THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 November 2011

TIN KHẨN CẤP: 11/11/11 CÔNG AN HÀ ĐÔNG BẮT GIỮ 4 NGƯỜI

CA mặc sắc phục đứng nhìn và nói : " Thôi không cần đánh nữa, lôi chúng nó đi. "

TIN KHẨN : Đánh đập, bắt giữ người yêu nước --> ...Anh Lã Việt Dũng bị 4 người khiêng đi (mỗi người 1 tay 1 chân cho lên ô tô). Anh Nguyễn Lân Thắng bị túm tóc đẩy đi; anh Chinh Pham bị đẩy đi rất thô bạo. Tại hiện trường có nghe thấy tiếng bộp rất to như là bị đánh. Sau đó anh Chính hô lên không được đánh người, họ cưỡng chế tất cả về đồn Quận Hà Đông. Hiện băng ghi âm và video quay được đang được xử lý để đưa lên mạng...

++++++

Một trường hợp khác : Công an sách nhiễu thầy giáo Vũ Hùng . Theo ghi nhận, phía CA đã có những hành động rất thô bạo trong quá trình bắt giữ thầy Hùng như : bóp cổ, xô đẩy, lôi kéo... khiến thầy té ngã. Sau đó, họ tiếp tục cưỡng ép và lôi thầy Hùng lên xe chở về trụ sở CA phường Bách Khoa.


https://www.facebook.com/xuongduong123

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/ca-mac-sac-phuc-ung-nhin-va-noi-thoi.html

TIN KHẨN CẤP: CÔNG AN HÀ ĐÔNG BẮT GIỮ 4 NGƯỜI



Lúc 07h10 sáng nay, 11 tháng 11 năm 2011, tại cafe 8 Quang Trung, Hà Đông



Thưa chư vị,


Sáng nay LS Lê Quốc Quân và blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh đã đến cơ quan an ninh điều tra Công an Hà Nội tại số 6 Quang Trung, Hà Đông theo giấy triệu tập để thẩm vấn. Một số thân hữu đã tập trung tại một quán cafe bên ngoài (8 Quang Trung), bị công an tới thăm hỏi, kiểm tra … kể cả đồ dùng cá nhân, máy ảnh.


Blogger Lê Dũng bị đưa về công an công an Quận Hà Đông. Sau đó, công an tiếp tục cưỡng chế các anh Lã Việt Dũng, Phạm Chính và Nguyễn Lân Thắng để đưa về đồn. Hiện tại các anh này đều đang ở trụ sở công an quận Hà Đông. Trong quá trình cưỡng chế, anh Lân Thắng bị va chạm vào mặt nên bị đau và choáng.

Những người chứng kiến cho biết, có khoảng 100 công an chìm nổi tham gia và cưỡng chế, bắt bớ.

Cơ quan công an lấy cơ nghi xe của mọi người gây tai nạn nên mời về đồn, sau đó mọi người đòi lệnh mời về đồn thì không có. Khoảng 12h trưa mọi người bị cưỡng chế. Anh Lã Việt Dũng bị 4 người khiêng đi (mỗi người 1 tay 1 chân cho lên ô tô). Anh Nguyễn Lân Thắng bị túm tóc đẩy đi; anh Chinh Pham bị đẩy đi rất thô bạo. Tại hiện trường có nghe thấy tiếng bộp rất to như là bị đánh. Sau đó anh Chính hô lên không được đánh người, họ cưỡng chế tất cả về đồn Quận Hà Đông.

Hiện băng ghi âm và video quay được đang được xử lý để đưa lên mạng...

12h00 chưa thấy JB Nguyễn Hữu Vinh ra khỏi trụ sở cơ quan điều tra (6 Quang Trung).

Một nguồn tin cho biết: Những người mặc thường phục xông vào đánh đập các anh Chính Phạm, Lân Thắng, Lã Việt Dũng. Công an mặc sắc phục đứng nhìn và sau đó nói: -Thôi không cần đánh nữa, lôi chúng nó đi. Những người kia ngừng đánh và không chế bằng vũ lực đưa 3 công dân vô tôi về công an quận Hà Đông, 15 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông.

Được biết đến lúc này, 13h20, toàn bộ thông tin về vụ bắt giữ đã được loan báo ...Các cá nhân và tổ chức quan sát đang dõi theo từng phút về vụ bắt giữ nghiêm trọng này.


++++++++++++++++



13h58: Đã thấy có các sếp béo trên TP hoặc Bộ đi vào đồn quận Hà Đông.

14h13: Những người bạn đầu tiên đã tiếp cận cửa đồn để hỏi về việc giữ người và xin đưa đồ ăn vào. Người giữ cửa nói họ không biết gì về việc bắt giữ.

14h20: Nguyễn Lân Thắng bị lên cơn hen. Binh Nhì cấp tốc đi mua thuốc đưa vào. Nếu Nguyễn Lân Thắng có chuyện gì thì Công an Hà Nội hoàn toàn chịu trách nhiệm trước liệt tổ liệt tông Cụ Nguyễn Lân và dòng họ Nguyễn Lân.


14h31: Xe Công an biển số 29A 00072 chuẩn bị đưa Nguyễn Lân Thắng rời trụ sở công an quận Hà Đông. Xe chuyển bánh. Rất nhiều xe máy đuổi theo để xem việc công an Hà Đông đưa Lân Thắng đi đâu và làm gì với Lân Thắng.


14h34: Xe công an quận Hà Đông đưa Nguyễn Lân Thắng vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.


14h55: Tình hình của Nguyễn Lân Thắng vẫn chưa được cải thiện.

15h00: Tình trạng cơn hen của Lân Thắng ngày càng nặng. Vẫn nằm ở BV Đa khoa Hà Đông.
15h12: Công an đang khám laptop của Lê Dũng.

15h14: Nguyễn Lân Thắng mê sảng. Mẹ Lân Thắng đã ở bên cạnh. Bác sĩ bệnh viện vu rằng Lân Thắng sử dụng thuốc lắc nên sốc thuốc.

15h40: Bố của Nguyễn Lân Thắng cùng các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vào BV Đa khoa Hà Đông để can thiệp.

15h40: Biên bản làm việc với Phạm Chính đã hoàn tất. Biên bản làm việc được lập với riêng từng người. Và được lập tại trụ sở công an Tp HN, số 6 Quang Trung, sau khi chuyển Lê Dũng, Lã Dũng, Phạm Chính từ công an quận Hà Đông (15 Ngô Thì Nhậm) về Công an Tp HN (6 Quang Trung).Hiện các anh Lê Dũng, Lã Dũng, Phạm Chính đang ngồi chờ được ra khỏi trụ sở CA HN.




16h17: NGƯNG cập nhật
___________________




 

Nguyễn Lân Thắng trên giường cấp cứu

http://xuandienhannom.blogspot.com/2011/11/tin-khan-cap-cong-ha-ong-bat-giu-3.html



+++++++++++++++++++++++++++++++
Tin cực khẩn ; Nhiều người đã bị bắt trưa nay tại Hà Đông- Hà Nội


Hôm nay theo giấy triệu tập của CATPHN, anh jb Nguyễn Hữu Vinh đã đến cơ quan công an HN tại Hà Đông để làm việc về những bài viết của anh. Một số bạn hữu của anh, những người yêu tự do, ngôn luận đã đứng chờ gần trụ sở công an.

Trong khi chờ đợi anh Vinh, công quận Hà Đông đã đến đòi xét hỏi giấy tờ tùy thân và đòi thu máy ảnh của họ. Hiện nay công an đã đưa bloger Lê Dũng về công an quận Hà Đông.

Đến 12 giờ trưa hôm nay, anh JB Nguyễn Hữu Vinh chưa thấy ra khỏi trụ sở công an. Những lần làm việc trước của anh Vinh với công an Hà Nội, đều được về lúc nghỉ trưa và chiều đến làm việc tiếp tục.

Anh JB Nguyễn Hữu Vinh là một giáo dân theo đạo Thiên Chúa, những người đang chờ tin anh bên ngoài trụ sở công an HN là bạn bè của anh, blogr Lê Dũng là một trong số đó. Số này không phải là tín hữu cùng tôn giáo với anh Vinh, mà là bạn bè anh ở xã hội.

Cùng bị triệu tập với anh JB Nguyễn Hữu Vinh còn có luật sư Giu Se Lê Quốc Quân. Hiện tình của hai người bị triệu tập này chưa rõ ra sao. Còn bologer Lê Dũng đang bị giữ ở công quận Hà Đông.Đến hồi 12 giờ 30 trưa công an quận Hà Đông đã bắt giữ thêm 3 người nữa.


Chính Phạm



Lê Dũng


Nguyễn Lân Thắng


Lã Việt Dũng.


Theo lời kể của người làm chứng, sau quá trình hỏi giấy tờ . Các công an mặc sắc phục quay ra, lát sau họ quay lại có thêm một số người mặc thường phục. Những người mặc áo thường phục này đã xông vào đánh đập các anh Chính Phạm, Nguyễn Lân Thắng, Lã Việt Dũng. Công an sắc phục đứng nhìn và sau đó nói

- Thôi không cần đánh nữa, lôi chúng nó đi.

Những người kia ngừng đánh và khống chế vũ lực đưa 3 công dân vô tội đi về công an quận Hà Đông.Những người này bị bắt tại quán cà fe 8 Đường Quang Trung, sau đó bị đưa về 15 Ngô Thị Nhậm, quận Hà Đông, khi bắt có rất nhiều người chứng kiến.

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/438/438

Một Chiến Sĩ chống cộng tại Paris xé cờ máu trong chợ Casino Massena Quận 13, Paris


Một pha rất ngoạn mục , một chiến sĩ chống cộng đã đến khu thương mại Massena quận 13 Paris , anh đã hiên ngang giựt cờ máu (cờ đỏ sao vàng) và xé trước mặt mọi người trong chợ , được biết khu chợ Casino này đã hợp tác với Cộng sản VN treo rất nhiều cờ máu đủ cỡ to nhỏ gọi là tuần lễ Việt Nam, đồng bào ơi xuống đường hạ cờ máu , hãy gấp rút hạ cờ máu.


"Ngày mai, (11.11.11) sẽ có một cuộc họp khẩn cấp của các đoàn thể chống cộng tại Paris để tìm biện pháp giải quyết vấn đề. Sẽ rất khó khăn, vì xứ Pháp không phải là Mỹ, Paris không phải là Little Saigon và cơ sở thương mãi đang treo cờ việt cộng là của người Pháp (chứ không phải của người Việt hay Á Châu), họ đã ký hợp đồng với cơ quan ngoại giao với VGCS, tuy nhiên Paris sẽ vận động mọi người, mọi giới và làm hết sức vai trò của những người Quốc Gia chống cộng tại đây." Ls Dinh Lam Thanh


Xin tất cả quý đồng hương hãy KIÊN NHẪN và quyết tâm đến chợ này, chất đầy hàng vào xe đẩy ra chỗ trả tiền, giả bộ quên hay bị mất bóp, bỏ đó cho tụi nó dẹp chơi, 100 người, 1000 người đều làm như vậy (hợp pháp). Chỉ vài ngày là cờ đỏ biến mất.. nếu còn treo ta làm nữa, làm trưoơng kỳ.

Nắn đường tránh đi qua nhà cán bộ huyện?

- Quyết định “Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng hạ tầng kỹ thuật phân lô đất ở khu xen dắm dân cư Hưng Bình thị trấn Kỳ Anh” huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới triển khai được 30% khối lượng thì đã bị người dân phản đối quyết liệt, bức xúc vì việc thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng của UBND thị trấn bộc lộ nhiều sai phạm

Thiếu minh bạch
Dự án này ngay từ đầu đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Tuy nhiên, khi triển khai thu hồi đất, đền bù GPMB thì bị người dân phản đối kịch liệt, nhiều người đã làm đơn khiếu nại về việc làm thiếu minh bạch, vô nguyên tắc của chính quyền nơi đây.

Ông Lương Thanh Lộc bên đống hồ sơ, giấy tờ khiếu nại, đòi quyền lợi chính đáng khi bị UBND Thị trấn thu hồi đất.
  Việc UBND thị trấn Kỳ Anh tiến hành thu hồi 1250,2m2 trong tổng diện tích 2461m2 của ông Lê Hợi (đã chết) tại Tiểu khu 1, Hưng Bình đã được cấp bìa đỏ từ năm 2007 và đền bù với số tiền 223.591.062 đồng đại diện hợp pháp của ông Hợi là chị Lê Thị Diện (cháu nội) đã không chấp nhận và làm đơn khiếu nại.

Theo đơn gửi báo VietNamNet, chị Diện thông tin, gia đình không hề nhận được thông báo, quyết định thu hồi đất từ chính quyền. Diện tích đất thu hồi 1250,2m2 chị không biết vì sao lại thu hồi với con số lớn như thế trong khi diện tích mở đường sẽ là bao nhiêu, hành lang đường bao nhiêu cũng không được biết.

Đặc biệt, trong số diện tích đất thu hồi của chị, UBND thị trấn Kỳ Anh ngoài dành một ít làm đường, số còn lại sẽ chia ra thành các lô để cấp, bán lại cho những hộ có nhu cầu. 
 
“Chúng tôi không thể chấp nhận được khi mà thị trấn thu hồi đất rồi tùy tiện phân ra hai loại; Đất vườn liền đất ở trong hạn mức 1.000m2 đền bù với giá 196.860 đồng /m2 và số còn lại là đất vườn liền đất ở ngoài hạn mức đền bù với giá 46.860 đồng/m2. 

Vợ ông Lộc bức xúc cho rằng lẽ ra ngôi nhà nếu ngắm thẳng mà làm đường thì không ảnh hưởng đến ngôi nhà, đằng này bị nắn cong nên ngôi nhà phải phá bỏ.
  Trong khi với diện tích đất đã thu hồi đó, thị trấn sẽ chia ra nhiều lô để bán với giá cao ngất ngưởng. Tui được thông báo sẽ ưu tiên bán cho 2 lô với diện tích 507m2 với giá 1 triệu/m2. Những lô còn lại sẽ bán cho những hộ khác. Rõ ràng làm như thế là quá vô lý” chị Diện bức xúc.

Cùng bức xúc như nhiều hộ dân ở đây, ông Nguyễn Quang Thân trình bày, trong tổng số 2680m2 đất, gia đình ông Thân bị thu hồi 1540,4m2 và chia ra đất vườn liền đất ở trong hạn mức và đất vườn liền đất ở ngoài hạn mức rồi áp giá đền bù như với trường hợp đất của ông Lê Hợi với số tiền 222 triệu.
Cộng thêm các khoản đền bù về nhà ở, hàng rào, cây cối…gia đình ông được đền bù tổng số tiền 537 triệu đồng.

“Với số tiền đền bù đó tui cho rằng quá thấp. Việc người ta áp giá dựa trên cơ sở nào, gia đình tui không hề hay biết, cũng không nhận được quyết định thu hồi đất của cơ quan nào.

Với lại, UBND thị trấn thu hồi đất của tui rồi chia ra bán cho anh Trương Công Hòa 2 lô, Hồ Thị Nhuận 2 lô, Lê Na 2 lô, Trần Hữu Khuyến 1 lô với diện tích mỗi lô 200m2 với giá 1 triệu /m2 là quá tùy tiện, quá vô lý. Tui không thể hiểu nổi việc làm này nữa” - ông Thân bức xúc.

Cũng theo ông Thân, gia đình ông mới nhận 237 triệu tiền đền bù. 300 triệu còn lại UBND thị trấn Kỳ Anh giữ lại để trừ tiền 2 lô đất diện tích 400m2 mà ông mua lại từ đất của ông Lê Hợi ngay bên cạnh.

Tuy đã ký nhận tiền đền bù, song theo ông Thân và hàng loạt hộ dân khác vô cùng bất bình trước việc làm của UBND thị trấn Kỳ Anh mà họ cho rằng “quá vô lý”.

Trước sự việc đó, ông Thân làm đơn khiếu nại gửi lên UBND huyện, Thanh tra huyện đã yêu cầu UBND thị trấn Kỳ Anh kiểm tra, xem xét, trả lời nội dung đơn khiếu nại của ông Thân trước ngày 15/9/2011. 

Tuy nhiên, theo ông Thân đến thời điểm này ông vẫn chưa hề nhận được đơn thư trả lời của UBND thị trấn. 

Tránh đi qua nhà cán bộ huyện?
Qua tìm hiểu thực tế tại Đồ án đang được triển khai, từ phản ánh của người dân cũng như ghi nhận thực tế của P.V thì những con đường trong quy hoạch khi thi công đã bị uốn, nắn cong rất mất mỹ quan, sẽ khó khăn khi đi lại sau khi hoàn thành.

Ông Lương Thanh Lộc cho biết, có 3 đoạn uốn cong của 3 con đường trục trong quy hoạch là do tránh nhà của mấy vị cán bộ UBND huyện Kỳ Anh…Trong khi tại ngôi nhà con gái ông đang ở đã bị thu hồi thì lẽ ra nếu tuyến đường chạy thẳng thì ngôi nhà ông không bị ảnh hưởng. Đằng này, đến đoạn có hai nhà cán bộ này thì bị nắn cong nên ngôi nhà ông phải đập phá, giải tỏa hết.

Đối chiếu với bản vẽ quy hoạch, chúng tôi cũng thấy rằng có sự sai lệch tại những điểm uốn cong để tránh “chạm” đến nhà mấy vị quan chức như ông Lộc phản ánh.

Làm việc với Chủ tịch UBND Thị Trấn Kỳ Anh, ông Nguyễn Thế Anh cho biết, Đồ án này đã được UBND thị trấn Kỳ Anh gửi tờ trình số 89a ngày 16/10/2010 và được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt theo quyết định số 2113 ngày 11/11/2010.
  “Theo nội dung đồ án thì những hộ bị thu hồi đất ở, đất vườn có nhu cầu sẽ được đổi đất ở vị trí gần kề tương đương tính theo giá chỉ định của huyện sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng. Đổi ở vị trí nào thì thanh toán theo giá ở vị trí đó” - ông Anh nói. 

Theo như quan điểm của ông Mạnh thì việc người dân bị thu hồi đất nhưng phải mua với giá cao hơn là vì tính theo giá khi đã quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng. “Thực ra mà nói thì chúng tôi nhẩm tính thấy sẽ lỗ khi đầu tư như thế” - ông Mạnh nói.

Khi chúng tôi hỏi vì sao người dân không hề nhận được quyết định thu hồi nhà, đất mà chỉ kê khai tài sản rồi áp giá đền bù mà không kèm theo các quyết định làm căn cứ cho người dân rõ thì vị chủ tịch thị trấn nói do số hộ trong quy hoạch rất lớn nên làm quyết định bị chậm. 

Nói về việc nắn đường tránh nhà quan chức, ông Thế Anh nói: “Thật ra khi triển khai thi công cũng có chút điều chỉnh để hạn chế thiệt hại, tổn thất cho người dân?!".
  • Trần Văn – Duy Tuấn

Thiếu úy cảnh sát bị đánh nhập viện


Tai nạn giao thông xảy ra, trong lúc chờ đồng nghiệp đến điều tra xử lý, viên cảnh sát trực bảo vệ hiện trường đã bị côn đồ đánh nhập viện.

Chiều 10/11, trên đường Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) xảy ra tai nạn giao thông giữa hai xe máy làm 3 thanh niên bị thương. Trong lúc người bị nạn được đưa vào bệnh viện cấp cứu, thiếu úy Nguyễn Vũ Khánh công tác tại Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Sóc Trăng ở lại bảo vệ hiện trường, chờ đồng nghiệp đến điều tra xử lý.

Hiện trường TNGT nơi thiếu úy Khánh bị đánh. Ảnh: Thiên Phước
Hiện trường vụ tai nạn nơi thiếu úy Khánh bị đánh. Ảnh: Thiên Phước

Lúc này có hai thanh niên trong tình trạng chếnh choáng hơi men đến dựng xe máy lên liền bị thiếu úy Khánh ngăn cản. Bất ngờ hai người này lao vào đánh túi bụi viên cảnh sát khiến anh phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng cấp cứu.

Sau vài phút, cảnh sát đã truy bắt được hai tên côn đồ đưa về Công an TP Sóc Trăng. Bước đầu nhà chức trách xác định đây là hai thanh niên địa phương ở gần khu vực xảy ra tai nạn giao thông.

Theo thượng tá Nguyễn Việt Thanh (Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng), ba tuần trước cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sóc Trăng cũng bị nhiều thanh niên say rượu tấn công khi đang làm nhiệm vụ ở quốc lộ Nam Sông Hậu đi qua tỉnh. Những nghi can này đang bị điều tra để củng cố hồ sơ khởi tố về hành vi chống người thi hành công vụ.

Thiên Phước

Công an sách nhiễu thầy giáo Vũ Hùng


Danlambao - Khoảng 2 giờ chiều ngày 10/11/2011, thầy giáo Vũ Hùng đã bị an ninh, mật vụ sách nhiễu & bắt giữ khi đang gặp gỡ bạn bè. Theo ghi nhận, phía CA đã có những hành động rất thô bạo trong quá trình bắt giữ thầy Hùng như : bóp cổ, xô đẩy, lôi kéo... khiến thầy té ngã. Sau đó, họ tiếp tục cưỡng ép và lôi thầy Hùng lên xe chở về trụ sở CA phường Bách Khoa.

Tại cơ quan công an, thầy giáo Vũ Hùng tuyên bố bất hợp tác, không làm việc. Phía công an lập biên bản với cáo buộc thầy Hùng vi phạm lệnh quản chế sau khi mãn hạn tù, tuy nhiên, thầy Hùng không đồng ý ký vào biên bản.

Sau đó, thầy Hùng tiếp tục bị áp giải về trụ sở CA phường Kiến Hưng, quận Hà Đông - khu vực mà thầy đang bị quản chế. Tại đây, họ tiếp tục lập biên bản lần hai.

Một lần nữa, thầy Hùng lập lại quan điểm của mình : Bản thân tôi không chấp nhận bản án ba năm tù giam, cho nên lệnh quản chế này là vô giá trị !

Trong cả hai lần, thầy giáo Vũ Hùng không ký kết bất cứ văn bản nào của phía cơ quan công an.

Đến khoảng 7 giờ tối, cơ quan CA yêu cầu cô Mai - vợ thầy giáo Vũ Hùng phải đến để bảo lãnh. Vì thương chồng sức khỏe yếu, lại đang bị giam giữ nên cô Mai đảnh đến trụ sở công an xin bảo lãnh đón chồng về.
Phiên tòa xử thầy giáo Vũ Hùng năm 2009

Trao đổi với danlambao, thầy giáo Vũ Hùng cho biết cảm thấy buồn vì nhân phẩm, nhân quyền bị xúc phạm. Tại trụ sở CA, một viên an ninh chỉ đáng tuổi con, cháu của thầy nhưng đã có những lời nói xúc phạm rất vô văn hóa. "Thể chế độc tài này đã tạo ra những con người như vậy"

Tuy vậy, thầy giáo Vũ Hùng vẫn luôn khẳng định lòng yêu nước trong sáng của mình, đồng thời cho biết sẽ quyết tâm tranh đấu, đòi lại dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.

Thầy giáo Vũ Hùng nguyên là giáo viên môn Vật Lý tại trường THCS Bích Hòa – Thanh Oai – Hà Tây. Vì tham gia đấu tranh đòi Dân Chủ, treo biểu ngữ chống tham nhũng, chống TQ xâm lược, năm 2008 thầy Hùng bị bắt và kết án 3 năm tù giam. Người cùng bị bắt với thầy Hùng trong vụ án này là nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đang bị kết án 6 năm tù giam, tin cho biết hiện nay sức khỏe của ông Nghĩa đang rất kém.

Tháng 09/2011, thầy giáo Vũ Hùng mãn hạn tù, tiếp tục bị đưa về quản chế tại địa phương.

Phạt hành chính phải tránh “vui vẻ xin nộp”


Mưa lớn, quốc lộ 1A biến thành sông


Người dân khổ sở vì thủy điện xả lũ


Trong 30 phút, lũ tràn về gần như nhấn chìm khu phố cổ Hội An (Quảng Nam). Không kịp xoay xở, nhiều gia đình kéo nhau chạy lên gác, bỏ mặc hàng quán đèn lồng, tơ lụa, đồ lưu niệm… trôi theo lũ dữ.
>Toàn cảnh mưa lũ miền Trung

Đối mặt với hai trận lũ liên tiếp cách nhau chỉ đúng 2 ngày, những người dân sống ở vùng hạ lưu của Thừa Thiên - Huế vẫn chưa hết bàng hoàng. Chiều 10/11, tại xã Phú Thanh, huyện Phú Vang, nơi được coi là rốn lũ của tỉnh, nhiều tuyến đường vẫn bị ngập nước, giao thông chia cắt.

Ông Nguyễn Văn, 57 tuổi ở xã Phú Thanh, đang đi vớt vát chút hoa màu bị ngập cho biết, lũ lần một (ngày 5/11) ông xem tivi và biết thông báo thủy điện xả lũ, nhưng chỉ 2 tiếng sau là nước ùa về, trở tay không kịp. "Đến trận lũ đêm 7/11, cả xã mất điện, nửa đêm trời có mưa vừa nhưng không hiểu nước ở đâu cứ đổ về. Hôm sau xem tivi mới biết thủy điện không cắt lũ khiến vùng hạ lưu sông Hương này ngập nặng", ông Văn nói.

Ngồi dọn dẹp bùn đất sau cơn lũ, bà Đoàn Thị Liễu, 58 tuổi ở xã Phú Thanh bức xúc: "Mưa nhỏ, thực tình chúng tôi không biết là có lũ nên khi lũ về nhà nhà đều không có sự chuẩn bị trước. Nhà tôi dù rất cao, nhưng nước lũ bất ngờ tràn vào làm ướt hàng tạ hàng tạp hóa, thiệt hại hơn 3 triệu đồng".

Bà Liễu cho biết thêm, ở đây năm nào cũng có lũ nhưng năm nay quá bất ngờ, y như đại hồng thủy năm 1999. "Lúc đầu chúng tôi cứ nghĩ do mưa lớn ở thượng nguồn gây lũ nhưng sau mới biết là do thủy điện xả. Đành rằng thủy điện đã cắt lũ ở những trận lụt trước nhưng khi biết có mưa lớn thì cần xả trước để điều tiết chứ không thể để tràn đập rồi mới xả, gây ngập nặng như thế này", bà Liễu kiến nghị.

4 ngày sau khi lũ ào ạt đổ về, nhiều tuyến đường ở xã Phú Thanh vẫn bị ngập, giao thông chia cắt. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trao đổi với VnExpress, ông Hồ Xuân Chung, Chủ tịch UBND xã Phú Thanh, cũng cho rằng trận lũ vừa qua quá bất ngờ, làm nhiều điểm dân cư ngập sâu 0,7- 1 m. "Địa phương có nhận được thông báo nhà máy thủy điện xả lũ ngày 5/11. Nhưng khi vùng hạ lưu đã ngập lụt mà thủy điện vẫn xả lũ thì sẽ góp phần làm lũ thêm lớn, việc di dân của địa phương gặp nhiều khó khăn", ông Chung nói.

Rất may trong đợt mưa lũ này, dù diện ngập chỉ đứng sau Quảng Nam, nhưng đến chiều 10/11, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế mới ghi nhận một người thiệt mạng do lũ. Thiệt hại của hoa màu, đường sá và công trình thủy lợi hiện chưa thể thống kê hết.

Tại Quảng Nam, chiều 10/11 lũ đã rút, con đường về các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, nhão nhoẹt bùn lầy. Thất thần bên thi thể đứa con tròn 10 tuổi, anh Lê Văn Hòa ở xã Bình Quý, huyện Thăng Bình như không muốn tin đây là sự thật. "Sáng ra thấy mưa lớn quá, tôi bảo cháu ở nhà nhưng nó nằng nặc đạp xe đến trường. Ai ngờ nước lũ về nhanh quá đã cuốn trôi cả người lẫn xe đạp", nói xong, anh Hòa khóc rưng rức.

Ông Trần Anh ở xã Quế Thuận, huyện Nông Sơn, vừa đẩy đống bùn lầy trước sân nhà vừa kể: "Sống ở đây mấy chục năm, chưa bao giờ tôi thấy lũ dâng cao khác thường như vậy. Nhà tôi và các gia đình trong xã không kịp trở tay nên lũ về cuốn trôi lúa, gia cầm, gia súc nhiều vô kể". Còn Ông Nguyễn Văn Sanh ở xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn thì bức xúc: "Người dân chúng tôi chỉ nghe nói loáng thoáng là thủy điện xả lũ nhưng không biết cụ thể thế nào nên bị động hoàn toàn".

Nhiều người dân ở các phường Cẩm Kim, Cẩm Châu (TP Hội An) có chung ghi nhận, trong 30 phút, lũ tràn về gần như nhấn chìm khu phố cổ. Không kịp xoay xở, nhiều gia đình kéo nhau chạy lên gác, bỏ mặc hàng quán đèn lồng, tơ lụa, đồ lưu niệm… trôi theo lũ dữ.

Thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh cho thấy, Quảng Nam bị thiệt hại nhiều nhất với 19 người chết, tổn thất vật chất hơn 115 tỷ đồng. Trước con số này, lãnh đạo các huyện Nông Sơn, Điện Bàn và TP Hội An đã phản ứng với quy định thời gian thông báo xả lũ.

Ông Huỳnh Tấn Triều, Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn nói: "Lẽ ra trước khi xả, Công ty thủy điện sông Tranh phải thông báo trực tiếp với địa phương. Đằng này, Công ty gửi văn bản cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh, sau đó Ban này fax trở ngược văn bản thông báo xả lũ về địa phương thì làm sao thông báo người dân ứng phó kịp".

thuy dien
Hồ thủy điện Sông Tranh 2 xả lũ. Ảnh: Trí Tín.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Hội An cho rằng trước khi xả lũ các hồ thủy lợi, thủy điện, các cơ quan chức năng cần công khai mức xả lũ, tính toán kỹ lượng mưa cộng với lượng nước xả thì mới dự báo chính xác mức lũ dâng cao để người dân chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại. Quy định thời gian thông báo lũ trước 2 giờ là quá ngắn, cần thông báo trước 7 giờ trở lên thì chính quyền cũng như người dân có thời gian dọn đồ, di dời đến nơi an toàn.

Còn ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy TP Hội An khẳng định: "Phong trào làm thủy điện ở miền Trung đang lợi bất cập hại. Một tỉnh như Quảng Nam mà có đến mấy chục thủy điện, nếu phát triển tràn lan như hiện nay thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả rất lớn trong tương lai gần. Cần phải tính toán quy trình xả lũ hợp lý để tránh gây tổn thất cho tính mạng và tài sản của người dân vùng hạ lưu".

Chiều 10/11, trao đổi với VnExpress, ông Trần Văn Hải, Giám đốc Công ty Thủy điện Sông Tranh 2, khẳng định trong đợt lũ vừa qua công ty đã "cắt bớt" lũ cho vùng hạ lưu, tuân thủ đúng quy trình xả lũ do Bộ Công thương đã phê duyệt (thông báo theo từng đợt xả lũ, trước mỗi lần xả thông báo trước 2 giờ). Cụ thể mưa lớn với lưu lượng về hồ là 4.800 m3/s nhưng chỉ xả với mức 3.800 m3/s.

Theo ông Hải, thông báo trước khi xả lũ 2 giờ là quy trình do Bộ Công thương phê duyệt được sự thống nhất giữa tỉnh Quảng Nam và chủ đầu tư là Công ty thủy điện Sông Tranh, chứ không còn cách nào khác để bảo đảm an toàn cho hồ đập trước mưa lũ lớn. Hiện tượng công ty vẫn xả lũ với lưu lượng 200 m3/s để cho đến khi công trình hồ thủy điện sông Tranh 2 đạt độ an toàn.

Nguyễn Đông - Trí Tín

100 ngày đối ngoại sôi động của Chủ tịch Trương Tấn Sang


Ngay sau khi thăm Hàn Quốc, hôm nay, Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hawaii (Mỹ) dự hội nghị APEC. 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ của ông dày đặc hoạt động đối ngoại, với những chuyến công du được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý.
Ông Trương Tấn Sang đắc cử chủ tịch nước

Trong cuộc tiếp Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Thượng viện Mỹ, tại Hà Nội tháng 8/2011, Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định tiếp tục đường lối đối ngoại "rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá". Các chuyến thăm nước ngoài liên tiếp trong 100 ngày đầu trong nhiệm kỳ của ông đã phản ánh chính sách đối ngoại mở rộng này của Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia.

Ảnh các chuyến thăm nước ngoài của 
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Đông Nam Á và chuyến thăm đầu tiên

Từ 26 đến 30/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hai quốc gia láng giềng Đông Nam Á là Singapore và Malaysia, đánh dấu chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước cuối tháng 7. Chuyến đi này một lần nữa khẳng định chính sách của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và các thành viên ASEAN.

Trong chuyến thăm Singapore và Malaysia, ngoài việc đạt được những thành công trong các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế và thương mại, vấn đề Biển Đông cũng đã được nêu ra. Lãnh đạo hai nước đều nhất trí với lập trường của Việt Nam về việc cần phải bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; thống nhất việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải dựa trên cơ sở tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.

Quốc gia Đông Nam Á thứ ba Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm chính thức là Philippines, diễn ra từ ngày 26 đến 28/10, theo lời mời của Tổng thống Benigno Aquino III. Đẩy mạnh hợp tác song phương về biển là kết quả nổi bật nhất sau chuyến đi này của nhà lãnh đạo Việt Nam. Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên ông Aquino III đón chính thức kể từ khi nhậm chức tổng thống Philippines, tháng 6/2011.

Nhân chuyến thăm, Việt Nam và Philippines đã ký 4 thỏa thuận, trong đó có Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa hải quân hai nước và Bản thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng giữa cảnh sát biển Việt Nam và Philippines. Đặc biệt, hai bên khẳng định hợp tác biển và đại dương là một trong những trụ cộtcủa quan hệ song phương.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Philippines khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực, nhấn mạnh cần có cách tiếp cận căn cứ vào luật pháp, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) để giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại, tham vấn đa phương. Bên cạnh đó, vai trò trung tâm của ASEAN và tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 cũng được nhấn mạnh.

Chủ tịch Trương Tấn Sang bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại New Delhi hôm 12/10. Ảnh: AFP

Chuyến thăm Nam Á

Ngay trước khi đi Philippines, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã lần lượt thăm chính thức hai quốc gia Nam Á có quan hệ truyền thống với Việt Nam là Ấn Độ và Sri Lanka từ ngày 11 đến 15/10. Trước thềm chuyến đi, nhà lãnh đạo Việt Nam đã có bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn PTI của Ấn Độ và được báo chí quốc tế trích dẫn rộng rãi, trong đó ông nhấn mạnh tiếp tục đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vào chiều sâu.

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí ở Biển Đông, bao gồm Công ty dầu khí Ấn Độ (ONGC) khai thác tại hai lô trên thềm lục địa của Việt Nam, đều nằm trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Do đó Việt Nam hoan nghênh các đối tác nước ngoài hợp tác với các đối tác Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, trên cơ sở luật pháp Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam.

Tại cuộc gặp với lãnh đạo nước chủ nhà, phía Ấn Độ khẳng định ủng hộ duy trì hòa bình và an ninh ở Biển Đông, đồng thời coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của nước này. Trong buổi hội đàm giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng như kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời củng cố hợp tác trong quốc phòng và an ninh.

Qua chuyến thăm, Việt Nam và Ấn Độ cũng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Theo đó các tranh chấp ở Biển Đông cần được các bên giải quyết thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Lần đầu dự Hội nghị APEC

Chủ tịch nước và Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak duyệt đội danh dự hôm 8/11. Ảnh: TTXVN.

Sự kiện đối ngoại gần nhất sắp diễn ra của Chủ tịch Trương Tấn Sang là chuyến đi Hawaii từ ngày 10/11 đến 13/11, đánh dấu chuyến công du đầu tiên của ông tới một hội nghị APEC trên cương vị mới. Sự tham dự của nhà lãnh đạo Việt Nam theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Mỹ Barack Obama.

Hội nghị APEC có sự tham dự của Chủ tịch nước Việt Nam lần này được đánh giá có tác động quan trọng đối với các nước châu Á. Tổng thống Mỹ Barack Obama được kỳ vọng sẽ nỗ lực chuyển dịch trọng tâm đối ngoại của nước này về châu Á, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Washington với các nước trong khu vực đang phát triển năng động nhất thế giới này.

Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hội nghị APEC từ Hàn Quốc, nơi ông có chuyến thăm cấp nhà nước bắt đầu từ ngày 8/11 đến 10/11. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam tới Hàn Quốc trong 10 năm qua và diễn ra đúng thời điểm hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Việt Nam và Hàn Quốc nâng cấp quan hệ song phương thành đối tác chiến lược từ năm 2009 và hiện Hàn Quốc là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất đối với Việt Nam vì là nhà đầu tư lớn nhất có tổng số vốn đăng ký đạt 23.3 tỷ USD (tính đến tháng 8/2011). Bên cạnh đó Hàn Quốc cũng là nhà tài trợ ODA lớn cho Việt Nam, trong đó năm nay cam kết hơn 400 triệu USD.

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí hợp tác nhằm sớm đạt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 20 tỷ USD trước năm 2015 và hướng tới mục tiêu 30 tỷ USD. Tổng thống Lee Myung Bak khẳng định Hàn Quốc coi Việt Nam là một đối tác quan trọng ở khu vực.

Đình Nguyễn

TT-Huế: Mưa lũ gây thiệt hại gần 722 tỷ đồng


11/11/2011 06:50:36
 - Gần một tuần qua (4-10/11), trên toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to khiến mực nước các sông lên cao, chia cắt nhiều khu dân cư. Đời sống bà con vùng lũ hết sức khó khăn.
         
Tính đến chiều hôm nay (10/11) những cơn mưa nặng hạt đã qua đi, nước lũ cũng đã rút. Tuy nhiên, tại một số vùng dân cư thấp trũng như các xã Quảng Thành, Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền); xã Hương Toàn (huyện Hương Trà) hay tuyến đường Nguyễn Chí Thanh về thị trấn Sịa nước vẫn còn ngập sâu từ 0,3 – 0,5m nên gây không ít khó khăn trong sinh hoạt, đi lại của bà con người dân.
        
Bắt cá mùa lũ. Ảnh: Hoàng Gia.
Bắt cá mùa lũ. Ảnh: Hoàng Gia.

Theo báo cáo nhanh Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế tính đến 17h chiều 10/11, thống kê sơ bộ thiệt hại ban đầu như sau: có 1 người chết, 1 người bị thương. Mưa lũ làm 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn do sạt lở, 12 ngôi bị xâm thực có nguy cơ đổ sập, 51.146 ngôi nhà bị ngập nước, 708,5 ha hoa màu, sắn, khoai lang bị ngập, đỗ ngã. 

Hơn 500 tấn lúa giống và hơn 700 tấn lúa thịt bị ướt, 110 ha cây thanh trà của thành phố Huế bị ngập nước, bùn lấp,  hơn 55,5 ha diện tích trồng lúa bị bồi lấp, khối lượng 50.500m3. Hơn 50 ha cao su tiểu điền, 70 ha keo của xã Phong Sơn bị ngập nặng; 2 ha cá nước ngọt chưa thu hoạch, 30 tấn cá nước ngọt và 10.000 con cá giống bị nước cuốn trôi; 10.500m3 ao hồ nuôi trồng thuỷ sản bị sạt lở; 47 công trình hồ chứa, đập dâng bị hư hỏng, sạt mái, mặt đập. 

Hệ thống đê sông, đê biển cũng bị hư hỏng nặng, trong đó có hơn 109,4 km bờ sông, bờ biển, công trình kè, hệ thống đê biển, hệ thống kênh mương, đê bao nội đồng bị sạt lở có nguy cơ bị vỡ, đe dọa đến tính mạng và đời sống của nhân dân... 

Tổng thiệt hại về tài sản ban đầu ước tính lên tới 721,604 tỷ đồng, trong đó, Nhà ở (16,255 tỷ đồng); Nông, ngư nghiệp (31,478 tỷ đồng); Thủy lợi (589,872 tỷ đồng); Giao thông (82,599 tỷ đồng); Công nghiệp (1,4 tỷ đồng). 

Hoàng Gia

2 học viên Pháp Luân Công bị tuyên án tù


Hai học viên Pháp Luân Công Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành hôm nay bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án tù về tội danh được nêu ra là 'đưa trái phép thông tin lên mạng viễn thông'.

AFP

Anh Vũ Đức Trung (T), và anh Lê Văn Thành (P), hai học viên Pháp Luân Công bị truy tố ra Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 10 tháng 11, 2011. AFP

Tin cho biết ông Vũ Đức Trung, 31 tuổi, bị tuyên án ba năm tù giam và ông Lê Văn Thành, 36 tuổi, bị tòa tuyên hai năm tù giam. Buổi xử án kéo dài chưa đến ba tiếng đồng hồ.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Công trụ sở tại New York cho biết cả hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành bị cáo buộc có liên quan đến việc phát chương trình 'Tiếng nói Hy vọng' sang lãnh thổ Trung Quốc bằng làn sóng phát thanh ngắn hồi tháng tư năm 2009. 

Cáo trạng của phía Việt Nam thì cho rằng trong khoảng thời gian tháng 4, tháng 7 năm 2009 và tháng 1 năm 2010 cả hai nhận tiền và thiết bị của một số đối tượng, và lắp ba hệ thống phát sóng tại nhà của ông Lê Văn Mạnh, bố vợ của ông Vũ Đức Trung, ở Sóc Sơn Hà Nội. 

Cáo trạng không nói rõ là họ phát thanh chương trình Tiếng nói Hy Vọng của Pháp Luân Công mà cho rằng phát sóng trái phép các thông tin, mà Việt Nam cho là xâm phạm nghiêm trọng trật tự quản lý Nhà nước về Bưu chính Viễn Thông.

Hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành bị bắt giam từ tháng 6 năm ngoái.

Trung Tâm Thông tin Pháp Luân Công cho rằng các chương trình phát thanh Tiếng nói Hy Vọng chủ yếu nói đến các vụ vi phạm nhân quyền, tham nhũng và đàn áp các học viên Pháp Luân Công cũng như các nhóm bị áp bức khác.

Luật sư Trần Đình Triển, người bào chữa cho hai ông Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành cho biết ở Việt Nam không hề có luật nào cấm việc thực tập Pháp Luân Công nên không thể đưa hai thân chủ của ông ra tòa xét xử.

Theo dòng thời sự:

Rao bán "thuốc chữa bệnh” ùn tắc giao thông với giá 100 tỷ đồng

Thứ tư 09/11/2011 16:46
ANTĐ -Một cá nhân tại TP Hồ Chí Minh “rao bán” cách chấm dứt căn bệnh ùn tắc giao thông ở 2 thành phố lớn với giá 100 tỷ đồng.

Một cá nhân tại TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng cung cấp giải pháp xoá được 99% vấn đề ùn tắc giao thông cho Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với điều kiện nhận được 100 tỷ đồng tiền thưởng.


Căn bệnh giao thông đô thị đang bế tắc cách chữa trị

Ông Hồng Thạch Tâm hiện đang ở TP Hồ Chí Minh cho biết, ông sẽ trình Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Nội, UBND TP Hồ Chí Minh phương án xoá tắc, giảm ồn ở hai thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh trong khung giờ cao điểm: buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, buổi chiều từ 16 giờ đến 19 giờ. Ông Tâm đảm bảo, nếu thực hiện đúng theo giải pháp ông trình sẽ xoá tắc được 99% và đương nhiên tiếng ồn cũng sẽ giảm theo. Một trong những phương án của ông Tâm đề xuất là giải quyết ùn tắc tại các ngã tư, giao lộ lớn.

Theo ông Tâm, nếu chấp nhận giải pháp của ông, Chính phủ phải thưởng ông 40 tỷ đồng; TP Hồ Chí Minh và Hà Nội mỗi nơi thưởng 30 tỷ đồng. Tổng cộng số tiền ông Tâm đề nghị được nhận là 100 tỷ đồng.
Ông Tâm cho biết, ông tin chắc chắn vào giải pháp xoá tắc giảm ồn của mình. Giải pháp này sẽ được đăng ký sở hữu trí tuệ. “Tôi đã có 45 năm lăn lộn trong hệ thống giao thông vận tải, quá hiểu những “bệnh” của vấn nạn giao thông nên tin tưởng sẽ chữa trị được”, ông này nói.

Hà Nội, xây dựng văn hóa ứng xử cho CSGT !

Thứ năm 10/11/2011 22:57
ANTĐ - Sáng 10-11, Phòng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo, tọa đàm xây dựng dự thảo “Quy tắc ứng xử và văn hóa giao tiếp của lực lượng CSGT đường bộ-đường sắt CATP Hà Nội”. Theo đó, dự thảo quy tắc ứng xử gồm 3 chương 11 điều quy định cụ thể những việc CSGT phải làm, không được làm trong khi thi hành nhiệm vụ.

Sau khi lắng nghe các ý kiến tham luận đóng góp cho dự thảo, Trung tướng Tô Thường-Tổng cục Trưởng tổng cục CS QLHC về TTATXH chỉ đạo CATP Hà Nội và Phòng CSGT cần tập trung nghiên cứu, bổ sung những điểm còn thiếu; sửa đổi những điều, chương chưa phù hợp để quy chế ứng xử đi sát với tinh thần cuộc vận động “CAND chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”; sớm đưa quy chế vào thực hiện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đồng chí Tổng cục trưởng cũng yêu cầu Phòng CSGT cần đặc biệt chú trọng tới những quy định về ứng xử văn hóa của CSGT khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là khâu tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính cho nhân dân.
Hoàng Phong