THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 March 2012

Chế độ thối nát


Người Buôn Gió - Một tên vô lại được nhận làm con nuôi cho một cụ to, thế là lợi dụng chuyện đó hắn nhận tiền và bán chức cho nhiều tên khác. Tất nhiên là nhờ cụ to ngầm giúp đỡ, việc mua bán của hắn trót lọt. Thế rồi hắn bị phe cánh khác trong chính phủ chơi lại, bố nuôi hắn không dám chường mặt ra đỡ.

Hắn bị nhốt vào Hỏa Lò.

Người ta đoán hắn sẽ bị kết án tới 20 năm vì vụ án này xâm phạm nghiêm trọng đến uy tín chính phủ.

Vợ hắn bên ngoài đến gặp cụ Tổng, dâng cho cụ Tổng mấy va li tiền, cụ Tổng đòi đi Hạ Long hầu hạ cụ một tuần.

Sau đó bỗng nhiên bọn báo chí Hà Nội đều đưa tin đại loại vụ mua bán chức tước chỉ là tin đồn ác ý của kẻ bất lương, bị cáo bị cơ quan an ninh bắt giữ, xét thấy không có bằng chứng nên tha bổng, nhân dân phải tuyệt đối thận trọng, không nghe tin đồn nhảm.

Tên vô lại trở về, hàng ngày cùng vợ cưỡi ô tô lượn quanh hồ Hoàn Kiếm rồi vào cửa hiệu sắm đồ.

Một số quan chức trong chính phủ nói rằng không có chuyện chạy chọt gì, mà vì lúc họp cụ Tổng có ý kiến rằng nếu đem vụ này ra xử thì mất uy tín của chính phủ, thứ hai nếu thành phong trào truy xét bằng thật, bằng giả thì sợ loạn mất,vì quan lại trong bộ máy có mấy ai mà không dùng tiền mua bằng. Thứ ba là bọn xấu sẽ lợi dụng cơ hội chống phá....

___________________

Câu chuyện trên là do những chiến sĩ cách mạng kể lại trong hồi ký của mình thời thực dân, qua câu chuyện này cho thấy sự thối nát của chính quyền lúc ấy. Và những việc làm của các chiến sĩ cách mạng nhằm lật cẳng chế độ thối nát đó hoàn toàn là chính nghĩa. Mặc dù bọn quan lại trong chế độ này ra sức bao che cho nhau, báo chí của chúng nhằm phục vụ cho chúng. Thế nhưng cuối cùng thì chúng vẫn bị các chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ đã quét sạch bọn thối nát. Lập nên một chế độ tuyệt vời trong sạch như ngày nay, một chế độ mới không có cảnh mua quan, bán chức, không có bằng cấp giả, không có bọn báo chí ùa theo kẻ mạnh để bưng bít sự thật nhằm bảo vệ một chế độ đang thối nát, không có cảnh chạy án....

Sách xuất bản năm 1981 do nhà xuất bản Tác Phẩm Mới, nhan đề Những mẩu chuyện trong tù do tác giả Nguyễn Tạo ghi chép lại từ những lời kể của các chiến sĩ cách mạng.



Khổ quá chú phỉnh ơi!


Hoàng Nguyễn (Danlambao) Các bác cứ lấy giá thế giới ra để mà so sánh rồi đẩy giá cả ở Việt Nam cũng tăng cho bằng anh, bằng em với các nước trên thế giới, vậy không biết khi nghĩ đến đồng lương của người dân Việt Nam hiện nay, các bác có bao giờ mang ra so sánh với thế giới không nhỉ? Và có suy nghĩ làm thế nào để cải thiện đồng lương, cải thiện đời sống cho dân mình sánh vai với các cường quốc Năm châu không nhỉ? Thực sự đã có bác lãnh đạo nào làm việc đúng với trách nhiệm và cái tâm của mình để dân mình bớt khổ, nước mình ngày càng giàu mạnh chưa? Hay ai nấy đều chỉ lo vơ vét cho riêng mình?...

*

Mới chỉ gần 3 tháng đầu năm mà người dân Việt Nam phải liên tục đối mặt với cơn bão giá. Nếu như năm 2010 và 2011 "mở hàng" cho cơn bão giá là giá điện thì năm nay là giá gas – một mặt hàng thiết yếu với người tiêu dùng. Tính từ đầu năm 2012, giá gas liên tục tăng 4 lần với tổng mức tăng 126.000 đồng/bình 12kg (tăng khoảng 36%). Vì giá gas tăng quá cao, vượt sức chịu đựng của người tiêu dùng, nhiều gia đình đã chuyển sang dùng củi, than, bếp từ, bếp diện… Tuy nhiên giá than cũng bắt đầu tăng theo. Giá gas tăng kéo theo hàng loạt mặt hàng tiêu dùng khác cũng tăng từ 5-10%. 

Người dân vẫn còn chưa hết bàng hoàng với cú sốc tăng giá thì nay lại thêm "choáng" vì giá xăng tăng khoảng 10%. Sau khi giá xăng tăng, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác: đường, sữa, bánh kẹo, dầu ăn, mắm, muối,… cho đến các mặt hàng thực phẩm tươi sống cũng bắt đầu đợt tăng giá mới. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các nhóm hàng dịch vụ ăn uống vẫn đang ở mức cao. 

Tình trạng bão giá hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Đứng trước cơn bão giá, cuộc sống của những người có thu nhập thấp vốn dĩ đã không mấy dễ dàng, nay lại càng khó khăn hơn. Thiết nghĩ những người lao động bình dân lương mỗi tháng khoảng 2-3 triệu đồng mà phải trả tiền nhà, điện nước, đi lại, ăn uống... thực sự không dễ dàng chút nào! Người dân thực sự đang loạng choạng trước túi tiền eo hẹp, không biết phải chi tiêu ra sao khi mà làn sóng tăng giá vẫn đang tiếp tục dồn dập. Đó là chưa kể: từ đầu năm 2012, tập đoàn EVN cũng bắt đầu đề nghị tăng giá điện; khoảng 400 dịch vụ y tế cũng sẽ cùng tăng giá vào tháng 4 và từ tháng 6 cũng sẽ bắt đầu thu phí ôtô, xe máy,… Mọi khó khăn cứ thế mà đổ lên đầu người dân! 

Các bác nhà mình trả lời cho sự tăng giá gas và xăng dầu kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác cũng tăng theo là vì giá cả thế giới tăng cao. Như Singapore năm 2011, giá xăng dầu của họ cũng tăng chóng mặt nhưng lạm phát chỉ trên 3% trong khi lạm phát ở Việt Nam lên đến hơn 18%. 

Năm nào Chính phủ cũng hứa hẹn sẽ kiềm chế lạm phát ở mức dưới 10%, thế nhưng lạm phát mỗi năm một tăng. Cụ thể: năm 2010 con số lạm phát là 11,5%, đến năm 2011 lạm phát tăng hơn 18% và năm nay với 3 tháng đầu năm mà giá cả đã tăng ồ ạt thế này thì có nguy cơ đầy hứa hẹn sẽ tái hiện trở lại kịch bản lạm phát của năm 2011. 

Các bác cứ lấy giá thế giới ra để mà so sánh rồi đẩy giá cả ở Việt Nam cũng tăng cho bằng anh, bằng em với các nước trên thế giới, vậy không biết khi nghĩ đến đồng lương của người dân Việt Nam hiện nay, các bác có bao giờ mang ra so sánh với thế giới không nhỉ? Và có suy nghĩ làm thế nào để cải thiện đồng lương, cải thiện đời sống cho dân mình sánh vai với các cường quốc Năm châu không nhỉ? Thực sự đã có bác lãnh đạo nào làm việc đúng với trách nhiệm và cái tâm của mình để dân mình bớt khổ, nước mình ngày càng giàu mạnh chưa? Hay ai nấy đều chỉ lo vơ vét cho riêng mình?



Đồng Nai là “điểm nóng” về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi


Mưa lớn làm tốc mái gần cả trăm căn nhà ở Q.2

(TNO) Vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 15.3, một số nhà dân tại khu vực đường Lê Văn Thịnh, P.Bình Trưng Đông, Q.2 bị tốc mái hàng loạt do mưa to và gió lớn.

Tôn bị gió cuốn bay ra đường - Ảnh: Hồng Vân 
Hậu quả là không ít nhà bị cuốn hết phần mái tôn. Và những mảng tôn lớn bị cuốn ra giữa đường, gây tắc nghẽn giao thông. Đó là chưa kể phần tôn vướng vắt vẻo trên dây điện, gây nguy hiểm cho người dân và người đi đường.
Theo thông tin từ UBND Q.2, nặng nhất là P.Bình Trưng Đông với hơn 70 căn nhà bị tốc mái, P.Cát Lái có khoảng 15 căn nhà bị tốc mái, P.An Phú 7 căn, P.Thạnh Mỹ Lợi 5 căn.
Giông gió lớn cũng làm nhiều cây xanh trong khu vực gãy đổ.
Đặc biệt, Trường mầm non Thạnh Mỹ Lợi (P.Thạnh Mỹ Lợi) bị tốc mái 2 lớp học, gió cuốn bay biển hiệu trường và nhiều cây cối gãy đổ. Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (P.Bình Trưng Đông) cũng bị mưa, giông giật tốc mái nhiều lớp học.
Tôn bay mắc vào dây điện rất nguy hiểm - Ảnh: Hồng Vân
Bà Trần Thị Hồng Nguyệt, Chánh văn phòng UBND Q.2, cho biết: Nhiều căn nhà bị tốc mái khoảng 10% do tôn, ngói cũ, không chịu được mưa, giông lớn. Rất may là không có thương vong về người. UBND các phường đã điều động công an, lực lượng quân sự phường và điện lực đến dọn dẹp cảnh quang, hiện trường khu vực bị thiệt hại do mưa gió gây ra.
Đồng thời, Công ty Dịch vụ Công ích Q.2 đã điều nhiều xe cẩu và huy động hơn 80 công nhân đi cưa và dọn lại cây gãy đổ.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Lan, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, không chỉ tại TP.HCM mà nhiều tỉnh tây Nam bộ cũng có mưa lớn trong chiều nay. Cơn mưa trên do rãnh thấp xích đạo hội tụ mây mưa hoạt động trên biển gây ra. Kèm theo mưa lớn chiều nay còn có giông và lốc xoáy.
Do rãnh thấp xích đạo vẫn đang hoạt động tại phía nam (vùng biển nam Hoàng Sa) nên sẽ còn gây mưa tại Nam bộ trong 1-2 ngày tới. Mưa chủ yếu xảy ra vào buổi chiều tối.
Thụy Miên - Nguyên Mi



Người nuôi heo điêu đứng


>Nhiều nơi dùng chất độc tạo nạc
>Xem xét xử lý 2 cửa hàng bán thuốc "lợn siêu nạc"

TP - Tại Hà Nội, trước thông tin hàng tấn hóa chất tạo nạc vừa bị thu giữ, nhiều quầy thịt vắng bóng khách hàng. Còn tại TPHCM, giá thịt heo đang rớt giá mạnh, khiến người nuôi heo điêu đứng.

Thịt  lợn siêu nạc đang là nổi ám ảnh nhiều người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này
Thịt lợn siêu nạc đang là nổi ám ảnh nhiều người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này. Ảnh: Hồng Vĩnh

Trao đổi với PV Tiền Phong chiều qua 14-3, ông Nguyễn Xuân Dương, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục đã có công văn hỏa tốc gửi các địa phương tiến hành lấy mẫu thịt ở chợ xét nghiệm, kiểm soát chặt từ khâu sản xuất kinh doanh đến giết mổ và kết quả sẽ có trong một tuần nữa. Theo ông Dương việc dùng chất cấm để tạo nạc cho heo không chỉ vi phạm về pháp luật mà còn là vấn đề đạo đức trong kinh doanh. "Thông tin heo siêu nạc đã làm cho người chăn nuôi điêu đứng. Nếu người tiêu dùng quay lưng với thịt heo, 7 triệu người chăn nuôi hiện nay sẽ ra sao" - ông Dương đặt câu hỏi. Ông Dương cho biết thêm nếu người dân quay lưng với thịt heo trong nước, không chỉ người chăn nuôi gặp khó vì giá thành giảm mà còn tạo cơ hội cho nguồn thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam khi đó sẽ khó kiểm soát hơn.

Trước thông tin heo ăn chất cấm, độc hại hôm qua 14-3, trao đổi với Tiền Phong ông Phạm Đức Bình, giám đốc Cty TNHH chăn nuôi Thanh Bình ở Đồng Nai cho biết, nếu như không ngăn chặn kịp thời tình trạng heo rớt giá diễn ra trầm trọng hơn. Trong trại có hơn 8.000 con heo, nhưng theo ông Bình từ giá heo bán ra 53.000 đồng/kg, hơn một tuần nay đã rớt xuống còn 42.000 đồng/kg. "Hậu quả của sự giảm suất này là do những người kinh doanh vô đạo đức"- ông Bình nói. Theo ông Bình việc làm ăn bằng cách dùng chất cấm để tạo nạc, thúc heo tăng trọng này là một bất công cho những người nuôi heo chân chính.

Còn ông Lê Văn Mẽ, Giám đốc Cty chăn nuôi Phú Sơn ở Đồng Nai cho biết, giá heo hơi mà trại này hiện bán ra đã giảm 7 triệu đồng/tấn sau khi báo chí thông tin phát hiện heo ăn chất cấm. Với một trại heo hơn 30.000 con, ông Mễ cho biết sẽ gặp khó khăn nếu người tiêu dùng tẩy chay thực phẩm này. Ông Mẽ cho rằng cần cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ để làm trong sạch môi trường chăn nuôi, bảo vệ người tiêu dùng.

Người Hà Nội dè chừng thịt lợn

Hôm qua, 14-3, phóng viên dạo qua các khu chợ lớn tại Hà Nội như: chợ Hôm (Hai Bà Trưng), chợ Ngọc Lâm (Long Biên), chợ Thành Công (Đống Đa)… thấy lượng khách mua thịt lợn giảm hẳn. Chị Thủy, một tiểu thương bán thịt tại chợ Thành Công cho biết, từ đầu tháng tới nay thịt lợn bán chậm hẳn. Trước đây bình quân mỗi ngày bán được 150 kg, nay chỉ bán được 100 kg, ngày nào cũng còn hàng tồn.

Theo quan sát của PV, tại chợ Hôm tình trạng thịt ế ẩm cũng tương tự. Chị Mai, bán thịt tại chợ Hôm nói: "Từ khi có thông tin lợn dùng thuốc tạo nạc trong miền Nam, mọi người mua thịt ít hẳn đi, chúng tôi cũng không dám lấy hàng nhiều như mọi khi".

Quầy bán thịt tại chợ Hôm lác đác người mua 	Ảnh: H.N
Quầy bán thịt tại chợ Hôm lác đác người mua Ảnh: H.N.

Bà Nguyễn Thị Bằng, đang mua sắm tại chợ Hôm, cho biết: "Gia đình tôi vẫn ăn thịt lợn, nhưng thưa hơn. Trước đây ngày nào cũng ăn, giờ 3, 4 ngày ăn một lần. Thay cho thịt lợn, gia đình tôi chuyển sang ăn cá và tôm nhiều hơn. Sức khỏe là trên hết, hạn chế được phần nào tốt phần đó".

Khảo sát của PV tại các chợ cho thấy, các mặt hàng như: cá, tôm, gà, thịt bò… bán chạy hơn so với thịt lợn.

Ôm bệnh với heo siêu nạc

Đại diện Cục chăn nuôi cho biết, việc dùng chất Salbutamol trong chăn nuôi đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm sử dụng từ lâu nhưng thực tế chất này lại sử dụng trong lĩnh vực y tế nên phải có sự phối hợp với bộ này trong thời gian tới mới dẹp được. Ông Dương kiến nghị ngành y tế nên kiểm soát chặt loại thuốc này, tránh tình trạng người chăn nuôi mua một cách dễ dàng, thậm chí với số lượng cực lớn nhưng không xử lý hình sự được. PGS- DS Trương Văn Tuấn, phó chủ tịch Hội dược học TPHCM cho biết, salbutamol được dùng khá phổ biến trong điều trị hen, là thuốc kích thích chọn lọc các thụ thể beta - 2 ở cơ trơn phế quản... nên làm giãn phế quản. Tuy nhiên, theo ông đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của loại này lên heo. Nhưng theo dược sĩ Tuấn nếu như dùng lâu dài chất này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trao đổi với Tiền Phong hôm qua 14-3, bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN, cho biết: "Nếu ăn thịt heo có chất tạo nạc thường xuyên dễ dẫn đến nguy cơ bệnh tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa". Theo bác sĩ Ký với những tác hại cho sức khỏe nên từ nhiều năm trước Mỹ và các nước châu Âu đã cấm dùng chất trong nhóm betaagonist cho chăn nuôi, trong đó có hai chất clenbuterol và salbutamol. Tuy nhiên ở nước ta do vấn đề mua bán các chất này dễ dàng nên các thương lái vẫn mua được thuốc với số lượng lớn.

Chưa phát hiện heo siêu nạc ở TPHCM

Hôm qua 14-3, bà Trương Thị Kim Châu, chi cục phó Chi cục thú y TPHCM cho biết, qua kiểm tra các điểm mua bán chất cấm nhóm B Agonist như chất Salbutamol, Clenbutarol, Ractopamin tạo nạc cho heo, Chi cục thú y TPHCM chưa phát hiện có chất này. Tuy nhiên hiện mỗi ngày TPHCM tiêu thụ khoảng 1.000 tấn sản phẩm động vật, trong đó gồm khoảng 8.000 - 9.000 con heo, hơn 80% nguồn cung cấp là từ các nhà chăn nuôi của các tỉnh, do vậy việc kiểm soát đang gặp khó khăn.

Ngọc Lâm - Hoàng Nhung

Thịt siêu nạc thực chất là thịt nạc giả


>Nhiều nơi dùng chất độc tạo nạc
>Xem xét xử lý 2 cửa hàng bán thuốc "lợn siêu nạc"

TP - Phần thịt siêu nạc thực chất là thịt giả nạc gây tác hại lâu dài cho người, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận như gan, não, nhất là với trẻ em và phụ nữ, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội.

Các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Đây là nhóm chất độc hại đã bị Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấm sử dụng nhiều năm nay. Các chất này tồn dư trong thịt lợn.

Dùng hóa chất này sẽ giúp trữ nước trong cơ thể heo làm cho heo tăng trọng nhanh lại hạn chế được nguồn thức ăn khác nên tiết kiệm chi phí. Mặc khác heo siêu nạc có giá cao trên thị trường.

Phần thịt siêu nạc thực chất là thịt giả nạc. Khi chất tạo nạc đi vào cơ thể lợn sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên khiến phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc. Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng một đến hai tháng, ít hơn thì có thể nửa tháng, tùy tỷ lệ. Tuy nhiên ngay sau khi sử dụng loại hóa chất này thì muộn nhất là khoảng nửa tháng, người chăn nuôi bằng mọi cách sẽ phải bán lợn vì nếu không lợn sẽ bị thoái hóa, có thể chết.

Thịt lợn sử dụng chất tạo nạc có lớp mỡ mỏng (dưới 1 cm), da căng, mỏng, màu đỏ đậm như màu thịt bò. Đặc biệt xem chỗ liên kết giữa phần mỡ và phần nạc, nếu thấy tách rời thì đó có khả năng là thịt sử dụng chất tạo nạc, theo TS Thịnh.


Nguyễn Hoài

Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ


(Dân trí) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký quyết định ban hành Nghị định Quỹ bảo trì đường bộ. Tuy chưa có phương án cụ thể về mức thu, cách thức thu, nhưng Nghị định này nêu rõ ô tô và xe máy bắt đầu phải nộp phí bảo trì từ ngày 1/6/2012.

Theo đó, Quỹ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: ô tô, máy kéo, xe sơ-mi rơ-mooc được kéo bởi ô tô, rơ-mooc, xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy.
 
Từ 1/6, các phương tiện cơ giới sử dụng đường bộ sẽ phải nộp phí bảo trì

Ngoài ra, Quỹ này cũng sẽ được Ngân sách Nhà nước cấp bổ sung hàng năm, ngân sách Trung ương cấp cho Quỹ bảo trì Trung ương, ngân sách tỉnh/thành phố cấp cho Quỹ địa phương; các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định, phí sử dụng đường bộ thu được đối với mô tô, xe máy địa phương nào sẽ bổ sung vào quỹ của địa phương đó; phí thu được đối với ô tô phân chia cho Quỹ Trung ương 65%, Quỹ địa phương là 35%.

Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý thu, sử dụng và tổ chức công tác quyết toán Quỹ Trung ương theo quy định; chủ trì xem xét đề xuất của Hội đồng quản lý Quỹ về điều chỉnh các quy định liên quan đến nguồn thu của quỹ và việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của quỹ này.

Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn ngân sách Trung ương cấp cho Quỹ Trung ương; phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải kiểm tra việc quản lý thu, sử dụng quỹ theo quy định; hướng dẫn chế độ quản lý thu phí sử dụng đường bộ, ban hành mức thu phí sử dụng đường bộ hàng năm trên đầu phương tiện đối với xe ô tô và khung mức thu phí hàng năm đối với xe máy.

UBND tỉnh cũng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan để tiến hành thu, quản lý và sử dụng của Quỹ địa phương.

Trước đó, vấn đề thu phí sử dụng đường bộ và lập Quỹ bảo trì đường bộ đã được bàn bạc rất nhiều trong năm 2011, Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ ngành liên quan đã có những thống nhất về phương án và cách thức thu. Trong đó, thống nhất thu trực tiếp qua đầu phương tiện cơ giới, bao gồm: ô tô, mô tô và xe máy. Hình thức thực hiện là thu hàng tháng và chia theo nhóm phương tiện. Mức thu phụ thuộc vào trọng tải và loại phương tiện sử dụng đường bộ.

Mức thu với ô tô được chia làm 7 nhóm, trong đó thấp nhất là 180.000 đồng/tháng và cao nhất 1.440.000 đồng/tháng; Mức thu đối với mô tô và xe máy được chia làm 4 nhóm: thấp nhất là 80.000 đồng/năm, cao nhất 150.000 đồng/năm.

Về cách thức thu phí, cơ quan thuế sẽ phát hành hóa đơn thu phí, trung tâm đăng kiểm cơ giới đường bộ tại các địa phương sẽ thực hiện công tác thu phí. Theo đó, chủ phương tiện có thể các trung tâm đăng kiểm này đến mua vé theo tháng, 3 tháng hay nửa năm…

Tuy nhiên, mức phí các phương tiện sử dụng đường bộ phải nộp và cách thức thu này sau đó đã được sửa đổi lại cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Được biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã có dự thảo mới về mức thu và cách thức thu mới nhưng chưa được công bố.

Như vậy, theo như văn bản quy định Chính phủ vừa ban hành thì Nghị định Quỹ bảo trì sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/6, tức là chỉ còn hơn 2 tháng nữa các phương tiện là ô tô xe máy sử dụng đường bộ sẽ phải nộp phí bảo trì.

Từ chiều qua 14/3, PV Dân trí đã nhiều lần liên hệ với lãnh đạo và các vụ, ngành có liên quan đến Đề án Quỹ bảo trì của Bộ Giao thông Vận tải để tìm hiểu thông tin về mức thu và cách thức thu trong dự thảo mới, nhưng đều không nhận được kết quả nào. Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, Bộ này cũng chưa nhận được văn bản dự thảo mới Bộ Giao thông Vận tải chuyển sang.

Quỳnh Anh

Thu phí bảo trì đường bộ: “Sự công bằng chỉ là tương đối!”


(Dân trí) - "Các phương tiện kinh doanh sẽ hoạt động hết công suất và sử dụng đường nhiều, còn phương tiện phục vụ gia đình thì sử dụng ít hơn, nhưng cũng phải chấp nhận cùng một mức phí vì sự nghiệp bảo trì đường bộ và sự công bằng chỉ là tương đối".
 >> Từ 1/6, chủ ô tô và xe máy phải nộp phí bảo trì đường bộ

Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Việt Nam trao đổi với báo chí về Đề án Qũy bảo trì đường bộ và chủ trương thu phí trong thời gian tới.

Xe đi ít cũng phải nộp phí đi nhiều

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và sự thống nhất của các Bộ ngành liên quan, Nghị định Qũy bảo trì đường bộ quy định về việc lập, quản lý và sử dụng Qũy bảo trì đường bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Trong đó, quy định phí bảo trì đường bộ được thu hàng năm trên đầu phương tiện giao thông cơ giới là ô tô và xe máy sẽ bắt đầu được thực thi từ ngày 1/6 tới đây.
 

Xe đi ít hay nhiều cũng phải chấp nhận nộp phí vì sự nghiệp bảo trì đường bộ

Đề án Qũy bảo trì đường bộ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của người sử dụng phương tiện. Một thông tin có thể nói là khá chắc chắn rằng Đề án đã có sự sửa đổi về phương án thu và mức thu đã thống nhất trước đây cho phù hợp hơn, nhưng khi chỉ còn hơn 2 tháng nước chủ ô tô và xe máy sẽ phải nộp phí cho việc bảo trì đường bộ thì thông tin mức thu, cách thức thu như thế nào lại chưa được công bố.

Trao đổi với báo giới, ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, hiện nay Chính phủ mới ký ban hành Nghị định, Bộ GTVT cũng chưa tổ chức họp để có ý kiến chỉ đạo những nội dung cụ thể. Những công việc cần thực hiện là xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ GTVT với Bộ Tài chính, hình thành cơ quan quản lý Quỹ, và việc triển khai trong toàn quốc. Thời gian cụ thể lúc nào thu, hình thức thu, mức thu… sẽ có những bước tiếp theo.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Bộ Tài chính để hoàn thiện Thông tư liên tịch hai Bộ để hoàn thành mức thu phí đối với phương tiện cho Quỹ bảo trì đường bộ với với phương tiện. Trong Đề án cũng đã nêu rõ, với ô tô sẽ thu qua các lần kiểm định định kỳ (đăng kiểm - PV), còn với mô tô, xe máy giao cho chính quyền địa phương tổ chức thu để phục vụ trực tiếp quản lý bảo trì đường địa phương", ông Quyền cho hay.

Với phương án được lựa chọn là thu phí qua đầu phương tiện theo Nghị định đã ban hành, nhiều ý kiến cho rằng, sẽ là không công bằng khi xe đi ít vẫn phải đóng nhiều, mà xe đi nhiều như taxi, xe khách lại cũng đóng cùng một mức như xe gia đình… Tuy nhiên ông Quyền lập luận: "Phương thức nào cũng có những tồn tại nhất định của nó và đúng là thu theo đầu phương tiện thì không phản ánh đúng việc người sử dụng phương tiện nhiềuTheo quản lý ngành chúng tôi biết các phương tiện kinh doanh sẽ hoạt động hết công suất và sử dụng đường nhiều, còn phương tiện phục vụ gia đình thì sử dụng ít hơn, nhưng cũng phải chấp nhận điều đó vì sự nghiệp bảo trì đường bộ, sự công bằng chỉ là đối, có sân siu giữa người này, người kia và đóng góp chung cho sự nghiệp bảo trì đường bộ".
 
"Quỹ bảo trì sẽ thực hiện công khai, minh bạch và được người dân giám sát"

Trên thực tế, Quỹ bảo trì đường bộ được Chính phủ cho phép thành lập đúng lúc một số loại phí khác đang, đã, và sắp được thu, hoặc đang được đề xuất như: phí môi trường, phí lưu hành phương tiện cá nhân, phí ô tô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm… Nhiều ý kiến đã lo ngại về tình trạng "phí chồng phí" khi một ô tô có thể sẽ phải đóng tới 60 - 70 triệu tiền đồng phí các loại/năm.

"Các lĩnh vực khác, mỗi một dịch vụ đưa ra đều có loại phí. Hiện nay, tôi được biết phí bảo trì đường bộ là phí chuyên cho sử dụng dịch vụ đường bộ Chính phủ mới ban hành. Còn các các phí khác thì thuộc lĩnh vực khác tôi chưa có nghiên cứu sâu về những loại phí đó" - ông Quyền cho hay.

Qũy bảo trì sẽ công khai, minh bạch?

Thu phí qua đầu phương tiện đối với xe máy được cho là sẽ rất rắc rối khi không kiểm soát được lượng xe di chuyển từ tỉnh này đi tỉnh khác, đăng ký một nơi nhưng lại sử dụng một nơi, nhưng Vị Tổng Cục phó này nêu quan điểm: "Về cơ bản với mô tô, xe máy người dân chủ yếu đi trong địa bàn địa phương. Tuy nhiên, cũng có thể có đi sang các tỉnh lân cận, nhưng chúng ta cũng phải xác định xe tỉnh này đi sang tỉnh kia thì xe tỉnh khác cũng có một phần sang tỉnh này. Thứ nữa, cái gì cũng chỉ mang tính tương đối, nếu chi li quá cũng không quản lý được. Bộ GTVT đã nghiên cứu nhiều, nhưng chưa tìm được phương án nào tối ưu hơn. Việc thu phí để xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa phương cũng là trách nhiệm của chính quyền các cấp".

Cũng theo ông Quyền, hiện Đề án về đổi mới công tác bảo trì đường bộ trong phạm vi cả nước đang được xây dựng theo hướng sẽ tổ chức việc đặt hàng, đấu thầu công khai về công tác này đối với các doanh nghiệp, kể cả tư nhân và cổ phần. Qũy bảo trì sẽ được thực hiện công khai, minh bạch việc kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán, sẽ thực hiện cơ chế thị trường có sự giám sát và quản lý của xã hội, người dân một cách minh bạch.

Về các trạm thu phí trên các quốc lộ đang thực hiện thì Nghị định Chính phủ ban hành đã đưa ra lộ trình để xem xét. Theo đó, các trạm thu phí nộp ngân sách nhà nước sẽ có lộ trình để giải tán, riêng các trạm thu phí công trình BOT vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Bộ GTVT được giao trách nhiệm chỉ đạo để thực hiện những nội dung này.

Quỳnh Anh