THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 October 2011

Giết Người Để Diệt Khẩu? Chồng Và Anh Rể Của Dân Oan Mai Thị Nở Bị Giết Chết Tại Đồng Nai!!!



Dân oan Mai Thị Nở là người đội nón màu xanh bên tay trái

Ngày 20 tháng 07, 2008  vừa qua tại Đồng Nai, một vụ giết người đã xãy mà hai nạn nhân là anh Hùynh Văn Phong-  chồng của dân oan Mai Thị Nở; và người anh rễ của chị là anh Nguyễn Trung Lâm.

Trong thời qua quý bạn đọc cũng đã nhìn thấy hình của dân oan Mai Thị Nở cùng hai người con của chị – một trai và một gái ra Hà Nội khiếu kiện đất đai và tố cáo tham nhũng tại Đồng Nai. Vào ngày 11 tháng 06, 2008 chị đi cùng với một số dân oan khác đến biểu tình tại khu tập thể Hòan Cầu nơi cư ngụ của thanh tra Trần Văn Truyền; và chị đã bị bắt về đồn công an Ô Chơ Dừa. Do con trai của chị bị bệnh tim nên sau khi được thả ra, chị đã phải đưa con về lại Đồng Nai chữa bệnh. Về sự kiện này quý bạn đọc có thể tham khảo các bài cũ tại các đường link sau đây:

http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=147

Đến ngày 20 tháng 07, 2008 thì chồng chị và anh rể của chị bị giết chết. Chúng tôi liên lạc được với chị Mai Thị Nở tại Đồng Nai để hỏi thêm về sự kiện này. Theo chị Nở thì cái chết của anh Hùynh Văn Phong chồng chị và anh rể chị - Nguyễn Trung Lâm – là hệ quả của việc chị đi khiếu kiện và tố cáo tham nhũng chứ không phải là việc thanh tóan giữa các nhóm xã hội đen như một vài tờ báo trong nước đưa tin. Sự kiện như thế nào, xin mời quý bạn đọc theo dõi

Lưu ý: có một số hình ảnh nạn nhân mà chị Mai Thị Nở đồng ý cho chúng tôi đăng tải ; và những hình này rất “nhạy cảm”; nếu như có quý bạn đọc nào “nhạy cảm” xin đừng vào trang trong.
Đọan 1

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe
Đọan 2

 Tốc Độ 56K Modem
 Lấy Xuống Máy Nghe

Dân Oan Mai Thị Nở – Sinh năm : 1979 đang ôm quan tài của chồng là
Huỳnh Văn Phong. Phong chết để lại một vợ và ba con thơ dại.
- Đứa con trai lớn nhất là : Huỳnh Mai Anh Dũng – Sinh năm : 1998
- Đứa con gái thứ hai là : Huỳnh Thị Ngọc – Sinh năm : 2003 vừa
qua vào ngày 11-6-2008 sáng sớm đến khu Hoàn Cầu đón ông Tổng Thanh
Tra Chính Phủ kêu oan bị công an Phường Ô Chợ Dừa bắt vào đồn
- Đứa con gái thứ ba là Huỳnh Thị Hồng Hạnh – Sinh năm : 2004
vừa qua cũng bị bắt vào ngày 11-6-2008 ở phường Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội trong thời gian vừa qua mấy mẹ con chị Mai Thị Nở thường xuyên ở Hà Nội Tố Cáo bọn Tham Những của Huyện Trảng Bom chiếm đoạt 2415 ha đất


nạn nhân chết là Huỳnh Văn Phong – chồng chị Mai Thị Nở – Sinh năm : 1978 – Những dấu may trên người là sau khi khám nghiệm tử thi


đám tang của nạn nhân Nguyễn Trung Lâm,bỏ lại một vợ hai con.
- Vợ là Huỳnh Thị Bé – Sinh năm : 1973
- Con trai lớn là Nguyễn Hoàng Minh Hiếu – Sinh năm : 2002
- Con trai kế là Nguyễn Hoàng Phi Long – Sinh năm : 2004


Xác của nạn nhân Nguyễn Trung Lâm bị đâm chết ngay tại hiện trường vụ án,cảnh nhân dân quanh vùng đang đứng xem


Nạn nhân bị đâm chết tại chỗ là Nguyễn Trung Lâm – Sinh năm 1976. Bị đâm trong tình trạng ôm cổ một tay phải và một tay trái cầm ao đâm ngay tim. Tên Dũng quen với Trung Lâm và dùng thủ đoan đê hèn này.



Khi đâm nạn nhân còn bị ngoáy vào tim nên đường kính mở rộng
Audio phỏng vấn:
1-  Mai Thi No – PV: csvn giet nguoi diet khau
2- Download Mai Thi No – PV: csvn giet nguoi diet khau – 2
http://www.vietnamexodus.org/vne0508/modules.php?name=News&file=article&sid=440

Lấy hơn 300 con giun từ bụng bệnh nhi VN

Ngày 3/10, Bệnh viện đa khoa TƯ Quảng Nam cho biết sức khỏe cháu Trần Văn Đạt (34 tháng tuổi, quê xã miền núi Tam Trà, H.Núi Thành, Quảng Nam) đã phục hồi sau ca phẫu thuật đặc biệt: “bắt” hơn 300 con giun trong bụng.



Cháu Đạt được gia đình đưa đến bệnh viện hôm 1/10, với chẩn đoán ban đầu là tắc ruột cơ học chưa rõ nguyên nhân. Qua chẩn đoán và xét nghiệm, các bác sĩ xác định một lượng giun lớn chính là nguyên nhân gây tắc ruột. Kết thúc ca phẫu thuật, các bác sĩ bất ngờ với lượng giun được lấy ra quá nhiều, lên đến 0,5kg.

Tranh công lũ lụt với dân

Hơn ba ngàn người dân Tân Hoá, Minh Hoá, Quảng Bình thoát chết trong lũ lớn là do kinh nghiệm đối phó của họ hoàn toàn đi trước một bước với lũ. Rứa mà có cán bộ huyện nói do công lớn của họ nên dân thoát chết.
 
Tân Hoá có hơn 320 thuyền độc mộc chạy lũ


          Người Tân Hoá có gần 700 hộ dân, là người Nguồn, sống trong hốc núi tứ bề là tường thành đá vôi dựng đứng. Vùng đất lũ lụt liên miên đã truyền cái “gen” chống lũ, nương vào nước lũ để thoát thân từ ngàn vạn đời nay. Tính cộng đồng, sự đoàn kết, đã giúp người Tân Hoá vô địch với lũ, không có người chết lũ. Đấy là thành tích chống lũ thành công của hơn 20 năm nay ở Tân Hoá.
Lũ lên bè lên tài sản lên giảm thiệt hại

          Gần như cứ hai gia đình có một chiếc thuyền độc mộc, toàn xã có 320 chiếc thuyền như thế. Căn nhà Pe truyền thống của người Nguồn làm có gác ván gần nóc, người địa phương gọi là cái tra, lũ
lên chạm mái, tra vẫn là nơi sinh hoạt, ăn uống, chạy lũ. Lũ ngập tra, lút nóc nhà, người Tân Hoá bồng bế nhau lên nóc, cứ hai nhà sở hữu một chiếc thuyền, họ trật tự rời nhà trên nóc lũ, lên thuyền vào hang đá, mái đá, rèm đá chạy lũ.
Nhà bè trị giá 20 triệu, nhất làng

          Họ chạy lũ kiểu cuốn chiếu, nhà này đến nhà kia, xóm này đến xóm kia, lũ lên to, lên nhanh cũng không hoảng loạn, bởi xóm làng tối lửa tắt đèn có nhau, và chức trách mỗi xóm đã phân công thuyền bè hẳn hoi với từng nhà dân. Ai có thuyền cũng sẵn sàng đi giúp nhà không có thuyền. Cuối cùng mọi người đều lên các sườn núi cao hoặc rèm đá, hang đá tránh lũ. Cách sống đó giúp người Tân Hoá có những thích nghi với lũ một cách hợp lý, thậm chí họ biết lợi dụng lũ để thoát thân.
 
          Năm nay, người Tân Hoá sáng tạo nhà bè, có thể nơi khác cũ, nhưng với Tân Hoá là mới, họ tự vay tiền, tự sắm thùng phi, nhà nào giàu thì làm nhà bè to, 20 triệu, nhà nào nghèo thì chừng 5 triệu rồi phủ bạt lên, đặt đồ đoàn vào đó để nổi theo lũ, không bị lũ nhấn chìm. Năm nay, nhà bè đều nổi cả heo gà, dân mừng.
Lũ lên heo gà cũng lên

          Thế nhưng, lũ rút chưa hết làng bản, cán bộ huyện về thị sát, thấy nhà bè hay hay, về phát biểu với báo chí là nhờ sự chỉ đạo của huyện mà dân Tân Hoá mới có nhà bè. Xin nói thẳng, sản phẩm nhà bè là từ sự vật lộn sinh tồn của người dân dồn vào đường cùng lũ lụt mới có được ý tưởng này. Các cán bộ huyện ở thị trấn, không trải qua dâu bể hồng thuỷ, làm sao có được những ý tưởng sát sườn như thế?
 
          Nghe đâu, một số cán bộ huyện đang lập hồ sơ thành tích tranh công lũ lụt cái nhà bè với người dân này đây.
 
          Nếu đúng thì cơ hội quá, tranh công lũ lụt dã man quá. Người Tân Hoá nghe thế cũng chặc lưỡi, è he, kệ cán bộ, dân biết ai sáng tạo cái nhà bè ni, miễn là dân không chết lũ, è he.

Một bộ phận cán bộ đang suy thoái về đạo đức


Mổ xẻ nguyên nhân khiến công tác phòng chống tham nhũng của Hà Nội chưa hiệu quả, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố cho rằng một số cấp ủy chưa gương mẫu, một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức lối sống.
Tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ

Sáng 4/10, Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã mổ xẻ nhiều nguyên nhân, đề xuất giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng thành phố, một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm, chưa gương mẫu, thiếu quyết liệt trong đấu tranh với vấn nạn này. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên, có quyền đang suy thoái về phẩm chất, đạo đức lối sống, chưa được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh.

Ngoài ra, cơ chế chính sách còn nhiều sơ hở, bất hợp lý và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý đã tạo cơ hội cho những cán bộ, đảng viên thoái hóa lợi dụng để tham ô, tạo ra những đặc quyền đặc lợi. Tiêu cực cũng được bắt nguồn từ cơ chế xin cho, thiếu công khai, minh bạch.

Ông Đào Xuân Mùi, Bí thư Đảng bộ khối các cơ quan thành phố, nhận xét nếu cơ chế, chính sách sát với thực tế thì sẽ không gây ra lãng phí, như lĩnh vực đất đai. Đây là nguồn lực quan trọng song các dự án không được công khai. Theo Luật phòng chống tham nhũng phải công khai quy hoạch, song trên thực tế không có nhiều quy hoạch được giới thiệu.

Đồng quan điểm, ông Khuất Văn Thành, Bí thư huyện Hoài Đức, dẫn chứng ở Hoài Đức, có dự án quy hoạch trên đất nông nghiệp song 8 năm chưa thực hiện, trong khi người dân mất đất canh tác. "Dự án càng chậm thì càng lãng phí. Chúng ta cần cải cách để giảm thủ tục hành chính, nhất là xây dựng cơ bản. Nếu đẩy nhanh được thủ tục hành chính thì các dự án sẽ được đẩy nhanh", ông Thành khẳng định.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng, cho rằng lĩnh vực xây dựng luôn tiềm ẩn tham nhũng, lãng phí. Nhiều công trình vi phạm chỉ tiêu xây dựng, nhà thầu rút ruột công trình, không đảm bảo chất lượng. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phó thác cho nhà thầu, không giám sát chất lượng, khiến có hạng mục hạch toán vượt kế hoạch.

Đất đai
Quy hoạch đất đai, các dự án đầu tư xây dựng cần công khai minh bạch. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Để đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Hà Nội Đào Văn Bình cho rằng, ngoài Luật phòng chống tham nhũng, thành phố cần có quy chế cụ thể, các đề án kèm theo, như công khai quy chế bổ nhiệm, thi tuyển cán bộ để chống chạy chức chạy quyền. Đặc biệt, quy chế đầu tư xây dựng cơ bản phải công khai để cán bộ các sở ngành không thể nhũng nhiễu dân.

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Huy Sáng chia sẻ vấn đề ông tâm huyết lâu nay là công khai tài sản. Việc này đã được thực hiện song không hiệu quả. "Do công khai tài sản chưa thực chất nên thất thu thuế rất lớn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở các nước, có tiền không chính đáng thì không tiêu được. Ở nước ta, nhiều người chuyển tiền cho con, để con đứng tên nên không kiểm soát được", ông Sáng nhận xét.

Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Sửu bày tỏ, lãng phí đã ăn sâu vào tiềm thức từ trẻ con người lớn, đến các doanh nghiệp. Ví dụ các gia đình không biết tiết kiệm điện, doanh nghiệp không tiết kiệm nguyên liệu sản xuất. "Chúng ta phải đặt vấn đề cụ thể như các cơ quan phải có biển cảnh báo tiết kiệm điện. Nên đăng báo các đơn vị dùng quá tiêu chuẩn", ông Sửa bày tỏ.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo khẳng định, công tác phòng chống tham nhũng của Hà Nội chưa hiệu quả. Việc thanh kiểm tra còn ít, lực lượng này chỉ thanh tra định kỳ, chỉ kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Khi xảy ra vụ việc chưa xử lý kiên quyết, kịp thời.

Ông Thảo cho biết, thành phố sẽ bổ sung cơ chế chính sách cho các lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, đầu tư xây dựng, thi tuyển công chức, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra, sẽ cải cách tiền lương, có chế tài khuyến khích bảo vệ người tố cáo. Đây cũng là kiến nghị của thành phố đối với trung ương để có cơ chế khen thưởng tố cáo đúng, xử lý cố tình tố cáo sai.

Thành phố sẽ rà soát toàn bộ các dự án BT, sẽ báo cáo Thường trực Thành ủy và quản lý chặt chẽ, phòng chống tham nhũng thất thoát. Các quyết định về quản lý đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục được xem xét, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, gắn với chống tham nhũng.

Đoàn Loan

'Thích thoải mái xe cá nhân thì phải chấp nhận tắc đường'


Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư thành ủy Hà Nội
Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ảnh:PV.

"Trung Quốc dân số đông, thủ đô lớn, nhưng họ vẫn cấm được xe máy, đó là do ý chí quản lý của mỗi đất nước. Còn mình, nếu thích thoải mái đủ loại phương tiện thì phải chấp nhận việc tắc đường nhiều hơn", Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị trao đổi với báo chí sáng 4/10. 
'Nên hạn chế ôtô, sau đó mới đến xe máy''Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân'

Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất hạn chế xe cá nhân để giảm ùn tắc. Là Bí thư Hà Nội, ông nói gì về đề xuất trên?

- Cách đây hơn 10 năm khi người dân cũng như đất nước còn nghèo, phương tiện giao thông công cộng, xe công ít, ôtô cá nhân rất hiếm. Nhưng hiện nay, khi kinh tế phát triển, đã có sự mất cân đối giữa số lượng phương tiện với khả năng lưu thông. do đó phải nghĩ tới việc điều hòa cho hợp lý.

Nhiều nước trên thế giới đã điều hòa bằng việc ưu tiên giao thông công cộng, giảm xe cá nhân. Giao thông công cộng gồm có xe buýt, đường sắt trên cao và tàu điện ngầm. Hà Nội và TP HCM cũng vậy, phải giảm bớt phương tiện cá nhân. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chứ không phải là thích hay không thích. Nếu cho phát triển thoải mái thì đến lúc phương tiện cá nhân nhiều đến mức người dân đi lại trên đường khó khăn, cản trở sự phát triển của xã hội.

Nhiều người băn khoăn, phương tiện công cộng chưa đáp ứng được mà lại hạn chế xe cá nhân thì người dân đi lại bằng gì. Nhưng muốn tăng phương tiện công cộng thì phải giảm xe cá nhân, khi đó mới tăng tương đối được đầu xe buýt lưu thông trên đường, mới có đất làm đường sắt trên cao. Nếu không hạn chế ngay, cứ để cho phương tiện cá nhân phát triển thì đến lúc quá muộn, lãng phí cho xã hội.

- Nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế xe máy là bất công trong khi ôtô mới là phương tiên nhiều diện tích mặt đường. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?

- Tại sao nhiều đô thị lớn trên thế giới không những hạn chế xe máy mà còn cấm xe máy? Trung Quốc dân số đông hơn mình nhiều, thủ đô của họ lớn hơn ta nhiều, nhưng họ vẫn cấm được xe máy. Đó là do ý chí quản lý của mỗi đất nước. Còn mình nếu thích thoải mái đủ loại phương tiện thế này thì phải chấp nhận việc tắc đường nhiều hơn.

Nếu người dân, ai cũng đưa mình vào kỷ cương kỷ luật giao thông thì không có chuyện tắc đường. Họ có thể chấp nhận chậm một chút nhưng không bị tắc nghẽn, hỗn loạn.

Tắc đường tràn lan ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Tắc đường ngày càng nghiêm trọng ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

- Theo ông, cần hạn chế phương tiện cá nhân ở các đô thị như thế nào?

- Tôi cho rằng phải có nhiều biện pháp đồng bộ từ phí, lệ phí và hạn chế những điều kiện để mua xe. Áp dụng cả 2 biện pháp hành chính và kinh tế song song. Khi áp dụng những biện pháp kinh tế mà người nào đó cố tình vi phạm thì phải có những biện pháp hành chính nghiêm ngặt, ví dụ như phạt ở mức rất cao, khi đó vừa là biện pháp hành chính, vừa là kinh tế.

Hiện nay chúng ta quá dễ dãi cho phép mua sắm phương tiện giao thông cá nhân. Những người mua sắm phương tiện ấy không có đóng góp thỏa đáng cho những chi phí của xã hội đảm bảo cho xe hoạt động bình thường. Nếu anh đi xe đạp như người dân ở miền núi, anh đi bộ như người nông thôn thì hầu như anh không đóng góp gì cho xã hội là chuyện đương nhiên. Nhưng anh sử dụng ôtô khí thải lớn, chiếm chỗ trên đường, lưu thông trên đường, đèn xanh đèn đỏ và cả cảnh sát giao thông, công an phải quản lý trật tự đường thì anh phải đóng góp cho chi phí chung của xã hội một cách tương xứng.

- Với sự bùng phát ôtô hiện nay, theo ông, trước mắt cần giải quyết bài toán điểm đỗ xe thế nào để không gây ùn tắc?

- Diện tích đường và điểm đỗ tĩnh cho ôtô của Hà Nội hiện không đúng với tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Người ta cần 20 -25% diện tích đường thì Hà Nội chỉ có 7-8%. Muốn tăng điểm đỗ thì phải giảm phương tiện cá nhân, không cho mua nhiều và thoải mái như hiện nay. Nếu cho mua sắm thoải mái thì người có phương tiện không đỗ chỗ này phải đỗ chỗ kia, ôtô không thể như cái túi, cái cặp mang theo người được.

Theo tôi, phải điều chỉnh phí dừng đỗ ô tô, phí thấp như hiện nay không ai dám đầu tư xây bãi đỗ. Ai có khả năng chịu được chi phí cao thì mới mua xe cá nhân, còn nếu không hãy đi phương tiện công cộng.

Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ 22/9-5/10.
Biểu quyết của độc giả trên VnExpress từ sáng 22/9 đến chiều 4/10.

Đoàn Loan

Cư dân ĐBSCL sau trận lũ lịch sử


2011-10-04

Với diện tích lúa thu đông, tức vụ 3, bị mất trắng do vỡ đê, cộng thêm cả ngàn hectares hoa màu và trên năm trăm hectares thủy sản bị thiệt hai, hàng ngàn cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể đối diện nguy cơ thiếu ăn trong thời gian tới.

AFP

Trận lũ lụt hồi đầu tháng 10 vừa qua gây thiệt hại nặng nề tại Quảng Bình

Qua trao đổi với cư dân địa phương, Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm câu trả lời cụ thể về tình hình lũ lụt được coi là tệ hại nhất tính từ năm 2000  trở lại đây mà có thể gây tình trạng thiếu hụt lương thực:

Thiệt hại nặng nề nhưng không đói?

Sau khi một khoảng đê bao ở Hồng Ngự bị vỡ do nước lũ dâng tràn đến đỉnh điểm,  người dân từ huyện Hồng Ngự đến Tân Hồng thuộc tỉnh Đồng Tháp phải di tản, gia súc được dời lên chỗ cao, trong lúc nhà cửa bị ngập, nhiều người không thể quăng lưới kiếm sống qua ngày như thường nhật. 
Ông Tám, môt cư dân ở Huyện Tháp Mười, cho biết lũ nặng nhất là ở những huyện trên đầu nguồn: 
Huyện Tân Hồng với Hồng Ngự bị bể đê, nước ngập cao lắm. Bể đê thì thiệt hại lúa vậy thôi chứ không đến đổi đói. Lúa người ta làm đúng ra là người ta phải né mùa lũ, ở Tháp Mười thì người ta biết người ta tránh, nhưng mấy huyện trên chưa làm ba vụ đó nhiều nên chưa rành hung. Kinh nghiệm khi sạ lúa là mình phải biết trước bao nhiêu ngày tới đó đặng mình tránh cái đĩnh lũ để mình thu hoạch trước cái đĩnh lũ. Nếu lỡ có lụt thì không bị rủi ro lúa chưa chín mà phải cắt rồi. Cắt đại không thôi bể đê bỏ hết sao, làm mất năng suất hết. 
Huyện Tân Hồng với Hồng Ngự bị bể đê, nước ngập cao lắm. Bể đê thì thiệt hại lúa vậy thôi chứ không đến đổi đói. Lúa người ta làm đúng ra là người ta phải né mùa lũ, ở Tháp Mười thì người ta biết người ta tránh, nhưng mấy huyện trên chưa làm ba vụ đó nhiều nên chưa rành hung
Ông Tám, ở Huyện Tháp Mười
Người dân tích cực tham gia bao vệ đê, bảo vệ diện tích lúa của chính mình ( ảnh chụp tại xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng). Source tinmoi.vn
Người dân tích cực tham gia bao vệ đê, bảo vệ diện tích lúa của chính mình ( ảnh chụp tại xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng). Source tinmoi.vn
Có thể nói năm nay lũ vùng đầu nguồn sông Cửu Long, Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đang giao động ở mức đặc biệt lớn. Tin nói một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử.
Một cư dân Châu Đốc, ông Nhàn, mô tả cảnh lụt ở đây nhưng nói ông không lo lắm chuyện dân có thể bị đói ăn:  
Nước dâng cao thì vùng ngoài đồng ruộng là ngập hết. Nói chung ngoài đồng trống thì nước ngập tràn hết trơn, cũng mất một số thôi chứ không mất hết tại vì có một số vùng đê bao ngăn lũ thì nước chưa xâm nhập vô được. Tôi nghĩ thì không đến nỗi đó đâu. Mất mùa thì có một phần diện tích thôi, còn trong đê bao thì lúa còn tốt còn nhiều lắm. 
Từ Long Xuyên, ông Phan Văn Danh, chủ tịch Hiệp Hội Nghề Nuôi Và Chế Biến Thủy Sản các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, nói rằng không sợ thiếu gạo ăn mà chỉ sợ không có tiền mua gạo: 
Lũ lụt Long Xuyên đến giờ này thì triều cường nước lớn có ngập ruộng lúa vụ 3 mà theo thông báo chính thức của nhà nước là đã bị thiệt hại khoảng hai ngàn tám trăm hectares. Thiếu thực phẩm thì chắc có lẽ không thiếu đâu, gạo mình thiếu gì. Vụ sản xuất hè thu mới vừa xong đây thì đâu có thể nào thiếu được. 
Chỉ có điều người dân, đặc biệt những người đánh bắt cá người nào cũng biết đặt lờ làm kinh tế thuộc về đồng ruộng hay là  mùa nước, đánh  bắt cá tự nhiên, họ bán được họ mua gạo họ ăn thì không có chuyện gì. 
Lũ lụt Long Xuyên đến giờ này thì triều cường nước lớn có ngập ruộng lúa vụ 3 mà theo thông báo chính thức của nhà nước là đã bị thiệt hại khoảng hai ngàn tám trăm hectares. Thiếu thực phẩm thì chắc có lẽ không thiếu đâu, gạo mình thiếu gì.
ông Phan Văn Danh
Nhiều trẻ em xã Tân Công bơi xuồng cùng ba mẹ kiếm cá. Source tienphong-online
Nhiều trẻ em xã Tân Công bơi xuồng cùng ba mẹ kiếm cá. Source tienphong-online
Còn những người làm công nhân khuân vác, lao động cơ bắp hay lao động bình thường thì khi nước lên rồi nhà máy xuất khẩu gạo nó chậm lại thì mấy người đó gặp khó khăn,  có nghĩa là không có thu nhập thì không có tiền mua gạo mà ăn. Chủ yếu là không có tiền mua gạo chứ không phải thiếu gạo. Còn những người kéo lưới năm nay là đỡ, mùa lũ tốt thì bắt cá được nhiều. 

Quen sống chung với lũ

Thế nhưng theo cô Thảo, một giáo viên ở vùng sâu của Long Xuyên, nơi ruộng lúa đang bị ngập nặng,  thì nỗi lo của cô là: 
Dưới vùng sâu vùng xa thì càng thê thảm nữa, đa phần các trường là các em phải nghĩ học hết bởi vì ngập. Cũng đang rất lo là thường những em trong chương trình học đa số là rất nghèo và ở những vùng ven ở ngoài đồng ngoài ruộng. Những em này nó sống bằng cách ăn theo những đồng ruộng, có khi đi móc lúa hoặc là có khi đi thu hoạch lúa để kiếm tiền. Với tình  trạng thiếu  thốn rồi gặp nhiều khó khăn thì cũng có thể các em sẽ bỏ học.  
An Giang là tỉnh đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu Long, bị thiệt hại nặng do lũ đồn về . Ông Trà, cư ngụ tại đây, cho rằng  đói thì không đói vì dân quen sống chung với lũ bao năm rồi : 
Ở đây là sống chung với lũ hàng năm, tôi thấy  chuyện thiếu đói mùa lũ hàng năm là có nhưng mà nói đói nhiều và  trên diện rộng thì chắc là không xảy ra. Bị vì có nhiều nơi được cứu trợ trợ giúp của địa phương. Hơn nữa ở vùng này là xứ lúa gạo nhiều rồi cái tương trợ trong bà con nên cũng không đến nỗi đói. 
Ông Trà
Mấy  huyện đầu nguồn ngập nhiều lắm, An Phú, Châu Phú, huyện Phú Tân Chợ Mới, huyện Chợ Mới. Bị lúa chưa chín kịp nên thiệt hại về lúa nhiều. Nhân mạng cũng có má ít. Đói thì cũng chưa thấy bởi vì xứ đây là lúa gạo nhiều mà . Ở đây là sống chung với lũ hàng năm, tôi thấy  chuyện thiếu đói mùa lũ hàng năm 
Ruộng lúa bị mất trắng, những đứa con của chị Trần Thị Nở ở ấp Thống Nhất 1, xã Tân Công Chí (Đồng Tháp) cùng mẹ bán cá và bông điên điển bên Quốc lộ 30.Tienphong Online
Ruộng lúa bị mất trắng, những đứa con của chị Trần Thị Nở ở ấp Thống Nhất 1, xã Tân Công Chí (Đồng Tháp) cùng mẹ bán cá và bông điên điển bên Quốc lộ 30.Tienphong Online
là có nhưng mà nói đói nhiều và  trên diện rộng thì chắc là không xảy ra. Bị vì có nhiều nơi được cứu trợ trợ giúp của địa phương. Hơn nữa ở vùng này là xứ lúa gạo nhiều rồi cái tương trợ trong bà con nên cũng không đến nỗi đói. 

Trở lại với  thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nơi có huyện Tân Hồn mà một phần đe bao bị nước lũ phá vỡ khiến vụ lúa thu đông  bị mất trắng, một cán bộ Ủy Ban Nhân Dân huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp cho hay hiện mọi nổ lực đang được tập trung vào bảo vệ tuyến đê của hai xã Thường Thới Tiền và Thường Phước Hai: 
Đồng Tháp có nhiều huyện làm vụ ba lắm. Tân Hồng thì đã bị vở ba cái ô thì những hộ nào làm vụ ba trong đó thì có nguy cơ là đói.  Còn đối với huyện Hồng Ngự hiện nay thì cái đê bao đến thời điểm này cũng không dám chắc ăn nhưng mà  nó chưa bị vỡ, bà con vẫn còn có lúa trong đó. Tình hình cũng tạm ổn, còn một khi đã rơi vào trường hợp đê vỡ thì bà con trong đây bị mất trắng là hiển nhiên rồi.  
Ông Tuấn, phó chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc  huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, cũng hy vọng là sẽ không có thêm tuyến đê bao nào bị vỡ: 
Đồng Tháp có nhiều huyện làm vụ ba lắm. Tân Hồng thì đã bị vở ba cái ô thì những hộ nào làm vụ ba trong đó thì có nguy cơ là đói.  Còn đối với huyện Hồng Ngự hiện nay thì cái đê bao đến thời điểm này cũng không dám chắc ăn nhưng mà  nó chưa bị vỡ, bà con vẫn còn có lúa trong đó. 
cán bộ UBND huyện Hồng Ngự 
Tuyến đê bao bảo vệ Thường Thới Tiền và Thường Phước Hai thì có khoảng hai ngàn sáu trăm hectares, thì đang tập trung từ cấp ủy huyện tới chính quyền huyện rồi tới Mặt Trận và các Ban Ngành Đoàn Thể từ huyện đến xã là tập trung để mà chống lũ. 
Nếu lỡ có bể đê thì mất trắng tới bốn năm chục tỷ đồng của bà con nông dân, nhưng mà cái này chưa chắc vì mình còn quyết tâm bảo vệ. Mức thiệt hại hiện nay cũng chưa đến nỗi khủng khiếp lắm. Năm nay một số hộ là cũng gặp khó khăn. Nếu mà thu hoạch vụ thu đông này được hai ngàn sáu trăm hectares thì rất là tốt, rất là mừng. 

Theo lời ông Thanh Trà, phó chủ tịch Liên Hiệp Các Hội Hữu Nghị ở An Giang, đang có những đoàn thuộc các tổ chức quốc tế như UNICEF Quĩ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc,  Save The Children UK, Cứu Trẻ Em của Anh Quốc, xuống  các huyện đầu nguồn trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long để quan sát mức độ tàn phá của mùa lũ năm nay hầu có thể lập phương án cứu trợ kịp thời. 
Thanh Trúc tường trình từ Thái Lan.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Người dân có còn tin tưởng vào công lý?


2011-10-04

Vào ngày 1 tháng 10 vừa qua Viện KSND tối cao cho báo chí biết đã hoàn tất việc kiểm tra, xác minh và ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự về tội "dùng nhục hình" trong vụ án anh Nguyễn Quốc Bảo.

Courtesy giadinh.net

Ông Nguyễn Quang Phục, là Bố của Anh Nguyễn Quốc Bảo, ảnh chụp tháng 9 năm 2011.

 
Anh Nguyễn Quốc Bảo là người đã bị Công an quận Hai Bà Trưng TP Hà Nội bắt và tử vong sau đó vào đầu năm 2010. Mặc Lâm theo dõi và có bài viết chi tiết về vần đề này.

Công an kết luận lạm quyền


Vụ án anh Nguyễn Quốc Bảo khi mới bắt đầu đã được dư luận hết sức quan tâm bởi tính chất nghiêm trọng của nó. Một cơ quan thi hành luật pháp nằm giữa thủ đô Hà Nội là công an quận Hai Bà Trưng lại có dấu chỉ cho thấy lạm quyền dẫn đến cái chết của anh Bảo. Gia đình anh Bảo cũng như những người biết chuyện đã đặt hết niềm tin vào sự công minh của luật pháp qua việc Viện Pháp Y Quân đội vào cuộc, thực hiện việc khám nghiệm tử thi và cung cấp kết quả hết sức rõ ràng về cái chết của anh Bảo là do chấn thương trên đầu cùng nhiều vết thương khác.

Theo kết quả khám nghiệm tử thi của Công an TP Hà Nội xác định, nguyên nhân tử vong của anh Bảo là "do chấn thương sọ não mức độ nặng do tác động của vật tày có giới hạn".

Với kết quả này thân nhân anh Bảo đã nộp đơn kiện cơ quan công an quận Hai Bà Trưng nơi giam giữ anh Bảo và ghi rõ anh bị dùng nhục hình đến chết khi không có một tội danh nào rõ ràng lúc bị bắt.

Đơn khiếu tố gửi lên Toà án yêu cầu thụ lý từ nhiều tháng trước mãi tới ngày 1 tháng 10 năm 2011 Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới cho báo chí biết là không khởi tố vụ án vì không có bằng chứng nào xác định là anh Bảo bị tra tấn hay dùng nhục hình đến chết.
Nó bảo con tôi sử dụng ma tuý nhưng kết luận của pháp y cho biết con tôi là âm tính. Nó bảo con tôi tổ chức đánh bạc vậy thì đánh bạc với ai?

Nguyễn Quang Phục
Theo biên bản gửi cho báo chí của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao thì vào khoảng 16 giờ 45 ngày 21.1.2010, thấy anh Nguyễn Quốc Bảo điều khiển xe máy, có dấu hiệu vi phạm hành chính, Công an Hai Bà Trưng đã phối hợp với cảnh sát 113 kiểm tra, phát hiện anh Bảo mang theo vũ khí thô sơ, có dấu hiệu sử dụng ma túy và tham gia đánh bạc dưới hình thức lô đề, cá độ bóng đá. Anh Bảo bị đưa về trụ sở công an quận để làm việc.

Trước những lời lẽ không chính xác này, cha ruột anh Bảo là ông Nguyễn Quang Phục cho biết sự việc như sau:

"Nó bảo con tôi sử dụng ma tuý nhưng kết luận của pháp y cho biết con tôi là âm tính. Nó bảo con tôi tổ chức đánh bạc vậy thì đánh bạc với ai? Nó phải có tang vật và vật chứng đấy là nguyên tắc và nó sử dụng ma tuý thì phải có thời gian địa điểm và có chỗ sử dụng chứ bây giờ đang đi ngoài đường anh bắt thì làm sao nó sử dụng? Cái thứ hai nó bảo con tôi có dao có kéo là tàng trữ vũ khí tôi hỏi dao kéo đâu thì nó không đưa ra!"

Quyết định mà báo chí loan tải ghi rằng trong quá trình lấy lời khai, anh Bảo có hành vi giằng xé biên bản lời khai, tự đập đầu vào cạnh bàn phía trước, đập đầu vào tấm bảng gỗ treo trên tường phía sau lưng, nên điều tra viên đã dùng 2 khóa số 8, khóa 2 tay vào thành ghế băng gỗ.

Đến 0 giờ ngày 22.1 do anh Bảo tiếp tục giằng, giãy và đạp chân nên điều tra viên đã cùm 2 chân anh Bảo. Khoảng 0 giờ 10 phút, cơ quan điều tra phát hiện anh Bảo chảy nước dãi, mắt trợn, da mặt đỏ, khó thở. 5 giờ sáng cùng ngày thì phát hiện anh Bảo ho khan, thở thành tiếng phì phò, chân tay liên tục giằng giật, tư thế lao người về phía trước rồi tự đập đầu vào hai bên thành ghế băng gỗ. Thấy bị thương, cán bộ điều tra đã đưa anh Bảo đến bệnh viện nhưng nạn nhân tử vong trên đường đi cấp cứu.

Qua biên bản này người dân nhận ra rằng hầu như tất cả cái chết nào từ cơ quan điều tra của công an đều cho ra một đáp án rất giống nhau, đó là nạn nhân tự tìm lấy cái chết trong khi bị lấy khẩu cung.

Ông Phục cha anh Bảo cho biết điều vô lý này khi chính ông là người theo dõi khám nghiệm tử thi ngay từ đầu. Ông cho biết vết thương thật sự làm cho con ông chết như sau:

"Nó hoàn toàn trái ngược với sự thật. Tôi đã cầm trong tay biên bản giám định pháp y của quân đội và như vậy chúng nó hoàn toàn không dựa vào pháp y. Những điều họ đưa ra không có trong văn bản. Ví dụ như họ nói con tôi đập đầu vào ghế mà chết thì khi đập vào ghế vết chấn thương phải nằm ngang chứ không thể nằm dọc được. Trong khi ấy cái vết thương gây nên cái chết của con tôi nằm trong hố chẩm, tức là hồ sọ phía sau sọ dài 3 cm, tôi yêu cầu họ giải thích nhưng họ không giải thích!

Tôi đã tham khảo một giáo sư chuyên gia về pháp y anh ấy nói không có lý do gì khẳng định là tự đập dầu vào ghế mà chết được."

Viện kiểm sát không khởi tố


000_Nic595625-250.jpg
Cô Trịnh Kim Tiến với tấm ảnh Cha của Cô là ông Trịnh Xuân Tùng, là người cũng bị công an đánh chết. AFP PHOTO.
Trường hợp anh Bảo khiến người có chút kinh nghiệm về pháp y sẽ thấy ngay sự sơ xuất trong tờ biên bản đìêu tra này vì một người bị cùm hai chân, còng hai tay không thể nào tự đập đầu mình vào ghế đến chết như kết quả cho biết. Hơn nữa anh Bảo không có lý do gì phải chết trong khi bị bắt chỉ vì một tội danh đánh bạc.

Cái chết của anh Bảo làm người ta nhớ đến vụ án anh Nguyễn Công Nhựt tại Bình Dương vài tháng trước đây. Với kết quả điều tra cho biết anh Nhựt tự tử từ một sợi giây điện thoại mỏng manh và quá ngắn để có thể tự treo mình lên tìm lấy cái chết.

Anh Bảo và anh Nhựt đều bị giám sát chặt chẽ trước mắt bao nhiêu công an nhưng lại có thể chết một cách dễ dàng như ở nhà mình là câu hỏi không dễ trả lời.

Gia đình nạn nhân là người chịu đau thương nhiều nhất trước cái chết oan khuất của người thân nhưng trong tình hình khiếu kiện hiện nay họ không thể tìm cho ra một tòa án nào để kêu cứu cho sự oan khuất của họ.

Ông Nguyễn Quang Phục, sau nhiều tháng trời chờ đợi công lý đã thất vọng não nề trước tin tức này, ông cho biết nhiều tháng trước đây mỗi lần ông lên Viện kiểm sát để theo dõi tin tức thì được nơi đây cho biết:

"Viện kiểm sát nó bảo công an nó làm kín hết rồi, bây giờ nó có nghề rồi để cho tự nó điều tra sau này nó sẽ làm rõ về pháp luật nhưng đùng một cái nó đưa cho báo chí như vậy! Mình rất đột ngột và bức xúc. Rất là phi lý nhưng tại sao nó lại đưa ra như vậy, tôi không hiểu cái cơ chế pháp luật nhà nước này nó như thế nào!"
Viện kiểm sát nó bảo công an nó làm kín hết rồi, bây giờ nó có nghề rồi để cho tự nó điều tra sau này nó sẽ làm rõ về pháp luật nhưng đùng một cái nó đưa cho báo chí như vậy!

Nguyễn Quang Phục

Hệ thống toà án đã lộ rõ bị lệ thuộc quá sâu vào cơ quan điều tra của công an nên mọi kết quả đều khó thể xem là công bằng và khách quan khi cơ quan nghi can làm việc lại cũng là nơi lãnh trách nhiệm điềut ra. Làm sao có thể chứng minh rằng cơ quan đó công bằng, không thiên vị với người trực tiếp làm việc cho họ, chưa kể việc bứt giây động rừng là điều ai cũng có thể nghĩ tới.

Trong vụ án của anh Bảo, theo kết luận của Cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao cho rằng mặc dù không đủ căn cứ xác định cơ quan công an dùng nhục hình nhưng việc công an quận Hai Bà Trưng tạm giữ người có hành vi vi phạm hành chính tại phòng làm việc, lấy lời khai vào ban đêm và cùm, khóa chân tay đối với anh Bảo là vi phạm quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Viện KSND tối cao kiến nghị Giám đốc Công an TP Hà Nội tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật những người vi phạm theo quy định và rút kinh nghiệm để giáo dục, phòng ngừa chung. Đồng thời, báo cáo kết quả về Viện KSND tối cao.

Một vụ án nghiêm trọng lại có kết quả quá nhẹ và không thuyết phục thử hỏi làm sao kêu gọi sự tin tưởng của nhân dân vào công lý. Hơn nữa qua hình thức xử lý trong vụ án anh Bảo người dân có thể tự hỏi liệu rồi đây ai bảo vệ cho họ khi bị công an mời mà không biết mình có thể an toàn về nhà được hay không?

Và quan trọng hơn, kết quả này có thể là tiền đề cho nhiều vụ án khác tiếp tục xảy ra mà người vi phạm không ai khác sẽ là những công an biến chất, tin vào sự bao che của cơ quan điều tra trong ngành hơn là e ngại sự trừng phạt của luật pháp thật sự.

Theo dòng thời sự:

Dưa nhập từ Mỹ nhiễm vi trùng


2011-10-04

Bộ y tế Việt Nam vừa cảnh báo việc dưa vàng nhập từ Mỹ bị nhiễm vi trùng Listeria có thể gây tử vong cho người tiêu thụ. Vụ thực phẩm nhiễm trùng này đã xảy ra tại Mỹ như thế nào, giới chức trách đã hoạt động ra sao?

courtesy howstuffworks.com

Dưa vàng cantaloupe


17 người thiệt mạng và 84 người lâm bệnh trên 19 tiểu bang Hoa Kỳ, vì nhiễm vi trùng listeria từ dưa vàng cantaloupe. Đó là số liệu tổn thất do Cơ quan Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ  CDC nêu ra trong thông cáo mới phổ biến hôm thứ hai mùng 2 tháng 10. 

Người yếu dễ bị nhiễm hơn

CDC cho biết dịch bệnh khởi phát từ cuối tháng 7, người bệnh tuổi từ 35 đến 96 tuổi, tuổi trung bình của nhóm này là 78 tuổi. Hầu hết người bệnh là trên 60 tuổi. Hai phụ nữ mang thai cũng bị nhiễm bệnh. Điều này cho thấy những người già và người yếu, hệ thống miễn nhiễm yếu, đã là đối tượng tấn công của vi trùng Listeria.

CDC đã hành động ngay khi có những tin tức sớm nhất về dịch bệnh này, và từ các phòng thí nghiệm tìm ra vi trùng đã phăng lần tới nguồn cung cấp dưa vàng nhiễm listeria đầu tiên. Đó là trang trại Jensen ở Colorado, sản xuất dưa dưới nhãn hiệu Rocky Ford. Trang trại lớn này do Eric Jensen là đồng chủ nhân.  Ông cho biết trang trại đã phải đóng cửa hoàn toàn, và năm nay mùa dưa quá tốt, không có một triệu chứng báo động nào cho tới khi xảy ra tai  hoạ.

Nhìn những luống dưa vàng ối bị bỏ hoang từ khi ấy, người dân địa phương đều thấy xót dạ. 

Nguồn nhiễm từ đâu?

Từ mùng 10 tháng 9 trại Jensen đã phải thu hồi 300 ngàn thùng dưa, tính ra khoảng trên dưới 4 triệu trái dưa cantaloupe, còn phải đối diện với những vụ kiện bồi thường thiệt hại cho xã hội, tính ít nhất cũng phải mất hằng chục triệu đô la. Những chợ chẳng may đã bán dưa gây bệnh cũng đang bị kiện,nhưng pháp nhân chịu trách nhiệm vẫn là công ty và trang trại sản xuất. CDC loan báo những loại dưa cantaloupe không phải nhãn hiệu Rocky Ford thì vẫn an toàn. 

Bà quản lý của ngôi chợ Shoppers  Food Warehouse tại Fairfax, Virgina, ngôi chợ bán thực phẩm lớn nhất trong quận, cho biết dưa của chợ này lấy từ nguồn khác nên rất an toàn, và khách vẫn mua như bình thường. 

Cả công ty Jensen lẫn CDC đều không tìm được nguyên do vì sao dưa nhiễm bệnh, trong khi ngay tại thành phố Holly của trang trại Jensen, là nơi sợ hãi nhất, thì  lại không có ai bị nhiễm. Người dân thành phố này thường xuyên ghé trại dưa để mua dưa tươi, chín ngay trên luống, đem vào sở hay về nhà chia cho nhiều người ăn. Một cụ bà 97 tuổi được ông con đem dưa về ăn mà cũng chưa thấy có triệu chứng gì. Dù vậy cả nhà vẫn phải theo dõi bà cụ rất cẩn thận, vì vi trùng listeria có thể tiềm phục cả tháng trời trước khi có cơ hội tấn công, khi cơ thể yếu sức. 

Các chuyên viên của CDC đang điều tra quanh nguồn nước của trại Jensen, cũng như chất thải của súc vật ra vào trại dưa này, có thể là nguồn gieo rắc listeria. Thêm vào đó, quả dưa vàng từ thị trấn Holly đã vượt hằng ngàn dặm đường trước khi đến chợ để được bán ra cho người tiêu thụ. Từ Colorado, dưa được rửa sạch và đóng thùng, rồi chở tới chỗ nhà phân phối bán sỉ. Từ chỗ bán sỉ trái cây lại được đưa tới trung tâm phân phối của công ty bán lẻ, rồi từ đó lại chở tới từng chợ bán lẻ cho người tiêu dùng trên khắp nước Mỹ.   

Dưa cantaloupe bày bán ở Florida- AFP photo
Dưa cantaloupe bày bán ở Florida- AFP photo

Đã vậy, CDC lại tìm ra nguồn chứa vi  trùng listeria khác, ngoài dưa vàng, đó là rau diếp Romaine, mà người Việt thường gọi là rau xà lách. Món này được bán từng gói plastic, mỗi gói bốn cây dài mỗi cây ba tấc, hoặc xắt nhỏ ra sẵn, không phải từng bắp như xà lách Đà lạt mà ở Mỹ cũng có trồng. Hôm thứ sáu 30 tháng 9, công ty True Leaf Farm ở California thu hồi gần 15 ngàn gói rau diếp Romain xắt nhỏ có thể đã nhiễm listeria, tuy chưa có ca bệnh nào được phát giác.   Giới chức trách nói việc này không liên quan đến dưa cantaloupe từ Colorado. 

Dễ trị, nhưng phải đề phòng

Vi trùng Listeria phát xuất từ nguồn nước và đất, có khi xuất hiện cả trong cơ sở giết mổ chế biến thịt tươi, tiềm phục ở đó dài ngày để nhiễm vào thịt. Vi trùng này cũng từng được thấy trong những sản phẩm phô mai và sữa mà không qua tiến trình khử trùng theo phương pháp Pasteur. 

Người bệnh thường bị sốt, đau nhức bắp thịt, có triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Tuy không khó chữa nhưng 20% ca bệnh đã dẫn tới tử vong khi vi trùng nhiễm vào máu, lên não và màng não.  Cách phòng chống tốt nhất vẫn là ăn chín uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, nhất là sau khi làm bếp, và tẩy trùng nhà cửa, cơ sở, phòng ốc có liên quan đến ẩm thực như nhà bếp, phòng ăn, căng tin tập thể, tiệm ăn...   

Thực phẩm tươi sống và đông lạnh phải được bảo quản và diệt trùng đúng phương pháp. Vi trùng Listeria bị diệt dưới nhiệt độ 60 độ C hay do thuốc tẩy trùng nhẹ dùng cho thực phẩm.  
Không rõ dưa cantaloupe từ Mỹ nhập về có phải nhãn hiệu Rocky Ford không. Nếu không phải thì đó là dưa an toàn.  

Đảng chọn dân hay chọn Trung Quốc?


2011-10-03

Tú ở Hà Nội, Dũng ở Phú Thọ, Hiếu ở Đà Nẵng và Tuynh ở Bình Thuận bàn về mối quan hệ giữa Đảng CS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc.

AFP photo

TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc báo chí tại một địa điểm bầu cử ở Hà Nội hôm 22/5/2011

Trong kỳ này, các bạn trẻ sẽ tiếp tục thảo luận về việc liệu ĐCS VN sẽ chọn nhân dân hay chọn Trung Quốc, cũng như việc họ suy nghĩ thế nào về danh từ "thế lực thù địch" vốn hay được truyền thông trong nước sử dụng gần đây.

Bây giờ, Khánh An mời quý vị tiếp tục nghe ý kiến của bạn Hiếu hôm trước:

Hiếu: Họ cần phải gắn chặt vận mệnh của mình đối với lại Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm điều gì, có yêu cầu như thế nào thì Đảng CSVN đều làm tất cả mọi thứ có lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cho dù điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến dân tộc thì cũng vậy thôi. Nếu mà ở trong lòng Đảng CSVN có những người thực sự yêu nước thì ngay từ bây giờ họ nên đứng về phía nhân dân Việt Nam để mà chống đối Đảng CSVN trong việc mà Đảng CSVN đã quá nhu nhược đối với những chính sách bành trướng của Bắc Kinh trong thời điểm hiện nay.

Khánh An: Nếu mà nói như các bạn, để Khánh An sắp xếp lại nhé, các bạn cho rằng Đảng CSVN đi đêm, hay nói cách khác là đi cùng hay là "cùng một giuộc", giống như ý bạn Dũng nói, với phía Trung Quốc. Thế thì hiện nay nhân dân người ta biểu tình chống Trung Quốc, không lẽ Đảng cộng sản tự đưa mình về bên phía để nhân dân chống lại mình hay sao?

Hiếu: Theo mình nghĩ thế này, là đảng cộng sản người ta không quan tâm đến thái độ của người dân Việt Nam đâu. Họ chỉ quan tâm đến thái độ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, bởi vì sự tồn vong, sự thịnh vượng của Đảng CSVN họ ăn chia với nhau như thế nào, họ có được tồn tại hay không, gia đình họ có được giàu có phát triển hay không là nhờ vào Đảng Cộng Sản Trung Quốc chứ không phải là nhờ vào nhân dân Việt Nam. 

Còn việc người dân Việt Nam chống lại họ mà họ, theo như chị Khánh An nói, là nếu mà họ đứng về phía Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì họ vô tình đẩy mình vào thế chống lại nhân dân Việt Nam, thì theo Hiếu nghĩ là Đảng CSVN sẽ làm như vậy mà không phải có một chút suy nghĩ, không phải có một chút vướng bận nào cả, bởi vì đối với họ thì điều đó không thực sự quan trọng.

Khánh An: Các bạn khác thì sao? Các bạn có đồng ý với bạn Hiếu không?

Cơ chế độc đảng 

050_ONLY_0062126-250.jpg
Tấm bảng tuyên truyền chính sách của ĐCSVN chụp tại TPHCM hôm 29/9/2011. ONLY FRANCE photo
Dũng: Mình nói đảng cộng sản một cách chung chung như thế lại có khi 3 triệu đảng viên Đảng CSVN lại chạnh lòng, tại vì mình nghĩ là chúng ta vừa rồi nói đảng cộng sản chủ yếu là nói các ông lãnh đạo hàng đầu thôi, còn mình nói thật là các đảng viên cộng sản bây giờ thì họ cũng như là dân chúng bình thường thôi. Họ vào đảng theo cái cơ chế quan liêu, vào để cho tiện bề công tác cũng như các thứ, cái cơ chế đấy nó cứ thế mà vận hành thôi chứ họ chẳng có một lý tưởng gì cả, mà họ cũng không tác động được vào những chính sách của các ông ở trên. Thật ra họ cũng chỉ là những người dân thôi. 

Mình nói Đảng CSVN mưu mô cùng một giuộc với Đảng Cộng Sản Trung Quốc này kia đấy thì là mình chỉ nói đến các ông chóp bu thôi, chứ còn rất nhiều người đảng viên cộng sản, kể cả những người ở cấp thấp như cấp phường, cấp xã thì họ có thể là lợi dụng chức vụ và quyền hạn để họ tham nhũng này kia, nhưng mà thực sự họ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện ăn chia với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. 
Họ không bao giờ nghĩ đến chuyện bán nước bán niếc gì cả, nhưng mà họ không nhận thức ra được những vấn đề ở tầm cao, ở phía trên như cái tầm của các ông ở Bộ Chính Trị hay ủy viên trung ương gì đấy, chứ còn nói thật ở nhà mình đảng viên đầy, chỉ có mỗi mình là không phải đảng viên.

Khánh An: Vâng. Chắc ở đây ai cũng hiểu rằng mình đang nói đến nhóm lãnh đạo của Đảng CSVN cũng như là nhóm lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Các bạn trẻ: Đúng! Đúng! Đúng!

Khánh An: Vâng. Bây giờ mình sẽ tiếp tục mời các bạn khác bày tỏ ý kiến. Các bạn có đồng ý với ý kiến của Hiếu hay không?

Tú: Hiếu bày tỏ về cái ban lãnh đạo của đảng cộng sản có lệ thuộc vào lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì cái việc đó hiển hiện rồi, ai cũng biết như thế nhưng mà vấn đề bây giờ trong câu chuyện này em sợ nhất, lo nhất là cái mà Trung Quốc sẽ dùng chính người Việt Nam để tàn sát người Việt Nam.

Ví dụ như điển hình bây giờ những người họ đang dùng đấy có thể nói là những người chóp bu của Đảng CSVN. Thế thì vấn đề là bây giờ chúng ta là người một nước, bây giờ giả sử như không có cái bộ chóp bu đấy thì sẽ có cái bộ chóp bu khác. Đấy, cái đấy là cái mà em nghĩ nó là vấn đề mấu chốt. Vấn đề là ở người Việt Nam, người Việt Nam không hề đoàn kết. Người Việt Nam thích đi với người ngoài quay lại chiếm của đồng bào mình thôi. Cái việc đó xảy ra nhiều rồi. Vấn đề ở chỗ là ta, bây giờ mình nói về cái chuyện là …

Hiếu: Mình thì không đồng ý với lại ý kiến của bạn ở chỗ là người Việt Nam chúng ta nói là không đoàn kết. Thứ hai nữa nói là không có bộ phận lãnh đạo này sẽ hình thành một bộ phận lãnh đạo khác mà nó cũng phụ thuộc vào quyền lực của phía bên ngoài thì điều đó cũng không hoàn toàn chính xác. Mình giả thử nếu như mà chế độ cộng sản Việt Nam….

Dũng: Do cái cơ chế độc đảng.

Hiếu: Đúng. Cái đó là do cái cơ chế độc đảng.

Dũng: Do cái cơ chế độc đảng chứ không phải bảo là không có bộ lãnh đạo này sẽ có bộ lãnh đạo khác mà tại vì không có đảng này thì chẳng có đảng khác, tại vì cơ chế độc đảng thì như thế thôi, thì ông nào lên lãnh đạo cũng thế thôi.

Hiếu: Nếu mà ở Việt Nam mà tạo dựng được một xã hội, một bộ máy nhà nước dân chủ thì mình nghĩ sẽ không có vấn đề gì cả. Vấn đề ở chỗ là làm thế nào mà người dân có thể can thiệp trực tiếp vào việc lãnh đạo quốc gia. Mình tin là người dân Việt Nam không một người nào là không yêu nước cả. Người dân Việt Nam chúng ta có truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đấu tranh cho dân chủ có thể là người dân Việt Nam người ta không có thiết tha lắm, nhưng mà đấu tranh để chống giặc ngoại xâm, đấu tranh để chống lại một thế lực nào đó bành trướng và muốn nô lệ hóa người dân Việt Nam thì chắc chắn là tất cả mọi người dân, mọi con dân Việt Nam đều vùng lên mà đứng dậy chống lại.

Dũng: Đúng. Mình cũng nghĩ vậy.

Hiếu: Chứ không phải là nói như vậy là hình thành người dân Việt Nam chỉ có căm thù nhau và đấu đá với nhau để các thế lực bên ngoài lợi dụng cái đó mà nhằm trục lợi, thì mình nghĩ cái đó không chính xác.

"Thế lực thù địch"

Tú: Mình xin cắt lời bạn Hiếu một chút là như thế này. Sở dĩ em nói như thế là vì việc này em cũng có đọc và nghiền ngẫm rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tính cách người Việt và văn hóa người Việt. Thực ra thì chuyện mọi người nói do cái cơ chế độc đảng sinh ra cái chuyện đó thì nó đúng, em cũng công nhận. Nhưng vấn đề ở chỗ là, bây giờ không xét đến yếu tố nước ngoài, không xét đến Trung Quốc, chỉ trong Việt nam thôi, thì nội chiến liên miên luôn.

Mà người Việt Nam có một cái rất dở nữa là mình hay có một cái tính là ngộ nhận thái quá, ví dụ như là tinh thần dân tộc thái quá. Bây giờ nói Việt Nam có hơn hai nghìn năm lịch sử thì có thể tin được, nhưng mà nói Việt Nam có bốn nghìn năm lịch sử thì cái đó nó thổi phồng và nó làm cho cái lòng yêu nước của chúng ta nó không được thực, nó bị ảo hóa đi. Đó là một. 

Cái thứ hai, em nói tại sao người Việt Nam không đoàn kết, căm thù nhau. Việc đó là lịch sử đã chứng minh rồi. Xét trong quá trình sau Công Nguyên cho đến tận bây giờ, hai nghìn năm lịch sử Việt Nam trừ những thời gian chiến tranh với nước ngoài thì Việt Nam nội chiến liên miên bốn thế kỷ, từ thế kỷ XVI cho đến tận đầu thế kỷ XX, đến thời kỳ vừa qua là thời kỳ cận hiện đại thì bản chất nó là một cuộc nội chiến giữa người Việt nam, có đúng không ạ? 

Dũng: Ồ! Bạn ơi, tôi nghĩ là bạn nhầm rồi đấy. Cái hồi phong kiến thì các thứ hồi phong kiến đánh nhau là cái chuyện rất thường xảy ra ở tất cả các nước trên toàn thế giới. Còn cái hồi thế kỷ XX, khi mình đánh nhau đấy là sức ép của hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, chứ không phải cái đấy nó xuất phát từ bản thân đặc thù riêng của dân tộc Việt Nam đâu. Còn một số tính cách thói hư tật xấu của người Việt Nam sẽ làm chậm quá trình đấu tranh chống Trung Quốc, rồi cái quá trình dân chủ hóa của đất nước nó sẽ chậm chạp, nhưng mà các bạn lấy mấy cái nội chiến thời phong kiến với cả nội chiến dưới sức ép của hai hệ thống tư bản chủ nghĩa với xã hội chủ nghĩa để nói là người Việt Nam hay đấu đá, căm thù nhau thì không phải. Đấy, mình có ý kiến như vậy.

000_Hkg5066051-250.jpg
Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường nhân dân TQ hôm 01/7/2011. AFP photo
Tú: Cái đoạn này thì có lẽ là chúng ta khác ý kiến nhau, tạm thời là như thế, em bảo lưu ý kiến của mọi người. Em cũng bảo lưu ý kiến của em.

Khánh An: Vâng. Các bạn từ nãy tới giờ chúng ta nói rất nhiều và chủ yếu là chỉ tập trung vào cái mối đe dọa lớn nhất là từ phía Trung Quốc đối với an ninh của quốc gia, thế thì bây giờ Khánh An chỉ đặt một câu hỏi rất nhỏ thôi. Theo như những gì mà báo chí chính thống nói, theo các nhà lãnh đạo đảng cộng sản nói, người ta rất ít đề cập đến mối đe dọa từ Trung Quốc, có nhưng không nhiều, mà có một mối đe dọa khác lớn hơn, đó là các mối đe dọa từ những "thế lực thù địch". Mình rất ấn tượng với từ "thế lực thù địch" này. Các bạn nghĩ như thế nào về mối đe dọa này?

Hiếu: Đảng CSVN thì trong 700 tờ báo chính thức nói về Trung Quốc thì ít mà nói về sự đe dọa từ phía các "thế lực thù địch" thì nhiều. 

Mình nghĩ đó là cái cách mà Đảng CSVN cố tình đưa ra vấn đề này để mà thuận tiện trong việc đàn áp những người yêu nước, bởi vì người ta sợ các cuộc biểu tình yêu nước và càng ngày số lượng càng lớn lên dần thì nó sẽ tạo nên một sự thách thức đối với sự cầm quyền của chế độ cộng sản. Chính ở chỗ lo ngại đó mà người ta mới tung ra chiêu bài gọi là sự xúi giục của các "thế lực thù địch". Chứ còn thực tế là một người có khả năng tư duy thì cái khả năng bị xúi giục, cái từ "bị xúi giục" chỉ có dành cho trẻ con thôi chứ không ai dành cho những người trưởng thành cả.

Khánh An: Vâng. Các bạn khác thì sao ạ? Các bạn khác đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của các "thế lực thù địch"?

Dũng: Mình nghĩ các "thế lực địch" là danh từ mà đảng cộng sản đặt ra đối với những người khác ý kiến với mình. Tất cả những ai khác ý kiến với đảng cộng sản thì đều là "thế lực thù địch" hết, nghĩa là chế độ độc đảng người ta triệt tiêu cạnh tranh, người ta chẳng muốn ai có ảnh hưởng, ai có tiếng nói khác với mình cả, kể cả nếu mà anh có tiếng nói giống với họ nhưng mà họ cũng bắt anh phải đứng vào hàng ngũ với họ cơ, kể cả nếu họ chống Trung Quốc đi nữa nhưng mà anh chống theo kiểu của anh thì cũng không được. Anh chống giống như kiểu của họ nhưng mà anh ở tổ chức khác với họ thì họ cũng không cho đâu. Đấy là bản chất của độc quyền. 
Khánh An: Vâng.

Tuynh: "Thù địch" ở đây là nó vô hình, chả là ai cả nhưng mà nó có thể là những người dân bình thường nhưng mà có chính kiến khác với nhà nước cộng sản thì dĩ nhiên bị họ xếp vào các "thế lực thù địch" thôi. Chứ còn bây giờ mà hỏi ông tướng công an rằng "thế lực thù địch" là ai thì chắc là ổng cũng chẳng biết là ai, nhưng mà nói chung, "thế lực thù địch" là nhân dân.

Khánh An: Quý vị vừa nghe ý kiến của bạn Tuynh. Đã đến lúc chương trình Cafe Wifi phải tạm dừng rồi. Hẹn gặp lại quý vị trong phần thảo luận cuối ở kỳ tới khi các bạn trẻ bàn về tương lai của đất nước và người dân Việt Nam khi đứng trước những mối lâm nguy hiện tại. Bây giờ thì Khánh An xin kính chào tạm biệt.

Theo dòng thời sự: