THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 May 2012

Vinashin phải nộp tiền phạt chậm nộp thuế

Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đôn đốc các đơn vị thành viên nộp thuế và tiền phạt theo đúng quy định.
Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính hướng dẫn cho Vinashin được gia hạn thời hạn nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu phát sinh trong từng năm đến hết 2013. Tuy nhiên, ưu đãi này chỉ dành cho các hợp đồng đóng tàu bị hủy, dở dang và giãn tiến độ nhà máy công trình chưa hoàn thành với thời gian tối đa không quá 1 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Việc gia hạn nộp thuế hằng năm chỉ được thực hiện khi Vinashin đã nộp đủ số thuế gia hạn của năm trước
Anh Vũ

Sĩ quan công an lừa đảo "chạy" việc

Ngày 22.5, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Lê Minh Tráng (nguyên thượng úy, cán bộ trinh sát Đội An ninh, Công an H.Long Mỹ, Hậu Giang).
Theo ông Lê Hữu Phước, Phó bí thư thường trực Huyện ủy H.Long Mỹ, hiện Tráng đã bị khai trừ khỏi Đảng và bị tước danh hiệu CAND. Thông tin ban đầu cho biết, trong lúc đương nhiệm, Tráng có kinh doanh thêm. Do làm ăn thua lỗ nên Tráng đã chuyển sang nghề “cò” chạy việc.
Từ tháng 7 đến tháng 10.2011, Tráng đã nhận tiền và hồ sơ của 19 người để chạy việc vào ngành công an, vào Trường đại học Cảnh sát. Số tiền mỗi bộ hồ sơ Tráng nhận là từ 25 - 70 triệu đồng. Tổng cộng, Tráng đã nhận 840 triệu đồng để "chạy" việc. Tuy nhiên, cho đến khi bị phát hiện, chỉ có 1 trường hợp được nhận vào làm việc. Khi vụ việc bị phát hiện, gia đình Tráng đã  khắc phục hậu quả, trả lại cho 11 bị hại được 504 triệu đồng.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, vụ án đang trong giai đoạn điều tra và Tráng chỉ là một “mắt xích” trong đường dây lừa đảo "chạy" việc.
Mai Trâm

Phá đường dây làm giả sữa Ensure

Hôm qua 22.5, thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP.Huế (Thừa Thiên-Huế) đã công bố vụ triệt phá đường dây nhập sữa lậu và có dấu hiệu đánh tráo, thay đổi nhãn mác thương hiệu sữa Ensure.
Trước đó, lúc 15 giờ ngày 17.4, tại 8/358 Phan Chu Trinh, P.An Cựu (TP.Huế), Công an TP.Huế bắt quả tang tại nhà bà Tôn Nữ Cẩm Dung đang thay đổi nhãn mác sữa lon hiệu Ensure. Công an đã lập biên bản tạm giữ 5.208 lon màu cam, 1.680 lon màu xanh, 505 lon không có nhãn mác và 50 thùng sữa Ensure đã bị lột nhãn màu vàng dán sang màu xanh. Mở rộng điều tra, Công an TP.Huế tiếp tục thu giữ tại nhà ông Nguyễn Quang Sanh (62 tuổi, trú tại 35 Nguyễn Thiện Thuật, P.Thuận Hòa) 60 thùng sữa Ensure loại lon và chai (237 ml), không có hóa đơn chứng từ xuất xứ nguồn gốc.
Cũng tại thời điểm này, một tổ trinh sát khác kiểm tra nhà ông Phan Văn Bé (48 tuổi, địa chỉ 95 Trần Nguyên Đán, P.Thuận Hòa) cũng tạm giữ thêm 24 thùng sữa hiệu Ensure (loại 237 ml) có số lượng 720 chai nhựa màu xanh. Ông Bé cũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ xuất xứ nguồn gốc.
Thượng tá Sáu cho biết, đây là một đường dây liên tỉnh nhập lậu sữa vào TP.Huế và đánh tráo nhãn mác thành sữa Ensure để bán ra thị trường. Công an TP.Huế đang mở rộng điều tra ra địa phương khác.
Bùi Ngọc Long

Chưa nhận dạng được hành vi rửa tiền

Dù đã được tiếp thu, chỉnh lý, nhưng Dự thảo luật Phòng chống rửa tiền vẫn chưa chỉ ra được cụ thể đâu là hành vi rửa tiền, khiến nhiều đại biểu (ĐB) Quốc hội băn khoăn.
Chưa nhận dạng được hành vi rửa tiền
Vấn đề quan trọng nhất của dự thảo luật là phải chỉ ra được đâu là hành vi rửa tiền, từ đó liệt kê rõ để phòng chống thì lại thiếu, không thấy quy định - Ảnh: Ngọc Thắng
Thảo luận tại hội trường chiều qua (22.5), ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) chê dự thảo luật này vừa thừa lại vừa thiếu. “Vấn đề quan trọng nhất của dự thảo luật là phải chỉ ra được đâu là hành vi rửa tiền, từ đó liệt kê rõ để phòng chống thì lại thiếu, không thấy quy định”, ĐB Quyền nói. Trong khi đó, nhiều quy định khác như tại điều 36: Chính phủ chỉ đạo, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền; Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược về phòng, chống rửa tiền… lại rất không cần thiết khi luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định hướng dẫn đã quy định Chính phủ thống nhất chỉ đạo không chỉ về rửa tiền mà còn tất cả lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Vì vậy, ĐB Quyền kiến nghị nên bổ sung rõ hành vi rửa tiền, và bỏ điều 36.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cũng cho rằng, sứ mệnh quan trọng nhất của dự thảo luật phải liệt kê được để cá nhân, tổ chức nhận đạng được hành vi rửa tiền, giống 12 hành vi trong luật Phòng chống tham nhũng. “Đáng tiếc khi đọc không nhận dạng được. Chỉ có mỗi khái niệm rửa tiền thì bộ luật Hình sự cũng đã đưa ra rồi”, ĐB Đương bày tỏ.
Liên quan đến 7 hành vi bị cấm theo dự thảo luật, trong đó có quy định cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong phòng, chống rửa tiền xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng, hiện nay vấn đề tham nhũng xảy ra rất nghiêm trọng, nhưng luật Kê khai tài sản không có quy định con cái của các lãnh đạo cấp cao khi thành niên rồi phải kê khai tài sản. Thậm chí, cũng đang có hiện tượng các quan chức thông qua người thân của mình thành lập doanh nghiệp và giàu lên bất hợp pháp. Do đó, ĐB Thuyền kiến nghị, cần bổ sung thêm hành vi cấm lợi dụng chức vụ quyền hạn cho người thân thành lập doanh nghiệp để rửa tiền.
Hai nội dung quan trọng khác trong dự thảo luật gồm: giao dịch đáng ngờ và giao dịch có giá trị lớn theo dự thảo luật cần theo dõi, giám sát và báo cáo cũng được nhiều ĐB thảo luận. ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) đề nghị nên giao cho NHNN quy định mức giá trị có giao dịch lớn. Tuy nhiên, nếu quy định cụ thể dễ tạo điều kiện khách hàng thực hiện giá trị nhỏ hơn để lách luật. “Giao dịch lớn cũng chỉ là một dấu hiệu nghi ngờ, theo tôi không nên quy định công khai, tránh bị tội phạm lợi dụng”, ĐB Bình nói.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phản ánh, hiện nay giao dịch có giá trị lớn được định nghĩa gồm tiền mặt, vàng, ngoại tệ… và mức 200 triệu đồng trở lên phải báo cáo. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ, cần bổ sung thêm, những giao dịch chuyển khoản có giá trị lớn cũng cần báo cáo. “Chuyển khoản 2 tỉ đồng có phải báo cáo không, khi khoản tiền này rất lớn. Nếu chỉ khoanh lại tiền mặt và vàng là chưa đủ”, ĐB bày tỏ.

Thế nào là rửa tiền ?
Theo khoản 1, điều 4 Dự thảo luật: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, được quy định trong bộ luật Hình sự và những hành vi sau đây:
a) Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
b) Chiếm hữu tài sản mà tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có.
 Anh Vũ

Vụ tham nhũng lớn tại Vinalines: Bị can bỏ trốn sau khi nhận tội

Sau khi thừa nhận cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng và các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trước Cơ quan điều tra, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải bỏ trốn khiến dư luận đang đặt vấn đề có hay không việc “lộ thông tin”?
Tại buổi họp báo thông báo kết quả điều tra ban đầu về vụ tiêu cực tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hôm qua (22.5), đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tham nhũng (C48), Bộ Công an cho biết từ thời điểm tháng 1.2012, C48 đã phát hiện những sai phạm trong quá trình sửa chữa lắp đặt ụ nổi No83M thuộc dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam.
Vụ tham nhũng lớn tại Vinalines: Bị can bỏ trốn sau khi nhận tội
Đại tá Trần Duy Thanh công bố thông tin tại buổi họp báo - Ảnh: L.Q
Cố ý làm trái…
Đại tá Thanh cho biết, quá trình thu thập tài liệu C48 xác định một số đối tượng có dấu hiệu tham ô tài sản thông qua việc nâng giá vật liệu, quyết toán khống nên đã ra quyết định khởi tố vụ án. Mở rộng điều tra, C48 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bổ sung đối với 3 bị can nguyên là lãnh đạo của Vinalines về hành vi “cố ý làm trái…”.
Vào ngày 3.8.2006, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng “đồng ý về mặt nguyên tắc cho Vinalines lập báo cáo đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía nam đúng các quy định hiện hành, giao Bộ GTVT cập nhật dự án vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp tàu thủy, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Tuy nhiên, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án vào quy hoạch thì ngày 27.6.2007, ông Dương Chí Dũng (khi đó là Chủ tịch HĐQT Vinalines) đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng. Hơn 1 năm sau đó ông Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines (thời kỳ đó) có văn bản trình và được ông Dũng ký quyết định phê duyệt chính thức nâng tổng mức đầu tư dự án lên thành 6.489 tỉ đồng.
Tháng 10.2007, các ông Trần Hữu Chiều, Phó tổng giám đốc, Trưởng ban Quản lý dự án và ông Dương Chí Dũng đã có các văn bản đề nghị, trình ký và phê duyệt việc mua ụ nổi No83M (thành phần không tách rời của dự án nhà máy sửa chữa tàu biển) với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD. Trong đó chi phí mua, sửa chữa tại Nga, cước vận chuyển là 12,5 triệu USD. Đến tháng 2.2008, ông Chiều lại có tờ trình đề nghị và cùng ngày ông Mai Văn Phúc ký văn bản trình để ông Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về VN cùng với việc sửa chữa bị đội lên thành 24,3 triệu USD.
Bỏ trốn sau khi bị triệu tập

Cục Hàng hải có người phụ trách mới
Sáng qua 22.5, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã quyết định giao cho ông Đỗ Hồng Thái, Cục phó Cục Hàng hải VN tạm thời phụ trách Cục Hàng hải. Ông Đỗ Hồng Thái có quá trình công tác gần 20 năm tại Cục Hàng hải, và được bổ nhiệm lên vị trí Cục phó Cục Hàng hải vào tháng 4.2011.
M.Hà
Dù được coi là nhân vật đầu vụ nhưng ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn trước thời điểm C48 tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam. “Chiều 17.5, khi chúng tôi có quyết định khởi tố bị can thì ông Dũng không có mặt nơi cư trú, chúng tôi xác định ông Dũng đã bỏ trốn và ra quyết định truy nã”, đại tá Trần Duy Thanh nói.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc ông Dũng bỏ trốn và không bắt được sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả điều tra vụ án, đại tá Thanh khẳng định: “Nếu không bắt được thì việc điều tra sẽ gặp khó khăn hơn do không có lời khai của bị can. Tuy nhiên, việc điều tra còn căn cứ vào rất nhiều tài liệu, chứng cứ khác. Không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều tra vụ án”.
Một chi tiết đáng chú ý là, C48 cho hay, trong quá trình khởi tố vụ án để điều tra đã từng triệu tập ông Dương Chí Dũng và “ông Dũng đã thừa nhận những sai phạm, làm trái với chỉ đạo của Chính phủ, trái luật Đầu tư, luật đấu thầu. Bản thân ông Dũng bỏ trốn cũng đã nói lên hành vi sai phạm”, đại tá Thanh nói.
Trước thắc mắc việc ông Dũng từng bị triệu tập nhưng đột ngột bỏ trốn liệu có phải là do lộ thông tin, đại tá Thanh giải thích, trong các lần triệu tập lên làm việc với cơ quan điều tra, ông Dũng rất hợp tác, thành khẩn. “Hiện nay chúng tôi chưa có thông tin gì liên quan đến việc ông Dũng bỏ trốn, có việc lộ lọt thông tin hay không, những vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ khi bắt được bị can”, đại tá Thanh nói.
Trả lời câu hỏi của PV về việc cơ quan điều tra có xem xét vấn đề ông Dũng có sai phạm nhưng vẫn được bổ nhiệm hay ông này từng bị tố cáo gian lận bằng cấp hay không, đại tá Thanh khẳng định: “Trong quá trình điều tra, tất cả hành vi gì nếu có dấu hiệu tội phạm, về nguyên tắc đều phải xem xét. Nếu vi phạm hành chính  thì xử lý hành chính, nếu vi phạm hình sự xử lý hình sự, đặt yêu cầu khách quan toàn diện, triệt để”.
“Không thấy vợ chồng ông Dũng”
Trao đổi với Thanh Niên chung quanh việc ông Dũng bỏ trốn, một số chuyên gia pháp luật cho rằng, đối với một đối tượng được xác định là đầu vụ có sai phạm lớn như vậy thì ngay sau khi triệu tập cần phải có những biện pháp nghiệp vụ đề phòng việc ông này bỏ trốn. Tuy nhiên, về nguyên tắc, trước khi bị tống đạt quyết định khởi tố bị can, ông này vẫn được hưởng đầy đủ mọi quyền công dân, không có “quy định cứng” nào buộc cơ quan chức năng phải áp dụng biện pháp nghiệp vụ như theo dõi, giám sát. Do vậy, việc chứng minh để lọt thông tin cũng không hề đơn giản.
Trong khi đó, có mặt tại nhà riêng ông Dũng ở phố Nguyên Hồng chiều qua, chúng tôi được một người dân là hàng xóm của ông này cho biết, vào sáng ngày 16.5 vẫn nhìn thấy vợ chồng ông Dũng đi ăn sáng cùng nhau. Từ ngày 18.5 đến nay không thấy vợ chồng ông này ở đâu nữa.
Lãnh đạo của Cục Hàng hải cũng xác nhận sáng ngày 17 vẫn thấy ông Dũng đến cơ quan làm việc bình thường nhưng chiều cùng ngày, khi cơ quan công an tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam thì không tìm được ông Dũng nữa.

Diễn biến vụ án tham nhũng
- Tháng 1.2012, cơ quan CSĐT (C48) đã xác minh làm rõ dấu hiệu sai phạm trong quá trình sửa chữa ụ nổi. Xác định 4 đối tượng Trần Hải Sơn - Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Văn Quang - Trưởng phòng Kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, Trần Bá Hùng - cán bộ Hyundai Vinashin, Phạm Bá Giáp - Giám đốc Công ty Nguyên Ân lập 2 bộ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống chiếm đoạt 2,9 tỉ đồng chia nhau (theo kết luận của giám định viên Bộ Công thương).
- Ngày 1.2.2012, C48 quyết định khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 đối tượng trên.
 - Mở rộng điều tra, ngày 17.5.2012, C48 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án. Đồng thời ra quyết định khởi tố bị can về tội “cố ý làm trái...”, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, hiện là Cục trưởng Cục Hàng hải; ông Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, hiện là Vụ phó Vụ Vận tải; ông Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam. Chiều cùng ngày, C48 xác định bị can Dương Chí Dũng đã bỏ trốn.
- Ngày 18.5, C48 ra quyết định truy nã đặc biệt trên toàn quốc đối với bị can Dương Chí Dũng.

Gây thiệt hại thêm 100 tỉ đồng
Tại cuộc họp báo C48 cho biết, ụ nổi No83M sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về VN.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Vinalines trình, phê duyệt, tổ chức mua khi chưa được tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao mặt bằng xây dựng nhà máy nên ụ nổi mua về không có địa điểm để lắp đặt, dẫn đến hậu quả là đến tháng 4.2010, Vinalines phải chi 30 tỉ đồng thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỉ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền mua, sửa chữa, gây thiệt hại 100 tỉ đồng.
Vụ tham nhũng lớn tại Vinalines: Bị can bỏ trốn sau khi nhận tội
Thái Sơn - Lê Quân

Trung Quốc lại bắt giữ trái phép tàu cá Việt Nam



(ĐVO) Chiều 21.5, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết tàu cá QNg-50003TS của ngư dân Nguyễn Thành Nhất, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ (trên tàu có 7 ngư dân).

Trước đó, ngày 16.5, trong lúc hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg-50003TS bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và bắt giữ trái phép. Hiện nay, gia đình của 7 ngư dân trên tàu cá QNg-50003TS tìm mọi cách liên lạc nhưng vẫn chưa bắt được thông tin với những ngư dân này. 

Ông Hùng cho biết địa phương đã báo cáo vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền để sớm can thiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân khi hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa.


Hà Nội ngập trong trận mưa lớn nhất từ đầu mùa



Tối 22/5, sau trận mưa lớn kéo dài chừng 3 tiếng, hàng chục tuyến phố ở thủ đô ngập sâu 50-60 cm, nhiều xe máy, ôtô bị hỏng. Dự kiến, mưa rào và dông còn kéo dài vài ngày tới ở Hà Nội và khu vực Bắc Bộ.

Trận mưa lớn bắt đầu lúc 18h30 kéo dài tới hơn 21h mới ngớt đã khiến nhiều tuyến phố ngập nặng.
Trận mưa lớn bắt đầu lúc 18h30 kéo dài tới hơn 21h mới ngớt đã khiến nhiều tuyến phố ngập nặng.
Không chỉ lòng đường mà cả vỉa hè phố Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương đều ngập
Không chỉ lòng đường mà cả vỉa hè phố Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương đều chìm trong nước.
Một góc vườn hoa Lê Nin cũng ngập trắng xóa.
Một góc vườn hoa Lên Nin (phố Điện Biên Phủ - Trần Phú) cũng ngập trắng xóa.
Các nhân viên thoát nước túc trực tại những điểm nóng
Các nhân viên thoát nước túc trực tại một trong những "điểm nóng" tối 22/5. Họ cho hay, đây là trận mưa lớn nhất từ đầu mùa, nhiều đoạn nước ngập sâu 50-60 cm.
Mưa lớn đã khiến nhiều xe máy, ôtô hỏng khi đi vào các đoạn ngập sâu.
Mưa lớn đã khiến nhiều xe máy, ôtô hỏng khi đi vào các đoạn ngập sâu.
Tại nhiều khu dân cư ở thủ đô
Tại nhiều khu dân cư ở thủ đô, nước cũng ngập cả sân...
... rồi tràn vào nhà.
... rồi tràn vào nhà.
Nước cũng tràn cả vào khu nhà trọ ở làng Triều Khúc (Thanh Xuân) khiến các sinh viên phải chạy đồ đạc lên cao.
Nước cũng tràn cả vào khu nhà trọ ở làng Triều Khúc (Thanh Xuân) khiến các sinh viên phải chuyển đồ đạc lên cao.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay, tối 22/5, khu vực Hà Nội và các vùng lân cận tồn tại những đám mây đối lưu phát triển mạnh gây mưa vừa, mưa to đến rất to và dông trong đêm 22 và ngày 23/5. Dự kiến, mưa rào và dông còn kéo dài vài ngày tới ở Hà Nội và khu vực Bắc Bộ.
Nguyễn Lê - Công Chức

'Nguyên Chủ tịch Vinalines làm trái chỉ đạo của Thủ tướng'



Sáng nay, Bộ Công an cho biết đã phát hiện các dấu hiệu tham nhũng, cố ý làm trái của nhiều cán bộ Vinalines trong việc mua, sửa chữa ụ nổi 83M, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. 6 người đã bị bắt, cựu chủ tịch Dương Chí Dũng bị truy nã.
'Đống sắt' hơn 26 triệu USD của Vinalines Truy nã nguyên Chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng

Tại cuộc họp báo sáng 22/5, đại tá Trần Duy Thanh, Cục trưởng Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng (Bộ Công an) thông báo một số kết quả điều tra sai phạm tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) trong việc chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M; lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
Ba tháng trước, việc sửa chữa ụ nổi 83M được cơ quan điều tra cho rằng có dấu hiệu của hành vi tham ô tài sản. Vụ án tham nhũng tại Vinalines lập tức được khởi tố điều tra.
Khi ụ nổi được đưa vào sử dụng thì phát sinh một số hư hỏng nên được đưa về cảng để sửa chữa. Ảnh: Quốc Thắng.
Khi ụ nổi được đưa vào sử dụng thì phát sinh một số hư hỏng nên được đưa về cảng để sửa chữa. Ảnh: Quốc Thắng.
Nhà chức trách xác định, ông Trần Hải Sơn (Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), ông Trần Văn Quang (Trưởng phòng kế hoạch) cùng một số người đã thông đồng với Trần Bá Hùng (cán bộ Hyundai Vinashin) và Phạm Bá Giáp (Giám đốc Công ty Nguyên Ân - Nha Trang) lập 2 bộ hồ sơ hợp đồng, chứng từ quyết toán khống khối lượng sửa chữa phần đáy ụ nổi, gửi giá... để chiếm đoạt, gây thiệt hại 2,9 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, trong phi vụ này, một số cán bộ thuộc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines được chia hơn 2,5 tỷ đồng, ông Trần Sơn Hải chiếm hưởng 900 triệu đồng. Số còn lại, ông Trần Văn Quang sử dụng.
Hiện, ông Trần Sơn Hải, Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng và Phạm Bá Giáp bị khởi tố, bắt tạm giam về Tội tham ô tài sản. 4 bị can này và những người có liên quan đã khai nhận hành vi, tự giác nộp lại hơn 1 tỷ đồng.
Mở rộng điều tra vụ việc, nhà chức trách cho rằng đã phát hiện cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng có hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước trong việc mua ụ nổi 83M và phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
Do vậy, ngày 17/5, Bộ Công an đã khởi tố bổ sung thêm tội Cố ý làm trái vào vụ án đang điều tra. Trong ngày hôm đó và hôm sau (18/5), ông Dũng cùng ông Mai Văn Phúc Vụ phó Vụ vận tải (nguyên tổng giám đốc Vinalines; Trần Hữu Chiều (Phó tổng giám đốc Vinalines, Trưởng ban quản lý dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam) đã bị khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ thực thi được lệnh bắt với ông Phúc và Chiều. Ông Dũng đã bỏ trốn, đến chiều nay vẫn chưa truy bắt được.
Theo công bố của Cục Chống tham nhũng, khi chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch, cuối tháng 6/2007, ông Dũng đã ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 3.850 tỷ đồng. Tại dự án có hạng mục mua, lắp đặt ụ nổi.
Cơ quan cảnh sát điều tra cho rằng, năm 2007 ông Chiều đã ký văn bản đề nghị, ông Phúc có văn bản trình để ông Dũng ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M với tổng mức đầu tư 14,136 triệu USD, trong khi đây là ụ nổi sản xuất năm 1965, đã bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động, bị Cơ quan đăng kiểm Nga dừng cấp phép kiểm định, quá thời hạn theo quy định là 22 năm, không đủ điều kiện nhập khẩu về Việt Nam.
5 tháng sau, ông Dũng lại phê duyệt điều chỉnh thay đổi phương án mua dẫn đến chi phí thực tế cho việc mua, vận chuyển ụ nổi về Việt Nam sửa chữa tổng chi phí hết 24,3 triệu USD. Đến nay, tổng số tiền Vinalines phải chi phí cho việc mua, vận chuyển, sửa chữa ụ nổi, vay lãi ngân hàng và một số khoản chi phí khác lên đến 480 tỷ đồng. Hiện, việc vay vốn và xây dựng nhà máy cũng đã bị tạm dừng, ụ nổi không đưa được vào khai thác gây lãng phí rất lớn.
Đến tháng 4/2010, Vinalines đã phải chi 30 tỷ đồng tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ, trực sự cố cho ụ nổi tại cảng Gò Dầu và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lãi vay ngân hàng cho khoản tiền, mua sửa chữa ụ nổi. Tổng mức thiệt hại là 100 tỷ đồng.
Bộ Công an nhận định, nguyên nhân của việc thất thoát lãng phí trên do lãnh đạo Vinalines đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch; chưa trình Thủ tướng xem xét quyết định theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc làm của các ông Dũng, Phúc và Chiều là "trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng", Luật đầu tư, Luật đấu thầu.
Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.
Hà Anh - Anh Thư

Báo Anh: Sao la Việt Nam sắp tuyệt chủng vì... quán nhậu



22/05/2012 14:48:54
 - Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF cảnh báo rằng nạn săn trộm tại Việt Nam và Lào có thể khiến sao la, loài vật được mệnh danh là “kỳ lân châu Á”, bị tuyệt chủng. 

Theo ước tính, hiện số lượng sao la chỉ còn khoảng từ 10 tới vài trăm con. Chúng đã được liệt vào danh sát những loài động vật bị đe dọa nghiêm trọng.

Trước đó, năm 2009, cuộc họp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã kết luận rằng số lượng sao la đang giảm xuống một cách nhanh chóng.

Nạn săn trộm động vật hoang dã tại dãy Trường Sơn đang tăng nhanh. Thêm vào đó, sự phát triển của tầng lớp trung lưu cũng tác động tới nhu cầu thưởng thức thịt các loài động vật hoang dã, quý hiếm.

Theo ông Barney Long, chuyên gia động thực vật học của WWF châu Á, “số lượng những người tới nhà hàng và chi tiền cho các món ăn bắt mắt ngày càng tăng lên. Người ta gây ấn tượng với đối tác làm ăn bằng cách chiêu đãi họ những bữa ăn đắt tiền. Một cách tốt để phô trương và ra vẻ là một người có đẳng cấp là ăn những loại thịt ’đẳng cấp’”. 
Sao la ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sao la ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Sao la bị bắt sống sẽ chết không lâu sau đó. Theo giải thích của ông Long, “khi bị bắt, chúng tỏ ra là những loài được thuần hóa, rất thân thiện khi có người tới và chạm vào chúng”. Tuy nhiên, đó có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng cực độ: “chúng đang sợ hãi”.

Các nhà bảo tồn cho rằng điều đáng mừng là sao la có vẻ không phải là mục tiêu hàng đầu của những kẻ săn trộm. Theo ông William Robichaud, điều phối viên của Tổ chức bảo vệ Sao la (Saola Working Group), chúng bị bắt phần lớn là bởi đi lọt vào bẫy được sử dụng để bắt các loài động vật khác. Song, ông khẳng định: “Chúng ta vẫn cần phải hành động”. 

Sao la là loại sống tại vùng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn, biên giới Việt - Lào. Nó được phát hiện năm 1992 và là loài động vật có vú lớn đầu tiên được phát hiện kể từ những năm 1930.

Lê My (Theo Guardian, Huffington Post)

Vợ chồng trưởng ban quản lý chợ lừa đảo tiền tỷ



22/05/2012 09:35:44
Chiều 21/5, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Cần Thơ cho biết, lực lượng chức năng đã hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát Nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố vợ chồng nguyên Trưởng ban quản lý chợ Bình Thủy, Cần Thơ, về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản."

Mô tả ảnh.
Vay tiền rồi bỏ trốn. Ảnh minh họa
Theo kết luận điều tra, Lương Văn Cứ (59 tuổi, nguyên Trưởng ban quản lý chợ Bình Thủy, thuộc Phòng Kinh tế quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ) cùng vợ Đinh Thị Xuân Nga (56 tuổi, từng là thủ quỹ tại Công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp Cần Thơ) đã lợi dụng lòng tin của người dân để chiếm đoạt tài sản.

Trong khoảng thời gian từ năm 2006-2010, vợ chồng Cứ và Nga đã vay, mượn tiền, tài sản của 18 người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều, Bình Thủy và huyện Châu Thành (Hậu Giang) với lãi suất từ 2,5-6,5%/tháng.

Sau khi mượn được tiền, vàng của các bị hại, vợ chồng Cứ sử dụng tiền vào việc trả nợ cho những người đã vay trước, chi tiêu trong gia đình. Đến tháng 10/2010, do không có khả năng trả nợ nên Cứ, Nga đã bỏ trốn với các khoản nợ trước đó.

Cuối tháng 12/2010, các hộ dân bị hại đã làm đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản của vợ chồng Lương Văn Cứ. Trong quá trình điều tra, Công an thành phố Cần Thơ nhiều lần triệu tập vợ chồng Cứ đến để làm rõ nội dung tố cáo của các bị hại, nhưng họ không đến. Qua liên hệ làm việc với gia đình của vợ chồng Cứ, cơ quan chức năng phát hiện cặp vợ chồng này đã bán nhà, lấy tiền và trốn khỏi địa phương.

Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh làm rõ hành vi phạm tội, tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra Quyết định truy nã đối với Cứ, Nga. Đến ngày 8/3 vợ chồng Cứ, Nga bị cơ quan điều tra bắt theo quyết định truy nã.

Kết quả điều tra xác định, tổng số tiền, tài sản hai vợ chồng Lương Văn Cứ và Đinh Thị Xuân Nga vay, mượn rồi chiếm đoạt của 18 bị hại là 965 triệu đồng và 5,5 lượng vàng 24K.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra cơ quan điều tra còn nhận được đơn tố cáo của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cưu Long chi nhánh Cần Thơ - Phòng giao dịch Ninh Kiều, tố cáo Lương Văn Cứ đã vay tín chấp số tiền 40 triệu đồng đến nay chưa trả.
 
(Theo TTXVN)

Nhậu say, trưởng công an xã tự bắn mình



22/05/2012 09:02:12
Lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang ngày 21/5 đã chỉ đạo Công an huyện Châu Thành khẩn trương điều tra việc ông Trần Văn Ngọt (SN 1974), Trưởng Công an xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, dùng súng hăm dọa người thân và tự bắn vào bụng mình.

Trước đó, vào khoảng 17h ngày 20/5, sau khi đi nhậu với bạn bè về, ông Ngọt lục tung đồ đạc trong nhà để tìm tiền đi nhậu tiếp. Thấy vậy, vợ ông cằn nhằn không cho đi thì bị ông dùng súng chĩa vào trán định “xử”.
Do bị người thân can ngăn nên ông Ngọt bắn một phát chỉ thiên, sau đó chĩa ngược súng vào bụng mình bóp cò. Ông Ngọt may mắn thoát chết nhưng bị vỡ tá tràng, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
(Theo NLĐ)

Cựu Giám đốc Công an bị xử tội phản quốc



22/05/2012 10:46:24
Ông Vương Lập Quân, cựu Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh – Trung Quốc, sẽ bị xét xử tội phản quốc sớm nhất là vào tháng sau, theo tờ South China Morning Post đưa tin ngày 21/5.
Phiên tòa sẽ diễn ra ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Tờ South China Morning Post đưa tin thêm rằng một nhóm pháp lý đặc biệt đã được thành lập để điều hành vụ án.
Ông Vương sẽ bị xử tội phản quốc. Ảnh: AP
Ông Vương sẽ bị xử tội phản quốc. Ảnh: AP
Cũng theo tờ báo này, các cơ quan có liên quan đang chạy đua với thời gian để khép lại vụ scandal chính trị lớn nhất Trung Quốc trong vòng hai thập kỷ qua trước khi đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần 18 tiến hành vào cuối năm nay.

Ông Ong Yew-kim, chuyên gia luật Trung Quốc sinh sống tại Hong Kong, dự đoán ông Vương sẽ không bị tử hình do “không giết người cũng như không bị bắt quả tang sở hữu vũ khí”. “Có thể ông ta sẽ bị tuyên án 8 – 10 năm tù” – ông Ong cho biết.

Vụ việc bị đưa ra ánh sáng sau khi ông Vương Lập Quân bỏ chạy từ Trùng Khánh đến Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô xin tị nạn đầu tháng 2/2012. Hơn một tháng sau, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị cách chức, kéo theo việc điều tra lại vụ án mạng của doanh nhân người Anh Neil Heywood và sự dính líu của bà Cốc Khai Lai, vợ ông Bạc.

Lý do khiến ông Vương quay lưng lại với ông sếp thân thiết một thời là do phát hiện ra bà Cốc Khai Lai đứng sau vụ giết chết ông Heywood. Hiện nay, ông Bạc đang bị điều tra vì vi phạm kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc nghiêm trọng. Ông Bạc mất chức khiến cho cuộc tranh giành một vị trí trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị càng trở nên căng thẳng.
(Theo Người Lao Động)
TIN LIÊN QUAN

Máy bay quân sự Mỹ toàn linh kiện giả của Trung Quốc


22/05/2012 13:24:53
Hơn một triệu linh kiện điện tử giả sản xuất ở Trung Quốc đang được sử dụng cho các máy bay quân sự của Mỹ, theo một báo cáo trình Thượng viện Mỹ ngày 21-5. Điều này rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ.
TIN LIÊN QUAN
Máy bay trực thăng SH-60B của hải quân Mỹ . Ảnh: Stripes.com

Theo Ủy ban các lực lượng vũ trang của thượng viện cho biết trong cuộc điều tra kéo dài một năm do chủ tịch ủy ban Carl Levin, một nghị sĩ Dân chủ, và nghị sĩ Cộng hòa John McCain đứng đầu, đã phát hiện 1.800 trường hợp linh kiện giả ở cả các máy bay chở hàng cỡ lớn, trực thăng đặc nhiệm và máy bay thám báo của hải quân.
Báo cáo dày 112 trang “chỉ ra việc cơn lũ những linh kiện giả, chủ yếu từ Trung Quốc này, đe dọa an ninh quốc gia, an toàn của quân đội và việc làm của người Mỹ ra sao - ông Levin nói - Nó cho thấy thất bại của Trung Quốc trong việc kiểm soát thị trường đồ giả, một thất bại mà Trung Quốc phải lưu ý”.
Báo cáo cũng nói chính quyền Trung Quốc từ chối cấp thị thực cho các nhân viên của ủy ban sang nước này để điều tra. Theo đó, một quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ giải thích đây là một vấn đề nhạy cảm có thể làm “phương hại” tới quan hệ song phương.
Trong khi chủ yếu chỉ trích Trung Quốc, báo cáo cũng nói nhà chức trách Mỹ và các công ty tư nhân có hợp đồng với quân đội có vai trò trong việc hệ thống hậu cần cho quốc phòng trở nên dễ tổn thương khi không phát hiện đồ giả ngay từ đầu, hoặc không báo cáo lại với quân đội.
“Chỉ một thiết bị điện tử không hoạt động có thể khiến một binh sĩ, một thủy thủ, một phi công hay một lính thủy đánh bộ của chúng ta dễ tổn thương ở những thời điểm tồi tệ - báo cáo viết - Thật không may, một dòng thác linh kiện điện tử giả khiến điều đó càng dễ xảy ra”.
Các linh kiện giả được tìm thấy trong các tên lửa của máy bay trực thăng hải quân SH-60B, trong các máy bay chở hàng của quân đội và trong máy bay P-8A Poseidon của hải quân.
Báo cáo cho rằng Bộ Quốc phòng Mỹ “không hiểu biết đầy đủ về quy mô và ảnh hưởng của những linh kiện giả này với các hệ thống quốc phòng trọng yếu”, và việc sử dụng các nhà cung cấp không có chuyên môn và kinh nghiệm trong dây chuyền hậu cần quân đội gây ra những rủi ro không thể chấp nhận được cho an ninh quốc gia.
Theo Hải Minh
Báo Tuổi trẻ

Cháy tòa nhà trước cổng ủy ban thị xã Sầm Sơn



22/05/2012 14:41:14
Đám cháy bùng phát từ tòa nhà cao tầng đang thi công ngay trước cổng UBND thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa khi có hơn 100 người dân lao động đang thi công công trình tại đây.
TIN LIÊN QUAN

Những người dân gần khu vực trên cho hay, tòa nhà hỗn hợp du lịch khách sạn được xây dựng trên 2 mặt tiền của đường Nguyễn Du và Lê Lợi, thị xã Sầm Sơm đang thi công thì bốc cháy.

Đám cháy bùng phát vào lúc 9h15 sáng nay (22/5). Theo một số lao động đang có mặt tại hiện trường khu vực, điểm cháy bắt đầu xuất hiện tại khu vực tầng hầm của tòa nhà đang thi công rộng gần 1000m2.
d
9h40, đám cháy vẫn bùng phát từ khu vực tầng hầm.

Ở thời điểm hiện tại có hơn 100 lao động đang thi công phía trên, khu vực dưới tầng hầm đang dần hoàn thiện các hệ thống phòng với gần 20 lao động. Ở điểm cháy khu vực tầng hầm cao gần 10m so với mặt đường, đã bị khói đen bao trùm.

Khoảng 10 phút sau khi đám cháy xảy ra, lực lượng cảnh sát PCCC CA tỉnh Thanh Hóa đã có mặt dùng vòi rồng phun trực tiếp vào khu nhà và toàn bộ tầng hầm nơi điểm cháy đang bốc khói ngùn ngụt.

9 giờ 45 phút, khói đen vẫn bao trùm toàn bộ khu vực tầng hầm, rất khó để các lực lượng cứu chữa tiếp cận dập tắt đám cháy.

Theo ghi nhận ban đầu của PV, ngay khi xuất hiện những cột khói đen bao trùm toàn bộ khu nhà, toàn bộ số công nhân lao động tại đây đã được ra khỏi hiện trường tòa nhà.

Theo PLXH

Đại úy quân đội vay hàng chục tỉ đồng rồi... nghỉ phép



22/05/2012 15:57:50
Sau khi vay nợ hàng chục tỉ đồng của người dân địa phương, đại đội trưởng Đại đội Tăng thiết giáp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau xin nghỉ phép và biệt tích.

Ngày 22/5, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 9 cho biết, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp cùng Công an huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) bắt giữ vợ chồng đại úy Lâm Quyết Thắng (Nguyên đại đội trưởng Đại đội Tăng thiết giáp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau) và Thái Thị Hồng Diễm (làm việc tại Tỉnh đội Cà Mau) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vào tháng 10/2011, Thắng và vợ vay nợ hàng chục tỉ đồng của người dân địa phương rồi xin đi nghỉ phép nhưng không về.

Xác định đại úy Thắng đào ngũ, bị nhiều chủ nợ tố cáo, BCH quân sự tỉnh Cà Mau đã báo cáo sự việc về Tư lệnh Quân khu 9.
Ngày 13/1/2012, Cơ quan điều tra hình sự Quân khu 9 ra quyết định truy nã đặc biệt vợ chồng Thắng - Diễm.

Sau thời gian lẩn trốn tại nhà người thân ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà (Hải Dương), vợ chồng này tìm đến huyện đảo Vân Đồn để dung thân thì bị bắt.
(Theo NLĐ)

Viettel bị tố bội ước bên thứ 3 hậu sáp nhập EVNTelecom



22/05/2012 20:25:33
Tám Cty tư nhân đầu tư xây trạm BTS (trạm thu, phát sóng) vừa ký đơn kêu cứu lên Thủ tướng, tố Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê trạm BTS, trái chỉ đạo của Thủ tướng.
Trạm thu BTS. Ảnh minh họa.

Theo đơn kêu cứu, cuối tháng 4-2012, nhiều DN đang sở hữu trạm BTS cho EVN Telecom thuê đã nhận được văn bản của phía Viettel, đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu tháo dỡ trạm BTS, do không phù hợp sau khi sáp nhập, với một số trạm BTS được ký lại hợp đồng thì phải giảm giá còn 1/3 so với giá cũ...
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, trái với Quyết định 2151 của Thủ tướng Chính phủ, về sáp nhập EVN Telecom vào Viettel. Bởi theo quyết định này, Viettel phải tiếp nhận nguyên trạng, trong đó gồm cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác của EVN Telecom.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện riêng địa bàn Hà Nội có khoảng 400 trạm BTS của hơn 20 doanh nghiệp đã đầu tư trạm BTS, đã ký hợp đồng cho EVN Telecom thuê từ 5-10 năm. Hiện các hợp đồng này mới thực hiện được từ 6 tháng đến hơn 2 năm.
Nếu Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp này cả trăm tỷ đồng. Còn nếu có được Viettel ký lại, nhưng với giá cho thuê giảm 1/3 (từ khoảng 9-11 triệu đồng, nay chỉ còn 3-4 triệu đồng) thì không đủ để doanh nghiệp trả tiền thuê đất của dân.
Theo Nhật Anh
Báo Tiền phong

Bắt quả tang vụ vận chuyển thuốc lá lậu quy mô lớn



22/05/2012 21:08:33
 - Chiều ngày 22/5, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Đội Trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 – Chi cục quản lý thị trường Đắk Lắk  - cho biết vừa bắt quả tang một vụ vận chuyển 6.000 gói thuốc lá lậu mang nhãn hiệu Jet, 555 và Esse.
Tại thời điểm cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, số thuốc là này được chủ xe xếp lẫn lộn với các thùng hàng đựng bánh kẹo, xà phòng, dầu ăn… nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Chủ xe không xuất trình được các giấy tờ liên quan chứng minh tính hợp pháp của lô thuốc lá này khi nhà chức trách kiểm tra.

Mô tả ảnh.
6.000 gói thuốc lá lậu bị bắt giữ

Chủ tài xế vận chuyển số thuốc lá lậu trên là Võ Thanh Điềm (51 tuổi, trú tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khai nhận với Đội Quản lý thị trường số 1 Đắk Lắk rằng, vào đầu giờ chiều 22/5, khi ông đang đậu xe tại bến xe phía nam TP Hồ Chí Minh có một người đàn ông tới đặt vấn đề chở bánh kẹo về Buôn Ma Thuột. Ông Điềm nhận chở 11 thùng với giá 40.000 đồng/thùng, khi xe tới bến sẽ có người ra nhận.
Một lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 1 Đắk Lắk cho biết, đang hoàn tất hồ sơ vụ việc để chuyển sang công an xử lý trách nhiệm hình sự.
Khắc Lịch

Hà Nội:Hàng loạt cây xanh đang bị người dân ép đến chết



22/05/2012 21:11:55
 - Trên các tuyến phố của Thủ đô có một số cây xanh đang bị ép vào "bệnh viện”, bằng cách đóng đinh, buộc dây chặt dây vào thân cây… Những cây xanh này đang sống dần rụng lá rồi chết.

Lý do để người dân thiếu ý thức triệt hạ cây xanh trước cửa nhà mình là cần mặt tiền đẹp để mở cửa hàng kinh doanh hay cho thuê, nên họ tìm cách để giết cây.
Cây xanh bị quây bằng những chai rượu
Cây xanh bị quây bằng những chai rượu
Để giết được cây, một số người dân sử dụng bằng cách bịt gốc cây bằng xi măng, thậm chí đổ bê tông, quấn dây vào gốc cây xanh… để ép cây xanh chết dần. Những “công nghệ” kể trên đang được một số kẻ xấu làm dịch vụ "triệt" cây triển khai.

Quây thế này cây xanh rất khó phát triển và sống được
Quây thế này cây xanh rất khó phát triển và sống được
Nhốt cây bằng rọ sắt thế này...
Nhốt cây bằng rọ sắt thế này...
...bảo vệ hay ép cây xanh vào bệnh viện?
...bảo vệ hay ép cây xanh đến chết?
 
Các kiểu quấn dây vào thân cây
Các kiểu quấn dây vào thân cây
Đóng đinh vào thân cây
Đóng đinh vào thân cây
 
Nhưng kiểu xây dựng bịt quanh cây xanh ở ngõ 167 phố Tây Sơn
Những kiểu nhốt cây xanh ở ngõ 167 phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội)
Mặc áo cho cây, kiểu ép cây xanh...
Mặc áo cho cây hay kiểu ép cây xanh...
..ép cây xanh đến chết
..đến chết

Tiến Dũng