THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 May 2013

Lăng Hồ Chủ Tịch-Nhìn từ khiá cạnh kinh tế học công cộng



hochiminh

Lăng Hồ Chủ Tịch – Đại diện cho phẩm giá cao đẹp của Người hay bản tính ích kỷ của dân Việt?

1.Quan điểm kinh tế học thuần túy.

Trước tiên hết, tôi xin đặt vấn đề này ra không nhằm mục đích chính trị, mà chỉ là một người nhìn Lăng Hồ Chủ Tịch qua lăng kính của kinh tế học thuần túy. Có những bạn ủng hộ việc duy trì lăng Bác vì tư tưởng chính trị hay vì bạn xem Lăng Hồ Chủ Tịch phản ánh tình cảm thiêng liêng của bạn dành cho cụ Hồ và cũng như có những bạn ủng hộ việc nên thiêu xác Bác và dùng khu đất đó vào mục đích kinh tế để đem lại sự thịnh vượng của quốc gia nói chung và cư dân Hà Thành nói riêng. Ở đây, tôi chỉ phân tích thuần tuý từ kinh tế học công cộng, không phản ảnh quan điểm chính trị lẫn tình cảm dành cho lãnh tụ, nên tôi trung lập hoàn toàn về khía cạnh này

2. Các dữ liệu căn bản phân tích kinh tế và nguyên tắc phân phối lợi tức quốc gia:

Với quan điểm pháp lí hiện hành tại VN :Đất đai là sở hữu toàn dân. nhà nước quản lí. Điều này có nghĩa là: Đất đai được đem bán hoặc cho thuê thì lợi tức từ các hoạt động này phải được phân phối lại cho các công dân là chủ sỡ hữu thực của đất đai. Như vậy, đất Hà Nội là thuộc sở hữu của nhân dân Hà Nội và vì thế khu vực Lăng Bác với diện tích 21.000 m2 thuộc sử hữu của công dân Hà Thành và mỗi người đều có quyền được hưởng lợi tức từ khai thác giá trị của mảnh đất công cộng này. Chúng ta có các dữ liệu kinh tế đưa vào tính toán như sau. Có thể sự chênh lệch số liệu không đáng kể, xin làm tròn để dễ tính toán, quan trọng là logic kinh tế học, chứ không phải độ chính xác của dữ liệu)
Diện tích Lăng Hồ Chủ Tịch : 21.000m2
Giá thuê đất trung bình : 21.000.000/m2/tháng = 1.000 USD/m2/tháng
Toàn bộ mặt bằng này có giá cho thuê với mức giá tương ứng là : 21.000*1.000usd=21.000.000 USD, Như thế, nếu đất này được cho thuê, thì mỗi năm sẽ thu về cho Ngân sách thành phố một khoản là 252.000.000 USD. Khi đã xem đất này là sở hữu của từng người dân Hà Nội tức là số tiền này sẽ được phân phối lại cho từng công dân. Chia số tiền lợi tức từ cho thuê đất công này cho dân số Hà Nội khoảng 4.500.000 người, ta được lợi tức phân phối cho mỗi công dân là :
252.000.000/4.500.000=56usd/người.
Nói khác đi, khu đất xây lăng Hồ Chủ Tịch nếu được đem cho thuê sẽ giúp tăng nhu nhập cho mỗi công dân Hà Nội là 56USD/năm. Bây giờ, nếu tất cả công dân Hà Nội đều có thể lựa chọn : Hoặc giữ lăng Hồ Chủ Tịch hoặc ngược lại nhận 56usd hàng năm từ tiền cho thuê đất. Xin lưu ý là giá thuê đất này chưa bao gồm chi phí duy trì Lăng hàng năm như :Chi phí bảo trì, ướp xác Hồ Chủ Tịch, chi phí nhân viên..v.v.

3. Nguyên tắc quản lí tài sản công – Giải pháp cân bằng


Giả sử rằng, nếu trưng cầu dân ý, và có 50% người dân đồng ý duy trì lăng và 50% không muốn tiếp tục duy trì lăng vì tốn kém và còn mất đi một phần lợi tức 56/người /năm (Bạn có thể ước lượng khác đi ví dụ : 40% – 60% hoặc 70%-30, vẫn không làm thay đổi logic). Như vậy có thể nào vì 50% chấp nhận duy trì lăng mà buộc 50% không chấp nhận phải duy trì ko? hay là vì 50% không chấp nhận mà hủy bỏ Lăng bất chấp nguyện vọng của 50% chấp nhận duy trì lăng không ?. Giải pháp nào là tối ưu nhất trong tình huống này để không ai bị thiệt ? May mắn thay, những phát triển mới nhất của kinh tế học công cộng áp dụng nguyên tắc :User – Payer (Ai sử dụng thì người đó trả tiền) giúp ta giải quyết như sau :
Nhóm dân muốn duy trì lăng , nếu áp đặt nguyện vọng của họ lên nhóm không muốn, hoá ra là họ đã tước đoạt mất phần lợi tức 56usd của nhóm không muốn. Đó là điều bất công theo đúng luật công bằng vì không có lí do gì phần đất đai họ có phần sở hữu lại bị tước đoạt bởi những người đồng sở hữu. Với nhóm này, chọn lựa 56usd sẽ cho họ một mức độ thỏa dụng (utility) cao hơn là dùng số tiền này để duy trì lăng. Nhưng nếu dẹp bỏ lăng thì hóa ra lại loại bỏ nguyện vọng của một nửa dân số muốn duy trì lăng. Tức là với nhóm người này, mức thỏa dụng mà Lăng bác mang lại cho họ cao hơn là mức thỏa dụng do 56usd mang lại.

Giải pháp cân bằng : Nhóm duy trì lăng trả phần lợi tức thuê đất cho nhóm không muốn duy trì lăng số tiền tương ứng là 56usd*2.250.000=126.000.000usd/ năm ngoài ra, nhóm này cũng chịu phần chi phí từ phát sinh do bảo trì lăng, ướp xác cụ Hồ, chí phí nhân viên.v.v. Và như thế nhóm giữ lăng vẫn giữ được Lăng, nhóm không muốn giữ lăng sẽ có 56usd tiền lợi tức từ phần quyền sở hữu công về khu đất xây lăng và điều này được gọi là cân bằng tối ưu. Điều khác biệt đó là nhóm giữ lăng không muốn trả 56usd cho nhóm ko muốn duy trì lăng mà muốn sử dụng mảnh đất công này một cách miễn phí. Nói khác đi họ là « kẻ đi xe không trả tiền » (Free Rider) trong kinh tế học công cộng.
Dĩ nhiên là nhóm không muốn duy trì lăng không có lí do gì để được thăm Lăng miễn phí vì họ không cùng gánh chịu với nhóm kia và họ cũng đã nhận 56usd. Vậy, mỗi lần nhóm này muốn vào thăm Lăng thì có thể buộc họ phải trả vé vào cửa như một chi phí cho việc hưởng lợi tức từ một tài sản công mà họ không tham gia hình thành nó.

4. Sự lựa chọn hợp lí của con người kinh tế.

Bạn chọn lựa duy trì lăng hay không ? : Có 3 trường hợp. Để phân tích đơn giản, giả sử giá vé vào lăng là 56us/lượt
  1. Bạn có nhu cầu thăm 1lượt /5 năm : Bạn sẽ chọn không duy trì lăng để nhận được (56usd*5)-56usd= 224usd lợi tức còn lại sau khi trả tiền vé
  2. Bạn có nhu cầu thăm 1lượt/năm : Bạn xem xem việc duy trì lăng hay không là như nhau vì : 56usd lợi tức nhận được hàng năm – 56usd tiền vé hàng năm =0.
  3. Bạn có nhu cầu thăm lăng 2 lượt /năm hoặc hơn nữa : Bạn sẽ chọn nhóm duy trì lăng vì 56usd lợi tức hàng năm – 56usd*2 lượt = -56usd. Nên tốt hơn là bạn duy trì lăng để được vào thăm miễn phí