THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 September 2011

Xót xa: Người VN xếp hàng bán thận ở TC


       DÂY LÀ TRACH NHIÊM CUA BÈ LU CÔNG SAN VIÊT NAM.



Nguồn: Tin Mới
August 18, 2011

 - Thượng tá Nguyễn Phú Thương, Phó phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ, Trưởng ban chuyên án, cho biết đối với những người vượt biên bán thận, trong lúc gây mê để lấy thận, bác sĩ bên TC có thể cắt thêm bất cứ bộ phận nào trong nội tạng như gan, tụy... để ghép cho người khác mà nạn nhân không hề hay biết và không biết khiếu kiện với ai.

Bên cạnh đó bất cứ việc phẫu thuật nào trong ngành y tế cũng đều có thể gặp tai nạn liên quan đến tính mạng bệnh nhân. Chưa kể, việc vượt biên sang TC để bán thận tại một BV không được phép của chính phủ nước sở tại lại càng nguy hiểm hơn. Thượng tá Thương cho biết thêm đến nay vụ án đưa người trái phép ra nước ngoài bán thận vẫn chưa kết thúc điều tra như một số báo đã đưa tin, mà đang tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 để truy bắt các nghi can còn lại. Lúc nào cũng có cả chục người VN chờ bán thận.

Sáng 11-8, PV tiếp xúc với anh Võ Văn Công (18 tuổi) và Trần Văn Đại (21 tuổi, cùng ngụ xã Đông Bình, H.Châu Thành, Hậu Giang), hai trong số 3 nạn nhân ở địa phương này vừa qua TC bán thận trở về.

Vết mổ sau khi bán thận của anh Đại

Công và Đại cùng sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo, cha mẹ, anh chị em trong gia đình sống bằng nghề làm mướn. Cuối năm ngoái, có một số người từ nơi khác đến rủ sang TC bán thận với giá 40 triệu đồng/quả. "Họ nói mỗi người có đến 2 quả thận, mất 1 quả không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chi phí ăn uống, đi  lại được người ta lo hết; trong khi mình vừa có món tiền lớn giúp đỡ gia  đình, vừa được đi máy bay, được biết Sài Gòn, Hà Nội và cả TC nữa, nên thích lắm", Công nói. Thế là Công và Đại rủ thêm Tô Văn Hải (19 tuổi, anh em bạn dì với Công) trốn nhà đi bán thận. Khi đi, họ chỉ mặc duy nhất bộ đồ trên người và trong túi của cả ba cộng lại chưa đến 200 ngàn đồng. Họ được một người tên Văn đưa lên TP Cần Thơ nghỉ qua đêm. Sáng sớm hôm sau, ba người được đưa lên TP. Saigon, sau đó bay ra Hải Phòng, rồi được một người đưa tiếp ra Móng Cái (Quảng Ninh). "Đến đây, có một phụ nữ tên Thịnh ra đón rồi dẫn xuống bến đò gần cửa khẩu. Sau đó, bà Thịnh mướn đò đưa chúng tôi sang TQ", anh Đại nói.

Sang đến đất TC, cả ba được một người bản địa dẫn lên xe đò, đi khoảng 1 ngày 1 đêm thì đến TP Quảng Châu. Sau đó, họ dồn cả ba vào ở trong một căn phòng rộng khoảng 20 mét vuông, trong đó có sẵn 7-8 người đến từ TP. Saigon nằm chờ tới lượt bán thận. "Chúng tôi được cho nghỉ ngơi một ngày, sau đó họ đưa đến một bệnh viện (BV) lớn cách nơi ở chừng 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi được các bác sĩ khám tổng quát, làm các xét nghiệm rồi được chở về nhà trọ chờ đến lượt bán thận. Trong thời gian sống tại đây, chúng tôi không được đi ra ngoài. Họ mua thực phẩm, đồ ăn để sẵn trong tủ lạnh, chúng tôi tự nấu nướng. Khoảng một tuần sau, cả ba được một người TC chở đến một BV lớn rồi được dẫn lên tầng 21 (tầng cao nhất), sau đó được đưa vào phòng mổ gây mê, cắt  mỗi người 1 quả thận", Đại nhớ lại. Gần 2 ngày sau, khi tỉnh dậy, bệnh nhân (BN) được bác sĩ cho tập ăn cháo, tập đi đứng, mặc dù vết thương còn rất đau và "khi vừa đi được thì phải xuất viện về VN ngay". Theo lời anh Đại, nhiều người chỉ 3-4 ngày sau khi cắt thận là bác sĩ cho thuốc giảm đau rồi xuất viện, người yếu hơn nằm viện 7-8 ngày, khi vừa mới đi đứng được cũng xuất viện để theo đường dây trở về VN ngay. Trước khi xuất viện, mỗi người được bác sĩ trao một hộp thuốc, dặn khi nào thấy đau ở vết thương thì uống vào. Do xuất viện quá sớm nên cả ba về VN mới cắt chỉ vết mổ.

Anh Đại cho biết, tại nhà trọ lúc nào cũng có sẵn gần chục người từ VN sang nằm chờ bán thận...

Trở thành gánh nặng gia đình

Rời Quảng Châu, sau một ngày đêm ngồi xe đò, cả ba về đến biên giới. Họ lại được bà Thịnh ra đón, đưa trở về VN bằng đường bộ. Khi đến lãnh thổ VN, bà Thịnh  đưa tiền cho mỗi người rồi chỉ đường đi từ Móng Cái về Hà Nội. "Chúng tôi hỏi lúc đầu nói bán thận giá 40 triệu, sao chỉ đưa cho mỗi người 36 triệu thì bà Thịnh nói  phải trừ mỗi người 4 triệu đồng, gồm tiền xe, vé máy bay và ăn uống trong thời gian chờ lấy thận", anh Công kể. Cũng theo lời anh Công, sau khi ở Hà Nội một đêm, các anh hỏi thăm đường ra sân bay Nội Bài  rồi mua vé vào TP. Saigon để về quê. "Khi chúng tôi về nhà nói với cha mẹ vừa sang TC bán thận, ai nấy đều bàng hoàng. Riêng mẹ của Công hay tin đã té xỉu", anh Đại kể. Số tiền bán thận khi về đến quê còn chưa đầy 30 triệu đồng, Đại và Công bảo đưa hết cho gia đình để giải quyết khó khăn. "Nhưng cũng không giải quyết được gì. Trong khi đó bây giờ sức khỏe chúng tôi yếu lắm, không làm việc nặng được vì vùng thắt lưng đau ê ẩm, vết mổ hay đau buốt. Tôi ước bây giờ có tiền đi ghép thận lại để khỏe mạnh như xưa, không trở thành gánh nặng cho gia đình…", Đại nói.


August 18, 2011

Ai đưa Nguyễn Tấn Dũng lên đỉnh quyền lực?


Đăng ngày 23-09-2011 @5:40 Sáng

Trong một chuyến viếng thăm tỉnh Kiên Giang vào hai ngày 6 và 7 tháng 4 năm 2006, ông Seth Winnick, tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, đã tìm hiểu qua giới chức địa phương về thân thế một nhân vật từng có thời niên thiếu ở vùng này, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, khi đó là phó thủ tướng Việt Nam.
Những dữ kiện thu thập trong chuyến đi được ông Seth Winnick tường trình trong công điện ngày 13 tháng 4 năm 2006, gửi về cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Ðốn, vẽ nên chân dung ông Dũng như một người con yêu của Kiên Giang, và giải thích lý do tại sao sự nghiệp chính trị của ông Dũng chỉ trong một thời gian ngắn đã lên như diều gặp gió.
Theo một công điện của Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Sài Gòn gửi về Hoa Thịnh Ðốn, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có sự nghiệp chính trị rất thuận buồm xuôi gió, vì được sự hậu thuẫn của cả Lê Ðức Anh, cựu chủ tịch nước, thuộc thành phần bảo thủ, và Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)
'Người con Kiên Giang'
Công điện cho biết, theo lời ông Bùi Ngọc Sương, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng ra đời tháng 11 năm 1949 ở tỉnh Cà Mau, và sau đó theo gia đình dọn hẳn về Kiên Giang.
Ông Sương cho hay, cha của ông Dũng là một lãnh đạo cao cấp của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), bị giết chết khi ông Dũng còn tấm bé. Sau cái chết của cha, ông Dũng cũng gia nhập MTGPMN. (Lý lịch của ông Dũng ghi rằng ông gia nhập Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam vào năm 1961, khi mới được khoảng mười hai, mười ba tuổi, và gia nhập đảng Cộng Sản vào năm 1967.)
Vẫn theo lời chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang, ông Dũng từng là y tá cứu thương cho MTGPMN, và trong thời kỳ chiến tranh, được lên chức đội trưởng đội phẫu thuật Kiên Giang. Ðịa bàn hoạt động của ông Dũng lúc đó là rừng U Minh, nơi một thời là thành trì vững chắc của MTGPMN.
Sau 20 năm phục vụ trong quân đội, ông Dũng giải ngũ năm 1981 với chức vụ thiếu tá, rồi được đưa về đào tạo ở Học Viện Chính Trị Nguyễn Ái Quốc của đảng CSVN tại Hà Nội, nơi ông đã lấy được bằng cử nhân luật và bằng tốt nghiệp về nghiên cứu chính trị.
Sau khi tốt nghiệp Học Viện Chính Trị, ông Dũng được bổ nhiệm làm phó Trưởng Ban Cán Bộ và Tổ Chức Tỉnh Ủy Kiên Giang.
Một đoạn trong công điện viết:
"Dũng nhanh chóng thăng quan tiến tiến chức trong hàng ngũ đảng cấp tỉnh. Chỉ trong vòng một thập niên, ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh Ủy Kiên Giang, đồng thời là thành viên Ðảng Ủy Quân Khu 9.
Năm 1986, tại Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ 6, Dũng được bầu là ủy viên của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Cuối năm 1994, ông được chuyển về Hà Nội để nhận chức thứ trưởng Bộ Nội Vụ (sau này được đổi tên thành Bộ Công An)."
Công điện cũng cho biết, với Kiên Giang, ông Dũng luôn là người con gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn.
Theo giới chức tỉnh Kiên Giang, ông Dũng thường xuyên về thăm quê và cắt cử nhiều người gốc Kiên Giang, hay thuộc đồng bằng Sông Cửu Long vào những vai trò quan trọng tại Hà Nội.
Công điện tiết lộ:
"Một nguồn tin đáng tin cậy tại Kiên Giang nói với Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ rằng, Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bộ Trưởng Bộ Công An Lê Hồng Anh cũng là người được Dũng đỡ đầu và giúp trở thành người kế nhiệm ông làm bí thư tỉnh Kiên Giang, rồi sau đó ra Hà Nội."
Cũng theo công điện, một vài người Kiên Giang khác được ông Dũng nâng đỡ.
"Dũng còn bổ nhiệm ông Huỳnh Vĩnh Ái, cựu phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Kiên Giang vào chức phó chủ tịch của Ủy Ban Thể Dục Thể Thao quốc gia, một chức tương đương với Thứ trưởng. Ở chức vụ này, Ái được trao trách nhiệm điều hành việc hợp pháp hóa một số những hình thức cá cược thể thao. Ngoài ra, Dũng cũng đưa cựu giám đốc Sở Y Tế tỉnh Kiên Giang là ông Trần Chí Liêm ra Hà Nội, và giờ đây Liêm là thứ trưởng Bộ Y Tế."
Tả phù hữu bật
Giải thích con đường quan lộ thuận lợi của Nguyễn Tấn Dũng, Tổng Lãnh Sự Seth Winnick dùng những cụm từ như "Ties of Blood" hay "Blood Debt" để mô tả thâm tình giữa Nguyễn Tấn Dũng với cả hai cánh tả lẫn hữu của đảng CSVN.
Ông Seth Winnick viết trong công điện:
"Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt."
Công điện giải thích:
"Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món 'ân oán', và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.
Ðó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Ðức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cựu Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng."
Công điện còn cho biết các giới chức đồng bằng sông Cửu Long, "dù không lạm bàn về khuynh hướng chính trị của Dũng," tỏ ra "rất hãnh diện về người con yêu xứ Kiên Giang."
Công điện ghi rõ nhận xét của người Kiên Giang về Nguyễn Tấn Dũng: "Dũng là một người bộc trực thẳng thắn, dám nói, dám làm, không ngại có những quyết định táo bạo. Thí dụ, ông là người đầu tiên trong nhóm lãnh đạo cao cấp dám gửi con qua học đại học tại Hoa Kỳ."
Các viên chức Kiên Giang cũng đánh giá rằng, liên hệ của ông Dũng với cả cựu Chủ Tịch nước Lê Ðức Anh và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt "giúp ông có thế để chống chỏi với áp lực từ cả hai phía bảo thủ và cấp tiến."
Ngoài thân thế của Nguyễn Tấn Dũng, một công điện khác, từ tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn, gửi về cho Bộ Ngoại Giao, ngày 5 tháng 6, năm 2009, cho thấy rõ hơn về con người này, khi mô tả việc Nguyễn Tấn Dũng từng chiếm độc quyền trang nhất của các tờ báo in cũng như báo mạng lớn, để dành cho bài ai điếu của ông, viết trong dịp giỗ đầu của cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt.
Giành giựt chức thừa kế
Công điện cho biết, "chỉ một năm sau cái chết của vị cựu Thủ Tướng cấp tiến Võ Văn Kiệt, giới ủng hộ ông Kiệt than phiền là lãnh đạo đảng cộng sản đương thời hoàn toàn phớt lờ những cải tổ mà ông Kiệt đề nghị, dù muốn bảo vệ di sản của ông."
Cũng theo công điện, thì mặc dù tỏ ra không mấy tin tưởng vào viễn ảnh của việc cải tổ, giới trí thức Sài Gòn, kể cả những người đã dấy lên phong trào phản đối rầm rộ chính sách khai thác Bô Xít của đảng, cũng công nhận rằng "chủ trương cởi mở và sự thẳng thắn của Kiệt tiếp tục tạo cho họ nguồn cảm hứng để tiếp tục con đường cải cách, và dân chủ hóa Việt Nam mà ông đã vạch ra."
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ đánh giá cao nỗ lực của Nguyễn Tấn Dũng trong việc "dùng hoài niệm Võ Văn Kiệt" để "làm hồi sinh hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo có khuynh hướng cải tổ."
Thay vào đó, công điện nhận định rằng, người ta (giới trí thức Sài Gòn) "nói về một khoảng trống trong phe cải cách, bởi vì ngày nay, ngoài ông Kiệt ra, không ai hội đủ cả tinh thần cách mạng lẫn uy tín về cải tổ."
Một đoạn trong công điện viết:
"Ở Việt Nam, ngày giỗ là một cột mốc quan trọng, và theo truyền thống, trách nhiệm cử hành nghi lễ giỗ hàng năm được trao cho người thừa kế."
Vì vậy, công điện cho biết, vào ngày 28 tháng 5, giới quan tâm tại Sài Gòn đã "chau mày" trước việc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra chỉ thị cho tất cả những báo in và các trang báo điện tử lớn, hai ngày trước ngày giỗ của Võ Văn Kiệt, phải đăng một bài viết của Dũng nhân dịp này.
Công điện nêu rõ:
"Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn được cho biết là giới truyền thông nhận chỉ thị trực tiếp từ phủ Thủ Tướng, là bài điếu văn của ông phải được đăng ở trang nhất, và không bài viết nào được đi trước bài của ông."
Theo nhận định của đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bài viết của thủ tướng "chẳng đặc sắc gì hơn một bài tán dương lãnh đạo tiêu biểu, ca tụng ông Kiệt như một chiến sĩ giải phóng nhiệt thành, nhiều sáng kiến, đi tiên phong trong việc hòa giải dân tộc và cải cách kinh tế."
Thế nhưng, sau khi bài viết của Dũng được công bố, "một loạt các bài viết khác đua nhau xuất hiện."
Và, "rất nhiều bài viết cả trên báo 'lề phải' lẫn cộng đồng blog, mô tả ông Kiệt là vị lãnh đạo cuối cùng của 'thế hệ đổi mới': một nhà cải cách vĩ đại, hòa giải; nhưng trên tất cả, là một người ủng hộ dân chủ ở một vị trí độc đáo, có nhiều uy tín và dám công khai kêu gọi cải cách."
Công điện cho biết thêm là những nhà quan sát chính trị tại Sài Gòn nói với tòa lãnh sự Hoa Kỳ là họ "đánh giá hành động của Dũng là một nỗ lực "khôi phục lại hình ảnh của mình như là một người ủng hộ cải cách." Và, đặc biệt là để "thu hút sự ủng hộ của giới trí thức cổ xúy cải cách, trong thời gian gần đây đã liên tục chỉ trích chính sách khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền."
Tuy nhiên, công điện kết luận:
"Trong bối cảnh mà ước nguyện và tư tưởng của Võ Văn Kiệt không được mấy tôn trọng trong năm qua, mánh khóe của Dũng không những đã chẳng giúp ông kiếm được tí điểm nào trong giới trí thức mà còn phản tác dụng."
Hà Giang/Người Việt

Công an lại bắt cóc một thanh niên Công giáo


Công an lại bắt cóc một thanh niên Công giáo

VRNs (22.09.2011) – Sài Gòn – Theo nguồn tin riêng của VRNs, sáng thứ hai ngày 19/09/2011, anh Phêrô Trần Vũ Anh Bình, ngụ tại 14/22 Kỳ Đồng, P.9, Q.3, Sài Gòn đã bị một nhóm khoảng 10 thanh niên tự xưng là an ninh mặc thường phục bất ngờ đột nhập vào nhà anh, chụp ảnh và bắt anh đi đâu không ai biết. Anh Bình bị bắt trên đường trở về nhà, sau khi hát lễ đám tang tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn (vì anh là ca viên trong một ca đoàn). Anh Bình có vợ và một con khoảng 6 tuổi. Vợ anh là người đang đau yếu.

Thông tin ban đầu cho biết anh bị bắt vì có tham gia vào những cuộc nói chuyện trên diễn đàn paltalk về những vấn đề chính trị và xã hội. Nhưng thật ra, từ lâu nay có một công an mật vụ lân la làm quen với một ca viên trong ca đoàn của anh Bình để dò hỏi tin tức của các tu sĩ DCCT Sài Gòn. Tay mật vụ này thường xuyên moi thông tin liên quan đến các hoạt động tôn giáo tại Nhà thờ Kỳ Đồng và các sinh hoạt của ca đoàn, về từng thành viên trong ca đoàn. Các chuyến đi bác ái, từ thiện của ca đoàn nơi này nơi kia đều bị mật vụ theo dõi. Tay mật vụ này có lần đã hỏi anh ca viên mà anh ta quen biết: "Nếu sắp tới chúng tôi bắt nguội 2 linh mục DCCT thì cảm tưởng của anh thế nào?".

Chiến dịch triệt phá các linh mục, tu sĩ DCCT và những cộng tác viên của nhà Dòng, mà nhiều người dự đoán, dường như ngày càng rõ nét. Cũng chính tay mật vụ trên đã từng nói: chúng tôi đã cài người trong tất cả các hội đoàn của giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn. Có thể đây chỉ là trò tung tin nhằm chia rẽ các thành viên trong các hội đoàn và chia rẽ giáo xứ.

Xin anh chị em lui tới Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn hãy cẩn thận và cảnh báo cho nhau trước chiến dịch chia rẽ, phá hoại và khủng bố của công an.

Được biết anh Bình là người nhiệt thành tham gia các công tác xã hội của ca đoàn mà anh là thành viên. Anh thường đi thăm viếng các trung tâm của người khuyết tật, các trại mồ côi, nhà mở,… Anh còn là một người có tài năng về âm nhạc, anh sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ và từng sáng tác một số bài hát Đạo cũng như đời.

PV. VRNs

BÀ PHƯƠNG BÍCH YÊU CẦU KHỞI TỐ HÌNH SỰ Trưởng công an quận Hoàn Kiếm + Giám thị trại giam

Bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích). Ảnh: GS.TSKH Hoàng  Xuân Phú

Thưa chư vị,

Chiều qua, với sự giúp đỡ tư vấn của các luật sư, bà Đặng Bích Phượng (Phương Bích - tác giả của ghi chép: Bước chân vào chốn ngục tù, đăng trên NXD-Blog) đã chính thức gửi đơn Yêu cầu Khởi tố hình sự. Trong đơn và các tài liệu gửi kèm, bà yêu cầu khởi tố hình sự:

1- Trưởng công an quận Hoàn Kiếm Hoàng Quốc Định;
2- Giám thị trại giam số 1 Tp Hà Nội Bùi Ngọc Bình.

Văn thư yêu cầu khởi tố đã được chuyển phát nhanh tới: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tp Hà Nội và Ông Giám đốc Công an Tp Hà Nội lúc 17h chiều qua, 21 tháng 9 năm 2011.

Qua đơn thư yêu cầu khởi tố của bà Đặng  Bích Phượng, chúng ta biết: máy tính xách tay và nhiều đồ đạc cá nhân của bà hiện vẫn đang bị công an Hoàn Kiếm giữ, chưa trao trả cho bà. 

Dưới đây là toàn bộ hồ sơ yêu cầu Khởi tố hình sự:














Nguyễn Xuân Diện -Blog

'Nghèo sau trận ốm nếu viện phí tăng'


Theo các nhà hoạch định chính sách, người lao động không có bảo hiểm y tế sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi viện phí tăng, thậm chí có thể thành nghèo, cận nghèo sau một trận ốm bởi phải gánh toàn bộ chi phí ở mức cao.
'Bệnh viện chúng tôi đang tự ăn thịt mình'Viện phí tăng đẩy mức đóng bảo hiểm lên cao

Ông Nguyễn Đức Long, Vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế. Ảnh: Minh Thùy
Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế. Ảnh: cimsi.org.vn.

Ông Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế: "Người không có thẻ bảo hiểm y tế sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất"

Hiện nay nước ta có 62% dân có thẻ bảo hiểm. Còn lại 38% không có và những người này đa số là lao động tự do, người làm nông nghiệp hay có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Khi viện phí tăng, chính những người không có thẻ bảo hiểm y tế này sẽ chịu ảnh hưởng nặng nhất, bởi họ sẽ phải chi trả hoàn toàn chi phí lúc cần khám chữa bệnh.

Điều này sẽ khuyến khích người dân mua bảo hiểm y tế. Khi toàn dân đều tham gia bảo hiểm sẽ đảm bảo an sinh xã hội và tạo điều kiện để thực hiện sự công bằng. Nghĩa là, mọi người khi khám chữa bệnh đều được ngân sách nhà nước hỗ trợ, còn những ai muốn được hưởng dịch vụ cao hơn sẽ phải trả thêm tiền.

Ngoài ra, những người thu nhập thấp có thẻ bảo hiểm y tế cũng sẽ chịu tác động khi 350 dịch vụ y tế tăng giá, bởi việc phải đồng chi trả 5% của 200.000 đồng khác xa với 5% của một triệu đồng.

Hiện nay, nhiều người dân bày tỏ lo ngại khi tăng viện phí họ sẽ phải đóng phí bảo hiểm y tế cao hơn; đi khám chữa tự nguyện thì phải chi trả nhiều hơn. Rõ ràng tăng giá dịch vụ y tế thì phí phải đóng bảo hiểm cao hơn là đương nhiên. Tuy nhiên theo quy định hiện nay, mức đóng tối đa không quá 6% lương tối thiểu. Hơn nữa, số người phải tự đóng hoàn toàn bảo hiểm y tế rất ít, ví dụ người lao động trong doanh nghiệp chỉ phải đóng 1,5% lương tối thiểu, còn lại công ty sẽ đóng giúp 3%, nên sự ảnh hưởng cũng sẽ không nhiều. Hơn nữa, khi tham gia khám chữa bệnh, họ sẽ được bảo hiểm chi trả nhiều hơn.

Lĩnh vực khám chữa bệnh tự nguyện là do các bệnh viện thực hiện dựa trên điều kiện khám chữa bệnh và nhu cầu bệnh nhân, không nằm trong kế hoạch điều chỉnh viện phí lần này, nên không thể nói là sẽ cao hơn.

Cũng có người hiểu rằng tăng viện phí đợt này là hợp thức hóa việc các bệnh viện xé rào đưa ra phí khám chữa dịch vụ (tự nguyện) cao như hiện nay, điều này là hoàn toàn sai. Thực tế, mức khung giá cũ từ năm 1995 đến nay đã quá lạc hậu và các bệnh viện không thể tồn tại với mức đó. Bộ Y tế đã có thông tư 03 điều chỉnh tại một số bệnh viện tuyến trên. Ở các bệnh viện tuyến dưới không thực hiện được việc này.

Việc điều chỉnh giá lần này sẽ thực hiện từ trung ương tới địa phương và các bệnh viện đều phải áp dụng. Tăng các dịch vụ y tế lần này nằm trong quy định của nhà nước với các bệnh viện công. Mảng khám chữa dịch vụ sẽ do bệnh viện tự đưa ra nhưng phải được sự xét duyệt của các bộ Y tế, Tài chính và nằm trong khung giá chung, tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện khám chữa...

Ông Vũ Xuân Bằng, Phó Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ảnh: Minh Thùy
Ông Vũ Xuân Bằng, Phó Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Ảnh: Minh Thùy

Ông Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam: "Tăng phí bảo hiểm y tế phải theo lộ trình"

Tôi đồng tình với việc điều chỉnh viện phí cũ năm 1995 vì đã quá lạc hậu, nhưng tăng thế nào cho hợp lý thì phải tính đến khả năng chi trả của người dân và quỹ bảo hiểm y tế. Theo đó, Bộ Y tế cần làm rõ sẽ tính đúng tính đủ hay chỉ tính một phần dịch vụ y tế, nếu một phần thì là bao nhiêu, trong đó công khai từng khoản: từ ngân sách nhà nước, từ bảo hiểm chi trả và phần của người bệnh... Nếu việc này rõ ràng, minh bạch thì người dân sẽ thoải mái chấp nhận hơn.

Trước đây với mức thu 3% lương tối thiểu, bảo hiểm y tế luôn bội chi. Từ năm 2010, khi tăng lên 4,5%, quỹ đã cân đối được thu chi. Song viện phí tăng đồng nghĩa với chi trả bảo hiểm y tế cao hơn, thì không thể đảm bảo được thu chi. Để tránh nguy cơ vỡ quỹ, một trong những giải pháp là tăng mức đóng bảo hiểm. Theo quy định hiện nay, mức đóng tối đa là 6% lương tối thiểu, vì thế việc tăng lên 5 hay 5,5% cho người đóng bảo hiểm sẽ cần tính toán kỹ và có cả lộ trình.

Ngoài ra, một cách nữa là mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, để nhiều người khỏe bù cho một người ốm, cũng giúp "cứu" quỹ.

Nhiều người nghĩ không việc gì phải mua bảo hiểm y tế để phòng bệnh, khi ốm mới nghĩ đến. Thực ra, mua bảo hiểm y tế không phải chỉ để dành cho lúc mình ốm đau, mà còn giúp người khác chữa bệnh và đó chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm y tế. Tham gia bảo hiểm nghĩa là nhiều người đóng góp cho một số ít người hưởng, nhưng thực tế có thể một người dùng bảo hiểm lại bằng rất nhiều người đóng. Chẳng hạn, một bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải chi mỗi năm hằng trăm triệu đồng, thì cần nhiều bệnh nhân đóng vào mới đủ bù chỗ đó. Trường hợp những người bị ung thư cũng vậy.

Nếu anh cảm xoàng thì đi khám có thể không cần thẻ. Nhưng khi chữa bệnh, thẻ bảo hiểm y tế sẽ trở thành cứu cánh nếu chẳng may mắc bệnh. Việc trả viện phí là cả vấn đề nếu không có thẻ bảo hiểm y tế. Những người không mua bảo hiểm y tế có thể trở thành những người nghèo, cận nghèo ngay sau một trận ốm nặng vì phải mất nhiều tiền hơn cho việc điều trị, trong khi không được bảo hiểm chi trả khoản nào.

Ở một số nước phát triển, mức đóng bảo hiểm y tế của họ rất cao, như Pháp, có thể đến 10-14% thu nhập, vì thế quỹ được bảo đảm. Một số nước trong khu vực như Thái Lan thì mức đóng bảo hiểm cũng cao hơn ở nước ta nhiều.

Ông  Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM. Ảnh: Thiên Chương
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM. Ảnh: Thiên Chương

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM: 'Tăng viện phí chưa chắc đã tăng chất lượng điều trị'

Bảo hiểm y tế không thể không tăng khi viện phí tăng, tuy nhiên mức phí điều chỉnh phải cân đối theo từng nhóm đối tượng. Người có bệnh tham gia bảo hiểm tự nguyện thì cần điều chỉnh cao hơn, còn với người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có mức tăng ít hơn. Điều này tạo nên tính công bằng.

Viện phí tăng vì giá cũ đã lỗi thời là hợp lý nhưng nhất thiết phải xây dựng cơ cấu giá rõ ràng để giải thích cho việc điều chỉnh. Ví dụ muốn nói chi phí khám chữa bệnh 20.000 đồng thì phải rõ ràng là giá một lần khám với dụng cụ như cây gạc, băng tay... hay có cả tiền công cho bác sĩ, người vốn đã được nhà nước bao cấp lương. Đã tăng viện phí, tức bảo hiểm y tế đã phải chi trả tiền công khám cao hơn trước nhưng Nhà nước vẫn còn phải bao cấp lương cho bác sĩ thì không hợp lý.

Tăng viện phí chưa chắc nâng chất lượng điều trị. Tôi không tin rằng trong 3-5 năm mà tăng viện phí sẽ làm tăng chất lượng điều trị, bởi cái gốc của chất lượng là quá tải. Bác sĩ khám 100 bệnh nhân mỗi ngày, mà nâng giá viện phí thì bác sĩ cũng không thể khám ít hơn để tốt hơn được.

Minh Thùy - Thiên Chương

Vốn nước ngoài FDI đầu tư gần 1 tỷ đô la vào Hà Nội


Trong 9 tháng đầu năm nay, Hà Nội thu hút gần 1 tỷ đô la vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với 239 dự án– tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu cuả Cục Thống Kê Hà Nội cho biết như vậy.

Giới hữu trách tin rằng nguồn vốn FDI đổ vào điạ phương này sẽ tăng tới 1 tỷ rưởi đô la cho cả năm nay, bao gồm 455 dự án đầu tư.
Theo TTXVN thì giới lãnh đạo Hà Nội yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn trái phiếu chính phủ để hoàn thành tốt đẹp kế hoạch năm nay.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Đánh mất cơ hội ngàn vàng


2011-09-22

Trước tình hình Trung Quốc có những hành động gây hấn tại Biển Đông, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, nhiều người Việt trong và ngòai nước dù khác biệt chính kiến đã tỏ ra có một điểm chung là lòng yêu nước kiên quyết bảo vệ sự tòan vẹn lãnh thổ đất nước.

AFP

Công an ngăn chặn đoàn biểu tình tại Hà Nội (tháng 7/ 2011)

Nhiều người đánh giá đây là một dịp hiếm có giúp hòa giải, đòan kết dân tộc. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng 'cơ hội tốt' đó đang bị chính nhà cầm quyền Hà Nội bỏ lở.

Không còn thời điểm nào tốt hơn

Trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn suốt những tháng sáu, bảy và tám vừa qua tại Hà Nội cũng như Sài Gòn, người ta nhận thấy có nhiều thành phần dân chúng khác nhau tham gia.
Chính những người trong cuộc có nhận xét về sự 'đồng lòng, nhất trí' giữa những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc gây hấn như thế.
Nhà văn Nguyên Ngọc, một trí thức- một lão thành cách mạng tại Việt Nam, người xuất hiện trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hồi chủ nhật 14 tháng tám vừa qua cho biết đánh giá của ông về những người tham gia biểu tình:
Chắc anh có biết trong những cuộc triển lãm như Hoa Anh Đào do Nhật tổ chức, có thể họ nằm trong số đi phá hoa anh đào, điều đó làm cho mình khi suy nghĩ về văn hóa buồn lắm…; thế nhưng khi động đến vấn đề Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Nhà văn Nguyên Ngọc trong đoàn biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 14-08-2011. Courtesy NguyenXuanDien.chống ngọai xâm, vấn đề yêu nước, những gì tốt đẹp nhất trong con người bộc lộ ra, những gì sáng láng, văn minh nhất trong con người được bộc lộ ra.
Blogger Mẹ Nấm, một người sinh sống tại Nha Trang, và có dịp ra Hà Nội hòa vào dòng người biểu tình trong chủ nhật ngày 7 tháng 8 cũng có nhận xét:
Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ… 
nhà văn Nguyên Ngọc
Họ có ý thức cao về chuyện đó và tự chịu trách nhiệm về việc họ làm. Ví dụ đi trong đòan, mọi người không ai bảo ai mà biết phải tự đi đâu, giữ nhịp hô khẩu hiệu thế nào cho đều mà luôn 'giữ lửa' được.
Theo nhà văn Nguyên Ngọc đó là một cơ hội hiếm có để những người lãnh đạo đất nước tập hợp, đòan kết dân tộc tại sau những cuộc chiến tương tàn:
Thực ra những người đi biểu tình đó còn nhiều bất bình về xã hội, nhưng vì lòng yêu nước người ta sẵn sàng dẹp hết. Điều đó trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có như từ thời Trần Hưng Đạo. Bao nhiêu chuyện bất bình, thậm chí chuyện riêng tư trong dòng họ… thế mà khi động đến những vấn đề về tổ quốc, độc lập, lòng yêu nước, dân tộc mình sẵn sàng dẹp hết. Điều đó rất rõ tại Hà Nội qua những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa rồi. Tôi biết có những người đi bên cạnh tôi họ không bằng lòng lắm với nhiều vấn đề xã hội, thậm chí nói rõ hơn với nhà cầm quyền; nhưng vì lòng yêu nước, độc lập dân tộc mà họ xem là tối cao.
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi. Trong cuộc biểu tình vào ngày 24, mỗi người mang tên liệt sỹ hy sinh ở Hòang sa, người khác mang tên một liệt sỹ hy sinh tại Hòang Sa. Ai cũng biết họ là những liệt sỹ thuộc hai Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. AFPchế độ chống đối nhau. Đó là bi kịch của dân tộc.
Tôi cho đây là cơ hội lớn để tập hợp dân tộc. Vì điều kiện lịch sử, dân tộc mình có những chia rẽ bên trong dân tộc mà chúng ta đã hiểu hết rồi. 
nhà văn Nguyên Ngọc
Nếu những nguời lãnh đạo giỏi, hiểu sâu sắc điều này thì đây là cơ hội để tập hợp tòan bộ dân tộc để giữ đất nước.
Nhưng tôi tiếc là người ta chưa nhận thức ra và vì điều gì đó mà chưa tin một cách sâu sắc điều đó.

Thành công là khi biết nắm lấy thời cơ

Hồi ngày 21 tháng 8 vừa qua xuất hiện thư ngỏ của 36 trí thức hải ngọai bày tỏ ủng hộ của họ đối với bản tuyên báo ngày 25 tháng 6 năm 2011 của 95 nhân sĩ trí thức trong nước về việc lên án Trung Quốc gây hấn, xâm phạm chủ quyền và tòan vẹn lãnh thổ Việt Nam; cũng như hưởng ứng kiến nghị ngày 20 tháng 7 yêu cầu quốc hội và Bộ chính trị Việt Nam công khai hóa hiện trạng quan hệ Việt- Trung, đổi mới chính trị, tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân để có thể phát triển đất nước.
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một cựu tù nhân lương tâm đang còn bị quản chế, nói về những hành động cụ thể mà người dân Việt có thể làm trong tình hình hiện nay, cũng như yêu cầu cấp bách để phát triển đất nước:
Hành động cụ thể thì chúng ta chưa thể làm gì lớn, nhưng trước hết phải thực hiện quyền của mình ghi trong Hiến pháp là quyền đi biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước, chống lại sự hung hăng của phía Trung Quốc. 
Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ. 
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân
Thứ đến nếu muốn phát huy được sức mạnh của khối đại đòan kết dân tộc, tập hợp được sức mạnh của cả Biểu tình chống Trung Quốc tại California. Photo by Ngọc Lantrong và ngòai nước, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chúng ta phải dân chủ hóa xã hội. Đó là hai mục tiêu chính mà nhân dân Việt Nam chúng ta phải làm. 
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân từ Hà Nội cũng có nhận định về việc đóng góp của trí thức trong và ngòai nước cũng như khả năng đóng góp đó bị bỏ qua:
Tôi có đôi lần viết, phát biểu: vào những lúc tổ quốc lâm nguy con người Việt Nam xích lại gần nhau nhưng nhiều cơ hội bỏ lỡ lắm. Lúc này người ta cũng sẽ bỏ lỡ. Tuy nhiên giới trí thức không thèm chấp, lòng họ thế nào đã thể hiện ra rồi và sự quan tâm của họ đối với đất nước bằng nhiều hình thức, có lẽ đến lúc những kẻ vô cảm phải suy nghĩ trân trọng mọi người hơn. Dân ta ở nước ngòai nhiều lắm, bỏ rơi là thiệt thòi quá.
Sử gia Dương Trung Quốc có giải thích đối với câu hỏi liệu có phải Việt Nam bỏ lở nhiều cơ hội để đòan kết dân tộc phát triển đất nứơc:
Bao giờ cũng có nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, có thể do tác động bên ngòai. Tôi ví dụ cuộc chiến tranh bùng nổ năm 46, nay được các nhà sử học chứng minh đó là do chính giới diều hâu trong chính phủ Pháp. Nổ lực của chính phủ Việt Nam lúc đó là tìm một phương thức hòa hiếu với Pháp để bảo tồn nền độc lập của Việt Nam, ký cả Hiệp định mồng 6 tháng 3. Hay tôi xin nói tôi là người chứng kiến ông McNamara gặp ông Võ Nguyên Giáp hai lần, câu đầu tiên ông McNamara hỏi cũng là 'có cơ hội nào bị bỏ lỡ hay không'; chính ông Giáp nói rằng tôi là người nước nhỏ làm sao chúng tôi muốn đi đánh nhau với nước lớn, nước giàu. 
chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt NamNhư thế rõ ràng không phải vấn đề thông tin, tuy nhiên còn nhiều vấn đề đứng về mặt chính trị mà nhìn rất phức tạp. Tất nhiên Việt Nam không phải không bỏ qua những cơ hội mà bị bõ lỡ hiểu theo nghĩa 'sự chần chừ, sự không quyết đóan, sự còn bị ràng buộc bởi nhiều cái yếu tố khác làm cho người ta chậm đi sự nhận thức và bị thời đại vượt qua'. Điều đó đương nhiên có.
Trong khi nhiều thành phần dân chúng trong và ngòai nước, nhất là các vị trí thức lên tiếng về hiểm họa mới từ Phương Bắc với bao thực tế cụ thể trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa như lâu nay. Họ muốn cùng chung tay với chính quyền trong việc bảo vệ đất nước như từng xảy ra trong lịch sử dân tộc suốt bao đời qua mỗi khi có họa ngọai xâm. Việc làm cụ thể của họ là đưa ra những kiến nghị với nhà cầm quyền và xuống đường biểu tỏ lòng yêu nước.
Tuy vậy, chính quyền Hà Nội đã có nhiều đòan của các bộ ngọai giao và quốc phòng sang Trung Quốc trong thời gian gần đây. Và cụ thể nhất là tại cuộc đối thọai an ninh quốc phòng Việt Nam- Trung Quốc lần thứ hai ở Bắc Kinh hồi ngày 28 tháng 8 vừa qua, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu với bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt sẽ kiên quyết dẹp những vụ tập trung tự phát đông người ở Hà Nội như trong thời gian vừa qua nhằm phản đối các hành động gây hấn của Trung Quốc.
Một lần nữa, chính quyền Hà Nội không đáp ứng nguyện vọng của người dân được góp phần bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền của đất nước; mà bỏ ngòai tai mọi yêu cầu bằng hành động biểu tình rồi kiến nghị, thư ngỏ được gửi đến cho họ. Một cơ hội phát huy sức mạnh người dân cả trong và ngòai nước đang bị để trôi đi.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Sự sợ hãi của nhà cầm quyền


2011-09-21

Mấy tuần nay Hà Nội vắng bóng biểu tình, chỉ thấy – nói theo lời blogger Nguyễn Hữu Vinh – "nắng vàng rực rỡ bên bờ Hồ Hoàn Kiếm và Hà Nội".

Photo courtesy of worldpress.com

Các bạn trẻ biểu tình thầm lặng trong cơn mưa chiều chủ nhật 18/9/2011

Biểu tình thầm lặng

Và Chủ Nhật 18/9 này cũng thế, khi "Các góc phố, các ghế đá bờ hồ vẫn đầy công an, cảnh sát, an ninh, dân phòng và xuất hiện thêm nhiều thành phần khác nhau nữa...Dạo quanh bờ hồ và khu vực Đại sứ quán Trung Quốc, lại vẫn công an với công an, xe công an các loại, rào sắt và bình xịt... màn màn lớp lớp, nhóm thì kê ghế ngồi vỉa hè…" 

Còn Saigòn vào Chủ Nhật vưà rồi thì sao? Thưa, Saigon cũng chứng kiến cái cảnh lực lượng công an dày đặc xung quanh Công viên Quách Thị Trang-Chợ Bến Thành, Nhà Thờ Đức Bà, trong bối cảnh có báo động rằng nhiều người yêu nước ở Saigòn và Hà Nội thường xuyên bị công an đe doạ, bị "đặt chốt" trước cưả nhà, bị "cấm không được ra đường vào ngày Chủ Nhật"…
Nhưng rồi "Thanh niên yêu nước Sài Gòn sáng tạo biểu tình thầm lặng trong mưa". Theo blog Dân Làm Báo:

"Chiều hôm Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa. Lúc ấy là 5 giờ chiều… Những người thanh niên yêu nước Sài Gòn đã "dậy mà đi". Dậy mà đi cho khát vọng yêu nước của chính họ. Đoàn của họ chỉ 15 người. 15 trái tim Việt Nam giữa cơn mưa mùa thu Sài Gòn.

Chiều hôm Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa. 

Blog Dân Làm Báo

… Những con đường đã được suy nghĩ và quyết định. Nó phải là những trục đường chính. Những chiếc áo mưa đã được chọn với nhiều màu sắc và trên đó những thông điệp bảo vệ đất nước đã được in sẵn. 

Khởi hành từ Thanh Đa sang Điện Biên Phủ,… họ băng ngang qua Nguyễn Đình Chiểu, rẽ qua đường Bà Huyện Thanh Quan. Con đường trong mưa như bừng sáng lên bởi những chiếc áo mưa nhiều màu sắc mang tính sáng tạo của họ. Với logo No-U, với hàng chữ "XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ TỔ QUỐC" các bạn thanh niên Sài Gòn đội mưa trong giá lạnh để mà yêu nước… 

Trời mưa rất lớn, rất lạnh. Nhưng các bạn kể lại rằng ai cũng đốt cháy cảm xúc khi hô thật to các khẩu hiệu bảo vệ Tổ Quốc. Có nhiều bạn đã ướt lệ cùng mưa khi hô lên những lời yêu nước, những lời hô đã bị tự nén kín trong những lần lặng lẽ biểu tình ngồi, khi chung quanh là những chiếc áo màu xanh và những đôi mắt cú...

Tiếng hô yêu nước sang đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai thì ngừng lại. Mọi người thầm lặng di chuyển. Bên kia đường là Lãnh sự quán của kẻ lạ…Cuối cùng, 15 thanh niên Sài Gòn lặng lẽ dừng lại trước nhà thờ Đức Bà. Tượng Đức Mẹ vẫn còn ướt mưa. 8 giờ 30, trời đã tối. Họ nhìn nhau và lặng lẽ chia tay, lặng lẽ hẹn nhau và ánh mắt gặp nhau trên con đường yêu nước."

Cảnh tượng yêu nước mà phải "lặn lội" như vậy có lẽ khiến nhà thơ Trần Dân Đen qua Nguyễn Xuân Diện Blog than rằng:

Tôi là ngọn gió không tên
Sống lưu vong trên Đất Mẹ Hiền
Muốn yêu Mẹ cũng không còn yêu được nưã !
Gió Bắc tràn từng đợt liên miên…

Họa Trung Hoa

"Gió Bắc tràn từng đợt liên miên" khiến cho – theo như lời báo động cuả blogger Cu Làng Cát:

"Người Trung Quốc có mặt ở hết thảy ba miền Bắc, Trung, Nam. Họ làm việc đủ ngành nghề, từ đào mỏ, làm rừng, lao động hàng nghìn người trên các công trình trọng điểm quốc gia. Họ dường như có mặt từ miền núi đến đồng bằng, từ thành thị đến nông thôn, từ trung du đến cả hải đảo. Thương nhân của họ cũng có mặt khắp ba miền để thuê đất trồng khoai, thu gom thuỷ sản, tài nguyên khác. Báo chí phát hiện và viết, nhưng viết được một số ngày sau đó im bặt. Ức nghẹn ở cần cổ lại trào dâng. 

000_Hkg4640428-250.jpg
Khách du lịch Trung Quốc đi bộ ở tiền sảnh Silver Shores International Resort tại Đà Nẵng hôm 15/2/2011. AFP photo
Ở chính quê hương mình mà nói chuyện Trung Quốc hiện diện ở đâu, làm gì không được nói một cách tự do tự tại thì còn nỗi đau nào hơn thế. Ở chính trên quê hương của mình, không nói được yêu nước một cách công khai, phải lén lút nói đâu đó, cái cần cổ lại cứ nghẹn đắng, trường uất hận phải dồn vào một chỗ không thể buông ra lời, cứ như ở trong không gian khó thở, dưỡng khí bị lấy đi cũng không được nói."

Theo tác giả Huỳnh Ngọc Tuấn với bài tựa đề "Nhà nước bất hảo" được nhiều mạng nhật ký phổ biến, thì nhà nước bất hảo Bắc Kinh là chuyện "ai cũng biết rồi", nhưng tác giả nêu lên câu hỏi rằng "công khai ca ngợi và kết thân với một nhà nước bất hảo thì hành động này gọi là gì ?"

Và tác giả không tránh khỏi bực tức nhận xét rằng qua việc ca ngợi kẻ xâm lược đất nước mình, bắn giết nhân dân mình, giới cầm quyền VN "có còn xứng đáng lãnh đạo đất nước này không?" giữa lúc hồn thiêng sông núi vẫn còn vang vọng Di Chúc nghiêm khắc nhưng thiết tha với con cháu của Vua Trần Nhân Tông rằng "Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa…Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

"Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

Nhưng TQ đã chiếm Hoàng Sa, một phần Trường Sa, lấn đất, lấn biển cuả VN, án ngữ rừng đầu nguồn, đột nhập xương sống Tây Nguyên và hiện diện rải rác trên khắp quê hương, thì từ Hà Nội, LS Nguyễn Văn Đài cũng vừa báo động rằng "Một lần nữa chủ nghĩa bành trướng bá quyền lại thách thức lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của người Việt Nam khi Trung Quốc cử tàu cá có trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và hiện có 500 tàu cá của họ thường xuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa.

Ở chính quê hương mình mà nói chuyện Trung Quốc hiện diện ở đâu, làm gì không được nói một cách tự do tự tại thì còn nỗi đau nào hơn thế. 

Blogger Cu Làng Cát

Đồng thời Trung Quốc phản đối Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại Lô 127, Lô 128 thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Trong khi các cuộc đàm phán cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc đang diễn ra và thỏa thuận không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở biển Đông đã được các bên chấp thuận thì phía Trung Quốc ngang nhiên xé bỏ thỏa thuận đó". LS Nguyễn Văn Đài nhận xét tiếp:

"Hành động gây hấn của Trung Quốc luôn luôn ngược với những tuyên bố hòa bình, hữu nghị của họ. Trong khi những quan chức cấp cao của Việt Nam là những người đại diện và chịu trách nhiệm trước Nhân Dân và Tổ Quốc lại hết sức ngây thơ và cả tin vào những lời tuyên bố đó của Trung Quốc.Chủ quyền lãnh hải của quốc gia bị xâm phạm, Tổ Quốc lâm nguy. 

Trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc thuộc về chúng ta, những người trí thức, những thanh niên, sinh viên, công nhân, nông dân, cựu chiến binh và tất cả những ai có trách nhiệm với Tổ Quốc và Nhân Dân, những ai có lòng yêu quê hương, đất nước.Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc đã hun đúc qua hàng ngàn năm, và giờ đây là lúc hết thảy mọi con dân nước Việt phải xuống đường biểu thị lòng yêu nước và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia, phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc."

Sự sợ hãi hai chiều

Nhưng trong những lần biểu tình vừa qua, không phải "hết thảy mọi người con dân nước Việt" đều "xuống đường biểu thị lòng yêu nước", mà – theo blogger Mẹ Nấm, chỉ có "vài trăm người xuống đường bảo vệ chủ quyền trong một đất nước 90 triệu người". Mẹ Nấm xem chừng như không tránh khỏi lo âu mà nêu lên câu hỏi rằng "Điều này có ý nghiã gì không?" 

rfa-200-congan.jpg
Công an tập bắn tại một công viên ở Hà Nội hôm 19/9/2011. RFA photo
Theo Mẹ Nấm thì sau bao nhiêu năm "sống dưới sự đe doạ của lưỡi hái và búa liềm" khiến "một đất nước với 90 triệu người, vì sợ hãi, đã chấp nhận im lặng khi dân tộc đang ở bờ vực sinh tử". Theo phân tích của blogger Mẹ Nấm thì vì sợ hãi nên:
Công an vô tư đánh đập giết hại người dân; 90 triệu người chấp nhận tự bịt miệng mình, âm thầm chịu đựng những áp bức, bất công; đành cúi đầu để những người với bằng cấp dỏm, kiến thức giả, đạo đức suy đồi lãnh đạo; chấp nhận tham ô, nhũng lạm là quy luật tự nhiên cuả cuộc sống; phó mặc vận mạng quốc gia trong tay những người không xứng đáng lãnh đạo. Và hậu quả ra sao ? 

Blogger Mẹ Nấm nhận xét:

"Kết quả là những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã tàn phá đất nước tan hoang: Nền kinh tế bị lệ thuộc vào Trung Quốc, công trình xây dựng, điện lực nằm trong tay Trung Quốc, trong đường lối ngoại giao - chính trị phải khom lưng cúi đầu trước Trung Quốc, lạm phát đứng đầu châu Á, tài nguyên đất nước khô kiệt, lao động Trung Quốc tràn lan xứ mình và lao động Việt Nam tha phương cầu thực xứ người. 

Kết quả là chính những kẻ được chính thức giao khoán cho cái quyền lãnh đạo bởi 99% những con người sợ hãi đang sống trên mảnh đất này đã thay mặt, nhân danh 90 triệu dân cúi đầu với ngoại bang để nói "nguyện cùng với Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực, kiên trì giữ gìn đại cục hữu nghị Việt-Trung" và quay mặt lại với nhân dân để "Kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn".

Những người cầm quyền độc đoán không thể không hoảng sợ khi nghĩ đến lúc phải đối diện với công lý vì những hành động nhẫn tâm, ngược đãi con người một cách tùy tiện. 

Tác giả Đại Nghiã 

Cuối cùng thì sao? Một phần thân thể Mẹ Việt Nam đã rơi vào tay ngoại bang. Và cả đất nước Việt Nam đứng trước nguy cơ được đổi tên thay họ…

Giải quyết được sự sợ hãi của mỗi con người Việt Nam mới là mục tiêu cấp thời. Không giải quyết được điều ấy thì đừng nói đến dân chủ, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.Vận mệnh của đất nước này phụ thuộc vào chính chúng ta, chứ không phải ai khác."    

Trong khi blogger Mẹ Nấm âu lo cho vận nước qua góc độ kém vui đó, thì, trên blog Dân Làm Báo cùng nhiều mạng nhật ký khác, tác giả Đại Nghiã nhận thấy giới cầm quyền hiện "sợ hãi hơn bao giờ hết". Tại sao như vậy ? Tác giả phân tích:

"Ảnh hưởng làn gió Hoa Lài của Mùa Xuân Ả Rập, đảng… cảm thấy sợ hãi hơn bao giờ hết vì từng chế độ độc tài đã tuần tự rơi rụng như lá mùa thu và từng nhà độc tài cũng tuần tự đền tội trước công lý. Những sự kiện ấy đang dồn dập, đang là nỗi ám trầm kha trong đầu những người đang cai trị đất nước Việt nam hôm nay.

... Sự sợ hãi của nhà cầm quyền…đã lên đến tầm cao, diễn biến hòa bình là nỗi ám ảnh khắc sâu trong tâm khảm những người cầm quyền độc đoán, độc tài, một lần nữa cho thấy đảng…đang run sợ nên tại Việt nam vừa diễn ra một loạt hội nghị các ngành quốc phòng và an ninh nhằm thắt chặt hơn nữa sự kiểm soát xã hội và bảo vệ chế độ...

Theo lẽ tự nhiên, những người đang cầm quyền độc đoán sợ dân chủ hóa hay diễn biến hòa bình là đúng. Bởi vì những người cầm quyền độc đoán không thể không hoảng sợ khi nghĩ đến lúc phải đối diện với công lý vì những hành động nhẫn tâm, ngược đãi con người một cách tùy tiện. Đó cũng là đặc điểm chung của tâm lý học tội phạm. Đấy là chưa kể lòng tham những đặc quyền vô bờ mà người cầm quyền và gia đình họ đang thoải mái tận hưởng sẽ phải chấm dứt ngay lập tức một khi các thiết chế dân chủ của nhà nước và xã hội được hình thành."