THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 June 2012

Bàng hoàng con trai sát hại dã man cả cha, mẹ đẻ



25/06/2012 06:52:22
Bị chửi mắng khi xin tiền cha mẹ để trả nợ, Lưu Văn Thắng (26 tuổi) bực tức, nảy sinh giết đấng sinh thành ra mình. Nghĩ là làm, nghịch tử Lưu Văn Thăng về nhà riêng lấy dao sang đâm nhiều nhát chết cả cha và mẹ đẻ.

Vụ thảm án chấn động dư luận trên xảy ra vào khoảng 3h sáng ngày 24/6, tại số nhà 5 ngách 49/48 phố Thuý Lĩnh, phường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Nạn nhân được xác định là ông Lưu Văn Dơi (SN 1962) và vợ là bà Nguyễn Thị Gái (SN 1963) cùng trú tại địa chỉ trên.

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ án mạng nghiêm trọng trên địa bàn, Công an phường Lĩnh Nam cùng với Công an quận Hoàng Mai khẩn trương xuống hiện trường, điều tra, truy xét hung thủ gây án.

Tại hiện trường, thi thể 2 nạn nhân là ông Lưu Văn Dơi và bà Nguyễn Thị Gái nằm gục trên sàn nhà trong vũng máu. Khám nghiệm ban đầu, cơ quan công an xác định cả hai nạn nhân đã bị đâm chết bởi nhiều vết dao.

Qua tiếng khóc nấc, chị Lưu Thị Nhã nói hung thủ gây án mạng chính là đứa em trai của mình tên Lưu Văn Thắng (SN 1986). Sau khi gây án, Thắng đã bỏ trốn.

Khẩn trương triển khai các mũi công tác truy xét đối tượng gây án, cho đến rạng sáng cùng ngày 24/6, lực lượng cảnh sát điều tra đã bắt giữ được Lưu Văn Thắng khi đứa nghịch tử này đang lẩn trốn tại nhà một người bạn gần đó.
Tên Thắng tại cơ quan công an.

Tại cơ quan công an quận Hoàng Mai, Lưu Văn Thắng khai nhận, vào khoảng 23h đêm ngày 23/6, Thắng sang nhà bố mẹ gần nhà riêng của vợ chồng hắn để hỏi xin tiền trả nợ thì bị mắng mỏ không cho tiền. Ông Dơi và bà Gái chửi bới, rồi đuổi Thắng về.

Không xin được tiền, lại còn bị bố mẹ mắng chửi, Thắng về nhà mang theo nỗi bực tức. Ngồi trong nhà riêng ở ngay phía sau nhà của bố mẹ đẻ, Thắng nảy sinh ý định giết chết đấng sinh thành ra mình.

Nghĩ là làm, Lưu Văn Thắng liền vớ lấy con dao nhọn, trở lại nhà bố mẹ. Lúc này, vợ chồng ông Dơi và bà Gái đã khóa cổng và đi ngủ. Thắng trèo tường vào trong nhà. Thắng đi vào phòng ngủ của bố mẹ rồi nép gần cầu thang.

Thấy tiếng động lạ, ông Dơi tỉnh dậy đi ra cửa phát hiện thấy Thắng đang cầm dao liền lao tới giằng lấy dao trên tay Thắng. Đứa con bất hiếu liền đâm ngay vào bụng của ông Dơi. Mặc dù bị đâm nhưng ông Dơi vẫn cố giằng co với Thắng để lấy con dao và tiếp tục bị Thắng đâm liên tiếp nhiều nhát.

Nghe tiếng động, bà Gái tỉnh dậy, vừa hô hoán vừa lao vào giằng dao của Thắng. Trong cơn say máu, Thắng đâm luôn nhiều nhát vào người mẹ mình. Một lát sau, thấy ông Dơi cựa quậy, Thắng tiếp tục đâm ông chết hẳn.

Nghe thấy tiếng động ở nhà trên, chị Lưu Thị Nhã lao lên thì thấy đứa em đã đâm chết cả cha và mẹ.

Sau khi gây án, Thắng chạy về nhà ở phía sau, thay quần áo và rửa sạch máu trên người, rồi bỏ trốn sang nhà một người bạn gần đó. Đến khoảng 5h sáng cùng ngày 24/6, khi đang chuẩn bị bỏ trốn, Thắng đã bị lực lượng công an bắt giữ.
 
Được biết, Thắng đã có một tiền án về tội trộm cắp.
 
(Theo NLĐ)

Hải Dương: Cháy lớn ở bệnh viện, bệnh nhân hoảng loạn



25/06/2012 07:51:16
 Lúc 17 giờ 15 ngày 23/6, tại Khoa Nội 2, Bệnh viện 7-TP Hải Dương xảy ra một vụ cháy lớn.
Cán bộ y bác sĩ và bệnh nhân được khẩn trương di tản để bảo đảm an toàn
Cán bộ y bác sĩ và bệnh nhân được khẩn trương di tản để bảo đảm an toàn

Đám cháy kèm theo khói mù mịt lan ra các Khoa Nội 3 và Khoa Khám chữa bệnh khiến hàng trăm bệnh nhân và người nhà hoảng loạn.

Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ cứu nạn (Công an tỉnh) đã huy động 5 xe cứu hỏa, 50 cán bộ, nhân viên cùng dụng cụ chuyên dụng có mặt để dập tắt đám cháy.

Công an TP Hải Dương cũng huy động 150 cán bộ, chiến sĩ đến phân luồng, điều khiển giao thông trên đường Tuệ Tĩnh và bảo đảm an ninh trật tự, bảo quản tài sản của bệnh viện và bệnh nhân. Lực lượng chức năng và các cán bộ, y, bác sĩ bệnh viện đã di chuyển toàn bộ bệnh nhân ở các khu nhà ra ngoài. Đến lúc đám cháy được dập tắt lúc 18 giờ 30, chưa ghi nhận thiệt hại về người.

Bác sĩ Đào Ngọc Chanh, Phó Giám đốc Bệnh viện 7 nhận định đám cháy có thể xuất phát từ kho quân y bệnh nhân ở tầng 1, thuộc Khoa Nội 2. Hiện nay tất cả những hoạt động khám chữa bệnh và cấp cứu bệnh nhân của bệnh viện vẫn hoạt động bình thường.
 
(Theo Báo Hải Dương)

Trần Huỳnh Duy Thức nói về Phong Trào Con Đường Việt Nam





Chào các bạn,

Sáng nay tôi và gia đình đã đến thăm Thức tại trại giam Xuân Lộc. Thức vẫn khỏe và tinh thần luôn lạc quan, ánh mắt vẫn đầy niềm tin.

Tôi nói: “Long đã phát động phong trào Con đường Việt Nam đang lan tỏa rất nhanh nhưng cũng khá nhiều tranh cãi”.

Thức nói ngay: “Nhưng nó sẽ nhanh chóng đạt được niềm tin của đa số người dân”

Rồi dường như đọc được suy nghĩ của tôi hoặc là đã tiên đoán trước được tình hình, Thức nói luôn mà không chờ tôi hỏi: “Long thay mặt cho cả con và Định để phát động nó. Đây là cách duy nhất hiện nay để củng cố nội lực đất nước nhằm vượt được khủng hoảng và chiến thắng cường quyền”. 

Sau đó Thức rất vui. Tôi chưa từng thấy Thức vui như vậy từ lúc vào tù.

Thức nói về củng cố nội lực khiến tôi suy nghĩ suốt trên đường về. Tới nhà tôi tìm đọc lại các bài viết của Thức liên quan đến nội lực quốc gia, trong đó có một bài rất đáng chú ý là: MỘT NĂM SAU ĐẠI HỘI X -CẢNH BÁO NHỮNG NGUY CƠ QUỐC GIA Thức đăng tải từ cuối tháng 4/2007. Bài này có những đoạn như sau:

“Người nghèo lệ thuộc người giàu, người giàu lệ thuộc quan chức, quan chức thì bị chi phối bởi những kẻ cơ hội... Sự lệ thuộc vật chất dẫn đến ý thức lệ thuộc và ích kỷ. "Thôi, lo làm mà kiếm tiền, để ý chi đến những việc đó, gặp phiền phức bây giờ" là câu nói mà nhiều người bật ra khi nghe ai đó bức xúc về những vấn đề của xã hội và chính quyền. Những ý thức và suy nghĩ độc lập ngày càng hiếm hoi làm sức đề kháng của xã hội ngày càng xuống thấp... Đáng lo hơn nữa là sự lệ thuộc suy nghĩ như vậy làm rất nhiều người, từ dân nghèo đến cả tầng lớp trung lưu hy vọng thụ động vào một sự thay đổi từ bên ngoài sẽ mang đến cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn cả về vật chất lẫn tinh thần và quyền lợi chính trị, mà không ý thức rằng chính mình mới là nhân tố quyết định những kết quả đó. Tác động từ bên ngoài là khách quan, dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại, nhưng chính sức mạnh của nội lực mới quyết định kết quả của sự tác động đó là tốt hay xấu. Với sức đề kháng của xã hội như Việt Nam hiện nay, kết quả đó sẽ là một thảm họa.”

Có lẽ tình trạng bây giờ còn nặng hơn 5 năm trước. Không chỉ trong bài viết này mà trong hầu hết những bài khác và các quyển sách của mình, Thức luôn kêu gọi xây dựng nội lực cho đất nước thông qua việc khơi dậy ý thức tự chủ cho từng công dân để mỗi người Việt Nam là một con người tự do. Như vậy quốc gia mới độc lập. Muốn vậy thì “Quyền con người phải được bảo vệ trên hết và bình đẳng”. Đó chính là mục tiêu tối thượng của phong trào Con đường Việt Nam. Đến giờ tôi hiểu rất rõ giá trị của mục tiêu này và tin tưởng sâu sắc rằng đây là cách duy nhất để củng cố nội lực của chúng ta để vượt thoát được khủng hoảng hiện nay và tiến lên dân chủ thịnh vượng cho đất nước.

Mấy ngày qua có nhiều bạn bè lo lắng hỏi tôi liệu việc phát đọng Phong trào như vậy có gây khó khăn, căng thẳng cho Thức và Định vì còn đang trong tù không. Tôi trả lời là tôi không nghĩ như vậy. Nhưng cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì những điều đó cũng không thể dập tắt được ý chí của những con người này được. Nhất là những ý chí đó đã bắt đầu tỏa sáng thành những niềm tin thắp sáng trong lòng nhiều người. Hơn nữa những ý chí và niềm tin đó đã được trui rèn và minh chứng qua thực tế. Trong bài viết được trích dẫn trên có một đoạn:

“Tai hại hơn nữa là gần đây nhà nước đứng ra phát hành trái phiếu quốc tế để vay nợ lấy tiền đổ vào các doanh nghiệp quốc doanh, các chủ nợ nước ngoài vẫn mua ào ạt các trái phiếu này dù thừa biết rằng các doanh nghiệp đó làm ăn rất kém hiệu quả. Bộ tài chính vừa trình cho thủ tướng chính phủ đề án phát hành tiếp 1 tỷ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế để tiếp tục vay nợ cho các doanh nghiệp nhà nước, nghe đâu thủ tướng cũng sắp phê duyệt. Và còn nhiều đề án tương tự sắp được trình duyệt. Sự vỡ nợ là không thể tránh khỏi.”

Trên chính là câu chuyện phát hành trái phiếu cho Vinashin vay hơn 5 năm về trước. Tôi nhớ lại lúc đó hầu hết đều hồ hởi về sự phát triển nhanh chóng của tập đoàn này nói riêng, Việt Nam nói chung. Nghe những lời cảnh báo về sự chắc chắn vỡ nợ này thật là không dễ dàng gì vào lúc đó. Nhưng nếu nó được lắng nghe cầu thị thì có lẽ giờ này đất nước không rơi vào khủng hoảng, có gặp khó khăn đi nữa thì cũng không bị mất hàng trăm ngàn tỷ đồng để có thể giải quyết được bao nhiêu khó khăn cho dân chúng.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã được cảnh báo trước một cách có trách nhiệm nhưng nó vẫn xảy ra. Cảnh báo cho những nguy cơ sắp tới đây cũng đã được Thức, Long, Định đề cập trong các lời phát động và kêu gọi của phong trào Con đường Việt Nam. Nếu những điều này không được quan tâm thì tôi tin rằng chúng ta sẽ không tránh được một sự sụp đổ nặng nề.

Thân mến chào các bạn


TT Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi đầu tư thêm vào đảo Phú Quốc ??


Trước khi cùng Thủ tướng Hunsen khánh thành cột mốc 314 trên tuyến biên giới Việt Nam Campuchia, hôm qua 23/6 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự hội nghị lần thứ 3 về hợp tác đầu tư Việt Nam sang Campuchia tổ chức tại Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Photo courtesy of Wikipedia
Bãi biễn Phú Quốc

Tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng ông hoàn toàn nhất trí là cần có chính sách phù hợp, tạo đột phá, ưu tiên phát triển kinh tế biển, khu vui chơi giải trí phức hợp tầm cỡ quốc tế tại Phú Quốc cũng như xây dựng cảng du lịch hiện đại tại đây. Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng hứa hẹn bố trí vốn và kêu gọi đầu tư thêm các nguồn vốn để tiếp tục việc xây dựng hạ tầng giao thông cho Phú Quốc đang gặp trở ngại, đặc biệt là tuyến đường trục Bắc-Nam và đường vòng quanh đảo.
Trên thực tế, các dự án đầu tư tại Kiên Giang đang bị vướng mắc lớn nhất trong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng, do người bị thu hồi đất không đồng thuận mức giá đền bù thấp. Đây là tình trạng chung ở Việt Nam và Luật Đất Đai sửa đổi vào sang năm cần có qui định rõ để bảo vệ quyền lợi người bị thu hồi đất, ngoài tiền đền bù đúng giá thị trường còn việc bảo đảm tái định cư và chuyển nghề cho người dân.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Campuchia – Việt Nam khánh thành mốc biên giới đất liền số 314



2012-06-24
Sáng ngày 24/6, trên tuyến biên giới đất liền thuộc tỉnh Kampot của Campuchia và tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, chính phủ Campuchia và Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành cột mốc biên giới số 314, là cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền giữa hai nước.
(ảnh Quốc Bình).cpv.org
Đoàn công tác đặc biệt của Ủy ban liên hợp biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia tại vị trí 314 là vị trí mốc cuối cùng trên tuyến biên giới
Thủ tướng Campuchia Hun Sen khẳng định công việc phân giới cắm mốc đều thực hiện dựa trên luật cơ bản. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đồng chủ trì lễ khánh thành cột mốc biên giới có số thứ tự cuối cùng 314, lãnh đạo hai nước khẳng định đây là sự kiện đánh dấu thắng lợi chung của dân tộc hai nước trong việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu tại buổi lễ, quá trình phân giới cắm mốc biên giới không chỉ để phân chia ranh giới giữa hai nước Campuchia – Việt Nam, mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, phát triển xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giảm bớt sự nghèo đói của nhân dân hai nước.
Ông Hun Sen cũng cho biết sau khi công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền này kết thúc, hai bên sẽ tiếp tục cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển, đồng thời cam kết thực hiện một cách minh bạch và khách quan.
cot-moc-bien-gioi-171-250.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen khánh thành mốc 171 tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia tại cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, đối diện tỉnh Kampong Cham của Campuchia. Nguồn: Lưu trữ Uỷ ban Biên giới quốc gia (2006).
Vẫn theo ông, tất cả công tác cắm mốc biên giới giữa hai nước đều thực hiện dựa trên luật quốc gia và luật pháp quốc tế. Đặc biệt, là dựa trên sự thỏa thuận và bản đồ biên giới có sẵn của thời Pháp thuộc.
Ông Hun Sen phát biểu: “Thực tế, cột mốc biên giới số 314 là cột mốc quan trọng nhất bởi vì vị trí mốc này là điểm bắt đầu vạch đường biên giới biển của hai nước. Công việc này sẽ được Ủy ban biên giới hỗn hợp hai nước phụ trách. Ngoài ra, các cột mốc biên giới mà hai nước đã và đang làm đã đáp ứng nguyện vọng mong muốn của nhân dân hai nước.”
Trong khi đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh việc khánh thành cột mốc số 314 là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Việt Nam.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng thúc giục hai nước, đặc biệt đề nghị Ủy ban biên giới hỗn hợp hai nước phải nỗ lực xây dựng và hoàn thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, đồng thời tạo xung lực mới để hai nước cùng quyết tâm sớm hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền.
Ông Nguyễn Tấn Dũng: “Việc khánh thành cột mốc biên giới số 314 trực tiếp tạo thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế và tạo sự ổn định cho người dân hai tỉnh Kiên Giang và Kampot nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa các tỉnh giáp biên của hai nước nói chung.”
Được biết, đây là lần thứ hai Thủ tướng Campuchia và Việt Nam quyết tâm thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định và các thỏa thuận về công tác biên giới lãnh thổ.
Trong lúc nhiều đảng chính trị và một số tổ chức nhân quyền Campuchia công khai không công nhận hoạt động cắm mốc biên giới trên đất liền và kế hoạch hoán đổi ngôi làng giữa Campuchia – Việt Nam, lãnh đạo hai bên kêu gọi nhân dân hai nước cùng nhau bảo vệ các cột mốc được toàn vẹn.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Phản đối TQ lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa'

Trước thông tin phía Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam), lãnh đạo hai tỉnh, thành phố trên đã lên tiếng phản đối quyết định trên của phía Trung Quốc.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa khẳng định huyện đảo Trường Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của tỉnh Khánh Hòa. Ông Thắng nhấn mạnh chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa. Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. 
"Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân Tỉnh Khánh Hòa." - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên bố. Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng cũng khẳng định huyện đảo Hoàng Sa là một bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam và trực thuộc quyền quản lý hành chính của thành phố Đà Nẵng.  Ông Chiến cho biết chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Hoàng Sa.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Năng tuyên bố: "Quyết định này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và không có giá trị về pháp lý. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định sai trái và phi pháp này, không có thêm hành động làm tổn hại đến quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước và tình cảm của nhân dân thành phố Đà Nẵng"./.
Theo TTXVN

CON GÁI ÔNG TÔ HUY RỨA TỪ NHIỆM

Quanlambao - Chỉ sau 02 tháng cô bé con khờ khạo có lẽ mới thấy sợ hãi trước cái thòng lọng người ta treo vào đầu mình! Về làm Chủ tịch HĐQT của một cái công ty xây dựng thời 'thổ tả' - cái thời chẳng có ngân hàng nào cho vay vốn và cũng chẳng có dự án vì đang bị cắt giảm đầu tư công, phải lo cho hơn 2000 công nhân thất nghiệp và 10 tỷ đồng lỗ! Có lẽ đó cũng là bài học để con các Quan hiểu rõ chân lý: KHÔNG PHẢI AI CŨNG BỖNG CHỐC TRỞ THÀNH TỶ PHÚ ĐÔ LA NHƯ NGUYỄN THANH PHƯỢNG! Khi nào có ông bố là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì hãy mơ đến điều đó! Dù sao cũng chúc mừng cô Tô Linh Hương thoát khỏi thòng lọng và hãy để yên cho bố cô làm viẹc vì dân!

Xin xem tin: 
Quyết định có hiệu lực từ 21/6/2012.
Ngày 22/6/2012, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) nhận được Công văn số 551/VN-PVC/CBTT về việc công bố thông tin thay đổi nhân sự Hội đồng quản trị của CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC (PVV). Nội dung công bố thông tin:
Bà Tô Linh Hương thôi giữ chức vụ Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex – PVC kể từ ngày 21/6/2012;
- Bổ nhiệm ông Bùi Anh Ninh – Phó Tổng Giám đốc làm thành viên Hội đồng quản trị CtyCP Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC nhiệm kỳ 2012-2017 kể từ ngày 22/6/2012.
Theo TTVN/UBCKNN


Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút

Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Thống đốc Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!
Bơm tiền “khủng khiếp”: Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút
Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản. 
Thống đốc nói rõ: "Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể".
Một lượng tiền lớn đã được đưa ra nhưng thực tế bù lại thì tín dụng vẫn âm, DN và nền kinh tế vẫn khát vốn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là lượng tiền lớn như thế đã đi vào đâu và ai đang là người hưởng lợi từ lượng tiền này.
Trao đổi với phóng viên, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cho biết, mặc dù từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ra thị trường một lượng tiền cực lớn lên đến gần 300.000 tỷ đồng, vậy nhưng số triền trên không có tác động tới sản xuất.
Thưa ông, một lượng tiền lớn cung ra nền kinh tế nhưng sao kinh tế vẫn tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Vậy số tiền trên đi đâu và có tác động đến nền kinh tế không?
- Số lượng tiền cung ra đúng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói. Nhưng sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỷ đồng thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỷ đồng rồi. Phải làm như vậy vì việc dùng tiền đồng mua USD thực chất là hoán đổi tiền và như vậy sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết.
Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức cho vay qua thị trường liên ngân hàng. Thêm vào đó là các ngân hàng thanh toán vay mượn lẫn với nhau...
Số tiền còn lại có đến được với các DN không còn nhiều và cũng chưa đủ để trám vào những khoản nợ đọng, vay mượn từ trước nên hết ngay. Nền kinh tế cần khối lượng tiền lớn, trong khi khả năng thanh khoản của người dân cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy nó không đủ kích thích kinh tế.
Nói như vậy theo ông tức là nhiều tiền lớn nhưng không có tác dụng với sản xuất kinh doanh?
- Để thúc đẩy sản xuất thì phải căn cứ vào dư nợ tín dụng và tiền từ ngân sách cấp ra cho các dự án. Thời gian qua, tiền cấp cho các dự án không tăng nhiều, tăng trưởng tín dụng âm. Như vậy, lượng tiền cung ra không có tác dụng với sản xuất kinh doanh, không đi vào nền kinh tế.
Vậy riêng việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác dụng gì cho khu vực ưu tiên này?
- Việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho nông nghiệp nông thôn, qua theo dõi đã thấy cho vay khu vực nông thôn có tăng lên và đó là yếu tố góp phần làm thay đổi, giúp cho sản xuất các mặt hàng thiết yếu tại nông thôn tăng. Vụ được mùa vừa qua cũng có yếu tố đóng góp của các dịch vụ và vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, với một khu vực nông thôn rộng lớn, việc cung ra 60.000 tỷ đồng chưa thấm vào đâu cả, tác động có nhưng chưa lớn, chưa làm thay đổi mạnh mẽ.
Theo công bố, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng được cung ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông số tiền này liệu có kéo nguy cơ lạm phát trở lại?
- Con số chính xác là ngân sách sẽ cung cấp 21.000 tỷ đồng/tháng và ngân hàng cung cấp 50.000 tỷ đồng/tháng. Nếu số tiền này được đưa vào đúng chỗ, đúng địa chỉ thì nó sẽ phát huy tác dụng, giúp đảm bảo tăng trưởng GDP đạt 6%/năm. Nền kinh tế hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. Khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được tung ra nhiều, giá cả ổn định thì nó còn có tác dụng kìm chế lạm phát.
Nhưng nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng, tất nhiên sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại.
Hiện nay, DN muốn vay vốn, ngân hàng thì thừa vốn muốn cho vay nhưng lại vướng tài sản thế chấp, nợ quá hạn. Nếu cứ áp dụng đúng tiêu chí thì ngân hàng không thể rót tiền được. Vậy sẽ giải quyết bằng cách nào?
-Vấn đề là ngân hàng và DN cần tìm tiếng nói chung. Ngân hàng không nên hạ tiêu chí cho vay nhưng cần linh hoạt và minh bạch. Với những dự án đang dở dang thì nên cho vay để tiếp tục hoàn thiện, cho vay với những DN có nhiều lao động, có hướng đi rõ ràng... Nói chung cần có chia sẻ với DN cũng như phân tích cụ thể, không nên xơ cứng, cứ đòi hỏi phải đủ điều kiện mới cho vay.
Ngân hàng không giải quyết được thì DN khó khăn. DN khó khăn, ngân hàng không cho vay được vốn cũng khó khăn. Ngân hàng và DN đang ngồi chung 1 thuyền, nếu không tìm ra tiếng nói chung, lối thoát thì cả 2 sẽ cùng chết chìm. 
- Theo VEF
 Theo quanlambao