THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 September 2012

Thủy điện Sông Tranh 2 chịu được động đất 5,5 độ richter'

Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết, rung chấn mấy ngày qua không ảnh hưởng đến an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Trong hơn một năm, khu vực này xảy ra 52 trận động đất, cao nhất là 4,2 độ richter.

Rung chấn mạnh gần thủy điện Sông Tranh 2 / 6 trận động đất liên tiếp ở thủy điện Sông Tranh 2

Sáng 4/9, tại cuộc họp với Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, đại diện Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết, rung chấn mấy ngày qua không ảnh hưởng đến an toàn của thủy điện Sông Tranh 2. Số liệu rung chấn đo được mức cao nhất là 4 độ richter, trong khi thiết kế của thủy điện chịu được đến 5,5 độ richter. Còn đại diện tư vấn độc lập kết luận, đập thủy điện đã được xử lý đạt yêu cầu thiết kế, đảm bảo an toàn tích nước.
Tuy nhiên, để có kết quả đánh giá chính xác, Bộ trưởng Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các chuyên gia phản biện độc lập đánh giá chất lượng đập thủy điện sau khi xử lý sự cố. Ông cũng yêu cầu Hội đồng nghiệm thu nhà nước cử chuyên gia đến hiện trường, kiểm tra, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rung chấn tới đập thủy điện lớn nhất miền Trung này.
Phía thượng lưu đập chính thủy điện Sông Tranh 2- nơi xảy ra những trận dư chấn động đất vừa qua. Ảnh: Trí Tín.
Phía thượng lưu đập chính thủy điện Sông Tranh 2, nơi xảy ra những trận dư chấn động đất vừa qua. Ảnh: Trí Tín.
Chiều cùng ngày, trao đổi với VnExpress.net, GS Cao Đình Triều, Viện vật lý Địa cầu cho biết, sau hơn một năm theo dõi, nghiên cứu, các trạm quan trắc, máy đo gia tốc đã ghi nhận tổng cộng 52 trận động đất lớn nhỏ xảy ra ở công trình thủy điện Sông Tranh 2. Trong đó có hai trận động đất cường độ mạnh 3,4 độ richter (ngày 27/11/2011) và 4,2 độ richter (ngày 3/9/2012).
Trận động đất 4,2 độ richter với độ chấn tiêu sâu 7,3 km xảy ra đêm 3/9 ở ngay bên phải đập chính của hồ chứa thủy điện ở xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.
Theo GS Triều, các máy đo gia tốc lắp đặt ở khu vực thủy điện cũng ghi nhận ít nhất 3 trận động đất gây rung động trực tiếp đến mặt đập, trong đó có một trận dao động với cường độ 7 thang MSK-64 (có 12 cấp cường độ). Thời gian tới, những trận động đất kích thích sẽ còn tiếp tục xảy ra ở công trình thủy điện này nếu mực nước ở khu vực hồ chứa bị thay đổi đột ngột với dung tích lớn.
"Động đất ở khu vực Sông Tranh 2 là loại động đất kích thích phản ứng nhanh ở độ sâu chấn tiêu nông (dưới 10 km). Khu vực này có thể xảy ra động đất mạnh nhất đạt xấp xỉ 5,5 đến 6,1 độ richter. Nếu trận động đất mạnh xảy ra trong lòng hồ thì nguy cơ tạo nên cột sóng lớn tác động trực tiếp vào thân đập rất nguy hiểm. Động đất kích thích diễn ra thường xuyên có thể gây biến đổi môi trường của đới đứt gãy đã có trước, làm tăng nguy cơ hoạt động của các tai biến địa chất khác như trượt lở đất, nứt sụt đất, lũ quét", chuyên gia này nhận định.
Các Bộ, ngành trung ương, địa phương cùng các chuyên gia Viện Vật lý Địa cầu nhiều lần kiến nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chủ đầu tư công trình lắp đặt hệ thống mạng trạm quan trắc động đất ở huyện Bắc Trà My để kịp thời thông báo giúp người dân chủ động ứng phó, phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, hiện đề nghị này vẫn chưa được thực hiện.
Hồi tháng 6, sau khi có báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về kết quả khảo sát tại đập thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam), Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Bộ Xây dựng phải tổ chức đánh giá an toàn đập sau khi EVN xử lý xong việc thấm nước qua đập và tác động của động đất kích thích tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trường hợp cần thiết, cho phép thuê tư vấn trong và ngoài nước có đủ năng lực và kinh nghiệm hỗ trợ việc phân tích, đánh giá an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2; đồng thời nghiệm thu, cho phép đưa công trình vào hoạt động theo thông số thiết kế ở mức nước dâng bình thường sau khi có kết luận đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm an toàn.
Phó thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu, đánh giá chi tiết về điều kiện địa chất, địa động lực học và hoạt động địa chất khu vực Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. EVN kiểm tra, đưa toàn bộ thiết bị quan trắc vào làm việc, tổ chức quan trắc, cập nhật kịp thời các thông số theo thiết kế được duyệt; nghiên cứu, ứng dụng thêm một số phương pháp địa vật lý để xác định các khuyết tật có thể có trong thân đập thủy điện Sông Tranh 2. Viện Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thành xây dựng hệ thống các trạm quan trắc địa chấn nhằm tăng cường mạng lưới quan sát động đất, phục vụ báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trong toàn quốc.
Trí Tín - Đoàn Loan

Bức thư HCM gửi Stalin về cải cách ruộng đất

Bức thư thứ 1
_________________________________
Bức thư thứ 2




Nguồn: Cục lưu trử quốc gia Nga: http://www.rusarchives.ru/evants/exh...tnam1/22.shtml

Nội dung tạm dịch:
Bức thư thứ 1
 
Đồng chí Stalin thân mến:

Xin gửi ngài chương trình cải cách ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam. Chương trình hành động được lập bởi chính tôi dưới sự giúp đỡ của đồng chí Lưu Shao Shi, Văn Sha San.

Đề nghị ngài xem xét và cho chỉ dẫn.

Gửi lời chào cộng sản.

Hồ Chí Minh, 31/10/1952



Bản dịch 2:

Đồng chí Stalin kính mến

Tôi đã bắt đầu soạn thảo đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam, và sẽ giới thiệu với đồng chí trong thời gian tới.

- Tôi gửi tới đồng chí một số yêu cầu, và hi vọng sẽ nhận được chỉ thị của đồng chí về những vấn đề này.

1. Cử một hoặc 2 đồng chí Liên Xô tới Việt Nam để làm quen và tìm hiểu thực trạng ở đó. Nếu như các đồng chí đó biết tiếng Pháp đủ để có thể giao tiếp với nhiều người. Từ Bắc Kinh tới chỗ chúng tôi đi đường mất khoảng 10 ngày.

2. Chúng tôi muốn gửi tới Liên Xô 50-100 du học sinh, với trình độ văn hóa lớp 9 ở Việt Nam, trong số họ có người là Đảng viên và cũng có ngừoi chưa phải là Đảng viên, độ tuổi của họ từ 17-22. Đồng chí nhất trí về vấn đề này chứ?

3. Chúng tôi muốn nhận từ phía các đồng chí 10 tấn thuốc kí ninh ( thuốc sốt rét-thanhnam) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm

4. Chúng tôi cần những loại vũ khí sau

(a) Pháo cao xạ 37 li cho 4 trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo.
(b) Pháo trận địa 76,2 li cho 2 trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu
(c) 200 khẩu súng phòng không 12,7 li và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu

Sau khi nhận chỉ thị của đồng chí về những vấn đề trên, tôi dự định vào ngày mùng 8 hoặc là mùng 9 tháng 11 sẽ rời khỏi Moscow.

Gửi tới đồng chí lời chào cộng sản và lời chúc túc đẹp nhất.

Hồ Chí Minh
30-10-1952
đã kí

Quí vị để ý trong bức thư thứ 2, Hồ gian ký tên Tàu.

Thêm hai gia đình giáo dân Cồn Dầu được đi Mỹ



2012-09-04
Vào lúc 9 giờ tối, thứ Ba ngày 4/9, từ phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, hai gia đình giáo dân Cồn Dầu gồm 8 người, trong đó 5 người lớn và ba trẻ em, lên đường sang định cư tại tiểu bang North Carolina của Mỹ.
RFA
Gia đình Anh Trần Thanh Tiến cùng phóng viên Thanh Trúc tại phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan hôm thứ Ba ngày 4/9/2012.
Đây là gia đình hai anh em ruột từ Cồn Dầu chạy sang Thái Lan xin tị nạn:
“Tôi là Trần Thanh Quang, năm nay tôi 35 tuổi, ở tại thôn Cồn Dầu, huyện Hoài Văn thành phố Đà Nẵng. Tôi qua đây vì chính quyền Đà Nẵng áp bức tôn giáo chúng tôi cho nên chúng tôi phải tìm mọi đường đến nơi được tự do.
Hôm nay được chấp nhận của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc cho gia đình chúng tôi được định cư nước thứ ba, gia đình tôi không biết nói gì hơn là cảm ơn tất cả bà con ở hải ngoại cũng như ở Thái Lan lâu nay đã gởi quà và giúp đỡ cho gia đình chúng tôi, nên hôm nay được định cư nước thứ ba chúng tôi rất là vui sướng là được cái quyền tự do.”
photo-3-200.jpg
Anh Trần Thanh Quang tại phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan hôm thứ Ba ngày 4/9/2012. RFA PHOTO.
Trong khi đó, phát biểu với đài Á Châu Tự Do, anh Trần Thanh Tiến trình bày hoàn cảnh khắc nghiệt khiến anh quyết định ra đi:
“Bởi vì tôi tham gia vào đám tang của bà Maria Đặng Thị Tân ngày 4 tháng 5 năm 2010, tôi đã bị công an bắt giữ bảy ngày và tra tấn tôi trong tù rất là dã man, với lại khi về thì kêu lên kêu xuống khiến tinh thần tôi hốt hoảng thì tôi phải rời khỏi Việt Nam để an toàn tính mạng.
Khi mà đi được Mỹ đây rồi thì tôi rất vui mừng nhưng còn cái nỗi buồn phía sau, đó là những người đồng hương của tôi ở Cồn Dầu, Hòa Xuân, Cẩm Lệ. Họ cũng qua đây rất đông mà hiện còn kẹt ở Thái Lan thì tôi mong muốn sao mà họ cũng may mắn như tôi là sớm được đi định cư ở bất cứ nước nào.”
Với 8 người trong hai gia đình hôm nay cộng với 6 người đã đi trước đó, tổng cộng 14 người ở Cồn Dầu đã rời Thái Lan sang định cư tại Hoa Kỳ.
Theo tin mới nhất, trong số hơn 70 giáo dân Cồn Dầu còn lại, một gia đình 5 người vừa được Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan cấp qui chế tị nạn, những người khác đang trong tình trạng chờ đợi.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Công an Hà Nội lại tra tấn chết người



2012-09-04
Công an Hà Nội lại tiếp tục đánh chết người dân trong lúc lấy khẩu cung của nạn nhân tại trụ sở công an.
Photo courtesy of vietbao.vn
Tang lễ nạn nhân Nguyễn Mậu Thuận bị công an Hà Nội đánh chết
Mặc dù những kẻ giết người đã bị bắt nhưng câu hỏi liệu bản án dành cho họ có công bằng hay không vẫn nhức nhối trong lòng nhiều người, nhất là gia đình nạn nhân.
Theo báo Người Lao Động loan tin ngày 31-8, Công an huyện Đông Anh Hà Nội đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người và tạm giữ 4 công an gây án  gồm: Hoàng Ngọc Tuyên, phó Ban CA xã Kim Nỗ; Nguyễn Trọng Kiên, Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức, tất cả đều là công an thuộc xã Kim Nỗ.
Bốn công an này đã trực tiếp gây ra cái chết cho ông Nguyễn Mậu Thuận thường trú tại xã Kim Nỗ, Đông Anh Hà Nội vào tối 30 tháng 8. Ông Thuận được người nhà đem thi hài về từ một bệnh viện với thương tích gây chấn động cho người xem qua bức ảnh đăng trên tờ Người Lao Động. Sự tra tấn dã man để lại những dấu vết mà lương tâm con người không thể làm ngơ nếu nhìn thấy bức hình này. Hai đùi của ông Thuận bị đập thâm tím như bị hoại tử, đùi trái có một vêt khâu dài gần hai gang tay bên cạnh đó người nhà nạn nhân cho biết ông bị đánh gãy nhiều xương sườn và những vết thương này hiện rõ trên thi hài của nạn nhân.

Người dân vẫn bức xúc

Luật sư Trần Đình Triển là người tham gia rất nhiều vụ án công an tra tấn đến chết người cho biết kinh nghiệm của ông:
Chúng tôi tham gia tố tụng để bào chữa cho các bị can bị cáo nên được biết rất nhiều trường họp khi bị bắt tạm giam, ra tòa họ tố cáo rằng họ bị bức cung nên bắt buộc phải ký lời cung như vậy. Thậm chí như vừa qua có một vụ ở thành phố Tuyên Quang mà tôi đang làm liên quan đến vụ việc chị Xuân, một bên là con nợ trốn không trả nợ mà lại bắt người đi đòi nợ và lại dùng nhục hình. Đã có bằng chứng của nhiều phạm nhân khác chứng kiến việc đó.
Ông Nguyễn Quang Phục cha ruột nạn nhân Nguyễn Quốc Bảo người bị công an quận Hai Bà Trưng đánh tới chết vào ngày 21 tháng 1 năm 2010 cho biết phản ứng của gia đình mình khi nghe tin về cái chết của người bị công an đánh:
Tôi là một trong những gia đình nạn nhân mà công an đã đánh chết con trai tôi. Tôi cực lực phản đối hành động bao che của chính quyền đối với lực lượng công an hiện nay.
Ông Nguyễn Quang Phục
Tôi là một trong những gia đình nạn nhân mà công an đã đánh chết con trai tôi. Tôi cực lực phản đối hành động bao che của chính quyền đối với lực lượng công an hiện nay. Cố tình che giấu, dung túng để cho họ giết người một cách dã man, Công an được nhà nước bao che để lộng hành, liên tục gây ra những tội ác khủng khiếp. Đánh chết người trong các trại giam, hay nhà tạm giam mà đấy là những người dân vô tội bắt nhầm rồi đánh chết người ta.
Mặc dù bốn viên công an trực tiếp tra tấn nạn nhân tại Kim Nỗ đã bị bắt giam chờ xử lý nhưng bức xúc của dư luận không vì thế mà lắng xuống, đặc biệt tại Hà Nội nơi trung tá công an Nguyễn Văn Ninh, trưởng công an Thịnh Liệt đã đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng vào ngày 8 tháng 3 năm 2011 nhưng chỉ bị xử 4 năm tù giam, ngang với mức án của một vụ trộm cắp, làm gia đình nạn nhân không thể nguôi ngoai dẫn đến các đơn kiện tiếp theo sau vụ xử. Ông Nguyễn Quang Phục đơn cử trường hợp bao che tương tự của chính gia đình ông:
Kỳ vừa rồi Viện kiểm sát Nhân dân tối cao ra quyết định không khởi tố vụ án là đi trái với pháp luật. Hiện nay gia đình tôi vẫn đang tiếp tục khiếu kiện nhưng mà cho đến nay vẫn không thấy họ trả lời. Theo như gia đình tôi được biết và trên chứng cứ thực tế của nạn nhân thì tôi thấy rằng cơ quan công an Hà Nội đã dựng toàn bộ hiện trường giả gây nên cái chết của con tôi để vu khống cho con tôi và đồng thời bao che cho những kẻ phạm tội.

Lòng tin ngày càng mất đi

Công lý không được người thi hành coi trọng nên sự mất lòng tin của dân chúng vào cơ quan thi hành pháp luật là điều hiển nhiên. Những vụ án sát nhân do công an tra tấn vô cớ người bị bắt diễn ra liên tục nhưng chưa một vụ nào được xét xử bình đẳng trước dư luận khiến bức tranh mù mờ của pháp luật ngày một nhạt nhòa hơn.
Các nạn nhân chưa bao giờ lấy được sự trong sạch khi bộ máy công an dựng lên tất cả chứng cứ tại hiện trường chống lại họ nhằm che mắt dư luận. Điều ngạc nhiên là không ít cơ quan công tố lại bao che cho thủ phạm và đưa ra những quyết định khó thể chấp nhận nếu nhìn bằng lăng kính luật pháp.
Tôi đã đọc kỹ kết luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tôi cho rằng đấy là một kết luận hoàn toàn sai trái và không căn cứ vào một chứng cứ nào cả.
Luật sư Trần Đình Triển
Viện Kiểm sát không thực hiện quyền kiểm sát như đã được hiến pháp giao phó mà trái lại cơ quan này nhiều lần trực tiếp dung túng kẻ phạm pháp với những kết luận không theo bất cứ bằng chứng hay lời khai của nhân chứng. Viện Kiểm sát chỉ dùng những bằng chứng được cơ quan điều tra của công an cung cấp vì vậy sự a tòng không thể không tính tới. Luật sư Trần Đình Triển cho biết nhận xét của ông về việc này:
Hầu như trường hợp nào tôi cũng có kiến nghị cả, thế nhưng nó đang đi vào một sự quên lãng. Một là quên lãng hai nữa là giải quyết không theo đúng trình tự quy định của luật khiếu tố khiếu nại hay của Bộ luật tố tụng hình sự dẫn đến việc có người bị mất, bị chết. Cũng như làng xóm hay công luận mất rất nhiều niềm tin vào phương pháp giải quyết đó. Họ kéo dài hàng năm không trả lời và nếu trả lời thì cuối cùng hầu như cho rằng nguyên nhân là tự sát hay ốm đau. Tôi lấy thí dụ trường hợp của anh Nhựt vừa qua. Tôi đã đọc kỹ kết luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tôi cho rằng đấy là một kết luận hoàn toàn sai trái và không căn cứ vào một chứng cứ nào cả.

Bao giờ mới chấm dứt?

yume-250.jpg
Trưởng Công an xã Kim Nỗ - ông Nguyễn Đức Vọng. Photo courtesy of yume.vn
Những cái chết oan khuất do công an gây ra không thể xem là cá biệt của từng địa phương vì sự thật cho thấy nó xảy ra trên khắp nước, không tỉnh thành nào không có những cái chết như vậy. Điều này cho thấy pháp luật đang bị bịt mắt, không phải để thực hiện sự công bình mà để hoàn toàn không nhìn thấy kẻ phạm pháp đang được dung túng bao che từ chính cơ quan thực thi pháp luật. Luật sư Trần Đình Triển nhận xét:
Sinh mạng của một con người đã được Hiến pháp quy định dù họ có vi phạm pháp luật thì họ chỉ bị hạn chế một phần nào quyền công dân nhưng họ vẫn có quyền con người, mà trong một xã hội thì quyền con người là quyền thiêng liêng nhất. Không thể chà đạp lên quyền con người, cái quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc của họ mà trong những trường hợp như vậy thì chính các cơ quan thẩm quyền lại tìm mọi cách bao che, che dấu không đưa ra ánh sáng những việc đó dẫn đến việc mất niềm tin của dân.
Hình thức dùng nhục hình tra tấn để bức cung hay ép cung tuy không mới mẻ gì đối với nhiều nước, tuy nhiên nước nào càng tiến gần tới sự tôn trọng tự do dân chủ và nhân quyền thì hình thức tra tấn càng nhanh chóng bị thủ tiêu trong các nhà giam. Ở Việt Nam sự tra tấn đã trở thành quen thuộc đối với cơ quan điều tra và chính điều này dẫn tới những cá nhân hay phong trào đòi hỏi dân chủ nhân quyền ngày một có cớ để dâng cao.
Dù chính quyền cố gắng che giấu tới đâu thì tiếng gào thét của gia đình nạn nhân cũng vọng tới tai cộng đồng thế giới bởi hệ thống thông tin nhanh nhạy hiện nay.
Cách mà Tòa án tiếp tay với chính quyền bao che cho các thủ phạm trong ngành công an cho thấy quyền lực của hành pháp đang bao trùm tất cả. Từ đó công luận cho rằng nếu thực tâm đổi mới theo như Nghị quyết của Trung ương Đảng thì động thái làm sạch ngành công can có lẽ là việc cần làm trước tiên. Phải làm ngay vì khi tay người thi hành công vụ đã trực tiếp hay gián tiếp dính máu thường dân thì không nghị quyết nào của đảng sẽ còn giá trị.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Mưa nhỏ, Đà Nẵng đã ngập

(TNO) Những trận mưa nhỏ từ đêm qua đến sáng nay 4.9, đã khiến khu vực Đầm Rong 1, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng tái diễn tình trạng ngập nặng.
Nhiều năm qua, người dân sinh sống trên các tuyến đường Hải Hồ, Lê Văn Long, Nguyễn Đôn Tiết… luôn phải sống chung với ngập khi mùa mưa bão đến.
lội nước
Sinh viên lội nước về xóm trọ
Đoạn đường Hải Hồ đi vào Đại học Đông Á ngập nặng nhất, khoảng 30 - 40 cm.
Không chỉ lội nước đi học, đi làm, sinh hoạt của người dân, sinh viên trọ học càng khổ sở khi ô tô đi qua khu vực gây nên những đợt "sóng" đập vào nhà. Nhiều gia đình, hộ kinh doanh đã phải xây đập ngăn nước trước cửa nhà.
ngập nước
Sinh hoạt người dân đảo lộn vì tình trạng ngập nước
Theo Công ty thoát nước và xử lý nước thải, khu vực lân cận Đầm Rong 1 có cao trình hiện trạng chỉ khoảng 1,2 đến 1,3 m nên khi mưa lớn kết hợp mực nước sông Hàn dâng cao thì hệ thống thoát nước gần như mất tác dụng.
Trước mùa mưa năm nay, phía Công ty thoát nước và xử lý nước thải đã tiến hành nạo vét tuyến cống Lý Tự Trọng, đoạn từ Hải Hồ đến Đống Đa và đề nghị Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng TP.Đà Nẵng trong quá trình thi công tuyến cống từ Hàn Mặc Tử ra sông Hàn phải thường xuyên khơi thông dòng chảy tạm thời.
ngập nước
Đoạn đường Hải Hồ ngập nặng gần 40 cm nước
Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng ngập nước sau mỗi trận mưa kéo dài tại khu vực Đầm Rong 1 vẫn chưa hề được cải thiện.
Trong khi đó, trạm bơm Đa Phước có vốn đầu tư gần 89 tỉ đồng nhằm giải quyết chống ngập cho khu vực Đầm Rong hiện vẫn trong giai đoạn vận hành thử nghiệm.

Người dân xây tường trước nhà để ngăn nước tràn vào
Theo Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng, mức độ ngập úng trên địa bàn hiện rất nghiêm trọng, với 91 điểm ngập nhưng đến tháng 6.2012 mới chỉ giải quyết được 11 điểm, 80 điểm còn lại cần có 313,61 tỉ đồng để xử lý.
Tin, ảnh: Nguyễn Tú

Một đêm, 4 trận động đất tại Quảng Nam

Đầu năm 2012 đến nay, có hơn 40 trận động đất xảy ra ở Quảng Nam

(TNO) Trả lời Thanh Niên Online chiều nay 4.9, TS Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trong đêm 3.9, tại H.Bắc Trà Mi, tỉnh Quảng Nam đã liên tiếp xảy ra 4 trận động đất. Nguy cơ xảy ra các trận động đất có cường độ lớn hơn tại đây là hiện hữu.


TS Lê Huy Minh - Ảnh: Quang Duẩn
Ông Minh nói: Trận động đất đầu tiên xảy ra lúc 19 giờ 30 phút, sau đó 3 trận động đất nối tiếp nhau xuất hiện. Trong đó, trận động đất có cường độ mạnh nhất xảy ra lúc 20 giờ 46 phút, mạnh 4,2 độ Richter, tại vị trí có tọa độ 15,217 độ vĩ bắc, 108,250 độ kinh đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 7,3 km, trong khu vực địa phận H.Bắc Trà My.
Theo đánh giá, động đất gây nên rung động trên cấp 6 (theo thang MSK-64) ở khu vực đập thủy điện Sông Tranh, nhiều người ở khu vực chấn tâm động đất cảm thấy được trận động đất này.
* Thưa ông, các trận động đất này có phải là động đất kích thích, xảy ra bởi việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2?
- Hiện chưa thể khẳng định đây là các trận động đất kích thích hay động đất kiến tạo. Tuy nhiên, bước đầu tôi cho rằng, các trận động đất này xảy ra là do tổng hợp của cả hai nguyên nhân.
Tôi nói thế bởi vì, các trận động đất này nằm trên đới đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi, một trong hai đới đứt gãy gây động đất mạnh nhất tại khu vực này. Động đất kích thích chỉ xảy ra khi có hai điều kiện: có đới đứt gãy đang hoạt động và nhân tố kích thích, ở đây, trong trường hợp các trận động đất này được xác định là do thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm thay đổi địa chất xung quanh đập, là tác nhân khiến động đất kiến tạo xảy ra sớm hơn.
* Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các trận động đất tại Quảng Nam, nhất là xung quanh khu vực đập thủy điện Sông Tranh 2. Thưa ông, hiện tượng này nói lên điều gì?
- Theo ghi nhận của chúng tôi, tháng 11.2011, tại khu vực này xảy ra hai trận động đất mạnh 3,2 và 3,4 độ Richter. Tháng 2 năm nay, tại đây xảy ra trận động đất mạnh 3,1 độ Richter. Đó là chưa kể các trận động đất cường độ nhỏ khác mà chúng tôi ghi nhận được. Nếu tính cả những trận động đất này, từ đầu năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xảy ra tổng cộng trên 40 trận động đất.
Đặc biệt, trận động đất xảy ra tối qua có cường độ mạnh nhất. Kết hợp với diễn biến động đất tôi vừa nêu, chúng ta có thể nhận thấy, tần suất xảy ra động đất tại đây vẫn chưa hề giảm, và quan trọng là cường độ chưa đến đỉnh điểm. Thời gian tới, có thể xuất hiện thêm các trận động đất có cường độ lớn hơn.
* Thưa ông, đập thủy điện Sông Tranh 2 liệu có an toàn trước các trận động đất xảy ra trong khu vực?
- Rất khó trả lời cho câu hỏi này. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều đới đứt gãy đang hoạt động, trong đó đáng chú ý là các đới đứt gãy Trà Bồng và Hưng Nhượng - Tà Vi. Động đất cực đại theo nhận định của các nhà khoa học có thể xảy ra trên các đới đứt gãy là 5,5 độ Richter. Khi xây dựng đập thủy điện Sông Tranh, chúng tôi đã khuyến nghị thiết kế kháng chấn có thể chống chọi với chấn động cấp 8. Điều chúng ta cần lưu ý là, các trận động đất ở Quảng Nam có tâm chấn nông nên rung động rất mạnh trên bề mặt, dễ gây ra các thiệt hại.
* Xin cảm ơn ông!
Quang Duẩn (thực hiện)
Trận động đất đã làm người dân hoang mang
"Vẫn chưa có thiệt hại gì sau trận động đất", đó là khẳng định của ông Phạm Viết Tích, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam sau khi dẫn đầu đoàn kiểm tra hiện trường, đỉnh đập thủy điện Sông Tranh 2 vào chiều nay (4.9).
“Kiểm tra và làm việc tại thân đập, chúng tôi ghi nhận do những ngày qua mưa to nên lượng nước về hồ thủy điện là khá lớn. Đến trưa ngày 4.9 vẫn chưa ghi nhận thiệt hại gì sau trận động đất. Theo tôi, thiệt hại lớn nhất là trận động đất đã làm người dân hết sức hoang mang”, ông Tích nói.
 Khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục xảy ra nhiều trận động đất lớn
Khu vực thủy điện Sông Tranh 2 tiếp tục xảy ra nhiều dư chấn
Cũng trong chiều 4.9, lo lắng trước trận động đất có cường độ mạnh, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (BCH PCLB) Quảng Nam đã gửi công văn đề nghị Viện Vật lý địa cầu sớm vào cuộc kiểm tra, xác định cường độ động đất.
 Nhiều nhà dân tại H.Bắc Trà My bị nứt nẻ do động đất
Nhiều nhà dân tại H.Bắc Trà My bị nứt do động đất
Công văn đề nghị, Viện Vật lý địa cầu thông tin kịp thời cho UBND tỉnh và BCH PCLB tỉnh Quảng Nam biết để kịp thời chỉ đạo các biện pháp ứng phó, khắc phục.
Ngoài ra, BQL dự án Thủy điện 3 phải kịp thời báo cáo với UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh Quảng Nam về tình hình an toàn đập thủy điện Sông Tranh 2 do ảnh hưởng của trận động đất trên.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các huyện Bắc Trà My và Nam Trà My khẩn trương tổ chức kiểm tra, theo dõi tình hình, chỉ đạo công tác ứng phó kịp thời; đồng thời thường xuyên báo cáo tình hình về BCH PCLB tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Trước đó, theo báo cáo của UBND H.Bắc Trà My, khoảng 19 giờ đến 22 giờ 30 ngày 3.9, tại khu vực hồ thủy điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam liên tiếp xuất hiện các trận động đất, nhiều đợt rung chấn. Trong đó, hai đợt rung chấn mạnh nhất (mạnh hơn tất cả các đợt rung chấn đã xảy ra trước đây) xảy ra vào lúc 20 giờ 47 phút và lúc 22 giờ 20 phút.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Phạm Viết Tích cho biết: “Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, quy luật của động đất tại Bắc Trà My, tiến hành dự báo và ứng phó một cách tốt hơn, chúng tôi tiếp tục đề nghị lắp đặt 5 trạm quan trắc tại vùng có động đất (nằm trong đề tài khoa học: Nghiên cứu các nguồn phát sinh động đất tại Bắc Trà My). (Tin, ảnhHoàng Sơn)


Quảng Ngãi: Bác bỏ tin đồn thất thiệt về sóng thần

Sáng 4.9, hàng ngàn người dân ở các xã ven biển Nghĩa An (H.Tư Nghĩa), Tịnh Kỳ (H.Sơn Tịnh) và Đức Lợi (H.Mộ Đức) đã lần lượt trở về, sau một đêm bỏ nhà cửa chạy tìm nơi ẩn nấp vì tin đồn sóng thần.
Theo UBND xã Nghĩa An, vào khoảng 23 giờ ngày 3.9, sau khi rộ lên tin đồn sóng thần, nhiều người dân bắt đầu hoảng loạn.
Lo sợ, nhiều gia đình mang theo hành lý, mì tôm và tiền bạc, sử dụng mọi phương tiện, kể cả thuyền thúng để vượt sông qua các xã Nghĩa Phú, Nghĩa Hà (H.Tư Nghĩa), thậm chí có gia đình còn vượt xa hàng chục cây số lên TP.Quảng Ngãi lánh nạn.
Ngay trong đêm, UBND xã Nghĩa An đã thông báo trên hệ thống loa truyền thanh khẳng định đó là tin đồn thất thiệt, đồng thời huy động lực lượng chức năng của xã phối hợp cùng bộ đội biên phòng chốt chặn các ngã đường để giải thích, thuyết phục trấn an nhưng nhiều người dân vẫn không nghe.
Hiện chính quyền địa phương đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành điều tra, làm rõ tin đồn thất thiệt này xuất phát từ đâu để chấn chỉnh, xử lý. (Hiển Cừ)

Vấn nạn công an sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ



Mẹ Nấm - Chiều ngày 1/09/2012, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án cố ý gây thương tích gây hậu quả chết người. Đã có 4 công an bị tạm giữ gồm: Hoàng Ngọc Tuyên (SN 1980) - Phó công an xã Kim Nỗ, Nguyễn Trọng Kiên (SN 1991); Đoàn Văn Tuyến (SN 1983); Hoàng Ngọc Thức (SN 1988) đều là công an viên xã Kim Nỗ.

Tin trên báo Tiền Phong Online như sau:

Theo kết quả điều tra, công an huyện Đông Anh làm rõ: Hồi 8h15 ngày 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức thi hành Quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của hộ gia đình ông Nguyễn Mậu Diệp (bố ông Nguyễn Mậu Thuận, SN 1958), tại đội 13, thôn Đoài, Kim Nỗ, Đông Anh. Quá trình cưỡng chế không xảy ra sự việc cản trở của hộ gia đình ông Diệp.

Đến khoảng 13h30 cùng ngày, ông Nguyễn Đức Vọng-Trưởng Công an xã Kim Nỗ nhận được tin báo của ông Nguyễn Mậu Phú (SN 1957, trú ở thôn Đoài, Kim Nỗ, anh em họ với ông Thuận) trình báo về việc vợ ông là bà Đoàn Thị Bút (SN 1958), bị ông Thuận dùng gạch đánh gây thương tích.

Trưởng Công an xã đã phân công anh Hoàng Ngọc Tuyên-Phó Công an xã và anh Nguyễn Mậu Thành-công an viên đến giải quyết vụ việc.

Anh Tuyên phân công anh Thức và anh Tuyến (SN 1983), đều là công an viên phối hợp với anh Thành mời ông Thuận đến trụ sở Ban công xã làm việc.

Ngay sau đó, anh Thành đã đến nhà ông Thuận (trong trạng thái say rượu) và chở ông Thuận bằng xe máy đến trụ sở Công an xã Kim Nỗ. Anh Nguyễn Mậu Công (SN 1979, là con trai ông Thuận) cũng đi xe máy theo sau.

Khi đến trụ sở Ban Công an xã, các anh Nguyễn Trọng Kiên, Hoàng Ngọc Thức và Đoàn Văn Tuyến - Công an viên đã sử dụng khoá số 8 khoá tay ông Thuận ra phía sau rồi đưa ông Thuận vào ngồi ghế gỗ trong phòng làm việc của Công an xã.

Đến khoảng 16h cùng ngày, thấy ông Thuận có biểu hiện khó thở, anh Tuyên yêu cầu anh Thức và anh Tuyến tháo khoá số 8, đưa ông Thuận lên giường phòng làm việc, dùng tay ép lồng ngực hô hấp nhân tạo cho ông Thuận.

Đồng thời gọi điện cho chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1974) là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Kim Nỗ và anh Lê Văn Bổng (SN 1971, là y sĩ Trạm y tế xã Kim Nỗ) đến cấp cứu. Chị Nguyễn Thị Hạnh và anh Lê Văn Bổng đo nhịp tim của ông Thuận thấy nhịp tim đập rời rạc, không đo được huyết áp nên yêu cầu ông Thuận đến Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu.

Bệnh viện đa khoa Đông Anh cấp cứu xác định ông Nguyễn Mậu Thuận được đưa vào viện lúc 16h45 trong tình trạng: Da lạnh, tím toàn thân, huyết áp không đo được, nhịp thở không thấy, đồng tử giãn tối đa, không có phản xạ ánh sáng, ngừng tuần hoàn ngoại biên.

Công an huyện Đông Anh tổ chức khám nghiệm hiện trường, pháp y tử thi xác định: gãy xương sườn số 6,7,8 bên trái. Bác sĩ pháp y cung cấp nạn nhân có bệnh xơ gan, trong tình trạng say rượu, khi bị ngoại lực tác động sẽ gây ngưng tim dẫn đến tử vong.
*

Khi đọc kỹ thông tin các báo đưa ra, người đọc dễ dàng thấy rằng, cả 4 người tham gia đánh ông Thuận tuổi đời còn khá trẻ, người lớn nhất sinh năm 1980 (32 tuổi) và người trẻ nhất 1991 (21 tuổi). Điều gì khiến họ thẳng tay như thế với nạn nhân? 

Đánh một người trong tình trạng say rượu? không có khả năng tự vệ (vì bị còng tay vào ghế) đến gãy 3 xương sườn?

Ông Thuận - nạn nhân trong vụ án trên - không phải là tội phạm nguy hiểm vậy thì lý do gì mà một lúc đến 4 công an viên cùng đánh đập ông dã man, tàn nhẫn đến vậy?

Trước hết, chính các tình tiết giảm nhẹ của các vụ án làm chết người trong khi thi hành công vụ bị đưa ra xét xử cùng các bản án đối với những công an viên đã từng đánh chết dân không đủ mạnh để răn đe họ. 

Sau nữa, nghiệp vụ kém cùng những ưu đãi thuộc dạng đặc quyền khiến cho không ít công an viên quên mất chức năng và quyền hạn của mình trong khi làm việc.

Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có hơn 9 người chết sau khi "được mời" làm việc, hoặc bị tạm giữ tại đồn công an. Có lẽ con số đó là nhỏ nhoi so với tỷ lệ dân số, nhưng tính theo thời gian và tăng dần cấp độ bạo lực nghiêm trọng thì đó là điều đáng phải suy nghĩ với hệ thống luật pháp hiện nay. 

Công an đánh người trong khi nạn nhân không thể tự vệ, điều này không khác nào hành vi cố ý giết người trong cuộc sống thường ngày.

Đúng - sai, theo tinh thần thượng tôn pháp luật đã có luật pháp phán xét, công an không có quyền sử dụng các hình thức đánh đập để tra tấn nhằm thị uy hoặc ép cung. 

Đặc biệt, với hoàn cảnh hiện tại của hệ thống pháp lý ở Việt Nam khi vai trò của luật sư biện hộ chưa được công nhận ngay từ lúc công dân bị mời, bị triệu tập làm việc với cơ quan chức năng thì việc lực lượng công an sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ cần phải được xử nghiêm để đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp với tất cả mọi người.

Mỗi lần đọc được tin công an đánh dân, có người chết trong/sau khi làm việc với công an, mọi người nghĩ gì?

Tôi có đọc đâu đó có ý kiến cho rằng, công an cần phải sử dụng bạo lực để nói chuyện phải trái với những đối tượng được cho là khó bảo, và đó là điều đương nhiên. Chính những suy nghĩ như thế ít nhiều cổ vũ tính bạo lực trong mỗi con người, dù chỉ là để nói, để gõ bàn phím cho sướng tay. 

"Bản chất của luật pháp phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó. Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó." - Và một khi vẫn còn có ý kiến cho rằng Việt Nam sử dụng luật rừng để bảo vệ ngành công an - lực lượng được mệnh danh là "thanh kiếm và lá chắn bảo vệ chế độ" thì không thể xem đây là đất nước văn minh được.

Không thể biện minh cho việc ngày càng có nhiều người mất mạng trong đồn công an, bởi cùng với sự phát triển của hệ thống thông tin thì không gì có thể che giấu mãi.

Lực lượng công an ngoài việc nâng cao nghiệp vụ xem ra phải được huấn luyện thêm kỹ năng đối thoại và phương pháp kiềm chế tính nóng giận để hạn chế các tình huống "lỡ tay" như trên.

Và quan trọng hơn hết, phải nghiêm trị các cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng bạo lực trong khi thi hành công vụ để làm gương để giữ đúng chức năng thừa hành và bảo vệ luật pháp của lực lượng công an.


Mẹ Nấm 

Giữa đêm, nhà Bùi Hằng bị tưới xăng dọa đốt


THOAT (Danlambao) - Liên tục những ngày gần đây, nhà chị Bùi Thị Minh Hằng tại 106 Lê Hồng Phong (Vũng Tàu) thường xuyên bị những kẻ lạ mặt khủng bố, quấy phá giữa đêm. Đặc biệt, vào dịp quốc khánh 2/9, cường độ các cuộc tấn công ngày càng táo tợn và liều lĩnh hơn. Được biết, đây cũng là thời điểm mà lực lượng an ninh gia tăng theo dõi, chốt chặn chung quanh nhà Bùi Hằng cả ngày cũng như đêm.

Sự kiện nghiêm trọng nhất xảy lúc 3h đêm, rạng sáng ngày 4/9, nhà Bùi Hằng bất ngờ bị một số đối tượng ném xăng tung tóe giữa lúc mọi người đang ngủ.

Mùi xăng bốc lên nồng nặc, cộng với tiếng chó sủa đã kịp đánh thức Bùi Hằng. Rất may là kẻ thủ ác chưa châm lửa.

Hiện trường vụ án lúc 03h40 sáng ngay 4/9

Theo quan sát tại hiện trường vụ án, thủ phạm đã ném vào nhà Bùi Hằng tổng cộng 2 chai xăng và 2 hộp sơn có màu xanh, tất cả đều đã được mở nắp. Xăng và sơn bắn tung tóe khắp nền nhà, trên tường và trên cửa.

Ngoài ra, kẻ gây án còn xé nát một số hình ảnh, khẩu hiệu có nội dung tố cáo tiêu cực, chống Trung Cộng xâm lăng... Đây là những băng-rôn mà Bùi Hằng thường treo trước cửa nhà để quần chúng nhân dân địa phương đến đọc.

Hung khí vụ án, xăng và sơn bắn tung tóe

Khi xảy ra sự việc, chị Bùi Thị Minh Hằng đã trình báo đến cơ quan chức năng. Công an phường sau đó cũng được cử đến để ghi biên bản hiện trường một cách chiếu lệ. Buổi làm việc chỉ mang tính hình thức, vì trên thực tế thì ai cũng biết thủ phạm gây án chính là đám tay sai của CA - những kẻ đang đóng chốt trước nhà và theo dõi Bùi Hằng.

Hung khí vụ án là hai chai xăng và hai hộp sơn đã được Bùi Hằng niêm phong cẩn thận, nếu thực sự công an muốn điều tra thì chỉ cần tìm dấu vân tay trên những hung khí này. Tuy nhiên, những cán bộ công an chỉ đến làm việc cho có và không tỏ ra quan tâm đến các tang chứng này. Có lẽ họ cũng thừa biết thủ phạn gây ra vụ khủng bố này không ai khác chính là các "đồng chí" và "đồng nghiệp" của mình.

Trước và sau khi xảy ra vụ tấn công đe dọa, xuất hiện một kẻ lạ mặt ngồi khuất trong bóng tối luôn chăm chú theo sát mọi diễn biến. Tên này liên tục nhắn tin nhận chỉ đạo...

Mặc dù phải trải qua những hành vi đe dọa, khủng bố hết sức nghiêm trọng giữa đêm, chị Bùi Thị Minh Hằng vẫn không hề tỏ ra nao núng. Sau khi đã quét dọn lại nhà cửa, những băng-rôn và hình ảnh có nội dung tố cáo tiêu cực tiếp tục được treo lên và xuất hiện hoành tráng trước cổng ngôi nhà 106 Lê Hồng Phong.


Trước đó, những kẻ lạ mặt vẫn thường lén lút xé khẩu hiệu giữa đêm. Sau mỗi lần phá hoại, Bùi Hằng lại có ngay những khẩu hiệu khác mạnh mẽ hơn. Ngày 2/9 năm nay, ngôi nhà 106 Lê Hồng Phong không treo cờ, thay vào đó là những tấm băng-rôn có nội dung đấu tranh cực kỳ hoành tráng. Hành động tưới xăng vào nhà giữa đêm cho thấy rõ thế lực côn đồ đang tỏ ra hết sức điên cuồng trước phương cách đấu tranh độc đáo và quyết liệt của Bùi Hằng.

Thời gian gần đây, liên tục xảy ra những vụ tưới xăng, phóng hỏa đốt nhà giữa đêm nhằm trả thù những người can đảm đứng lên tố cáo tiêu cực. Hành vi ném xăng vào nhà Bùi Hằng giữa đêm rõ ràng là một động thái nhằm đe dọa đến an nguy và tính mạng của chị. Càng ngày, các cuộc tấn công ngày càng liều lĩnh và táo tợn hơn do sự tiếp tay bởi lực lượng an ninh "còn Đảng còn mình".