THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 March 2012

VIDEO - Nữ Dân Biểu Susan Davis Phát Biểu tại Hạ Viện Hoa Kỳ Về Thỉnh Nguyện Thư & Nhân Quyền Cho Việt Nam



More than 140,000 Americans signed a petition to urge the White House to make human rights a top issue in trade negotiations with Vietnam. Hundreds came to the Capitol and dozens came to my office to raise their voice yesterday. I'm pleased to see democracy in action! Today, I joined them and spoke on the House floor to bring attention to human rights violations in Vietnam, including the imprisonment of singer/songwriter Viet Khang.
Watch the video. https://wwws.whitehouse.gov/petitions#!/petition/stop-expanding-trade-vietnam-expense-human-rights/53PQRDZH

Hãy vào trang nhà của nữ dân biểu Susan Davis trên Facebook  https://www.facebook.com/RepSusanDavis?sk=wall

Bấm vào nút Like để ủng hộ trang này.  Nếu muốn ủng hộ video này, xin kéo xuống dưới tìm video và cùng nhau bấm nút Like để ủng hộ video. Quí vị cần tài khoảng Facebook để làm việc này .

Phát hiện một lượng "khủng" chất tạo nạc

Ngày 12.3, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Đồng Nai tiếp tục phát hiện có ít nhất 2,5 tấn chất tạo nạc thành phẩm dùng trong chăn nuôi đang để trong kho một công ty trên địa bàn.

Đây được xem là số lượng chất tạo nạc được phát hiện lớn nhất trong đợt cao điểm kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi do Cục QLTT (Bộ Công thương) chỉ đạo.
Khoảng 14 giờ, Đội QLTT cơ động (thuộc Chi cục QLTT Đồng Nai) bất ngờ kiểm tra Công ty TNHH Nhân Lộc (thuộc xã Bình Lợi, H.Vĩnh Cửu) do ông Nguyễn Trọng Hiền (36 tuổi) làm giám đốc. Đoàn kiểm tra phát hiện trong kho rộng hơn 200m2 chứa đầy những bao tải lớn chất bột và thức ăn chăn nuôi. Trong đó có 2,5 tấn hàng được đóng thành từng bao (loại 20 kg/bao) với các nhãn hiệu HT02, HT04. Trên bao có chú thích tác dụng tạo nạc cho heo, giúp thịt có nạc đỏ, tăng tiết hormone tăng trưởng, cải thiện tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn cho heo... Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện 156 gói thuốc (loại 1 kg/gói) chất T01, Sumo, Pig-Moke cũng được quảng cáo có tác dụng nở mông, vai, nhiều nạc... và trên các bao bì đều có hướng dẫn tỷ lệ pha trộn cho heo ăn.
Tiếp tục kiểm tra bên trong nhà kho, Đội QLTT cơ động còn phát hiện khoảng 10 tấn hàng là thức ăn gia súc, được nhập khẩu từ nước ngoài nhưng không có tem nhãn theo quy định. Đặc biệt có 175 kg thuốc Chlortetracylin chứa trong 7 bao loại 25 kg đã hết hạn sử dụng.

QLTT đang kiểm tra kho hàng của Công ty Nhân Lộc - Ảnh: KC
Lúc kiểm tra, giám đốc công ty không có mặt để làm việc, buộc Đội QLTT phải lập biên bản hành chính với ông Phan Thiết Giám, quản đốc của Công ty TNHH Nhân Lộc. Ông Giám chỉ xuất trình được giấy phép kinh doanh (bản photocopy) và không xuất trình được hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ của số hàng trên. Cơ quan chức năng đã lập biên bản niêm phong số hàng trên và lấy mẫu đi kiểm nghiệm.
Cùng ngày, ông Đỗ Hữu Quang, Phó cục trưởng Cục QLTT trực tiếp làm việc với ông Đỗ Tiến Chánh (33 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ nông nghiệp Thiên Hương Phát (ấp Tân Thành, xã Thanh Bình, H.Trảng Bom) để mở niêm phong, lấy mẫu chất tạo nạc đi kiểm tra. Trước đó, ngày 10.3, Chi cục QLTT tỉnh Đồng Nai phát hiện Công ty Thiên Hương Phát có 220 kg chất tạo nạc nhãn hiện "Super Weight 02" và "Bcomplex-C". Còn lại hơn 120 kg chất bột là nguyên liệu nhưng không có nhãn mác.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Lê Văn Dành, Giám đốc Sở Công thương Đồng Nai, cho biết Sở đã chỉ đạo Chi cục QLTT tổng kiểm tra toàn diện việc kinh doanh chất cấm trong chăn nuôi và thức ăn gia súc. Sắp tới, sau khi có kết quả xét nghiệm mẫu từ Trung tâm 3, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý các đơn vị sai phạm.
Kim Cương



Cơ hội chấn chỉnh ngành chăn nuôi

Thông tin Trung Quốc (TQ) ngưng nhập sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ Việt Nam, dù có gây khó khăn trước mắt cho một số người kinh doanh, chăn nuôi, nhưng về lâu dài mang đến nhiều lợi ích.

Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, lượng heo xuất sang TQ không nhiều. Năm 2011 lúc cao điểm cũng chỉ khoảng 15% lượng heo chăn nuôi trong nước và chỉ xuất vào một số thời điểm khi thị trường TQ khan hiếm hàng chứ không phải quanh năm. Bởi lượng heo trong nước chưa đủ cung cấp cho thị trường nội địa, nước ta vẫn còn phải nhập thịt heo, gà nên việc TQ ngưng nhập thịt gia súc, gia cầm không ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, do lệnh ngưng nhập rơi vào đúng thời điểm thị trường nội địa đang ảm đạm, một số nơi có dịch bệnh nên heo càng rớt giá. Tháng trước, giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg, nay chỉ còn 42.000 đồng/kg, người nuôi lỗ đến 500.000 đồng/con heo xuất chuồng. 
Đồng quan điểm này, song ông Trương Chí Thiện, Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, cho rằng lệnh ngừng nhập ảnh hưởng chủ yếu đến xuất tiểu ngạch. Lâu nay một lượng không nhỏ gia súc, chủ yếu là heo từ nước ta theo đường tiểu ngạch xuất qua TQ. Khi có quyết định ngưng nhập, tất nhiên cơ quan quản lý của TQ sẽ kiểm soát gắt gao. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thị trường nước ta đang yếu, lượng hàng tồn khá nhiều. Không đẩy hàng sang TQ được thì hàng tồn tăng, giá chững lại...
Tương tự, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan, cho biết dịch bệnh đang diễn ra, sức mua của thị trường rất yếu, lại thêm việc TQ ngưng nhập sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của nước ta khiến hàng ứ lại, càng khiến người chăn nuôi khó khăn trước mắt. Ngoài ra, TQ cũng là thị trường tiêu thụ heo sữa của Việt Nam nên các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này cũng bị ảnh hưởng.
Đáng lưu ý, một số doanh nghiệp cho rằng việc TQ ngưng nhập thịt từ Việt Nam vào thời điểm hiện nay dễ dẫn đến nguy cơ thương lái lợi dụng để ép giá người chăn nuôi. Đây là điều các cơ quan quản lý cần lưu ý, có biện pháp bảo vệ người chăn nuôi.

Tắm heo trước khi xuất sang TQ, cảnh này từ nay sẽ không còn - Ảnh: Hải Đăng
Lợi lâu dài
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho biết việc TQ tạm dừng nhập thịt gia súc, gia cầm từ Việt Nam vì lý do dịch bệnh sẽ có những ảnh hưởng nhất định, nhưng chắc chắn không đến mức làm xáo trộn đối với nền chăn nuôi nước ta. Theo ông Giao, cả năm 2011 chúng ta chỉ xuất sang TQ tổng cộng 19.200 con heo, tương đương 1.000 tấn thịt qua đường chính ngạch. Xuất khẩu gia cầm chính ngạch sang thị trường này còn ít hơn. Tuy nhiên, theo ông Giao, lệnh cấm này chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xuất khẩu tiểu ngạch.
"Về lâu dài, lệnh cấm này lại đem đến những yếu tố tích cực. Việc TQ tạm ngưng nhập thịt sẽ tạo áp lực để chúng ta nỗ lực hơn trong khống chế dịch bệnh và tổ chức chăn nuôi sạch, an toàn", ông Giao nhìn nhận.
 Người đứng đầu ngành chăn nuôi cũng cho rằng việc TQ đồng thời tạm ngưng nhập khẩu sản phẩm hàng hóa cùng loại (thịt gia súc, gia cầm) của nước thứ ba quá cảnh qua Việt Nam vào nước này cũng là một điều tích cực đối với chúng ta. Bởi lâu nay thực phẩm bẩn tràn vào nước ta chủ yếu do lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất, trong đó có nhiều lô hàng xuất sang nước thứ ba là TQ. Vì thế, với lệnh tạm ngưng nêu trên của TQ, chúng ta càng có lý do để dẹp bỏ thực phẩm không đảm bảo an toàn thông qua con đường tạm nhập tái xuất, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nội địa.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm chững lại
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, sau một thời gian liên tiếp tái phát các ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm, hơn 10 ngày qua, trên địa bàn cả nước đã không xuất hiện thêm ổ dịch mới nào. Hiện chỉ còn 5 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Trị, Hải Dương và Thái Nguyên có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày. Trong khi đó, cả nước chỉ còn Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Hà Giang có dịch lở mồm long móng và duy nhất tỉnh Lào Cai có dịch heo tai xanh. Nếu tiếp tục triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng chống, chúng ta sẽ từng bước kiểm soát được các dịch bệnh nguy hiểm này.
Q.Duẩn
Hoàng Việt - Quang Duẩn



Công khai làm... bằng giả

Không chỉ ở Đồng Nai, Bình Dương nạn làm bằng giả mới công khai và rầm rộ (Báo Thanh Niên đã nhiều lần phản ánh và mới đây cơ quan chức năng vào cuộc truy quét), mà ngay tại TP.HCM, tệ nạn này cũng không kém phần sôi động.

Muốn bằng nào cũng có!
Từ số điện thoại do người quen cung cấp, chúng tôi liên lạc với một đầu mối làm bằng giả ở Hà Nội. Người này hỏi chúng tôi ở tỉnh nào để giới thiệu đồng nghiệp tiếp nhận đơn đặt hàng; không hạn chế số lượng và loại bằng cấp "kể cả bằng của ngành công an". Biết chúng tôi ở TP.HCM, người này cho số điện thoại (016525935xx), nói của Nguyễn Minh Hoàng.
Liên lạc với Hoàng, biết chúng tôi muốn đặt làm bằng B tiếng Anh, anh ta tỏ ra không mấy "mặn mà", khuyên nên thuê sinh viên đi thi giùm. Khi chúng tôi nói cần nộp gấp bằng tiếng Anh cho trường để đủ điều kiện tốt nghiệp, giá bao nhiêu cũng được, thì Hoàng ra giá 2,5 triệu đồng. Rồi Hoàng tiếp thị thêm: "Nói chung là giấy tờ ĐH, CĐ, TC bên bọn anh làm nhiều. Một cái TC cả bảng điểm, cả công chứng luôn là 5 triệu, bằng ĐH thì 8 triệu". Chúng tôi thử đề nghị làm bằng giả cho đứa em đang theo học một trường ĐH ở Đà Nẵng, Hoàng lập tức nhận lời ngay vì: "Ở đó anh có "vệ tinh". Em muốn làm bất cứ bằng gì, ở tỉnh, thành nào cứ cho thông tin là anh làm được ngay".
Chúng tôi thử liên lạc với một đường dây khác thông qua "chợ trên mạng" và dễ dàng tiếp cận đường dây cung cấp bằng giả do một phụ nữ tên Thiên điều hành. Thông tin về đường dây của Thiên được quảng bá trên khắp các diễn đàn rao bán bằng giả. Nghe chúng tôi cần làm một bằng ĐH của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, Thiên hô giá: "Trường nhân văn lấy giá 10 triệu nha em!". Chúng tôi yêu cầu cho xem bằng mẫu trước khi "đặt hàng" thì Thiên cương quyết từ chối vì: "Nguyên tắc của tụi chị là khi nào làm xong, cho xem trực tiếp. Nếu không giống không lấy tiền. Em có thiện chí làm thì chuẩn bị cho chị 2 tấm hình 3x4 cm và giấy CMND chị ra lấy thông tin về làm ngay".
Sau đó, Thiên cho một nhân viên tên Hòa liên lạc với chúng tôi để lấy thông tin. Qua điện thoại, Hòa cho biết: "Chị Thiên điều hành hoạt động cung cấp bằng giả tại nhiều tỉnh, thành; dưới trướng của chị có ít nhất 30 nhân viên có mặt trên toàn quốc. Đường dây này lớn lắm, thuộc hàng "top" ở thành phố, hoạt động 5 năm nay, đã cung cấp hàng ngàn cái bằng rồi đó".

Hoàng tại điểm hẹn với PV (ảnh 1) và đưa ra một bằng giả giống y thật cho PV xem (ảnh 2) - Ảnh: Thanh Thùy
"Tụi em mua phôi của Bộ Giáo dục"
Sau nhiều lần liên lạc qua điện thoại, một buổi chiều cuối tháng 2, Nguyễn Minh Hoàng thu xếp gặp mặt khách "đặt hàng".  Hoàng xuất hiện ở nơi hẹn với chiếc cặp táp màu đen trên tay, thân hình ốm nhách, gương mặt non choẹt. Sau khi thương lượng, chúng tôi đồng ý làm 3 bằng giả (gồm 2 bằng tiếng Anh và 1 bằng tin học) với giá 2,5 triệu đồng/bằng, nhưng Hoàng chẳng mấy vui vẻ vì "tiền hoa hồng chẳng được bao nhiêu". Đến khi chúng tôi đặt vấn đề có thể cần bằng giả ĐH hệ chính quy, lập tức mắt Hoàng sáng lên và ăn nói rôm rả; miệng luôn quảng bá về sản phẩm và uy tín của "lò" mình. Để tạo thêm niềm tin, Hoàng liếc ngang liếc dọc rồi rút một mẫu bằng giả của một trường thủy lợi ở phía bắc, có đóng dấu tròn đỏ tươi, chữ ký của hiệu trưởng hẳn hoi, đưa chúng tôi xem, rồi lại bỏ ngay vào túi xách như sợ ai đó phát hiện… Hoàng hô giá 8 triệu đồng/bằng ĐH, không bớt một xu; "bao" công chứng mới lấy tiền. "Đảm bảo máy móc hiện đại nên in ấn rất rõ nét. Tụi em phải mua phôi, tem của Bộ Giáo dục, làm giống như thật, không dễ gì phát hiện ra được!", Hoàng nói.
Làm xong 2 bằng tiếng Anh và 1 bằng tin học (giá 2,5 triệu đồng/bằng), Hoàng đã liên tục gọi điện hẹn chúng tôi giao hàng. Khi chúng tôi đến, Hoàng đưa 3 bằng giả ra... nhưng chúng tôi viện lý do ảnh trên bằng giả không đạt, dễ bị phát hiện nên yêu cầu sửa lại mới nhận, giao tiền và Hoàng chấp nhận yêu cầu, hẹn 4 - 5 ngày sau sửa xong sẽ giao...
Trở lại với đường dây của Thiên, sau khi thống nhất giá 10 triệu đồng/bằng ĐH, khoảng 15 giờ ngày 13.2, Thiên điều Hòa đến gặp chúng tôi. Vừa ngồi xuống ghế, Hòa quăng gói thuốc và hộp quẹt xuống bàn, gác chân lên đùi, vừa phì khói thuốc vừa nói chuyện: "Bọn em đã chọn nghề này thì chẳng tiếc gì đến thân xác. Hôm qua, thằng kia bắt em chạy hàng chục km nhưng cuối cùng không chịu lấy bằng. Em muốn hẹn nó ra cầu Nguyễn Văn Cừ (Q.5) đánh cho nó một trận". Theo Hòa, làm khâu giao nhận bằng là thường đối mặt với nguy hiểm vì dễ bị công an bắt… nên được chủ "lò" chiếu cố, dành nhiều ưu ái. "Cho nên khi bị công an bắt đánh ói cơm cũng không khai ra chủ "lò". Thỏa thuận giữa nhân viên và chủ "lò" là: Nhân viên cứ đứng ra nhận tội, rồi chủ "lò" sẽ chăm sóc gia đình. Thậm chí, chủ "lò" sẽ đưa tiền cho gia đình "lo" cho nhân viên đến ngày được thả ra", Hòa tiết lộ.

Rao bán bằng giả trên internet

Công khai rao bán
Vào trang web google.com.vn gõ cụm từ "nhận làm bằng giả", chúng tôi nhận được 5,5 triệu kết quả chỉ trong 0,2 giây. Các rao vặt bán bằng giả tràn ngập các website:
hanoicity.jaovat.com,muabanraovat.org, thanhphohochiminhcity.jaovat.com,vietfarm.com, ambanggiare.wordpress.com, araovat.net, raovat30s.com, 24hmua.com... Trên mỗi website có từ 3 đến 5 "lò" nhận làm bằng giả với rất nhiều lượt comment muốn làm các loại bằng giả để bổ sung hồ sơ, xin việc. Thông tin được rao công khai, rầm rộ: "...tất cả là bằng giả 100% nhưng chất liệu phôi, mộc nổi giống y như bằng thật, tuyệt đẹp", "...phôi bên mình 100% lấy ra từ Bộ giáo dục...", có kèm theo bảng điểm, học bạ, cập nhật mẫu bằng mới nhất, bao soi, giảm giá, mất có thể làm lại... Giá một bằng ĐH giả từ 5 - 14 triệu, các loại bằng cấp giả khác giá từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng.
Đàm Huy - Thanh Thùy



Hình ảnh bộ đôi tàu khu trục Myanmar cập cảng Tiên Sa


12/03/2012 15:53:43
 - Hơn 9h sáng nay (12/3), tàu khu trục UMS MAHAR BANDOOLA ký hiệu F21 và UMS MAHAR THIHA THURA ký hiệu F23, thuộc lực lượng quân sự Myanmar đã cập cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến năm hữu nghị Đà Nẵng.


Theo đoàn có bà Khaing Su Linn, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội; Đại tá Win Hlaing, Tùy viên Quân sự Đại sứ quán Myanmar tại Hà Nội cùng thuyền trưởng, chỉ huy 2 tàu và gần 250 sĩ quan, thủy thủ. Đại diện Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam; Bộ Tư lệnh Hải quân Nhân dân Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân; Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng tham gia đón tàu.
Bộ đôi tàu khu trục
Bộ đôi tàu khu trục. Ảnh: Ân Phú




Trong thời gian 4 ngày thăm hữu nghị Đà Nẵng, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động chào xã giao và tham quan mua sắm tại Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam). Dự kiến ngày 14/3, 2 tàu sẽ rời cảng Tiên Sa.


Được biết, bộ đôi tàu UMS MAHAR BANDOOLA và UMS MAHAR THIHA THURA là loại tàu khu trục loại Type-053H1 thuộc lớp Jianghu-2 do Trung Quốc chế tạo từ những năm 1980 tại xưởng đóng tàu Hudong (Thượng Hải). Tàu có chiều dài 103,2m, rộng 10,8m, mớn nước 3,1m, lượng choán nước 1.726 tấn, với tốc độ 25.5 hải lý/giờ và hoạt động trong phạm vi 4.800km ở tốc độ 18 hải lý/giờ, 2.800km ở tốc độ 25 hải lý/giờ. Ngoài ra, bộ đôi chiến hạm này được trang bị hệ thống vũ khí, radar tiên tiến.




Ân Phú

Khơi thông kênh nước thải, một người đánh chết


12/03/2012 21:15:55
 - Ngày 12/3, Công an huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cho biết, đối tượng đánh chết người xảy ra trên địa bàn do mâu thuẫn khơi thông rãnh thoát nước thải đã ra cơ quan CSĐT đầu thú.

Theo cơ quan điều tra, vào khoảng 15h30 ngày 9/3, anh Nguyễn Văn Hạnh (37 tuổi, ở thôn Yên Kiện, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) thuê một chiếc máy xúc đến khơi thông rãnh thoát nước thải bị tắc trước cửa nhà mình.
Đối tượng Năng tại cơ quan công an
Đối tượng Năng tại cơ quan công an
Đang khơi thông kênh nước, máy xúc đến phần đất của Nguyễn Văn Năng (36 tuổi) là hàng xóm nhà anh Hạnh thì anh Năng không cho máy xúc múc đất nên giữa anh Hạnh và Năng có xảy ra cãi vã.

Cuộc cãi vã kết thúc khi anh Hạnh đã bị Năng cùng 2 em trai là Nguyễn Văn Đàn (23 tuổi); Nguyễn Văn Hoan (32 tuổi) và vợ là Đỗ Thị Thưa dùng gậy tre và tuýp sắt đánh trọng thương.
 
Khi thấy anh Hạnh gục ngã tại chỗ, nhóm đối tượng này mới chịu dừng tay và bỏ trốn. Anh Hạnh được mọi người đưa đi cấp cứu, nhưng đã tử vong sau đó. Biết anh Hạnh tử vong, nên đối tượng Năng đã đến cơ quan điều tra đầu thú.

Hiện cơ quan công an đã tiếp tục làm rõ.
 
Tiến Dũng
.

Văng tục khi giảng dạy, tiến sĩ thành tâm điểm bàn luận


12/03/2012 20:03:47

 - TS. Lê Thẩm Dương đang trở thành tâm điểm bàn luận khi ông sử dụng từ đệm tục trong bài giảng.

Ngày 11/2, một clip có nhan đề Cliptiensivangtuc được đưa lên trang chia sẻ Youtube. Theo như người làm clip, đoạn clip này ghi lại Buổi tọa đàm về chủ đề kinh tế vĩ mô của TS. Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa QTKD ĐH Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh tại Viện Quản trị kinh doanh FSB – ĐH FPT".

Ngay lập tức clip này đã trở thành tâm điểm nóng vì khi cầm mic diễn giải kiến thức của mình, TS. Lê Thẩm Dương đã dùng những từ chửi thề: "thằng", "mày", "mẹ"…

TS Lê Thẩm Dương

 

Ngay đoạn đầu clip, khi nói về đòn bẩy tài chính TS. Lê Thẩm Dương diễn đạt:  "Anh mà không vay nợ thì anh không còn cái hồn người nữa, doanh nghiệp mà không vay nợ thì không ai gọi cái thằng giám đốc là nhà doanh nghiệp cả. Nó gọi là thằng chòi doanh nghiệp, thằng lều doanh nghiệp. Nhà đâu mà nhà!. Nhưng mày vay dài quá thì mày là thằng Lã Bố gọi là đòn bẩy tài chính bị dài, kéo cần lên, gẫy cần, sập bẫy tài chính. Các chú vừa rồi sập hết. Trong lớp này bao nhiêu phần trăm sập? Có điều không dám nói thôi…"

Điều đáng chú ý là đa phần ý kiến trên các diễn đàn lại theo chiều hướng ủng hộ TS. Lê Thẩm Dương vì bài giảng "hay", "thực tế", "không nhàm chán".

Ý kiến được nhiều người đồng ý nhất trên YouTube của thành viên có tên Saotrangnguyen cho rằng: "Thầy giảng quá hay và thực tế. Tóm lại thầy giảng để học viên tiếp thu mới là quan trọng, chứ giờ quan tâm đến khuôn mẫu sư phạm làm gì. Áp dụng khuôn mẫu rồi học viên chán nản còn suy tàn hơn là cách dạy của thầy như thế này".

Một thành viên khác có tên son11a15 thì cho rằng: "Trong cái tục tĩu có cái sâu xa của nó .... Tôi xin khẳng định nghe bài giảng này ai cũng hiểu và tiếp thu bài giảng được. Tôi thấy trong bài này ngoài nói về cách quản trị, kinh doanh còn nói về cả tài lãnh đạo nữa".

Phân tích về clip, có nhiều ý kiến cho rằng đoạn clip trên đã được cắt ghép với mục đich bôi xấu TS. Lê Thẩm Dương. Trên mạng xã hội FaceBook, thành viên có tên Hoãng A Lũng bình luận: "Cái clip này có hết cả buổi dạy đâu mà chê người ta dạy kkông có kiến thức! Người up clip đã cố tình chỉ up những đoạn pha trò chém gió tạo không khí không nhàm chán, còn phần dạy thực sự có lẽ đã cố tình bị cắt bỏ! Không thể đánh giá hết toàn bộ khi chỉ xem một clip bị dàn dựng theo ý của người đăng clip..."

Trả lời báo chí hôm nay, TS.Lê Thẩm Dương cho biết, ông đã biết có clip này và biết người tạo ra là ai. Ông cho rằng đó là buổi nói chuyện theo yêu cầu của Viện Quản trị kinh doanh của FPT, chứ không phải là buổi giảng bài trên lớp. Và, buổi nói chuyện được đặt hàng ấn tương theo môi trường cá tính của FPT. Việc ám chỉ chuyện gia đình, chăn gối trong bài giảng là do yêu cầu nói về ứng dụng quản trị trong doanh nghiệp, rồi quản trị bản thân.

TS. Lê Thẩm Dương cũng cho rằng cần phải nghe hết bài giảng 3h đồng hồ của ông thì mới có thể có đánh giá đúng.

 Vũ Chương

Dẹp MBH rởm: CSGT và người dân cùng mang... thước


12/03/2012 20:29:05

 - Cái tem CR cũng có thể bị làm giả. Vậy thì người dân chỉ còn cách mang theo thước, CSGT cũng phải mang theo thước, để đo độ dài của cái lưỡi trai xem nó có đúng chuẩn không.

Bán mũ bảo hiểm cho người... đi bộ

Một trong những khó khăn lớn nhất mà cơ quan chức năng phải đối mặt và không thể "diệt" nổi các điểm bán MBH "rởm" trong thời gian qua lại là tình trạng bày bán mũ nhan nhản ở vỉa hè. Với giá siêu rẻ và siêu... đẹp, các loại MBH này đã thống lĩnh thị trường một thời gian dài. 

Mũ bảo hiểm giả vẫn được gọi bằng cái tên 'mũ thể thao'.JPG
Mũ bảo hiểm giả vẫn được gọi bằng cái tên mũ thể thao. Ảnh: Thu Hiền

Lúc đầu treo biển bán mũ bảo hiểm, bị các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt nhiều lần, người bán lập tức bớt ngay chữ "bảo hiểm" chỉ còn chữ "mũ". Họ lí sự: "bọn tôi chỉ bán mũ thể thao, mũ thời trang cho người đi bộ, đi xe đạp chứ có bán mũ bảo hiểm đâu".

Mánh khóe này tuy đơn giản nhưng đến nay vẫn rất hiệu quả, ai cũng biết nhưng bao lâu nay các cơ quan chức năng vẫn "bó tay".

Mang... thước đi mua mũ bảo hiểm

Ông Nguyễn Đắc Lộc, Chi cục phó chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì cho rằng vấn đề nằm ở sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền sở tại.

"Vấn đề này cũng đã được phân cấp rõ ràng, chính quyền địa phương là quản lý sở tại về mặt vỉa hè, lòng đường, quản lý con người.

Việc bày bán la liệt trên vỉa hè là thấy rõ, cán bộ phường không thể không thấy, chúng tôi cũng đã nói quá nhiều về việc chính quyền sở tại không vào cuộc thì không thể giải quyết nổi vấn đề. Chúng tôi sẵn sàng phối hợp, cho quân để cùng làm". 

Mũ bảo hiểm rởm bán trên vỉa hè

Trong khi đó ông Trần Văn Vinh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) thừa nhận có thể có một số đơn vị đã sản xuất mũ kém chất lượng và gắn tem CR hoặc nhiều người bán đã làm giả chứng nhận hợp quy.

Có thể, đến cả cái tem CR cũng bị làm giả, vậy thì người dân biết làm sao đây? Có lẽ, người đi mua MBH sẽ phải mang theo cả thước để đo lại cẩn thận độ dài của lưỡi trai không được lớn hơn 70mm theo quy định trước khi mua, còn cảnh sát giao thông cũng phải mang theo thước như một công cụ hỗ trợ xử lý các trường hợp vi phạm, khi mắt thường cũng khó phân biệt được cái tem CR là thật hay giả.

Không quản lý nổi, "đá" trách nhiệm sang người dân

Các nhà quản lý có công cụ trong tay mà không quản lý nổi, lại lăm le đẩy trách nhiệm cho người dân tự chịu, dùng người dân làm thuốc thử chính sách. TS Nguyễn Xuân Thủy (Nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải - chuyên gia về lĩnh vực giao thông) nêu quan điểm:

Trước hết các cơ quan chức năng phải tự mình dẹp hết các loại MBH kém chất lượng, những loại mũ không hợp quy chuẩn, trả lại môi trường kinh doanh lành mạnh rồi mới nói đến chuyện xử phạt người dân.

Không thể ngoài đường bán đầy mũ không đảm bảo chất lượng mà khi người ta đội lại phạt được.

Trách nhiệm của anh là quản lý, phải làm sao không cho các loại mũ này được xuất hiện trên thị trường, giờ anh lại bảo phạt người đội mũ không đúng quy chuẩn là hoàn toàn vô lý. Khi mà anh chưa làm tròn trách nhiệm của mình anh đừng đem người tiêu dùng ra để thử.


Ngọc Tú

3000 doanh nghiệp Việt Nam giải thể


2012-03-12

Trên 3.000 doanh nghiệp ở TP.HCM xin giải thể, ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2012.

Cục Thuế TP.HCM xác nhận tin này, thêm rằng tình hình thu ngân sách không khả quan do các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận nguồn vốn thị trường, dẫn đến họat động đình trệ hoặc phải ngừng sản xuất.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn bị vướng mắc chính sách liên quan tới nhiều sắc thuế mới như thuế bảo vệ môi trường, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 

Trong năm 2011 cả nước có gần 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc biến mất.  

Ngân hàng Nhà nước hôm thứ hai đã chính thức hạ giảm lãi suất trần 1% cho tất cả các giao dịch của ngân hàng này. 

Tiếp theo, các ngân hàng thương mại cũng sẽ giảm lãi suất cho vay, nhưng theo báo chí trong nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự dễ dàng tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp.  


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc

Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc
12/03/2012


cuuchienbinh.vietnam

-

Kinh gửi: Qúy báo,

Chúng tôi đại diện cho tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng ở các địa phương trên toàn quốc, xin chuyển đến quý báo nhờ đăng tải giúp Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc.

Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của quý báo.

Xin chân trọng cảm ơn.

Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng

***

Lời kêu gọi Tổng Biểu tình của Dân oan trên toàn quốc

Chúng tôi, tập thể các cựu chiến binh, nguyên là cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong, Đại đoàn Đồng bằng… luôn tự hào với danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, vì cái danh hiệu đó là niềm tự hào, là tình cảm sâu nặng gắn bó các thế hệ cán bộ, chiến sĩ chúng tôi trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau.

Xét thấy: Trước thái độ biến chất của chính quyền các cấp do một nhóm nhỏ những kẻ lãnh đạo, thoái hóa biến chất trong bộ máy đảng và chính quyền lợi dụng danh nghĩa Đảng CSVN, Đảng cách mạng của bác Hồ để đi ngược lại với chủ trương “người cày có ruộng”. Chúng cấu kết với bọn tư bản trong và ngoài nước, dưới danh nghĩa đầu tư của những nhóm lợi ích, cưỡng đoạt đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của nông dân, đền bù với giá rẻ mạt để bán lại với giá gấp cả trăm lần cho tư bản xây dựng sân golf, các dự án bất động sản, khu chế xuât… Đó là nguyên nhân gây nên một lực lượng dân oan đông đảo bị đẩy vào bước đường cùng, tài sản và tư liệu sản xuất bị ngang nhiên chiếm đoat, cuộc sống vốn đã nghèo khó, ngày càng khó nghèo hơn. Và bên cạnh đó xuất hiện một tầng lớp tư bản đỏ các đại gia có tài sản nhiều nghìn tỷ đồng, như trường hợp của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của đồng chí Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) sở hữu số vồn trên 3.000 tỷ đồng.

Do đó: Tình trạng trên đã đẩy bà con dân oan, trong đó có không ít các gia đình các cựu chiến binh, thương binh, liệt sĩ, kể cả gia đình có công với cách mạng và gia đình các bà mẹ Việt nam Anh hùng tới bước đường cùng, chỉ còn nước phải chết. Vì mất đất đai, nhà cửa ruộng vườn là mất tất cả không còn đường sống. Cho dù các gia đình đã và đang theo đuổi khiếu kiện ròng rã nhiều năm trời xong đều vô vọng vì thái độ đùn đẩy thờ ơ của các câp chính quyền. Mà vụ phản kháng của gia đình cựu chiến binh Đoàn Văn Vươn là một bằng chứng sai trái không thể chối cãi.

Vì vậy: Theo tinh thần đoàn kết của chúng ta là sức mạnh, hãy noi gương của hàng trăm bà con nông dân là dân oan mất đất từ ba vùng: tỉnh Dak Nông, Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) trong mấy ngày vừa qua tại Hà nội. Với tinh thần “Mất đất thì còn khổ hơn cả chết. Sống là phải có đất cho nên chúng tôi quyết tâm đến cùng là đòi lại tư liệu sản xuất. Chúng tôi tuyên bố với chính quyền là nếu không giải quyết cho bà con thì chúng tôi sẽ ra TW tuyệt thực, tự thiêu…”

Chúng tôi kêu gọi toàn thể bà con dân oan trên toàn quốc, là nạn nhân của hành động bất công, bất chấp luật pháp vô cớ cướp mất đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của chúng ta để là giàu cho một nhóm nhỏ đại gia. Hãy cùng đồng lòng, đồng loạt xuống đường, phát huy tinh thần của ông Đoàn Văn Vươn để biểu thị sức mạnh của lực lượng dân oan chúng ta trên phạm vi toàn quốc một cách ôn hòa. Xin bà con đồng bào đừng quên, đũa một chiếc thì dễ bị bẻ gẫy, một bó đũa không có cách nào bẻ gãy được, đó là quy luật của muôn đời.

Cụ thể đồng thời tập trung tại ba thành phố lớn: Hà nội, Đà nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

1. Thời gian: 02 ngày – Bắt đầu từ 08h30 sáng thứ hai 26 đến chiều thứ ba 27 tháng 3 năm 2012

2. Địa điểm:

Tại Hà nội: Văn phòng Quốc hội ở số 35 Ngô Quyền, Hà Nội
Tại Đà nẵng: Văn Phòng Đại Diện Quốc Hội ở Miền Trung số 04 Trần Quý Cáp ,Quận Hải Châu,TP Đà Nẵng
Tại TP. Hồ Chí Minh: Trụ sở Tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh – số 35 đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
3. Khẩu hiệu, băng rôn yêu cầu bà con chuẩn bị không mang tính kích động và trong giới hạn pháp luật cho phép và tránh vi phạm pháp luật.

4. Đề nghị bà con dân oan chúng ta chuẩn bị đồ ăn, thức uống và chăn màn để biểu tình kéo trong 2 ngày 1 đêm nhằm gây áp lực buộc chính quyền phải giải quyết khiếu nại và sửa đổi Luật đất đai. Trường hợp đòi hỏi của bà con không được đáp ứng chúng ta sẽ tổ chức tụ họp biểu tình liên tục hàng tháng với thời gian dài hơn, trên diện rộng, nhiều lần buộc chính quền phải chấp nhận đòi hỏi của mỗi người chúng ta.

Chúng tôi kính nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và các cá nhân phát hành rộng rãi Lời kêu gọi Tổng Biểu tình này trên các trang mạng website, blogs và giúp đỡ chúng tôi photo copy Lời kêu gọi này gửi rộng rãi cho nhiều bà con dân oan biết để cùng tham gia.

Mong các cá nhân và tổ chức có thiện tâm hỗ trợ đố ăn, uống cho bà con Dân oan trong thời gian biểu tình để giảm bớt khó khăn cho bà con.

Xin trân trọng cảm ơn

Thay mặt tập thể các cựu chiến binh Đại đoàn Quân Tiên phong và Đại đoàn Đồng bằng

© VAOL

Theo: vanganh.info

Tại sao nông dân sợ hãi “mua tạm trữ”


2012-03-12

Nông dân và chuyên gia phản ứng tiêu cực đối với kế hoạch mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo vụ đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long. Chính sách mua gạo tạm trữ của Việt Nam từng gây nhiều tranh cãi, vậy ai là người hưởng lợi nhờ chính sách này.

AFP photo

Cảnh mua bán gạo ở một chợ nhỏ miền Trung Việt Nam

Được mùa rớt giá

Một tuần trước khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam khởi sự mua tạm trữ vào ngày 15/3, giá lúa đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm sâu. Ngành nông nghiệp ước tính sản lượng vụ đông xuân đồng bằng sông Cửu Long vào khoảng 11 triệu tấn lúa, hiện đang thu hoạch rộ cho đến tháng Tư. Nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi:  

"Hôm nay không có ghe mua… ít lắm, giá lúa tươi khoảng 4.300đ-4.400đ/kg lúa hạt dài, còn lúa 50404 khoảng 4.000đ/kg lúa tươi nhưng cũng không có người mua, giá quá rẻ nông dân đem về phơi chứ không bán lúa tươi nữa. Tôi thấy mua tạm trữ không có ích lợi gì cho nông dân, nói là khi lúa khô rớt dưới 5.000đ/kg thì mua tạm trữ …cách đây khoảng một tháng thì nói như vậy, một vài ngày tới đây sắp có mua tạm trữ nhưng mấy 'ổng' mua giá 5.000đ/kg lúa khô tức một kg lúa tươi khoảng 4.000đ, giá này quá 'bèo' không thể chấp nhận được."

Việt Nam xếp vị trí thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo, năm 2011 đã xuất khẩu  hơn 7 triệu tấn gạo trị giá 3,5 tỷ USD. Tuy vậy trong nhiều năm qua điệp khúc được mùa rớt giá thường xuyên xảy ra và mỗi lần như thế Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đều được cho vay vốn ưu đãi lãi suất để thực hiện mua tạm trữ gạo. Giá mua tạm trữ thường là giá được tính toán để nông dân có thể lãi 30%, nhưng đây là mức giá nông dân gọi là "giá bèo" vì với diện tích nông hộ dưới 1 héc-ta thì lãi 30% chẳng đủ vào đâu. Ngoài ra các doanh nghiệp thành viên VFA khi được giao mua tạm trữ thường mua cầm chừng, duy trì giá lúa gạo thấp. Sau khi nông dân đã bán hết lúa với giá thấp, doanh nghiệp dễ dàng kiếm lời với các hợp đồng xuất khẩu với giá cao hơn hẳn. 

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long nói với báo chí rằng, việc thực hiện mua tạm trữ thiếu sự giám sát, mà đây là trách nhiệm của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn.

Một vài ngày tới đây sắp có mua tạm trữ nhưng mấy 'ổng' mua giá 5.000đ/kg lúa khô tức một kg lúa tươi khoảng 4.000đ, giá này quá 'bèo' không thể chấp nhận được.

Một nông dân DBSCL

Theo chúng tôi tìm hiểu, tại Thái Lan và một số nước khác, khi giá xuất khẩu gạo không thuận lợi, chính phủ đứng ra thu mua lúa gạo với giá cao cho nông dân hoặc tạm ứng tiền cho nông dân để chờ giá tốt. Khi cần xuất khẩu chính phủ bán đấu giá gạo cho các doanh nghiệp. Với chính sách mua tạm trữ như thế người nông dân thực sự được hưởng lợi. 

Tại Việt Nam chính sách mua tạm trữ gạo là cần thiết để thị trường lưu thông, tuy nhiên các chuyên gia cho là việc thực hiện mua tạm trữ đã diễn ra theo phương thức hoàn toàn trái ngược. Chính phủ Việt Nam không đứng ra mua tạm trữ gạo mà giao cho các doanh nghiệp thực hiện. Các doanh nghiệp này được cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để mua tạm trữ, cụ thể là các doanh nghiệp thành viên VFA. Như vậy việc thực hiện tạm trữ vô hình chung đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì mua giá đã thấp lại được lãi suất ưu đãi, đến khi xuất khẩu giá cao doanh nghiệp không chia sẻ gì cho nông dân.

Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, ông Nguyễn Trí Ngọc Cục trưởng Cục Trồng trọt từ Hà Nội phát biểu:

"Cơ chế mua tạm trữ hiện nay do chính phủ qui định và thông qua các doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo bắt đầu từ 15/3. Cơ chế hoàn toàn do chính phủ quyết định. Mỗi nước có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và mỗi chính phủ có những quyết định khác nhau." 

Lợi nhuận vào tay ai

000_Hkg1255097-250.jpg
Một cửa hàng bán gạo ở TPHCM, ảnh minh họa. AFP
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi hỏi chuyện, đã có nhiều kinh nghiệm đắng cay về những vụ lúa được mùa mất giá và doanh nghiệp thành viên VFA thực hiện mua tạm trữ, bức xúc phát biểu:

"Tôi kiến nghị chính phủ thay đổi cách mua tạm trữ, tạm trữ như thế nào, ai là người đứng ra mua tạm trữ, triển khai như thế nào để chính phủ trực tiếp mua của nông dân thì nông dân mới có lợi. Năm nào cũng có mua tạm trữ với giá quá rẻ bằng như khỏi cần tạm trữ nữa. Cũng có nhiều cách làm như chính phủ bỏ ngân sách ra mua trữ với giá cao để giúp cho ngừơi nông dân nghèo đỡ khổ. 

Người nông dân sau khi thu hoạch chở lúa ra, mỗi xã huyện có một vài điểm mua lúa nông dân chở ra đó bán, chuyện này cũng dễ thôi nhưng chính phủ không làm được chuyện này. Nhiều người đổ lỗi thương lái ép giá nông dân nhưng thực ra doanh nghiệp mua gạo rẻ thì thương lái mua lúa rẻ, nếu chính phủ đứng ra trực tiếp với nông dân thì ông thương lái chỉ là người làm thuê chở thuê cho ông chính phủ thôi. Chính phủ lập nhiều điểm mua lúa cho dân thì ông thương lái sẽ chở lúa từ nông dân ra điểm tập trung." 

Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc biện giải rằng việc mua lúa tạm trữ ở Việt Nam là một chủ trương đúng và theo ông nông dân có được hưởng lợi từ chính sách này. Ông Nguyễn Trí Ngọc phát biểu:

Tôi kiến nghị chính phủ thay đổi cách mua tạm trữ, tạm trữ như thế nào, ai là người đứng ra mua tạm trữ, triển khai như thế nào để chính phủ trực tiếp mua của nông dân thì nông dân mới có lợi. 

Một nông dân DBSCL

"Tôi thấy chính sách này người nông dân vẫn có lợi, vì doanh nghiệp thu mua thóc đúng vào dịp thu hoạch rộ của vụ đông xuân thì sẽ đẩy giá thóc bình quân tăng cao. Vì vậy người nông dân có cơ hội bán được giá cao mà với giá thành sản xuất vụ đông xuân năm nay thì ít nhất họ cũng có lợi nhuận 30% so với giá thành sản xuất. Còn những bất hợp lý trong quá trình triển khai thực hiện cũng như cơ chế thì chắc chắn sẽ được các bộ ngành như Bộ NN-PTNT Bộ Công thương sẽ có những kiến nghị và đề xuất với chính phủ." 

Theo nhiều chuyên gia, lúa gạo rõ ràng là một vũ khí chính trị, nếu bên Thái Lan nông dân được quan tâm đặc biệt là vì chính phủ cần tới lá phiếu trong các cuộc bầu cử. 

Còn ở Việt Nam, lợi nhuận cao cho nông dân có thể chỉ là chủ đề để bàn cãi trên các diễn đàn. Mục tiêu của chính phủ là an ninh lương thực, giữ ổn định tiêu dùng nội địa để chống lạm phát. Chính phủ đề cao kim ngạch xuất khẩu gạo 3,5 tỷ USD năm 2011, nhưng phần lợi nhuận lớn nhất vào tay ai, doanh nghiệp hay nông dân thì các chuyên gia nói là miễn bàn.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.