi hành các nhiệm vụ chiến đấu cả trên không, trên bộ, trên mặt nước và cả dưới mặt nước, tùy nhu cầu.
USS Independence LCS-2, dài 419 bộ (foot) với tốc độ hơn 40 hải lý, là loại chiến hạm đa năng thuộc hàng nhanh nhất của Hải Quân Hoa Kỳ hiện nay.
Chiến hạm tàng hình mới nhất của Hoa Kỳ, USS Independence LCS-2, nhìn từ phía trước. (Hình: Internet)
Kềm chế Trung Quốc
Tin tức sơ khởi được nghe nói từ năm ngoái, và nay các cuộc thảo luận giữa hai nước đang ở các chi tiết cụ thể sau cùng.
Ðặt căn cứ ở Singapore, sự hiện diện của chiếc USS Independence LCS-2, và có thể thêm một chiếc nữa cùng loại, ở cửa ngõ từ Ấn Ðộ Dương sang Biển Ðông là chỉ dấu cụ thể hóa những lời tuyên bố của Hoa Kỳ đặt ưu tiên đến Á Châu. Lực lượng Hoa Kỳ nhiều nơi khác bị cắt giảm thì khu vực Á Châu được tăng cường.
Một nữ phát ngôn viên của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, theo báo SCMP ở Hongkong, xác nhận hôm Thứ Tư, 17 Tháng Tám 2011, là các cuộc thảo luận đang tiến hành với Singapore mà các chi tiết cuối cùng đang được đề cập.
Giới phân tích thời sự ở Trung Quốc cho rằng việc chọn Singapore để đồn trú chiếc USS Independence LCS-2 là một việc chưa từng có từ trước tới giờ không ngoài mục đích giám sát vùng Biển Ðông.
Sự hiện diện của chiến hạm đa năng và mới nhất của Hải Quân Hoa Kỳ trên vùng biển này sẽ có nhiều tác động rộng rãi nhiều mặt, theo giới phân tích Bắc Kinh. Một tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ mới đây nhận định cuộc chiến lớn sắp tới sẽ xảy ra ở trên biển. Rất có thể là biển Ðông
Tiến Sĩ Vương Hàn Lĩnh, giám đốc Trung Tâm Á Châu Vụ tại Học Viện Khoa Học Xã Hội ở Bắc Kinh nói chiến hạm trên không có đe dọa gì rõ rệt đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, khác với các hàng không mẫu hạm Mỹ, chúng (tàu LCS) là dấu hiệu Mỹ muốn kềm chế Trung Quốc.
“Hiển nhiên là vì vấn đề biển Ðông. Nó (tàu LCS) được coi như một trong những biện pháp cụ thể để kềm chế Trung Quốc. Ðây là một dấu hiệu quan trọng.” Vương Hàn Lĩnh nói với SCMP.
Nhiều giới chức Bắc Kinh từng nêu vấn đề hoạt động quân sự của Mỹ ở biển Ðông, gồm cả các cuộc tập luyện hải quân với Phi Luật Tân và Việt Nam khi có dịp gặp các giới chức quân sự Mỹ.
Các quan sát viên thời sự cũng theo dõi sát các diễn biến trong khu vực.
Chính phủ Singapore không thấy nói đến vấn đề tàu chiến tàng hình LCS một cách công khai. Chỉ riêng Bộ Trưởng Quốc Phòng Ng Eng Hen nói hồi Tháng Sáu vừa qua rằng Singapore sẵn sàng nghe Mỹ đề nghị. Bởi vì “sự hiện diện của Mỹ sẽ là lực lượng cốt yếu để khu vực có ổn định và tiến bộ.”
Theo một số nhà ngoại giao thân cận với các cuộc thảo luận, có thể 2 tàu LCS sẽ đặt căn cứ ở Singapore và sớm là từ năm 2012.
Thứ Tư tuần trước, chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đã chạy thử trên biển. Ðám chính trị và ngoại giao Bắc Kinh thanh minh nhiều lần là không đe dọa ai hết, chiếc hàng không mẫu hạm này chỉ dùng để huấn luyện. Nhưng tờ Quân Ðội Nhân Dân của Bắc Kinh, hôm Thứ Năm tuần trước, lại không ngần ngại nói thẳng là hàng không mẫu hạm là để bảo vệ các vùng biển tranh chấp.
“Tại sao chúng ta xây dựng hàng không mẫu hạm nếu chúng ta không có can đảm và ý chí dùng hàng không mẫu hạm để giải quyết tranh chấp?” Tờ báo vừa nói đặt câu hỏi rồi tự trả lời: “Thật là có lý khi dùng hàng không mẫu hạm hay các loại tàu khác để giải quyết tranh chấp khi cần.”
Ngày Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2011, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Victoria Nuland đặt dấu hỏi tại sao Bắc Kinh cần đến hàng không mẫu hạm và nước này cần minh bạch về trang bị quân sự cũng như ngân sách quốc phòng.(TN)

Một vài hình ảnh của USS Independence LCS-2
Chiến hạm tàng hình USS Independence LCS-2 đậu ở căn cứ hải quân Key West, Florida trước khi về căn cứ chính ở San Diego. (Hình: U.S. Navy photo by Naval Air Crewman 2nd Class Nicholas Kontodiakos/Released)
Phòng hoa tiêu của chiến hạm USS Independence LCS-2. (Hình: Internet)

Bộ chỉ huy của tàu chiến tàng hình. (Hình: Internet)
Phía sau của chiến hạm tàng hình USS Independence LCS-2. (Hình: Internet)

VC Tự Hào Ké - Những thủy thủ gốc Việt trên tàu sân bay Mỹ !

Có 20 người Mỹ gốc Việt đảm trách việc sửa chữa từ máy bay đến hệ thống điện và điện tử trên tàu sân bay khổng lồ USS George Washington. Họ nhớ nhà, ước được ăn thịt kho nước dừa, thèm bánh xèo, cóc, ổi.
> Cận cảnh tàu sân bay Mỹ ở ngoài khơi Việt Nam
> Luyện tập trên tàu sân bay USS George Washington

Hôm 13/8, mẫu hạm hàng không chạy bằng năng lượng nguyên tử USS George Washington dừng ngoài khơi Thái Bình Dương, tiếp giáp vùng biển Việt Nam. Trong một buổi sáng nắng vàng biển xanh, các nhân viên hải quân Mỹ gốc Việt đã chia sẻ với VnExpress.net về cuộc sống thường nhật của họ trên tàu sân bay. Dù nói tiếng mẹ đẻ còn lõm bõm, những anh lính trẻ cho hay rất thích được nói tiếng Việt.
Thủy thủ Trần, phụ trách việc sửa thang máy cho biết, trên mẫu hạm hàng không được mệnh danh là ngôi sao của Hạm đội 7 có hơn trăm ngành nghề khác nhau dành cho tổng số 5.500 binh sĩ. Tuy nhiên, nhân viên gốc Việt rất ít, chỉ có 20 người làm các nghề như sửa chữa máy bay, thang máy, điện, điện tử... , trong đó có hai người là nữ. Thủy thủ đoàn làm việc theo nhiều ca khác nhau, khi thì ban ngày, lúc lại về đêm nên cũng khó có dịp gặp nhau trong thời gian công tác.
Trần cho hay: "Thông thường mọi người chỉ chạm mặt vào giờ ăn tại căn tin. Song mỗi khi có dịp gặp nhau các thành viên trong nhóm người Việt đều rất vui vẻ và sôi nổi".
Các thủy thủ gốc Việt làm việc trên tàu sân bay Mỹ chụp ảnh lưu niệm ngày 13/8. Ảnh: Vũ Lê.
Có 2 năm làm việc trên tàu ở vị trí quân nhu, anh Triết, sinh ra và lớn lên ở California, tâm sự rằng lênh đênh trên biển khá buồn và nhớ không khí đất liền, nhớ gia đình, nhưng đổi lại sẽ có dịp theo tàu đi đến nhiều nơi trên thế giới. Thời gian nhàn rỗi, các thủy thủ trên tàu giải trí bằng việc tập thể thao, xem phim, đọc sách, chơi game. Thậm chí nếu muốn theo chương trình cao đẳng, đại học thì nhân viên cũng được tạo điều kiện học lên cao hơn. Khi được cập cảng, thủy thủ đoàn được phép lên bờ, anh em cũng cùng nhau đi chơi để đỡ nhớ phố phường.
Tại căn tin của tàu sân bay vào giờ ăn trưa, các thủy thủ gốc Việt có dịp kể về nỗi nhớ nhà và hương vị những món ngon chỉ có tại bếp lửa gia đình. Triết trải lòng: "Chúng tôi rất thèm bánh xèo, bánh bèo, cóc, ổi, bánh bao. Cũng may là mới rời Thái Lan nên trên tàu vẫn còn chôm chôm và măng cụt".
Đi vào khu vực lấy thức ăn, anh giải thích, thịt kho của người Mỹ không giống món thịt kho nước dừa của Việt Nam. Nhắc đến món ăn này dễ khiến anh em nhớ nhà da diết. Anh dự định khi về đất liền sẽ xin mẹ nấu mấy món "tủ" cho ăn. Ở trên tàu nếu thèm món ngon hay đặc sản đến mấy cũng cứ phải nhịn vì người nhà không thể chuyển thực phẩm lên tàu được.
"Người Việt Nam thích ăn gia vị đậm đà trong khi khẩu vị người Mỹ rất nhạt, ăn lâu cũng quen khẩu vị Mỹ, nhưng hương vị của gia đình thì khó mà quên được," anh nói.
Khu không quân nơi được xem là sức mạnh của tàu sân bay Mỹ USS George Washington. Ảnh: Vũ Lê.
Còn anh Quân, có một năm rưỡi làm việc ở USS George Washington, kể rằng trên tàu sân bay này, các nhân viên không chỉ chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của mình mà còn phải tham gia vào các công tác khác. Ngoài công việc chính trên tàu, anh từng trải qua các việc khác như phụ rửa chén, bưng bê thức ăn, hoặc lau bàn quét dọn.
"Hầu như trên tàu ai nấy đều trải qua khoảng thời gian quy định làm công việc phục vụ để chia sẻ trách nhiệm với mọi người. Làm công tác này xong mình sẽ ngừng than vãn và thấu hiểu, thông cảm cho anh em hơn", Quân nói.
Quân cho biết dù lênh đênh trên biển nhưng về sức khoẻ thì các thủy thủ không phải lo lắng vì phòng y tế trên mẫu hạm hàng không này hiện đại như một bệnh viện nhỏ, bác sĩ không những rất giỏi mà còn có thể trị đa khoa. Anh cũng kể về hai trường hợp cần thăm khám bác sĩ mới đây nhất là bị trầy đầu gối do vướng các cửa trên tàu và bị u đầu do đụng trần khoang.
Boong tàu sân bay Mỹ USS George Washington. Ảnh: Vũ Lê.
Trong một dịp hiếm có được tiếp xúc với các vị khách nói tiếng Việt, các thủy thủ Mỹ gốc Việt hào hứng kể về cuộc sống, chuyện trò tưởng như không dứt. Trong khi đó hàng chục phi cơ trên tàu vẫn tiếp tục việc luyện tập. Máy bay lao vun vút trên không. Phía dưới, những chiếc móc tuần tự câu lấy các sợi xích căng ngang trên boong tàu để đón phi cơ đáp an toàn lên mẫu hạm.
Các thuỷ thủ gốc Việt trên tàu USS George Washington cho biết, công việc của họ thường xuyên luân chuyển, một thời gian làm trên bờ, một thời gian làm việc trên tàu. "Biết đâu lần sau tàu quay lại vùng biển tiếp giáp Việt Nam thì tôi đã trở về Mỹ rồi", một hải quân gốc Việt nói thay cho lời chia tay.
Tại khoang lái cũng là phòng làm việc của Chỉ huy tàu USS George Washington, Thuyền trưởng David Lausman cho biết, tàu có rất nhiều phân khu quan trọng như khu không quân, nơi cất cánh, hạ cánh, bảo trì sửa chữa máy bay, y tế... Tuy nhiên, linh hồn của tàu sân bay này chính là 5.500 thuỷ thủ làm việc tại đây.
"Nhiều thành viên thuỷ thủ đoàn có mối liên hệ chặt chẽ với Việt Nam, họ là người Mỹ gốc Việt. Chính họ đã góp phần tạo nên những điều tốt đẹp nhất của con tàu. Tôi tự hào về họ", ông Lausman chia sẻ.
Vũ Lê