THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 August 2012

Trường học "dọa" sập, hơn 300 học sinh kêu cứu


Nghệ An:


(Dân trí) - Năm học mới cận kề mà hơn 300 học sinh và hơn 30 cán bộ giảng viên của trường Tiểu học Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An vẫn phải học tập trong 8 phòng học đã xập xệ đến mức... khó tin.

Ngôi trường gần 40 năm tuổi
Trường tiểu học Quỳnh Mỹ được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1973, đến nay tất cả cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp trầm trọng. Toàn bộ phần vôi vữa đã bị bong tróc gần hết. Thậm chí có những nơi tường bao nứt toác, những tảng vôi vữa có thể rớt xuống bất kỳ lúc nào.
Trường có 8 phòng học cấp 4 và các phòng chức năng thì tất cả đều đã trong tình trạng hư hỏng nặng, mục nát, tường nứt toác... Thậm chí phòng số 8 đã không thể tiếp tục đưa vào sử dụng, nhà trường phải đóng cửa để chuyển sang phòng hát nhạc để học tập.
Chia sẻ về điều kiện cơ sở vật chất của trường, thầy Trương Văn Chiến - hiệu trưởng của trường - phân trần: “Trường đã được xây dựng và được đưa vào sử dụng đã quá lâu. Tôi về công tác tại đây từ năm học 2005 -2006, chất lượng cơ sở vật chất đã xuống cấp như vậy rồi. Theo nguyện vọng của hội cha mẹ học sinh, thay mặt ban giám hiệu nhà trường tôi đã gửi tờ trình tới UBND xã Quỳnh Mỹ đề nghĩ sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất nhưng vẫn chưa co kết quả gì”.
Biên bản kiểm tra cơ sở vật chất mà UBND kết hợp cùng trường tiến hành ngày 31/5/2012.
Biên bản kiểm tra cơ sở vật chất mà UBND kết hợp cùng trường tiến hành ngày 31/5/2012.
Cũng theo lời thầy Chiến, vì cơ sở vật chất của trường đã xuống cấp quá trầm trọng nên nhà trường phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh đóng góp để sửa sang cơ sở vật chất. Năm học 2011 - 2012 nhà trường đã vận động được 48 triệu đồng để mua sắm bàn ghế và sữa chữa phần tường và những nơi nào đã xuống cấp quá nặng.
Cô Hoàng Thị Sáu, giáo viên lớp 4B, chia sẻ: “Các anh thấy đấy có những chỗ nứt như thế, rồi rui, mè đã mối mọt lâu ngày không biết chúng có thể sập xuống bất cứ khi nào. Nhiều lúc dạy mà cứ nơm nớp. Tôi chỉ lo cho các em học sinh thôi, lỡ có chuyện gì thì…”.
Những tờ trình gửi đi không có hồi đáp
Mặc dù thầy Chiến đã nhiều lần làm tờ trình gửi UBNN xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tình trạng xuống cấp của trường và xin kinh phí để nâng cấp cơ sở vật chất nhưng đã 6 năm nay, UBND vẫn chưa đồng ý.
“Về chất lượng dạy và học thì thuộc thẩm quyền của chúng tôi. Chúng tôi có thể khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ nhưng về vấn đề cơ sở vật chất thì là trách nhiệm của chính quyền địa phương chứ chúng tôi không thể năm nào cũng đi vận động để tự sửa sang như vậy được”, thầy Chiến buồn bã nói về ngôi trường gần 40 năm xuống cấp trầm trọng.
Tờ trình thầy Chiến gửi UBND xã Quỳnh Mỹ xin nâng cấp cơ sở vật chất của trường trước năm học mới.
Tờ trình thầy Chiến gửi UBND xã Quỳnh Mỹ xin nâng cấp cơ sở vật chất của trường trước năm học mới.
Ngày 31/5/2012, UBND xã Quỳnh Mỹ kết hợp cùng ban giám hiệu nhà trường kiểm tra cơ sở vật chất và khẳng định ngôi trường đã xuống cấp trầm trọng. Trong biên bản kiểm tra ghi rõ: "Hiện 8 phòng học của trường Tiểu học Quỳnh Mỹ xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt phòng số 1, 7 và 8 tường, đốc lún, nứt có nguy cơ sập, toàn bộ mái phía sau của 8 phòng bị dột, cửa sổ phía sau cũng bị mối ăn, hư hỏng nặng...". Từ kết quả của biên bản kiểm tra UBND xã cũng đã đưa vấn đề này trình lên HĐND xã nhưng vẫn chưa được thông qua.
Hiện tại mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới đều đã được nhà trường hoàn thành. Tuy nhiên, nhà trường vẫn đang dài cổ chờ UBND xã Quỳnh Mỹ trả lời về việc trường xuống cấp. Trong lúc đó 33 cán bộ cùng hơn 300 học sinh của trường vẫn đang học tập và công tác trong ngôi trường ngót nghét 40 năm bây giờ đã xuống cấp nghiêm trọng và nó có thể sập bất cứ khi nào. Hơn nữa mùa mưa bão đang tới gần, không biết ngôi trường có còn đủ sức chống chọi để tiếp tục phục vụ cho sự nghiệp trồng người nữa hay không.
Thiết nghĩ chính quyền huyện Quỳnh Lưu và ngành giáo dục Nghệ An cần có phương án can thiệp kịp thời, giúp đỡ ngôi trường này khắc phục tình trạng xuống cấp để học sinh, thầy cô an tâm học tập, giảng dạy và điều đặc biệt tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Một số hình ảnh ngôi trường gần 40 năm tuổi xuống cấp nghiêm trọng do PV Dân trí ghi lại:
3 phòng chức năng được tu sửa lại để phục vụ dảng dạy.
3 phòng chức năng được tu sửa lại để phục vụ dảng dạy.

Cô Hoàng Thị Sen giáo viên nhà trường chỉ cho chúng tôi thấy vết nứt dài ngay chỗ mình làm việc.
Cô Hoàng Thị Sen giáo viên nhà trường chỉ cho chúng tôi thấy vết nứt dài ngay chỗ mình làm việc.

 Lớp tường đã bong tróc hết theo thời gian.
 Lớp tường đã bong tróc hết theo thời gian.

8 phòng học xập xệ như nhà hoang.
8 phòng học xập xệ như nhà hoang.
Nhiều vị trí trên tường đã nứt toác ra và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.
Nhiều vị trí trên tường đã nứt toác ra và có nguy cơ sập bất cứ lúc nào.

Hơn 300 học sinh của trường luôn phải nơm nớp lo sợ học tập 
Hơn 300 học sinh của trường luôn phải nơm nớp lo sợ học tập 
trong những phòng học xuống cấp.

Hơn 300 học sinh của trường luôn phải nơm nớp lo sợ học tập 
Thầy Trương Văn Chiến - Hiệu trưởng nhà trường: “Năm nào tôi cũng làm tờ trình gửi UBND xã Quỳnh Mỹ nhưng vẫn chưa thấy gì....”.

Nguyễn Duy - Phong Tình

Bắt 3 nghi can đánh chủ tịch và phó chủ tịch xã

Chiều 29.8, đại tá Phạm Ngọc Thạch, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45), Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cơ quan CSĐT đã khởi tố, bắt tạm giam 3 người liên quan đến vụ gây rối, hành hung cán bộ huyện, xã. Ba người bị bắt giữ gồm Đặng Văn Định (33 tuổi), Đặng Văn Quang (42 tuổi) và Đặng Văn Toàn (20 tuổi, đều trú ở xóm Tràng Sơn, xã Yên Lộc, H.Can Lộc); trong đó Toàn đang bỏ trốn.
Như Thanh Niên đã thông tin, chiều 14.8, hàng trăm người dân kéo đến bao vây phòng làm việc của Chủ tịch và Phó chủ tịch xã Yên Lộc, yêu cầu thả Đặng Văn Công (27 tuổi), người đã bị công an huyện khởi tố, bắt tạm giam về hành vi chống người thi hành công vụ. Sau đó, khoảng 20 thanh niên xông vào dùng gậy đánh trọng thương ông Nguyễn Huy Quế (53 tuổi), Chủ tịch, và ông Dương Chí Thanh (51 tuổi), Phó chủ tịch UBND xã. Ngoài ra, họ còn đánh ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Can Lộc và ông Phan Văn Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, ông Trần Văn Sơn, Trưởng công an H.Can Lộc, ông Phạm Tài, Phó trưởng công an cùng 4 chiến sĩ công an khác.
 * Công an H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) ngày 29.8 đã bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Hoàng (24 tuổi, quê Hậu Giang) và Trần Phúc (25 tuổi, quê Đồng Nai) về hành vi "chống người thi hành công vụ". Theo điều tra ban đầu, trưa cùng ngày, Nguyễn Văn Thanh (20 tuổi, quê Hậu Giang) đi xe máy biển số 72L4-8172 chở Hoàng và Phúc lưu thông trên QL56 hướng từ Bà Rịa-Vũng Tàu về TX.Long Khánh (Đồng Nai). Khi đến ngã ba vòng xoay Cẩm Mỹ, thấy Tổ CSGT Công an H.Cẩm Mỹ, Thanh quay đầu xe, chạy vào đường tắt thì bị té ngã. Khi tổ tuần tra chạy đến, Hoàng và Phúc đã chửi bới; đồng thời đánh đại úy Trịnh Kim Trung và anh Đoàn Quyết Thắng (cán bộ quy tắc). Anh Trần Anh Kiệt, Trưởng công an xã Long Giao (H.Cẩm Mỹ) đến giải quyết cũng bị Hoàng và Phúc đánh ngã xuống đường.
Trương Hoa  - Trung Nguyên

Vợ cán bộ thú y bán thức ăn chăn nuôi có chất cấm

Ngày 29.8, ông Phạm Minh Đạo, Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai đã chỉ đạo Chi cục Thú y kiểm điểm trách nhiệm ông Nguyễn Văn Tước, cán bộ Trạm thú y Thống Nhất vì để vợ kinh doanh thức ăn chăn nuôi có chất cấm.
Trước đó, ngày 10.8, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Đồng Nai kiểm tra cửa hàng kinh doanh thuốc thú y Tước Hạnh (ấp Bàu Cá, xã Trung Hòa, H.Trảng Bom) do bà Nguyễn Thị Đan Hạnh (33 tuổi, vợ ông Tước) làm chủ.
PC46 tạm giữ 543 kg các loại chất dinh dưỡng để pha trộn thức ăn chăn nuôi, 53 kg thức ăn chăn nuôi không có nhãn mác, không phép lưu hành cùng một số lượng lớn thức ăn chăn nuôi do Công ty TNHH Oni (TP.HCM) sản xuất. Qua kiểm nghiệm, sản phẩm của Công ty TNHH Oni có chất cấm Salbutamol.
Kim Cương

Phá thêm 2 đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc

Ngày 27.8, tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), PC45 Công an Tây Ninh phối hợp Cục C45 Bộ Công an bắt quả tang Trần Thị Thanh Huệ ( 29 tuổi, ngụ xã Gia Canh, H.Định Quán, Đồng Nai) và Phạm Thị Mơ (31 tuổi, ngụ xã Hiệp Thạnh, H.Gò Dầu, Tây Ninh) đang làm thủ tục lên máy bay cho 2 phụ nữ ra Hà Nội để đưa sang TQ bán.
Khai thác nhanh, PC45 Công an Tây Ninh bắt thêm 4 nghi can Phạm Thị Hồng Đức (60 tuổi, ngụ xã Thạnh Đức, Gò Dầu), Nguyễn Thị Tâm (40 tuổi, ngụ xã Thạnh Đức, H.Gò Dầu), Trần Thị Thủy (44 tuổi,  ngụ xã Tiên Thuận, H.Bến Cầu) và Nguyễn Thị Dúng (47 tuổi, ngụ xã Trường Tây, H.Hòa Thành, Tây Ninh).
Qua điều tra, PC45 Công an tỉnh Tây Ninh cũng xác định, nghi can Phạm Thị Hồng Đức đang cầm đầu một đường dây mua bán phụ nữ khác. Trước đây, Đức tham gia đường dây do Huệ cầm đầu, nhưng sau đó tách ra làm ăn riêng.
 Ngọc Hà

Cầu xong không có đường lên

Đó là cầu Trung Quán bắc qua sông Kiến Giang tại 2 xã Tân Ninh và Duy Ninh, H.Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Người dân các xã vùng nam huyện Quảng Ninh như Tân Ninh, Duy Ninh, Gia Ninh, Hiền Ninh bấy lâu nay mong mỏi có một cây cầu để xóa đi sự cách trở. Niềm vui đó dần hiện thực khi dự án cầu Trung Quán hình thành.
Tháng 10.2009, công trình có quyết định đầu tư xây dựng với số vốn 90 tỉ đồng do Sở GTVT Quảng Bình làm chủ đầu tư; đến tháng 9.2010 thì khởi công và cầu hoàn thành sau hơn 1 năm xây dựng.
 Ngay mố cầu phía bắc đang có một ngôi nhà chắn ngang - Ảnh: T.Q.N
Ngay mố cầu phía bắc đang có một ngôi nhà chắn ngang - Ảnh: T.Q.N
Tuy nhiên, khi xong phần cầu, người dân chẳng thấy bóng dáng đường lên cầu đâu cả. Hiện phần cầu nằm trơ trọi trên sông Kiến Giang, phía nam của cầu nằm ở địa phận xã Tân Ninh dù không vướng giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa có đường lên, chỉ là mố cầu chỏng chơ giữa trời, sắt trên cầu chĩa ra đã hoen gỉ.
Phần bờ phía bắc càng tệ hơn vì phải giải phóng mặt bằng. Ngay vị trí chính giữa đường lên cầu, đoạn tiếp giáp với mố cầu vẫn còn nguyên 1 căn nhà chưa di dời. Nguyên nhân chưa di dời vì khu tái định cư thi công chậm, điện chưa có và chưa hoàn trả đầy đủ tiền tự san lấp mặt bằng nền nhà tại khu tái định cư cho hộ dân phải di dời.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phan Công Khánh - Phó chủ tịch UBND H.Quảng Ninh, Trưởng ban Giải phóng mặt bằng huyện cho rằng nguyên nhân do bố trí vốn khu tái định cư chậm và hiện vẫn chưa thống nhất được khối lượng mà người dân đã tự san lấp trước đó để hoàn tiền.
Còn theo đại diện Ban Quản lý dự án khu vực chuyên ngành GTVT (chủ đầu tư) thì công trình đang đúng tiến độ (đến năm 2012 - PV). Tuy nhiên, vị cán bộ này thừa nhận không thể hoàn thành việc thi công đường lên cầu trong năm nay vì sắp tới đã vào mùa mưa lũ. Vì thế, cầu có rồi nhưng chẳng biết đến bao giờ người dân mới được sử dụng.
Trương Quang Nam

Những con số bất ngờ về lao động TP.HCM

Kết quả nghiên cứu thị trường lao động tại TP.HCM do Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) và Viện Friedrich Ebert (CHLB Đức) công bố ngày 29.8 tại Hà Nội cho thấy, vấn đề thiếu hụt lao động (LĐ) đang ở mức khá nghiêm trọng. 
4/6 nhóm ngành nghề thiếu hụt lao động cao
Cuộc điều tra được tiến hành tại TP.HCM năm 2011 với sự tham gia của 3.500 hộ gia đình. Bà Nguyễn Thị Huyền Lê, Viện Khoa học lao động và xã hội cho hay, vấn đề nhóm nghiên cứu đánh giá khá nghiêm trọng lại là thiếu hụt lao động. Cụ thể, các doanh nghiệp (DN) gặp phải tình trạng “thiếu hụt LĐ cao” tại 4 trên tổng số 6 nhóm ngành nghề chính gồm: quản lý, kỹ sư, LĐ phổ thông và thợ thủ công. 2 nhóm ngành còn lại thiếu hụt ở mức độ nhẹ và trung bình: dịch vụ khách hàng và kỹ thuật viên.
Theo kết quả khảo sát thiếu hụt LĐ, 52% chủ sử dụng LĐ ghi nhận gặp khó khăn trong tuyển dụng LĐ được đào tạo đúng ngành nghề và rất khó tuyển dụng LĐ có trình độ cao sau khi nâng cao công nghệ và đầu tư nhiều vốn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, còn hai điểm thách thức nữa là có tới 23% người sử dụng LĐ ghi nhận rằng các kỹ năng mà LĐ được đào tạo bị lệch so với các kỹ năng mà thị trường cần và 35% ghi nhận các kỹ năng được đào tạo của LĐ mới chưa phù hợp với nhu cầu DN. 
 Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với một TP lớn có nền kinh tế phát triển như TP.HCM, vấn đề thất nghiệp không phải là nghiêm trọng, chủ yếu là thất nghiệp tự nguyện như: mong muốn tìm công việc có mức lương cao hơn, điều kiện làm việc tốt hơn, cơ hội thăng tiến, địa điểm làm việc phù hợp… Còn nguyên nhân do mới bước vào thị trường LĐ chưa tìm được việc làm không nhiều (16,88%) và do DN gặp khó khăn trong sản xuất chỉ chiếm (15,58%). TP.HCM cũng là địa phương có tỷ lệ thiếu việc làm rất thấp, không đáng  kể, chỉ 0,3%. Lý giải vấn đề này, bà Huyền Lê cho hay, đặc thù của thị trường LĐ Việt Nam, tình trạng thiếu việc làm chỉ xảy ra ở khu vực nông thôn.
Nhiều bất ngờ
Kết quả nghiên cứu thị trường LĐ TP.HCM không những chỉ ra những bất cập trong cung - cầu LĐ mà còn đưa ra nhiều bất ngờ. Đáng ngạc nhiên với thị trường lao động sôi động và phát triển vào loại nhất cả nước như TP.HCM vẫn còn một tỷ lệ LĐ không biết đọc, biết viết (1,5%) và tỷ lệ tương đối LĐ chưa tốt nghiệp tiểu học (7%). Con số này khá tương đồng với số liệu do Tổng cục Thống kê công bố (7,2%). Theo nhóm nghiên cứu, với số lượng không nhỏ (hơn ¼ lực lượng LĐ) còn lại chưa tốt nghiệp THCS sẽ là khó khăn cho việc tiếp cận cơ hội đào tạo chuyên môn kỹ thuật.
TP.HCM cũng là địa phương có số lượng dân nhập cư đông nhất nước (chiếm 15% trong tổng dân số thành phố). Kết quả điều tra chỉ ra rằng, LĐ di cư thường ở nhóm tuổi trẻ (70% ở nhóm tuổi 15-34). Thu nhập bình quân của LĐ nhập cư là 4,2 triệu đồng, chỉ thấp hơn 100.000 đồng so với LĐ là cư dân định cư. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là ở nhóm LĐ nhập cư, thu nhập bình quân của LĐ tự làm (5,3 triệu đồng) và chủ cơ sở có thuê LĐ (21 triệu đồng), cao hơn của nhóm dân định cư thành phố (là 4,4 triệu đồng và 12,6 triệu đồng). Nhóm nghiên cứu đặt dấu hỏi: Phải chăng dân nhập cư tự làm và làm chủ chăm chỉ, chịu khó hơn?

Lương bình quân cao nhất nước 
Mức tiền lương danh nghĩa bình quân trên thị trường qua kết quả khảo sát là gần 4,1 triệu đồng/LĐ/tháng, khá cao so với mức bình quân chung cả nước khoảng 2,9 triệu đồng/LĐ/tháng. Tiền lương có xu hướng tăng dần theo mức tăng của các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, LĐ có trình độ trên ĐH có mức lương bình quân cao nhất đạt 7,5 triệu đồng/LĐ/tháng, cao gần gấp đôi so với mức tiền lương bình quân chung.
Thấp nhất là LĐ chưa qua đào tạo, đạt 2,8 triệu đồng/tháng. Tính tiền lương theo ngành, các ngành có tiền lương cao nhất là tài chính, tín dụng: 6,2 triệu đồng/tháng; sản xuất và phân phối điện, nước, khí và khai khoáng : 5,5 triệu đồng/tháng. Ngành có tiền lương thấp nhất là làm thuê cá nhân và hộ gia đình: 2,7 triệu đồng/tháng.
  Thu Hằng

Mỗi lít xăng 'cõng' 6.500 đồng thuế, phí



Nhu cầu gỡ bỏ các khoản thuế, phí với giá xăng dầu đang ngày một trở nên bức bách khi giá cả trên thị trường thế giới leo thang. Tuy nhiên, đây được xem là một bài toán không hề đơn giản với các cơ quan quản lý.
Lo ‘xổng’ giá xăng dầu khi thả về cho doanh nghiệp
Giá xăng tăng 650 đồng một lít

Câu chuyện thuế, phí được nhắc đến từ lâu và càng trở nên bức xúc khi giá xăng dầu cứ ngày một leo thang.
Giá bán lẻ xăng dầu được tính dựa trên giá cơ sở, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong đó, giá cơ sở được cấu thành bởi 3 yếu tố. Thứ nhất là giá nhập khẩu quy đổi kèm tiền vận chuyển từ nước ngoài. Thứ hai là các khoản thuế, phí phải nộp theo quy định của Pháp luật. Thứ ba là các khoản do Bộ Tài chính quy định, gồm định mức chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, trích quỹ bình ổn. Khoản mục thứ hai góp phần quan trọng nhất đẩy giá cơ sở lên cao.
Theo công thức được Bộ Tài chính công bố, giá dầu phải cõng trên lưng 2 loại thuế là nhập khẩu 12%, giá trị gia tăng (VAT) 10% và phí (1.000 đồng mỗi lít). Với giá xăng còn có thêm thuế tiêu thụ đặc biệt 10%.
Giá xăng hiện phải gánh gần 30% thuế phí. Ảnh minh họa: Anh Quân
Giá xăng hiện phải gánh gần 30% thuế phí. Ảnh minh họa: Anh Quân
Như vậy, chưa tính đến các khoản phải trích khác như chi phí - lợi nhuận định mức của doanh nghiệp, trích quỹ bình ổn giá... (hiện khoảng 1.200 đồng), mỗi lít xăng dầu hiện phải gánh trên lưng không dưới 6.500 đồng thuế, phí - một con số đáng kể so với giá bán mới nhất được điều chỉnh là 18.550 - 24.150 đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để giảm bớt áp lực tăng giá bán lẻ, Nhà nước nên chia sẻ bằng cách bớt gánh nặng thuế phí cho xăng dầu. Hy vọng giảm lớn nhất được đặt vào thuế nhập khẩu, ở mức 12% kể từ đầu tháng 5 năm nay, sau khoảng 15 tháng giữ ở mức 0% để bình ổn thị trường. Tuy nhiên, cũng bởi một khoảng thời gian dài không thuế, và vừa được thu trở lại như vậy nên khả năng giảm đối với sắc thuế này là không nhiều.
Trong những ngày cuối tháng 8 vừa qua, khi giá thế giới diễn biến căng thẳng trở lại, đã có ít nhất 2 doanh nghiệp (trong đó có cả "ông lớn" Petrolimex) làm đơn kiến nghị Bộ Tài cho giảm thuế để tránh việc phải tăng liên tiếp giá bán lẻ. Cơ quan chức năng cũng có không ít cuộc tranh luận về vấn đề này. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là thuế nhập khẩu vẫn chưa được giảm.
“Việc hạ thuế trước mắt rất khó thực hiện do ảnh hưởng tới cân đối ngân sách. Hơn nữa như thuế nhập khẩu 12% hiện tại đã thấp hơn nhiều so với barem cho phép là 20%. Ngoài ra, giảm thuế trong nhiều trường hợp cũng là vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam”, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa cho biết trong buổi họp báo chiều 28/8.
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong buổi họp báo đó về ảnh hưởng cụ thể tới ngân sách như thế nào, ông Thỏa cho biết “chưa tính được” bởi thực tế Việt Nam đã miễn thuế nhập khẩu xăng dầu trong gần như cả năm 2011 và những tháng đầu 2012. Do đó không có cơ sở để tính số thuế thu được. Tuy nhiên, những cam kết với các nhà đầu tư nhà máy lọc dầu buộc Việt Nam duy trì thuế nhập khẩu không thấp hơn 7% (hoặc phải bù lỗ cho các cơ sở này).
Trước những rào cản này, khả năng giảm gánh nặng cho giá xăng một lần nữa được trông đợi vào thuế tiêu thụ đặc biệt. Giống như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, được quy định chính thức tại Việt Nam từ năm 1990 và đánh vào các mặt hàng Nhà nước hạn chế, không khuyến khích tiêu dùng hoặc cần phải điều tiết.
Xăng (không áp dụng với các loại dầu) bắt đầu xuất hiện trong danh sách những mặt hàng phải chịu thuế này từ năm 1998 và được giữ cho đến nay với thuế suất 10%, tương đương khoảng 1.630 đồng theo giá hiện hành, tức là khoảng 7% giá cơ. Dư luận cho rằng đây là một khoản thuế "đáng phải bỏ" vì không giống như các loại hàng hóa khác trong danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xăng là mặt hàng thiết yếu với đời sống người dân.
Tuy vậy, theo chuyên gia Ngô Trí Long - người có nhiều năm nghiên cứu cơ chế quản lý giá xăng dầu - khả năng sửa thuế tiêu thụ đặc biệt là rất thấp bởi sắc thuế này được quy định rõ trong luật. "Muốn sửa luật thì phải chờ Quốc hội, chứ Chính phủ không đủ thẩm quyền", ông Long nhận định
Thêm vào đó, mặc dù được coi là thiết yếu đối với dân cư nhưng xăng dầu thuộc danh mục không khuyến khích sử dụng và cần điều tiết. Do đó, hầu hết các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đều thu thuế tiêu thu đặc biệt đối với mặt hàng này.
“Đó là chưa kể đến việc thuế bảo vệ môi trường, vốn rất cao ở nhiều nước trên thế giới mà Việt Nam cũng đang trong quá trình áp dụng, thay thế phí môi trường”, Tiến sĩ Ngô Trí Long nói thêm.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu tại một số nước
Nước - lãnh thổMặt hàngThuế suất
Thái LanXăng dầu và sản phẩm từ dầu1% - 50%
PhilippinesXăng dầu0,11 USD/lít
Ấn ĐộXăng dầu0,31 USD/lít*
Hong Kong (TQ)Xăng có chì và không chì0,77 - 0,78 USD/lít
AustraliaXăng, diesel, gas0,4 - 0,5 USD/lít
(*) Gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu. Nguồn: Cơ quan thuế các nước.
Cũng theo ông Long thì trong lúc chờ đợi khả năng Quốc hội có thể xem xét lại thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, giải pháp thực tế hơn mà cơ quan quản lý có thể tính tới là việc xem xét giảm thuế nhập khẩu hoặc mức trích quỹ bình ổn giá đối với mặt bằng xăng, vốn nằm trong thẩm quyền quyết định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
Việc giảm mức trích quỹ cũng không dễ bởi theo thông báo của Bộ Tài chính, Quỹ bình ổn giá hiện chỉ còn khoảng 500 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp bị “âm”. Nguồn tiền này dự kiến sẽ còn tiếp tục eo hẹp khi Bộ vừa cho phép nâng mức sử dụng quỹ lên 500 đồng mỗi lít xăng, trong khi giữ nguyên mức trích quỹ 300 đồng.
Với câu chuyện giảm thuế nhập khẩu, theo Cục trưởng Cục Quản lý giá - Nguyễn Tiến Thỏa, trong trường hợp giá thế giới tiếp tục tăng, phương án này sẽ được cơ quan quản lý tính tới, cùng với các giải pháp đồng bộ khác.
Song song với những giải pháp trước mắt nêu trên, theo Tiến sĩ Ngô Trí Long, về lâu dài, nhất thiết phải xóa bỏ tình trạng độc quyền (hay theo cách gọi của cơ quan quản lý là có doanh nghiệp thống lĩnh thị trường) trong kinh doanh xăng dầu hiện nay. “Như vậy thì mới có thể thực hiện giá thị trường, lên xuống theo thế giới. Còn chừng nào chưa có, tôi cho rằng Nhà nước còn phải giữ vai trò định giá, tính đúng tính đủ cho doanh nghiệp nhưng không để họ lợi dụng tăng giá vô lối”, ông Long đề xuất.
Nhật Minh

Việt Nam xuất hiện 'amip ăn não người'



Anh Hữu, 25 tuổi, ngụ Phú Yên, tạm trú tại Bình Thạnh, TP HCM, tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy anh mắc phải loại “amip ăn não người”.

Làm nghề bán đậu phộng (lạc) dạo suốt hai năm nay tại TP HCM, vào giữa tháng bảy về quê dự đám cưới người thân, anh Hữu cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao hồ rộng lớn) gần nhà. Trở lại Sài Gòn, ngày 30/7, anh Hữu lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi.
Tối cùng ngày, anh Hữu đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ. Chọc dịch não tủy, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm một loại amip chưa thể xác định cụ thể nên chuyển qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới điều trị.
Chân dung amip qua kính hiển vi.
Tại đây, bệnh nhân sốt 39oC, lơ mơ, cổ cứng, thở nhanh 30 lần một phút. Bác sĩ Nguyễn Hoan Phú - Phó khoa nhiễm Việt - Anh cho biết, kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip. Sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao 40-41oC, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đến 23h ngày 31/7, bệnh nhân nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.
Theo bác sĩ Phú, sau khi anh Hữu tử vong, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy bệnh nhân chết do “amip ăn não người” tấn công. Đây là trường hợp đầu tiên được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phát hiện bị nhiễm “amip ăn não người”.
Amip - vi sinh vật nguy hiểm
Các bác sĩ cho biết, “amip ăn não người” là loài vi sinh vật đơn bào đáng sợ, có tên khoa học là Naegleria fowleri. Nhờ sở hữu trên 15.700 gen mã hóa protein, “amip ăn não người” có thể tồn tại trong tự nhiên ở 3 hình thái. Chúng thường săn đuổi và ăn vi khuẩn giống như các loại amip, hoặc cũng có thể chuyển sang dạng trùng roi để bơi đi tìm môi trường thuận lợi hơn; thậm chí “biến” thành dạng bào nang nếu gặp điều kiện khắc nghiệt. Chính vì khả năng biến hình linh hoạt này mà Naegleria fowleri rất khó bị tiêu diệt, có thể tồn tại dai dẳng ở những nơi ấm và ẩm ướt.
Theo bác sĩ Phú, “amip ăn não người” phát triển mạnh ở những vùng nước ngọt ấm áp như: ao, hồ, sông, suối… vào mùa hè; thậm chí là hồ bơi không được vệ sinh, sát khuẩn. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Điều nguy hiểm là amip này có thể vượt qua mọi khâu lọc khử trùng, nhiễm vào hệ thống nước sinh hoạt của các gia đình. May mắn, amip này không gây bệnh thông qua uống nước, trừ khi súc miệng mà nước nhiễm amip xộc lên mũi.
Sau khi nhiễm “amip ăn não người” 1-14 ngày, các triệu chứng khởi đầu của bệnh sẽ xuất hiện: nhức đầu, buồn nôn, sốt, cứng cổ, xuất hiện ảo giác, thậm chí mất khả năng kiểm soát hành vi. Các triệu chứng thứ phát có thể đi kèm như: lú lẫn, u ám, thiếu tập trung, cơn co giật. Sau đó, bệnh diễn tiến nhanh chóng và nguy cơ tử vong rất cao, thường xảy ra từ 7 đến 14 ngày sau khi mắc bệnh. Các triệu chứng ban đầu này dễ nhầm với viêm não do vi khuẩn hoặc vi rút nên việc chẩn đoán rất khó khăn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC), bản năng của loại ký sinh trùng này không hoạt động để tấn công người và chúng chủ yếu ăn vi khuẩn. Tuy nhiên, khi nhiễm vào não, chúng nhân lên nhanh chóng và bắt đầu ăn tế bào não để tồn tại. Nếu bị nhiễm, nạn nhân chắc chắn sẽ bị viêm màng não.
Bệnh “amip ăn não người” được hai bác sĩ M. Fowler và R.F. Carter lần đầu tiên mô tả ở Australia vào năm 1965. Năm 1966, ông Fowler đặt tên cho loại amip này là Naegleria fowleri. Cho đến nay, khoảng 150 ca bệnh đã được xác định trong nhiều quốc gia và chỉ có một ca được cứu sống vào năm 1978.
Các quốc gia từng ghi nhận các ca bệnh “amip ăn não người”:
Mỹ: Giai đoạn năm 1937-2007 có 121 nạn nhân tử vong. Các năm 2001-2011 đã có 35 ca tử vong được báo cáo; trong đó đến 32 ca tiếp xúc với nguồn nước ở khu vui chơi giải trí.
New Zealand: Năm 1968-1978 có 8 trường hợp tử vong sau khi các nạn nhân bơi trong một hồ nước ấm ở khu vực Waikato.
Pakistan: 2 bệnh nhân nam 39 tuổi và 54 tuổi tử vong vào năm 2010.
Tiệp Khắc cũ: Năm 1962-1965 ghi nhận 16 bệnh nhân chết vì viêm não - màng não cấp do tắm trong một bể bơi.
Theo Phụ nữ TP HCM
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Cua nuôi bằng rác thải y tế (?), thấy ghê ghê



29/08/2012 11:23:27
 - Sáng nay ra chợ, thấy người ta kể về công nghệ nuôi cua mà khiếp, nuôi bằng rác thải y tế... Chả biết đúng sai thế nào, có độc hại gì không... nhưng cũng thấy ghê ghê.
 
Cua đồng.
Cua đồng.
Dù biết là lâu nay mình vẫn ăn cua nuôi, nhưng dù có nuôi thì cũng nuôi bằng thức ăn công nghiệp thôi chứ. Chấp nhận là ăn không ngon như trước nhưng dù sao cũng còn an toàn. Vì giờ thì lấy đâu ra cua đồng tự nhiên, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, với bao hoá chất bảo vệ thực vật khác khiến cua không sống nổi. Mà nếu còn sót con nào thì chắc cũng bị biến đổi gen vì hoá chất, ăn vào có khi còn độc hại hơn. Ngay đến món canh hến ngon là thế cũng đành từ bỏ, vì loài hến sống ở đáy sông, bao nhiêu chất độc hại lắng đọng cả dưới đó, ăn vào là rước bệnh vào thân.

Vào Bệnh viện K, nhìn những bệnh nhân ung thư, thấy sợ thật. Những gương mặt đau đớn, suy nhược, tàn tạ vì truyền hoá chất, vì xạ trị... Mà sao lúc nào cũng đông thế không biết. Thì ăn uống thế này, môi trường sống thế này, bệnh tật là điều tất nhiên rồi.

Nghĩ mà buồn, ăn một miếng cơm là mang theo biết bao lo âu. Ngay như thứ hiền lành như hạt gạo giờ cũng bị nhiễm hoá chất bảo quản, chất đánh bóng... Hằng ngày vẫn nghe, vẫn đọc, vẫn biết bao nhiêu điều cảnh báo: Hết quả nhiễm hoá chất, thịt nhiễm hoá chất... Mọi giác quan đều giương cả lên để tránh những thứ khả nghi nhưng nhiều khi cũng thấy mình thật bất lực. Bởi người ta cứ tự do muốn nuôi thế nào thì nuôi, muốn cho thứ nào vào thì cho, quản lý làm sao hết được.

Thế mới biết, không gì khổ và khó như việc đi chợ ngày nay. Rau quả thì ngồn ngộn ra cả đấy nhưng biết chọn loại nào cho khỏi độc? Táo, nho, lê là loại khả nghi nhất rồi, quanh đi quẩn lại chỉ có chuối, bưởi... may ra còn an toàn. Rau muống nõn nà thì không dám mua, lại phải tìm loại nào trông cằn cằn, xấu xí... cho nó lành. Ngay đến thịt cá cũng chỉ dám mua ở hàng quen, ít ra thì cũng tin tưởng là họ vì nể khách quen mà không bán hàng siêu nạc, nhiễm hoá chất... Đó là mình tự tạo ra niềm tin thế thôi, chứ cũng không có gì đảm bảo cả. Thế nên cứ vừa ăn vừa run, vừa ăn vừa lo.

Treo cổ chết tại trụ sở công an "do ân hận"



30/08/2012 00:07:31
Đó là kết luận của Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối Cao về cái chết bất thường của anh Nguyễn Công Nhựt (nhân viên công ty TNHH Lốp Kumho VN) tại công an huyện Bến Cát – Bình Dương.

Ngày 29/8, nguồn tin từ Viện KSND tỉnh Bình Dương cho hay sau nhiều tháng điều tra, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã đưa ra kết luận về cái chết gây tranh cãi của anh Nguyễn Công Nhựt (Quản lý kho thành phẩm công  ty TNHH Lốp Kumho VN)  tại trụ sở Công an huyện Bến Cát – Bình Dương vào ngày 25/4/2011.
Theo Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, anh Nhựt tự treo cổ chết là do ân hận và sợ bị tù tội
Theo Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, anh Nhựt tự treo cổ chết là do ân hận và sợ bị tù tội
Theo đó, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao cho rằng anh Nhựt không bị tra tấn, anh chết là do tự treo cổ vì ân hận đã làm trái quy trình công ty dẫn đến sản phẩm lốp xe bị mất cắp và lo sợ bị tù tội.

Để xác định nguyên nhân anh Nhựt chết, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao đã quyết định trưng cầu Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng giám định lại hồ sơ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Kết quả: Toàn bộ vùng đầu, ngực, bụng, hệ xương khớp không có tổn thương, không có dấu hiệu tác động của ngoại lực; nguyên nhân anh Nhựt chết “là do dây thắt ngạt cơ giới do treo cổ”.

Kết quả này thống nhất với kết quả giám định mà trước đó Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra (PC44) Công an tỉnh Bình Dương và Trung tâm Giám định y khoa pháp y thuộc Sở Y tế Bình Dương đưa ra.

Về thư được xem là thư tuyệt mệnh của anh Nhựt, Cơ quan Điều tra Viện KSND Tối cao cũng đã quyết định trưng cầu giám định lại tại Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng.

Qua đối chiếu thư tuyệt mệnh với đơn tố giác tội phạm và các tài liệu khác có chữ viết, chữ ký của anh Nhựt, Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng kết luận tất cả thư, tài liệu đều là do cùng một người viết, ký ra.

Kết quả này không khác với kết quả giám định trước đó của Phân Viện khoa học hình sự Bộ Công an.
 
Theo Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng, hai chữ viết này là do cùng 1 người viết ra
Theo Phòng giám định Kỹ thuật hình sự Bộ Quốc phòng, hai chữ viết này là do cùng 1 người viết ra
Một trong những căn cứ để Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho rằng anh Nhựt tự tử vì ân hận và lo sợ là dựa vào thư tuyệt mệnh “gửi vợ”.

Theo cơ quan điều tra, trong thư anh Nhựt đã kể, từ năm 2008 anh xuất rải rác khoảng 1.000 lốp xe Kumho.

Anh ân hận vì hàng ngày đã khai báo khống nên vô tình đã tiếp tay cho người khác vi phạm pháp luật và lo sợ phải ngồi tù từ 15-20 năm. Do đó anh nghĩ mình nên kết thúc cuộc đời sớm hơn...

Theo cơ quan điều tra, anh Nhựt được mời đến Công an Bến Cát để cung cấp lời khai liên quan đến đến vụ Công ty Kumho VN mất trộm lốp xe.

Anh Nhựt khai với công an là ngày 5/11/2007 đến cuối năm 2010 đã tự ý sử dụng máy tính văn phòng làm lệnh xuất khoảng 20-30 lần, số lượng khoảng 1.000 lốp xe trái với quy trình xuất hàng tại công ty (Công ty Kumho quy định không được xuất hàng tại máy tính văn phòng mà phải xuất hàng tại máy tính ở kho).

Ngoài ra, anh Nguyễn Công Nhựt có làm bản tự khai, đơn tố giác tội phạm tố cáo một số người đã trộm cắp lốp xe của công ty như Trần Văn Toàn, Trần Hữu Quang, Phạm Tiến Bắc, Bảy, Hoan...

Qua tố giác của anh Nhựt, công an đã bắt Bảy, Toàn, Quang và 26 bị can, thu hồi 408 lốp xe.

Các đối tượng bị bắt khai nhận, do khi xuất lốp xe, bộ phận quản lý kho thành phẩm (bộ phận anh Nhựt làm việc – PV) xuất dư số lượng lốp cho khách hàng lựa chọn.

Sau khi giao hàng, bộ phận này không làm thủ tục nhập lại kho số hàng dư mà để ở cửa kho nên các đối tượng móc nối với bảo vệ lấy trộm đưa ra ngoài bán lấy tiền chia nhau.

Do anh Nhựt chết nên công an không xác định được số lượng lốp anh Nhựt xuất dư không nhập lại kho là bao nhiêu.

Trước đó báo Người Lao Động đã có vệt bài liên quan đến cái chết của anh Nhựt. Vợ anh Nhựt tức chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền đã cung cấp cho báo băng ghi âm mình bị thiếu tá Nguyễn Thành Phú (phụ trách vụ điều tra mất trộm lốp xe Kumho) gạ tình, đề nghị đi khách sạn, bán đất chạy án cho chồng.

Sau đó băng ghi âm được báo chuyển đến Công an tỉnh Bình Dương, thiếu tá Phú đã bị giáng cấp, sau đó chuyển khỏi ngành.
(Theo Người Lao Động)

Trung Quốc không ngừng củng cố cơ sở hạ tầng ở Hoàng Sa



Trung Quốc tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thông tin mới nhất do Tân hoa xã đưa ra vào ngày hôm nay cho biết Trung Qúôc vừa thành lập một cơ quan tại đảo Phú Lâm mang tên Cục cung cấp điện Tam Sa Hải Nam.
Việt Nam chưa có phản ứng chính thức nào từ động thái này của Bắc Kinh.
Trước đó, vào hôm thứ Ba 27 tháng 8, Trung Quốc cũng đã cho thiết lập hệ thống cống rãnh ở thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Nhân dân nhật báo của Trung Quốc khi loan tin này cho biết thêm là hệ thống cống rãnh sẽ phục vụ cho khoảng 1,000 cư dân và đơn vị quân sự mà Trung Quốc bố trí đồn trú ở đó.
Và mới ngày hôm qua, công ty dầu khí Hải dương của Trung Quốc CNOOC đã cho gọi thầu quốc tế trong các lô dầu thuộc chủ quyền Việt Nam.
Nhắc lại, tháng trước sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã loan báo thiết lập đơn vị hành chánh mang tên thành phố Tam Sa bao gồm cả khu vực Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Houston: biểu tình phản đối Trung quốc xâm lấn Việt Nam



2012-08-29
Hàng ngàn người Việt ở Houston đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012
Photo Hien Vy, RFA
Hàng ngàn người Việt đã đến trước Lãnh sự quán Trung quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam
Trước sự đàn áp người dân yêu nước biểu tình phản đối Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam, thì cách đây vài tuần, một số nhân sĩ trong nước đã lên tiếng đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam để cho các đoàn thể tổ chức biểu tình chống Trung quốc xâm lược. Trong khi người Việt trong nước chưa có câu trả lời từ nhà cầm quyền, thì người Việt hải ngoại tại nhiều nơi, đã xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc.  "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" đã tổ chức một cuộc xuống đường rầm rộ tại Houston vào trưa Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8 năm 2012
Không e ngại cái nắng gay gắt của buổi trưa Hè, hàng ngàn người Việt hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Đồng Liên Tôn Houston, đã đến trước Lãnh sự quán Trung quốc, biểu tình phản đối Bắc Kinh xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Không chỉ người Houston mà các cộng đồng người Việt quốc gia từ Galveston, Austin, San Antonio, Dallas, Tarrant... cũng tham dự.
Kêu gọi tinh thần Diên Hồng của người Việt
Hoà thượng Thích Huyền Việt  và LM Phạm hữu Tâm, thay mặt ban tổ chức đọc bản tuyên cáo, nói lên sự phản đối của người Việt trước sự bành trướng thế lực của Trung Quốc:
"Cực lực phản đối và tố cáo nhà cầm quyền Trung cộng về chủ trương lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam và một phần lớn vùng biển Đông Nam Á.
Cực lực phản đối những yêu sách phi lý, ngang ngược của nhà cầm quyền Trung cộng đối với cái gọi là "đường lưỡi bò", chiếm đến hơn 80% diện tích vùng biển được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đòi hỏi nhà cầm quyền Trung cộng chấm dứt mọi hành động gây hấn, bách hại ngư dân Việt Nam. Lập tức rút lui các lực lượng ngư thuyền, đơn vị quân sự khỏi vùng biển đảo Việt Nam. Trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam ..."
Linh mục Vũ Thành cho biết lý do Hội Đồng Liên Tôn kêu gọi biểu tình là để dấy lên tinh thần Diên Hồng trong lòng dân Việt, mà tiền nhân đã từng có trong những thế kỷ trước, khi Tầu xâm lấn Việt Nam:
Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên
Linh mục Vũ Thành
"Chúng tôi uất hận và đau xót cho đồng bào chúng tôi, nhất là những ngư dân vùng ven biển. Nước Việt Nam, một nửa là biển mà giờ đây Trung cộng mang hai mươi ba ngàn tàu đánh cá mà trong đó có vũ khí nữa, tràn ngập vào đó. Vì vậy mà có những khẩu hiệu "Ăn cắp cá". Ngư dân Việt Nam không có đất sống. Chúng tôi muốn tiếp nối 71 nhà trí thức hải ngoại và Việt Nam đã lên tiếng. Chúng tôi hy vọng nhóm lên tinh thấn Diên Hồng của toàn dân Việt Nam, đoàn kết với nhau mà đứng lên".
Linh mục Vũ Thành nói thêm là ngoài việc phản đối sự bành trướng của Trung quốc, "Ủy ban đấu tranh bảo toàn lãnh thổ Việt Nam" cũng phản đối nhà nước Việt Nam trước sự đàn áp người dân yêu nước, biểu tình chống Trung quốc tại Saigon và Hà Nội.
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ngày 26 tháng 8 năm 2012 ở Houston
Cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung quốc ngày 26 tháng 8 năm 2012 ở Houston. Photo Hien Vy, RFA
"Trước hết là chúng tôi chống Trung Cộng, và dĩ nhiên là chúng tôi chống sự đàn áp của nhà nước Việt Nam, không cho người dân biểu tình".
Ngoài khẩu hiệu "Trung Quốc! Hãy ngưng Ăn Cắp Cá" còn có những khẩu hiệu khác như: "Trung Quốc Xâm Lược! Hãy cút khỏi Việt Nam", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam", "Tẩy chay hàng hóa Trung quốc" ...
Lẫn trong tiếng nhạc đấu tranh và tiếng reo hò của đoàn người biểu tình, LM Phạm Hữu Tâm xác nhận trách nhiệm của một tu sĩ:
"Là tu sĩ, là giáo sĩ, những người lãnh đạo tinh thần tôn giáo, không làm chính trị nhưng trách nhiệm của tôn giáo là soi sáng, hướng dẫn lương tâm của con người. Sự đúng, sự thiện, phải làm. Sự xấu phải tránh. Và nhất là phải chống lại sự ác. Vì vậy hôm nay, Tôi phản đối Trung quốc xâm lăng đất nước tôi, giết hại đồng bào tôi. Tôi kêu gọi mọi người có lương tâm chân chính, phản đối sự ác này ..."
Quan tâm đến quê hương
Đứng cùng gia đình trong đoàn biểu tình, cô Minh Hoàng cho biết gia đình cô luôn luôn tham dự những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và Hà Nội, để hỗ trợ cho người dân trong nước, khi thấy họ bị công an VietNam đàn áp, không cho thể hiện lòng yêu nước, trước đại họa ngoại xâm:
Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện được
Cô Minh Hoàng
"Đau lòng lắm! Đau lòng lắm! Mình làm được cái gì thì làm thôi chứ rất là đau lòng. Họ đánh đập người dân. Họ coi dân không là con người nữa ..."
Cô Minh Hoàng cũng nói thêm là người Việt thì dù ở đâu cũng có thể biểu lộ lòng yêu nước:
"Người Việt Nam có tấm lòng yêu nước thì dù ở nơi đâu cũng có thể thể hiện được."
Một người biểu tình khác, tên Thắng cũng đồng quan điểm:
"Ít nhiều gì thì mình cũng phải quan tâm tới quê hương Việt Nam. Những người bên Việt Nam không có được cơ hội đi biểu tình để nói lên sự bất công của Trung cộng đối với Việt Nam. Bên đây mình phải nói lên những lời nói mà bên Việt Nam không nói được".
Có mặt trong đoàn biểu tình, Linh mục Nguyễn văn Khải, người đã từng cùng giáo dân Thái Hà xuống đường đòi công bằng cho người dân, vào những năm trước, so sánh sự đối xử khác biệt của cảnh sát với người biểu tình tại Việt Nam và Hoa Kỳ:
"Ở đây thì mọi người được tự do xuống đường, tự do giăng biểu ngữ và việc biểu tình thì được cảnh sát giúp đỡ và hướng dẫn rất trật tự. Ở Thái Hà hay Hà Nội, dân xuống đường biểu tình mà không cẩn thận là bị cảnh sát đàn áp. Đấy là sự khác biệt giữa một xứ sở tự do và một xứ sở độc tài toàn trị".
Dù biết nhà nước Việt Nam không nương tay với những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài gòn, nhưng anh Trần văn Bé Tư vẫn ao ước được một lần, cùng người dân trong nước xuống đường phản đối sự xâm lăng của phương Bắc:
"Nếu mình không lên tiếng thì người ngoại quốc họ không biết đâu! Mình phải lên tiếng. Lên tiếng thì giúp được trong nước. Trong nước đi biểu tình thì bị giam cầm, bị bịt miệng thì đâu có ai biết. Tôi thấy rất là giận dữ (với công an) mà rất là thương đồng bào trong nước. Mình cũng mong có cơ hội về đi biểu tình với đồng bào trong nước, cho dù họ bắt mình mình cũng chịu nữa..."

Theo dòng thời sự: