THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 November 2012

Lào xây đập thủy điện Xayaburi bất chấp ý kiến quốc tế?



2012-11-12
Vào ngày 7 tháng 11 vừa qua, Lào chính thức tiến hành khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính Sông Mê kong bất chấp ý kiến của nhiều tổ chức quốc tế và những quốc gia ở hạ nguồn như Việt Nam, Campuchia.
Source International Rivers.org
Phương án xây đập Xayaburi theo Công Ty Poyry
Vì sao Lào vẫn có thể tiến hành hoạt động gây tranh cãi lâu nay đó? Và phía quốc gia bị tác động như Việt Nam cần phải làm gì để chủ động đối phó với những tác động bất lợi về môi trường do các đập trên thượng nguồn gây nên?
Lý giải của Lào và phản bác quốc tế
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Viraphon Viravong, lên tiếng với báo giới quốc tế ngay trước ngày khởi công đập thủy điện Xayaburi là công tác đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện, và suốt hai năm qua đã có nhiều bàn thảo. Hầu hết tất cả những mối quan ngại về tác động bất lợi do đập thủy điện Xayaburi gây nên đã được đề cập đến.
Ông này còn nói thêm là có thay đổi một số yếu tố trong thiết kế của con đập nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường.
Chính phủ Lào cho biết đối tác chính trong dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi là Tập đoàn Ch Karnchang của Thái Lan đã đồng ý chi thêm 100 triệu đô la để chỉnh thiết kế với bậc thang cho cá và hệ thống cửa cho nguồn phù sa.
Công tác đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện, và suốt hai năm qua đã có nhiều bàn thảo. Hầu hết tất cả những mối quan ngại về tác động bất lợi do đập thủy điện Xayaburi gây nên đã được đề cập đến
ông Viraphon Viravong
Lào chính thức tiến hành khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi
Lào chính thức tiến hành khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi. Courtesy báo Thái Lan (Bkokpost)
Tuy nhiên các nhà môi trường vẫn bày tỏ nghi ngờ về những công nghệ được đưa vào như thế. Theo họ thì không thể đem những công nghệ chưa được chứng minh đó vào để thử nghiệm trên dòng sông đang nuôi sống nhiều chục triệu người dân dọc theo hạ nguồn của nó.
Giáo sư- Tiến sĩ Ngô Đình Tuấn, chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Tài nguyên Nước và Môi trường Đông Nam Á, cho rằng Lào tìm cách lách khi ‘khu biệt’ dự án đập thủy điện Xayaburi mà không đề cập đến những tác động của cả hệ thống đập sau này khi mà ‘tiền lệ’ Xayaburi được tiến hành trót lọt.
Ông này cho biết có nhiều vấn đề chưa được nêu ra một cách rõ ràng, và việc thuê hai công ty đánh giá tác động môi trường như vừa qua là chưa khách quan.
Giáo sư- tiến sĩ Ngô Đình Tuấn trình bày:
"Có nhiều vấn đề. Đối với một công trình Xayaburi thì tác động đối với hạ du chưa lớn lắm; tuy nhiên làm Xayaburi là ‘tiền lệ’ để làm 11 đập còn lại. Mười hai đập thủy điện đó tác động đến hạ du- đồng bằng Sông Cửu Long, Campuchia…- mới quan trọng, mới nguy hiểm. Người ta theo kiểu là nói ‘làm một cái này thôi’.
Hai công ty mà Lào mời để đánh giá có Poyry và CMR. Nhưng CMR thực ra có tham gia làm dự án đó; thành ra khi làm đánh giá không xem xét đến tác động dưới hạ du và cả 12 dự án. Hạn chế đó không nói hết được những gì muốn nói. Ủy hội Quốc tế Sông Mê kong và Phần Lan vẫn chưa đồng ý với những ý kiến phía đánh
Đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong
Đập thủy điện Xayaburi trên dòng Mekong. RFA file
giá nêu ra."
Khó khăn quốc tế
Hồi tháng tư năm ngoái, chính phủ hai nước dưới hạ nguồn Sông Mê kong là Campuchia và Việt Nam có yêu cầu chính phủ Lào cần phải tiến hành thêm nữa những nghiên cứu về tác động xuyên biên giới do đập thủy điện Xayaburi gây nên.
Phía chính phủ Lào cũng như nhà đầu tư họ quá tích cực trong vấn đề này. Hiện nay cam kết của Ủy hội chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Nó chưa đủ sức mạnh ràng buộc các bên liên quan thực hiện theo những thỏa thuận. Như thế dường như thiếu một ‘trọng tài
Bà Ngụy Thị Khanh
Đến tháng 12 năm ngoái, đại diện của bốn quốc gia thuộc Ủy hội Sông Mê kong cũng gặp nhau tại Siem Reap của Campuchia để thảo luận và đồng ý cần tiến hành tiếp tục nghiên cứu thêm về các tác động do đập thủy điện Xayaburi và 10 con đập khác nữa sẽ được xây dựng trong tương lai trên dòng chính sông Mê kong.
Theo Tổ chức Sông Ngòi Quốc tế thì đến nay chưa có thỏa thuận khu vực nào trong việc xây dựng thủy điện Xayaburi trên dòng chính sông Mê kong chảy qua địa phận nước Lào. Chỉ có qui định trong thỏa thuận Mê kong năm 1995 nêu rõ là chính phủ bốn nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam cần phải hợp tác và tìm kiếm đồng thuận chung đối với các dự án trên dòng chính sông Mê Kong.
Tổ chức này cùng một số tổ chức xã hội dân sự khác lâu nay vận động mạnh mẽ cho việc ngưng triển khai dự án đập thủy điện trên sông Mê kong.
Bà Ngụy Thị Khanh, đại diện Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam, đưa ra một số đánh giá vì sao tiếng nói của những tổ chức như thế vẫn chưa được chính phủ Lào lắng nghe một cách nghiêm túc và thực hiện:
"Phía chính phủ Lào cũng như nhà đầu tư họ quá tích cực trong vấn đề này. Hiện nay cam kết của Ủy hội chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Nó chưa đủ sức mạnh ràng buộc các bên liên quan thực hiện theo những thỏa thuận. Như thế dường như thiếu một ‘trọng tài’.
Mặc dù có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng họ không lắng nghe, họ vẫn đi theo những lập luận của họ."
Giáo sư- tiến sĩ Ngô Đình Tuấn cũng trình bày những khó khăn mà phía phản đối xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mê kong gặp phải:
"Ấy là vì trên thế giới không có sông nào là sông quốc tế cả. Trung Quốc tuyên bố điều đó từ lâu. Ngay trong Công ước năm 1997, người ta tìm một từ để điều hòa quyền lợi của nước thượng nguồn và hạ nguồn là từ ‘nguồn nước quốc tế’; không nói đến ‘sông quốc tế’.
Lý do vì sông gắn liền với lưu vực, lưu vực gắn liền với đất. Như thế có dính đến vấn đề đất đai, lãnh thổ. Ngay cả đối với công ước năm 1997 cũng không phải tất cả các nước đều hoàn toàn nhất trí.
Trong Luật Tài nguyên nước của Việt Nam năm 2012, người ta cũng không dùng từ ‘nguồn nước quốc tế’ mà dùng từ ‘nguồn nước liên quốc gia’. Nước đi qua một quốc gia nên người ta có quyền lợi; từ đó phải bàn bạc, đồng thuận chứ không thể áp đặt được."
Ấy là vì trên thế giới không có sông nào là sông quốc tế cả. Trung Quốc tuyên bố điều đó từ lâu. Ngay trong Công ước năm 1997, người ta tìm một từ để điều hòa quyền lợi của nước thượng nguồn và hạ nguồn là từ ‘nguồn nước quốc tế’; không nói đến ‘sông quốc tế’
GS.TS Ngô Đình Tuấn
Hoạt động cần làm
Một ngày sau khi Lào tiến hành lễ khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi, báo giới nêu câu hỏi ra với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị về hoạt động đó của Lào. Ông này nhắc lại quan điểm của Việt Nam là việc xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê kong cần phải được đặt trong tổng thể quản lý và phát triển bền vững sông Mê kong.
Theo lời của ông Lương Thanh Nghị thì chính phủ Lào có cho điều chỉnh thiết kế của công trình để giảm thiểu tác động đối với hạ du, và nếu trong quá trình xây dựng nếu phát hiện có gây tác hại lớn thì sẽ cho dừng dự án.
Theo giáo sư- tiến sĩ Ngô Đình Tuấn thì Lào đã làm ngược qui trình trong việc tiến hành xây dựng đập thủy điện Xayaburi:
"Quan điểm của mình là phải làm đánh giá để tìm ra giải pháp phòng chống trước khi tiến hành; tuy nhiên Lào họ làm ngược."
Trước một sự việc đã rồi như thế, Việt Nam cần phải làm gì lúc này? Bà Ngụy Thị Khanh thuộc Mạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam cho biết công tác của tổ chức này cũng như một số tổ chức khác là phải tiếp tục lên tiếng. Song song đó Việt Nam cần có những công việc cần phải thực hiện như sau:
"Theo tôi biết thì chính phủ (Việt Nam) đang làm nghiên cứu về tác động của 12 đập đối với đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là những nghiên cứu đó được sử dụng như thế nào trong việc trao đổi, hợp tác cũng như đề ra những giải pháp để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động xấu.
Tôi nghĩ những kết quả nghiên cứu và tiếng nói khoa học cần phải được sử dụng nhiều hơn trong việc ra quyết định. Cũng như cần có những diễn đàn trao đổi ở nhiều cấp khác nhau. Thông tin cần phải được phổ biến rộng rãi để các bên liên quan có thể trao đổi, chia xẻ.
Ta phải tiến hành nghiên cứu; tiếc rằng nghiên cứu của chúng ta hơi chậm mà lẽ ra phải có trước cách đây mấy năm như thế mới có thể thảo luận với phía Lào. Ý của các công ty đánh giá tác động môi trường thì cho rằng cứ làm, rồi có gì trong quá trình làm sẽ giải quyết
GS.TS Ngô Đình Tuấn
Trong nghiên cứu của chính phủ có đề ra giải pháp, nhưng mới bắt đầu nên cũng không biết như thế nào!"
Giáo sư- tiến sĩ Ngô Đình Tuấn cũng đưa ra một số công việc mà Việt Nam phải làm để chủ động đối phó với những tác động bất lợi cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long khi đập Xayaburi trên dòng chính được xây dựng:
"Ta phải tiến hành nghiên cứu; tiếc rằng nghiên cứu của chúng ta hơi chậm mà lẽ ra phải có trước cách đây mấy năm như thế mới có thể thảo luận với phía Lào. Ý của các công ty đánh giá tác động môi trường thì cho rằng cứ làm, rồi có gì trong quá trình làm sẽ giải quyết. Như thế nghe êm tai; nhưng thực ra làm việc đã rồi.
Việc của chúng ta là phải nghiên cứu ra những việc ‘có lý, có lẽ, có tình’. Đồng thời phải tìm ra giải pháp tương ứng nếu như họ làm cả 12 dự án thì phải thế nào, 10 dự án, 8 dự án… thì thế nào. Dĩ nhiên họ không làm một lần 12 dự án. Việt Nam phải giải quyết vấn đề nguồn phù sa, nguồn cá không còn… Phải làm ‘ngọt hóa’ thế nào, thay đổi giống cây trồng thế nào, rồi chế độ lũ thế nào khi xả lũ…
Chúng ta cũng phải phối hợp với họ nghiên cứu kể cả Lào, Thái Lan, Campuchia và cả Trung Quốc. Nếu không làm thế thì chúng ta không thể nào biết qui trình vận hành từ phía thượng nguồn Trung Quốc; rồi sau này qui trình của 12 dự án thủy điện… Nếu không thì không thể tìm ra lối thoát cho mình!
Vấn đề lợi ích trước mắt và hậu quả lâu dài, cũng như lợi ích cục bộ và khu vực lại được thấy rõ trong dự án xây dựng đập thủy điện Xayaburi của Lào."
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới.

Theo dòng thời sự: