THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

22 December 2012

Noel 2012: Bánh ngọt đắt hàng, đồ trang trí chờ khách

(TNO) Vài ngày nữa là đến Giáng sinh, tuy nhiên thị trường tại Hà Nội những ngày qua vẫn hết sức trầm lắng.
 noel
Một cửa hàng trên phố Hàng Mã, hàng hóa trang trí cho Giáng sinh không thiếu nhưng không có khách - Ảnh: Thúy Hằng
Èo uột đồ trang trí
Phố Hàng Mã, Lương Văn Can, Hàng Lược (Q.Hoàn Kiếm) chỉ đông vào những ngày cuối tuần nhưng đa phần là khách đến ngắm và chụp ảnh. Những cửa hàng bán lẻ đồ lưu niệm, phụ kiện trang trí cho mùa Giáng sinh ở các tuyến phố Thái Hà, Chùa Bộc, Thụy Khuê... rơi vào cảnh đìu hiu. Một số người kinh doanh cho biết số hàng hóa họ nhập về cho mùa Giáng sinh năm nay chỉ bằng một nửa so với năm ngoái nhưng sức mua thì giảm rõ rệt.
Năm nay, giá các phụ kiện trang trí mùa Giáng sinh tăng từ khoảng 10 - 20% so với năm ngoái. Các mặt hàng không có gì đổi mới hơn. Người mua thường tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như cây thông, vòng nguyệt quế, chùm châu, quả chuông...
Giá một cây thông loại nhỏ nhất là 150.000 đồng, loại 2,1 m có giá 700.000. Dây lá kim loại dài 2,7 m có giá 300.000. Các phụ kiện nhỏ như quả chuông, ngôi sao, nến làm từ nhựa, xốp... có giá từ 20.000 trở lên.
 noel
Khách tới Hàng Mã xem nhiều hơn mua hàng - Ảnh: Thúy Hằng
Quần áo ông già Noel đủ cỡ từ loại cho trẻ em đến người lớn có giá từ 100.000 đến 200.000 đồng.
Theo một số người bán, mặt hàng tiêu thụ rất chạy trong mùa Giáng sinh 2011 là vòng cài đầu hình tai thỏ, sừng tuần lộc cho trẻ em (20.000 - 30.000/chiếc) nhưng đến năm nay bán chậm hơn rõ rệt.
Bánh khúc cây lên ngôi
Trái ngược với cảnh èo uột tại các tuyến phố bán đồ trang trí Noel, ở các các tiệm bánh lớn tại Hà Nội, không khí Giáng sinh khá nhộn nhịp khi nhu cầu đặt bánh khúc cây của khách hàng bắt đầu tăng lên.
 noel
Các cửa hàng bánh ngọt vẫn đông khách tới đặt bánh cho Giáng sinh - Ảnh: Thúy Hằng
Đại diện cửa hàng bánh Thu Hương (41 Phan Đình Phùng, Q.Hoàn Kiếm) cho biết những khách hàng đặt bánh khúc cây đầu tiên từ trước Giáng sinh một tuần.
Tại các cửa hàng đại diện của các hãng bánh Kinh Đô, Hải Hà - Tokobuki  trên phố Cầu Giấy, Láng Hạ, Kim Mã, Đội Cấn đều treo băng rôn chương trình khuyến mãi cho khác hàng đặt bánh ngọt trước Giáng sinh.
Các cửa hàng cho biết so với các năm trước, nhu cầu mua bánh của khách hàng dịp Giáng sinh, năm mới cao hơn.
Giá cả các loại bánh mùa Giáng sinh (làm sẵn hoặc theo yêu cầu của khách) không tăng cho với năm 2011, từ 220.000 đến 350.000 là mức giá chấp nhận được cho các khách hàng.

Dịch vụ ông già Noel vào mùa
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số cửa hàng đồ chơi, quà  trên phố Sơn Tây, Kim Mã (Q.Ba Đình), Thái Hà, Chùa Bộc, Tôn Thất Tùng (Q.Đống Đa) cung cấp thêm dịch vụ ông già Noel.
Vào các đêm từ ngày 22 đến 24.12, người giao quà sẽ mặc quần áo ông già Noel, mang tặng quà đến tận nhà, lớp mầm non, tiểu học cho các em nhỏ theo đúng thời gian khách hàng yêu cầu.
Hiện tại, ngoài các cửa hàng đồ lưu niệm có dịch vụ này, trên các trang Enbac, Rongbay, nhiều công ty đã đã hoàn thiện xong bảng giá dịch vụ ông già Noel.
Giá trung bình cho mỗi món quà tới một bé, các phụ huynh chi trả từ 50.000 - 60.000 đồng. Nếu ở khu vực xa trung tâm và cận đêm Giáng sinh, giá sẽ cao hơn.
Không chỉ giao quà tận tay các bé trong trang phục ông già Noel, nhiều công ty còn mở thêm dịch vụ ông già Noel đến lớp học hay về gia đình để kể chuyện cùng các em nhỏ.
Tùy theo thời gian nói chuyện cùng các em nhỏ trong lớp học hay trong gia đình mà người sử dụng dịch vụ chi trả từ 150.000 - 400.000 đồng.
Thúy Hằng

Những hình ảnh 'cực độc' chỉ có ở VN



Thầy giáo chơi điện tử trong lớp, cảnh sát giao thông ngoài đời thường, đại hội công đoàn với nhiệm kỳ hơn 1000 năm...
Ảnh hài hước nhất tuầnNhững chiếc quần kỳ quặcNhững bức ảnh hài hước về giáo viên

Cảnh sát giao thông ngoài đời thường?
Chở 2 con cho nó cân.
Khi lớp học giải lao và thầy quên tắt máy chiếu.
Chú ý trước khi định sử dụng dịch vụ.
Hình minh họa hợp lý.
Nhiệm kỳ quá dài.
Đặt tên quán thế này cho hút khách?
Tên quán đầy chất văn nghệ.
Đỗ vào đâu?
Cẩn thận đi lại vì đường dành cho ô tô điên.
(Nhóm độc giả sưu tầm)

'Mưa đạn' ở ngã ba biên giới !?



Công an thu trên 30 vỏ đạn CKC cùng nhiều dấu vết cho thấy nhóm gây rối có hơn 10 tên. Sau khi xả súng điên cuồng và vấp phải sự kháng cự của Ban chuyên án, chúng bỏ chạy về các khu rừng bên kia biên giới.

Chiếc U-oát của Công an tỉnh Điện Biên mải miết xuyên qua cơn mưa bất chợt vào Sen Thượng, huyện Mường Nhé. Hơn hai tháng trước, tại cột mốc số 10, xã Sen Thượng đã diễn ra trận đọ súng ác liệt giữa 6 cán bộ công an - biên phòng quả cảm với nhóm người phá rối an ninh manh động và hung hãn.
Từ trung tâm xã Sen Thượng phải đi bộ hơn 4 giờ đồng hồ mới đến được địa điểm diễn ra trận chiến đấu không cân sức rạng sáng ngày 15/10. Dưới nền chiếc lán tuềnh toàng được dựng lên bởi mấy cọc tre chặt vội lợp bằng lá chuối rừng vẫn còn vương những giọt máu đã bầm tím, dấu vết khốc liệt của trận đánh.
Bần thần đứng trước vị trí thiếu úy Lương Minh Năm, cán bộ Đồn biên phòng Sen Thượng bị bắn trọng thương và hy sinh, đại úy Nguyễn Trung Tính, cán bộ Cục An ninh Tây Bắc bảo: "Phá mưu đồ và những cuồng vọng của một số người gây rối an ninh ở Mường Nhé, một ban chuyên án được thành lập".
Các cán bộ phải ăn ở trong rừng, đêm đến rải quân đón lõng nghi phạm. Nửa đêm về sáng ngày 15/10, sau phiên tuần tra ở khu vực giáp mốc 10, tổ công tác rút về tập kết ở một lán nhỏ thuộc địa bàn xã Sen Thượng. Trời đổ mưa rào, gió đem hơi lạnh từ đại ngàn như roi quất ràn rạt, mọi người đều ướt lướt thướt và không ngủ được vì lạnh.
Lãnh đạo đến thăm các chiến sĩ bị thương trong trận đấu súng ở Mường Nhé.
Đồng đội đến thăm hỏi, động viên các chiến sĩ bị thương trong trận đấu súng ở Mường Nhé.
Khoảng gần 4h, qua ánh sáng sau tia chớp, đại úy Tính phát hiện có bóng đen khả nghi cách lán vài chục bước chân. Anh bấm mọi người dậy triển khai phương án chiến đấu. 6 người chỉ kịp di chuyên được vài mét thì bất thần hàng loạt tiếng súng vang lên.
Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra chỉ chừng 10 phút nhưng do bọn chúng lợi dụng đêm tối, quen địa hình nên 4 trong 6 cán bộ trong tổ công tác đều dính đạn. Khẩu AK - hỏa lực mạnh nhất của tổ công tác bị bắn trúng hộp tiếp đạn nên không thể sử dụng. Các cán bộ dù bị thương vẫn dũng cảm bắn trả đáp trả làm chúng chạy tán loạn…
Im tiếng súng, thiếu úy Năm nén đau nhắc nhở mọi người di chuyển ra một vị trí khác đề phòng bị tấn công trở lại. Anh bị 2 viên đạn găm vào đùi, một viên đạn vào tay máu chảy ướt đẫm bộ quần phục bạc màu. Hạ sĩ Thào A Sấu, cán bộ Công an huyện Mường Nhé, bị đạn bắn trúng hông xuyên ra lưng và một viên vào cẳng chân. Trung úy Lò Văn Thành, cán bộ Cục An ninh Tây Bắc dính một viên đạn làm vỡ khuỷu tay trái. Hạ sĩ Giàng A Chầu, cán bộ Công an huyện Mường Nhé bị một viên đạn găm vào cẳng chân. Đại úy Tính, chiến sĩ Mùa A Dơ, Đồn Biên phòng Sen Thượng xé áo băng bó vết thương cho đồng đội, đồng thời cõng số anh em bị thương về phía một khe núi gần đó, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đương đầu với trận đánh tiếp theo...
“Sau khi dặn dò anh em, tôi trực tiếp chạy bộ đến nơi giấu xe máy rồi về đồn biên phòng Sen Thượng cách đó hơn 5 cây số để xin cứu viện”, đại úy Tính nhớ lại.
Khoảng hơn một giờ sau, lực lượng tiếp ứng có mặt, đưa các chiến sĩ bị thương cấp cứu song thiếu úy Năm đã hy sinh ở tuổi 35. Ba cán bộ công an được khẩn trương mổ cấp cứu, tạm qua được cơn nguy kịch để tiếp tục chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên…
Ngay sau trận đánh không cân sức trên, lực lượng chức năng triển khai vây bắt, truy kích bọn tội phạm. Công an thu giữ được trên 30 vỏ đạn CKC cùng nhiều dấu vết cho thấy nhóm gây án có hơn 10 tên. Hiện trường xảy ra trận đánh chỉ cách mốc 10 vài trăm mét. Sau khi xả súng điên cuồng và vấp phải sự kháng cự, nhóm này bỏ chạy về các khu rừng bên kia biên giới.
Lực lượng công an một mặt tăng cường lực lượng truy kích ở khu vực giáp biên đồng thời đề nghị Công an huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) phối hợp xác minh, truy bắt. Cho đến ngày 15/11, Ban chuyên án bắt được 24 tên, thu nhiều vũ khí. Trong số này có 2 tên đang có lệnh truy nã đặc biệt của Công an tỉnh Điện Biên và cũng là những kẻ cầm đầu nhóm tấn công là Giàng Pà Tỉnh (48 tuổi, xã Pá Mỳ) và Vàng A Sử (tức Dúa Sử, 42 tuổi, ở bản Nậm Mỳ 2, xã Mường Toong).
Chúng khai, đêm đó Giàng Pà Tỉnh dẫn theo 13 tên, trang bị 7 súng CKC, 4 súng kíp, 6 quả lựu đạn… tấn công lực lượng công an - biên phòng.
Theo Cảnh sát toàn cầu

Tổng giám đốc Mai Linh trần tình về khoản nợ "khủng"



(Kienthuc.net.vn) - Ông Hồ Huy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh, thừa nhận không có tiền trả lãi cho người dân, thời gian tới doanh nghiệp này sẽ thanh lý tài sản để trả các khoản nợ.
Liên quan đến việc một số người dân tố cáo Tập đoàn Mai Linh không trả nợ thời gian gần đây, hôm nay (22/12), ông Hồ Huy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh, đã chính thức lên tiếng thừa nhận tình trạng khó khăn của doanh nghiệp này.

Ông Hồ Huy cho biết, hiện Mai Linh vay tổng số vốn lên tới 500 tỉ đồng của khoảng 800 người để làm vốn lưu động và đầu tư hoạt động kinh doanh vận tải. 

 Ông Hồ Huy, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh thừa nhận
đang nợ "khủng".
Nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tiền trả nợ cho người dân là do doanh nghiệp này vay ngắn hạn nhưng lại đem đầu tư dài hạn dẫn đến việc khó thu hồi vốn. “Chúng tôi vay vốn từ người dân với lãi suất 18-25%, nhưng công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước, với tổng số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Những năm qua, hàng năm, các công ty con này chỉ trả cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm. Phần chênh lệch lãi suất này khiến chúng tôi lỗ nặng”, ông Huy nói.

Không chỉ nợ tiền người dân, toàn hệ thống Mai Linh còn nợ bảo hiểm xã hội khoảng 30 tỉ đồng và các khoản  nợ bảo hiểm y tế, nợ thuế. 

Về phương án giải quyết các khoản nợ nói trên, ông chủ Tập đoàn Mai Linh cho biết hiện xin giãn nợ các khoản thuế Nhà nước để trả dần. Trong vòng 1-2 năm tới, Mai Linh sẽ thanh lý tài sản để để trả các khoản nợ cũng như  lãi suất đầy đủ cho nhà đầu tư.  “Chúng tôi đang đàm phán với các đối tác để bán bớt các bất động sản, chấp nhận lỗ 20-50% để dồn sức vào phát triển vận tải. Với các trạm dừng chân Cà Ná, Quảng Bình, Suối Sâu, Cái Bè, chúng tôi cũng bán. Ngay sau Tết Nguyên đán, 1000 xe ô tô các loại trị giá khoảng 200 tỷ đồng sẽ được Mai Linh thanh lý để trả nợ”, ông Huy cam kết.

Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh cũng bác bỏ ý kiến cho rằng, doanh nghiệp này thua lỗ lớn do sử dụng vốn vay sai mục đích, đầu tư ngoài ngành kém hiệu quả. Theo ông Huy, hầu hết vốn của Tập đoàn đều được đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải như dịch vụ taxi, cho thuê xe, vận tải du lịch, vận tải hành khách theo tuyến cố định…, với số vốn khoảng 5.000 tỉ đồng, chiếm 95% tổng số vốn đầu tư.  Trong khi đó, tổng giá trị bất động sản Mai Linh hiện có trên toàn hệ thống khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng vốn hiện có. Trong bất động sản còn có các trạm dừng chân, hệ thống nhà kho, xưởng, văn phòng đại diện…phục vụ cho vận tải.

Theo kienthuc

Việt Nam tăng 5% giá điện tiêu dùng



Giá điện bán lẻ cho người tiêu dùng ở Việt Nam tăng 5% kể từ hôm nay 22/12.
AFP PHOTO
Nhân viên công ty điện lực đang kiểm tra đồng hồ điện ở Hà Nội hôm 01/03/2011.
Phát biểu trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội một ngày trước khi áp giá điện mới, ông Đinh Quang Tri, Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) nhìn nhận giá điện tăng 5% là điều không dễ chịu với người tiêu dùng. Tuy vậy EVN phải thực hiện để có tiền bảo đảm nguồn đầu tư mới tránh nguy cơ thiếu điện.
VnExpress trích lời ông Đinh Quang Tri cho biết, EVN dự kiến thu thêm được 7.000 tỷ đồng từ đợt tăng giá điện lần này. Được biết quyết định tăng giá điện nằm trong lộ trình bù lỗ vì giá than, giá khí đốt cũng như chênh lệch tỷ giá.
Việc tăng giá điện vài ngày trước mùa lễ Giáng Sinh và năm mới Dương lịch và cũng không lâu sẽ đến Tết Nguyên Đán, được báo chí cho là gây bất bình trong công chúng. Nhất là nền kinh tế đang tiếp tục suy trầm, hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động và tình trạng thiếu vốn cho nền kinh tế vẫn tiếp diễn. Lãi suất cho vay của ngân hàng cao nhất trong khu vực và doanh nghiệp rất khó tiếp cận nguồn tín dụng.

CSVN sẽ miễn học phí cho SV chuyên ngành Mác Lê-nin

Nếu được phê duyệt sinh viên (SV) học chuyên ngành Mác Lê - nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần sẽ được miễn học phí.
 
Thông tin đưa ra tại dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011đến năm học 2014 - 2015 do Bộ GD-ĐT trưng cầu ý kiến ngày 21/12.
Ảnh Lê Anh Dũng
Theo đó, dự thảo bổ sung thêm đối tượng miễn học phí gồm: SV học chuyên ngành Mác Lê-nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh theo Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và HSSV học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.

Dự thảo cũng đưa ra các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: HSSV các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.

HS tốt nghiệp THCS đi học trung cấp nghề và TCCN; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nước sẽ được giảm 50% học phí. 

Đồng thời, dự thảo bãi bỏ quy định: Trẻ em học mẫu giáo và HS phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập.

Theo dự thảo Bộ đưa ra, các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chất lượng giáo dục cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình UBND cấp tỉnh cho phép đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định.

Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập: mức thu học phí phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân.

Dự thảo cũng quy định học phí theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo. Học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác theo thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục và người học.

Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập có đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học và mức thu học phí tương ứng với các nhóm ngành nghề được quy định tại Nghị định 49.
  • Nguyễn Hiền

Hiến kế cho đảng, cho Nguyễn Tấn Dũng, và Lê Thanh Hải: Đánh sập Dân Làm Báo



Ông Bút (Danlambao) - Vợ tôi khích: Bộ DLB chiếu phim sex hay sao ông ghiền dữ vậy? Tôi đáp: Em muốn xem phim sex hỏi "sư" Thích Hành Quyết, chứ anh đọc DLB đàng hoàng. Nói đi phải nói lại DLB thực sự chi phối đời mình quá nhiều, lỡ nghiện nó rồi, muốn bỏ cũng vật vã lắm. Mình chỉ là độc giả còn khốn khổ thế này, huống chi đảng CSVN, huống chi Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải. Nhân cơ hội này hiến kế đảng dẹp DLB cho khỏe, khỏi mất công cai nghiện...

*

Sở dĩ tôi hiến kế đánh sập Dân Làm Báo, vì tôi là độc giả của tờ báo này, và còn nguyên nhân khác nữa, mời đọc tiếp:

Chủ Nhật vừa rồi tôi đi uống cà phê, tình cờ ngồi gần hai bàn của mấy anh cao niên, họ dự tính chuyện đi đám ma. Qua đó người ta ôn cố lại kỷ niệm thời xa xưa, với người vừa thất lộc. Nào là từng học chung thời tiểu học trường Tiên Phước, trung học Trần Cao Vân Tam Kỳ, sau đó vào trường Bộ Binh Thủ Đức, đi tù Tiên Lãnh, mười mấy năm định cư Charlotte, North Carolina, Hoa Kỳ, bao nhiêu những vụn vặt được kể lể, qua từng thời kỳ, cùng những địa danh đã chia xẻ buồn vui của một đời người...

Ôn cố xong, anh em phân công: Ai đi đặt vòng hoa, ai viết văn tế, ai thông tin cho bè bạn, ai phủ cờ, rốt cuộc một ông chỉ người bạn đối diện và nói: Ông lái xe đó nghe, ông kia trả lời: Tui lái chi được, chương trình khai mạc lễ 5 giờ, cỡ 7 giờ mới xong, trời vừa tối, vừa mưa, mắt mũi kèm nhèm, lỡ gây ra tai nạn chết tổ! Hết người này, tới người khác, coi bộ không tìm được người phu đánh xe. Đám tang cữ hành ngày thứ Ba, nên nhiều cú phone cầu viện tới con cháu cũng bất thành. Thấy tình bạn của họ quá thiết tha, không nỡ làm lơ, tôi lên tiếng: Để em lái xe cho, cả bàn vui mừng, một người muốn chắc ăn: Em nói thiệt nghe Bút!? Tôi đáp: Bộ hết chỗ, nhè vào đám ma chơi, ông!

Mấy anh muốn mấy giờ khởi hành, tập trung tại đâu?

Anh Võ Công Minh, người chủ xướng đáp: 9 giờ sáng thứ Ba ngày 18 tháng 12 năm 2012, ngay tại đây: Cà phê Kinh Đô. Được, các anh cứ giữ đúng lời như vậy, tôi đáp.

Đọc cáo phó, thấy người qua đời, ông: Tôn Thành Ùi

Sinh năm Ất Dậu 1945 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, qua đời ngày 16 tháng 12 năm 2012, tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina. 

Sau khi viếng tang, đợi tới giờ lễ, nhiều người lần lượt ra ngoài tụ tập hút thuốc, những hàn huyên đời thường đang thân mật, chợt một ông "phát biểu": Úi chà, dạo rày báo chí chửi lãnh đạo nhà nước dữ quá, người khác: Chớ ông đọc báo mô? 

Dân Làm Báo!

Người khác cãi: Ông nói bậy, hắn không chửi, hễ Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải, nói chi hắn, hắn phết nguyên như rứa lên mạng, dân đọc báo tha hồ bình luận. Chu cha chính phủ ngu, hết chuyện chơi, đi chọc nó, như thể chọc tổ ong vò vẽ, nó phết lên dân chúng tha hồ chửi, chịu hông nổi.

Người khác: Không biết tin lấy từ đâu, mà hắn thiệt sốt dẻo, mấy ông hỉ!?

Người khác: đã rứa, những bài bình luận, những bài chính trị rất xác đáng và rất đường hoàng.

Gặp một tay nghiện chính hiệu:

Tôi thích Dân Làm Báo, thích nhất Đặng Chí Hùng, một tay viết trẻ, trưởng thành trong môi trường XHCN, nhưng viết rất bản lĩnh, từ chi tiết tới khái quát vô cùng mạch lạc, ngoài ra ĐCH còn sưu tầm những tài liệu dẫn chứng giá trị, các anh nên nhớ tôi đọc DLB và không bỏ sót bất cứ một cái comment nào hết. Bài ĐCH với hàng ngàn comment, tôi không bỏ sót một chữ, vì những comment nó làm sáng tỏ thêm bài viết, nó củng cố những nhận định của chính mình, để mọi người tin, ông trích đọc lại những comment ở dưới bài viết của ĐCH! 

Tôi nghe mà sởn gai óc, bái phục, ông ta đang thao thao bất tuyệt, một bà đứng gần, nguýt ông một cái sắc lẹm, dài thườn thượt, bà ấy nói: Ông lúc nào cũng Dân Làm Báo! Dân Làm Báo! Dân Làm Báo! Từ đây qua tới Nevada, đánh bài ông cũng mang theo cái Dân Làm Báo, không hở tay, mai mốt ông theo anh Ùi, tui chôn luôn cái laptop cho ông có bạn với Dân Làm Báo!

"Được lời như cỡi tấm lòng" ông tri hô ngay lập tức: Bà hứa đó nghe! Bà mà không chôn theo cái laptop yêu quý của tui, tui về rị bà theo đo.. ó.

Người khác: Tui sợ ở dưới âm phủ lâu ngày mới được về, ông không rị cái laptop, mà ông rị lộn chỗ à nghe! Bà chị: Cái đồ quỷ!

Người nghiện Dân Làm Báo, chính hiệu đưa ra đầy đủ chứng minh là ông Nguyễn Duy Anh, sinh quán Tam Kỳ, Quảng Nam, xấp xỉ bảy bó, nhưng ông còn tráng kiện, minh mẫn lạ thường, phần đông gia đình Tam Kỳ đến Charlotte do ông ta bảo trợ, vui buồn, hoặc tang khó của đồng hương không bao giờ vắng bóng ông bà Duy Anh, đứng ra lo liệu.

Chúng tôi về lại Atlanta, lúc 10 giờ đêm cùng ngày. Suốt đêm không ngủ được, nhẩm lại lời bà chị mắng yêu chồng nghe quen quen. Ừ đúng rồi vợ tôi (Bút) chứ ai, nhiều lúc nói hoài không nghe, vợ tôi khích: Bộ DLB chiếu phim sex hay sao ông ghiền dữ vậy? Tôi đáp: Em muốn xem phim sex hỏi "sư" Thích Hành Quyết, chứ anh đọc DLB đàng hoàng. Nói đi phải nói lại DLB thực sự chi phối đời mình quá nhiều, lỡ nghiện nó rồi, muốn bỏ cũng vật vã lắm. Mình chỉ là độc giả còn khốn khổ thế này, huống chi đảng CSVN, huống chi Nguyễn Tấn Dũng, Lê Thanh Hải. Nhân cơ hội này hiến kế đảng dẹp DLB cho khỏe, khỏi mất công cai nghiện.

Kế sách như sau:

Đảng CSVN thường nói "nhân dân luôn luôn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo sáng suốt của đảng". Người dân đã tin vào đảng, hẳn họ phải căm thù bất cứ ai xuyên tạc nói xấu đảng, hiện nay 90 triệu dân, nhưng đa số chưa biết Dân Làm Báo "nói xấu lãnh đạo" như thế nào. Thế nên đảng hủy bỏ "bức tường lửa" để nhân dân biết sự thật DLB, từ đó họ sẽ phản đối DLB.

Chứng minh điều nhân dân không tin DLB:

Dạo đảng dùng hai bao cao su đã qua sử dụng, để bắt Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, sau đó trên DLB có đăng lên tấm hình các ông: Trọng, Sang Hùng, Dũng và toàn thể Bộ Chính Trị, đều bị chụp lên đầu mỗi người một bao cao su. Tôi diễn tả bức hình này, qua điện thoại cho người dân trong nước biết. Họ phản đối kịch liệt, họ cho rằng đường kính bao cao su bằng hai lóng tay, đầu ông Trọng, Sang, Hùng, Dũng và những cái đầu của mấy người khác trong BCT đường kính lớn hơn cả gang tay, làm sao tròng lên đầu được? Đồng ý bao cao su có độ đàn hồi, nhưng quá mỏng, nếu căng ra nửa gang tay đã toát loác rồi, không cách chi mà tròng lên đầu BCT được.

Các ông thấy đó, người dân rất tinh ý, không cách gì xạo họ được.

Bài của tác giả Đặng Chí Hùng, với một ngàn comment, chỉ là con số lẻ, trong khi đó cả nước có 30.8 triệu người dùng Internet, đảng cho người dân công khai, tự do đọc DLB tôi tin rằng hơn ba chục triệu sẽ phản đối ĐCH, ĐCH mắc cỡ, thôi viết. Đảng và hai ông Dũng, Hải không bị mang tiếng độc tài, vì rõ ràng ông Hùng ngưng viết vì nhân dân phản đối, nhiều người viết cho DLB sẽ lâm vào trường hợp như ông ĐCH, họ cũng phải ngưng viết, DLB không có bài, bạn đọc mở ra chỉ có 3 chữ Dân Làm Báo, còn lại trắng nhách, đảng khỏe re!

"Nhân dân luôn luôn tin đảng" tại sao đảng không tin nhân dân?

Khi đảng CSVN cấm nhân dân đọc Dân Làm Báo, như vậy đảng xem 90 triệu dân toàn thị con nít, đảng đã đánh giá tất cả nhân dân đều ngu dốt. Nên nhớ một con người khi trưởng thành, tự họ biết đúng, sai khi đọc một bài báo, tự họ biết đâu là chánh, đâu là tà, điều cấm đoán của đảng CSVN đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự của người dân. Và cần phải xét lại cái giá trị "nhân dân luôn luôn tin đảng". Bởi đánh giá người dân quá tệ, thì niềm tin của dân dành cho đảng không có giá trị gì hết.

Tóm lại: Theo tôi muốn giựt sập Dân Làm Báo, cách tốt nhất hãy để "nó" được người dân đọc bình thường, như những tờ báo: Lao Động, Người Lao Động, An Ninh Thủ Đô, An Ninh Thế Giới, Thanh Niên, Sài Gòn Giải Phóng... v.v và v.v... Hơn ba triệu kiều bào hải ngoại đọc báo đảng mỗi ngày, được mấy ai tin đảng? Đảng "cải tạo" hàng trăm ngàn Quân Dân Cán Chính VNCH, hỏi được mấy ai tin đảng? 

Đất nước Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, tôi tin rằng con người Việt Nam trưởng thành rất chững chạc trong chính trị. Họ đã bị lừa dối quá nhiều rồi, khó ai có thể lừa dối thêm được nữa. Một bài báo, một tờ báo không dễ dàng làm lung lạc lòng dạ người Việt Nam, chỉ có đảng CSVN ngu độn, mới dám nghĩ nhân dân ngu dốt.


PICS : Hầm Thủ Thiêm chi chít vết nứt !

(TNO) Hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) lại bị nứt. Lần này là những vết nứt dọc ngang, dài ngoằn ngoèo trên nền đường đi của cả hai đường hầm.
Ghi nhận của Thanh Niên Online tại hầm Thủ Thiêm sáng nay (21.12), những vết nứt này xuất hiện ở cả làn đường dành cho xe hai bánh và ô tô, cả hai bên đường hầm (chiều đi từ Q.2 và chiều đi từ Q.1).
Các vết nứt bắt đầu từ khoảng giữa hầm, có độ dài ngắn khác nhau, từ 0,5 m đến hơn 1 m. Ở một số đoạn, các vết nứt có mật độ dày đặc, một số đoạn thì mật độ nứt thưa hơn.
Nhiều vết nứt đã được trám lại. Tuy nhiên, có thể nhận thấy nhiều vết nứt mới nằm xen kẽ với các vết nứt cũ bởi những vết trám hiện rõ màu đậm nhạt khác nhau.
Trong sáng nay, phóng viên của nhiều báo đã liên tục liên lạc với Trưởng ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Đô thị TP.HCM và Giám đốc Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) nhưng đều chưa nhận được hồi âm.

Những vết nứt ở nhiều vị trí với mật độ và chiều dài khác nhau xuất hiện trong hầm Thủ Thiêm - Ảnh Nguyên Mi

Các vết thấm, nứt trong hầm Thủ Thiêm đã xuất hiện nhiều lần. Gần đây nhất là vào ngày 6.8, đã có nhiều vết ố đen, nước đọng ở một số vị trí trong hầm Thủ Thiêm. Ngoài ra, còn có nhiều vết keo và một số miếng nhựa (giống như nút nhựa) được gắn vào đốt hầm.
Khi đó, ông Lương Minh Phúc, Trưởng ban Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM (chủ đầu tư) thừa nhận, các vị trí thấm này đã xuất hiện sau khi thông xe và không trùng lắp với các vị trí thấm đã được sửa chữa trước đây.
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM đã yêu cầu nhà thầu Obayashi tiến hành đợt sửa chữa bổ sung từ ngày 2.11-2.12 để xử lý các vị trí thấm còn lại ở công trình đường hầm Thủ Thiêm.

Vết thấm trong hầm Thủ Thiêm đầu tháng 8.2012 - Ảnh: Minh Anh
Không chỉ thế, theo thống kê của Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (thuộc Sở GTVT) báo cáo với UBND TP.HCM ngày 15.8.2012, từ khi đưa đường hầm vượt sông Sài Gòn vào sử dụng (21.11.2011) đến nay đã xảy ra 85 lỗi hệ thống thiết bị.
Các lỗi này xuất hiện ở hệ thống điện, hệ thống thông gió, thoát nước và chữa cháy. Ngay cả hệ thống thông tin liên lạc và quan sát đường hầm (CCTV) cũng xảy ra hàng loạt lỗi, trong đó nổi bật là các camera không thể quan sát được hết đường hầm.
Trước đó, trong quá trình thi công hầm Thủ Thiêm, vào ngày 4.7.2010, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước cũng kết luận việc kết nối giữa hầm dẫn phía Thủ Thiêm với đốt hầm dìm số 1 và đốt hầm dìm số 2 quan sát bằng mắt thường đã phát hiện một số vị trí bị thấm cục bộ tại đầu đốt hầm số 1, đầu hầm số 2 trong phạm vi bản nắp hầm, gần sát vành thép của mỗi đốt hầm và tại một vài vết nứt đứng thành hầm...
Đến chiều ngày 19.11.2011 (tức trước khi khánh thành 1 ngày), Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các nhà thầu, đơn vị tư vấn thi công hầm Thủ Thiêm đã có buổi họp báo về chất lượng công trình trước khi tuyến hầm này khánh thành. Trong đó, ông Ryuji Manai, Giám đốc dự án Công ty tư vấn Oriental, khẳng định tất cả các điểm thấm nước của hầm Thủ Thiêm đã hoàn toàn hết.

Hầm Thủ Thiêm ngày khánh thành - Ảnh: Diệp Đức Minh
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất của dự án xây dựng đại lộ Đông Tây. Hầm có tổng chiều dài 1.490 m, bao gồm 2 đoạn hầm dẫn phía Q.1 (dài 585 m), phía Thủ Thiêm (535 m) và đoạn hầm dìm (370 m) chia làm 4 đốt hầm. Tổng mức đầu tư của gói thầu hầm Thủ Thiêm là 2.083 tỉ đồng.
Trong đó, đoạn hầm dìm dưới sông dài hơn 370 m. Gói thầu có tổng trị giá 2.083 tỉ đồng, do nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) thực hiện.
Hầm Thủ Thiêm được đánh giá là hầm dìm vượt sông đầu tiên của Đông Nam Á. Hầm Thủ Thiêm đã được khánh thành và chính thức đưa và sử dụng từ ngày 20.11.2011. Hầm được bảo hành 1 năm.
Tuy nhiên, trong lần trả lời báo chí vào giữa tháng 8.2012, sau khi xuất hiện các vết nứt trong hầm, Giáo sư - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Liên, Phó chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng, khẳng định: “Chuyện ngày 20.11.2012 hết thời hạn bảo hành chỉ có thể hiểu là cách đó một năm công trình đã được nghiệm thu. Thế nhưng, công trình hầm vượt sông sài Gòn đã được nghiệm thu đâu mà tính thời gian bảo hành? Tôi xin nói rõ rằng, bảo hành chỉ được tính từ sau thời gian nghiệm thu xong. Hiện nay trách nhiệm vẫn là của nhà thầu thi công. Vì vậy, nếu những vết thấm trong hầm Thủ Thiêm không được khắc phục hết thì đương nhiên Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ không nghiệm thu cho đến khi nào các vết thấm được khắc phục triệt để".
Nguyên Mi

Những chiêu buôn bán phụ nữ, ép bán dâm



Cho vay nặng lãi rồi ép nạn nhân bán dâm; không làm các thủ tục cư trú để cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục hay làm các thủ tục kết hôn giả... là những chiêu thức mới năm 2012 của nhóm buôn người.

Ngày 21/12, đại tá Lê Văn Chương, Phó văn phòng C56 (Bộ Công an) cho biết, tội phạm mua bán người hiện nay được đánh giá là một trong 3 loại tội phạm nguy hiểm (sau tội phạm ma túy và buôn lậu vũ khí). Trong 7 năm (2005 - 2012) toàn quốc đã xảy ra hơn 3.000 vụ buôn bán người, với 6.500 nạn nhân. Riêng 2012 có đến 850 nạn nhân.
Đại diện Tổ chức di cư quốc tế tại buổi hội thảo. Ảnh: Hà Anh.
Đại diện Tổ chức di cư quốc tế phát biểu tại buổi hội thảo. Ảnh: Hà Anh.
Ông Chương cho rằng, tình hình mua bán người ở Việt Nam diễn biến ngày càng phức tạp với tính chất và thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Bọn tội phạm thường tổ chức chặt chẽ để móc nối với người nước ngoài. Con số nạn nhân và các vụ án chỉ là bề nổi vì còn nhiều trường hợp chưa được phát hiện hoặc nạn nhân tự giải cứu mà không đến báo cho các cơ quan chức năng.
Sau nhiều năm thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, công an cũng như bộ đội biên phòng xác định, hiện có hơn 50 tuyến trọng điểm cần tập trung đấu tranh, trong đó có 5 tuyến quốc tế (từ Việt Nam đi Trung Quốc, Campuchia, Lào; tuyến đường biển và tuyến đường hàng không), 18 tuyến liên tỉnh và hơn 30 tuyến liên huyện.
Đại diện C56 chỉ rõ, phần đông nhóm tội phạm thường tập trung ở tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc (chiếm hơn 60% tổng số vụ). Nạn nhân phần lớn đến từ các tỉnh thành phía Bắc với trình độ học vấn thấp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Chúng thường lừa gạt các cô gái dưới danh nghĩa tìm giúp việc, rủ đi làm ăn cùng, đi du lịch, mang vác hàng hóa ở bên kia biên giới. Khi tạo được lòng tin, họ sẵn sàng bán nạn nhân vào các động mại dâm dọc biên giới hoặc đưa vào vùng sâu vùng sa để bán làm vợ bất hợp pháp. Không ít nạn nhân là người thân của tội phạm.
"Gần đây còn phát hiện hình thức buôn bán người mới dưới hình thức bắt cóc trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh, bán trẻ còn trong bào thai, mua bán nội tạng hay mua bán nam giới để cưỡng bức lao động...", đại tá Hà Xuân Từ, Trưởng phòng 5 (C56) chia sẻ và nói, riêng tuyến đường biển (chủ yếu là Quảng Ninh, Hải Phòng), nhà chức trách đã phát hiện nhóm tội phạm cho nạn nhân vào các container hàng để đưa sang Hồng Kông, Đài Loan và Campuchia.
Bộ Công an cũng chỉ ra những thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người như đột nhập vào nhà dân để bắt cóc, chiếm đoạt trẻ; núp bóng dưới các trung tâm nhân đạo để lập hồ sơ hợp pháp nhận con nuôi rồi đưa ra nước ngoài; thiết lập các đường dây gái gọi qua mạng cũng như điện thoại di động để tổ chức các chuyến du lịch tình dục xuyên quốc gia.
Năm 2012 đã xuất hiện một số phương thức thủ đoạn mới như cho vay nặng lãi rồi ép bán nạn nhân vào động mại dâm; không làm các thủ tục cư trú để bắt các nạn nhân lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục. "Điển hình là vụ công an Tây Ninh triệt phá ổ tội phạm dưới hình thức cho vay nặng lãi rồi ép nạn nhân bán dâm. Vụ lao động cưỡng bức này xảy ra tại 2 vùng giáp ranh Bình Phước và Tây Ninh. Đã có 14 người bị bắt, 16 nạn nhân được giải cứu", đại tá Từ nói.
Đại tá Chương chia sẻ thông tin tại một buổi tập huấn về công tác phòng, chống buôn bán người tại Lạng Sơn hồi tháng 11. Ảnh: Hà Anh.
Còn bà Lê Thị Hà, Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) cho biết, căn cứ nguyện vọng và nhu cầu của các nạn nhân, trên 50% số người bị mua bán đều được học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh và trợ giúp pháp lý... Hiện, một số tỉnh thành như Lào Cai, Bắc Giang, Tây Ninh và Thừa Thiên Huế đã có nơi tiếp nhận những nạn nhân bị mua bán trở về vào lưu trú tại nhà Nhân ái.
Song, Cục trưởng Hà thừa nhận, hệ thống thu nhập thông tin dữ liệu về tình hình nạn nhân bị mua bán trở về địa phương hiện còn hạn chế, chưa cập nhật thường xuyên gây khó khăn cho công tác hỗ trợ các nạn nhân cũng như cho công tác phòng chống mua bán người.
Tại buổi hội thảo, nhiều câu hỏi cũng được đặt ra như các bước tiếp nhận và xử lý nạn nhân buôn người ra sao; nạn nhân sau khi giải cứu có muốn quay trở về địa phương không hay mức hình phạt với nhóm buôn người đã phù hợp hay chưa... Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng, để giải quyết và hạn chế các vụ mua bán người, ngoài việc cải thiện tình hình kinh tế, việc tuyên truyền giáo dục đến người dân để họ có biện pháp phòng ngừa cũng là khâu khá quan trọng. Riêng mức hình phạt hiện nay đối với tội buôn bán người là hợp lý và nghiêm khắc
Tuy nhiên, Phó văn phòng C56 (Bộ Công an) đưa ra quan điểm, điều 119 Bộ luật Hình sự (Tội mua bán người) chỉ dừng lại ở mức 20 năm tù là quá nhẹ. Để răn đe, ông Chương cho rằng có thể nâng lên mức chung thân.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, hàng năm trên thế giới có khoảng 800.000 - 1 triệu người bị buôn bán, trong đó có trên 55% là các bé gái bị thành niên; khoảng 12 triệu người bị cưỡng bức lao động và lao động tình dục.
Ước tính mỗi năm thu lợi từ buôn bán người khoảng 30 - 40 tỷ USD. Khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Đại Dương là địa bàn trọng điểm.
Hà Anh

Việt Nam thú nhận thu nhập của người Việt bị thổi phồng


usd-vndVì sợ mất viện trợ và phải trả nợ vào năm 2014, VN đã phải thú nhận chuyện người Việt có thu nhập bình quân trên 1200 đô la mỗi năm là giả tạo.

Trước đây, Việt Nam là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, nên thuộc diện được nhận nguồn vốn giá rẻ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). Từ năm ngoái, thu nhập của người Việt Nam vượt ngưỡng 1.260 USD, vì vậy về mặt kỹ thuật, Việt Nam đã đạt được các tiêu chí để "tốt nghiệp IDA" - tức là thôi nhận viện trợ từ tổ chức này từ tài khóa 2014 và bắt đầu việc trả nợ từ tài khóa 2015.

Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên.