THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 May 2012

Tặng quà thân nhân liệt sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma!





Sáng 17/5/2012, tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh niên cùng các nhà tài trợ là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cá nhân bà Dương Minh Liễu (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình “Tri ân anh hùng liệt sỹ đảo Gạc Ma, Trường Sa.”

Tại đây, đoàn đã gặp gỡ và trao số tiền 20 triệu đồng/suất cho 13 thân nhân liệt sỹ của tỉnh Quảng Bình hy sinh tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa để bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.

Cách đây 24 năm (ngày 14/3/1988) trong một trận chiến đấu oanh liệt trên đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, 64 cán bộ, chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh.

Nhà báo Tuấn Tú, đại diện Báo Thanh Niên cho biết từ nay đến ngày 27/7, chương trình sẽ trao tổng số tiền gần 1,3 tỷ đồng để hỗ trợ cho thân nhân gia đình 64 liệt sỹ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma, Trường Sa.

Trước đó, các tổ chức và cá nhân cũng đã đến tri ân, tặng quà 12 gia đình thân nhân liệt sỹ tại thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Trị./.

TTXVN

Ăn sống hải sản, rước nạn vào thân





Nhiều người tưởng rằng vắt chanh vào hải sản có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chỉ có nấu chín mới có thể diệt giun, sán

Từ xưa, con người đã “ăn tươi nuốt sống” các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến... Những loại hải sản này nếu ăn sống quả là có hương vị lạ thường và các chất dinh dưỡng được “bảo toàn” hơn là nấu chín. Tuy nhiên, do môi trường sống ngày càng phức tạp, trong vài thập niên gần đây, nhiều chứng bệnh nghiêm trọng đã xảy ra do cách ăn uống này. Một số trường hợp nghiêm trọng đã tử vong.
Nguy cơ sán lá gan từ cá sống

Cá thường rất có khả năng bị nhiễm một loại ký sinh trùng gọi là sán lá gan. Loại ký sinh trùng này có thể “bày binh bố trận” ở các ống dẫn mật trong gan và túi mật. Một khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây viêm nhiễm các đường ống dẫn mật, gây khó khăn cho việc dẫn mật từ gan về túi mật và ruột. Tiến trình gây viêm ống dẫn mật có thể gây đau, vàng da, sốt... Trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến xơ gan.


Trong hàu sống có chứa rất nhiều nguyên sinh vật 
và vi khuẩn - Ảnh: N.Hữu

Sự nhiễm sán lá gan sẽ làm ngăn cản sự lưu chuyển máu trong gan, làm cho gan không có khả năng sản xuất chất dinh dưỡng, không còn khả năng làm sạch máu, không còn chức năng khử độc. Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy người ăn cá sống thường xuyên sẽ có tần suất rủi ro bị xơ gan trên 50%.

Tôm, cua đầy giun sán ký sinh

Những loại thủy sản này là “khách sạn” của vô số các loại giun sán ký sinh. Điển hình nhất là loại giun Paragonimus westermani. Cua, tôm, tôm hùm là vật chủ trung gian cho loại ký sinh này. Những người ăn sống những loại thực phẩm này sẽ mắc chứng bệnh Paragonimiasis (tạm dịch: chứng ho ra máu địa phương).

Đây là dạng bệnh nhiệt đới do nhiễm sán Paragonimus trong phổi. Triệu chứng giống như viêm phế quản, khó thở, ho ra máu. Hiện có hơn 22 triệu người trên thế giới bị nhiễm ký sinh trùng này. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng “tạm trú” ở tá tràng, rồi đi qua thành ruột vào khoang bụng. Sau đó, sẽ vượt qua thành bụng và cơ hoành để đi vào phổi.

Chúng cũng có thể “chuyển địa bàn” đến não và các cơ sợi và có thể “định cư” tại đây trên 20 năm. Trên đường xâm nhập cơ thể, chúng luôn để lại “hành tung” như gây tổn thương phổi, viêm ruột... Những dấu hiệu cấp thời cần lưu ý là đau bụng, ho, sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu eosinophilics, tiêu chảy, rối loạn hô hấp, phì đại gan, lách...
Cẩn thận với hàu sống

Hàu còn sống chứa rất nhiều nguyên sinh vật và vi khuẩn. Trong những tháng hè ấm áp, số ký sinh trùng tá túc trong thịt hàu gia tăng gấp bội. Ký sinh trùng “khét tiếng” trong hàu là Vibrio parahaemolyticus, Vibrio vulnificus..., gây nên những triệu chứng như nóng lạnh, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, tổn thương da.

Những người bị tiểu đường, ung thư, mắc bệnh về gan, rối loạn miễn dịch, các bệnh về đường tiêu hóa khi bị nhiễm ký sinh trùng trên trong nhiều trường hợp có thể tử vong chỉ sau 2 giờ. Vì vậy, những người bệnh này tuyệt đối không ăn hàu sống.

Có nhiều người tin rằng nếu vắt chanh vào hàu và các hải sản sống (gọi là tái chanh) có thể trừ họa, thực ra chanh chỉ làm ngon thêm một tí, chứ không có tác dụng diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng. Chỉ có nấu chín hải sản mới có thể diệt sán, trừ giun.
Nên ăn chín hải sản

Để thu thập chất dinh dưỡng, các loại động vật thân mềm đưa vào cơ thể một lượng lớn các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, các chất hóa học và những chất nhiễm bẩn khác trong nước. Chúng có thể tiêu hóa các vi khuẩn gây bệnh dịch tả, các virus gây bệnh viêm gan siêu vi A. Điều đáng chú ý là những loại vi khuẩn và virus này không gây hại cho chúng như đối với con người. Nếu những loại hải sản được ăn sống, không qua nấu nướng hoặc nấu chưa chín thì con người sẽ bị “dính” nhiều căn bệnh vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nấu chín, những loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nói trên sẽ bị tiêu diệt.

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường
(ĐH Dược Curtin- Úc)

Ngâp ngừng giá điện: Khi nào và tăng bao nhiêu?



(VEF.VN) - Trong khi thông tin về 3 phương án giá điện được đồng loạt đăng tải từ cuối tuần qua thì lãnh đạo EVN lại bác bỏ thông tin này. Dư luận vẫn thấp thỏm giá điện sẽ tăng khi biết rằng, có hàng nghìn tỷ đồng đã được tính toán chực chờ "bổ" vào giá điện.
"Chưa trình" không có nghĩa là không tăng
Hôm 11/5, nhiều kênh thông tin bắt đầu loan truyền về 3 phương án giá điện mà "EVN đang tính toán", cụ thể giá điện sẽ tăng trên dưới 5%, phương án thứ hai tăng khoảng 10% và phương án còn lại nằm ở mức 5% đến 10%. Thông tin này được một số kênh truyền thông dẫn nguồn từ cuộc trao đổi bên lề với báo chí tại Bộ Tài chính về vấn đề xăng dầu.
Tuy nhiên, hôm 15/5, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã lên tiếng bác bỏ thông tin trên, đồng thời nhấn mạnh, EVN chưa trình phương án giá điện nào tới Bộ Tài chính và có thể, sẽ điều tra xem kênh nào đã tung tin như vậy.
Tiếp đó, chia sẻ với PV Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, báo VietnamNet, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá cũng bất bình không kém về nguồn tin này. Ông khẳng định: "Tôi đã nói rất rõ ràng với báo chí là chúng tôi chưa nhận được phương án giá điện nào của EVN".
Liên quan vấn đề giá thành điện, ông Thỏa xác nhận, tính tới tháng 5, các yếu tố đầu vào của giá điện đều đã có biến động, làm giá thành sản xuất điện tăng khoảng 3,29%, tương đương 42,85 đồng/kWh. Trong đó, tỷ giá tăng khoảng 0,6%, giá nhiên liệu khí tăng 10,4%, dầu madut tăng hơn 40%, riêng nhiên liệu than giảm 0,3%.
Trên thực tế, giá điện bị đồn đoán sắp phải tăng như mấy ngày qua cũng đã trở thành chuyện cũ nói lại, lâu lâu lại dấy lên một đợt gây ồn ào dư luận rồi lại chìm xuồng sau một vài tuyên bố của chính EVN.
Đơn cử như cuối năm 2011, tại cuộc họp báo công bố giá thành điện ngày 19/11 của Bộ Công Thương, các câu hỏi về giá điện có tăng hay không đã bị từ chối khéo. Lãnh đạo Bộ Công Thương khi đó bày tỏ, đây là chuyện Chính phủ quyết, Bộ không thể công bố gì lúc này và khi nào tăng thì biết thôi. Đây là giai đoạn mà cơ chế điều chỉnh giá điện tự động theo 3 thông số đầu vào bắt đầu được áp dụng.
Tròn 1 tháng sau đó, ngày 19/12/2011, đột ngột, bất ngờ, EVN gửi thông cáo tăng 5% giá điện bình quân, đưa giá bán lẻ điện bình quân lên mức 1.304 đồng/kWh.
Đầu tháng 3/2012, dư luận lại xôn xao "EVN đang tính tăng giá điện" trích dẫn từ một cuộc hội thảo kinh tế trong Nam. "Vô tình hay hữu ý", ngày 14/3, Học viện Tài chính thuộc Bộ Tài chính mở hội thảo về quản lý điều hành giá điện ở Việt Nam. Ngay lập tức, sự kiện này được nhìn nhận như một động thái lobby dư luận chuẩn bị cho việc tăng giá điện. Và chỉ 2 ngày sau, 16/3, EVN lại ra thông cáo dẹp loạn thông tin với lời khẳng định chắc nịch "chưa hề có đề xuất tăng giá điện".
Lần này, câu chuyện loạn thông tin giá điện cũng diễn biến tương tự như vậy. Nhưng tâm lý e sợ, lo lắng giá điện tăng vẫn cứ hiện hữu trong nhân dân. Bởi thế, dù EVN chưa trình phương án điều chỉnh giá điện nào tới Liên bộ Tài chính- Công Thương thì điều này đâu có nghĩa rằng, giá điện trong 7 tháng nữa của năm 2012 sẽ không một lần tăng?
Lỗ ngàn tỷ đồng sẽ phân bổ vào giá điện
Thấp thỏm lo giá điện tăng! Vì rằng, ba lý do cơ bản đã được xác nhận: một là giá thành điện năm 2012 đã tăng tới 3,29%, hai là có hàng chục nghìn tỷ đồng lỗ, chi phí phát sinh còn treo lại của năm 2010 chưa được phân bổ vào hai đợt tăng giá điện ở năm 2011, ba là thời gian kể từ khi tăng giá điện lần gần đây nhất tới nay đã qua 5 tháng, thừa 2 tháng so với giới hạn cách nhau tối thiểu 3 tháng giữa hai lần điều chỉnh giá điện.
Quyết định 24 của Thủ tướng đã cho phép EVN được quyền điều chỉnh giá trong phạm vi 5% mà chỉ cần thông báo tới Liên Bộ Tài chính - Công Thương. Nếu tăng trên 5%, EVN mới phải báo cáo Bộ Tài chính thẩm định và quyền quyết định thuộc cấp Thủ tướng.
Vì thế, giả sử có chuyện EVN đang tính toán tăng giá điện cũng là lẽ thường.
Tuy nhiên, nguyên tắc điều chỉnh giá điện tưởng chừng rất tường minh nhưng thực tế, dư luận vẫn bức xúc vì bản chất, cơ chế giá điện vẫn còn tù mù, thiếu minh bạch.
EVN và các cơ quan quản lý thường kín tiếng quá mức về giá điện khi mà tương lai "sẽ phải tăng" đã được tái khẳng định nhiều lần.
Đơn cử như, ngày 25/11/2011, Bộ Tài chính đã công khai cho biết, giá bán điện năm 2012 sẽ phải tăng trên 10% nhưng không tăng quá mức 15,28% của lần điều chỉnh hồi tháng 3/2011. Trong đó, giá điện sẽ được phân bổ một phần các khoản chi phí như số lỗ sản xuất kinh doanh điện năm 2010 do phát điện giá cao, chênh lệch tỷ giá tính đến 31/12/2010, chi phí tiếp nhận lưới điện nông thôn từ 2010 trở về trước,..
Điều chưa rõ ràng ở đây là con số cuối cùng cho chi phí còn treo lại phải đưa vào giá điện là bao nhiêu? Năm 2012 và các năm sau đó, lộ trình các khoản này sẽ được tính vào giá điện ở mức bao nhiêu?
Thống kê lại thì thấy, các con số này rất khổng lồ. Đầu tiên, theo Kiểm toán Nhà nước, có tới 12.306 tỷ đồng chi phí treo lại của năm 2010 chưa được tính vào đợt tăng giá điện tới 15,28% ngày 1/3/ 2011. Nếu để bù đắp đủ chi phí này thì giá điện 2011 khi đó sẽ phải tăng thêm khoảng 143,63 đồng/kWh.
Công bố giá thành điện năm 2010 của EVN, Bộ Công Thương cho biết thêm, Tập đoàn còn bị treo cả khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tới 15.463 tỷ đồng.  Đây cũng là năm EVN chịu lỗ kinh doanh điện lớn nhất lên tới 10.162 tỷ đồng.
Kế đến, Tập đoàn Than Khoáng sản chia sẻ, giá than bán cho điện mới chỉ bằng 50-60% giá thành và tương lai, sẽ phải tăng để bù đắp chi phí theo nguyên tắc thị trường hóa. Nếu tăng đủ, giá điện 2012 sẽ gánh thêm 8.500 tỷ đồng tiền mua than.
Sau tất cả các thông tin trên, giá điện mới chỉ tăng thêm 5% từ ngày 20/12/2011, lãnh đạo  EVN cho biết chỉ ước thu thêm được 6.000 tỷ đồng.
Nếu áp dụng nguyên tắc không tăng quá mức 15,28% thì  EVN hiện đang có dư địa tăng thêm 10,28% so với giá điện bình quân thực hiện năm 2011. Người dân đồn đoán tăng giá điện là hoàn toàn dễ hiểu.
Câu chuyện giá điện giờ đây còn khúc mắc thêm ở chỗ,  không phải bây giờ thì khi nào thì EVN sẽ trình việc tăng giá điện? Thủ tướng sẽ quyết định khi nào giá điện tăng tiếp và tăng ở mức nào?
Thực tế, người ta có thể hiểu, khi rò rỉ thông tin tăng giá xăng dầu, cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp đầu mối e sợ đầu cơ, găm hàng, ảnh hưởng tới lưu thông nên cố giữ kín thông tin tới phút chót. Nhưng với giá điện, nếu có công khai trước kế hoạch tăng thì các công ty điện lực cũng không thể... đầu cơ, găm hàng. Có chăng, tác động thiết thực nhất là cộng đồng doanh nghiệp có thêm thông tin để chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, người dân bớt đi đồn đoán, lo âu. Phải chăng, sự lo ngại xáo trộn tâm lý tiêu dùng làm ảnh hưởng tới công tác điều hành kinh tế vĩ mô dường như là hơi thái quá so với thực tế có thể diễn ra?

http://vef.vn/2012-05-16-ngap-ngung-gia-dien-tang-hay-khong-

Bị nghi nhiễm độc: Rau củ Trung Quốc vẫn dội chợ



Mặc dù có thông tin cải thảo, tỏi tây Trung Quốc có hóa chất độc hại, song hiện mỗi đêm, vẫn có hàng chục tấn rau củ Trung Quốc dội chợ ở TP.HCM.
Chính từ hai chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn rau củ quả Trung Quốc được rải đi khắp các chợ lẻ, nhà hàng khách sạn trên địa bàn TPHCM, kể cả về các tỉnh, gây sức ép đối với rau củ nội địa. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, hiện có khoảng 20 hộ kinh doanh mặt hàng này, trong đó nhiều cơ sở trực tiếp "đánh" hàng từ Trung Quốc. Trung bình, một xe hàng khoảng 30 tấn rau củ được trữ lạnh. Những mặt hàng được nhập gồm cà rốt, súp lơ (bông cải), cà chua, khoai tây, bông cải, hành, tỏi, gừng, cải thảo, tỏi tây, củ hành trắng...

Tất cả các mặt hàng Trung Quốc đều bóng mướt, tươi rói và trông rất sạch sẽ. Các chủ hàng chỉ cần gọt tỉa phần hư hao do vận chuyển đường xa là bán được ngay. Trong khi hàng Đà Lạt phải tốn thời gian sơ chế, chùi rửa đất cát. Chẳng hạn, súp lơ Trung Quốc được bọc trong bao xốp, tươi lâu, chắc, ít sâu, ít lá, mỗi bắp nặng khoảng 500 - 800 gam. Còn súp lơ Việt Nam về chợ còn nguyên lá, muốn bán phải chặt lá nên tỉ lệ hao hụt cao và thường bị sâu, úng. Nếu bán sỉ, vựa có thể bốc vác từ trên xe xuống bán ngay mà không cần rửa lại cũng như phân loại củ lớn, nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Huây, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty Quản lý & Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho biết, mỗi chuyến hàng rau củ Trung Quốc về đều có chứng từ hóa đơn, tem bảo đảm... nên Ban quản lý không thể "ngăn sông cấm chợ" được. Tuy nhiên Ban quản lý chợ cũng đã có thông báo tình hình này với Chi cục Bảo vệ thực vật. Theo ông Huây, lý do hàng Trung Quốc tiêu thụ mạnh là vì có mẫu mã đẹp, tươi, bảo quản được lâu và giá rất cạnh tranh.
Người tiêu dùng thường chọn rau củ bằng cảm quan
Chẳng hạn, hành tím Trung Quốc đang "ép sân" hàng Vĩnh Châu - Bạc Liêu vì rẻ hơn 2.000 đồng/kg. Khoai tây Trung Quốc khoảng rẻ hơn hàng Đà Lạt 2.000 - 3.000 đồng/kg... Chị Huỳnh Lệ, một chủ vựa chuyên nhập rau củ Trung Quốc ở chợ Thủ Đức cho biết, từ đầu năm đến nay, giá rau củ Trung Quốc khá cao nhưng hàng "đẹp" hơn và dễ bán hơn. Mỗi đêm, chị nhập về khoảng 15 - 20 tấn rau củ và thường bán buôn hết trong đêm.
Nhiều hệ thống siêu thị bán rau củ Trung Quốc
Tuy nhiên, chị Lệ cũng tiết lộ: "Hàng Trung Quốc vận chuyển về chợ đầu mối bằng xe lạnh nên thường không để được lâu. Cà chua, cà rốt phải bán và dùng trong ngày, để sang hôm sau sẽ bị úng thúi. Khoai tây dễ mọc mầm, hành, gừng cũng mau héo hơn hàng Đà Lạt...".

Trao đổi với bà Lê Thị Chín, ở đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức về chất lượng sản phẩm, bà Chín nhận xét: "Thú thật ăn qua cà rốt, súp lơ, khoai tây... của Trung Quốc, tôi thấy chúng ngọt hơn, ngon hơn so với hàng Đà Lạt".

Việc rau của Trung Quốc sang Việt Nam là một hiện tượng tự nhiên của nền kinh tế thị trường. Song do thói quen chọn rau củ bắt mắt, giá rẻ nên nhiều người tiêu dùng ưa thích mà không cần quan tâm chúng có xuất xứ từ đâu, chất lượng ra sao.
Nhiều sản phẩm nông sản của Trung Quốc đóng bao bì đẹp mắt
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng phòng Vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM cho biết, không thể khẳng định 100% các loại rau củ quả của Trung Quốc đều có chất cấm, song không phải vì vậy mà người tiêu dùng lơ là. Bởi hiện nay khâu quản lý về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng ta chưa đủ chặt chẽ để loại bỏ những sản phẩm nguy hại cho sức khỏe.

Bằng chứng là thời gian qua, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ra cảnh báo sản phẩm cải thảo có chứa chất ướp xác formaldehyde. Hay gần nhất tờ Nhật Báo Thượng Hải đã đưa tin vừa được phát hiện sản phẩm tỏi tây ở tỉnh Giang Tô bị phun chất đồng sunfat - là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều.

(Theo Infornet)