THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 March 2012

Hai giáo dân GP Vinh bị kết án tù

09.03.2012
LTCG (09.03.2012)
Ngày 6/3/2012 Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An đã kết án hai giáo dân GP Vinh là Võ thị Thu Thủy, 50 tuổi bị tuyên án 5 năm tù giam và anh Nguyễn Văn Thanh 28 tuổi bị ba năm tù giam về tội được cáo trạng nêu là “phát truyền đơn”.
Bà Võ thị Thu Thủy là phó Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Tam Tòa, một thành viên tích cực của Cộng đoàn Giáo xứ Tam tòa đã hi sinh nhiều cho Giáo xứ trong những ngày xảy ra biến cố nhà cầm quyền Quảng Bình phá hoại Nhà nguyện, đánh đập giáo dân, linh mục và khủng bố tại Đồng Hới, Quảng Bình.

                                          Bà Võ Thị Thu Thủy, nguyên Phó CT HĐGX Tam Tòa

Trong tư cách phó Chủ tịch Hội đồng Giáo xứ Tam Tòa, bà Thủy được Đức Giám mục Phaolo Cao Đình Thuyên tin tưởng khi gặp những khó khăn về việc thờ phượng và những biến cố xảy ra ở Tam Tòa. Sau đó bà đã bị nhà cầm quyền Quảng Bình tìm nhiều cách trả thù rất hèn hạ. Ngôi nhà của bà bị nhà cầm quyền đập phá và khủng bố. Những ngày sau đó bà phải lánh nạn ở Tòa Giám mục Xã Đoài và nhiều nơi khác.

Một người mang danh Công giáo, gốc Tam Tòa, Quảng Bình là cộng tác viên của tờ Công giáo và Dân tộc – Một tờ báo trá hình chống phá Giáo hội của UBĐKCG – đã về Tam Tòa đe dọa bà Thủy là sẽ cho đi tù và quả nhiên bà Thủy đã ‘được’ đi tù sau đó.

Chính người này cũng đã đến nhiều giáo phận như Huế, GP Vinh… vì có mối thân thiết với những nơi này để tuyên truyền về bà Thủy và ngăn chặn việc hiệp thông giúp đỡ bà Thủy khi công an bắt.

Đột nhiên, Công an Nghệ An vào tận Quảng Bình bắt bà về giam tại Nghi Kim, Nghi Lộc Nghệ An và bà bị lãng quên từ đó đến nay. Công an Nghệ An đã quy cho bà Thủy tội phát tán truyền đơn chống chế độ liên quan đến linh mục Nguyễn Văn Lý.

Nữ Vương Công Lý đã trực tiếp trao đổi với Linh mục Nguyễn Văn Lý những ngày ngài chưa bị bắt trở lại vào trại giam, khi đang ở Tòa TGM Huế. Ngài cho biết: Bà Thủy không hề có khả năng in ấn, làm truyền đơn để tán phát, việc Công an Nghệ An bắt bà Thủy với lý do đó là vô lý.

Sau những tháng ngày trong trại giam Nghi Kim, thuộc huyện Nghi Lộc, với những thông tin chỉ có từ Công an Nghệ An phát tán đến Tòa Giám mục Vinh và nhiều nơi rằng bà Thủy đã phát tán truyền đơn chống nhà nước. Cần nhớ rằng: Trong những ngày bà Thủy bị bắt giam, nhiều giáo dân đã bị công an Nghệ An giở đủ trò như giả mạo thư bà Thủy gửi về khuyên họ nhận tội hoặc có liên hệ nhằm bắt bớ nhiều giáo dân nữa để khủng bố tinh thần giáo dân. Nhưng những trò bẩn thỉu đó đã bị bóc trần và công an Nghệ An đã thất bại.

Khi bị lãng quên và không được sự quan tâm của xã hội và giáo hội, thấy thời cơ đưa giáo dân ra xét xử có thể an toàn, nhà cầm quyền Nghệ An đã đưa bà Thủy và một giáo dân khác trong ngày 6/3/2012 kết án bà Thủy 5 năm tù và giáo dân khác ba năm tù.

Nhiều người cảm thấy thất vọng trước những cách hành xử của GP Vinh trong vụ việc với một người đã hi sinh nhiều cho Giáo hội kể cả tính mạng, tài sản để một Giáo xứ Tam Tòa có thể tồn tại. Chính vì những hi sinh đó đã bị nhà cầm quyền trả thù và đẩy họ vào chốn lao tù, nhưng Giáo quyền không hề có bất cứ sự chia sẻ nào với họ. Cũng vì thế, nhà cầm quyền Nghệ An có thể thẳng tay đàn áp giáo dân với muôn vàn mưu kế và lý do khác nhau.

Xin hợp ý với nhau, cầu nguyện cho những nạn nhân của nhà cầm quyền Cộng sản trong chốn lao tù và bị lãng quên, nhất là những người đã có nhiều hi sinh cho Giáo hội.

Video lời chứng của bà Võ Thị Thu Thủy về biến cố đàn áp Tam Tòa:

Tin nóng: Giáo dân Cồn Dầu bị đe dọa và khủng bố

10.03.2012
 
Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh sắp diễn trò đàn áp và cướp tài sản Giáo Hội Giáo Xứ và nghĩa trang Cồn Dầu? 

Theo tin chúng tôi nhận được từ một số giáo dân tại Giáo xứ Cồn Đầu – Gp. Đà Nẵng, họ cho biết: “Trong những ngày qua, có khoảng 9 người công an và quan chức nhà nước, họ thường xuyên lai vãng quanh khu vực nhà ở của những giáo dân không chấp nhận di dời, tại giáo xứ Cồn Dầu. nhóm người này đã đe doạ và khủng bố các gia đình giáo dân tại đây” 

Trước đó 3 ngày, lực lượng cảnh sát 113 thuộc chính quyền Đà Nẵng, (đây là lực lượng chủ động đánh đập giáo dân giáo xứ Cồn Dầu trong ngày đưa tang 4/5/2010 của bà Maria Đặng Thị Tâm, tại nghĩa trang Cồn Dầu) đã tập trung quanh khu vực nghĩa trang Cồn Dầu và nhà ở của các giáo dân không chịu di dời. Phải chăng đảng csVN và Nguyễn Bá Thanh sắp sửa tạo thêm cuộc đàn áp đẫm máu lần thứ 2 để cướp cho được tài sản của Giáo Hội và đàn áp những giáo dân đang can đảm ở lại, giữ nhà thờ Cồn Dầu. 
Cảnh sát cơ động, ”lực lượng chủ động đánh đập” giáo dân thuộc giáo xứ Cồn Dầu trong ngày đưa tang của bà Maria Đặng Thị Tâm(4/5/2010 )  

Các giáo dân tại đây còn cho biết thêm: “Vào Chúa Nhật tuần này ngày 11/3/2012, Lm. Emmanuel Nguyễn Tấn Lực quản xứ cồn dầu sẽ thông báo trong thánh lễ việc cha sẽ phải ký giấy di dời Thánh Giá và bờ rào của nghĩa trang. Sau đó xe ủi sẽ được Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo vào ủi khu vực nghĩa địa giáo xứ Cồn Dầu trong đó còn rất nhiều ngôi mộ thân nhân của những gia đình không đồng ý di dời. Ở nghĩa trang này còn có trên 50 ngôi mộ các Thánh Anh Hài đã được chôn dưới bàn thờ tại nghĩa trang.” 

Theo thông tin trên, Lm. Emmanuel Nguyễn Tấn Lực sẽ chấm dứt nhiệm kỳ quản xứ Cồn Dầu trong vòng 3 tháng sắp tới.  đổi?Phải chăng Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri đã gây áp lực “buộc” Cha Lực phải ký giấy để có điều kiện trao đổi?

Kính mong mọi người quan tâm, lên tiếng và cầu nguyện cho Sự Thật và Công Lý cho giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu.

Miến gà nóng hổi, vừa thổi vừa nôn



Nhìn những cảnh này, có lẽ không ai còn dám tiếp tục ăn miến!
Tận mục chứng kiến công nghệ làm miến ở Dương Liễu (Hoài Đức-HN).





Nghiền củ dong riềng làm miến ngay tại vỉa đường đầy nước bùn lênh láng

Từ làng làm miến Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội), mỗi ngày người dân cho ra lò hàng trăm tấn miến phục vụ thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chứng kiến "công nghệ" sản xuất ở đây, người nơi khác đến không khỏi rùng mình bởi tình trạng mất vệ sinh đi kèm với sử dụng hoá chất gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Nguy hại hơn, có hộ ở đây dùng một thứ thuốc mà theo họ gọi là sun – phít và thuốc tím để tẩy trắng miến. Tại hộ gia đình anh Nguyễn Y. (Dương Liễu), chúng tôi thắc mắc thì được giải thích: "Do nhu cầu của đại lý, họ đặt hàng thế nào thì chúng tôi làm thế. Họ thích miến trắng thì chúng tôi cho hoá chất thuốc tẩy vào làm trắng miến, nếu không thích thì thôi". Theo anh Y. thì với mỗi tấn bột, họ cho 2 thìa cà phê hoá chất vào khuấy đều. Đợi khi hoá chất ngấm vào bột và làm trắng bột, họ mới lấy bột tráng bánh sản xuất miến. Quy trình để có miến ngon của anh Y. là cho bột làm miến vào bể, hòa cùng thuốc tím, axit, Natri sunphit, sau đó khuấy lọc 4-5 nước và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch. Khu nhà xưởng sản xuất miến của gia đình anh Y. rộng chừng 100m2 nhưng ngổn ngang đủ thứ: nguyên liệu, máy tráng, máy cắt, hàng chục chiếc bể lọc… Bên cạnh những chiếc bể là một thùng thuốc tím loại 50kg được nhập từ Trung Quốc, một bao tải Na2SO3, một can đựng axít H2CO3, một can phụ gia để pha màu.




Thuốc tím chuẩn bị để trộn vào bột làm miến

Theo giải thích, bột ngấm hoá chất thì cho miến có độ dai hơn, người tiêu dùng ăn có cảm giác ngon hơn chứ không bị bở, nhũn… Anh Y cho hay, để phân biệt được miến có dùng hoá chất hay không thì nhìn mầu sắc, trắng là có hoá chất, hồng không dùng hoá chất. Miến trắng được bán với giá đắt hơn miến hồng một chút (miến hồng 17.000 đồng/kg thì miến trắng là 18.000 đồng). Theo chủ cơ sở, rất nhiều người thích ăn loại miến trắng.


Bánh miến sau khi tráng được phơi cả bên lề đường đầy bụi bẩn, hoặc ngay sát bờ ruộng đầy cỏ rác

Khi được hỏi vì sao để miến dưới đất mất vệ sinh vậy, chị Th. một chủ hộ sản xuất miến ở đây cho biết: "Nhà nào cũng làm hàng chục tấn/ngày, với lại mình có ăn đâu mà để ý đến sạch sẽ. Để bẩn một chút nhưng sau họ nấu chín lên ăn, vi khuẩn con nào sống sót được?" Sau khi làm miến được chất lên xe bò chở về rồi cắt sợi vứt ngay dưới sân gạch, nền đất. Chỗ nào còn khoảng trống thì đều được tận dụng để để miến, sau đó mới phân loại và bó lại. Từng bó miến đỏ, miến trắng thành phẩm sau đó mới theo các chủ hàng tản đi khắp nơi.


Miến thành phẩm óng mượt

Những năm qua, nhiều chủ cơ sở sản xuất ở Dương Liễu, Minh Khai đã vay ngân hàng vốn đầu tư máy móc khá hiện đại từ khâu chế biến đến sản xuất, giảm công sức lao động. Tuy nhiên, còn những hộ gia sản xuất nhỏ vẫn làm thủ công theo cách này. Việc sử dụng hoá chất vào sản xuất miến cũng chưa thể loại trừ. Việc sản xuất miến bẩn đã được nhắc đến không ít lần, nhưng đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn.

PV

Phụ nữ Việt Nam bị buôn bán như món hàng tai Đài Loan

Trên trang mạng 9gag.com có đăng một bài nhan đề Behold all the Forever Alone guys!!! (Này những tay suốt đời sống cô độc chú ý nhé!!!), nội dung chỉ là hai tấm ảnh và mấy dòng tiếng Anh như sau:

Mua một người vợ Việt Nam chỉ với giá 6000 đô la.
  1. Bảo đảm còn trinh
  2. Bảo đảm sẽ đưa đến trong vòng 90 ngày
  3. Không thêm chi phí nào khác
  4. Trong vòng một năm nếu chạy trốn thì được lấy cô khác miễn phí
9gag.com  do hai người Đài Loan thành lập năm 2008, đến nay có lượng truy cập đứng thứ 264 trên thế giới trong bảng xếp hạng của Alexa.

Ngày Tôn vinh Phụ nữ 8 tháng 3 vừa qua. Đăng bài này là để cho chúng ta không tránh né, mà phải đối diện trước nỗi nhục của cả đất nước. Để làm sao hết nhục!
Bauxite Việt Nam

Sonadezi Long Thành phải bồi thường thiệt hại cho dân


Gia đình một Bí thư Đảng ủy xã bị tấn công, dọa giết

Hà Tĩnh:


(Dân trí) - Do mâu thuẫn về đất đai, một đối tượng đã vác dao tới nhà riêng ông Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh (huyện Vũ Quang), gặp lúc vợ con ông này ở nhà, đối tượng đã chém hai nạn nhân nhập viện.

Sự việc xảy ra vào tối ngày 4/3 tại xóm 5, xã Hương Minh, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.

Đang điều trị vết thương bị đứt gân tay, phải khâu 10 mũi tại Bệnh viện huyện Vũ Quang, bà Trần Thị Thương, vợ ông Phạm Văn Đức - Bí thư Đảng ủy xã Hương Minh - nạn nhân của vụ truy sát, chưa hết bàng hoàng kể lại: Khoảng 20h ngày 4/3, khi bà đang ngồi trước nhà thì thấy hai người dừng xe trước cổng. Một người ở ngoài, người còn lại hai tay cầm hai vật gì giống hai con dao phát rừng đi thẳng vào nhà. Khi đối tượng này áp sát, phát hiện ra đó là đứa cháu gọi bà bằng cô, tên Thế, bà Thương liền hỏi cháu đến có chuyện gì. Bà Thương vừa dứt lời, đối tượng Thế quát lớn: "Tui đến để giết chồng bà".

Nói xong, đối tượng Thế xông vào nhà lục soát tìm chém ông Phạm Văn Đức. Sau khi không tìm được ông Đức (ông Đức đi vắng), đối tượng quay sang chém luôn cô ruột mình. Tên Thế chém một nhát vào tay bà Thương, làm đứt gân tay mất rất nhiều máu. Bà Thương nhanh chân chạy vào phòng ngủ đóng chặt cửa nên may mắn thoát được.
Bà Trần Thị Thương kể lại sự việc
 
Thấy mẹ bị chém, anh con trai là Phạm Thanh Dương chạy ra ngăn cản cũng bị Thế chém. Rất may, anh Dương kịp bỏ chạy nên chỉ bị chém sượt lưng. "Khi đã cố truy tìm nhưng không gặp được người nhà của tôi, Thế đã đứng giữa sân tuyên bố sẽ giết chết cả nhà tôi rồi tự sát", bà Thương kể thêm.
 
Từ sau hôm xảy ra vụ việc, gia đình ông Đức hết sức hoang mang. Nằm trên giường bệnh, bà Thương canh cánh lo cho tính mạng của chồng. Ông Đức đã làm đơn gửi Cơ quan Công an huyện Vũ Quang đề nghị giúp đỡ, ngoài ra ông cũng có đơn gửi Thường vụ Huyện ủy Vũ Quang tạm xin nghỉ việc ở Đảng ủy xã để tập trung lo việc gia đình.
 
Chiều ngày 8/3, PV Dân trí đã có buổi làm việc với nhiều cơ quan chức trách của huyện Vũ Quang xung quanh vụ việc nêu trên. Thượng tá Trần Đình Nhị, Trưởng công an huyện Vũ Quang thừa nhận có vụ việc xảy ra, đối tượng gây án là Trần Xuân Thế, trú tại khối phố 5, thị trấn Vũ Quang.

Thượng tá Nhị cho biết ngay trong đêm 4/3 đã tạm giữ được đối tượng Trần Xuân Thế. Đối tượng thừa nhận mục đích là chém Bí thư xã nhưng khi đến nơi không gặp nên quay sang tấn công người nhà ông này. Thế khai nguyên nhân dẫn đến hành động côn đồ trên là do mâu thuẫn về chuyện đất đai giữa gia đình với chính quyền địa phương chưa được giải quyết dứt điểm thì ông Đức lại chỉ đạo lực lượng của địa phương ngăn cản gia đình Thế mở rộng xây dựng vườn trại.

Thượng tá Nhị cho hay vụ việc đang trong quá trình điều tra, ngoài ra phải đợi có kết quả giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân mới có thể quyết định có khởi tố vụ án hay không.
Trong buổi làm việc với PV Dân trí vào chiều ngày 8/3, ông Phạm Văn Đức rất mệt mỏi, lo lắng về tính mạng của cả gia đình. 
 
Ông Phạm Hữu Bình, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang, cũng khẳng định vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn về đề đai. Sau khi vụ việc xảy ra, Thường vụ Huyện ủy đã mời ông Đức lên trình bày lại toàn bộ sự việc. Ông Đức tường trình, ngoài mâu thuẫn với chính quyền địa phương về giấy chứng nhận QSD đất chưa được làm rõ, đối tượng Thế còn nghi ngờ ông Đức đứng đằng sau chỉ đạo cán bộ chức trách xã Hương Minh ngăn cản gia đình đối tượng mở rộng vườn trại nên tới trả thù.

Nhận đơn xin tạm nghỉ việc của ông Đức, Huyện ủy đã động viên ông trấn tĩnh, yên tâm tiếp tục công tác.

Về hướng xử lý vụ việc này, ông Bình cho biết đây là một vụ việc rất nhạy cảm, huyện sẽ xử lý cẩn trọng tránh để xảy ra những chuyện đáng tiếc.

 Văn Dũng - Sơn Khê

20 bức ảnh khó quên nhất từ thảm hoạ động đất/sóng thần Nhật


(Dân trí) - Gần một về năm trước, ngày 11/3, thảm họa kép động đất/sóng thần đã bất ngờ tấn công đất miền đông bắc Nhật Bản, gây ra thiệt hại kinh hoàng về người và của. Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh khó quên nhất của sự kiện này.
 >>  Thảm họa động đất/sóng thần Nhật: Nhìn lại những con số
 >>  Cậu bé sinh ra để cứu cha thoát khỏi sóng thần
 
 
Ngày 11/3, một cơn sóng thần cực lớn do trận động đất mạnh 9,0 độ richter tạo ra đang ập vào một con phố nằm ven biển ở thành phố Miyako, tỉnh Iwate, đông bắc Nhật Bản.

Ảnh chụp ít phút sau trận động đất cho thấy sóng thần đang càn quét dọc bờ biển của thành phố Iwanuma, tiến về sân bay Sendai.

Sóng thần đang chuẩn bị nhấn chìm các ngôi nhà ở Natori, tỉnh Miyagi.

Quả cầu lửa bốc lên tại một nhà máy lọc dầu ở thành phố Chiba sau trận siêu động đất.

Một người đàn ông đi giữa đống đổ nát gần một toà nhà đang bốc cháy ở thành phố Iwaki, tỉnh Fukushima sau trận động đất.

Một xoáy nước khổng lồ hình thành trên biển, gần một cảng tại Oarai, tỉnh Ibaraki.

Ảnh chụp ngày 11/3 cho thấy các ngôi nhà bốc cháy sau khi bị sóc thần cuốn ra biển tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagi.

Nhà máy hạt nhân Fukushima I bị ngập lụt khi sóng thần tấn công miền đông bắc Nhật Bản. 

Các ngôi nhà bốc cháy và một con thuyền bị sóng thần đánh dạt vào bờ nằm giữa đống đổ nát tại thành phố Kesennuma, tỉnh Miyagi.
 
Những chiếc xe, dự kiến được xuất khẩu, bị thiêu rụi và nằm chồng đống lên nhau tại một cảng ở làng Tokai, tỉnh Ibaraki sau thảm hoạ kép.
 
Người dân viết chữ "SOS" trong khi chờ đợi đội cứu hộ tới cứu trên nóc một toà nhà ở Kesennuma, tỉnh Miyagi.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy thành phố Kamiishi, tỉnh Iwate bị xoá sổ sau động đất/sóng thần.

Một ngôi nhà còn nguyên vẹn lênh đênh trên Thái Bình Dương, 2 ngày sau thảm hoạ kép.
 
Đội cứu hộ đang tiến lại gần ông Hiromitsu Shinkawa, người bị sóng thần cuốn ra biển hôm 11/3. Ông Shinkawa được phát hiện ở cách bờ 15km, 2 ngày sau trận động đất/sóng thần.

Một con thuyền bị sóng thần lật nghiêng tại thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori.
 
Một máy bay của Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản bị sóng thần đẩy vào một toà nhà tại căn cứ ở Higashimatsushima, tỉnh Miyagi.
 
Ảnh vệ tinh chụp ngày 14/3 cho thấy khói bốc lên do hoả hoạn tại nhà máy hạt nhân Fukushima I.

Cảnh tượng hoang tàn, đổ nát tại Otsuchi, tỉnh Iwate.

Lực lượng cứu hộ di dưới trời mưa tuyết tại một nhà máy bị tàn phá do động đất/sóng thần ở Sendai.
 
Ảnh vệ tinh chụp ngày 18/3 cho thấy các lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã bị hư hại nặng nề sau thảm hoạ kinh hoàng.
 
An Bình
Tổng hợp

TPHCM: Bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành trên diện rộng


(Dân trí) - Trong 2 tháng đầu năm, thành phố ghi nhận 1.728 ca sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca tử vong. Bệnh SXH hiện đang lưu hành trên diện rộng "nếu không kéo giảm và khống chế được số ca bệnh, khó tránh khỏi nguy cơ bùng phát dịch trong mùa mưa".

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) đến tuần thứ 9 trên địa bàn thành phố đang có khuynh hướng giảm theo mùa. Tuy nhiên, tại nhiều quận huyện như Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức, Hóc Môn, Tân Bình số ca bệnh còn cao, chưa có chiều hướng giảm hoặc giảm không ổn định. Theo nhận định của BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng: "Hiện thành phố đang trong mùa nắng nóng nên yếu tố lây truyền bệnh từ muỗi gây bệnh SXH ngoài môi trường ít xảy ra vì thế số người mắc bệnh chủ yếu lây truyền từ những người thân trong gia đình và những điểm đông người".

Trong 2 tháng đầu năm, thành phố ghi nhận 1.728 ca bệnh phải nhập viện điều trị. Số ca bệnh giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng đã có 2 ca tử vong. Theo thống kê, bệnh SXH trong năm nay có tỷ lệ nặng nhiều hơn so với những năm trước. Hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu về sự biến đổi độc lực của muỗi gây bệnh nhưng tâm lý chủ quan, khi bệnh nguy kịch mới nhập viện của người dân đang là nguyên nhân chính khiến ca bệnh SXH nặng tăng cao.
 
Trẻ em là đối tượng dễ bị SXH tấn công

Tính trong tháng 2, toàn thành phố có  gần 80% phường xã có bệnh SXH từ 1 - trên 20 ca, trong đó có 47 phường xã có từ 5 ca trở lên. Như vậy số người mắc tuy có giảm nhưng bệnh SXH đang lưu hành trên diện rộng nếu không có biện pháp cạn thiệp để kéo giảm số ca bệnh, số phưỡng xã có dịch bệnh lưu hành thì nguy cơ dịch bùng phát mạnh vào mùa mưa khó có thể tránh khỏi.

Trước mắt ngành Y tế dự phòng đề nghị các quận huyện tập trung dập dịch tại 47 phường xã có từ 5 ca SXH mỗi tuần và theo dõi sát diễn biến của dịch bệnh tại 71 phường xã có từ 3 đến 4 ca bệnh để có hướng xử lý cụ thể.

Theo phân tích của Trung tâm Y tế Dự phòng, những năm trước việc phòng chống dịch chưa triệt để vì không kiểm soát được lăng quăng và các điểm có yếu tố nguy cơ, chống dịch chỉ mang tính tình huống không có hướng xử lý lâu dài, triệt để. Sắp tới, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố sẽ mở 3 lớp huấn luyện công tác phòng chống SXH cho lãnh đạo Y tế dự phòng quận huyện, khoa Dịch tễ và thống kê để phân vùng SXH trên địa bàn từ đó có các biện pháp can thiệp, xử lý dịch bệnh kịp thời.
 
Môi trường ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh SXH phát triển

Theo thống kê của Ban Điều hành chương trình phòng chống sốt xuất huyết quốc gia (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), năm 2011 cả nước có 69.680 trường hợp mắc, trong đó có 61 ca tử vong do SXH. Hiện số người mắc SXH đã giảm, nhưng số lượng bệnh nhân cần nhập viện để cấp cứu, chẩn đoán, thu dung điều trị còn khá cao. Nhiều bệnh viện tại những khu vực như: Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên hiện vẫn quá tải.

Bệnh SXH diễn ra quanh năm, bệnh nhân thường có diễn biến khó lường trước, có thể chuyển mức độ nặng, vào sốc, tái sốc. Đặc biệt trên những cơ địa như phụ nữ có thai, trẻ nhũ nhi, người béo phì, người cao tuổi, người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận,… có nguy cơ tử vong rất cao.

Cục Y tế dự phòng yêu cầu các tỉnh thành chủ động lên phương án phòng chống dịch, hạn chế chuyển người bệnh vượt tuyến. Bệnh viện tuyến dưới cần thực hiện chế độ tham vấn của tuyến trên, hội chẩn liên khoa, liên viện để giải quyết các trường hợp khó. Duy trì liên tục "Đường dây nóng phòng chống dịch SXH" với đơn vị tuyến cuối để có thể thường xuyên xin ý kiến hướng dẫn, trao đổi thông tin về chuyên môn. Đồng thời bệnh viện tuyến trên có thể cử cán bộ tăng cường hỗ trợ chuyên môn tại chỗ để hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới trong công tác điều trị bệnh.

Vân Sơn

Chòng chành qua đò, vượt sông tìm chữ !

Hà Nam:


(Dân trí) -Mỗi ngày, hàng trăm em học sinh và người dân thuộc thôn Nam Công, Tân Lập và thôn kinh tế mới Nam Tân (xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) phải đi trên những chuyến đò ngang đầy bất trắc, nguy hiểm luôn rình rập, để được đến trường, đi học và đi làm.

Con sông Đáy chảy qua địa bàn xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, chia cắt 3 thôn Nam Công, Tân Lập và kinh tế mới Nam Tân với trung tâm xã Thanh Tân. Để được đến trường học tập và đi làm, hàng chục năm qua, 141 hộ dân với với hơn 1.000 khẩu, thuộc 3 thôn trên, phải vượt sông Đáy trên những chuyến đò mà nguy hiểm luôn rình rập.

Chỉ có một số em học sinh là được trang bị cặp phao.

Có mặt tại bến đò Nam Công, một cảnh tượng dễ nhận thấy là hàng trăm em học sinh thuộc các bậc tiểu học, THCS và THPT, hàng ngày phải đánh cược tính mạng qua sông, không một chiếc áo phao, thiết bị hỗ trợ nào khác, để được đến trường đi học.

Được biết nếu người dân ở các thôn trên không muốn đi bằng đò ngang, thì có thể đi đường vòng, nhưng nếu đi đường vòng thì quá xa so với đi bằng đường đò. Anh Nguyễn Xuân Thinh, cán bộ tư pháp xã Thanh Tân cho biết: "Tôi cũng là người dân bên thôn Nam Công, nhưng nếu đi đường vòng thì tôi mất hơn 30 phút mới tới được UBND xã làm việc, trong khi đi bằng đò thì tôi chỉ mất khoảng gần 10 phút…".

Học sinh trên con đò.

 Đoạn qua đò Nam Công có rất nhiều thuyền trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.

Hàng ngày các em học sinh ở đây phải đi qua dòng sông rộng hơn 120m này ít nhất là hai lần. Mỗi một lần qua đò, là mỗi một lần các em đối mặt với sự bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi đò luôn chở quá số người quy định và không có áo phao.

Em Trần Văn Hiếu, học sinh lớp 8 chia sẻ: "Đi qua đò em cũng sợ lắm, nhưng bố mẹ em thì bận đi làm, nếu đưa em đi đường vòng đến trường thì mất thời gian, vì vậy mà em phải đi bằng đò, lâu dần nên cũng thành quen rồi".

Bến đò Nam Công có 2 con đò, một con đò trọng tải nhỏ, và một con đò trọng tải lớn. Hai con đò này đều thuộc quản lý của gia đình ông Nguyễn Văn Luyến. Vào những giờ cao điểm, có nhiều người như sáng, trưa và chiều tối, ông Luyến dùng đò trọng tải lớn chở các em học sinh qua sông, còn bình thường thì dùng con đò nhỏ.

Ông Luyến cho biết: "Tôi về làm cái nghề này từ năm 2002. Mấy năm trước thì dân ở đây còn phải dùng đò chèo bằng tay qua sông, nhưng sau đó tôi đầu tư làm thêm hai con đò này để chạy. Mỗi ngày tôi chạy hơn 100 lượt để đưa người qua sông, biết là nguy hiểm, nhưng dân người ta cần mình, mình không bỏ được".

Con đò này giờ cáo điểm có thể chở đến hơn 20 em học sinh.

Không những không đảm bảo về mặt kỹ thuật, những chuyến đò ngang nơi đây còn phải đối mặt với những nguy hiểm về tai nạn giao thông, khi mà mỗi ngày có hàng trăm lượt tàu, thuyền khai thác cát trọng tải lớn chạy qua bến đò ngang này.

Hiện nay thì chỉ có một số ít các em học sinh tiểu học, được trang bị cặp phao, nhưng số đó là rất ít. Còn các em học sinh THCS và THPT thì không có trang bị cứu hộ. Vào mỗi mùa mưa lũ, nước sông Đáy dâng cao, con đò thì quá nhỏ bé so với dòng sông Đáy rộng lớn. Nhưng cũng không còn cách nào khác, bác lái đò lại tiếp tục công việc chở các em học sinh qua sông để đến trường.

Anh Đinh Viết Đạt, phụ huynh của hai con đang theo học tại trường THCS Thanh Tân cho biết: "Hai đứa nhỏ nhà tôi mỗi lần qua đò là chúng nó sợ lắm. Biết là nguy hiểm, nhưng chúng tôi có còn cách nào khác đâu. Đi đường vòng thì xa quá. Mỗi lần con đi là chúng tôi cứ lo mãi".

Trao đổi với chúng tôi ông Đinh Văn Đoàn, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Tân cho biết: "UBND xã cũng đã kiến nghị lên UBND huyện và Tỉnh xin cấp kinh phí xây cầu, nhưng được bên trên trả lời là, do ở cuối xã và đầu xã đã có hai cầu Bồng Lạng và Kiện Khê, khoảng cách địa lý cũng gần, hơn nữa kinh phí xây cầu cũng không có. Còn nếu làm cầu phao cũng không hợp lý, vì phương tiện giao thông đường thủy qua lại sông Đáy rất nhiều nên tồn tại nhiều vấn đề bất cập…".

Hàng trăm học sinh chen lấn trên con đò.

Ông Đoàn còn cho biết thêm, hiện nay UBND xã đang có ý định xây dựng thêm một trường tiểu học bên thôn Nam Công, để giảm tải bớt lượng học sinh qua đò, nhưng kinh phí của xã còn hạn hẹp, cho nên việc xây dựng thêm một trường học vẫn đang mới chỉ là dự định.

Đến nay, những chuyến đò chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc nào, nhưng những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn vẫn đang hiển hiện trước mắt. Ước mơ xây dựng thêm một trường tiểu học còn khó, huống hồ là mơ có cây cầu đi lại cho an toàn. Đứng trên bờ sông, nhìn con đò xình xịch mang theo hàng trăm học sinh quay đầu trôi dần về phía bờ bên kia mà chúng tôi không khỏi lo lắng cho các em học sinh, bởi dòng sông Đáy đang cháy xiết...

Đức Văn - Duy Tuyên