THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 August 2011

'Biểu tình chẳng do ai kích động'

Cập nhật: 14:20 GMT - thứ hai, 22 tháng 8, 2011
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không thấy có lý do gì để Chính quyền giải tán, bắt bớ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, vừa lên tiếng phản bác chính quyền thành phố Hà Nội can thiệp, giải tán và bắt bớ những người biểu tình phản đối Trung Quốc quanh Hồ Gươm, ngày Chủ Nhật hôm qua.

Trao đổi với BBC ngày 22/11, một hôm sau khi chính quyền TP Hà Nội cưỡng chế giải tán biểu tình và bắt đi khoảng 50 người phản đối Trung Quốc, cựu thiếu tướng nói:

"Tôi thấy không có lý do gì để bắt người ta, bắt những người thanh niên mà hình như hôm nay vẫn chưa thả."

Tướng Vĩnh nhấn mạnh "Theo Hiến pháp, người dân được nhiều quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình" và ông cũng nhắc lại việc không tán thành với bản Thông báo của Chính quyền Hà Nội hôm 18/8 cấm đoán các cuộc biểu tình, tuần hành yêu nước trên địa bàn thủ đô.

Vị lão thành cách mạng năm nay 96 tuổi cho rằng các cuộc biểu tình của quần chúng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong suốt 11 tuần lễ qua '"là một nhân tố cộng hưởng với chính quyền, tăng thêm sức mạnh" và "lấy làm lạ" trước can thiệp của an ninh và chính quyền.

Ông khẳng định: "Trung Quốc còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, còn làm những việc tai ác với Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam phẫn nộ, mà phẫn nộ thì sau này người ta sẽ biểu tình phản đối."

"Trung Quốc còn xâm phạm chủ quyền của VN, còn làm những việc tai ác với VN, thì nhân dân VN phẫn nộ, mà phẫn nộ thì sau này người ta sẽ biểu tình phản đối"

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Phản bác lại quan điểm của một số báo chí Hà Nội hai hôm qua vốn cho rằng các cuộc biểu tình bị "kẻ xấu" hay "thế lực thù địch" xúi giục "kích động, lợi dụng" tướng Vĩnh cho hay:

"Trong 11 cuộc biểu tình cho đến nay, tôi không thấy có kẻ nào xấu hay ai là thù địch xen vào lợi dụng cả. Mà tôi thấy tất cả đều là đàng hoàng. Thứ hai nữa là nếu nói là bị kẻ xấu lợi dụng, thì đánh giá những nhà trí thức tên tuổi của chúng tôi thấp quá,"

"Bởi vì các cuộc biểu tình ấy có nhiều giáo sư, tiến sỹ tham gia, và họ đều là những người có tên tuổi cả. Thế mà lại bảo là bị kẻ xấu lợi dụng thì đánh giá những nhà trí thức ấy rất là thấp, sai quá đấy."

"Làm sao kích động?"

Hôm 22/10, tờ Hà Nội Mới online đưa ra nhận định về đích danh một số nhân sỹ, trí thức tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành, và đặc biệt đưa ra bình luận về một trong số các vị này đó là Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.

Tờ báo viết:

"Vẫn còn một bộ phận các cá nhân, thậm chí cả những người được xem là trí thức, vẫn cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cẩu của Ủy ban Nhân dân Thành phố. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Xuân Diện (sinh năm 1970) - Phó Giám đốc Trung tâm Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm."

"Trong suốt thời gian qua, ông Diện vừa trực tiếp tham gia tuần hành, vừa lập trang web cá nhân để kêu gọi, kích động và hướng dẫn việc tham gia biểu tình..."

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phản bác lại các bình luận này, và nói với BBC:

"Đến loại người kỳ cựu như chúng tôi mà cũng không kích động nổi, nữa là ông Nguyễn Xuân Diện làm sao kích động nổi các trí thức có danh tiếng ấy"

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

"Tôi không đồng ý, tôi cũng theo dõi các mạng. Tôi thấy ông ấy không có kêu gọi người ta biểu tình. Mà tôi cũng không thấy kích động. Ông ấy làm sao kích động nổi.

"Đến loại người kỳ cựu như chúng tôi mà cũng không kích động nổi, nữa là ông Nguyễn Xuân Diện làm sao kích động nổi các trí thức có danh tiếng ấy."

Tướng Vĩnh không loại trừ khả năng có một sức ép nào đó từ phía Trung Quốc đặt lên chính quyền Việt Nam, vốn có thể dẫn tới các hành động can thiệp cứng rắn với các cuộc biểu tình, như các sự kiện đã thấy trong ngày Chủ Nhật 21/8 và hai lần biểu tình trước đó.

Tuy nhiên, ông không chắc chắn liệu Nhà nước và chính quyền Việt Nam có quan ngại các cuộc biểu tình, tuần hành có thể phát triển thành những phong trào chính trị, xã hội rộng lớn hơn, đòi các quyền cơ bản, dẫn tới thách thức trực tiếp vị thế và quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Tôi đã từng nói: con run xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được."

Cho đến tối ngày 22/08 theo giờ Hà Ṇôi chưa thấy lãnh đạo cao cấp nào trong bộ máy Đảng và Nhà nước ở Việt Nam lên tiếng chính thức về các vụ việc vừa qua.

Hoa Kỳ kêu gọi thả người biểu tình

Cập nhật: 07:49 GMT - thứ ba, 23 tháng 8, 2011
Người biểu tình bị đưa lên xe buýt

Khoảng 50 người bị bắt hôm Chủ nhật 21/08, phần đông đã được thả

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa bày tỏ quan ngại về việc chính quyền bắt một loạt người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/08 và kêu gọi trả tự do cho họ.

Báo An ninh Thủ đô của Công an Hà Nội hôm thứ Hai cho hay "có 47 trường hợp bị đưa về Đồn Công an Mỹ Đình" sau khi lực lượng an ninh giải tán cuộc biểu tình mà giới chức gọi là "tập trung trái pháp luật" ở trung tâm thành phố.

An ninh Thủ đô cho biết thêm rằng "cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo 39 trường hợp về hành vi tụ tập trái quy định, gây mất trật tự công cộng".

Những người này đã được cho về nhà, nhưng tám người còn lại bị đưa về Công an Quận Hoàn Kiếm.

Cuối ngày thứ Hai, 5 người trong số đó được thả, ba người vẫn còn bị giữ "để điều tra, xử lý".

Họ có thể bị buộc tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ.

Một nguồn tin từ Hà Nội cho BBC biết đó là các ông bà Nguyễn Văn Dũng, Bùi Minh Hằng và Đặng Bích Phượng.

Trả tự do

Một người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm thứ Ba kêu gọi trả tự do cho những người này.

Giới truyền thông nước ngoài ở Việt Nam dẫn lời người phát ngôn không nêu danh tính nói: "Chúng tôi quan ngại về việc bắt giữ các cá nhân dường như chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa".

"Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị bắt vì thực hiện quyền con người và quyền tự do cơ bản."

Theo sứ quán Mỹ, việc bắt giữ người dân đang tụ tập một cách hòa bình là trái với "bổn phận của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị".

Hiến pháp Việt Nam cũng quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật".

Thế nhưng các kênh chính thống ở Việt Nam mấy ngày qua liên tục giải thích người biểu tình bị bắt là vì đã "gây mất trật tự, ổn định".

Những người xuống đường tuần hành chống Trung Quốc còn bị cáo buộc là đã "lợi dụng quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật".

5 người được thả hôm thứ hai là Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Hữu Long, Ngô Duy Quyền, Lưu Trọng Đức và Nguyễn Quang Thạch.

Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 21/08 là lần thứ 11 có tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Cách đó ba ngày, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động này.

Giá vàng đang giảm nhanh

Sức ép giảm giá trên thế giới, cùng thông điệp từ Ngân hàng Nhà nước giúp thị trường chiều nay hạ nhiệt. Gần 16h, giá vàng miếng SJC xuống dưới 48,5 triệu đồng, giảm trên dưới 500.000 đồng mỗi lượng so với buổi sáng.
> Vàng vượt 49 triệu đồng

Sau hai ngày biến động, giá vàng đã giảm nhẹ. Ảnh: Công Tâm.
Sau hai ngày biến động, giá vàng đã giảm nhẹ. Ảnh: Công Tâm.

Lúc 15h50, giá vàng SJC tại TP HCM là 48,15-48,45 triệu đồng một lượng và tại Hà Nội là 48,15-48,47 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra), thấp xa so với mức mở cửa đầu ngày là 48,6-48,9 triệu đồng một lượng.

Các doanh nghiệp khác chiều nay cũng niêm yết mua bán vàng miếng ở 48,2-48,52 triệu đổng, giảm 400.000 đồng chiều mua và bán so với giá đầu ngày. Nếu so với mức giá kỷ lục lúc 11h trưa là 48,8 triệu đồng mua vào, 49,1 triệu đồng bán ra, mỗi lượng vàng chiều nay đã tuột mất 600.000 đồng.

Biên độ mua bán chiều nay được các đơn vị kinh doanh điều chỉnh giảm so với sáng, phổ biến ở mức 300.000 đồng. Chênh lệch giữa thế giới và trong nước càng về chiều, càng thu hẹp hơn. Giá thế giới giữa giờ chiều đứng ở 1.880 USD, tương đương với 47,3 triệu đồng. Như vậy, chênh lệch trong nước - thế giới chỉ còn khoảng 800.000 đồng, thay vì mức hơn 1 triệu đồng một lượng hôm qua.

"Giá trong nước vênh 400.000 đồng một lượng cho thấy bắt đầu có dấu hiệu đầu cơ, làm giá. Chênh lệch dưới 400.000 đồng, giới đầu cơ, làm giá không có lãi", Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình phát biểu tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ do Bộ Thông tin Truyền thông tổ chức sáng nay.

Nhìn nhận thực trạng thị trường có đầu cơ và mất cân đối cung cầu cục bộ, Thống đốc cho biết sẵn sàng cấp quota nhập khẩu nếu thấy cần thiết để bình ổn giá trở lại. Và về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các biện pháp tổng thể, trong đó có phương án huy động vàng của dân.

Thông điệp của Thống đốc được cho là giúp thị trường hạ nhiệt phần nào sau cơn sốt. Nhưng nhân tố chính vẫn là diễn biến thế giới, đặc biệt khi giá vàng quốc tế dần tuột khỏi các mốc 1.890 rồi 1.880 USD một ounce.

Tuệ Minh

Dân khổ vì trạm thu phí bao vây tứ phía

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, địa bàn TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai dày đặc trạm thu phí. Theo cánh tài xế đây là kiểu bố trí "vây bắt", các xe chạy đằng nào cũng không thoát khỏi việc đóng phí.

Tỉnh Bình Dương có 7 dự án BOT giao thông đang khai thác với 13 trạm thu phí. Đầu tiên phải kể đến trạm Vĩnh Phú (Thuận An) do Becamex làm chủ đầu tư. Tất cả xe đi từ TP HCM theo quốc lộ 13 đến Bình Dương đều phải qua đây. Cách đó 20 km về hướng thị xã Thủ Dầu Một là trạm Suối Giữa.

Kế đến là 4 trạm thu phí do Công ty Vật liệu và xây dựng Bình Dương (M&C) làm chủ đầu tư. Theo quy định, hai trạm thu phí phải cách nhau 70 km nhưng các trạm thu phí này lại khá gần nhau, như trạm Lái Thiêu (huyện Thuận An) chỉ cách trạm Vĩnh Phú trên quốc lộ 13 khoảng 2 km. Trạm An Phú (huyện Thuận An) cách trạm Lái Thiêu 8 km, và trạm Bình Thung cách trạm An Phú 18 km.

Sơ đồ mạng lưới trạm thu phí dày đặc trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Ảnh: ST.

Cách trạm Bình Thung khoảng 2,5 km đi ra nút giao thông ngã 3 Tân Vạn lại xuất hiện trạm thu phí Bình Thắng do M&C làm chủ đầu tư. Để "vây bắt" nốt những xe "né" trạm thu phí An Phú và Lái Thiêu đi từ ngã tư Nguyễn Văn Tiết - đại lộ Bình Dương qua ấp Bình Đáng (xã Bình Hòa) để ra quốc lộ 13, nhà đầu tư đã xin nâng cấp con đường này và lập nên trạm thu phí Bình Đáng (thuộc dự án BOT ĐT743).

Anh Nguyễn Quang Châu, tài xế xe tải thường đi vào các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương cho biết, cánh tài xế rất ngán ngẩm với hệ thống trạm thu phí dày đặc như hiện nay. "Chưa bao giờ tôi thấy có nhiều trạm như vậy, chạy đường nào cũng không thể thoát, có khi chạy chừng 100 km thôi mà phải đóng phí 3-4 lần", anh Châu bức xúc.

Còn theo anh Tám (tài xế xe tải chuyên chở hàng từ các khu công nghiệp ở Đồng Nai đi Bình Dương), có ngày đóng tiền qua trạm thu phí đến hơn 20 lần, mất hơn 200 nghìn đồng. "Tôi chạy xe tải nhẹ chở hàng như thế là còn ít chứ xe container, xe tải hạng nặng còn phải đóng tiền gấp nhiều lần", anh Tám cho hay.

Trên địa bàn Bình Dương hiện có một khu vực được cánh tài xế gọi là "ma trận thu phí", đó là khu Bình Thung. Trong bán kính khoảng 6 km có đến 4 trạm thu phí gồm Trạm Bình Thung (dự án ĐT743), trạm trên quốc lộ 1K đi về hướng quận Thủ Đức - TP HCM (xã Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, Bình Dương), trạm trên quốc lộ 1K (phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) và trạm Bình Thắng.

So với Bình Dương, các trạm thu phí trên tỉnh Đồng Nai cũng không kém phần dày đặc. Trong phạm vi nhỏ hẹp của thành phố Biên Hòa có đến 11 trạm, chưa kể 2 trạm thu phí trên quốc lộ 20, từ quốc lộ 1A - ngã tư Dầu Giây đi Định Quán và một trạm thu phí trên quốc lộ 51 qua Long Thành đi Vũng Tàu.

Trạm thu phí số 3 tại vòng xoay Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai). Đối diện là trạm số 2, cả hai cách nhau chưa được 500 m đều do công ty TNHH Cường Thuận quản lý. Ảnh: Hữu Công.

Đường Bùi Hữu Nghĩa (tỉnh lộ 16) từ ngã 3 Tân Vạn đi thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương) chỉ dài khoảng 10 km nhưng có tới 4 trạm thu phí. Cụ thể, từ ngã 3 Tân Vạn đi vào đường Bùi Hữu Nghĩa thuộc phường Tân Vạn, thành phố Biên Hòa là trạm thu phí số 4. Tiếp theo là các trạm số 3, 2 và cuối cùng là trạm số 1, cách tỉnh Bình Dương vài trăm mét. Trong đó, riêng tại vòng xoay Hóa An (Biên Hòa), có 2 trạm thu phí do công ty TNHH Cường Thuận quản lý cách nhau chưa đến 500 m.

"Các xe đi qua 4 trạm này chỉ phải đóng tiền 2 lần đi và về. Nhưng bất cập ở chỗ họ lập quá nhiều trạm trên một đoạn đường ngắn gây lộn xộn, ùn tắc vào giờ cao điểm bởi xe cộ phải nối đuôi mua vé qua trạm. Nhiều người ít đi lại khu vực này phải mua vé ở tất cả trạm nên bị mất tiền oan", một tài xế thường qua đây cho hay.

Dù không dày đặc trạm thu phí như Bình Dương và Đồng Nai, nhưng TP HCMcũng bố trí các trạm thu phí ngay cửa ngõ quan trọng nên các xe "chạy trời cũng không thể thoát" việc đóng phí.

Hiện nay tại TP HCM có 6 trạm thu phí gồm: trạm cầu Bình Triệu (trên quốc lộ 13), xa lộ Hà Nội, An Sương - An Lạc, Kinh Dương Vương, Cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Linh.

Tại cửa ngõ phía Bắc, muốn vào TP HCM theo đường cầu Bình Triệu, bắt buộc phương tiện phải qua trạm thu phí cầu Bình Triệu trên quốc lộ 13.

Các phương tiện muốn đi vào trung tâm TP HCM đều phải đi qua trạm thu phí xa Lộ Hà Nội do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) quản lý. Ảnh: Hữu Công.

Để vào thành phố qua cầu Sài Gòn thì các xe phải qua trạm thu phí Xa lộ Hà Nội. Còn nếu đi theo liên tỉnh lộ 25B qua cầu Phú Mỹ, các phương tiện cũng sẽ phải "ghé" trạm thu phí cầu Phú Mỹ.

Nếu đi theo cửa ngõ phía tây thì sẽ phải đi qua trạm thu phí An Sương - An Lạc, theo đường Kinh Dương Vương thì "đụng" trạm Kinh Dương Vương - Hùng Vương nối dài (quận 6). Còn đi đại lộ Nguyễn Văn Linh cũng không thoát được trạm thu phí đặt giữa con đường này.

Sắp tới, khi hầm chui Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn được thông xe, sẽ xuất hiện thêm một trạm thu phí nữa và các xe đi từ xa lộ Hà Nội qua đại lộ Đông Tây để về miền Tây sẽ phải đóng phí 2 lần. Nếu không đi theo lộ trình này mà đi theo hướng cầu Phú Mỹ cũng sẽ phải đóng phí tại trạm trên cầu trên đường Nguyễn Văn Linh.

Lập luận cho việc "tràn lan" trạm thu phí như hiện nay, địa phương nào cũng cho rằng vì tỉnh nhà còn thiếu vốn không thể tự xây dựng đường xá, cầu cống nên phải dựa vào các doanh nghiệp để họ bỏ vốn xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Vì vậy dù nhận biết sự không hợp lý về việc đặt các trạm thu phí dày đặc, nhưng địa phương đành... "lực bất tòng tâm".

Theo ông Thái Văn Chung, Tổng thư ký Hiệp hội vận tải Hàng hóa TP HCM, hiện nay tại các tỉnh thành đều có nhiều trạm thu phí bố trí bất hợp lý. Điều này dẫn đến tình trạng phí chồng phí, khiến người dân phải chi tiền quá nhiều. "Theo quy định của Bộ Tài chính các trạm thu phí phải cách nhau tối thiếu 70 km, các trạm hiện nay đa số đều vi phạm thông tư này", ông Chung nhấn mạnh.

Cũng theo ông Chung, Hiệp hội đã nhiều lần gửi văn bản đến Bộ Giao thông Vận tải để góp ý về việc này, song kết quả không như mong muốn vì các trạm thu phí đã thiết lập từ nhiều năm trước nên việc di dời gặp nhiều khó khăn.

Các chủ đầu tư công trình theo hình thức BOT cũng nhận ra vấn đề này. Ông Nguyễn Thành Thái (Tổng giám đốc Công ty CP BOT cầu Phú Mỹ, đơn vị thu phí cầu Phú Mỹ) từng có ý định bán quyền thu phí cầu Phú Mỹ hoặc mua quyền thu phí tại trạm xa lộ Hà Nội để gom việc thu phí cho hai công trình về một địa điểm. Nhưng đến nay, ý định đó vẫn chưa được thực hiện.

Cũng từ thực trạng trạm thu phí bủa vây như hiện nay mà người dân phải "lãnh đủ" khi các tài xế tìm mọi cách "né" trạm thu phí bằng cách "chui" vào đường "dân sinh". Nhiều con đường phải oằn mình cõng những chiếc xe có trọng tải lớn đã xuống cấp nghiêm trọng và tai nạn luôn rình rập người dân khi tham gia giao thông.

Hữu Công

Rolls-Royce Phantom Sapphire độc nhất tại Hải Phòng!

Sản xuất theo chương trình Bespoke mà Rolls-Royce dành riêng cho những khách hàng đặc biệt, Phantom Sapphire đính kim cương ở đồng hồ, trần xe mô phỏng bầu trời đầy sao. Giá tại Việt Nam vào khoảng 20 tỷ đồng.

Phantom Sapphire do Đức Thịnh Auto (Hải Phòng) nhập từ Mỹ, đời 2009. Gam màu chủ đạo xanh và đường kẻ dọc thân coachline vẽ thủ công. Nội thất là nơi tập trung mạnh nhất với những chi tiết không giống chiếc Phantom nào ở Việt Nam. Thảm để chân lông cừu, đồng hồ thời gian gắn kim cương ở vị trí 12 giờ.
Phantom Sapphire tại Hải Phòng.
Phantom Sapphire tại Hải Phòng.

Hộp đựng chìa khóa làm bằng gỗ óc chó. Hàng ghế sau có tủ lạnh với các ngăn gọn gàng. Độ lạnh sâu chứ không chỉ làm mát như các hộc lạnh thông thường. Mặt hàng ghế sau có bộ ly pha lê. Trên trần là cửa sổ trời và bộ tạo sao giả điều khiển bằng nút bấm. Bộ giải trí gồm 2 màn hình DVD hàng ghế sau, 3 camera hiển thị tại bảng điều khiển trung tâm.

Động cơ vẫn là loại 6,75 lít V12, công suất 453 mã lực ở vòng tua máy 5.350 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 720 Nm ở vòng tua 3.500 vòng/phút. Hộp số tự động 6 cấp. Mức giá sau thuế dành cho Phantom Sapphire vào khoảng 20 tỷ đồng.
* Thêm ảnh về Phantom Sapphire
Trọng Nghiệp

Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vàng cho dân!

Cân đối xuất nhập khẩu chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các kế hoạch đồng bộ, trong đó có cả việc huy động nhằm giữ vàng thay dân, bình ổn thị trường và tăng nguồn lực quốc gia, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định.
> Giá vàng kiềm chế đà tăng

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Nhật Minh
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Ảnh: Nhật Minh

Có mặt tại buổi giao ban báo chí thường kỳ của Bộ Thông tin Truyền thông để chia sẻ về tình hình thị trường vàng và hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình thừa nhận những diễn biến phức tạp thời gian qua.

Cùng với việc giá thế giới tăng vọt (có lúc đã lên tới 1.917 USD một ounce) thị trường trong nước cũng biến động mạnh. Đáng ngại là việc giá trong nước nhiều lúc không biến động với biên độ lớn hơn nhiều so với thế giới, có lúc hơn 1,2 triệu đồng một lượng.

Theo Thống đốc, do Việt Nam là một nước tiêu thụ vàng, không có mỏ khai thác lớn nên không thể có nhiều vàng để bán ra can thiệp. Số vàng hiện nay chủ yếu là nhập khẩu, nên nhiệm vụ trước mắt là điều hành làm sao để giá trong nước hài hòa với thế giới ở mức độ cho phép. Nếu mức chênh lệch quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ, làm giá.

“Kinh nghiệm cho thấy nếu giá trong nước cao hơn thế giới trên 400.000 đồng là không ổn, bắt đầu có hiện tượng đầu cơ, làm giá. Dưới mức này thì chấp nhận được”, Thống đốc khẳng định.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Bình, không có chuyện thua lỗ trong đợt nhập vàng vừa qua. Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ cho nhập khi thấy xu hướng còn lên. Trong số quota 5 tấn đã cấp, các doanh nghiệp đã nhập khoảng 3 tấn. 

Để bình ổn thị trường vàng trong trung và dài hạn, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết Ngân hàng Nhà nước đang triển khai hai công việc quan trọng. Trước hết là hoàn tất nghị định quản lý kinh doanh vàng theo hướng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quản lý nhà nước, đảm bảo lợi ích của người nắm giữ vàng cũng như hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Dự thảo nghị định đã được hoàn tất và gửi tới các bộ, ngành để trưng cầu ý kiến, trong đó khẳng định chủ trương hạn chế kinh doanh, sản xuất vàng miếng. Ngân hàng Nhà nước sẽ là cơ quan đầu mối tổ chức hoặc cấp phép sản xuất vàng miếng. Việc cấp phép cho doanh nghiệp sản xuất sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, nhưng Thống đốc khẳng định sẽ rất hạn chế. 

Liên quan tới khâu lưu thông, Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ cho một số ít doanh nghiệp và tổ chức tín dụng có kinh nghiệm thực hiện mua bán vàng miếng với tổ chức, cá nhân, nhằm thu hẹp đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi đối với việc quản lý hoạt động mua bán này.

Đề án thứ hai được Thống đốc đặt nhiều hy vọng, đó là đưa ra giải pháp tổng thể cho thị trường, làm sao để phát huy tối đa số vàng đang nằm trong dân phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng vàng trong nền kinh tế hiện khoảng 300-500 tấn. Khi các ngân hàng được phép huy động, cho vay và hoán đổi vàng thành vốn tiền đồng để kinh doanh, thời cao điểm, 50-60% số vàng này nằm trong hệ thống ngân hàng. Nhưng để hạn chế rủi ro, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước cấm hoạt động này. Giao dịch vàng tài khoản, đặc biệt là giao dịch tài khoản ở nước ngoài, các ngân hàng cũng phải dừng triển khai.
“Người có vàng mà chỉ cất giữ ở nhà sẽ gây rủi ro cho bản thân họ và và xã hội, đồng thời số vốn nằm chết trong vàng không được phát huy. Giờ nếu cho ngân hàng huy động mà không cho vay ra, thì cũng lãng phí hoặc họ sẽ phải tìm cách này hay cách khác để kinh doanh. Nếu kinh doanh có hiệu quả như chúng ta mong muốn thì tốt, nhưng cũng rất rủi ro. Vậy tại sao không để Ngân hàng Nhà nước thay mặt nhà nước huy động số vàng đó? Dân sẽ có chỗ gửi vàng an toàn mà Nhà nước lại tận dụng được để tăng dự trữ ngoại hối, khi cần có thể chuyển đổi ra đồng vốn kinh doanh hoặc can thiệp thị trường khi cần thiết”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đặt vấn đề.

Dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ huy động vàng trong dân thông qua hệ thống đại lý của mình là các tổ chức tín dụng. Theo tính toán của ông Bình, lượng vàng Ngân hàng Nhà nước có thể huy động trong dân ít nhất cũng phải tương đương số vàng mà dân đã gửi vào hệ thống ngân hàng trước đây, trên dưới 130 tấn, tương đương 10 tỷ USD. 

“Để triển khai đề án này còn cần nhiều vấn đề kỹ thuật cần xử lý, nhưng đề án này cùng với nghị định vàng sẽ giúp đảm bảo tối đa quyền lợi người dân, bình ổn thị trường, tạo nguồn lực quốc gia”, ông nói.

Về tình hình hoạt động ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, kể từ tháng 4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng ngoại tệ lớn, trên 6 tỷ USD. Tỷ giá ngân hàng lần đầu tiên sau nhiều tháng đã nằm dưới giá trần. Tình hình thanh khoản tiền đồng đang được cải thiện đáng kể. Đến nay, vốn của các tổ chức tín dụng đã ở mức đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.
Song Linh - Nhật Minh

Ô tô bốc cháy, 20 người thoát chết gang tấc

Dân Việt - Đang lưu thông, chiếc xe khách giường nằm hai tầng của Công ty TNHH Hoàng Long bất ngờ mất lái, lao vào thành cầu và bốc cháy, 20 hành khách trên xe kịp thời thoát chết trong gang tấc.

Khoảng 1h30” ngày 23.8, tại Km 689+377, trên tuyến QL1A thuộc địa phận xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình, xe ô tô khách gường nằm thuộc Công ty TNHH Hoàng Long, mang BKS 16L-3423, đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam đến đoạn cầu Vĩnh Mốc bỗng dưng mất lái lao vào rào chắn phía Bắc bên phải cầu Bến Mốc rồi bốc cháy dữ dội.
Chiếc xe khách cháy rụi tại hiện trường
 
Khi ngọn lửa bắt đầu lan nhanh, một số hành khách trên xe đã nhanh chân thoát ra theo lối cửa chính, số còn lại hoảng hốt nhảy theo đường thoát hiểm bên thành xe ra bên ngoài.
Năm trong số 20 người trên xe bị thương nặng, trong đó có 1 lái xe và 1 phụ nữ mang bầu, hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ Thủy, sau đó được chuyển xuống Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.
Tại hiện trường, chiếc xe nằm ngay trên cầu Bến Mốc và chỉ còn trơ khung sắt. Toàn bộ hàng hóa, hành lý của hành khách đều đã bị ngọn lửa thiêu rụi. Thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đồng.

Gần 6.000 người cướp nghêu ở Cà Mau

(Dân Việt) - Ông Lê Văn Sử - Bí thư huyện Ngọc Hiển, Cà Mau cho biết: Ngày 22.8, khoảng 1.000 xuồng máy chở theo gần 6.000 người đã dùng máy bơm hút và dùng tay để cào nghêu, ngang nhiên xâm phạm vùng nuôi nghêu bãi Khai Long (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển).

Xã viên của 16 HTX nuôi nghêu, đoàn thể và Công an huyện Ngọc Hiển đã vận động, thuyết phục, ngăn chặn đám đông vào vùng nuôi nghêu nhưng không có kết quả.

LẠI TRÒ BỊP DÂN

 

LÃO MÓC

 

Nói gì thì nói, phải công nhận cuộc biểu tình ngày 5-6-2011 do nhóm Nhật Ký Yêu Nước kêu gọi đã mở ra "ánh sáng cuối đường hầm" cho công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ cho đất nước sau 60 năm cai trị của Đảng và Nhà Nước CSVN. Mọi người đều hy vọng những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN sẽ dựa vào sức dân để thoát dần những ảnh hưởng của Trung Cộng mà ai cũng biết sẽ dẫn đến hiểm họa mất nước.

 

Nhưng, đến cuộc biểu tình lần thứ 7 thì, Đảng và Nhà Nước ta đã "vâng lệnh" "Thiên triều" phái Thứ Trưởng Hồ Xuân Sơn (HXS) vừa quỳ vừa bò qua Trung Nam Hải nghe lệnh của "tiểu đồng chí" Hồng Lỗi.Thế là sau đó, bọn VC đàn em nó ra lệnh cho bọn công an chó chết của chúng nó phối hợp với dân phòng, thanh niên xung phong. bọn du côn, du đảng, bọn đâm thuê chém mướn đuợc điều khiển bởi bọn Tình Báo Sở của đàn anh TC đã ra tay đàn áp bọn dân đem biểu tình bằng đủ mọi phương cách từ dùng cầm nã thủ kẹp cổ dân biểu tình, dùng độc cước đạp vào mặt, vào bụng dân biểu tình,dùng đòn "tứ nhân khiêng nhất cẩu" liệng người biểu tình xe buýt. Nói chung, là không có trò khốn nạn, dã man nào mà bọn "Hán Trư" ra lệnh cho bọn "Việt Cẩu" mà bọn này không đem ra áp dụng đối với những người đi biểu tình.  

 

Thế là dân chúng VN lên tiếng ta thán khắp nơi. Các "sĩ phu Bắc Hà" đã cùng nhau sắn tay áo kéo tới cửa quan. Mấy chục người gửi kiến nghị cho Đảng và Nhà Nước. Khoảng mươi người đòi Bộ Ngoại Giao CSVN phải minh bạch những điều mà Thứ Trưởng HXS đã ký kết. Đảng và Nhà Nước ta lại giở trò ma bùn, ma tịt chả ra làm sao cả đối với những vị trí thức, nagay cả cựu Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

 

Chuyện khôi hài là lại có một anh vốn là "cố vấn, cấn vố" của một tổ chức "chống Cộng" ở hải ngoại lại làm "chuyện ruồi bu… ngầu pín" là ra sức bênh vực cho Đảng và Nhà Nước ta về chuyện "cái công hàm chết tiệt" công nhân bản tuyên bố của mấy anh Chệt Cộng vào năm 1958 của lão (cố) Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.

 

Không biết đây có phải là chuyện "còn tình chi nữa" giữa hai đảng cộng sản anh em TC và VC - như khi xảy ra cuộc chiến "huynh đệ tương tàn" vào năm 1979, hay đây chỉ là "trò bịp dân" của hai đảng cộng sản đại bịp?

 

Chuyện lạ là báo Đại Đoàn Kết của Mặt Trận Tổ Quốc là cơ quan ngoại vi của đảng VC đã có hai bài báo bảo đảm làm "nổ đôm đốm mắt" đàn anh TC và làm ngạc nhiên đa số người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại.

 

Đó là chuyện phóng viên  của báo này đã tìm gặp những người cựu chiến sĩ Hải Quân VNCH đã từng tham chiến cuộc hải chiến Hoàng Sa với TC của Hải Quân/QLVNCH vào năm 1974 phỏng vấn và tường thuật những việc làm bảo vệ biển, đảo của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.

 

Và, báo này đã cho đăng tải một bài viết của "Nhóm phóng viên Biển Đông" của báo này về cái gọi là "công hàm bán nước" của cố Thủ Tướng PVĐ mà mấy thằng phản động nó cứ nhất định gọi là "Đồng Vẩu".

 

Xin mời nghe trích đọạn bài viết:

 

"Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền VN trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay TQ tại quần đảo HS năm 1974".

 

Bài viết ngày 20-7-2011, báo Đại Đoàn Kết viết:

 

"Một cơ sở nữa trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không trực tiếp quản lý đối với 2 quần đảo HS và TS. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm" Trung Quốc, Đài Loan, VNCH và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp."

 

Báo ĐĐK kết luận:

 

"Trong suốt quá trình thực hiện mưu đồ bá chủ trên Biển Đông, TQ đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên tạc lịch sử, biến có thành không, biến không thành có, tung hỏa mù để cố tình làm sai lệch  nhận thức của chính nhân dân TQ cũng như của cộng đồng quốc tế về vấn đề này theo hướng có lợi cho mưu đồ của TQ. Tuy nhiên, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật lịch sử và dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế, những hành vi xuyên tạc, tung hỏa mù, cố tình làm sao cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận càng khiến cho TQ lộ rõ âm mưu cũng như thủ đoạn của họ trong suốt quá trình áp đặt ý đồ "nuốt trọn" Biển Đông, theo kiểu "miệng nói hòa bình không xưng bá, tay làm phức tạp hoá hòa bình."

*

Muốn nói gì thì nói, ai cũng phải công nhận chuyện đồng bào trong nước xuống đường biểu tình phản đối bọn TC khốn nạn hống hách, cường quyền đối với Đảng và Nhà Nước CSVN cũng như đối với ngư dân VN là "chuyện lạ" mà sau 60 năm Đảng và Nhà Nước ta cai trị đất nước mới có.

 

Chuyện càng "lạ" hơn là báo Đại Đoàn Kết, một tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc là tổ chức ngoại vi của đảng CSVN lại "chơi" ngay hai bài báo trong lúc mà Đảng và Nhà Nước ta vì "ăn phải đũa" TC, anh nào anh nấy cũng phải vừa quỳ, vừa bò để qua Trung Nam Hải đế khấu tấu với Thiên triều.

 

Và, trong lúc đó thì răm rắp nghe theo lệnh của Thiên triều là cho Công An đàn áp thô bạo, dã man, tàn khốc đối với những người biểu tình.

 

Và, những hình ảnh man rợ này đã được phổ biến khắp thế giới. Điều này cho thấy Đảng và Nhà Nước CSVN quả là một nhà nước độc tài, lạc hậu trong khi đã là một nước được gia nhập WTO, được gia nhập Liên Hợp Quốc…   

*

Để vuốt mặt, Trung Tướng Công an Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc CA thành phố Hà Nội đã họp báo tuyên bố: "Không có chủ trương trấn áp người yêu nước" và đã ra lệnh đình chỉ công tác tên đại úy Phạm Hải Minh, kẻ đã mấy đạp vào mặt "đảng viên" Nguyễn Chí Đức.

Những người biểu tình đã thoải mái biểu tình khi cuộc biểu tình lần thứ 10 diễn ra.

Sau đó, khi một trang mạng loan tin cuộc biểu tình lần thứ 11 vào ngày 21-8-2011 thì, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu ngưng biểu tình. Chuyện lạ là không có ai ký tên trong bản thông báo này.    

Trước ngày biểu tình xảy ra, UBND thành phố Hà Nội đã phái nhiều "phái đoàn" đến "làm việc" với những người được coi là "có máu mặt" trong 10 cuộc biểu tình vừa qua. Theo những người được "phái đoàn" tới tận nhà "làm việc" thì những người trong "phái đoàn" giở đủ trò năn nỉ, răn đe đủ kiểu để ngăn chặn các "đối tượng" không tham gia cuộc biểu tình ngày 21-8-2011.

Và, như nhiều người dự đoán, khi một số người biểu tình xuất hiện là bị những kẻ đeo băng đỏ chận bắt đưa lên 2 xe buýt chở về đồn công an. Nghĩa là cuộc biểu tình lần thứ 11 đã bị giết chết ngay từ trong trứng nước!

 

Để chắc ăn, Đảng và Nhà Nước ta còn vội vã thiết lập trong đêm một sân khấu để thực hiện một buổi văn nghệ do Thành đoàn Thanh niên CS Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là kế hoạch "phản biểu tình" vì buổi văn nghệ được tổ chức sát ngay nhóm biểu biểu tình.

 

Các trang mạng và các blogger "Lề trái" gọi đây là buổi "văn nghệ sexy & sườn xám cách điệu"vì các nữ ca sĩ ăn mặc sexy và mặc áo sườn xám!

 

Chuyện lố bịch là báo Hà Nội Mới lại lớn tiếng "ca tụng" buổi "văn nghệ sexy & sườn xám cách điệu" của Thành đoàn Thanh niên HCM là "việc làm yêu nước"; và chê bai những người  biểu tình yêu nước là nhóm người tụ tập phá rối trật tự!

*

Đảng và Nhà Nước CSVN vốn có "truyền thống" "nói lời hôm sau bôi nhọ lời hôm trước", "nói có là không, nói không là có" nên không ai ngạc nhiên khi biết chính tên Tướng CA Nguyễn Đức Nhanh ngồi trên xe Toyota chỉ huy bắt những người biểu tình yêu nước trong cuộc biểu tình lần thứ 11.

 

Đây cũng chỉ là một trong muôn ngàn lần bịp dân của Đảng và Nhà Nước CSVN. Điều này chứng minh Đảng và Nhà Nước CSVN biết rõ là mình không có chính nghĩa trong những việc làm ma giáo của mình nên lúc nào cũng phải giở trò bịp bợm!

 

Đây chính là sự thử thách mới đối với những người biểu tình yêu nước. Chắc chắn những người biểu tình sẽ không chùn bước trước những trò bịp bợm của Đảng và Nhà Nước; bởi, họ biết chắc chắn rằng: VIỆC BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC CỦA HỌ LÀ CHÍNH NGHĨA! 

 

LÃO MÓC