THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 November 2012

“Nhà sư khóa môi” Thích Pháp Định đã hoàn tục


LỘ ẢNH TRẦN TỤC CỦA NHÀ SƯ "KHÓA MÔI" MR.ĐÀM

(Kienthuc.net.vn) - Nhà sư "khóa môi" Thích Pháp Định đã xin hoàn tục và được Thượng tọa Thích Bửu Chánh cùng chư tăng Thiền viện Phước Sơn (xã Phước Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) chấp thuận.
Lễ tác pháp Yết-ma
Trao đổi với PV Kienthuc.net.vn sáng ngày 17/11, Thượng tọa Thích Bửu Chánh, Phó trưởng ban trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai (THPGĐN) phụ trách Phật giáo Nam tông, trụ trì Thiền viện Phước Sơn cho biết: "Chiều ngày 15/11, tôi nhận được đơn xin hoàn tục của Pháp Định (thế danh Phan Văn Triển). Lý do xin hoàn tục mà Pháp Định viết trong đơn là vì hoàn cảnh gia đình.
Buổi tối cùng ngày, tôi đã họp tăng chúng thiền viện để xem xét đơn này của Pháp Định. Sau khi cân nhắc kỹ giới luật nhà Phật, là không cưỡng ép ai xuất gia (đi tu - PV), cũng không ngăn cản ai xin hoàn tục (xả giới pháp và trả y bát để trở về gia đình sống đời sống của người cư sĩ - PV), chúng tôi đã chấp thuận để cho Pháp Định hoàn tục, trở về phụ giúp gia đình.
Thực tế thì hoàn cảnh hiện tại của gia đình Pháp Định cũng rất neo đơn nên đã nhiều lần ngỏ ý muốn Pháp Định hoàn tục về phụ giúp gia đình.
Vì vậy, 9 giờ sáng hôm qua (ngày 16/11 - PV), tại chánh điện của thiền viện, chư tăng chúng tôi đã cử hành lễ tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo theo Phật giáo Nam tông cho Pháp Định và Pháp Định đã trả tam y tỳ kheo và bình bát cho chúng tôi rồi.
Ngày 16/11, chư tăng thiền viện Phước Sơn đã tác pháp Yết-ma xả 227 giới tỳ-kheo cho Pháp Định
Hiện tại Pháp Định không còn là tu sỹ phật giáo nữa, mà chỉ là một cư sỹ thọ trì Tam quy Ngũ giới bình thường như bao cư sỹ khác. Từ nay trở đi, tôi xin mọi người đừng gọi Pháp Định là nhà sư, là đại đức, là tỳ kheo mà làm tổn phước đức của Pháp Định cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hình ảnh của các tu sỹ phật giáo khác."
Về việc sau này Pháp Định có nguyện vọng xin xuất gia trở lại, thiền viện Phước Sơn có chấp thuận hay không, theo TT. Bửu Chánh thì giới luật nhà Phật cho phép một người có thể xuất gia và hoàn tục được 7 lần.
"Sau này Pháp Định không còn vướng bận duyên sự gia đình, thật sự có nguyện vọng xin đi tu trở lại, chư tăng chúng tôi sẽ xem xét quyết định. Tuy nhiên, nếu Pháp Định được phép cho xuất gia trở lại đi chăng nữa thì cũng phải bắt đầu tu học lại từ đầu giống như bao người mới vào tu khác, nghĩa là phải học và hành giới luật của Sa-di" - TT Bửu Chánh nhấn mạnh.
Theo luật chế, người xuất gia trước khi hoàn tục phải được chư tăng tác pháp Yết-ma xả giới tỳ kheo/ tỳ kheo ni hay sa-di/ sadi-ni và phải trao trả y bát lại cho nhà chùa.
Về hướng xử lý của Ban trị sự Phật giáo Đồng Nai sau sự cố "khóa môi nhà sư", Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó trưởng ban trị sự kiêm Chánh thư ký THPGĐN cho biết: "Tại phiên họp thường kỳ hàng tháng của Ban Trị sự ngày 15/11 vừa qua, sau khi đã xem xét, thảo luận tường trình của TT. Bửu Chánh về trường hợp của Pháp Định, chư tôn đức lãnh đạo Ban trị sự đã nhất trí với biện pháp kỷ luật của thiền viện Phước Sơn.
Riêng về việc xin hoàn tục của Pháp Định, hôm qua TT. Bửu Chánh cũng đã báo cáo về Thường trực Ban Trị sự và chúng tôi cũng đã chấp thuận việc này."
Pháp Định nay đã trở thành cư sỹ thọ trì Tam quy Ngũ giới như bao cư sỹ khác.
Phan Văn Triển, 24 tuổi, xuất gia tại chùa Gia Hưng (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre) từ năm 15 tuổi, với pháp danh là Thích Pháp Định. Bổn sư sơ tâm là Hòa thượng Thích Huệ Thành, Chứng minh Ban Trị sự Tỉnh hội PG Bến Tre. Sau đó, Pháp Định xin về Thiền viện Phước Sơn tu học cùng tăng chúng cách đây vài năm.
Trong cuộc đấu giá từ thiện để ủng hộ cho ca sỹ WanBi Tuấn Anh chữa bệnh được tổ chức tại phòng trà Không Tên (quận 1 - TPHCM) tối ngày 4/11, Pháp Định, trong mầu áo nhà Phật, được Mr Đàm “khóa môi”. Hình ảnh phản cảm này sau đó bị dư luận "ném đá" dữ dội.
Ngày 7/11, Thiền viện Phước Sơn tác pháp Yết-ma phạt Pháp Định 3 tháng cấm túc tại phòng và không được tiếp xúc người ngoài (biệt chúng - PV).
Thái Anh
Phương Uyên bị công an trại giam ép viết sai sự thật?
ĐĂNG MỘT NHẬN XÉT
Long An – “Nhắn: Mẹ ơi, con nhận được rồi. Mẹ đừng lo cho con. Giữ gìn sức khỏe chờ gặp mặt đừng thăm con nữa.” Đó là những lời vỏn vẹn của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên viết ở mục “người nhận” trên “Phiếu gửi quà” ngày 15/11/2012 do mẹ Nhung gửi vào.

Lặn lội từ Bình Thuận đến trại tạm giam công an tỉnh Long An ngày 15/11 để gửi đồ thăm nuôi và xin gặp mặt con gái là Nguyễn Phương Uyên, chị Nguyễn Thị Nhung bị từ chối cho gặp mặt mà chỉ cho gửi quà. Khi viết Phiếu gửi quà, chị Nhung để trống mục “Hành vi phạm tội” vì cho rằng con gái chị mới chỉ bị khởi tố mà chưa xét xử. Anh công an tên Niết (lần trước chị Nhung nghe nhầm là Triết) nhất định bắt chị viết vào “Tuyên truyền chống nhà nước” thì mới cho gửi quà. Sau đó công an Niết hỏi chị có cần ký nhận không. Chị Nhung trả lời “cần”. Khoảng hơn nửa tiếng sau, anh ta đi ra với chữ ký của Nguyễn Phương Uyên và lời nhắn trên.



Nhận được lời nhắn, tuy chưa đọc kỹ nhưng chị Nhung rất vui và chuẩn bị ra về thì viên công an trại giam bảo chị chờ tí có bên an ninh muốn gặp. Chị phải chờ thêm hơn nửa tiếng nữa mới thấy một nhóm 5,6 công an vào.

Hơn 9.200 tỉ đồng xây dựng cảng Bãi Gốc

(TNO) Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT) vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết bến cảng Bãi Gốc (xã Hòa Tâm, H.Đông Hòa, Phú Yên) với mức đầu tư 9.221 tỉ đồng.
Theo đó, cảng Bãi Gốc có diện tích gần 1.560 ha, gồm gần 190 ha trên đất liền, 1.370 ha mặt nước để phục vụ Khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm và các vùng lân cận.
Cảnh Bãi Gốc còn có bến phao rót dầu không bến (SPM) phục vụ xuất nhập dầu thô, tiếp nhận cỡ tàu đến 300.000 DWT và bến xuất hàng lỏng tiếp nhận cỡ tàu 3.000-8.000 DWT.
Lượng hàng dự kiến thông qua cảng đến năm 2020 là 15,8 triệu tấn/năm.
Đức Huy

Nhiều tập đoàn nợ quá hạn hàng nghìn tỉ đồng

Trả lời chất vấn bằng văn bản của ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, hiện Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng, Tập đoàn dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng, một số tổng công ty nhà nước khác cũng đang nợ quá hạn hàng trăm tỉ đồng.
 Tập đoàn điện lực Việt Nam
Tập đoàn điện lực Việt Nam đang còn khoản nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng - Ảnh: Ngọc Thắng

Thanh tra việc chấp hành thuế của SJC
Tại kỳ họp này, luật sư Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cũng chất vấn Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ: “Cử tri cho rằng, chủ trương quản lý vàng vừa qua đã đem lại cho Công ty SJC và các công ty con của nó những khoản siêu lợi nhuận. Xin cho biết ngành thuế có nắm được tình hình này và có thu được thuế trên lợi nhuận ấy?”. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nghĩa cho biết theo phản hồi của Bộ trưởng, năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, SJC và các đơn vị thành viên đã nộp 200 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước. Hiện tại, Bộ Tài chính đang chỉ đạo Tổng cục Thuế tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra về chấp hành nghĩa vụ thuế của SJC và các đơn vị thành viên. 
N.Minh
Tại kỳ họp này, một số ĐBQH đã chất vấn Bộ trưởng Tài chính về số nợ của các tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT). Trong văn bản trả lời, Bộ trưởng Tài chính cho biết tính đến 31.12.2011, tổng số nợ phải trả của các TĐ, TCT nhà nước là 1.292.400 tỉ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2011 là 1,77 lần. Đáng chú ý, theo Bộ trưởng, có đến 30 TĐ, TCT tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, có 8 doanh nghiệp (DN) có tỷ lệ trên 10 lần, 10 DN từ 5 - 10 lần, 12 TĐ, TCT từ 3 - 5 lần. Về tổng tài sản trên tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất bình quân năm 2011 là 1,62 lần.
Thông tin cụ thể về các khoản nợ của từng TĐ, TCT, Bộ trưởng Tài chính cho biết TĐ điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỉ đồng (Thủ tướng đã chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện của Petro VietNam); TĐ dầu khí đang nợ quá hạn 1.731 tỉ đồng (nợ của Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất - nhận bàn giao từ Vinashin); TCT thuốc lá Việt Nam nợ quá hạn 467 tỉ đồng, TCT xây dựng công trình giao thông 6 nợ quá hạn 128 tỉ đồng, TCT rau quả nông sản nợ quá hạn 30 tỉ đồng.
Đáng chú ý, công ty mẹ - EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỉ đồng (do vay đầu tư nhà máy điện). Có đến 18 công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 5 công ty mẹ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trên 10 lần.
Theo Bộ trưởng, các TĐ, TCT đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.
Ứng tiền trả nợ thay một số TCT
Trước câu hỏi của ĐB đoàn TP.HCM về “Tình hình nợ trong, ngoài nước của các TĐ, TCT? Nhà nước có phải dùng ngân sách hằng năm để trả nợ thay cho các TĐ, TCT, nếu có là bao nhiêu?”, Bộ trưởng Huệ viện dẫn quy định của luật Quản lý nợ công (trong trường hợp DN khó khăn, Bộ Tài chính sẽ ứng tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hằng năm. Các DN phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền được ứng cho quỹ) và cho hay: Đến nay, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho TCT giấy Việt Nam, TCT xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, TCT công nghiệp xi măng. Các DN này đều là các DN nhà nước được Chính phủ bảo lãnh vay và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.
Theo Bộ trưởng, các DN nói trên đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới.
Các TĐ, TCT có quyền quá lớn
 
Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp sáng qua, 16.11, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đức Thụ (ảnh - ĐB Lai Châu) cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền quản lý vốn, tài sản tại các TĐ, TCT là “có vấn đề”. Cụ thể, trước kia các DN nhà nước có luật riêng nhưng sau này ban hành luật DN lại ghép chung DN nhà nước đối xử như các DN khác, dẫn đến thẩm quyền của lãnh đạo các DN này quá lớn.
Theo ông Thụ, việc phân bổ ngân sách nhà nước thì như năm 2013, tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có 175.000 tỉ mà chia cho tất cả các cơ quan T.Ư, các bộ ngành và 63 tỉnh thành, bất cứ thay đổi nào về tổng chi cũng đều phải trình ra QH. Trong khi đó, có nhiều TĐ, TCT đầu tư một năm hàng chục nghìn tỉ đồng (trên cơ sở chiến lược phát triển TĐ, TCT được Thủ tướng quy định). “Điều đó là quá thông thoáng, cần phải rà soát lại. Cần phải có cơ chế thích ứng để khắc phục bất cập này, tránh tình trạng lợi dụng tiền của nhà nước đầu tư cho các TĐ, TCT để làm thất thoát trong quá trình quản lý, sử dụng”, ông Thụ nêu quan điểm.
* Khắc phục bất cập trên bằng cơ chế cụ thể thế nào, thưa ông?
Trước hết là phải rà lại luật DN để có quy định chung về cơ chế quản lý đối với DN nhà nước cũng như các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật này; đồng thời, rà lại các quy định liên quan khác về đầu tư công, mua sắm công để xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm của lãnh đạo các TĐ, TCT, quyền càng lớn, trách nhiệm phải càng cao mới đảm bảo sử dụng vốn nhà nước hiệu quả.
* Vừa rồi trong văn bản trả lời chất vấn ĐBQH, Bộ trưởng Tài chính cho hay một số TĐ, TCT nợ quá hạn lên tới hàng nghìn tỉ đồng, ông nhìn nhận thực trạng này thế nào?
Trong hoạt động kinh doanh, bất cứ DN nào cũng phải có nợ vay và nợ phải trả, đó là bình thường, nhưng phải căn cứ vào quy mô tài sản, căn cứ vào hiệu quả và khả năng quản lý vốn, quy mô bảo toàn vốn để mà xem xét giới hạn vay thế nào cho nó hợp lý, đảm bảo an toàn, khắc phục tình trạng để một DN vay quá lớn, đến khi nó phá sản để lại di chứng, hậu quả nặng về với xã hội.
Vừa qua một số TĐ, TCT có nợ xấu, Chính phủ chưa báo cáo chi tiết với QH cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu thế nào cũng như phương án xử lý cụ thể đối với nợ xấu các TĐ, TCT. Vì vậy, tôi cho rằng Chính phủ phải báo cáo QH một cách rõ ràng cơ cấu nợ xấu, lĩnh vực nợ xấu nhiều nhất, DN chiếm nhiều nợ xấu nhất, đặc biệt là các khoản nợ xấu của các TĐ, TCT kèm theo các phương án giải quyết cụ thể, hướng xử lý, vì đây là vốn, là tài sản của nhà nước. 
Bảo Cầm (thực hiện)
Bảo Cầm

Động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2: Chưa cho tích nước, để tính tiếp

Cả người dân, chính quyền địa phương cùng một số chuyên gia băn khoăn trước con số 4,7 độ Richter của trận động đất xảy ra vào hôm 15.11. Luồng ý kiến này cho rằng, phải tương đương 6,5 độ Richter.
Đến con số cũng không thống nhất
PGS-TS Phạm Hữu Sy (Trường ĐH Thủy lợi), chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước trước cuộc họp giữa đoàn công tác Bộ Xây dựng với chính quyền tỉnh Quảng Nam do Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng chủ trì vào hôm qua 16.11, phân tích: “Gia tốc nền 268 cm/s2 phải tương đương 6,5 độ Richter. Nếu tra theo thang MSK thì động đất phải là cấp 9 gây biến dạng bề mặt mặt đất. Con số 268 là có vấn đề…”.
Đập Sông Tranh 2
Người dân lo lắng, kéo nhau lên đập thân Sông Tranh 2 để quan sát - Ảnh: Hoàng Sơn
Nhiều nhà khoa học nói 4,6 độ Richter, thế bây giờ đã 4,7 độ Richter thì còn những gì ở phía trước nữa (?)
Ông Đinh Văn ThuPhó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay xảy ra vào chiều ngày 15.11 khiến H.Bắc Trà My rung chuyển. Không những vậy, nhiều nơi ở Quảng Nam và các huyện lân cận Quảng Ngãi cũng có thể cảm nhận rất rõ các rung chấn trận động đất này. Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND H.Bắc Trà My, cũng cho biết: “Máy đo gia tốc đo được 268 cm/s2, ứng với thông số này trận động đất sẽ có cường độ mạnh hơn 4,7 độ Richter. Ở đây, số liệu có sự mâu thuẫn”.
Nhiều người dân sinh sống sát  tâm chấn tại thôn 6, xã Trà Tân cho biết, trận động đất lần này phát ra tiếng nổ to, kéo theo rung chấn khá lâu. Chị Đinh Thị Xách (25 tuổi) kể: “Trước khi xảy ra động đất, con gái tôi là Mai Thị Thanh Tâm (3 tuổi) đang ngủ. Khi xảy ra động đất, con gái tôi giật mình tỉnh dậy, đến khi tôi vào bế cháu thì cháu đã ngất lịm đi vì quá sợ hãi”. Theo chị Xách, chưa bao giờ chị thấy mặt đất cuộn lên dữ dội như thế, mọi thứ trong nhà cũng chao đảo. Ông Nguyễn Thế Tài, Bí thư Huyện ủy Bắc Trà My nói: “Tôi còn không dám tin, không an tâm huống chi là dân. Động đất mạnh kiểu này làm sao mà tuyên truyền, an dân cho được”.
Trước đó, vào tối ngày 14.11, hồ nuôi cá của ông Hồ Thanh Hà (thôn 2, xã Trà Giang) bỗng dưng vỡ ngang giữa bờ đập, gây thiệt hại gần 200 triệu đồng. Theo ông Hà, trước khi đập vỡ đã có nhiều rung chấn nhẹ xảy ra liên tiếp trong nhiều ngày.
Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nói: “Nỗi lo lắng động đất bây giờ là nỗi lo của 48.000 hộ dân sống tại 5 huyện, đặc biệt là H.Bắc Trà My. Tôi băn khoăn trước con số gia tốc 268 cm/s2 với cường độ 4,7 độ Richter nên cơ quan khoa học cần phản biện để làm rõ thông tin. Nhiều nhà khoa học nói 4,6 độ Richter (trước đó, một đoàn nghiên cứu độc lập của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam kết luận động đất cao nhất là 4,6 độ Richter và chỉ còn dư chấn nhỏ hơn - PV), thế bây giờ đã 4,7 độ Richter thì còn những gì ở phía trước nữa (?)”.
Có thể vĩnh viễn không tích nước
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho hay, biết tin động đất mạnh xảy ra, vì không yên tâm ở Hà Nội dự họp Quốc hội nên ông đã khẩn trương trở về địa phương kiểm tra. Theo ông Hải, vấn đề động đất đã hết sức lớn vì đã ảnh hưởng của động đất thoát ra khỏi Bắc Trà My, cường độ, tác động cũng mạnh hơn. “Vấn đề ở đây không chỉ là an toàn đập nữa mà là an toàn của hàng nghìn ngôi nhà dân. Người dân tối đến không dám ngủ trong nhà nên cần phải khắc phục ngay các công trình. Nhiều nhà không chống ngay sẽ nguy hiểm”. Ông Hải đề nghị Chính phủ và các bộ liên quan khẩn trương tổ chức mời các chuyên gia động đất quốc tế đến khảo sát để thực sự có câu trả lời nhằm an dân.
Ông Nguyễn Quyết Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP tư vấn xây dưng điện 1 khẳng định, trận động đất hôm 15.11, đập không có điều gì bất thường, trận động đất này có gia tốc nhỏ hơn so với gia tốc thiết kế. Ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực (EVN) nói: “EVN đã phối hợp với Viện Vật lý địa cầu lắp đặt được 3 trạm quan trắc động đất. Chúng tôi cũng sẽ lắp bổ sung thêm 2 máy đo gia tốc nền ở hai vai đập nhằm có số liệu chính xác hơn”. Đại diện cho EVN, ông Thanh cũng hứa trong tuần tới, sẽ triển khai việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng động đất.
Theo ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Tuy nhiên, Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã báo cáo với Chính phủ chưa cho tích nước và yêu cầu chủ đầu tư và các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành đánh giá toàn diện về động đất của khu vực Bắc Trà My. Bởi động đất không chỉ liên quan đến an toàn đập mà còn liên quan đến an toàn của người dân.
Kết luận cuộc họp, ông Dũng nói: “An toàn người dân là số 1 nên phải thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng là chưa cho tích nước. Có thể là vĩnh viễn, hoặc đến một thời điểm nào đó, hoặc là tích nước đến mức nào đó vẫn an toàn thì tính sau”. Ông Dũng đề nghị, Viện Vật lý địa cầu thực hiện ngay việc mời chuyên gia của nước ngoài vào thẩm định, nghiên cứu và coi đó không chỉ là nghiên cứu khoa học mà là nhiệm vụ chính trị phải làm. Ngoài ra, chủ đầu tư cần hỗ trợ người dân theo đúng cam kết.
Hoàng Sơn

Thêm nhiều người Tây Tạng tự thiêu trong ngày ra mắt ban lãnh đạo TQ



Anh Vũ (RFI) - AFP hôm nay 16/11/2012 dẫn nguồn tin của một tổ chức phi chính phủ cho biết, vào đúng ngày ra mắt ban lãnh đạo mới của đảng cộng sản Trung Quốc, hai người Tây Tạng, một nam, một nữ trong khu vực miền tây bắc nước này đã tự thiêu. Trong thời gian đại hội đảng 18 trong vòng một tuần đã xảy ra trên 10 vụ tự thiêu để phản đối chính sách trấn áp người Tây Tạng.

Theo tổ chức Tây Tạng Tự do (Free Tibet) trụ sở tại Luân Đôn thì sự việc diễn ra ở hai địa điểm trong huyện Đồng Nhân, thuộc tỉnh Thanh Hải, một địa điểm đang trong tình trạng cực kỳ căng thẳng bởi chính quyền gia tăng trấn áp mạnh tay phong trào phản kháng ở đây. 

Người phụ nữ tự thiêu, sau đó đã tử vong có tên là Tingzin Dolma, 23 tuổi. Người thứ hai có hành động tương tự là một nam thanh niên 18 tuổi. Hiện người ta không biết rõ về tình trạng của người này bởi chính quyền kiểm soát thông tin rất chặt.

Những người biểu tình mang những lá cờ Tây Tạng trước đại sứ quán Trung Quốc ở Mêhicô ngày 10/11/2012, phản đối chính sách đàn áp của Bắc Kinh. REUTERS / Edgard Garrido.

Cũng trong địa bàn huyện Đồng Nhân này, hôm qua Tân Hoa Xã đã đưa tin về một vụ tự thiêu khác của một thiếu niên người Tây Tạng mới 14 tuổi. 

Như vậy là chỉ trong một ngày tại địa phương này đã có 3 người tìm đến cái chết để bày tỏ sự phản kháng với chính quyền đúng vào lúc tại Bắc Kinh ban lãnh đạo mới của đảng Cộng sản tưng bừng ra mắt. 

Phản ứng trước làn sóng người Tây Tạng tự thiêu gia tăng mạnh trở lại, chính quyền Bắc Kinh càng siết chặt thêm kiểm soát đối với các vùng có người Tây Tạng. Riêng với khu tự trị Tây Tạng, trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng 18, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện phong tỏa toàn bộ khu vực nhạy cảm này. Người nước ngoài, nhà báo cũng như du khách đều bị cấm đến. 

Từ tháng Ba năm 2011 đến nay, theo chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ thì đã có khoảng 70 người tự thiêu hoặc toan tính có hành động tuyệt vọng này trong các vùng có người Tây Tạng sinh sống. Nguyên nhân vì người Tây Tạng cảm thấy không còn chịu được chính sách hà hiếp về văn hóa và tôn giáo đối với người Tây Tạng. 

Mặc dù đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển quyền lãnh đạo sang tay một thế hệ mới, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chính quyền trung ương sẽ có thay đổi chính sách với người Tây Tạng.


5 “ông lớn” được rót hơn 3.700 tỷ đồng từ ngân sách



Bảo Anh (VnEconomy) - Ngân sách Trung ương sẽ bố trí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) 1.600 tỷ đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được bố trí 238 tỷ đồng. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được bố trí 25,2 tỷ đồng. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bố trí 1.824,5 tỷ đồng và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) 17 tỷ đồng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2013.

Ngoài vấn đề phân bổ ngân sách chung đã được Quốc hội thông qua sáng 15/11, báo cáo của cơ quan này cũng cho biết, trong năm 2013, ngân sách Trung ương sẽ bố trí cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) 1.600 tỷ đồng theo quy định của Luật Dầu khí về thu nhập từ hoạt động dầu khí sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được ngân sách nhà nước giao lại một phần hợp lý cho tập đoàn này để đầu tư phát triển các dự án dầu khí. Số tiền này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội là thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được bố trí 238 tỷ đồng để nhằm đưa điện về thôn, bản, đồng bào dân tộc nghèo. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) được bố trí 25,2 tỷ đồng để nhằm thực hiện dịch vụ viễn thông công ích.

Ngoài ra, hai tổng công ty khác là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được bố trí 1.824,5 tỷ đồng và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) 17 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao, đặt hàng. 

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng đầu tư kém hiệu quả, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội giám sát chặt chẽ các khoản kinh phí trên theo hướng kiểm soát chặt chẽ các khoản dự toán chi đầu tư phát triển giao cho các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, mặc dù các chỉ tiêu về nợ công, nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn nằm trong giới hạn an toàn cho phép, song nợ Chính phủ bảo lãnh trong kế hoạch 2013 tăng khá nhanh; nợ nước ngoài của doanh nghiệp có mức tăng lớn so với ước thực hiện năm 2012.

Qua đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá về quy mô, hiệu quả của các khoản vay của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh; nợ của doanh nghiệp theo phương thức tự vay tự trả, bảo đảm tránh hệ luỵ trong trường hợp các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ thường xuyên báo cáo Quốc hội về vấn đề nợ công.


Bộ Công an cấm tác giả Anh nhập cảnh



Bill Hayton - Đây là sự thất vọng lớn vì nghị trình hội thảo rất hấp dẫn và nó đáng ra sẽ là cơ hội để hiểu đúng đắn quan điểm của Việt Nam về tranh chấp trên Biển Đông. Nhưng giờ cuốn sách tôi viết về các tranh chấp này với các phỏng vấn ở Philippines, Singapore, Thái Lan cũng như ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới, sẽ không có cái nhìn của Việt Nam. Tất cả chỉ vì Bộ Công an...

*

Việt Nam là đất nước cấm cửa các tác giả vì những gì họ viết ra.

Tôi biết điều này vì nó vừa xảy ra với tôi. 

Cách đây hai tháng Học viện Ngoại giao mời tôi tới tham dự hội nghị thường niên về Biển Đông (dự kiến khai mạc 19/11 tại TPHCM). 

Nay tôi đã từ bỏ hoàn toàn cố gắng tham dự. 

Đây là sự thất vọng lớn vì nghị trình hội thảo rất hấp dẫn và nó đáng ra sẽ là cơ hội để hiểu đúng đắn quan điểm của Việt Nam về tranh chấp trên Biển Đông. 

Nhưng giờ cuốn sách tôi viết về các tranh chấp này với các phỏng vấn ở Philippines, Singapore, Thái Lan cũng như ở Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới, sẽ không có cái nhìn của Việt Nam. 

Tất cả chỉ vì Bộ Công an. 

Tôi và một số người khác trong hai tháng qua đã gửi nhiều thư điện tử cũng như gọi điện thoại về vấn đề visa nhưng kết quả vẫn như lúc khởi đầu. 

Trong tuần gần đây nhất, Học viện Ngoại giao đã cố gắng tìm giải pháp và trong vài ngày qua Đại sứ quán Anh ở Hà Nội cũng cố gắng giúp đỡ. 

Và hôm nay có xác nhận là Bộ Công an đã từ chối cấp visa. 

Phóng viên Bill Hayton tại Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội khi còn là phóng viên BBC
Phóng viên Bill Hayton tại Bảo tàng Cách mạng ở Hà Nội khi còn là phóng viên BBC

Chỉ vì cuốn sách? 

Lý do duy nhất mà Bộ Công an có thể có để cấm tôi là họ không thích cuốn sách tôi viết cách đây hai năm về Việt Nam, cuốn 'Vietnam: rising dragon' (Việt Nam: con rồng trỗi dậy). 

Đây là lý do duy nhất. 

Vì tôi không có liên hệ với các tổ chức bất đồng chính kiến, tôi chưa từng có âm mưu lật đổ Nhà nước hay Đảng Cộng sản Việt Nam và tôi cũng chưa bao giờ vi phạm quy định xuất nhập cảnh.

Dĩ nhiên khi tôi là phóng viên BBC ở Hà Nội cách đây sáu năm, tôi thường xuyên vi phạm Luật Báo chí - nhưng mọi phóng viên nước ngoài ở Việt Nam đều vi phạm Luật Báo chí gần như hàng ngày. 

Không phóng viên nước ngoài nào có thể hoạt động ở Việt Nam trong khuôn khổ các giới hạn hà khắc của Luật Báo chí. 

Luật này yêu cầu mọi nhà báo nước ngoài phải báo trước với chính quyền năm ngày trước khi làm bất cứ động tác gì cho nghề báo, mọi cuộc phỏng vấn, điện thoại, mọi thư xin thông tin. 

Tất nhiên điều đó là không thể thực hiện được, hạn chót đây cũng là bất khả thi. Vì vậy, mọi nhà báo nước ngoài tự nhiên cứ phải 'phạm luật' và chính quyền cũng nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi nào phóng viên nước ngoài viết điều gì mà Bộ Công ai không hài lòng. 

Đây là một trong những lý do Việt Nam nằm ở cuối các danh sách xếp hạng tự do báo chí. 

Nhưng các nhà báo nước ngoài khác lại không bị cấm nhập cảnh cho dù phạm Luật Báo chí. 

Nhà báo Bill Hayton từng hoạt động tại Việt Nam 

Vậy tại sao tôi lại là mối đe dọa đối với Bộ Công an? Liệu Bộ Công an có nghĩ rằng cuốn sách của tôi có thể hỏng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam? 

Đó là cuốn sách phản ánh Việt Nam hiện đại một cách trung thực, công bằng và chừng mực. 

Nó bao gồm cả khen và chê, kể lại trung thực về hoạt động của hệ thống chính trị, cách Đảng duy trì quyền lực và họ quan hệ với thế giới bên ngoài ra sao? 

Có rất ít điều trong sách có thể coi là mới với người Việt Nam bởi họ biết rõ hầu hết những điều tôi viết. 

Tôi nghĩ tội của tôi là đã công khai các điều này bằng tiếng Anh để các chính phủ nước ngoài và các nhà tài trợ có thể đọc được. 

Cuốn sách được nhiều người đón đọc. Ít nhất một trường đại học ở Mỹ khuyến cáo các sinh viên nghiên cứu về Đông Nam Á đọc sách này. 

Chưa ai nói với tôi về bất cứ sai sót hay điều không chính xác nào và cũng không ai nói sách không công bằng hay thiên lệch.

Có lẽ đây là lý do sách không được phép in tại Việt Nam. 

Có lẽ đây cũng là lý do mà giờ tôi bị cấm vào Việt Nam. 

Dường như Bộ Công an coi viết sự thật về Việt Nam đương đại là một tội. 

Và chuyện tôi viết bài này sẽ chỉ làm cho cái nhìn của Bộ Công an đối với tôi càng thêm thiếu thiện cảm. 

Nhưng điều quan trọng là mọi người biết tới hành động ngăn cản tự do ngôn luận và cản trở việc công bố quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông của Bộ Công an.





Ghi chú của BBC: Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của Bill Hayton trong vai trò tác giả và nhà nghiên cứu về Việt Nam. BBC Tiếng Việt đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam ở London và nhận được bình luận rằng bài viết có "nội dung thiếu khách quan" và "không có lợi cho quan hệ Anh-Việt".

'Cuộc chiến của Hà Nội'



Bùi Văn Phú - ... Cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đã chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoãn, không chủ trương sống chung hoà bình. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai trò quyền lực... Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế thì có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?...


Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nhìn của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ vì nó diễn ra trên mảnh đất mang tên Việt Nam. Trong nhãn quan của lãnh đạo Hà Nội, đó là “American War” vì do người Mỹ gây nên. 

Mới đây, có tác phẩm mang tên Hanoi’s War của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên-Hằng, là một cách nhìn khác về cuộc chiến. 

Như tên gọi của sách, “Cuộc chiến của Hà Nội”, đó là chiến tranh do Hà Nội chủ động, từ khởi xướng vào những năm cuối thập niên 1950 cho đến lúc thành công vào tháng 4-1975. 

Hanoi’s War đưa ra tầm nhìn từ Washington, Hà Nội, Moscow và Bắc Kinh và có tiểu tựa: An International History of the War for Peace in Vietnam, vì thế sách còn là ghi nhận lịch sử quốc tế về cuộc chiến cho hoà bình ở Việt Nam trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, của xung đột Trung-Xô. 

Hoa Kỳ và Việt Nam nhìn khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975

Theo tác giả, chiến tranh ở Việt Nam trong 20 năm không chỉ có Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Trung Quốc là những đại cường quốc và Bắc Việt, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những quốc gia với can hệ chính, mà cuộc chiến còn có cả hai phía miền Nam là Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam, vì lãnh đạo của họ cũng là những nhân tố trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay tìm kiếm hoà bình. 

Trong ba thành phần người Việt, dù sự can dự của Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam có những lúc làm cục diện chiến tranh hay diễn tiến hoà đàm thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị. 

Nhân vật chính trong Hanoi’s War không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo miền Bắc trong nhiều thập niên, từ thời chống Pháp, qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cho đến lúc ông từ trần ngày 2-9-1969. Cũng không phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên và là thân tín của Hồ Chí Minh. 

Dù trên diễn đàn quốc tế, hai nhân vật trên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu chính trị và các nhà sử học viết đến nhiều nhất. 

'Thống nhất miền Nam bằng bạo lực' 

Võ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên, 'thân tín của Hồ Chí Minh' 

Hanoi’s War đưa ra hai nhân vật chính là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Quan trọng hơn cả là Lê Duẩn. 

Mở đầu tác giả ghi lại hình ảnh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chia tay nhau bên dòng sông Ông Đốc ở Cà Mau vào một ngày đầu năm 1955. 

Đó là thời gian thi hành Hiệp định Geneve 1954 tạm chia đôi nước Việt ở vĩ tuyến 17, cho phép tự do di dân giữa hai miền trong vòng 300 ngày. 

Lê Duẩn ở lại miền Nam, Lê Đức Thọ xuống tàu tập kết ra Bắc để rồi trong suốt chiều dài cuộc chiến hai nhân vật này đã trở thành trọng điểm của sách. 

Vài năm ở miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung ương Cục miền Nam và đưa người của mình như Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt vào nắm giữ những vai trò then chốt để điều hành cuộc chiến tại miền Nam trong tương lai. 

Trở lại miền bắc, cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đã chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này. 

Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoãn, không chủ trương sống chung hoà bình. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai trò quyền lực. 

Tác giả nêu dẫn chứng vụ án xét lại chống đảng với Hoàng Minh Chính từ năm 1963 và nhiều người bị tù trong cuộc thanh trừng lớn nhất trong nội bộ đảng vào năm 1967. 

Để tiến hành chiến tranh, sau Đại hội Đảng kỳ 3, từ năm 1960 lãnh đạo đã biến miền Bắc thành một xã hội công an trị với hàng vạn người bị bắt vì “nguy hiểm đến an ninh, trật tự xã hội”. 

Vụ án “Nhạc vàng” năm 1971 là một thí dụ khác. Chính quyền Hà Nội cho rằng đang có âm mưu “diễn biến hoà bình” do Mỹ chủ trương để gây chia rẽ nội bộ đảng về chính sách chống Mỹ cứu nước. 

Dựa vào nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nơi, đặc biệt là những văn khố ở Việt Nam mở ra cho giới nghiên cứu gần đây, tuy kho lưu trữ của đảng và Bộ chính trị vẫn còn đóng kín, và những tiếp xúc, phỏng vấn của tác giả với người Việt liên quan, cùng nguồn tài liệu Việt ngữ tác giả có khả năng tiếp cận, Hanoi’s War đưa ra hình ảnh rất rõ là Lê Duẩn kiên quyết chủ trương “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa” để chiếm miền Nam. 

Cuốn sách nói ông Lê Đức Thọ đóng vai trò 'chủ chiến' quan trọng. 

Giải pháp trung lập miền Nam cũng không được chấp nhận. Chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng của Tướng Võ Nguyên Giáp không được tán thành. 

Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Lê Duẩn tuy là Bí thư thứ Nhất của đảng nhưng đã qua mặt và nắm trọn quyền hành.

Chiến tranh toàn diện

Dù tổng tấn công nhiều lần thất bại trong các năm 1964, Mậu Thân 1968 hay Xuân-Hè 1972 nhưng Lê Duẩn không từ bỏ chủ trương tiến hành chiến tranh toàn diện. 

Tác giả ghi nhận những sự kiện và phân tích các quyết định dẫn đến chiến tranh qua các cuộc tổng tấn công vào miền Nam, về chính sách “Vừa đàm vừa đánh” đưa đến bản Hiệp định Ba Lê vãn hồi hoà bình cho Việt Nam - một hiệp ước không đòi hỏi bộ đội cộng sản miền Bắc rút về mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cực lực phản đối. 

Bản hiệp định được ký kết ngày 27-1-1973 sau 5 năm thương thảo với Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao có chủ trương phải kiên trì vì tin rằng người Mỹ sẽ phải bỏ cuộc. 

Đúng là người Mỹ cuối cùng đã nhượng bộ Hà Nội để bộ đội miền Bắc tiếp tục ở lại miền Nam. Bản hiệp định chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự. 

Chính quyền Sài Gòn sụp đổ ngày 30-4-1975 trước sức tấn công bằng vũ lực của bộ đội cộng sản miền Bắc, như Lê Duẩn đã chủ trương trong suốt chiều dài cuộc chiến và cuối cùng đã đi đến thành công. 

Hanoi’s War còn là một cái nhìn khác hơn với những gì giới lãnh đạo Việt Nam thường đưa ra trước đây về sự nhất trí trong những quyết định đi đến chiến tranh. 

Sách vẽ lên chân dung Lê Duẩn như là một lãnh đạo Việt Nam với hai mươi năm kiên quyết chủ trương chiến tranh “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa”. 

Nhưng không phải vì thế mà cơ hội cho hoà bình, phát triển và chờ ngày thống nhất của hai miền Việt Nam đã không được đưa ra. 


Những cơ hội như thế đã được xướng lên và đã có những nhân vật trong giới lãnh đạo Hà Nội ủng hộ, nhưng bị Lê Duẩn không những gạt đi mà còn bỏ tù những ai muốn theo chính sách “Bắc trước, Nam sau” – xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trước, chuyện miền Nam tính sau – hay có tư tưởng “hoà hoãn”, theo phe “xét lại”. 

Sau chiến thắng 30-4-1975, cũng dưới sự lãnh đạo của Lê Duẩn, Việt Nam lại phải trải qua những cuộc chiến tranh khác, từ phía tây với Kampuchia lên phía bắc với Trung Quốc. 

Khi Lê Duẩn qua đời, ngày 15-7-1986 hàng trăm nghìn cư dân Hà Nội đã đứng dọc bên đường từ Quảng trường Ba Đình đến nghĩa trang Mai Dịch để đưa tiễn một lãnh đạo Việt Nam lâu đời nhất về với cát bụi. 

Năm đó cũng là thời điểm Hà Nội bắt đầu chính sách đổi mới và đưa Việt Nam vào một tiến trình lịch sử mà nửa thế kỷ trước Việt Nam đã mất đi nhiều cơ hội do quyết tâm tiến hành chiến tranh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. 

Hanoi’s War gắn ông Lê Duẩn vào những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt. 

Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế thì có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?