THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 August 2012

THỐNG ĐỐC 'CẤP PHÁT DOPING' LIỀU MẠNH CHO CÁC BỐ GIÀ CÁNH HẨU


 Quanlambao - Gần đây hàng loạt ngân hàng như NH Đại Dương, NH Tiền Phong được ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình ưu ái cho phép tăng trưởng tín dụng lên 27%/năm. NH Tiền Phong đã bị bố già Đỗ Minh Phú - kẻ cùng với Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Đức Kiên thao túng thị trường vàng của Việt Nam thông qua cái chính sách biến SJC thành 'thương hiệu quốc gia' của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
NH Tiền Phong  từ 01 ngân hàng đã bị chính NHNN đánh giá bị mất thanh khoản trầm trọng từ tháng 10/2011 và NHNN buộc phải bán cho ông chủ thị trường vàng Minh Phú Doji! Ông chủ Đỗ MInh Phú chỉ cần bỏ vào 1.500 tỷ đồng vào NH Tiền Phong vậy mà bỗng chốc NH này đã trở thành NH 'SIÊU TỐT'trên cả nhóm 1! Trong khi các ngân hàng nhóm 1 thì được ông Thống đốc 'cấp' hạn mức tăng trưởng tín dụng 17%, Tiền Phong đã được 'cấp' tăng trưởng tín dụng 27%, có nghĩa phải được NHNN xếp loại'SIÊU TỐT'!
Từ đây, gợi ra cho chúng ta mấy điều đặt ra từ những quyết định không minh bạch này của ông Thống đốc:
Thứ nhất, ông Bình đã dựa vào những tiêu chí nào để 'cấp, phát' tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng? Với cương vị của một ông Thống đốc, ít nhất phải dựa vào Bản báo cáo của Ủy ban giám sát Quốc gia như là một cơ quan độc lập, khách quan để ra quyết định 'cấp phát' của mình. Nhưng không, ông thống đốc Bình đã biến cơ chế 'đặc trị' này thành một thứ quyền riêng, tự cho phép mình 'Sản xuất' ra loại "đơn phát thuốc tăng lực DOPING hạng nặng"!  
Ngân hàng mất khả năng chi trả trầm trọng như NH Tiền Phong chỉ với 1.500 tỷ đồng bỗng chốc đã trở thành 'siêu khỏe mạnh' thật sự hay nhờ liều Doping mạnh 27% chính là sự ĐẢM BẢO của THỐNG ĐỐC BÌNH? Một loại PR hiệu quả nhất giúp NH Tiền Phong vừa thu hút được lượng lớn tiền gởi của nhân dân (Vì người dân lầm tưởng là NH'Siêu khỏe mạnh'!), vừa được vay liên ngân hàng không cần thế chấp!
Chỉ cần nhìn NH Phương Nam với mức tăng trưởng tín dụng được ông Thống đốc 'cấp phát' 15% sau khi rót 5.000 tỷ đồng bỗng chốc hóa thành KHỔNG LỒ thâu tóm ngoạn mục ngân hàng Samcombank- Top 7 trên thị trường tài chánh trị giá 7 tỷ USD thì sẽ thấy liều Doping 27% ông Thống đốc 'cấp phát' cho NH Tiền Phong sẽ có ý nghĩa gì?
Tương tự, Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm - Cũng một loại bố già từ Nga trở về.  Thực tế, Ngân hàng Đại Dương cũng là một ngân hàng đã bị chính Thắm rút ruột với hơn 11.000 tỷ đồng đầu tư chứng khoán và góp vốn KHÔNG trả lãi vào các công ty con của chính mình. Cái mô-típ tội phạm này tất cả các bố già từ Nguyễn Đức Kiên đã làm với Eximbank, Vietbank, Kiên Long Bank, ACB; Trầm Bê đã thực hiện với NH Phương Nam và hiện nay đang chuyễn sang "áp dụng" vào Samcombank; Tương tựNguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh đã thực hiện tại Techcombank và Thái Hương đã làm với NH Bắc Á, Phương Hữu Việt với NH Việt Á... - Cùng một thủ đoạn, tất cả đám Mafia Nga này đều đã chiếm dụng vốn của hệ thống ngân hàng do chính chúng làm chủ lên tới vài trăm ngàn tỷ đồng và  không phải trả lãi lại trốn được thuế thu nhập lên tới 150.000 tỷ đồng trong 5 năm qua  như chúng tôi đã có bài phân tích. Hà Văn Thắm cũng không phải là một ngoại lệ và cũng đã thực hiện đúng mô-típ quen thuộc này. Ngân hàng Đại Dương cũng 'dính' cho vay Vinashin, Vinaline, Dầu khí, cho vay liên ngân hàng lên đến 25.000 tỷ đồng và đã thực hiện xóa nợ cho Vinashin theo Quyết định 43/TTg-KTTH ký ngày 22/8/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ. Với một ngân hàng đang nằm trên bờ vực phá sản màtrong toàn hệ thống ngân hàng thương mại đều biết rõ, nay được ông Thống đốc bơm Doping liều mạnh 27% tăng trưởng tín dụng sẽ chẳng khác nào dựng lại một xác chết.
Thứ hai, Việc cấp tăng trưởng tín dụng một cách không minh bạch, tùy tiện, chủ quan không đơn thuần là một cơ chế XIN-CHO  để rồi Thống đốc Bình được trả bằng vài triệu Mỹ kim cho mỗi quyết định 'Cấp phát' loại này, mà nó còn là một trong những giải pháp phục vụ cho nhóm lợi ích lừa đảo nhân dân và các ngân hàng thương mại khác trên hệ thống, tạo cơ sở pháp lý cho việc tham nhũng để móc tiền của hệ thống ngân hàng thương mại Quốc doanh: Quyết định của NHNN được coi như sự bảo kê và từ đó dù biết rõ thực trạng mục ruỗng của NH Tiền Phong và Đại Dương, song các NH như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank.... khi đã có 'chung lợi ích' với mức chi 'hoa hồng' lên tới 5-6% thì sẽ nhắm mắt rót tiền cho vay liên ngân hàng để Tiền Phong và Đại Dương tham gia vào quán trình thâu tóm. Nhưng một mục đích lớn của việc cấo phát DOPING liều mạnh của Thống đốc Bình cho NH Tiền Phong và Đại Dương còn có mục đích: THÔNG QUA HAI NGÂN HÀNG NÀY BẰNG CÁCH CHO VAY LIÊN NGÂN SẼ RÓT TIỀN CHI VIỆN, GIẢI CỨU NGUYỄN ĐỨC KIÊN, TRẦM BÊ, NGUYỄN ĐĂNG QUANG, HỒ HÙNG ANH  HIỆN ĐANG NỢ NGẬP ĐẦU VỚI VÀI TRĂM NGÀN TỶ VÀ KHỐI TÀI SẢN ĂN CƯỚP CHƯA GIẢI CHẤP ĐƯỢC! Các bố già này đã bị điểm mặt chỉ tên, bốc mùi nên ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình không dám mạo hiểm hỗ trợ trực tiếp, do vậy, thực chất đây cũng là kiểu đi đường vòng như ông Thống đốc đã từng rót 5.000 tỷ đồng cho BIDV vào tháng 1/2012 với yêu cầu bắt buộc: Phải chuyển cho NH PHương Nam vay!
Trong khi nền kinh tế đang suy thoái, các doanh nghiệp chết vì khát vốn và bị NHNN cố tình thu hồi dòng tiền về để bóp phục vụ mưu đồ thâu tóm. Thời gian, trí tuệ dường như ông Thống đốc chỉ dành cho việc nghĩ ra đủ mưu kế phục vụ cho nhóm lợi ích và các bố già Mafia để làm sao cứu các bố già với đống nợ ngập đầu tại các ngân hàng mà chúng chi phối và giúp cho chúng tiếp tục kế hoạch ăn cướp của mình.
Từ thực tiễn thời gian vừa qua cho thấy: Việc điều hành các chính sách vĩ mô liên quan đến tiền tệ, tín dụng và thị trường vàng của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình kể từ tháng 8/2011 đến nay là những bằng chứng hùng hồn đã chứng minh
MỌI CƠ CHẾ TÀI CHÁNH TÍN DỤNG CỦA NHNN ĐƯA RA  ĐỀU CÓ THỂ MUA BÁN VÀ CHỈ PHỤC VỤ DUY NHẤT CHO NHÓM TỘI PHẠM MỚI Ở VIỆT NAM, PHỤC VỤ KẾ HOẠCH THÂU TÓM HỆ THỐNG NGÂN HÀNG, LŨNG ĐOẠN NỀN TÀI CHÁNH- TIỀN TỆ VÀ CƯỚP PHÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHIỀU TIỀM NĂNG HOẶC LÀ NHỮNG CON BÒ SỮA CÓ TRIỂN VỌNG.
Chưa có bất cứ một đời Thống đốc nào phá hoại nền kinh tế và trở thành tay sai của nhóm tội phạm như thống đốc Nguyễn Văn Bình. Tại sao Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục dung túng? Phải chăng họ chính cùng hội cùng thuyền? Câu trả lời xin dành cho 14 ngài Ủy viên Bộ Chính trị trong đợt kiểm điểm sắp tới....
Đàm Đức Đam - Quan làm báo
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Thêm ngân hàng được tăng trưởng tín dụng 27%

Theo lãnh đạo Vụ Chính sách tiền tệ, tính đến ngày 25/7, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,57% so với cuối năm 2011. 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có công văn thông báo chấp thuận điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (OceanBank).
Theo đó, dư nợ tín dụng đến hết năm 2012 của OceanBank sẽ được tăng tối đa 27% so với thời điểm cuối năm 2011.
Theo OceanBank, tính đến 31/7/2012, tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng đạt 30.169 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với năm 2011.
Trước đó, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhong Bank) đã công bố được tăng trưởng tín dụng tối đa 27%.
Tại buổi giao lưu trực tuyến trên VnEconomy, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cho biết, việc cho phép một số tổ chức tín dụng được tăng trưởng tín dụng 25 – 27% là phù hợp với điều kiện tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đang rất thấp. Để đảm bảo việc mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn thì Ngân hàng Nhà nước chỉ cho phép đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có hoạt động tài chính lành mạnh.
TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, tính đến ngày 25/7, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 0,57% so với cuối năm 2011.
Trong khi đó, tại báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/7, tổng phương tiện thanh toán (M2) ước tăng 8,58% so với cuối năm ngoái; Tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 9,39%.
Cũng theo bà Hồng, việc giảm lãi suất của các khoản vay cũ về mức tối đa là 15% đã và đang được các tổ chức tính dụng ủng hộ và triển khai mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 3 tuần từ 15/7, tỷ trọng dư nợ cho vay có lãi suất trên 15% đã giảm xuống còn 29%, giảm khoảng 87% so với trước 15/7.
Theo VNEconomy

CÓ TIỀN MUA TIÊN CŨNG ĐƯỢC!


Nguyễn Công Khế - Người hùng một thời nay còn đâu?!
Mấy hôm nay,  đọc VNExpress, VNEconomy, Thanh Niên, CafeF... đều có một bài viết về bố già giặc Tàu Trầm Bê theo cái kiểu 'rửa đít' cho y. Tại sao mấy anh  báo chí lề đảng này lại  đổi 'Phỏm' nhanh vậy? Cu đen tôi thấy quái lạ bèn làm một cuộc thám thính để mò ra cội nguồn của cái "Phỏm mới" lăng xê cho bố già Trầm Bê mà ai cũng biết là một mắt xích chạy thẳng tuột lên tận đỉnh nóc nhà cậu y tá năm nào! Sau vài vòng rảo quanh các sạp báo vỉa hè, Cu đen tôi mới tá hỏa ra rằng: Kẻ có tên CÔNG KHẾ đang nối giáo cho giặc!
Công Khế là ai vậy cà? Xin thưa, đó là Cựu Tổng biên tập của Tờ Thanh Niên nổi tiếng 'giang hồ' một thời đã bị cậu y tá cùng với 'cụ' Đức thì mọn mà Tài lại kém đánh cho lên bờ xuống ruộng theo kịch bản của Nguyễn Văn Hưởng thì Người Hùng Công Khế đã chuẩn bị tống vào ngục thất, 'may mắn'  nhờ chính Tướng Hưởng 'giơ tay' ra đỡ thế là 'Thoát' cái hạn 'ngục thất' để từ đó cam tâm làm tôi tớ cho ông 'Vua không ngai' Nguyễn Văn Hưởng.
Nhóm Tội Phạm Việt Nam
Suốt vài tháng qua, tức nước vỡ bờ, dân tình sôi sục vì bị các nhóm lợi ích, nhóm Tàu khựa ra sức cướp phá làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết tức tưởi, hàng triệu người thất nghiệp, sản nghiệp của nhiều đại gia chỉ qua đêm đã rơi ngay vào miệng sói... Vì vậy mà tiếng oán thán vang vọng khắp non sông khiến cho từ ông Vua không ngai đến bày ntiểu yêu Trầm Bê, Kiên bạc, Quang - Anh.... đều bị vạch mặt bốc mùi xú uế khắp nơi, ngay đến anh y tá cũng còn phải chùn tay... Thế là bầy 'Tiểu yêu' đã quy tụ cầu cứu Nguyễn Công Khế!
Một chuyện thật nực cười: Công Khế trong lòng căm giận cậu y tá trở mặt đẩy mình đến cảnh vô danh tiểu tốt hiện nay, nhưng rồi trước đám tiểu yêu vừa suy tôn 'đại ca' vuốt ve cái hư danh đã mất từ hồi nào, lại thêm mùi đô la nồng nặc khiến cho 'Đại ca' Công Khế cầm lòng chẳng đặng đích thân dẫn bầy tiểu yêu đi 'ngoại giao' các báo để đánh bóng lại... Không những thế 'Đại ca' còn chỉ đạo ông em bà con của mình Phó Tổng Báo Thanh Niên "Tụi bay Không được đăng bài đánh chúng nó" (Tức là đám tiểu yêu: Trầm Bê, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh!)
Nhóm Tội Phạm Việt Nam
Một vài tờ báo được tống vào họng hàng 'nhùi' đô la liền lấy cớ: Việc này là để bảo vệ Thủ Tướng, thế là hè nhau đăng bài vẽ tô son trát phấn lên Trầm Bê, rồi sắp tới sẽ làm trò gì nữa Cu đen tôi sẽ tiếp tục đi 'buôn dưa' rồi sẽ kể cho bà con nghe cho dzui vậy mà!
Cu đen xin thưa chuyện...
Quan làm báo

HOÀNG TRUNG HẢI - NỘI GIÁN TÀU PHÁ LONG MẠCH HỒ TÂY


LIỆU CÓ XUẤT HIỆN THÊM NHỮNG “BÙI SAN, TRẦN HOÀN”... CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN ?
Phúc Lộc Thọ.
CẤP BÁO: ÔNG HOÀNG TRUNG HẢI PHÓ THỦ TƯỚNG, ÔNG NGUYỄN VĂN KHÔI PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI CHUẨN BỊ PHÁ LINH HUYỆT ĐẾ VƯƠNG HỒ TÂY VÀ PHỦ TÂY HỒ ?! 


  TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Ai đã từng có dịp ghé qua Huế, trên đường thăm các lăng của các vua triều Nguyễn, qua khu vực Đàn Nam Giao thường vẫn nghe mọi người truyền nhắc câu ca của dân Huế:
Bùi San cùng với Trần Hoàn
Hai thằng hiệp sức phá đàn Nam Giao...
Tội cho 2 ông Bùi San, Trần Hoan hiện đã trở thành người thiên cổ nhưng tên tuổi của 2 ông vẫn được nhắc tới không biết tới bao giờ khi du khách bắc nam ghé thăm Huế...Thực ra hồi đó ông Bùi San và ông Trần Hoàn tổ chức phá Đàn Nam Giao, một cái đàn tế trời còn sót lại của cả khu vực Đông Nam Á, một khu vực được ghi nhận có nền văn minh lúa nước là do dốt và không có người can...Hồi đó sau giải phóng ai mà dám can mấy ông quan cách mạng, giải phóng...Thế mới biết câu ca xưa: Trăm năm bia đá còn mòn; Ngàn năm bia miệng vẫn cón trơ trơ...thật linh nghiệm xiết bao !
(Tuy "có công" phá đàn Nam Giao nhưng sau này ông Trần Hoàn vẫn được thăng chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin ???)
Còn hiện nay dư luận đang đặt dấu hỏi: Đằng sau cái chủ trương cắm cọc xuống Hồ Tây để triển khai bằng được dự án đường sắt cao tốc chạy theo tuyến số 5, băng qua Hồ Tây, đè lên Phủ Tây Hồ, một địa danh nổi tiếng của Thăng Long Tứ trấn này có bàn tay thâm hiểm của bá quyền Trung Quốc: Phá Hà Nội, phá Việt Nam từ văn hóa ?!Rất có thể số tiền giải phóng mặt bằng, (thực chất là phá các di sản văn hóa) và số tiền ODA tài trợ cho dự án này sẽ được Trung Quốc cấp nên 2 ông Hải, Khôi mới sốt sắng làm vậy ???
Xem bản đồ quy hoạch Hà Nội và xem “Công văn do Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo thành phố phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì” trước ngày 12/8. Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn tắc giao thông...

Chú thích ảnh mô hình quy hoạch tuyến đường sắt: Theo bản đồ quy hoạch ( dưới ) thì tuyến đường sắt trên cao theo tuyến số 5 sẽ chọc đúng vào không gian khu vực 1 của Phủ Tây Hồ; Đây là Khu vực theo Luật Di sản nghiêm cấm mọi sự xâm phạm...Còn theo mô hình này thì tuyến đường được chuyển chệch sang bên trái, vào Khu vực 2 , mọi công trình xây dựng ở khu vực này phải được phép của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Có thể tuyến này sẽ đúng vào khu vực 1 Đền Kim Ngưu, một di tích trong phủ Tây Hồ...
  TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO

-Chú thích ảnh: BT Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh chắc vì bận lỳ xì cho cán bộ, công chức của Bộ và đi nước ngoài nhiều nên chưa có thời gian để quan tâm tới chuyện bảo vệ Di tích danh thắng Hồ Tây...( Ảnh: P.V.Đ )
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất. Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Giao thông và UBND thành phố Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc – Ba Vì. Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.” ( Báo Dân trí )
(http://dantri.com.vn/c20/s20-628693/duong-sat-ho-tay-ba-vi-xuyen-qua-8-quan-huyen-o-ha-noi.htm)
  TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Tấm bản đồ Quy hoạch Hà Nội triển lãm tại Trung tâm triển lãm Vân Hồ-Hà Nội khai mạc 20/4/2010 do P.V.Đ chụp; Ảnh bản đồ quy hoạch vạch tuyến đường số 5 nơi tuyến đường sắt này sẽ đi qua sẽ chọc qua không gian Phủ Tây Hồ...
  TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
 

Như vậy, nếu công trình này được phê duyệt và đưa vào thi công theo như mô hình mà báo Dân trí đưa thì: Để xây dựng tuyến đường sắt này ắt sẽ phải cắm cọc xuống Hồ Tây, làm phá vỡ linh khí huyệt đế vương và phá vỡ cảnh quan của Phủ Tây Hồ, một di tích văn hóa cấp quốc gia; vì tuyến đường số 5 chọc vào khu vực Phủ Tây Hồ...
Làm sao mà Phủ Tây Hồ, một địa chỉ tâm linh của thủ đô có thể yên ổn khi mà hàng ngày có tuyến đường sắt chạy ầm ầm trên đầu?
Hy vọng người dân thủ đô không phải nhắc tới tên 2 ông Hoàng Trung Hải-Phó thủ tướng, người ra chủ trương và ký quyết định phê duyệt cùng với việc ký cấp tiền, ông Nguyễn Văn Khôi-Phó chủ tịch UBNDTP Hà Nội trong những câu ca tương lai giống như 2 ông Bùi San và Trần Hoàn đã “ anh dũng “ phá đàn Nam Giao của Huế ???
( Trên mạng đang lưu truyền lá đơn của ông Phạm Hiện Số nhà 5 hẻm 2/245/6 phố Khương Trung tố cáo ông Hoàng Trung Hải có liên quan tới dòng tộc người Hoa... )
Kiến trúc sư Trần Thanh Vân đã từng cảnh báo 2 ông Hoàng Trung Hải và Nguyễn Văn Khôi: các ông muốn chu di cả 3 họ thí cứ liều tiến hành xây dựng tuyến đường sắt phá vỡ linh huyệt Hồ Tây và Phủ Tây Hồ !
 Vị trí của Phủ Tây Hồ trong khung cảnh Hồ Tây, Hà Nội

Phủ Tây Hồ...

Đền thờ Kim Ngưu ( Trâu Vàng ) ở Phủ Tây Hồ ( Ảnh: P.V.Đ )

Khu vực có khả năng tuyến đường sắt chạy qua theo ảnh mộ hình ( Ảnh P.V.Đ )
P.L.T.
Theo Blog Phạm Viết Đào

TAN VỠ HUYỀN THOẠI VIỆT NAM !


Năm 1963-1964, ông Duẩn buộc ông Hồ im lặng khi nhà lãnh đạo có tuổi này chống đối quyết định gây tranh cãi trong việc leo thang chiến tranh và tìm kiếm chiến thắng hoàn toàn trước khi lực lượng Mỹ có thể can thiệp. Và năm 1967-1968, có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn ở Hà Nội, khi ông Hồ, Tướng Giáp và những người đồng minh của họ phản đối kế hoạch của ông Duẩn về tổng tấn công Tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập hợp được những người miền Bắc để hỗ trợ đảng, nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách tạo ra một chính phủ đồn trú, đã gán cho bất kỳ người nào chống lại chính sách chiến tranh của họ cái tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lực lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, họ đã có thể tiến hành chiến tranh tổng lực theo quyết định của họ cho đến năm 1975.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Khi cuộc chiến ở Afghanistan kéo dài mà không nhìn thấy chiến thắng dứt khoát cho Hoa Kỳ, và quân đội Mỹ bắt đầu rút quân, so với cuộc chiến Việt Nam một lần nữa lại được bàn tán khắp nơi, 50 năm sau khi cả Washington và Hà Nội đã quyết định tăng cường lực lượng ở miền Nam, Việt Nam. “Chỉ lướt qua các từ ngữ quan trọng về chiến tranh Việt Nam”, Tom Engelhardt đã viết trong tạp chí Mother Jones, lưu ý “có ‘vũng lầy’ ” và “ý tưởng về chiến thắng ‘trái tim và lý trí’” cũng như “quả bom có thể, hay trong kỷ nguyên của chúng ta, có thể cho máy bay không người lái, ‘các mật khu’ ở nước ngoài” và thậm chí ”phiên bản một người đàn ông Mỹ Lai”. Mặc dù những điều tương tự này đặc biệt hấp dẫn các nhà bình luận – những người xem cuộc chiến của Mỹ ở Afghanistan thậm chí còn vô nghĩa hơn cuộc chiến ở Việt Nam và chủ trương một sự rút quân nhanh – nhưng họ sai lầm nghiêm trọng.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afghanistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt là từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.

Nếu chúng ta muốn học hỏi từ quá khứ, thì nên từ bỏ bức màn tre mà từ lâu đã giấu việc Bắc Việt ra quyết định, để xua tan một số huyền thoại hằn sâu về cuộc chiến tranh thường được viện dẫn đó.

Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền nam khỏi bị diệt trừ và Đảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng, quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miền Nam, Việt Nam, có mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng chính kiến ​và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của cuộc chiến Việt Nam là, ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo lỗi lạc của Bắc Việt. Thực tế, ông Hồ là bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người đứng bên lề lịch sử, lại là một kiến ​​trúc sư, nhà chiến lược chính và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Ông Duẩn nghiêm khắc, không ồn ào, xa lánh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt đá, có kỹ năng quản trị và tập trung sự cần thiết để thống trị Đảng Cộng sản.

Cùng với người đàn ông là cánh tay phải của mình, ông Lê Đức Thọ bất khuất, người mà sau này đấu khẩu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững chắc, vẫn còn chi phối Hà Nội đến ngày nay. Các chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại Sài Gòn và sau đó là Washington, và bảo đảm rằng một nền hòa bình được thỏa thuận sẽ không bao giờ thay thế thắng lợi hoàn toàn.

Ông Duẩn thống trị đảng với một bàn tay sắt và xem ông Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người nổi tiếng với việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hành của ông ta. Ông ta loại bỏ ông Hồ, Tướng Giáp và những người ủng hộ họ khi quyết định gần như hầu hết các quyết định quan trọng.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Năm 1963-1964, ông Duẩn buộc ông Hồ im lặng khi nhà lãnh đạo có tuổi này chống đối quyết định gây tranh cãi trong việc leo thang chiến tranh và tìm kiếm chiến thắng hoàn toàn trước khi lực lượng Mỹ có thể can thiệp. Và năm 1967-1968, có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn ở Hà Nội, khi ông Hồ, Tướng Giáp và những người đồng minh của họ phản đối kế hoạch của ông Duẩn về tổng tấn công Tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập hợp được những người miền Bắc để hỗ trợ đảng, nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách tạo ra một chính phủ đồn trú, đã gán cho bất kỳ người nào chống lại chính sách chiến tranh của họ cái tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lực lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc khởi nghĩa ở miền Nam, họ đã có thể tiến hành chiến tranh tổng lực theo quyết định của họ cho đến năm 1975.

Sự kình địch giữa Trung Quốc và Liên Xô cũng đóng một vai trò lớn trong việc xác định tiến trình chiến tranh. Thuyết cấp tiến đang trỗi dậy ở Trung Quốc và việc Liên Xô thiếu cam kết đối với các cuộc cách mạng ở thế giới thứ ba, đã cho phép ông Duẩn ngã theo Trung Quốc và tiến tới cuộc chiến tranh với quy mô toàn diện ở miền Nam vào đầu thập niên 1960. Khi sự tham gia của Mỹ gia tăng vào năm 1965, viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt. Đến năm 1968, tranh giành sự ảnh hưởng Hà Nội giữa Bắc Kinh và Moscow đã trở nên căng thẳng.

Lê Duẩn đã tìm cách khẳng định quyền tự chủ cho Việt Nam bằng cách tung ra cả hai Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Xuân – Hè 1972 (VNCH gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa – ND), chiến dịch mà cả Bắc Kinh lẫn Moscow không chấp thuận. Năm 1972, các chuyến thăm Trung Quốc và Liên Xô của Richard M. Nixon đã đánh dấu đỉnh điểm sự ngăn cản của Trung – Xô về nỗ lực trong cuộc chiến Bắc Việt. Cả hai đồng minh [Trung Quốc và Liên Xô] gây áp lực lên Hà Nội để kết thúc cuộc chiến, dựa trên các điều khoản của Nixon khi họ tranh nhau về những ơn huệ của Washington. Thay vì chờ đợi “sự phản bội của một nước lớn”, ông Duẩn và các đồng chí của ông đã phát động Chiến dịch Xuân – Hè, với mục đích lật đổ chính quyền Sài Gòn và tấn công một đòn chí mạng vào việc giảm bớt căng thẳng của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Cuối cùng, chính Mỹ đã tự đánh bại mình trong cuộc chiến Việt Nam là một huyền thoại. Thật vậy, Việt Nam chẳng phải là những con rối hay là những đối thủ thụ động trong cuộc chiến tranh của họ. Họ định hình các hành động của Mỹ ở Việt Nam cũng như trật tự cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu. Chính ông Duẩn đã đặt cược cho chiến thắng trong năm 1964, đã thúc đẩy Mỹ can thiệp vào một cách dứt khoát. Và các đồng minh của Mỹ ở Sài Gòn đã trì hoãn việc rút quân của Hoa Kỳ.

Họ kiên trì theo đuổi lợi ích riêng, ngay cả khi những điều đó tỏ ra bất lợi cho liên minh Washington – Saigon. Làm chậm việc rút quân của Mỹ trong năm 1969 và phá tan các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kissinger và ông Thọ năm 1972-1973, các lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm cho việc Mỹ rút khỏi Đông Nam Á phức tạp rất nhiều. Mặc dù Washington có những lý do riêng về địa chiến lược và nội bộ để can thiệp và ở lại Việt Nam, những các nhà lãnh đạo Hà Nội và Sài Gòn đã chi phối tính chất và tốc độ can thiệp của Mỹ.

Chiến đấu trong cuộc chiến cuối cùng thì luôn là một mối nguy hiểm. Nó càng trở nên khó hiểu hơn khi sự giống nhau về lịch sử thúc đẩy chính sách hiện hành, dựa trên sự hiểu biết không đầy đủ và sai lầm về các thất bại trong quá khứ của Mỹ. Khi bằng chứng lịch sử mới hiệu chỉnh lại sự hiểu biết của chúng ta về cuộc chiến Việt Nam và làm cho bất kỳ sự giống nhau trực tiếp nào không đứng vững, ít nhất chúng ta có thể rút ra một bài học: chúng ta nên khắt khe trong phân tích về nỗ lực chiến tranh của kẻ thù.

Các lãnh đạo Taliban có các quan điểm xung đột trong các cuộc đàm phán hòa bình, triển vọng về hoà giải với chính quyền Afghanistan, và sự điều khiển phong trào. Với Mullah Muhammad Omar hành động như là lãnh đạo tinh thần của Taliban, cơ hội đã xuất hiện cho một phe mạnh mẽ với một người chỉ huy quyết định – như trường hợp của ông Duẩn – thống nhất hoặc thống trị các nhóm ở Afghanistan đã bị chia rẽ. Lãnh đạo mới này chắc chắn sẽ là người tham chiến, đặc biệt nếu Mỹ tấn công bằng một cuộc mặc cả không mong muốn với các quan chức Taliban ở Pakistan.
 TOP HOT LINKS QUAN LÀM BÁO
Và ngay cả khi thương vong gia tăng để rồi cuối cùng dẫn đến một số các chiến binh ủng hộ hòa bình, chính sách của Lầu Năm Góc về việc xếp tất cả những người đàn ông, những người tình cờ ở trong khu vực lân cận của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái như các chiến binh có thể làm suy yếu khuynh hướng [ủng hộ hòa bình] đó, cũng giống như cách mà Mỹ ném bom hạng nặng vào “vùng oanh kích tự do” và “vùng tấn công định vị” ở Việt Nam, đã làm cho nhiều người dân cay đắng gia nhập hàng ngũ Cộng sản.

Điều rất quan trọng là Hoa Kỳ hiểu vai trò của các nhân vật trong khu vực – như các cơ quan an ninh của Pakistan – đóng vai trò quan trọng trong nội bộ chính trị Taliban. Trong khi sự kình địch giữa Trung Quốc và Liên Xô cho phép Hà Nội duy trì quyền tự chủ của mình trong lúc moi được viện trợ tối đa từ cả hai nước, cuộc nổi dậy ở Afghanistan không được hưởng lợi thế như vậy, đặc biệt kể từ khi sự ảnh hưởng của nước láng giềng Iran bị hạn chế. Do đó, Mỹ có được lợi trong nhiều hơn ở Afghanistan, hơn là họ đã có được ở Việt Nam.

Cuối cùng, Hoa Kỳ hình dung được sự rút quân hoàn toàn vào năm 2014, nhưng như lịch sử cho thấy, các đồng minh của chúng ta có thể không luôn luôn thực hiện theo mong muốn của chúng ta. Có thể tùy thuộc vào chính phủ Hamid Karzai hay người kế nhiệm để thiết lập tốc độ rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Như chúng ta đã thấy ở Việt Nam, chúng ta không thể giả định rằng chỉ một mình chúng ta có thể quyết định các hành động của chúng ta.

Liên-Hằng Nguyễn là giáo sư lịch sử ở trường Đại học Kentucky và là tác giả của cuốn sách: Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Vietnam (cuộc chiến Hà Nội: lịch sử quốc tế về chiến tranh vì hòa bình ở Việt Nam).
Theo Blog Việt Sử Ký & Blog Anh Ba Sàm 

Đường Hoàng Sa bị “đổi tên” thành Hồng Sa

P.Thanh (TNO) - Đó là sai sót trong cuốn “Những điều cần biết về an toàn giao thông đường sắt” do Ban ATGT TP.HCM phối hợp Ban thanh tra đường sắt 3 vừa xuất bản. Cụ thể, ở trang 23, trong phần liệt kê các tuyến đường bộ cắt ngang đường sắt trên địa bàn TP.HCM có lỗi chính tả đã “đổi tên” đường Hoàng Sa thành đường Hồng Sa. 

Đáng nói, lỗi chính tả và các sai sót như trên thường xuyên được tìm thấy trong các ấn phẩm do Ban ATGT TP.HCM xuất bản gần đây. 


Đơn cử, trong cuốn “Cẩm nang ATGT đường bộ” cũng do ban này mới xuất bản, phần giới thiệu hệ thống biển báo nguy hiểm thường gặp cũng mắc phải nhiều lỗi. 

Chẳng hạn, biển báo “giao nhau với đường sắt không có rào chắn” lại được chú thích ngược lại là “giao nhau với đường sắt có rào chắn”. 

Tương tự, biển báo “cầu vồng” (dùng để nhắc nhở lái xe cẩn thận khi sắp đến cây cầu có độ vồng rất lớn ảnh hưởng tới tầm nhìn) thì lại được chú thích một cách khó hiểu là “đường cầu vồng”. 

Một số biển báo khác cũng in hình ảnh không chính xác so với quy định hiện hành như biển báo “đường người đi bộ cắt ngang”, “đường hai chiều”... 

Được biết, các cuốn hướng dẫn ATGT này được in với số lượng hàng chục nghìn bản và được phát hành rộng rãi đến ban ATGT các quận huyện, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư… nhằm tăng cường tuyên truyền ATGT. Thế nhưng, với sai sót như trên, các ấn phẩm này có thể gây nhầm lẫn tai hại cho người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. 


Hà Tĩnh: Dân phá tan trụ sở Ủy ban, đánh trọng thương nhiều CA & cán bộ



Người dân nổi giận vì Ủy Ban xã trưng thu đất sai mục đích?

Danlambao - Báo Thanh Niên cho hay, tối ngày 14 và rạng sáng 15/08, hàng trăm người dân đã kéo đến bao vây trụ sở Ủy Ban Nhân Dân xã Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để gây áp lực sau khi một người dân trong xã bị công an bắt giữ. 

Vụ việc đã bùng phát thành bạo động khi yêu cầu thả người không được đáp ứng. Tin cho biết, rạng sáng ngày 15/08, người dân tràn vào đập phá trụ sở UBND xã, đánh trọng thương nhiều công an, cán bộ. Hậu quả là trưởng CA Huyện, Chủ tịch, phó chủ tịch xã... đã phải nhập viện cấp cứu. Toàn bộ trụ sở UBND xã Yên Lộc bị đập phá tan tành.

Được biết, nguyên nhân xảy ra vụ tấn công nói trên xuất phát từ việc cơ quan công an bắt giữ một người dân trong xã tên Đặng Văn Công (1985). Anh Công bị công an triệu tập ngày 13/08, đến ngày 14/08 vẫn không về nên người nhà kéo đến trụ sở UB xã áp lực thả người.

Bản tin tối ngày 15/08 của RFA cho biết, sở dĩ người dân kéo đến là "do bất bình vì đất đai bị trưng thu sai mục đích". Đài BBC trích dẫn nguồn tin chưa kiểm chứng nói rằng "khu đất này trước là sân chơi, sau được chính quyền xã dựng hàng rào khoanh lại để bán nên bị dân phản đối".

Hôm 13/03, anh Đặng Văn Công thuê máy ủi để ủi khu vực đất "thuộc UBND xã quản lý", báo chí không nói rõ mảnh đất này thuộc diện gì. Sau đó anh Công bị công an huyện triệu tập, rồi có lệnh khởi tố bắt giam.
Khi xảy ra vụ bạo động tối 14/08, người dân đã cắt điện, bắt giữ lãnh đạo xã để gây áp lực, đưa yêu sách thả người. Lãnh đạo và công an huyện Can Lộc được điều động để giải tán đám đông nhưng không thành. Người dân kéo đến mỗi lúc một đông hơn dẫn đến cuộc tấn công vào trụ sở xã bằng gậy gộc, gạch đá... ngay trong đêm. Đến 3 giờ sáng ngày 15/08, mọi người mới rút lui.


Trụ sở UBND xã Yên Lộc bị hàng trăm đối tượng quá khích đập phá tan tành 
(Ảnh: Báo Thanh Niên)

Báo An Ninh Thủ Đô trích quan điểm từ UBND huyện Can Lộc cáo buộc: "đây là một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Các đối tượng đã quá manh động, xem thường chính quyền, kỷ cương pháp luật, vì vậy sự vụ cần mau chóng được điều tra và đưa ra xử lý nghiêm minh".

Tờ báo này cũng cho biết, Chủ tịch xã Nguyễn Huy Quế, Phó chủ tịch xã Dương Chí Thanh và Trưởng Công an huyện Trần Văn Sơn phải nhập viện cấp cứu với nhiều vết thương trên đầu và mặt. Trụ sở xã bị đập phá tan tành, máy móc, xe công vụ... hư hỏng toàn bộ.

Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lộc nhập viện với nhiều vết thương nặng (Ảnh: Báo ANTĐ)


Theo báo Thanh Niên, ANTĐ

Thêm nhiều vụ tai biến sản phụ

Trường hợp mới nhất chúng tôi ghi nhận được tại BV đa khoa Bình Thuận. Theo phản ánh sáng qua của bà Lê Thị Ngọc (52 tuổi, xã Hàm Minh, H.Hàm Thuận Nam), vào ngày 9.8 bà đưa con dâu là Nguyễn Viết Bích Quyên (22 tuổi) đến BV đa khoa An Phước (TP.Phan Thiết)  để khám thai. Các bác sĩ chẩn đoán thai nhi 36 tuần, nhưng có dấu hiệu bất thường vì tim thai yếu nên đề nghị phải mổ để bắt con.
Ngay trong ngày 9.8, chị Quyên được người nhà đưa đến BV đa khoa Bình Thuận để theo dõi. Sau khi khám, siêu âm thai cho chị Quyên, các bác sĩ kết luận thai nhi bình thường và cho sản phụ… về nhà. "Khi tôi thắc mắc bên BV đa khoa An Phước chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu bất thường, thì bác sĩ Thuận (Khoa Sản) trả lời, phải tin tưởng vào bệnh viện tỉnh chứ”, bà Ngọc kể lại.
Nghe lời bác sĩ, gia đình đưa chị Quyên về nhà để theo dõi. Đến sáng qua 15.8, chị Quyên kêu đau bụng và được đưa đến Khoa Sản BV đa khoa Bình Thuận. "Tại đây, cũng là các bác sĩ trực và khám cho con dâu tôi hôm trước cho rằng, tử cung mở 4 phân, nhưng tim thai không thấy, phải đi siêu âm thai. Sau khi siêu âm, các bác sĩ kết luận… thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ", bà Ngọc nói.
Trả lời PV Thanh Niên sáng qua, bác sĩ Lê Văn Thuận, Phó giám đốc BV đa khoa Bình Thuận, cho rằng: “Không có nghĩa hôm trước thai nhi bình thường mà hôm sau không có chuyện bất thường”. Còn bà Lê Thị Ngọc cho biết “sẽ khiếu nại lên Giám đốc Sở Y tế Bình Thuận vì các bác sĩ sản khoa ở BV đa khoa Bình Thuận thiếu cả y đức lẫn chuyên môn”.
Cả sản phụ và bé tử vong tại TP.HCM
Ngày 7.8, sản phụ Nguyễn Thanh Hồng Phi (29 tuổi, tạm trú Q.2, TP.HCM), mang song thai một trai, một gái được 26 tuần tuổi, đến khám tại BV Phụ sản Hùng Vương (TP.HCM). Do có dấu hiệu sinh non nên chị Phi được chỉ định nằm viện theo dõi. Đến ngày 11.8, chị Phi có biểu hiện mệt, được các bác sĩ mổ và tử vong ngay sau đó. Hai ngày sau, bé trai con của sản phụ này cũng tử vong ở BV Hùng Vương; bé gái còn sống được chuyển qua BV Nhi đồng 1 điều trị. 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hôm thai phụ Phi trở nặng nhằm ngày cuối tuần (thứ bảy). Người trực lãnh đạo thường trú của BV hôm đó là bác sĩ Nguyễn Văn Trương - Giám đốc BV. Có thông tin cho rằng, lúc ê kíp bác sĩ trực báo cáo trường hợp của thai phụ Phi, bác sĩ Trương đang ở nhà và chỉ định mổ qua điện thoại… Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên chiều qua, bác sĩ Trương xác nhận đúng hôm đó ông trực lãnh đạo thường trú của BV. “Nhưng hôm đó tôi có mặt ở BV và có chỉ đạo xử trí trường hợp thai phụ Phi”, ông Trương nói. Về nguyên nhân sản phụ tử vong, Giám đốc BV Hùng Vương cho biết: “Sau khi nhập viện điều trị 4 ngày, thai phụ có dấu hiệu phù phổi, điều trị qua (giảm bệnh - PV), sau đó phù phổi lần 2. Đến ngày 11.8, khoảng 6 giờ 30 bệnh nhân phù phổi, bác sĩ cấp cứu nửa giờ thì qua khỏi, sau đó quyết định mổ bắt con để cứu thai phụ. Nhưng trong quá trình mổ, thai phụ tiếp tục bị phù phổi nên… tử vong(?)”. “Vì sao thai phụ bị phù phổi?”. “Dự đoán là do bị viêm nhiễm phổi (?). Nhưng phải đợi hội đồng chuyên môn”, ông Trương nói.

Sản phụ ở Cà Mau chết do bệnh lý khác
Liên quan đến cái chết của sản phụ Dương Kim Chung (28 tuổi, ngụ xã Phong Thạnh Tây B, H.Phước Long, Bạc Liêu. Thanh Niên đã thông tin), ngày 15.8, ông Huỳnh Quốc Việt, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết: “Hội đồng chuyên môn của Sở vừa kết luận, việc chỉ định phẫu thuật lấy thai là đúng, ca phẫu thuật lấy thai không sai sót và Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau không chậm trễ trong việc theo dõi, điều trị và chuyển viện đến Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ. Sản phụ chết do bệnh lý khác”. Không đồng tình với kết luận của Hội đồng chuyên môn Sở Y tế, bà Trương Mỹ Dung, mẹ chị Chung cho biết: "Gia đình đang thu thập chứng cứ để khởi kiện ra tòa. Do sự chậm trễ phát hiện của bệnh viện, con tôi mới chết oan ức”.
Gia Bách
>> Vụ sản phụ tử vong: Sở Y tế Cà Mau kết luận bệnh viện không sai sót
>> Vụ sản phụ tử vong ở Cà Mau: Sở Y tế đã có kết luận
>> Vụ người nhà bức xúc vì sản phụ tử vong: Thông tin trái ngược về thỏa thuận bồi thường
>> Kỷ luật y, bác sĩ liên quan vụ sản phụ tử vong ở Quảng Ngãi
>> Cứu sống mẹ con sản phụ bị nhau bong non
>> Vụ sản phụ tử vong ở Quảng Ngãi: Cách chức phó trưởng khoa
>> Người nhà sản phụ tử vong đập phá bệnh viện
>> Cứu sống sản phụ bị thuyên tắc ối nguy kịch
>> Công bố kỷ luật y, bác sĩ liên quan vụ sản phụ tử vong trước 30.7
>> Có dấu hiệu sửa hồ sơ vụ sản phụ tử vong
>> Làm rõ trách nhiệm vụ sản phụ chết sau sinh đôi
>> Sản phụ sinh tư
>> Yêu cầu kỷ luật kíp mổ liên quan sản phụ tử vong
>> Sản phụ phản ứng thái độ phục vụ của nữ hộ sinh
T.Tùng - H.Minh - Q.Hà

Thêm một đường dây mua bán phụ nữ bị triệt phá

Công an H.Tân Châu (Tây Ninh) vừa triệt phá đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc (TQ).
Vào ngày 12.8, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), Công an H.Tân Châu phối hợp Công an P.2, Q.Tân Bình (TP.HCM) bắt quả tang vợ chồng Nguyễn Tấn Nho và Trần Lệ Thủy (cùng 48 tuổi, ngụ xã Tân Thành, H.Tân Châu) đang tổ chức đưa 2 người phụ nữ ra Hà Nội để qua TQ, bán cho đàn ông bản địa làm vợ. Khai thác nhanh, Công an H.Tân Châu bắt khẩn cấp Đặng Thị Nguyệt (55 tuổi, ngụ xã Thạnh Đông, H.Tân Châu) và Võ Thu Thủy (42 tuổi, ngụ  xã  Tân Thành, H.Tân Châu) cùng về hành vi mua bán phụ nữ.
Thêm một đường dây mua bán phụ nữ bị triệt phá
Từ trái qua phải: Lệ Thủy, Nho, Thu Thủy và Nguyệt - Ảnh: Ngọc Hà
Theo điều tra ban đầu, trước đây, vợ chồng Nho - Thủy có con gái lấy chồng TQ. Thông qua giới thiệu của con gái, một người TQ tên A.T đến đặt vấn đề với vợ chồng Nho - Thủy đi tìm phụ nữ đưa sang TQ để bán làm vợ. Mỗi phụ nữ đưa sang TQ, A.T trả cho vợ chồng Nho - Thủy 25 triệu đồng (Tại TQ, những người đàn ông lấy vợ VN phải trả cho A.T 40.000 nhân dân tệ; tương đương 125 triệu đồng). Vợ chồng Nho - Thủy đã cùng Nguyệt và Thu Thủy tìm những phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, muốn đổi đời… đưa sang TQ. Mỗi phụ nữ đưa sang TQ, vợ chồng Nho - Thủy trả cho Nguyệt và Thu Thủy 3 triệu đồng. Đường dây này hoạt động từ tháng 6.2012 đến nay, đã đưa trót lọt 19 phụ nữ VN sang TQ.
Ngọc Hà

Nhà hàng thời bao cấp tái hiện giữa thủ đô



Đến ăn cơm trộn khoai, nghe nhạc từ chiếc cassette cũ, xem tivi cửa lùa và thưởng thức gió mát từ chiếc quạt tai voi... là hình ảnh về một nhà hàng ăn uống kiểu mậu dịch mới xuất hiện tại Hà Nội.
Clip cửa hàng mậu dịch tân thời

Nhà hàng ăn uống theo mô hình thời bao cấp mới xuất hiện hơn một tuần nay tại một con phố nhỏ ở Hà Nội.
Anh Phạm Quang Minh (sinh năm 1962), chủ quán và là một người chuyên kinh doanh nhà hàng. Mô hình này anh đã ấp ủ từ hàng chục năm nay khi tự sưu tầm và lưu giữ các vật dụng thời kỳ trước đổi mới 1986.
Gần đây khi được biết anh sắp mở quán ăn theo mô hình này, nhiều bạn bè của chủ quán đã sẵn lòng gom góp tất cả đồ dùng cũ những năm 80 cho anh. Anh cho biết, mục đích là những hoài niệm về một thời gian khó, ngoài ra muốn giúp cho giới trẻ hiện nay được biết và thưởng thức các món ăn thời tem phiếu nó như thế nào.
Một góc không gian của quán được bày biện theo ý nghĩa xếp hàng "đặt gạch" mua lương thực, đong gạo. Trên cao là chiếc xe đạp Vĩnh cửu vẫn còn khá mới. Chủ quán cho biết, mới mở nhưng đã có nhiều khách đến. "Nhiều người rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy nhiều kỷ niệm tại đây", anh Minh nói.
Để sưu tầm được nhiều đồ dùng thời bao cấp, có những thứ anh mua với giá khá cao. Chiếc quạt tai voi này chủ quán đã phải bỏ ra 1,2 triệu đồng để được sở hữu. Ngoài ra những chiếc bếp điện Liên Xô, quạt con cóc, cốc, bát tráng men, điện thoại quay tay cũng là những đồ vật khiến nhiều người phải dạt dào kỷ niệm khi nhìn thấy.
Các tủ tường nhỏ trong quán bầy các loại tem phiếu, sổ mua lương thực, công trái xây dựng Tổ quốc và tiền cũ...
Chiếc tivi cửa lùa hiệu National từng là tài sản lớn trong gia đình mà chỉ có những nhà có điều kiện mới mua được. "Nhớ mãi, thời đó mỗi tối thứ bảy lại tập trung đến nhà nào có tivi để xem phim Trên từng cây số", một vị khách tại quán kể.
Radio cassette (M9) chỉ có ở trong những gia đình giầu có thời kỳ sau khi giải phóng 1945. Tại đây, chiếc Cassette vẫn hoạt động được để phục vụ khách.
Những câu khẩu hiệu quen thuộc trên đường phố ngày đó cũng được gia chủ cho tái hiện bằng những bảng biển mới. Đèn điện dùng chao tráng men và một số vật dụng khác đều được anh Minh đặt làm trong trường hợp không sưu tầm đủ các hiện vật cần thiết.
Khách đến mua hàng sẽ được nhân viên viết lên những tấm phiếu được làm y như tem phiếu thời bao cấp.
Anh Minh cũng thổ lộ rằng còn thiếu rất nhiều thứ để cho những vị khách trẻ tuổi hiểu hết được về lứa tuổi các anh sống và sinh hoạt như thế nào trong thời bao cấp. Trong thời gian tới, anh sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm và hoàn thiện thêm cho cửa hàng đặc biệt này.
Mâm cơm thời bao cấp phục vụ thực khách với cơm trộn khoai hoặc sắn. Bát đĩa đựng thức ăn đều là những đồ dùng thời kỳ trước đổi mới làm bằng sắt tráng men.
Hoàng Hà