THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 June 2013

Các lãnh đạo Việt Nam sống sót sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng một số các nhà lãnh đạo hàng đầu khác đã sống sót sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiến do Quốc hội tiến hành, nhưng vị trí của ông Dũng đã suy yếu sau khi gần một phần ba các đại biểu đã bỏ phiếu chống lại ông giữa lúc nền kinh tế nước Cộng sản này đang vật lộn với đà tăng trưởng chậm.
Các đại biểu Quốc hội ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ hôm thứ Hai ngày 10 tháng Sáu, 2013.
Ông Dũng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Vũ Luận là một trong những số các quan chức đã dành được phiếu tín nhiệm tương đối thập trong một cuộc bỏ phiếu hàng năm được thiết kế để triển lãm tinh thần trách nhiệm công cộng. Theo một tuyên bố của chính phủ hôm thứ Ba, 32% đại biểu Quốc hội đã ỏ phiếu “tín nhiệm thấp” đối với ông Dũng. Trong khi đó, 42% các đại biểu đã bỏ phiếu chống ông Bình và 36% chống ông Luân.
“Những lãnh đạo có số phiếu bất tín nhiệm cao nhất cần phải làm việc chăm chỉ hưn để hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh kinh tế xã hội, quốc phòng và ngoại giao khó khăn”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết sau khi kết quả được công bố.
Những lá phiếu bí mật này được xem như một tiêu chuẩn đánh giá về tính hiệu quả dành cho các nhà lãnh đạo Việt Nam và có thể xác định xem họ tcó thể iếp tục đảm trách các chức vụ này hay không. Lãnh đạo nào có số phiếu ‘tín nhiệm thấp’ cao nhất trong một phần ba Quốc hội trong một năm sẽ được yêu cầu bãi nhiệm hoặc phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm lần thứ hai. Họ sẽ bị buộc từ chức nếu bị số đông không tín nhiệm. Những ai không được một nửa các đại biểu Quốc hội ủng hộ trong hai năm liên tiếp cũng có thể phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tiếp theo, dẫn đến buộc họ phải từ chức.
Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn kinh tế của chính phủ, nói rằng kết quả tổng thể không đến tổi tồi tệ đối với chính phủ. “Không ai thất bại trong cuộc bỏ phiếu có thể là một kết quả tốt đối với ₫ các lãnh đạo’,’ ông nói.
Ông Dũng và các lãnh đạo khác đã không đưa ra lời bình luận gì về kết quả của cuộc bỏ phiếu. Thủ tướng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi vào cuối năm ngoái vì các chính sách quản lý yếu kém đối với nền kinh tế nước này. Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này đã được diễn ra như một cách để cảnh báo các lãnh đạo và nhằm đối phó với nhiều mối bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng, trong đó bao gồm nhiều vấn đề khác cũng như các án tù dành cho các blogger quan trọng và các nhà bất đồng chính kiến.
Nền kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng ở mức 5,03% hồi năm ngoái, chậm nhất trong vòng 13 năm qua trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu và nội địa suy yếu. Các lý do khác bao gồm bong bóng bất động sản ta vỡ dẫn đến việc các khoản nợ xấu gia tăng trong hệ thống ngân hàng, và việc này đã trở nên tồi tệ hơn do các cáo buộc tham nhũng cũng như quản lý yếu kém.
Chỉ số mới nhất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết hồi đầu năm nay rằng tỷ lệ nợ xấu hiện đang ở mức khoảng 7,8% vào cuối năm 2012. Các con số này vẫn thấp hơn 8,82% vào cuối tháng Chín như Thống đốc Bình đã tuyên bố hồi năm ngoái, nhưng các kinh tế gia cho biết sự suy giảm này chỉ đơn thuần là vì các ngân hàng đã đặt một khoản tiền sang một bên khi đưa ra chính sách quy định về các khoản nợ xấu.
Tháng trước, chính phủ cho biết đã thành lập một công ty quản lý tài sản và sẽ bắt đầu hoạt động vào quý này nhằm đối phó với các khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Chính phủ cho biết công ty này sẽ phát hành trái phiếu để tài trợ cho việc mua nợ lại các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, cho đến nay thì vẫn chưa có chi tiết nào được công bố thêm.
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC