THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 April 2012

VIDEO - Những nạn nhân của vụ lừa tại viện mắt Hà nội



Công Bằng Pháp Luật - Bỏ tiền lớn chữa mắt, vẫn bị bác sĩ tráo thủy tinh thể 
Để có tiền thay nhân Thủy tinh thể tại Bệnh Viện Mắt Hà Nội, không ít gia đình đã phải "thắt lưng buộc bụng" để phẫu thuật. Tuy nhiên số tiền mà họ bỏ ra để mua nhân mắt chất lượng cao lại bị chính những y bác sỹ đánh tráo bằng nhân thủy tinh thể khác

Công Bằng Pháp Luật

Tin mới nhất phiên tòa xét xử thành viên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do


Phiên tòa xét xử các thành viên CLBNBTD không diễn ra ngày 17.4 

Phạm Viết Bằng (danlambao) - Như tin ban đầu đưa ra là phiên tòa xét xử 3 thành viên CLBNBTD: Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần (Blogger Sự Thật &; Công Lý) và Phan Thanh Hải (Blogger AnhbaSG) sẽ diễn ra vào ngày 17.4.2012 

Nhưng tin tức mới nhất mà DLB có được là phiên tòa không diễn ra vào ngày 17.4.2012 như dự định ban đầu của phía an ninh Việt Nam thông báo cho một vài cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Sài Gòn 

Một luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo dự đoán phiên tòa sẽ đưa ra xét xử trước ngày 30.4.2012 nhưng một cán bộ tham mưu tòa án thành phố cho DLB hay là phiên tòa có thể "sẽ diễn ra sau ngày 1.5" (!?)

Hiện một số luật sư đã có bản cáo trạng của Viện kiểm sát. nhưng một số luật sư bào chữa cho các thành viên CLBNBTD cho biết là họ chưa nhận được bản cáo trạng.

Dự đoán cho kết quả bào chữa sắp tới thì các luật sư cho hay khả năng thành công của họ gần như 0% nhưng họ vẫn làm hết trách nhiệm của vai trò người luật sư. Vì các bị cáo không chịu nhận tội và bác bỏ cáo trạng đây là điều kiện quan trọng nhất xem xét các tình tiết giảm nhẹ.

Cán bộ tham mưu của tòa án cũng nhận định các bị cáo này rất "cứng đầu và ngoan cố" nên không có chuyện giảm án hay thay đổi tội danh cho họ được.

Cho đến thời điểm hiện nay thì có 4 luật sư tham gia bào chữa cho các thành viên của CLBNBTD. 

Bào chữa cho ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) có 2 luật sư là LS Hà Huy Sơn và LS Nguyễn Quốc Đạt.

Bào chữa cho bà Tạ Phong Tần (blogger Sự thật &; Công lý) là LS Nguyễn Thanh Lương là bạn học của blogger này. 

Bào chữa cho ông Phan Thanh Hải (blogger AnhbaSG) là luật sư Đoàn Thái Duyên Hảithuộc đoàn luật sư thành phố. 

Các nghiệp đoàn luật sư ở Châu Á, Liên minh Âu Châu, Bắc Mỹ và Úc Châu hiện đang theo dõi các luật sư trong nước có bị áp lực hay đe dọa nào từ phía an ninh Việt Nam khi họ chịu đứng ra bào chữa cho các bị cáo được cho là mang màu sắc chính trị và tự do báo chí này. 

Tin từ Liên đoàn luật sư Á Châu cho hay là luật sư Huỳnh Văn Đông (Đoàn luật sư Daklak) bị tước thẻ hành nghề và bị theo dõi gắt gao vì tham gia bào chữa cho các bị cáo trong phiên tòa chính trị. Hiện Ls Huỳnh Văn Đông bị hạn chế đi lại cũng như giao tiếp. Lần này giới luật sư và truyền thông quốc tế theo dõi sát số phận của các nhà báo tự do cũng như các luật sư bào chữa cho họ. 

Các bản tin trên báo chí Việt Nam như Thanh Niên và Người Lao Động thì đưa tin dè dặt nhưng độc giả trong nước vẫn thấy ẩn ý ngầm của các nhà báo là dường như họ muốn bênh vực cho các nhà báo tự do. Các phóng viên của 2 tờ này có vẻ muốn ủng hộ các thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do vì hơn ai hết họ hiểu " nghề " của họ ở Việt Nam 

DLB tiếp tục theo dõi mọi diễn biến của phiên tòa này. 



Kiến nghị giải pháp khơi thông thị trường bất động sản


Trời chuyển oi nóng, trẻ ồ ạt nhập viện


Con sốt, lại mọc vài nốt đỏ ở tay và chân, từ sáng sớm, chị Hòa đã thuê ô tô tới thẳng Viện nhi trung ương (Hà Nội), mong sẽ khám nhanh, thế nhưng tới nơi, dù đăng ký khám tự nguyện, chị vẫn phải xếp tới số 44 vì có quá đông người đưa con đi khám.

"Mình nghe nhiều người nói tới tay chân miệng nguy hiểm, sợ con mắc bệnh này nên phải đi khám ngay. Cố đi sớm để về sớm, nhưng đông đúc thế này, đợi tới lượt khám, rồi có khi phải làm xét nghiệm thì phải hết ngày", bà mẹ trẻ ở Lương Tài, Bắc Ninh cho biết.

9 giờ sáng nay, lối vào Bệnh viện Nhi trung ương chật cứng xe máy, taxi. Nhiều người phải đứng trước cổng tới 10 phút, đợi gửi xe gần nửa tiếng mới đưa được con vào khu khám bệnh vì cảnh đông đúc.

Cảnh đông đúc tại Bệnh viện Nhi trung ương đầu hè

12 giờ trưa, khám tới bệnh nhân thứ 50, bác sĩ Cấn Phú Nhuận, trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, mấy ngày nay, ông cũng như các đồng nghiệp trong khoa hầu như không có phút nghỉ ngơi vì quá đông bệnh nhân.

Ông Nhuận cho biết, từ tuần trước tới nay, khi thời tiết chuyển mùa từ lạnh sang ấm, nóng, số bệnh nhi cũng tăng đột biến. Nếu trước đây, thường là 1.800- 2.000 cháu thì gần đây, con số này đã là 3.000 trẻ đến khám mỗi ngày. Hôm qua, dù chủ nhật là ngày nghỉ, bệnh viện chỉ nhận các ca cấp cứu và khám dịch vụ, thì cũng có tới 1.000 lượt trẻ tới. Các bệnh trẻ hay mắc vẫn là viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa, với những biểu hiện hay gặp như sốt, ho nhiều, tiêu chảy...

Bố mẹ sốt ruột đợi chờ tới lượt khám cho con tại bệnh viện Nhi trung ương sáng nay. Ảnh: Minh Thùy.
Bố mẹ sốt ruột đợi chờ tới lượt khám cho con tại bệnh viện Nhi trung ương sáng nay. Ảnh: Minh Thùy.

Đặc biệt, theo bác sĩ Nhuận, thời gian gần đây, số trẻ đến khám vì nghi tay chân miệng tăng cao. Trong đó, trẻ mắc bệnh thực sự thì rất ít, nhưng vì trời bắt đầu oi nóng, nhiều cháu bị muỗi, côn trùng đốt hay viêm da mẩn ngứa lại khiến phụ huynh nhầm tưởng, hoang mang.

"Các bậc cha mẹ chăm lo cho con và đưa trẻ đi khám khi thấy có biểu hiện bệnh là điều đáng quý, nhưng cũng cần quan sát, theo dõi trẻ và cập nhật kiến thức về bệnh để tránh gây quá tải bệnh viện vốn đã rất đông", bác sĩ lưu ý.

Tình trạng bệnh nhi tăng cao cũng xảy ra tại một số bệnh viện khác tại Hà Nội.

Bác sĩ Nguyễn Thúy Lan, Trưởng khoa hô hấp Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội cho biết, gần đây, mỗi ngày có khoảng 100 trẻ phải nhập viện vì các bệnh do thời tiết thay đổi như hen suyễn, sốt siêu vi, viêm phổi... trong khi khoa chỉ có 45 giường điều trị. Thông thường, con số này vào những dịp khác chỉ có khoảng 60-70 trẻ.

Theo bác sĩ, trong số bệnh nhi nhập viện, số trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi chiếm khá nhiều, và phần lớn các em bị lây bệnh từ người lớn. Bà cho biết, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng khiến cơ thể trẻ nhỏ chưa kịp thích nghi, trong khi bố mẹ đôi khi vẫn sợ con bị lạnh, không để ý tới việc mặc đồ cho trẻ phù hợp khiến trẻ dễ bị bệnh. Ngoài ra, giai đoạn đầu hè cũng là môi trường thuận lợi cho các loại virus phát triển. Nhiều người lớn cũng dễ nhiễm bệnh và không chú ý phòng bệnh cho con, trong khi các cháu nhỏ sức đề kháng kém, rất dễ lây bệnh.

Bà Lan cho biết, cách phòng ngừa tốt nhất là nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ. Những giai đoạn chuyển mùa, bố mẹ cần theo dõi thời tiết để chọn quần áo phù hợp cho bé, tránh mặc cho con quá ấm vì khi trẻ hoạt động, mồ hôi ra nhiều ngấm ngược vào cơ thể cũng sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh. Khi bị ốm, người lớn cần vệ sinh sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc lây bệnh cho con. Bố mẹ cũng cần vệ sinh nơi ở, tạo môi trường sạch, thoáng, tránh các loại muỗi sinh sôi truyền bệnh...

Vương Linh

Hơn 80% bệnh nhân viêm da lạ rối loạn chức năng gan


Chiều nay người thứ 8 ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) qua đời vì bệnh viêm da chưa rõ nguyên nhân. Theo Bộ Y tế, hơn 80% bệnh nhân viêm da rối loạn chức năng gan.
Thêm bệnh nhi tử vong do bệnh viêm da lạTruy tìm nguyên nhân gây bệnh viêm da lạ

Thống kê của ngành y tế Quảng Ngãi, tính đến chiều nay, đã có 166 người mắc bệnh viêm da lạ, trong đó 8 trường hợp tử vong. Bệnh nhân vừa qua đời là anh Phạm Văn Đát (46 tuổi) ở thôn Làng Rêu. Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định) đang điều trị 39 bệnh nhân viêm da lạ, có 4 người trong tình trạng rất nguy kịch.

Còn UBND xã Ba Điền thì thống kê số người tử vong do căn bệnh này tính từ cuối 2010 đến nay đã lên đến 19.

Các chuyên gia Bộ y tế thăm khám dân làng mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện miền núi Ba Tơ(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
Các chuyên gia Bộ Y tế thăm khám dân làng mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền. Ảnh: Trí Tín.

Sau 3 ngày khảo sát tại xã Ba Điền, đoàn công tác của Bộ Y tế nhận định những bệnh nhân mắc bệnh viêm da lạ là do nhiễm độc. Hai triệu chứng rõ nét nhất của bệnh là tổn thương da sau đó gây suy đa phủ tạng, đặc biệt là gan. Hơn 80% bệnh nhân suy đa phủ tạng, rối loạn chức năng gan.

Theo các chuyên gia y tế, nếu bệnh nhân chỉ tổn thương da thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Những trường hợp suy đa phủ tạng thì hầu hết đều chết.

Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng, Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ y tế) nhận định: "Người dân có các triệu chứng tổn thương da và rối loạn chức năng gan có thể là do bị nhiễm một loại độc tố. Khi tiếp xúc trực tiếp, chất độc sẽ tấn công da, sau đó tiếp tục theo đường máu dẫn vào cơ thể gây chấn thương nội tạng, đặc biệt là gan".

Ông Khoa cho rằng, các chuyên gia chống độc Việt Nam khuyến cáo tìm nguyên nhân nhiễm độc trước hết phải khai thác thật kỹ tiền sử, quá trình sinh hoạt, ăn uống, tiếp xúc môi trường và cuộc sống của người bệnh. Vấn đề tìm hóa chất gây độc hiện gặp nhiều khó khăn, bởi hóa chất gây độc rất đa dạng.

Đoàn công tác Bộ y tế khám, lấy mẫu máu dân làng mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền, huyện Ba Tơ để xét nghiệm,  truy tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này. Ảnh: Trí Tín
Đoàn công tác Bộ Y tế khám, lấy mẫu máu người mắc bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền. Ảnh: Trí Tín.

Hiện đoàn công tác của Bộ Y tế đã lấy mẫu các bệnh phẩm, nước, đất, thực phẩm; đồng thời xét nghiệm mẫu máu, tóc các bệnh nhân để phân tích, truy tìm độc tố gây bệnh viêm da lạ. Bộ cũng sẽ đề nghị các chuyên gia quốc tế hỗ trợ nếu như kết quả khảo sát lần này chưa thể tìm được nguyên nhân gây bệnh.

Trí Tín

Đến lượt cá bị phát hiện "dính" chất cấm


16/04/2012 14:56:47
Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP. HCM vừa tìm thấy chất cấm Trifluralin trong một loại cá nước ngọt, bán tại chợ đầu mối Bình Điền.

Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết: "Theo điều tra ban đầu từ thương lái, nguồn gốc của lô cá này có thể xuất phát từ 2 tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Tuy nhiên, việc truy chính xác cá ở ao nào vẫn còn rất khó do rất nhiều thương lái mua bán qua tay trước khi đến chợ."

Theo nhận định của ông Vĩnh, từ kết quả xét nghiệm mẫu cá nuôi cho thấy, cá nhiễm chất Trifluralin xuất phát hoàn toàn do sản phẩm chăn nuôi, bởi chất này không có trong thành phần của thức ăn tự nhiên.

D
Mỗi ngày, chợ Bình Điền nhập hàng trăm chủng loại thủy hải sản khác nhau và được tiêu thụ trong ngày, nên việc phát hiện chất cấm gặp khó khăn.

Sau khi phát hiện, vụ việc đã được báo đến các tỉnh liên quan. Mới đây, Chi cục đã có cuộc họp với tất cả các tỉnh có thủy hải sản nhập về TP.HCM nhằm thặt quản lý chất lượng thủy hải sản.

Đại diện Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết, người của Chi cục luôn túc trực ở chợ đầu mối Bình Điền để kiểm tra nhanh, đồng thời lấy mẫu ngẫu nhiên thủy hải sản để xét nghiệm. Song sẽ rất khó nếu như các tỉnh không phối hợp để cùng làm.

Theo đại diện chợ đầu mối Bình Điền, mỗi ngày, tại chợ có từ 500 đến 600 tấn thủy hải sản các loại, bao gồm cả thủy hải sản đánh bắt lẫn nuôi trồng được nhập vào. Ngoài TP.HCM, chợ này còn tiếp nhận thủy hải sản từ 17 tỉnh khác. 

Theo thông tư năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Trifluralin được đưa vào doanh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thú y thủy sản. Nguyên nhân do chất này có hại đến sức khỏe.

(Theo VNE)

PCT xã cho chôn thịt heo thối tại nghĩa trang liệt sĩ


16/04/2012 20:34:01

 - Chiều ngày 16/4, ông Nguyễn Chính Quán, Bí thư Huyện ủy huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cho biết: UBND huyện này đã ký quyết định kiểm điểm đối với ông Nguyễn Thanh Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu) vì đã cho chôn hàng trăm kg thịt heo thối trong Nghĩa trang liệt sĩ.

TIN LIÊN QUAN

Việc làm này đã làm ô nhiễm môi trường và gây bất bình dư luận địa phương trong thời gian vừa qua.

Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP huyện Vĩnh Lợi kết hợp với UBND xã Vĩnh Hưng tiến hành kiểm tra một số chợ trên địa bàn.

Tại cuộc kiểm tra, đoàn đã phát hiện có đến hàng trăm kg thịt heo không rõ nguồn gốc đã bốc mùi hôi thối.

Sau đó ông Nam đã chỉ đạo tịch thu toàn bộ toàn bộ số thịt nói trên nhưng lại cho đem chôn tại Nghĩa trang liệt sĩ.

PV

Mặc cả với chính quyền: Biến bất thường thành bình thường


16/04/2012 13:44:51
(Kienthuc.net.vn) - PGS.TS Hoa Hữu Lân, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội nhận định: "Chính cơ chế xin - cho, thói quen "mặc cả" với chính quyền đã tạo ra sự bình thường trong những cái bất thường". 
 
Muốn được dự án phải có gì cho tôi chứ
Việc người dân khi vi phạm giao thông, xin xỏ, "mặc cả" với anh cảnh sát để được giảm mức phạt, hay việc muốn xin đầu tư dự án nào đó cũng phải có sự "mặc cả" với những người có chức có quyền, kiểu "anh muốn được dự án thì phải có tí gì cho tôi chứ"… đã trở nên quá phổ biến trong xã hội. Đến mức, có khi thâm tâm bạn không muốn làm thế nhưng cũng thấy lăn tăn, lo lắng vì "người ta đều làm thế cả". 

ggg
PGS.TS Hoa Hữu Lân: sự "mặc cả" với chính quyền đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực   
 
Theo PGS.TS Hoa Hữu Lân, chính cái suy nghĩ ấy đã khiến người ta biết là sai đấy nhưng vẫn phải làm, vì không làm như thế thì… không bình thường nữa rồi.

 

Cũng như việc bây giờ, ra đường vào buổi tối, lúc vắng người mà bạn dừng đèn đỏ thì dễ bị ăn mắng là "đồ dở người" ngay. Hoặc khi bạn vi phạm giao thông mà tự nguyện rút ví đem tiền ra nộp phạt thì chắc chắn bạn sẽ bị coi là "thần kinh không bình thường". 
 
Vậy nên, có khi chưa cần biết mình bị phạt bao nhiêu tiền, cứ thấy anh cảnh sát giao thông tuýt còi là xin xỏ, năn nỉ cái đã. Được thì được, cố xin không được thì mới đành chịu nộp phạt.
 
Sợ nhất là "mặc cả" trong giáo dục và chính trị
 
Theo PGS.TS Hoa Hữu Lân, bây giờ, sự "mặc cả" với chính quyền đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực. "Mặc cả" ở lĩnh vực nào cũng đều tiêu cực nhưng đáng sợ nhất là "mặc cả" trong giáo dục và chính trị.
 
Lâu nay, chúng ta vẫn nghe chuyện mua bằng, mua quan bán chức. Có những cái ghế người ta nêu rõ giá của nó phía sau. Cái đó tất nhiên có sự "mặc cả" đấy chứ. Tôi "ban" cho anh cái bằng này, cái chức này thì anh phải có gì trả cho tôi. Nó tạo ra những giá trị ảo, bằng ảo với những ông "tiến sĩ giấy". Năng lực ảo của những người được bổ nhiệm. 
 
Chính vì cái sự mặc cả để mua ghế ấy mà nhiều khi, những chiếc ghế trở nên quá rộng so với tầm nhìn, năng lực của người ngồi trên đó. Thế thì làm sao mà quản lý, điều hành xã hội được?
 
"Mặc cả" vì sở hữu "tiền chùa" khá lớn
 
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự "mặc cả" hoành hành trong cuộc sống chính là vì sở hữu "tiền chùa" khá lớn.
 
Sở hữu Nhà nước thường gắn với những nguồn tài sản có giá trị lớn như đất đai, tài nguyên khoáng sản. Thế nhưng, sự phân cấp phân quyền không rõ ràng nên mới có những bất cập. Danh nghĩa là "sở hữu Nhà nước" đấy nhưng thu lợi lại là cá nhân, nhóm.
 
Hay như việc cấp Quota xuất khẩu hàng may mặc chẳng hạn. Ví dụ như mỗi năm có 5 chỉ tiêu cấp Quota trong khi cả nước có hàng trăm doanh nghiệp may mặc, thế thì dễ phát sinh "mặc cả" lắm! 
 
Muốn đảm bảo công bằng thì cần tổ chức đấu thầu minh bạch. Nhưng bây giờ đấu thầu nhiều khi chỉ là hình thức, cũng "quân xanh quân đỏ" đấy vì người ta đã đi ngầm với nhau rồi. Đó là biểu hiện của sự "mặc cả". 
 
Lương thấp dễ sinh ra thỏa hiệp lắm!
 
Bây giờ, để giảm dần rồi xóa bỏ sự "mặc cả" trong xã hội sẽ rất khó khăn, vì nó đã tạo thành thói quen, rất phổ biến rồi. 
 
Muốn làm thì trước hết phải có cơ chế minh bạch, rõ ràng. Phải tạo cho những người thi hành công vụ có đồng lương thỏa đáng chứ lương như bây giờ chỉ như trợ cấp thôi. Mà lương thấp thì người ta dễ sinh ra lòng tham, dễ bị thỏa hiệp lắm! Đồng thời, phải tuyên truyền đến người dân để họ hiểu và tuân thủ pháp luật. 
 
Tóm lại, theo PGS.TS Hoa Hữu Lân, chính sự "mặc cả" với những người thi hành công vụ đang tạo ra những lỗ hổng, những kẻ tha hóa biến chất, biến những điều bất thường trở thành bình thường, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.
 
Vũ Thanh (ghi)

Sạt lở Phấn Mễ: Đã xác định vị trí 5 nạn nhân


16/04/2012 17:00:56

 - Đến 15h chiều nay 16/4, máy dò đã xác định vị trí 5 nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở bãi thải mỏ than Phấn Mễ thuộc xóm Khuân 1, xã Phục Linh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).

TIN LIÊN QUAN

Tại hiện trường, TS Vũ Văn Bằng - Phó viện trưởng Viện công nghệ nước và môi trường thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, thông báo: "Máy dò BTS09 mang lên đến nơi đã phát hiện vị trí 5 nạn nhân bị vùi trong đất". 

Máy dòa BTS 09 đến hiện trường vụ sạt lở
Máy dò BTS09 tại hiện trường vụ sạt lở


"Máy dò BTS09 là loại chuyên tìm mộ, hài cốt các anh hùng liệt sĩ", TS Bằng nói thêm.

Ngay sau khi xác định trí, các cơ quan chức năng tiến hành cho múc đất, đá nơi máy định vị. Bên cạnh đó, các chiến sĩ bộ đội cũng chuẩn bị phương tiện sẵn sàng triển khai tìm thi thể nạn nhân.

TS Vũ Văn Bằng cùng chiếc máy dòa BTS đã định vị ra 5 nạn nhân vùi trong đất, đá
Đã định vị ra 5 nạn nhân vùi trong đất, đá
 
Máy múc đang tiến hành múc đất, đá để tìm nạn nhân
Máy xúc khẩn trương làm việc
Các chiến sĩ bộ đội sẵn dàng tìm kiếm nạn nhân sau khi có máy dò định vị
Các chiến sĩ bộ đội sẵn sàng triển khai tìm kiếm
Người thân nạn nhân  cũng sẵn sàng mâm cổ để chuẫn bị an táng cho người xấu số
Chuẩn bị an táng cho người xấu số
Các kiểu đợi thông tin của người dân khu vực
Người dân khu vực chờ thông tin

Tiến Dũng

Huyện đảo Lý Sơn sắp có điện


Huyện đảo Lý Sơn sắp có điện thông qua phương án kéo cáp ngầm dưới biển. Thông tin này được chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cung cấp và cho biết thêm rằng đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý.

Kéo cáp ngầm dưới biển là phương án được cho là khả thi nhất vì cũng đã có một số đảo khác của VN đã áp dụng cách thức này. 

Về mặt chi phí, Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần tiền điện chênh lệch giá cao và thấp giữa đất liền và đảo.

Trong thời gian trước mắt, Lý Sơn sẽ nâng công suất nhà máy phát điện đang chạy bằng dầu diesel để có thể phát điện 12 giờ mỗi ngày ở 2 xã An Vĩnh và An Hải.

Xin được nhắc lại, Lý Sơn là một trong những huyện đảo thường xuyên có ngư dân bị Trung Quốc quấy nhiễu, và mục đích của việc kéo cáp ngầm cung cấp điện là để phát triển cả kinh tế xã hội lẫn mục đích an ninh quốc phòng.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Việt nam có thể đối phó với dịch tay chân miệng?


2012-04-16

Những thống kê đầu năm nay cho thấy dịch bệnh tay chân miệng đang có nhiều diễn biến phức tạp với số người mắc bệnh chỉ tính riêng trong ba tháng đầu năm đã lên đến hơn 24,000 trường hợp, cao hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

RFA

Một BS nhi khoa đang khám bệnh tại một bệnh viện công ở Hà Nội.

Dịch tay chân miệng đã được phát hiện tại Việt Nam từ vài năm trở lại đây, tại sao dịch bệnh có chiều hướng gia tăng và liệu Việt Nam có thể kiểm soát được bệnh dịch? Việt Hà có bài tường trình.

Hệ thống giám sát dịch bệnh còn nhiều hạn chế


Thống kê mới đây của Bộ Y tế cho thấy mới chỉ 3 tháng đầu năm, Việt Nam đã ghi nhận hơn 24 ngàn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, đa số là trẻ em. Số ca tử vong là 17 người tính cho đến cuối tháng 3 năm nay. Các chuyên gia y tế cho rằng có khả năng sẽ có nhiều hơn số ca phát hiện bệnh trong năm nay so với năm ngoái.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trong ba tháng đầu năm dù chưa phải đỉnh điểm mùa dịch bệnh. Bác sĩ Takeshi Kasai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt nam đưa ra một nguyên nhân:

Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của sự gia tăng này là bởi vì một phần là do nhận thức về bệnh đã tăng lên, và việc giám sát phát hiện bệnh cũng đã tốt hơn. 
Bác sĩ Takeshi Kasai


Takeshi Kasai: chúng tôi cho rằng nguyên nhân của sự gia tăng này là bởi vì một phần là do nhận thức về bệnh đã tăng lên, và việc giám sát phát hiện bệnh cũng đã tốt hơn. 

Mùa bùng phát của căn bệnh tay chân miệng thường rơi vào các tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Wikipedia
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Wikipedia
tháng 10 hàng năm. Tuy nhiên, trong hội nghị tăng cường các biện pháp giảm tử vong do bệnh tay chân miệng được bộ Y tế tổ chức vào đầu tháng 4 ở thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia y tế Việt Nam đã không đưa ra được một giải thích cụ thể nào về sự gia tăng các ca bệnh ngay từ trước mùa dịch. 

Cũng tại hội nghị này, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng đã có những trường hợp bệnh nhi năm nay bị chết oan do lỗi phụ huynh chủ quan, đưa con đến bệnh viện khi tình trạng bệnh quá nặng. Ngoài ra bà cũng thừa nhận một phần lỗi của các cơ sở y tế, bao gồm việc theo dõi độ nặng của bệnh không được làm kỹ, trẻ bị nhận định nhầm và điều trị không đúng tinh trạng bệnh, và nhiều bệnh viện tuyến dưới thiếu bác sĩ chuyên khoa nhi và điều dưỡng chăm sóc bệnh.

Mình chỉ ca nào vào bệnh viện và triệu chứng khá rõ rồi thì mới làm xét nghiệm, còn người ta làm nhiều hơn nên mức độ xác định của người ta đúng hơn mình. Còn mình thì ca nhẹ, triệu chứng không rõ thì mình không làm xét nghiệm thì mình đâu biết được thực sự có bao nhiêu ca mắc.
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền


Mặc dù vậy, các chuyên gia y tế Việt nam tại hội nghị lại trấn an những người quan tâm bằng cách so sánh tỷ lệ người mắc bệnh trong 100,000 dân của Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước tiên tiến, điển hình là Singapore. Tỷ lệ của Việt Nam là 23,8 còn của Singapore là 73,5. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng có thể con số người mắc bệnh thực tế tại Việt nam còn cao hơn nhiều bởi hệ thống giám sát dịch bệnh cộng đồng tại Việt Nam không tốt như ở các nước tiên tiến như Singapore. Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên viện phó bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Trần Tịnh Hiền: nếu so sánh bằng tỷ số người mắc chưa chắc đã đúng, bởi đúng như người ta nói là vấn đề chẩn đoán của mình thì đôi khi mình đâu có làm xét nghiệm nhiều như Nhật hay Singapore. Mình chỉ ca nào vào bệnh viện và triệu chứng khá rõ rồi thì mới làm xét nghiệm, còn người ta làm nhiều hơn nên mức độ xác định của người ta đúng hơn mình. Còn mình thì ca nhẹ, triệu chứng không rõ thì mình không làm xét nghiệm thì mình đâu biết được thực sự có bao nhiêu ca mắc.

Đòi hỏi  nỗ lực của chính phủ, bệnh viện và người dân


Bệnh tay chân miệng không phải mới được phát hiện ở Việt Nam. Năm 2008, Việt Nam đã phát hiện hơn 2000 trường hợp mắc bệnh với 11 ca tử vong. Năm ngoái số trường hợp ca bệnh được phát hiện tại Việt Nam là hơn 100,000 người với số người tử vong là 167 trường hợp. Theo như WHO thì Việt Nam đã có kinh

Trẻ em đến bệnh viện Nhi Đồng II khám và điều trị. Photo courtesy of ITC
Trẻ em đến bệnh viện Nhi Đồng II khám và điều trị. Photo courtesy of ITC
nghiệm đối phó với bệnh và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc phòng ngừa giám sát bệnh. Bác sĩ Takeshi Kasai nói:

Takeshi Kasai:WHO đánh giá cao Việt nam đã có những hành động trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh dịch, tăng cường công tác giám sát, điều trị. Chúng tôi thấy các tỉnh thành và cơ quan liên quan đều đã được thông báo các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa bệnh dịch.

Đây không phải là bệnh dễ ngăn ngừa lây nhiễm, nó đòi hỏi không chỉ nỗ lực của chính phủ mà cả các bệnh viện và người dân. Đây là loại bệnh mà chúng ta cần sự trợ giúp tích cực từ cộng đồng, tức là phải nâng cao các biện pháp vệ sinh thường ngày để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm. 
Bác sĩ Takeshi Kasai


Nhưng với ca nhiễm bệnh tăng cao đột biến trong đầu năm nay, người ta không khỏi đặt câu hỏi về khả năng kiểm soát bệnh dịch của Việt Nam. Theo bác sĩ Takeshi Kasai thì đây là bệnh dịch rất khó kiểm soát và cần một nỗ lực lớn của cộng đồng.

Takeshi Kasai: đây không phải là bệnh dễ ngăn ngừa lây nhiễm, nó đòi hỏi không chỉ nỗ lực của chính phủ mà cả các bệnh viện và người dân. Đây là loại bệnh mà chúng ta cần sự trợ giúp tích cực từ cộng đồng, tức là phải nâng cao các biện pháp vệ sinh thường ngày để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm. Vì vậy các biện pháp ngăn ngừa cần phải được thực hiện trước hết tại nhà và các cơ sở trông trẻ.

Đây cũng chính là một khó khăn mà Việt Nam đang gặp phải. Báo Dân Trí hồi đầu tháng 4 có bài cho biết trong một đợt kiểm tra giám sát bệnh tại 10 trường mầm non ở Sài gòn của trung tâm y tế dự phòng từ ngày 10 tháng 2 đến 23 tháng 3 , trung tâm này đã phát hiện 41 ca bệnh tại 16 lớp học. Báo Dân trí trích lời ông phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng cho biết một số trường sợ báo cáo trường hợp mắc bệnh thì sẽ phải đóng cửa trường để xử lý, và do đó gây ảnh hưởng đến hoạt động của trường.

Theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền, thì trên thực tế Việt nam còn gặp nhiều khó khăn hơn một vấn đề tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong người dân. Bác sĩ Trần Tịnh Hiền giải thích:

...bệnh tay chân miệng thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mình chỉ theo dõi khi nặng rồi mới đưa vào phòng cấp cứu rồi mới có các biện pháp điều trị nâng đỡ. Hiện tại người ta vẫn sử dụng huyết thanh IVIG khá nhiều, cái này thì rất đắt tiền, đó là khó khăn thứ ba tức là chi phí cao
Bác sĩ Trần Tịnh Hiền


Trần Tịnh Hiền: hiện tại số ca bệnh rất nhiều, thực ra không phải tất cả các bệnh tay chân miệng đều phải nhập viện nhưng bởi tâm lý người dân sợ nên người ta đưa đến các bệnh viện lớn ngay nên con số rất lớn. Thứ hai là cái bệnh tay chân miệng thì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mình chỉ theo dõi khi nặng rồi mới đưa vào phòng cấp cứu rồi mới có các biện pháp điều trị nâng đỡ. Hiện tại người ta vẫn sử dụng huyết thanh IVIG khá nhiều, cái này thì rất đắt tiền, đó là khó khăn thứ ba tức là chi phí cao.

Bệnh tay chân miệng không chỉ xuất hiện tại Việt Nam. Trước Việt Nam, nhiều nước trong khu vực cũng phát hiện nhiều ca bệnh và cũng có các ca tử vong. Ngay cả các nước phát triển như Singapore hay Đài Loan cũng đã phải đối phó với tình trạng này. Theo bác sĩ Trần Tịnh Hiền thì tại các nước phát triển, việc theo dõi chăm sóc bệnh nhân nặng tại bệnh viện tốt hơn so với Việt Nam do đó hạn chế được các ca tử vong đáng tiếc. Nguyên nhân là vì các nước phát triển không phải đối mặt với tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên như ở Việt Nam. 

Trong khi đó, các bệnh viện tuyến dưới của Việt Nam lại thiếu thiết bị và đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm về bệnh. Đây cũng chính là cái vòng lẩn quẩn mà Việt Nam đang phải đối mặt khi tìm cách chống chọi với các dịch bệnh lây nhiễm  và có diễn biến phức tạp như dịch tay chân miệng. 

Theo dòng thời sự:

30/04 biểu tình tại toà đại sứ của tập đoàn cộng sản VIỆT NAM tại Paris