THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 July 2012

Thịt thối đi xe khách xuyên Việt



Kiểm tra xe khách chạy tuyến Bắc - Nam, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Nghệ An phát hiện 400 kg chân giò thối, nội tạng động vật đã bốc mùi không rõ nguồn gốc.

Ngày 7/7, cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An tiến hành tiêu hủy 400 kg chân giò bò thối và nội tạng động vật đã bốc mùi này.
Trước đó, đêm 5/7 trên quốc lộ 1A thuộc địa bàn thành phố Vinh, Đội quản lý thị trường cơ động phối hợp với Công an thành phố Vinh kiểm tra chiếc xe khách mang biển số Đà Nẵng do tài xế Trần Thanh Hòa điều khiển.
Dưới gầm xe, lực lượng chức năng phát hiện nhiều thùng thịt, nội tạng động vật hôi thối, được ngụy trang trong các thùng hành lý. Phía ngoài mỗi thùng hàng đều có dấu niêm phong của một cơ quan thú y ở phía Bắc.
Tài xế không xuất trình được các giấy tờ về nguồn gốc của lô hàng trên. Toàn bộ lô hàng bị tịch thu chờ tiêu hủy.
Nguyên Khoa

Gạo nhiễm chì, asen... vẫn an toàn ??



07/07/2012 21:28:07
 - Một số nghiên cứu cho thấy, gạo trồng tại các làng nghề tái chế kim loại bị xâm nhiễm kim loại nặng. Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, các chuyên gia cho rằng, các chất này không ảnh hưởng sức khoẻ người dân, thậm chí có khi lại tốt cho cơ thể. 

Phơi nhiễm chì cao gấp 2 lần 

Nghiên cứu của TS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cùng các đồng nghiệp tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong và làng nghề tái chế sắt phường Châu Khê, Từ Sơn thuộc Bắc Ninh cho thấy, gạo trồng tại hai làng này đều có hàm lượng chì, asen trung bình cao hơn các làng lân cận. Cụ thể, hàm lượng chì trong gạo ở Văn Môn có trị số trung bình cao gấp 2 lần với mẫu đối chứng. Đặc biệt, có 60% mẫu gạo ở đây có hàm lượng chì lớn hơn 0,5mg/kg, trong khi mẫu đối chứng chỉ trung bình 0,05mg/kg. Gạo trồng ở vùng Châu Khê cũng cao hơn gạo trồng vùng đối chứng với 45% mẫu có hàm lượng chì lớn hơn 0,3mg/kg trong khi 100% số mẫu đối chứng đều dưới 0,03mg/kg.

Hàm lượng asen trong gạo trồng ở Văn Môn, Châu Khê cao hơn mẫu đối chứng không lớn và đều nằm trong ngưỡng an toàn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiêu chuẩn gạo sạch Nhật Bản thì 30% mẫu gạo ở khu vực này vượt ngưỡng. Còn gạo khu vực Châu Khê có 40% số mẫu vượt ngưỡng của Nhật Bản, trong khi 100% ở vùng đối chứng lại năm trong ngưỡng an toàn.

Qua nghiên cứu cho thấy, liều lượng kim loại nặng đưa vào cơ thể hàng tuần người dân ăn gạo tại 2 làng nghề này cao hơn gần 1,5 - 2 lần so với người dân bình thường.

Theo TS Nguyễn Mạnh Khải, nguyên nhân gạo phơi nhiễm kim loại nặng do công nghệ sản xuất lạc hậu, hạ tầng, trình độ lao động còn hạn chế. Điều này làm tăng mức phát thải chất ô nhiễm, gây tác động tiêu cực đến môi trường, sức khoẻ con người. "Dù hàm lượng chất kim loại nặng như chì, asen tại các vùng này cao hơn vùng đối chứng, chưa vượt ngưỡng an toàn của Bộ Y tế nhưng chứng tỏ người dân đang phải chịu sự phơi nhiễm kim loại qua gạo ăn cao hơn các vùng khác, tùy vào điều kiện như môi trường, cơ thể... có thể ảnh hưởng sức khoẻ", TS Mạnh Khải nhấn mạnh.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Không sợ nhiễm độc

Ở quan điểm khác, PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, chuyên gia nghiên cứu về asen và kim loại nặng cho rằng, từ trước đến nay hễ nói thực phẩm như gạo, ngũ cốc nhiễm hàm lượng chì, asen hay các kim loại nặng là người dân sợ nhưng thực chất không phải như thế. Những thực phẩm bị nhiễm chất kim loại nặng nhưng chưa vượt ngưỡng an toàn cho phép đôi khi lại là điều hay với sức khoẻ con người.
 
Ví dụ, bản chất chì là kim loại có khả năng tích lũy trong cơ thể, tuy nhiên vì hàm lượng thấp sẽ bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa... từ đó tạo nên sự cân bằng. Còn asen là chất kém tích lũy hơn chì, nếu chưa vượt ngưỡng sẽ không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Vì thế, với các vùng nguy cơ phơi nhiễm người dân vẫn an tâm sử dụng sản phẩm như bình thường.
 
"Bản thân trong đất luôn có kim loại nặng như chì, asen, sắt... Và trong thực phẩm cũng có chất này ở hàm lượng thấp để cung cấp vi chất cho cơ thể. Với hàm lượng thấp cơ thể sẽ tự đào thải và nhận hàm lượng mới tạo nên sự cân bằng. Việc người dân ăn kiêng quá mức hay ăn quá nhiều các chất này cũng không tốt", PGS.TS Trần Hồng Côn giải thích.

Các chuyên gia cho rằng, để có những kết quả chính xác về nguy cơ nhiễm chất kim loại nặng nhằm đưa ra cho người dân lời khuyên cũng như hướng xử lý cần có những nghiên cứu lâu dài, triển khai nhiều vụ mùa, loại lúa, xác định đối chứng rõ ràng... Còn hiện nay Việt Nam chưa phát hiện ra gạo nhiễm kim loại nặng vượt quá ngưỡng cho phép của  Bộ Y tế.

Về bản chất, thực phẩm bị phơi nhiễm kim loại nặng không thể phát hiện ra bằng mắt thường, chính điều này gây nguy hiểm cho sức khoẻ người dùng. Chất kim loại nặng khi quá ngưỡng cho phép sẽ tích lũy trong các mô của cơ thể, lâu dần phát sinh các bệnh nguy hiểm như bại não, thần kinh, da bị viêm nhiễm cũng như nhiều căn bệnh khác.

Hiền Trần

Thủy điện cột nước thấp đầu tiên của VN phát điện



07/07/2012 20:17:02
Đúng 7h45 ngày 7/7, tổ máy số 1 với công suất 16MW của nhà máy thủy điện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã chính thức phát điện hòa lưới điện quốc gia.
Phác họa công trình thủy điện Chiêm Hóa. (Nguồn: Internet)
Phác họa công trình thủy điện Chiêm Hóa. (Nguồn: Internet)
Theo các chuyên gia đánh giá, sau khi tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia, các thông số kỹ thuật về nhiệt độ dầu, nhiệt độ sécmăng, nhiệt dộ máy biến áp từ, công suất, độ mở cánh hướng, hành trình sécvô... đều ổn định. Tổ máy số 1 sẽ được vận hành với 26 cán bộ kỹ thuật, được chia làm 6 kíp.

Trước đó, ngày 25/6, sau khi cho chạy không tải thành công, Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa đã hiệu chỉnh, kiểm tra lần cuối cùng để ngày phát điện lên lưới điện quốc gia đảm bảo tuyệt đối an toàn.

Công trình Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa là công trình thủy điện cột nước thấp đầu tiên của Việt Nam, sử dụng công nghệ tuabin bóng đèn chạy thẳng nên chỉ cần mực nước chênh lệch trên 2,5m là nhà máy có thể phát điện. Do đó diện tích mặt nước phần lòng hồ không lớn, hạn chế tối đa di dân, giải phóng mặt bằng. Đặc trưng của công nghệ cột nước thấp là dòng chảy gần như vẫn giữ nguyên theo tự nhiên vốn có nên ít gây tác động đến môi trường.

Công trình có tổng vốn đầu tư trên 1.700 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế làm chủ đầu tư. Hiện nay, công tác lắp đặt stato, tuabin và tổ hợp máy phát của tổ máy số 2 đã hoàn thành.

Theo dự kiến, nhà máy sẽ tiếp tục phát điện tổ máy số 2 vào đầu tháng Chín và tổ máy cuối cùng vào cuối năm 2012. Khi hoàn thành, Nhà máy có tổng công suất 48MW và được vận hành đồng bộ với ba tổ máy của Nhà máy thủy điện Tuyên Quang.

(Theo TTXVN)

Nữ sinh 13 làm ‘tú bà’ đường dây bán dâm tuổi teen



07/07/2012 19:51:39
Bằng chiêu thức dụ dỗ, 2 má mì nhỏ tuổi đã lôi kéo một số học sinh cấp 2 tham gia vào đường dây bán dâm cho khách với mức giá từ 10-20 triệu đồng.

Công an huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đang tiến hành điều tra, làm rõ một đường dây bán dâm tuổi teen. Xác minh bước đầu cho thấy, 2 má mì cầm đầu đường dây này còn rất trẻ, trong đó Hoàng Thu Trang (17 tuổi, trú tại xã Yên Trạch, Cao Lộc) và Hoàng Hồng Hạnh (13 tuổi, ngụ tại xã Mai Pha, TP.Lạng Sơn).

Theo nguồn tin của báo CAND, 2 “tú bà” nói trên đã dụ dỗ các nữ sinh cấp 2 trường THCS Yên Trạch (Cao Lộc) có độ tuổi từ 13-15 đi bán dâm cho khách với mức giá từ 10-20 triệu đồng. Tuy nhiên, sau mỗi “phi vụ”, Hạnh và Trang chỉ trả cho người bán dâm từ 1-5 triệu đồng.

Mới đây, vào ngày 29/6, Công an tỉnh Quảng Ngãi cũng đã triệt phá thành công đường dây chuyên cung cấp gái mại dâm nhỏ tuổi quy mô lớn cho các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh.

Với nhiều chiêu thức, má mì La Thị Bích Khôi (40 tuổi, còn gọi là Út Lan) chuyên đi “săn” gái quê, nhỏ tuổi, dụ phỉnh lên TP.Quảng Ngãi bán café rồi dần dần cho “đi khách” kiếm tiền.

Nhờ sở hữu dàn gái xinh, nhỏ tuổi và biết chiều khách, Út Lan nhanh chóng nắm được các mối lớn tại nhiều khách sạn, nhà nghỉ. Theo tiết lộ, mức giá mỗi khách phải trả cho một lần “vui vẻ” là trên 1 triệu đồng.
 
(Theo VNN)

Nhà chờ sập, mất an toàn, đơn vị thi công phải chịu



07/07/2012 17:16:15
- Nếu xảy ra mất an toàn, đơn vị thi công, ban quản lý dự án... phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Gần 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố ngôi nhà 4 tầng 1 tum của chị Trương Kiều Xuân ở số 132 phố Thái Thịnh, phường Trung Liệt (quận Đống Đa, Hà Nội) đang chờ sập xuống đường.
Ngôi nhà nghiêng nguy hiểm
Ngôi nhà nghiêng nguy hiểm
Sáng ngày 7/7, các cơ quan chức năng thuê một nhóm thợ đang khẩn trương gia cố ngôi nhà chờ sập bằng cách chống, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân khu vực.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thao Hùng – Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt - cho biết: Sáng ngày 7/7, Sở Xây dựng Hà Nội đã cử đoàn giám định xuống ngôi nhà số 132 phố Thái Thịnh để xác mức độ nguy hiểm của ngôi nhà nghiêng.

Nếu nguy hiểm, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ giao cho UBND quận Đống Đa tiến hành cưỡng chế tháo dỡ.

Còn việc thuê thợ chống đỡ thêm vừa đảm bảo an toàn cho người dân khu vực, vừa để đảm bảo an toàn cho đoàn giám định xuống đánh giá mức nguy hiểm.
"Việc đánh giá mức độ nguy hiểm ngôi nhà nghiêng phải hoàn tất trong ngày 7/7, để bàn giao cho quận Đống Đa kịp thời xử lý", ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, ngôi nhà này nằm trong diện giải phóng mặt bằng thực hiện dự án làm đường Cát Linh – La Thành – Láng. Bà Trương Kiều Xuân không thực hiện quyết định thu hồi đất bàn giao mặt bằng, nên UBND quận ra quyết định xử phạt hành chính vào ngày 15/12/2010.
Ngôi nhà bạc tủ chờ sập xuống mặt phố
Ngôi nhà bạc tỷ chờ sập xuống phố
Trong quyết định ghi rõ: Bà Trương Kiều Xuân phải tự tháo dỡ, di chuyển tài sản, vật kiến trúc... ra khỏi phạm vi GPMB và bàn giao mặt bằng cho Ban QLDA.
Tuy nhiên, gia đình bà Xuân chưa chấp hành bàn giao mặt bằng nhưng đơn vị thi công vẫn ngang nhiên tiến hàng đào múc sát ngôi nhà, nên mới xảy ra sự cố.
Khi xảy ra sự cố nghiêng, UBND phường Trung Liệt, yêu cầu đơn vị thi công là Công ty CP đầu tư xây dựng Gia Long tạm dừng thi công, đồng thời triển khai các biện pháp chống đổ, đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
Đồng thời UBND phường Trung Liệt đã lập biên bản ghi nhận hiện trạng, với sự có mặt đại diện Ban Quản lý dự án đô thị, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, công an... Nếu xảy ra mất an toàn, đơn vị thi công hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất may đến lúc này chưa gây thiệt hại về người và tài sản của người dân cạnh ngôi nhà chờ sập.
Ai đi ngang qua cũng không dám nhìn vì sợ
Ai đi ngang qua cũng không dám nhìn vì sợ
Nứt lộ cả sắt
Nứt lộ cả sắt
Nhìn thấu lên trời được
Ánh sáng lọt vào trong nhà qua khe nứt
Công nhân đang hàn xì cột chống
Công nhân đang hàn xì cột chống
Khẩn trương làm việc
Khẩn trương làm việc
Nguyên vật liệu được chuyển đến để chống nhà chờ sập
Nguyên vật liệu được chuyển đến để chống nhà chờ sập
Các thanh sắt được chống vào nhà nghiêng nhưng...
Các thanh sắt được chống vào nhà nghiêng.
... nó vẫn nghiêng thấy rõ
 
Tiến Dũng

Trung Quốc phát hiện bia trộn hóa chất

Cảnh sát thành phố Tứ Bình thuộc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc thông báo bắt được 6 nghi phạm sản xuất 13 loại bia giả trộn các hóa chất độc hại là formaldehyde, vốn có thể gây ung thư, và a xít hydrochloric.
Theo Tân Hoa xã, trong số các nhãn hiệu bia bị làm giả có cả loại bia Thanh Đảo nổi tiếng và rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Nhà chức trách cũng đã thu giữ 18.000 thùng bia, 120 chai chứa formaldehyde, 20 thùng chứa a xít hydrochloric, 130.000 nhãn mác và 80.000 nắp chai.
Các nghi phạm khai trộn hóa chất nhằm kéo dài thời hạn sử dụng và làm bia có mùi vị ngon hơn. Từ tháng 2 đến nay, cơ sở này đã tung bia độc hại ra thị trường các tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang cùng Khu tự trị Nội Mông và thu lợi khoảng 2 triệu USD.
Ngọc Bi

“Cò” bệnh viện ngày càng tinh vi

Hôm qua 6.7, lần đầu tiên Bộ Y tế có cuộc họp với các bệnh viện (BV) bàn về việc giải quyết nạn “cò” khám chữa bệnh.
“Cò” bệnh viện ngày càng tinh vi
Quá tải bệnh viện là cơ hội cho "cò" khám chữa bệnh - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo PGS-TS Vũ Bá Quyết, Phó giám đốc BV Phụ sản T.Ư, mặc dù BV đã lắp 25 camera theo dõi ở các điểm “nhạy cảm” nhất, phối hợp với công an phường, lập các đội bảo vệ nhưng vẫn chưa thể dẹp được “cò". Ông Quyết nói, “cò” ngoại (lực lượng ngoài BV) hoạt động thách thức cả công an. Còn “cò” nội là nhân viên y tế lại tinh vi khiến BV khó kiểm soát.
Tại BV Mắt T.Ư, tình trạng "cò" hoạt động công khai. Tai đây, "cò" tổ chức khá chuyên nghiệp: từ bán sổ y bạ, đến dẫn bệnh nhân (BN) đi khám, chụp, chiếu, xét nghiệm. “Có những BN nhập viện, làm xong thủ tục chờ sáng mai lên bàn mổ, nhưng khi bác sĩ đi tìm thì không thấy đâu, hóa ra “cò” đã dắt đi mất, sang BV tư gần đấy”, TS Nguyễn Xuân Hiệp - Phó giám đốc BV Mắt T.Ư bức xúc.
Đại diện BV Việt - Đức cho biết, mỗi ngày có khoảng 800 BN, trong đó 250-300 ca cấp cứu. Ngoài cổng BV có "cò" xe chuyên móc nối “chặt chém” người muốn đưa BN chuyển tuyến, về nhà. Vì BV chỉ có 20 xe cứu thương trong đó có 10 xe dịch vụ không đáp ứng được.
Theo thượng tá Nguyễn Viết Chức, Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hà Nội, ở tất cả các BV đều có “cò” hoạt động, nhưng mức độ phức tạp nhất là tại BV K, Mắt và Bạch Mai. Đại diện Công an Q.Ba Đình, nơi có nhiều BV trên địa bàn chỉ rõ: Nếu không có sự tiếp tay của nhân viên BV thì “cò” khó sống được. Tại BV Việt - Đức, nếu nhân viên y tế tiếp tay cho “cò” sẽ  bị phạt 5-10 triệu đồng nên đã hạn chế được tình trạng “cò" nội.
Ông Phạm Đức Mục, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế khẳng định: Bộ sẽ yêu cầu giám đốc các BV có hình thức xử lý thích hợp, phạt cả chuyên môn, tài chính đối với nhân viên y tế tiếp tay cho “cò”. Sẽ kiểm tra đột xuất các BV để góp phần giải quyết nạn “cò”.
Nam Sơn

Có bảo kê, nhà trái phép đua nhau mọc

Dù chính quyền đã đưa ra nhiều chủ trương ngăn chặn, xử lý triệt để nhưng tại địa bàn H.Bình Chánh (TP.HCM) vẫn còn tình trạng lập khu dân cư “chui”. 
 Có bảo kê, nhà trái phép đua nhau mọc
Khu đất được ông Triều cấp phép xây dựng nhà 2 tầng - Ảnh: Đàm Huy
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, chỉ cần vài chục đến vài trăm triệu đồng là có thể mua được một nền đất ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B... (H.Bình Chánh). Những nền đất này đều nằm trong các khu dân cư tự phát, tồn tại trái phép, toàn bộ giao dịch đều không được chính quyền thừa nhận nhưng hoạt động mua bán khá rầm rộ vì cò đất hứa sẽ “bảo kê” xây dựng cho người mua.
Chúng tôi tìm đến dự án khu dân cư quy hoạch “chui” nằm trong hẻm đất khá sâu của đường Quách Điêu (xã Vĩnh Lộc A) với diện tích hàng chục ngàn mét vuông, được phân hàng trăm nền nhà với diện tích trung bình 54 m2, 60 m2, 60,75 m2, lộ giới hẻm từ 4 - 4,5 m. Khu vực này vốn là đất nông nghiệp nhưng các cò đất mạnh dạn hứa với khách hàng: mua xong sẽ “lo” cho xây dựng nhà kiên cố, gắn đồng hồ điện.
Một cò đất tên Thuyết dắt chúng tôi vào tham quan khu đất rộng thênh thang, lưa thưa vài căn nhà vừa mới xây xong. Thuyết giới thiệu 2 nền đất nằm mặt tiền đường 4,5 m với giá 3,5 triệu đồng/m2; nếu mua 2 nền thì giảm xuống còn 3,2 triệu đồng/m2. Chỉ về phía tây khu đất, “cò” Thuyết tiếp thị: “Khu này chúng tôi tự quy hoạch phân lô bán gần hết, còn một ít nữa là xong. Tụi tui làm ăn ở đây lâu rồi nên yên tâm”. Tại đây, cò đất còn làm nhà mẫu nhằm tạo lòng tin đối với khách hàng, ý nói mua đất thì sẽ được xây dựng khang trang như nhà mẫu. Cò Thuyết chỉ cho chúng tôi khoảng 6 - 7 căn nhà khá kiên cố và tuyên bố như đinh đóng cột: “Tiền “lo” chạy xây dựng nhà là 65 triệu đồng, tiền bắc đồng hồ điện đến tận nhà giá 5 triệu đồng. Trước khi xây dựng, chủ đầu tư sẽ có nhiệm vụ dựng trụ điện kéo dây điện đến tận nhà. Nước thì phải khoan giếng lên xài”.
Trước đó, cũng tại Vĩnh Lộc A, một số đầu nậu như: H., Th., D... thu mua đất nông nghiệp rồi tự phân lô bán nền và “bao” xây dựng. Những đầu nậu này đã câu kết với ông Võ Hoàng Triều (38 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A) để được cấp phép xây dựng sai quy định. Sai phạm này bị phát hiện, ông Triều đã bị khởi tố để điều tra. Thế nhưng, việc xây dựng trái phép ở xã Vĩnh Lộc A sau khi ông Triều bị khởi tố vẫn tiếp tục diễn ra. Vậy ngoài ông Triều, còn ai “bảo kê” cho cò trong việc xây dựng trái phép?
Tiếp xúc với PV Thanh Niên, ông Huỳnh Văn Hải - Chánh thanh tra xây dựng H.Bình Chánh cho biết UBND huyện đã có chỉ thị giao công an huyện phối hợp với UBND xã, thị trấn rà soát, lập danh sách các khu vực có phân lô, xây dựng trái pháp luật; theo dõi, nắm rõ các đối tượng vi phạm, đặc biệt là các trường hợp có tổ chức, có hệ thống... để làm cơ sở tiếp nhận hồ sơ, tiến hành điều tra, xử lý hình sự theo quy định.
Đàm Huy - Đình Phú

Thịt bẩn ùa vào thành phố

Liên tiếp các vụ phát hiện những lô thịt bẩn vận chuyển vào Hà Nội và TP.HCM khiến người dân canh cánh nỗi lo nhiễm bệnh ngay trên bàn ăn nhà mình.
Thịt bẩn ùa vào thành phố

Thịt bẩn ùa vào thành phố
Heo tai xanh đưa về giết mổ lậu trên địa bàn H.Bình Chánh bị tổ kiểm tra phát hiện - Ảnh: Do Trạm thú y H.Bình Chánh cung cấp
Dịch tới, cung tăng
Ông Khương Trần Phúc Nguyên - Trưởng trạm Thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) cho biết, ngày 27.6 tổ liên ngành thú y huyện đã tiêu hủy một lô heo nhiễm bệnh tai xanh thu giữ ở số B8/8E, ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh do ông Nguyễn Minh Quân làm chủ cơ sở. Tang vật tại hiện trường là 4 con heo không rõ nguồn gốc, trong đó 1 con heo đã giết mổ. Tổ công tác lấy mẫu xét nghiệm 3 con heo còn sống. Kết quả cả 3 con heo này mắc bệnh tai xanh. UBND H.Bình Chánh ra quyết định tiêu hủy. Bước đầu ông Quân khai mua lô heo bệnh này từ Long An.
Theo ông Phan Xuân Thảo -Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, số lượng heo từ Đồng Nai và Bình Dương đưa về TP hiện nay tăng đột biến, từ 10-12% so với trước khi có dịch. Chỉ trong khoảng 3 tuần, từ ngày 7 - 28.6, tổ liên ngành thú y Trạm Thủ Đức đã phát hiện 40 vụ vi phạm, tang vật thu giữ 15,3 tấn thịt, nội tạng gia súc, gia cầm, 9.251 con gia súc, gia cầm bẩn. Trong đó, chỉ riêng ngày 28.6 đã ngăn chặn 6 vụ vận chuyển hơn nửa tấn thịt, nội tạng heo bẩn, tất cả đều từ Đồng Nai đưa về.

7 tỉnh, thành đang có dịch
Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) ngày 4.7 cho biết, hiện dịch heo tai xanh đang tấn công đàn heo của 7 tỉnh, thành: Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Điện Biên, Hà Nội và Bình Dương. Tính từ đầu năm đến nay, đã có trên 34.000 con heo mắc bệnh, trong đó trên 22.000 con heo đã bị tiêu hủy.
Tại Hà Nội, cơ quan chức năng vừa “đánh sập” một đường dây thu mua thịt heo được xác định là bị nhiễm dịch tai xanh chế biến thành ruốc và mắm tép chưng để bán ra thị trường, thu lời bất chính. Chủ cơ sở Nguyễn Văn Hải (24 tuổi, ở xã Khánh Hà, H.Thường Tín, TP.Hà Nội) khai nhận, đã mua heo chết từ một người hành nghề giết mổ, tên là Nguyễn Bá Trọng (H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội).
Cuối tháng 6, lực lượng liên ngành của TP.Hà Nội đã tạm giữ 2 xe tải loại 5 tấn chở đầy gà đang lưu thông trên đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Lái xe khai nhận chở thuê số gà trên từ Quảng Ninh về Hà Nội nhưng không xuất trình được giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy kiểm dịch của cơ quan thú y và địa điểm giao hàng là chợ Hà Vỹ (H.Thường Tín, Hà Nội). Theo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, chỉ trong vòng 10 ngày trung tuần tháng 6, đã bắt giữ trên 17 tấn gà lậu.
Ông Phạm Văn Đông, Cục phó Cục Thú y thông tin, trong hai tháng 5 và 6, lực lượng chức năng đã bắt giữ gần 95 tấn nầm heo và nầm dê thối. “Toàn bộ số hàng này đều được đầu nậu thuê cửu vạn vác qua các đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới Việt -Trung để xâm nhập vào thị trường nội địa. Khi bị phát hiện, cửu vạn bỏ hàng chạy thoát thân, chúng tôi chưa bắt được một chủ đầu nậu nào”, ông Đông nói. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần, có đến 70% thịt bẩn tuồn vào Việt Nam là do các đầu nậu nhập lậu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Lô thịt heo nái giả thịt heo rừng, thịt heo bệnh vận chuyển về TP.HCM tiêu thụ bị Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức ngăn chặn - Ảnh: Hoàng Việt
Không khó để kiểm soát
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, không chỉ khó kiểm soát mà còn khó xử lý người vận chuyển, giết mổ lậu, vì chủ yếu là phạt hành chính không đủ răn đe. Phần lớn người tổ chức giết mổ lậu từ tỉnh khác đến thuê mướn nhà, khi bị phát hiện bỏ trốn, chuyển sang điểm mới tiếp tục giết mổ lậu. Chính các lò giết mổ lậu sử dụng heo trôi nổi, heo bệnh nhưng khó bắt quả tang, khó xử lý. Một thực tế đáng lo khác - theo ông Lê Anh Hùng, Trạm trưởng Trạm thú y H.Hóc Môn, là "có khả năng người dân vùng dịch bán heo bệnh tìm mọi cách đưa đi tiêu thụ để vớt vát chút vốn liếng, nhất là heo giết mổ sẵn từ các vùng dịch đưa về các điểm buôn bán nhỏ lẻ, khu công nghiệp, vì vậy khó có thể kiểm soát".
Tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh nông sản diễn ra cuối tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y phối hợp với lực lượng chức năng truy tận gốc, triệt phá các đầu nậu chuyên buôn bán, vận chuyển “thịt bẩn”.
Vừa trở về sau chuyến thị sát tại Lạng Sơn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, thịt bẩn, thịt thối sau khi được cửu vạn khuân vác qua biên giới sẽ phải tập kết tại một điểm nào đó và người ta dùng cả xe tải để vận chuyển. Có cán bộ địa phương đã nói với ông rằng, hoàn toàn có thể nắm được tất cả các đầu nậu, vấn đề là có làm hay không mà thôi.
“Không thể để dân mình tiếp tục phải ăn thịt bẩn nữa. Chúng tôi sẽ có văn bản đề nghị phía công an vào cuộc, điều tra và đánh sập các đầu nậu chuyên cung cấp thịt thối, thịt bẩn, thịt heo nhiễm bệnh”, ông Tần nói.

Khẩn cấp giải cứu ngành chăn nuôi
Ngày 6.7, Hội Chăn nuôi VN đã tổ chức hội nghị tìm giải pháp khắc phục khó khăn hiện nay của ngành chăn nuôi. Theo ước tính của Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), trong 6 tháng đầu năm, ngành chăn nuôi đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài ảnh hưởng của dịch bệnh, chất cấm, giá sản phẩm chăn nuôi liên tục tụt giảm và giảm thấp nhất kể từ 2 năm gần đây (nhất là thịt lợn và thịt gia cầm) thì tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi và dịch tai xanh từ giữa tháng 3 khiến một bộ phận người tiêu dùng vẫn e ngại và giảm tiêu thụ thịt heo.
Để tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, Bộ NN-PTNT vừa kiến nghị Thủ tướng một số giải pháp cấp bách như: Đề nghị Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp có điều kiện để thu mua, bảo quản và chế biến thịt lợn đông lạnh. Cụ thể như: Đối với giết mổ tiêu thụ tươi và giết mổ cấp đông: cho vay 20 triệu đồng/tấn sản phẩm; thời hạn vay 3 tháng; lãi suất 0%. Đối với chế biến sản phẩm đóng hộp và các sản phẩm thành phẩm khác: cho vay 30 triệu đồng/tấn sản phẩm; thời hạn vay 6 tháng; lãi suất 0%. Ngoài những giải pháp nói trên, ông Nguyễn Quốc Trung - Tổng giám đốc Công ty Japfa (Long An) cho rằng, Chính phủ cần có các chính sách kích thích xây dựng mạng lưới tiêu thụ phân phối để rút ngắn khoảng cách trung gian; bỏ ngay thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với thức ăn chăn nuôi... 
Quang Thuần 
Hoàng Việt - Quang Duẩn - Quang Thuần

Trộm đột nhập nhà giám đốc "cuỗm" tiền tỉ



07/07/2012 07:22:14
Công an Q.6 (TP.HCM) ngày 6.7 đã tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ trộm tài sản xảy ra tại nhà ông Lê Tấn Lực (43 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Lực Phương (đường Bãi Sậy, P.1, Q.6).

Theo trình báo của ông Lực với Công an Q.6, khoảng 16h ngày 5/7, do người thân trong gia đình bị bệnh nên ông phải đưa vào bệnh viện cấp cứu rồi ở lại chăm sóc luôn.
Hiện trường vụ trộm đột nhập cắp tài sản

Sáng sớm 6/7, ông Lực về nhà (đồng thời là văn phòng công ty) thì phát hiện bị mất trộm. Kiểm tra két sắt, ông Lực phát hiện bị mất 1 tỉ đồng tiền mặt cùng nhiều tài sản có giá trị khác.

Qua khám nghiệm hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện mái tôn nhà ông Lực bị bọn trộm cắt đứt, sau đó phá la phông đột nhập vào trong, rồi cạy két sắt lấy tiền và tài sản.
 
(Theo TNO)

Báo cáo Thủ tướng việc một xã có 500 cán bộ



07/07/2012 07:27:11
Tại cuộc họp báo định kỳ ngày 6/7 của Bộ Nội vụ, trả lời câu hỏi về thông tin tại một xã của H.Quảng Xương, Thanh Hóa có 500 cán bộ, trong đó phần lớn là cán bộ cấp thôn, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết ông vừa ký công văn yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo rõ việc này trước ngày 10.7 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, một số báo đã thông tin về việc một xã có tới 500 cán bộ ở Thanh Hóa, nêu tình trạng vì có quá nhiều cán bộ, trong đó có nhiều vị trí không có trong quy định nên không được ngân sách chi trả, nguồn thu của địa phương hạn chế, chính quyền xã đã yêu cầu nhân dân đóng góp để trả lương cho số cán bộ này.

Theo thống kê của Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ, hiện số cán bộ thôn trên cả nước là hơn 574.000, nếu tính cả cán bộ xã là 769.000 người. Thông thường mỗi thôn có 3 cán bộ là trưởng thôn, bí thư chi bộ và công an viên. Tuy nhiên, trên thực tế, cả nước hiện có hơn 900.000 cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, thôn.

Ông Nguyễn Hữu Đức, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương cho biết: hiện mỗi xã đang phải chi trả từ 120 đến 170 định suất ngoài ngân sách bằng nguồn đóng góp của dân.
 
(Theo TNO)

Trung Quốc âm thầm thu mua đất hiếm

Đất hiếm được sử dụng trong hàng loạt thiết bị công nghệ cao và công nghệ mới, từ máy nghe nhạc iPod cho tới tên lửa đạn đạo.
Tờ Manila Times cho biết, Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ đất hiếm cho các kho dự trữ chiến lược. Động thái này có thể sẽ làm tăng thêm những lo ngại về sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với nguồn tài nguyên quý giá này.

Dẫn bài báo đăng trên tờ China Securities Journal hôm 5/7, báo trên cho hay, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng các nguồn ngân sách của nhà nước để thu mua và dự trữ quặng đất hiếm cho các kho dự trữ chiến lược. Tuy nhiên, nguồn tin không nói rõ, việc này đã được thực hiện từ khi nào.
Trung Quốc hiện sản xuất hơn 90% lượng quặng đất hiếm của thế giới. Đất hiếm được sử dụng trong hàng loạt thiết bị công nghệ cao và công nghệ mới, từ máy nghe nhạc iPod cho tới tên lửa đạn đạo. Bắc Kinh đã khiến nhiều đối tác là các nước lớn nổi giận khi đặt ra hạn ngạch xuất khẩu loại tài nguyên này.

Cuối tháng trước, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản đã gây thêm áp lực với Trung Quốc về quy định hạn chế xuất khẩu đất hiếm của nước này. Nhóm quốc gia trên đã yêu cầu thành lập một ủy ban giải quyết tranh chấp ở Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Dự kiến ủy ban này sẽ có một cuộc gặp đặc biệt vào ngày 10/7.

Cao ủy thương mại EU, Karel De Gucht, cho biết EU, Mỹ và Nhật Bản sẽ thực hiện bước thứ hai buộc Trung Quốc tuân thủ cam kết khi gia nhập WTO. “Trung Quốc hạn chế xuất đất hiếm và các sản phẩm khác vi phạm cam kết với WTO, ảnh hưởng đến thị trường quốc tế và đẩy các công ty của chúng tôi vào thế bất lợi”, ông nói.

Ông Gucht cho biết: "Mặc dù đầu năm nay, WTO đã đưa ra phán quyết rõ ràng nhưng Bắc Kinh vẫn không thực hiện các biện pháp để loại bỏ các hạn chế về xuất khẩu đất hiếm. Chúng tôi lấy làm tiếc là không có giải pháp nào khác ngoài việc giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp pháp lý”.

Trong khi đó, trên tờ New York Times, đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk cũng khẳng định, “điều quan trọng là các công nhân và nhà sản xuất Mỹ được quyền tiếp cận bình đẳng và công bằng với những nguyên liệu thô như đất hiếm mà Trung Quốc đã đồng ý khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới”.

Trước đó, ngày 13/3, các nước Nhật Bản, Mỹ và EU đã kiện Trung Quốc lên WTO vì hạn chế xuất khẩu đất hiếm. Bất chấp phán quyết của WTO hồi đầu năm 2012 đối với vụ tranh cãi đầu tiên về 9 loại nguyên liệu thô trong đó có đất hiếm, Trung Quốc vẫn không tìm cách dỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu liên quan.

Hôm 20/6 vừa qua, Trung Quốc lần đầu tiên công bố Sách Trắng về ngành công nghiệp đất hiếm của nước này, với tựa đề "Thực trạng và chính sách ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc", với mục đích giải thích về ngành công nghiệp này cũng như các chính sách liên quan do Chính phủ Trung Quốc ban hành.

Sách Trắng cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng cường quản lý một cách khoa học và cung cấp sản phẩm đất hiếm cho thế giới.

Do việc khai thác đất hiếm tác động tiêu cực đến môi trường, nên để kiểm soát những nguy cơ như vậy cũng như bảo vệ nguồn tài nguyên không thể tái tạo này, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt chính sách như bảo vệ các mỏ đất hiếm, giảm hạn ngạch xuất khẩu, giới hạn chất thải và tăng thuế đối với tài nguyên này.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, chiến lược hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc làm tăng giá mặt hàng này trên toàn cầu và buộc các công ty nước ngoài phải mở cơ sở ở đây để có thể tiếp cận nguồn nguyên liệu. Ngoài ra, đất hiếm cũng là một lá bài cực mạnh để Trung Quốc có thể đàm phán tương lai với thế giới.
VNEconomy

VIDEO - 4 tàu TC đuổi tàu VN ở Trường Sa ngày 3/7/2012


Không đầy hai ngày sau khi đến khu vực Trường Sa, đội tàu hải giám của Trung Quốc hôm qua 03/07/2012 đã ngăn chặn và đuổi một chiếc tàu của Việt Nam ra khỏi một khu vực mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ. Báo chí Trung Quốc đã tiết lộ tin trên, nhưng không nói rõ là tàu Việt Nam thuộc loại gì.

Theo Tân Hoa Xã, hải đội gồm 4 chiếc tàu hải giám xuất phát từ Tam Á trên đảo Hải Nam ngày 26/06 vừa qua, đã đến vùng bãi đá Hoa Dương (Việt Nam gọi là Châu Viên) ngày 01/07, sau đó tiếp tục hành trình đến vùng đảo đá ngầm Vĩnh Thử (Việt Nam gọi là Ðảo Ðá Chữ Thập) ở quần đảo Trường Sa. Các đảo này đều bị Bắc Kinh chiếm đóng vào năm 1988.


Tân Hoa Xã cho biết là khi đang tuần tra trong khu vực này, đội tàu Trung Quốc đã bất ngờ phát hiện một chiếc tàu Việt Nam đang chạy với vận tốc nhanh. Phía Trung Quốc đã lập tức chặn đường tàu Việt Nam, triển khai đội hình bao vây, rồi lên tiếng cảnh cáo bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Việt, nội dung xác định là vùng biển đó thuộc chủ quyền Trung Quốc, đồng thời yêu cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực. Theo Tân Hoa Xã, 10 phút sau đó, tàu Việt Nam đã giảm tốc độ và rút lui ra khỏi khu vực.


Báo chí Trung Quốc đã loan tải rộng rãi tin trên, trong lúc chưa thấy có phản ứng chính thức từ phía Việt Nam.


Xin nhắc lại là Việt Nam và Trung Quốc đều đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ Quần đảo Trường Sa. Vào năm 1988, Hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm đóng một số hòn đảo nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam, rồi càng lúc càng củng cố các cơ sở của họ trên các đảo đó.


Trên đảo Đá Châu Viên chẳng hạn, Trung Quốc đã cho xây dựng những pháo đài kiên cố, trang bị các thiết bị thông tin cao tần và siêu cao tần, radar tìm kiếm, để sẵn sàng sử dụng đảo này làm căn cứ cho chiến hạm Trung Quốc. Trên Ðảo Chữ Thập cũng vậy, Trung Quốc đã xây dựng pháo đài, hệ thống truyền tin vệ tinh.


Theo giới quan sát, việc Trung Quốc cử 4 chiếc tàu hải giám xuống tuần tra ở vùng quần đảo Trường Sa nằm trong ý đồ dùng sức mạnh áp đặt chủ quyền của họ tại vùng Biển Đông, đang được Bắc Kinh đẩy mạnh từ khi Việt Nam thông qua bộ Luật Biển ngày 21/06 vừa qua.


Hành động này kèm theo một loạt động thái leo thang tranh chấp khác, từ việc nâng cấp đơn vị hành chánh Tam Sa, được giao quyền quản lý cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, đặt cơ sở quân sự và hành chánh trên đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa mà ho đã đánh chiếm từ năm 1974. Không những thế, tập đoàn dầu khí hải dương CNOOC còn ngang nhiên phân lô vùng thềm lục địa của Việt Nam rồi mời gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí.


Động thái hung hăng của Bắc Kinh còn thể hiện qua việc quân đội Trung Quốc nhập cuộc, khi phát ngôn viên bộ Quốc phòng nước này, ngày 28/06 vừa qua, loan báo là họ đã tiến hành các cuộc "tuần tra võ trang" tại vùng Biển Đông, và sẵn sàng đối phó với mọi hành động bị họ cho là "khiêu khích quân sự", ám chỉ việc Việt Nam trước đó đã cho phi cơ Sukhoi 27 tuần tra tại vùng Trường Sa.



4/7/2012 TTXVN khẳng định:
"Chúng tôi bác bỏ thông tin tàu Hải giám Trung Quốc "chặn đuổi" tàu của Cảnh sát biển Việt Nam tại khu vực quần đảo Trường Sa. Khi phát hiện các tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là "hoạt động tuần tra" tại khu vực quần đảo Trường Sa là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình ở Biển Đông, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.

Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động sai trái nói trên, tuân thủ DOC, không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông."


Truyền thông Việt Nam bác tin tàu Việt Nam bị tàu Trung Quốc chặn đuổi. Bà Bùi Hằng gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu thúc đẩy nhân quyền Việt Nam. Philippines phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa ở Biển Đông. Xem thêm: http://www.voatiengviet.com/ và http://www.youtube.com/user/VOATiengVietVideo

ĐẢ ĐẢO CSVN BÁN NƯỚC HẠI DÂN





CẨM NANG BIỂU TÌNH

http://xuandienhannom.blogspot.ch/2011/06/cam-nang-bieu-tinh.html



Ảnh Hoàng Đình Nam. AFP
BIỂU TÌNH: NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Biểu tình là một hình thức hành động thể hiện nguyện vọng, ý chí của một nhóm người, lớn hoặc nhỏ, trong cộng động, bênh vực hay phản đối một chính sách, hành động hay sự kiện chính trị, xã hội, quân sự, văn hóa…Một cuộc biểu tình ôn hòa, không bạo lực được pháp luật hỗ trợ ở hầu hết các thể chế chính trị trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Gần đây, ở Việt Nam đã liên tiếp có các cuộc biểu tình tự phát của quần chúng nhân dân để phản đối các hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Hoa tại phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Người viết bài này do ở xa các trung tâm biểu tình của đất nước, chưa có dịp tham gia vào cuộc biểu tình nào nhưng cũng xin có một số đề nghị như dưới đây:

1. VỀ PHÍA NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH

A. Những điều nên làm:

1. Nên có liên lạc trước với ít nhất 5-7 người sẽ tham gia cùng mình, để có thay đổi ở phút chót về thời gian, địa điểm… thông tin sẽ được cập nhật ngay. Tránh hoang mang, xao động không cần thiết;

2. Nên có các khẩu hiệu, biểu ngữ làm trên vải hay, giấy cứng, cỡ chữ càng to càng tốt. Biểu ngữ nên có nội dung rõ ràng, viết đúng chính tả, bảo đảm thẩm mỹ và bắt mắt;

3. Mặc áo có in cờ Việt Nam hay/và mang theo cờ Việt Nam là tăng màu sắc của cuộc biểu tình;

4. Nên có một vài biểu ngữ lớn, ấn tượng để từ xa có thể đọc rõ. Khi các phóng viên chụp hình toàn cảnh thì độc giả vẫn đọc được nội dung biểu ngữ;

5. Nên đi sát vào nhau tạo thành một khối vừa an toàn, vừa có sức mạnh, tránh bị xé lẻ thành các nhóm manh mún;

6. Khi có thành viên gặp sự cố cả đoàn phải dừng lại hỗ trợ, dùng sức mạnh số đông để áp đảo nhằm trợ giúp cho đồng đội thoát hiểm;

7. Nên mang theo đủ nước uống và mũ nón che nắng. Riêng nữ giới dùng kem chống UV để bảo vệ da trong ít nhất 2 tiếng là tốt;

8. Nên đi ngủ sớm đêm hôm trước để có đủ sức tham gia cùng đoàn;

9. Người trẻ nên đi bên cạnh người già để hỗ trợ cho nhau. Kinh nghiệm cho thấy lực lượng an ninh thường nể người già hơn. Và đặc tính của người Việt là kính lão đắc thọ;

10. Nên vận động những người thân quen của lực lượng an ninh (LLAN) tham gia biểu tình, hay con em, người thân của các lãnh đạo là tốt nhất;

11. Nên mời các nhân sĩ trí thức có tên tuổi trong nước cũng như nổi tiếng ở nước ngoài tham gia với tư cách là người mở đường. Không phải chỉ LLAN mà ngay cả các lãnh đạo cấp cao cũng có sự kính trọng và kiêng dè nhất định đối với họ. Tuy nhiên, những nhân vật này đa số đã lớn tuổi nên tranh thủ mời một số người nhất định trong một lần BT để tránh hết nguồn.

12. Nên tranh thủ trả lời PV các báo đài nước ngoài để tiếng nói phản kháng của chúng ta mạnh hơn nữa;

13. Cần có nhiều hơn các biểu ngữ tiếng Hoa và tiếng Anh. Cần hô ứng các khẩu hiệu lần lượt bằng 3 thứ tiếng: Việt, Hoa và Anh;

14. Nên có đội ngũ giỏi tay nghề chuyên trách ghi lại hình ảnh, âm thanh và không khí của cuộc BT. Nên có người ở nhà chịu trách nhiệm thu nhận, tổng hợp và phát ngay thông tin trực tiếp lên các blog, web kịp thời. Không nên kéo nhau xuống đường hết làm hậu phương đuối sức. Việc đưa tin ngay tại hiện trường cho thấy rất khó đáp ứng đầy đủ.

Có người ở nhà tổng hợp vẫn tốt hơn;

15. Nên tổ chức phỏng vấn lẫn nhau tại hiện trường với các kịch bản soạn sẵn bằng các thứ tiếng Việt, Hoa, Anh. Đây là dịp để sinh viên các trường Ngoại ngữ, Quan hệ QT… phát huy tài năng của mình. Nếu phỏng vấn tiếng Việt. Gởi ngay về hậu phương làm phụ đề tiếng Anh, Hoa, và ngược lại;

15. Tranh thủ cuốn hút những người đi đường hay hiếu kỳ tham gia đoàn biểu tình để không ngừng gia tăng lực lượng. Tuyên truyền để những người láng giềng hàng xóm tham gia cùng bạn vì thế ta sẽ có chung điểm xuất phát và điểm trở về không có cảm giác lạc lõng sau BT hay bơ vơ khi gặp sự cố không mong muốn. Người yêu là đối tượng dễ thuyết phục nhất.

16. Nên phát hiện sớm những người không thuộc đoàn biểu tình sớm, tách họ ra để khỏi bị xé lẽ. Phải tham gia BT nhiều mới có khả năng nhận diện. Tuy nhiên, cũng không khó lắm vì nhân thì dân to như biển họ thì lạc lõng như đảo;

17. Nên có tờ rơi để phát cho người đi đường và người ở hai bên đường đoàn đi qua. Nên có một số loa cầm tay để hô khẩu hiệu. Nếu có người biết chơi kèn mang theo kèn như trên sân bong càng tốt;

18. Nên in sẵn phù hiệu BT phát cho những người tham gia mang trên vai áo như ở Nhật để phân biệt với những người trà trộn.

19. Chú ý bảo về lẫn nhau, đề phòng bọn móc túi tranh thủ cướp giật gây rối loạn đoàn BT.

20. Thường xuyên liên lạc với gia đình và người thân để họ luôn biết bạn đang ở đâu làm gì.

21. Nên có một ít thuốc men, bông băng, sơ cấp cứu và có người có nghề chuyên môn tham gia càng hay. Mời BS Hoa Súng!

B. Những điều không nên làm:

1. Nên nhớ mục đích biểu tình là biểu thị lòng yêu nước và phản đối xâm lược biển đảo của Tổ Quốc, nên các mục đích khác phải được loại bỏ, ví dụ: tự do tôn giáo, khiếu kiện đất đai, nhà ở…

2. Nội dung các khẩu hiệu không được quá phản cảm hay thô tục, chửi thề…

3. Hình thức các biểu ngũ không nên quá thô sơ, xấu xí. Nếu viết trên giấy A4 thì không được để nhàu nát, bẩn thỉu. Nên dùng giấy A3 cứng thì tốt hơn vì, sau đó có thể dùng che nắng hữu hiệu hay dùng cho lần sau. Biểu ngữ trên giấy nên cuộn lại không nen gấp. Không nên vứt bỏ vì nó sẽ là vật kỷ niệm khó quên, nên lưu giữ lại;

4. Không mang theo người nhiều tiền bạc, hoặc tư trang tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng;

5. Không vứt rác bừa bãi trên phố hay trong công viên, gây ác cảm của Chính quyền hay người dân với người biểu tình;

6. Không để cờ tổ quốc ở tư thế lộn ngược, đỉnh ngôi sao phải ở phía trên;


7. Không được mang theo hung khí, gậy gộc, chất cháy; không chấp nhận bất kỳ hành động bạo lực hay khiêu khích bạo lực nào.

8. Không tổ chức đốt cờ nước CHNDTH vì có thể gây nguy hiểm hay hỏa hoạn;

9. Không ném gạch đá, hay bất kỳ vật sắc nhọn nào vào LLAN. Khi đấu tranh bằng lời không được tỏ ra mất lịch sự, nên nhã nhặn trong kiên quyết và tranh thủ sự đồng tình, thông cảm của họ. Không nên coi mình là đối lập với LLAN. Thay vào đó, phải thông cảm, coi họ như con, em, anh, chị mình đang làm nhiệm vụ bắt buộc không cưỡng lại được là tốt nhất.

10. Không vẽ viết lên mặt hay tay chân, không cởi áo ở trần trong đoàn biểu tình, không chửi thề, nói bậy hay có các hành động khiếm nhã khác.

11. Không uống rượu trước hay ngay khi tham gia đoàn biểu tình;

12. Không đi thành tốp nhỏ cách xa các tốp khác để tránh bị khống chế hay xé lẻ;

13. Không bỏ rơi đồng đội khi có sự cố, phải cùng nhau tập hợp giữ vững đội ngũ;

14. Không nên tiến hành cuộc BT quá dài, ảnh hưởng tới sức khỏe (đặc biệt là người cao tuổi) và gây xáo trộn nhiều đối với sinh hoạt thường nhật của xã hội (1-2 giờ là tốt nhất);

15. Không để cho BT làm ảnh hưởng tới mưu sinh, hay sinh hoạt thường nhật của bà con; (Làm tăng thu nhập của quán xá thì tốt!!!);

16. Không được tạo ra bất cứ hình ảnh xấu nào của đoàn biểu tình đối với người dân, người đi đường đặc biệt là các PV nước ngoài, dù vô tình hay cố ý;

17. Không được để bất kỳ ai than gia biểu tình gặp nạn mà không được săn sóc (ví dụ say nắng, ngất xỉu);

18. Không nên gây ách tắc giao thông, cản trở các phương tiện và người tham gia giao thông khác, nhưng cũng không được để giao thông xé lẻ đội hình;

19. Không nên tham gia BT với động cơ không trong sáng; lập dị hay PR cá nhân.

20. Không nên cãi vả nhau để tranh quyền lãnh đạo biểu tình. Vì đây là BT tự phát không có tổ chức trước nên đồng thuận tương nhượng nhau để có người chỉ huy tạm thời là tốt nhất. Sau một vài cuộc thực tập chắc chắc quần chúng sẽ phát hiện ra những người có tài năng tổ chức. Tuy nhiên, LLAN cũng phát hiện ra nhanh hơn nhiều.

21. Không coi thường hay miệt thị những người không tham gia BT, coi đó là quyền tự do bày tỏ hay không bày tỏ ý kiến. Có những người không tham gia BT nhưng yêu nước gấp triệu lần những người đi BT. Hãy chấp nhập đa dạng về thái độ như một đặc trưng bất di bất dịch của xã hội dân chủ.


II. VỀ PHÍA CHÍNH QUYỀN VÀ LỰC LƯỢNG AN NINH

A. Những điều nên làm

1. Phải thừa nhận biểu tình là quyền hợp pháp của công dân, chỉ có điều VN chưa có luật biểu tình nên ngành an ninh mới lúng túng đến thế.

2. Nên kiến nghị với cấp trên có ngay một quy định tạm thời về biểu tình hợp pháp: trong đó nêu rõ thể thức đăng ký xin phép, hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm… quyền và nghĩa vụ của người BT, người tổ chức BT; những điều LLAN được phép làm và không được phép làm với người biểu tình, quy mô tối đa của LLAN so với quy mô của cuộc BT, các khu vực nhạy cảm cấm biểu tình…

3. Phải coi nhiệm vụ của mình là đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự xã hội trong đó có người biểu tình an toàn, an ninh cho đối tượng bị lên án (ví dụ sứ quán hay lãnh sự TQ), chứ không phải tìm cách ngăn cản người biểu tình thể hiện tình cảm thái độ yêu nước của họ.

4. Nên xem các video về biểu tình ở nước ngoài như tại ĐSQ Úc, tại Paris (Pháp), Washington (Hoa Kỳ), Tokyo (Nhật Bản), để xem ở các nước có dân chủ [...] LLAN đối xử thế nào với người biểu tình. [....]

5. Nên hiểu rằng các bạn chỉ thừa lệnh cấp trên [...]. Thực hiện phương sách trung dung là hay hơn cả, an toàn hơn cả: được lòng cấp trên ở mức chấp nhận được và được lòng nhân dân ở mức chấp nhận được. Cũng nên nhớ rằng quan nhất thời, dân vạn đại, đừng để vợ con bạn bị lẻ loi, lạc lõng trong cộng đồng vì hành động quá tay của bạn. Tiến vi quan thoái vi dân, lúc nào cũng hãy là chính mình. Suy nghĩ bằng cái đầu của mình, hành động theo con tim của mình, đừng dể người khác suy nghĩ hộ ta.

6. Nên nhìn những người biểu tình như ông, bà, bố mẹ, anh chị em mình đang có những hành động mà mình nếu không vì bộ sắc phục, không vì nhiệm vụ đang được giao phó cũng sẽ tham gia vào tích cực hơn và nhiệt tình hơn bởi dân ta không ai không có lòng nồng nàn yêu nước;

7. Nên coi trọng giá trị của biểu tình bởi nó là một mặt trận cũng như các mặt trận khác như quân sự, chính trị, ngoại giao. Chính quyền chỉ thực sự lo sợ khi tàu giặc vào gây hấn mà khắp cả nước tịnh không thấy bóng người biểu tình. Đó chính là dấu hiệu mất nước, dấu hiệu quay lưng với CQ của người dân.

8. Nên duy trì một lực lượng an ninh vừa phải càng ít cáng tốt nhưng tinh nhuệ giỏi nghiệp vụ, chủ yếu là bảo vệ các nhân viên ngoại giao không bị nguy hiểm hay quấy rầy;

9. Nên giao tiếp thân mật với người biểu tình và chỉ nói những điều cần nói, tránh tranh luận để không bị nóng giận, mất bình tĩnh sau khi tranh luận thua. LLAN không được đào tạo đủ lý luận để tranh luận, người biểu tình thì đa số là trí thức, học giả, đi tranh luận với họ có mà…

10. Luôn luôn giữ bình tĩnh, tạo hình ảnh đẹp về LLAN trước ống kính Việt Nam và thế giới. Một sự nhịn chín sự lành. Nhịn bà con ta chứ có nhịn bọn xâm lược đâu mà nhục.

B. Những điều không nên làm

1. Đừng bao giờ để người biểu tình coi mình là đối lập với họ và cũng đừng bao giờ coi họ đối lập với mình. Nay mai về hưu sống trong lòng hay ngoài lòng cộng đồng?

2. Đừng để các phần tử xấu trong đoàn biểu tình khiêu khích dẫn đến các hành vi thái quá do mất bình tĩnh;

3. Không cho phép lực lượng không sắc phục bắt người. Khi bắt người phải xuất trình phù hiệu nhân viên AN cho mọi người kiểm tra. Sau khi bắt phải có thông báo rõ ràng lý do. Không bắt họ phải cam kết những điều pháp luật không yêu cầu vì như vậy có thể bị kiện ngược lại.

4. Không được nhìn người biểu tình là thành phần xấu của xã hội. Tránh cái quan điểm quán triệt: nhìn đâu cũng thấy kẻ thù chế độ. Nếu phát hiện có phần tử xấu, [...]  nên nhẹ nhàng loại ra bằng nghiệp vụ, không gây xáo trộn lớn cho đoàn BT, không để người BT hiểu nhầm LLAN bắt người biểu tình vô tội. Theo dõi để bắt sau khi cuộc biểu tình kết thúc là thượng sách.

5. Không nên có bất kỳ lời giải thích nào với người BT về việc họ nên hay không nên BT, kiểu như là: “Các bác về đi kẻo nắng, mọi việc đã có Đảng lo rồi”. Thiết nghĩ đây chỉ là giải thích có tính tự phát của một số nhân viên AN, chứ cấp trên dại gì mà phán như thế.

6. Không sử dụng các biện pháp bạo lực với người BT vì pháp luật không cho phép, và có khả năng xử lý nhầm người trong một đám đông lớn như thế.

7. Không nghe theo những luận diệu tuyên truyền của kẻ địch là những cuộc biểu thị lòng yêu nước này có liên quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ hay cách mạng hoa lài hoa lý… Hãy tin tưởng ở sự trong sáng và sáng suốt của nhân dân. Nếu AN có trăm tay thì quần chúng có ngàn mắt.

8. Không dùng biện pháp nghiệp vụ để xé lẻ cuộc tuần hành, nhưng nói rõ với người biểu tình họ được phép đứng, ngồi ở đâu trong bao lâu và tuần hành trên những tuyến nào và phải giả tán lúc nào là đúng quy định.

9. Không dùng quá nhiều rào cản cứng bằng kim loại đặc biệt là thép gai vì nó dễ tạo ra hình ảnh xấu về LLAN Việt Nam và cho thấy chúng ta yếu chứ không phải mạnh. Làm ngược lại kết quả sẽ tốt hơn nhiều: các lực lượng dự bị đông đảo không ra hiện trường, nhưng khi cần sẽ có mặt hầu như tức thời. Các lực lượng tại chỗ trông rất mỏng manh và cực kỳ lịch sự.

10. Không cho rằng những người biểu tình làm cho công việc của mình vốn đã chồng chất rồi lại trở nên bận rộn, khó khăn hơn. Duy trì lực lượng nhỏ, thay nhau nghỉ cuối tuần như người dân thay nhau đi BT là hay hơn cả. Nêú có muốn trách hãy trách bọn bá quyền xâm lược.


III. VỀ PHÍA NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG NƠI CUỘC BIỂU TÌNH VÀ TUẦN HÀNH ĐI QUA

A. Những điều nên làm

1. Nên có thái độ ủng hộ những người tham gia tuần hành vì chính họ đã và đang thể hiện ra tiếng nói thầm kín trong lòng mình mà do nhiều hoàn cảnh khác nhau, mình chưa thể tham gia cùng họ được.

2. Nên biểu lộ thái độ cổ vũ, hoan nghênh những người biểu tình bằng lời nói, cử chỉ hay biểu lộ sự đồng tình trên khuôn mặt, nụ cười. Những người đi BT cần nhất là sự đồng tình của bà con. Chính nó tạo sức mạnh và sự nâng đỡ tinh thần quan trọng và tăng cường quyết tâm cho những những người muốn thể hiện yêu nước.

3. Nếu có thể, nên có những hành động, việc làm mang tính trợ giúp người BT, như giúp đỡ nước uống, cho phép đứng chờ tại nơi mình đang sinh sống hay kinh doanh…

4. Nếu có thể, nên làm sẵn những biểu ngữ hay khẩu hiệu nhỏ, để cung cấp cho người BT nào chưa có. Bởi vì các biểu ngữ bằng giấy cất giữ trong người, khi người tham gia BT đến nơi tập kết, thường không còn thẩm mỹ nữa. Một nguồn bổ sung tại chỗ là quan trọng làm tăng khí thế cuộc BT.

5. Nên sẵn lòng trợ giúp người BT khi có sự cố như say nắng, ngất xỉu, tại nạn… vì đó chính là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước thương nòi.

6. Nên góp phần chỉ điểm cho những người BT biết các thành phần xấu trà trộn để đảm bảo trật tự và thành công của cuộc BT, vì chính bà con là người am hiểu nhất tình hình an ninh tại khu phố mình ở.

7. Những người đi đường nên bày tỏ thái độ ủng hộ đoàn biểu tình bằng cách hô theo các khẩu hiệu, hay quay phim, chụp hình để phổ biến lên mạng. Nếu được phát tờ rơi nên giữ lại đọc và chuyền tay cho người khác đọc để giúp mở rông làn sóng yêu nước trong toàn quốc.

8. Người đi đường nếu không bận công việc, nên tham gia biểu tình để tăng cường lực lượng BT, bổ sung sức mạnh cần thiết vì cuộc BT càng đông càng gây tiếng vang trên thế giới, kẻ thù càng phải quan ngại khi tiến hành những bước tiếp theo.

9. Người tham gia giao thông, nếu có thể, nên nhường lòng đường hay lề phố cho người tham gia BT như là thể hiện sự tôn trọng của bà con với người BT, đồng thời đảm bảo ATGT.

10. Tích cực tuyên truyền cho các bà con khác cũng như CQ về diễn biến của cuộc BT, nội dung các biểu ngữ, tinh thần và ý thức kỷ luật của người BT nhằm tạo được sự đồng thuận cao của xã hội bao gồm cả bà con và CQ.

Nên giữ lại các biểu ngữ, khẩu hiệu đẹp, hay treo ngay nơi cửa hàng của bà con, chắc chắc bà con sẽ có nhiều khách hơn khi biết đánh trúng vào tâm lý yêu nước đang dâng nơi khách hàng.

B. Những điều không nên làm

1. Không nên phản đối, chống đối hay có thái độ thù địch với người đi biểu tình, vì cho rằng BT ảnh hưởng tới công ăn việc làm và thu nhập chính đáng của bà con. Mỗi tuần BT chỉ diễn ra có một lần và tuần hành qua chỗ bà con thường không quá mấy phút…

2. Không nên có những lời lẽ khiếm nhã hay chửi bới người tham gia BT khi họ vô tình đi vào “hành lang” kinh doanh buôn bán của bà con.

3. Không nên có thái độ cho rằng những người BT là lập dị hay có liên quan đến các phần tử “xấu” và “nguy hiểm” bởi vì họ chính là anh, em bà con, láng giềng, con cháu chứng ta cả, chỉ vì giận quân xâm lược mới phải xuống đường bày tỏ thái độ.

4. Không nên tăng giá hàng “đột biến”, đặc biệt là những mặt hàng cần thiết cho BT như cờ Tổ Quốc, áo có in cờ Tổ Quốc, nước uống…

5. Những người đang tham gia giao thông (điều khiển phương tiện, hay đi bộ trên lề) không nên giành đường với đoàn BT đang đi qua hoặc gây chia cắt đoàn BT, để tránh xô xát không cần thiết hay mất ANGT, không có lợi cho mình cũng như đoàn BT.

6. Không nên nói xấu hoặc nói không đúng sự thật về một người tham gia biểu tình nào đó khiến cho nhân viên AN đang đi điều tra có thể đánh giá sai về người biểu tình. Nếu người tham gia biểu tình có khuyết điểm khi sống trong khu phố thì không nên phóng đại quá mức hay thêm thắt tình tiết làm sai lạc kết quả điều tra của nhân viên AN.

7. Không nên có thái độ cực đoan: Người tham gia BT là người yêu nước, người không tham gia BT là người không yêu nước. Hay ngược lại: Người tham gia BT là xấu, người không tham gia BT mới là người tốt. Hãy tôn trọng sự tự do trong lựa chọn phương cách phản ứng của mỗi một công dân.

8. Không nên suy nghĩ sai lầm cho rằng việc gia tăng các cuộc BT của người Việt Nam trong và ngoài nước có tác dụng khiến CQ Bắc Kinh có thái độ cứng rắn hơn mà suy nghĩ ngược lại, như thực tế vừa qua cho thấy, mới là hợp lẽ.

9. Những người có trách nhiệm của các công sở, trường học không nên ra đứng bên đường để gọi nhân viên hay sinh viên của mình chấm dứt tham gia biểu tình, vì hành vi tham gia BT là hợp hiến và hợp pháp do đó ngăn cấm BT là vi hiến và phi pháp. Hình ảnh không đẹp mắt của quý vị sẽ được cả thế giới trông thấy và hẳn là con em các vị sẽ không tránh được cảm giác xấu hổ trước bạn bè, đồng nghiệp…

10. Những người có trách nhiệm của các công sở, trường học không nên ký các văn bản có nội dung kỷ luật hay sa thải nhân viên hay đuổi học sinh viên tham gia biểu tình bởi vì các văn bản này có thể được sử dụng để chống lại các vị một khi hành vi của các bị bị quy kết là vi hiến và phi pháp. Hãy quan sát xem các công sở, trường học khác phản ứng ra sao trước khi quyết định phản ứng của mình. Quốc Hội khóa tới sẽ quyết định việc này cụ thể. Cầm đèn chạy trước ô-tô lắm lúc tai hại. 


IV. VỀ PHẦN NGƯỜI THAM GIA BIỂU TÌNH BỊ BẮT GIỮ

 
A. Những điều nên làm 


1. Khi tham gia BT nên luôn luôn đi sát một hay một vài người đã quen hay mới quen nhưng đáng tin để, nếu ta hay người đó bị bắt thì mọi người sẽ được thông báo ngay lập tức mà có đối sách thích hợp.


2. Khi bị bắt, nên kịp thời thông báo bằng mọi cách: la to, vẫy tay, ra hiệu và phản ứng hợp lý, để cho mọi người trong đoàn BT chú ý và biết có sự cố xảy ra.


3. Khi bị giữ lại nơi trụ sở, xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân (nếu có mang theo), khai chính xác về nhân thân, địa chỉ cư trú.


4. Đề nghị người được phân công làm việc với mình cho biết lý do bắt giữ.


5. Khi được hỏi lý do, động cơ BT thì trả lời: lòng yêu nước và căm thù ngoại xâm. Về cơ sở pháp lý thì dẫn điều 69 của hiến pháp.


6. Khi được hỏi về thông tin BT thì trả lời: từ mạng internet hoặc từ các tụ điểm đông người...


7. Khi được hỏi về số lần tham gia thì trả lời đúng như sự thật.


8. Trong khi chờ đợi sự ứng cứu của đoàn BT, hãy giữ bình tình, tự tin về hành vi chính đáng của mình. Thiệt vàng không sợ chi lửa.


9. Đề nghị được liên lạc với gia đình, người thân hay bạn bè đang tham gia BT và thông báo cho họ tình cảnh của bạn.


10. Dùng lời lẽ ôn hòa, có thái độ lịch sự với người làm việc với mình bởi lẽ khác với những người cấp dưới, đa số những người được cử ra làm việc đều là người có học thức nhất định, có nghiệp vụ tốt và có tư cách tốt. Luôn lưu ý rằng họ đang làm phận sự của một công bộc. Họ phải làm theo chức năng nhiệm vụ được giao và rất nhiều khi trái với ý chí của họ.

 
B. Những điều không nên làm 


1. Không nên phản ứng thái quá khi bị bắt bắt như cắn, đánh trả quyết liệt, gây thương tích, vì làm như thế bạn rất dễ bị kết tội chống người thi hành công vụ.


2. Không man khai về nhân thân, địa chỉ nhưng cũng không cần khai quá nhiều chi tiết có thể gây bất lợi cho bạn như tên trường học, cơ quan làm việc…


3. Không đập phá làm hỏng hay quẳng đi những vật dụng ở nơi tạm giữ, đặc biệt là lúc chỉ có một mình.


4. Không nghe theo lời đề nghị được tha sớm hay đe dọa vô căn cứ mà khai những thông tin không đúng sự thật được mớm hay tự bịa ra, ví dụ như: đi BT theo lời xúi giục của ai, nhận tiền từ ai để đi BT. Những thông tin bịa đặt này sau đó có thể được sử dụng để chống lại bạn với những tội danh khó chối cãi.


5. Không ký tên nhận tội, vì BT là quyền hợp pháp và hợp hiến. Không ký tên vào những giấy tờ như: cam đoan không tiếp tục BT, vì những văn bản kiểu này cũng không hợp pháp và không có tính ràng buộc pháp lý.


6. Không khóc lóc, năn nỉ, xin xỏ để được thả ra sớm. Không được nhận rằng hành vi BT của mình là có tội đối với đất nước.


7. Không tìm cách đào thoát như trèo qua cửa sổ… vì làm như vậy, vừa nguy hiểm lại vừa phạm pháp.


8. Không ngắt lời người làm việc với mình. Không nói quá to, chủi thề, văng tục… Chờ cho họ nói xong mới từ tốn trả lời từng điểm một. Không nhìn đi nơi khác khi trả lời. Nên nhìn thẳng vào mặt họ. Nó chứng tỏ bạn là người trung thực.


9. Những gì được hỏi mà bạn không rõ, không biết, thì trả lời không biết. Chớ suy diễn hay bịa thông tin để trả lời vì nó có thể gây hại cho bạn sau này.


10. Không cung cấp những thông tin mà có thể gây bất lợi cho người khác đặc biệt những người cùng tham gia BT với bạn.


 ***
Mong rằng sau khi đọc những lời khuyên tâm huyết của một công dân đã lớn tuổi, các cấp CQ cũng như LLAN sẽ sáng suốt hơn trong sách lược đối phó với người BT, để bạn bè năm châu tin tưởng VN hơn và ủng hộ VN trong cuộc đấu tranh lâu dài để bảo về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Lòng không mong gì hơn được thấy ngày sau con cháu lớn mạnh lấy lại được Hoàng Sa cho hả dạ tổ tiên. Đời tôi đây chắc chẳng có hy vọng được thấy, nhưng tôi tin tưởng thế hệ tương lai sẽ làm được với một chính quyền khôn ngoan, sáng suốt và có trách nhiệm với tiền nhân.

Tôi có mấy lời nhắn gửi, xin bà con, quý vị có trách nhiệm lắng nghe được đôi chút là mãn nguyện lắm rồi.

TỔ QUỐC VIỆT NAM ANH HÙNG MUÔN NĂM!
ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM TOÀN VẸN LÃNH THỔ MUÔN NĂM!