THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

30 September 2013

CHAO ÔI ! NHỤC NHÃ QUÁ ! LẠI MỘT QUẢ LỪA TẦM CỠ QUỐC TẾ NỮA

http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/09/chao-oi-nhuc-nha-qua-lai-mot-qua-lua.html

“Nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, các nhà nghiên cứu và các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã bị Đại học Kỷ lục Thế giới lừa?
T.K.L

Mấy ngày qua, báo chí trong nước đưa tin sự kiện trường Đại học Kỷ lục Thế giới trao tặng “bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” cho cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận, tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Nghe tên trường “Đại học Kỷ lục Thế giới” hơi lạ, nên mình quyết tìm hiểu xem trường này ở đâu và các hoạt động của nó như thế nào. Search tìm trên mạng khá lâu, nhưng không thấy có bài báo bằng tiếng Anh nào ở nước ngoài nói về trường này, chỉ có vài bài nói về trường này đều có nguồn gốc từ các trang web ở Việt Nam. 
Mình đã tìm được website của trường tại đây: http://worldrecordsuniversity.co.uk/
Vào website trường thì thấy có link của 75 nước, từ Âu sang Á, từ Đông sang Tây, nhưng bấm vào tất cả các link đó, đều dẫn tới một trang duy nhất là “about us”, tức là thông tin của trường. Đọc nội dung trang này thì thấy thông tin rất mơ hồ, không phải trường đại học gì cả. Thông tin trong trang này ghi “trường Đại học Kỷ lục Thế giới là một trường đại học tự quản, được thành lập bởi sự kết nối giữa các cuốn sách kỷ lục khắp thế giới”. Và những cuốn sách kỷ lục mà họ đã kết nối gồm tên của 6 nhóm sách kỷ lục, trong đó có Việt Nam: Asia Book of Records, Vietnam Book of Records, Indo-China Book of Records, India Book of Records, Nepal Book of Records and International Council of Holistic Health.

Wesite này còn cho biết, đây là trường đại học duy nhất trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho những người giữ kỷ lục của cộng đồng. Bất cứ người nào đang giữ sách được cho là kỷ lục cũng có thể làm hồ sơ nộp cho họ, kèm theo lệ phí $1.000 để họ xem xét, nếu đủ điều kiện thì sẽ trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho người giữ sách đó. Người nào được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự, có thể sử dụng cụm từ “tiến sĩ” trước cái tên của mình vì đã được trường này công nhận.

Ngoài ra, website này còn quảng cáo chương trình đào tạo tiến sĩ Khoa học Tự nhiên và Tiến sĩ Y khoa, qua chương trình đào tạo từ xa. Các ứng viên theo học sẽ có bằng tiến sĩ cho một khóa học qua mạng kéo dài… 6 tháng. Những người có thể tham gia học chương trình tiến sĩ là những người đã tốt nghiệp bất kỳ khóa học nào (Eligibility: Graduation degree in any stream), không cần phải có cử nhân hay hay thạc sĩ gì cả: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/phd-in-nature-science-and-medicine/

Thấy chuyện có được danh hiệu tiến sĩ và bằng tiến sĩ quá dễ dàng, nên mình nghi ngờ và cố tìm kiếm thêm thông tin của trường này. Vào trang “liên lạc” ghi trên website của trường thì thấy có ghi 2 địa chỉ: ở Anh và Mỹ. Địa chỉ ở Mỹ là: 3050 Fite Cir, Suite 211, Rancho Cordova, California, 95827: http://worldrecordsuniversity.co.uk/intl/contact-us/

Nhưng kiểm tra lại thì thấy địa chỉ này là “địa chỉ ma” vì ở Mỹ không có địa chỉ nào như thế trong TP Rancho Cordova. Ở TP Rancho Cordova không có mã bưu điện (zip code) 95827. TP Rancho Cordova chỉ có 3 mã bưu điện là: 95670, 95741, 95742.

Tìm thêm thì thấy mã 95827 nằm trong TP Sacramento, thủ phủ bang California. Nghĩ rằng website của trường ghi lộn tên thành phố, nên mình thử tìm địa chỉ này ở TP Sacramento: 3050 Fite Circle Suite 211 Sacramento, CA 95827, thì thấy đây là văn phòng của công ty địa ốc 5th Avenue Real Estate Services, không phải của trường ĐH Kỷ lục Thế giới: http://hoamanagement.com/association-management-company/5th-avenue-real-estate-services/

Có quá nhiều dữ kiện để mình nghi ngờ rằng trường Đại học Kỷ lục Thế giới là một “trường đại học lừa”. Nếu đúng như vậy, cuốn sách Thi vân Yên Tử của “nhà thơ thần” Hoàng Quang Thuận đã được trao “bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục” hôm 22/9 chỉ là bằng ảo và các cựu lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam đã đến dự buổi lễ hôm đó như ông Trương Quang Được, cựu Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Phạm Gia Khiêm, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị Trung ương đã đến dự buổi lễ tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, đều bị trường ĐH Kỷ lục Quốc tế lừa.

Nếu trường Đại học Kỷ lục Thế giới là “trường đại học lừa”, thì những người đã từng được trường này trao bằng tiến sĩ danh dự hôm 21/9 tại Khách sạn Rex, Sài Gòn, đã nhận được những bằng ảo: nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần, võ sư Phạm Đình Phong, nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn, nhà sáng chế Hoàng Đức Thảo, nhà nhiếp ảnh Võ Văn Tường, đạo diễn NSƯT Nguyễn Văn Lượng.

PS: Mình đang liên lạc với trường ĐH Cornell ở Mỹ để hỏi thêm thông tin về trường ĐH Kỷ lục Thế giới, vì thấy có một chỗ trong website của ĐHKLTG nhắc tới trường ĐH Cornell. Do bây giờ là cuối tuần nên trường Cornell đã đóng cửa, khi nào có thêm thông tin, sẽ cho bà con biết.

---------
Mời xem thêm:
Trao tặng bằng tôn vinh giá trị nội dung kỉ lục thế giới của "Thi Vân Yên Tử" cho thiền viện Trúc lâm Yên Tử: http://www.cand.com.vn/vi-VN/toiphama-z/2013/3/209884.cand

Thơ thiền núi thiêng Yên Tử lay động ĐH Kỷ lục Thế giới: http://www.gdtd.vn/channel/2776/201309/tho-thien-nui-thieng-yen-tu-lay-dong-dh-ky-luc-the-gioi-1973025/

6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự: http://vtc.vn/538-443508/giao-duc/6-ky-luc-gia-viet-nhan-bang-tien-si-danh-du.htm

Trao 11 bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Kỷ lục gia thế giới: http://petrotimes.vn/news/vn/xa-hoi/trao-11-bang-tien-si-danh-du-cua-dai-hoc-ky-luc-gia-the-gioi.html

Xem thêm bài trên báo SaigonTimes “Đại học Kỷ lục Thế giới vinh danh 6 tiến sĩ trong nước” – World Records University honors six local doctors: http://english.thesaigontimes.vn/Home/travel/aroundcountry/31137/World-Records-University-honors-six-local-doctors.html
Nguồn: Tin Không lề
Ông Thomas Bains, Hiệu trưởng Trường Đại học kỉ lục thế giới, GS.TS Hoàng Quang Thuận, Trung tướng - Nhà văn Hữu Ước tại buổi lễ.

Thượng tọa
Thượng tọa Thích Tuệ Phúc nhận Bằng tôn vinh giá trị nội dung kỷ lục  do ông Thomas Bains trao tặng
6 kỷ lục gia Việt nhận bằng tiến sĩ danh dự
Ông Thomas Bains - Hiệu trưởng Đại học Kỷ lục Thế giới đã trao bằng Tiến sĩ danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam và kỷ lục gia Ấn Độ.
Ông Thomas Bains trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Việt Nam (Ảnh: T.Thanh)
Ông Thomas Bains trao bằng TS danh dự cho các kỷ lục gia Ấn Độ (Ảnh: T.Thanh)
Họa sĩ Trương Hán Minh tặng ông Thomas Bains bức tranh thủy mặc (Ảnh: T.Thanh)
Xem thêm bài viết về "Nhà thơ thần" Hoàng Quang Thuận tại đây: 
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/moi-au-tuan-thoi-um-ca-van-len-roi.html


Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy?


Tại sao sv Nguyễn Phương Uyên bị bắt tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy?
Đăng bởi lúc 1:01 Chiều 30/09/13

VRNs (30.09.2013) – Sài Gòn – Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Tại đồn công an Dại Áng gì đó, mắt con mờ không thấy rõ, ông công an nói, ‘để tôi giới thiệu người này với cô cho cô biết’. Ông kia liền nói ‘thôi thôi khỏi”.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa cho VRNs biết thêm chi tiết mới này trong vụ công an côn đồ Hà Nội đã xông vào nhà blogger Nguyễn Tường Thụy bắt hai mẹ con nữ sinh này, hôm 25.09.2013.
Với chi tiết mới này, câu hỏi tại sao sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên lại bị bắt tại nhà bố nuôi, bị đánh tại sân bay quốc tế của thủ đô nước CHXHCNVN đã có đáp án.

Sẵn sàng dung biện pháp khủng bố để đạt mục tiêu giao tiếp thong thường
Lúc 18 giờ 30, ngày 25.09, có gần 20 công an mặc thường phục và sắc phục đang đập phá cửa và đòi vào nhà Blogger Nguyễn Tường Thụy, tại số 11, Nhà máy phân lân Văn Điển, Hà Nội để kiểm tra hành chánh, nhưng Blogger Nguyễn Tường Thụy không đồng ý. Lúc ấy trong nhà blogger Tường Thụy có mẹ con bà Dương Thị Tân, bà Nguyễn Thị Nhung, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, con bà Nhung, doanh nhân Lê Quốc Quyết, anh Thi bạn anh Quyết và  anh Phạm Bá Hải.
Bà Nhung và sinh viên Phương Uyên ở trên tầng 2 tòa nhà. Blogger Nguyễn Tường Thụy kể: “Chị Nhung và bé Uyên bị chúng xông lên tầng 2 nhà tôi bắt đi”. Bà Dương Thị Tân, anh Lê Quốc Quyết và những người khác phản ứng, tức khắc bị đánh tới tấp.
Bà Nhung cho VRNs biết: “Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tôi hoàn toàn không biết nó ở đâu”.
Ở đây, sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giới thiệu để nói chuyện với một quan chức cấp cao của Bộ giáo dục.
Chúng tôi đã hỏi thật nhiều với bà Nhung và sinh viên Phương Uyên, nhưng không có nguyên do nào khác, ngoài việc muốn có cuộc giao tiếp thông thường giữa nữ sinh Phương Uyên và vị cán bộ lãnh đạo cao cấp này của ngành giáo dục.
Như vậy, toàn bộ sự căng thẳng, gây ra đổ máu và rối loạn trật tự xã hội ở một khu vực dân cứ là do cuộc gặp này. Cuộc gặp giữa người thầy và sinh viên tại sao lại phải dung đến công an? Tại sao công an lại đi khủng bố một gia đình và một nữ sinh để mong làm đẹp lòng cán bộ cao cấp ngành giáo dục? Bộ luật công an nhân dân có giao chức năng đó cho ngành công an không? Ông Ủy viên bộ chính trị, Bộ trưởng công an phải chăng là người trực tiếp chỉ đạo vụ khủng bố này?
Giáo dục Việt Nam đang chuẩn bị làm điều ông bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận nói: “Tôi coi đổi mới giáo dục lần này là trận đánh lớn” đi về hướng đào tạo khủng bố chuyên nghiệp hay sao, mà cán bộ cấp cao ngành giáo dục phải thị phạm việc đó cho mọi người trong ngành giáo dục noi theo vậy?

Cuộc giao tiếp chiếu lệ
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Ông đó hỏi con, đã làm gì rồi. Con nói đã nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trường đại học Công nghiệp thực phẩm rồi, nhưng hai tuần nay không có hồi âm gì cả”.
Ông cán bộ cao cấp của ngành giáo dục cũng chẳng nói gì rõ ràng. Sau đó nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con bà Nhung ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác.
Bà Nhung kể, họ đưa hai mẹ con đến sân bay Nội Bài và tống lên máy bay. Bà Nhung cũng cho biết, tư trang của bà bị công an cướp (không lập biên bản gì cả). Bà Nhung và Phương Uyên bị ép lên máy bay trong lúc người không có tư trang, không có tiền bạc, chưa kịp ăn tối. Họ bảo hai mẹ con tự về Sài Gòn rồi về Bình Thuận. Bà Nhung nói với họ: “Chúng tôi không thể về như vậy được”. Lúc đó có điện thoại của những người thân bên ngoài gọi vào. Bà Nhung và Phương Uyên quyết định không rời Hà Nội trong tình trạng bị công an ăn cướp như vậy.
Tức khắc công an mặc sắc phục, an ninh thường phục xông vào đánh hai mẹ con. Phương Uyên bị đánh rất nhiều (có người chụp được các hình Phương Uyên bị đánh, chúng tôi đang lien lạc để nhận hình. Khí có chúng tôi sẽ cập nhật ngay). Bà Nhung nói: “An ninh rất côn đồ và mất dạy”. Bà cũng cho biết các nhân viên của sân bay thì chỉ làm cầm chừng theo lệnh công an, nhưng rất đúng mực, chỉ có công an là côn đồ, đánh người không thương tiếc.



Ngồi nói chuyện với cha Pascal, mà Phương Uyên cứ ôm bụng mãi, vì đau – ảnh Anthony Lê

Sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói: “Họ đánh làm sao, thấy vết bần cũng ít, mà cả người đau lắm. Về nhà được mẹ chăm sóc lên 2 kg, bây giờ chắc xuống lại”. Cô cho biết, “ống xương chân bên trái rất đau, có cảm giác như gãy vậy, đau từ bên trong”.
Tối Chúa nhật, 29.09, một người thân của gia đình đã phải đưa mật gấu cho Phương Uyên uống để tan máu bầm và hạn chế tối đa nguy hiểm của nội thương, và uống thuốc giảm đau thì mới ngủ được.
Một cuộc gặp xã giao thong thường hay làm việc của người có trách nhiệm cao của ngành giao dục lại được diễn ra cách tồi tệ, và lại để lại nghiêm trọng cho sức khỏe một thiếu nữ như vậy.
Thụy Minh, VRNs

Núi Khấu Mai (Khấu Mai Sơn, Khấu Mai Ðỉnh hay Khấu Mai Lĩnh), tấm số 27

 http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/09/nui-khau-mai-khau-mai-son-khau-mai-inh.html

Theo dõi quá trình cắm mốc biên giới, người viết ghi nhận rằng cột mốc có tầm quan trọng hàng đầu đối với quân đội Pháp (sau năm 1892, vấn đề cắm mốc do quân đội phụ trách), là cột mốc cắm tại núi Khấu Mai (Pháp viết là Cao-May hay Khao-moué). Núi này ở phía nam Thủy Khẩu, biên giới giữa Long Châu thuộc TQ và Cao Bằng thuộc VN. Đây là ngọn núi có tầm chiến lược quan trọng (vào thời đó), vì nó kiểm soát con đường dọc biên giới, có nguồn nước, có thể đặt công sự để kiểm soát toàn vùng Long Châu.

Đỉnh ngọn núi này thuộc về VN do việc người Pháp trao đổi toàn bộ tổng Đèo Lương (Đèo Luông) cho Trung Quốc, cộng thêm điều kiện không được đặt công sự quá 25 người trên núi.


Khu vực này được giải quyết năm 1893. Có đến 3 cột mốc được cắm chung quanh núi Khấu Mai : Cột số 14 cắm dưới chân núi, phía đông. Cột 15 cắm trên sườn núi, phía đông. Cột 16 cắm dưới chân núi, phía tây-bắc. Như thế phía Trung Quốc được hưởng một góc nhỏ của trái núi này, theo như bản đồ dưới đây.


Tuy vậy, phía TQ không hài lòng vì tất cả các cuộc chuyển quân của họ đóng tại Long Châu và vùng chung quanh đều lọt vào mắt của công sự Pháp đặt trên núi. Vì vậy họ tìm cách dời cột mốc lên cao hơn.


Do việc lấn đất này, năm 1936, nhà cầm quyền Pháp đã phải làm áp lực với phía TQ để cắm mốc lại.

Ngoài việc đem các cột mốc về vị trí cũ, cột mốc số 14 bis được cắm thêm, theo biên bản ngày 2-3-1936. Theo đó cột 14 bis cách cột 14 là 580m về phía tây-nam, theo hướng đông đông-nam so với cột 15.


Nhưng vấn đề cột mốc số 14 cắm ở sườn núi Khấu Mai vẫn chưa chấm dứt. Theo tin từ các tài liệu của nhóm Lê Đức Anh tố cáo Lê Khả Phiêu bán đất nhượng biển cho TQ. Ta thấy Giang Trạch Dân yêu cầu đưa mốc số 14 lên đỉnh núi, với lý do ngày trước công nhân không đưa cột mốc lên đến đỉnh mà bỏ lại ở sườn núi.


Trong hồ sơ cắm mốc 1887-1897, cột mốc cắm trên sườn núi tại Khấu Mai là trường hợp duy nhất. Tất cả các cột mốc khác đều được cắm trên đỉnh núi.


Điều cũng cần ghi nhận, nếu Pháp nhượng núi này cho TQ, VN không bị mất tổng Đèo Lương (diện tích khoảng 300km²) mà sẽ không có vụ tranh chấp thác Bản Giốc. Vị trí tổng Đèo Lương, trên bản đồ, là phần lõm về phía đông-bắc Cao Bằng, bao gồm thác Bản Giốc với một đoạn dài sông Qui Xuân (Qui Thuận.)


So sánh hai mảnh bản đồ, một mảnh từ tấm 27 của bộ bản đồ theo HUBG 1999, một mảnh từ bản đồ biên giới do Sở Địa dư Đông dương ấn hành. Ta thấy cột mốc biên giới mới được cắm trên núi Khấu Mai. Tương tự với các cột mốc chung quanh.


Khau Mai 2
Hình trên : góc bản đồ SGI. Biên giới 1887 là đường đỏ, biên giới 1999 đường màu hồng.


Khau Mai
Hình trên : góc tấm bản đồ số 27. Biên giới 1887 đường đỏ ; biên giới 1999 đường hồng.


Mất đất vùng này ước lượng vài cây số vuông. Con số thì nhỏ nhưng tầm quan trọng chiến lược cực kỳ lớn. Giang Trạch Dân, chủ tịch nước kiêm TBT đảng CSTQ, đích thân can thiệp cho mọi người thấy tầm quan trọng của ngọn núi này.

Khảo sát sơ lược bộ bản đồ biên giới Việt-Trung (từ cửa sông Bắc Luân đến Nam Quan)

http://nhantuantruong.blogspot.fr/2013/09/khao-sat-bo-ban-o-bien-gioi-viet-trung.html

Bản đồ sẽ nói lên nhiều thông tin hữu ích nếu người xem biết đọc nó. Việc so sánh bản đồ cũng vậy, nó cũng nói lên được nhiều điều. Nhưng kết quả còn tùy thuộc vào kiến thức và mục đích chính trị của người thực hiện.
Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung, nhiều người quan tâm đến tình hình đất nước mong mõi từ bấy lâu nay, tình cờ được tiết lộ qua một nguồn tin không chính thức. Một số chi tiết kỹ thuật quan sát được như sau :

Bộ bản đồ bao gồm 35 tấm, tấm số 1 vẽ khu vực biên giới Việt-Trung-Lào, với cột mốc số 1 cắm trên ngọn Khoan La San là giao điểm của ba đường biên giới. Tấm cuối cùng số 35 vẽ khu vực biên giới thuộc cửa sông Bắc Luân, mốc chót mang số 1378 cắm trên bãi Dậu Gót. Tức vẽ theo số thứ tự của cột mốc từ tây sang đông. Bộ bản đồ này được vẽ theo hệ thống tọa độ WGS 84 (World Geodetic System 1984), theo phép chiếu Gauss-Kruger, lấy kinh tuyến trung tâm 105° và múi chiếu 6°, có tỉ lệ 1/50.000. Trên mỗi bản đồ chia theo từng múi kinh tuyến và vĩ tuyến biên độ 1’. Kích thước một ô trên bản đồ, chiều ngang 1717m, dọc 1851m.

Như vậy bộ bản đồ này đúng theo tiêu chuẩn của quốc tế về đường biên giới. Tuy vậy, không biết do vô tình hay hữu ý, phẩm chất của các bản chụp rất tệ hại, các chi tiết trên bản đồ lem nhem, không rõ rệt. Thậm chí số các cột mốc còn không đọc được, các địa danh cũng vậy. Đọc và hiểu nó đã khó, so sánh nó với các bản đồ khác là cả một vấn đề !

Việc so sánh bản đồ là một vấn đề thuộc về kỹ thuật. Phép so sánh theo lối « chồng bản đồ” là việc thường thấy. Tuy nhiên việc so sánh này chỉ có thể đem lại kết quả chính xác nếu hai bản đồ có cùng tỉ lệ, cùng vẽ trên một hệ thống tọa độ, cùng một phép chiếu và cùng múi chiếu. Hiện nay, với các bộ bản đồ được số hóa, người ta có thể so sánh một cách dễ dàng hai bộ bản đồ, bằng phương pháp toán học để biết kết quả, với các nhu liệu thích hợp.

Bộ bản đồ biên giới Việt-Trung vừa công bố có hệ thống tọa độ đính kèm. Nếu muốn so sánh nó với một bộ bản đồ khác để xem kết quả được mất như thế nào, ta có hai phương pháp : 1/ so sánh với một tập hợp tọa độ của đường biên giới cho sẵn, 2/ so sánh với một bộ bản đồ làm chuẩn.

Theo tinh thần Hiệp ước Biên giới 1999, đường biên giới vẽ theo công ước Pháp-Thanh 1887-1895 được hai bên Việt-Trung công nhận có giá trị làm chuẩn. Đường biên giới này là đường biên giới đầu tiên của VN có tính « quốc tế », có giá trị công pháp quốc tế. Bộ bản đồ này được Sở Địa Dư Đông Dương ấn hành, gồm một bộ bản đồ 1/100.000 và một số tấm 1/50.000, vào các năm 1928 và các năm thuộc thập niên 40, 50. Công tác trắc địa cho bộ bản đồ này được thực hiện từ năm 1887 đến năm 1897, tức những năm phân định và phân giới, cắm mốc.

Kỹ thuật cắm mốc thời kỳ này còn thô sơ. Vị trí các cột mốc được mô tả theo vị trí tương đối của nó chứ không theo tọa độ như ngày nay. Một số thí dụ, cột mốc được cắm « trên đỉnh ngọn núi », « trên đỉnh đèo », « bên lề con đường, cách cổng biên giới xxx mét », « cắm trên đường từ A đến B », « tại giao điểm hai con đường từ A đến B và từ C đến D » v.v… Một số mốc đo theo cách thức « tam giác đạc », tức cột mốc cách điểm cố định A bao nhiêu mét (hay dưới một góc β) và B bao nhiêu mét…

Các bản đồ được vẽ thời kỳ này, nhiều tấm không để ý độ sai do độ cong của quả đất, do đó thiếu chính xác. Việc này chỉ được sửa chữa lại theo bộ bản đồ 1948. Dầu vậy, chưa có công tác nào, cho đến khi Pháp rút khỏi VN, bộ bản đồ biên giới này được hệ thống hóa theo hệ thống tọa độ.

Như thế, về kỹ thuật, người ta khó có thể so sánh theo lối chồng bản đồ, hay so sánh hệ thống tọa độ với tọa độ một bản đồ khác, thí dụ, bản đồ biên giới 1999.

Người ta chỉ có thể so sánh hai bộ bản đồ này với một kết quả tương đối chấp nhận được, là so sánh cùng lúc bản đồ và văn bản mô tả đường biên giới. Muốn chính xác hơn, phải ra thực địa để kiểm chứng lại.

Một vài kết quả sơ khởi của tác giả công bố sau đây, sau khi khảo sát các tấm bản đồ từ số 35 đến số 29, tức từ đông sang tây. Do hạn chế về thời gian và một số khó khăn về kỹ thuật, có thể tác giả còn sót ở một số điểm trên các tấm bản đồ này.

1/ Các bãi bồi ở cửa sông Bắc Luân : Khảo sát tấm bản đồ số 35.

Theo tài liệu phân định biên giới, khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định có độ dài khoảng 14 km, bắt đầu từ thượng lưu bãi Tục Lãm đến điểm đầu của đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Trong vùng này có các cồn đất là bãi Tục Lãm, bãi Tài Xẹt và bãi Dậu Gót. Các bãi đất này chỉ mới được đất phù sa sông Bắc Luân bồi đắp sau khi phân định biên giới (1885-1897). Các bãi này chưa được xác định chủ quyền.

Đường biên giới khu vực cửa sông Bắc Luân được xác định vào ngày 31-12-2008. Số phận của các bãi này được xác định như sau :

Bãi Tục Lãm : VN được ¾, Trung Quốc được 1/4 bãi Tục Lãm
Bãi Dậu Gót : VN được 1/3 và TQ được 2/3 bãi.
Bãi Tài Xẹc : hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.

bai tuc lam
Nguồn: báo chí trong nước.

Tuy nhiên, nếu xét lại các nguyên tắc phân chia các cồn, bãi bồi, cù lao… mới thành hình trên sông, hay trên biển của công ước 1887, ta thấy các bãi này thuộc về Việt Nam.

Thật vậy, nội dung công ước qui định, đường biên giới trên sông luôn là dòng chảy chính tàu bè qua lại, hoặc là dòng chảy sâu nhất. Nếu mưa lũ làm đổi dòng, thì cứ theo nguyên tắc này mà áp dụng. Các cồn, bãi… trên sông, ở về phía bên nào thì thuộc về bên đó. Các cù lao trên biển, thì đường kinh tuyến đi qua điểm cực đông đảo Trà Cổ làm tiêu chuẩn. Các cù lao, đảo ở phía đông đường này thuộc Trung Quốc, phía tây thuộc VN.

Cả hai trường hợp, các bãi bồi nói trên, qui định trên sông hay thuộc về biển, chúng cũng thuộc về VN.

Nhìn bản đồ vệ tinh ta thấy đường nước sâu nhất là đường nước màu xanh đậm, là đường tàu bè qua lại, tức là đường biên giới. Các bãi Tục Lãm, Tài Xẹc và bãi Dậu Gót đều ở phía hữu ngạn của dòng chảy sâu nhất (là đường biên giới), tức ở về phía VN. Các bãi này cũng nằm về phía tây đường kinh tuyến đi qua đông điểm đảo Trà Cổ.

2/ Khu vực Trình Tường (văn bản phân giới 1887 gọi là Trịnh Tường) :

Quan sát bản đồ VN vừa công bố, tấm số 32.

Làng Trình Tường không còn tên trên bản đồ. Hình dưới đây là một góc của tấm bản đồ số 32. Đường đỏ là đường biên giới cũ (1887). Đường hồng là đường biên giới mới (1999).

Trình tường 2
Quan sát mảnh bản đồ dưới đây, cắt ra từ bản đồ phân giới của Pháp-Thanh :

Trình tường
Đường biên giới cũ là đường đỏ (1887), biên giới mới là đường hồng (1999).

So sánh hai bản đồ, khu vực đất gạch chéo là đất của VN mất cho Trung Quốc.

Phần văn từ pháp lý : Biên bản phân giới ngày 11-3-1893, đoạn 3, biên giới khu vực liên quan được mô tả :

Đường trung tuyến của sông Đông Mô 洞謨 (Toung Mou), tức sông Tiên Yên, là đường biên giới cho tới phía bắc làng Đông Mô.

Những làng Bồ Nam 蒲楠 (Bou Nam), Khôn Văn 坤文 (Kw’an Ouen), Động Trung 峝中 (Toung Tchoung) thuộc về Trung Hoa ; những làng Na Bô 那簿 (Na Pou), Dinh Kiều 營叫 (Yng Kiao), Bản Sầm 本岑 (Penn Chin), Đông Phê 洞批 (Toung Pi) và Đông Mô 洞謨 (Toung Mou) thuộc về Việt Nam.

Đường biên giới sau đó là sông Na Sa 那沙 (Na-Cha), phụ lưu hữu ngạn sông Tiên Yên, chảy qua phía Đông làng Na Sa và phía Tây làng Đông Xã 洞舍 (Toung-Sié).

Na Sa thuộc về Việt Nam và Đông Xã thuộc về Trung Hoa.

Đường biên giới, cũng là phụ lưu nói trên, sau đó đi đến giao điểm của sông này với con suối mà nguồn của nó cách Trịnh Tường 呈祥 (Tcheng Siang) 500 m ; đường biên giới theo dòng suối này từ giao điểm này cho tới nguồn của nó. Tại đây đường biên giới theo đường thẳng cho tới Bắc Cương Ải 北崗, đi ngang qua các đỉnh 675, 812 và 746 về phía Tây Bắc Trịnh Tường.

Làng Trịnh Tường thuộc về Việt Nam ; các làng Vệ Tàm 衞慙 ( Shu-Tan) và Kiểu Tào 矯曹(Kiao Tsao) thì thuộc về Trung Hoa.

Kết luận :

Toàn bộ khu vực giữa hai nhánh sông (sông Na Sa và suối Trịnh Tường), cũng như làng Trịnh Tường thuộc về Việt Nam nay đã thuộc về Trung Quốc. Ngả ba sông, cột mốc 32 cũ vẫn còn đúng vị trí, tương ứng mốc mới 1312. Từ ngả ba sông này, đường biên giới lý ra phải theo nhánh đông-bắc, nay theo nhánh tây-bắc.

Diện tích đất bị mất khoảng 1’ vuông trên bản đồ. Tạm xem là ô vuông, diện tích bị mất là khoảng 3km².

Điều đáng ghi nhận, đây là lần đầu tiên VN mất trọn một làng cùng với dân số trong làng. Trong dịp phân định, phân giới và cắm mốc biên giới 1887-1897, một số làng thuộc VN cũng bị mất cho TQ với trường hợp tương tự. Do căm thù người Pháp, một số dân làng ở khu vực Hoành Mô (Hải Ninh) không nhìn nhận mình là VN (thực ra là dân Nùng, có cùng nguồn gốc với người Choang bên TQ), do đó những vùng đất này thuộc TQ. Điều này cho thấy, với lối đối xử bạo ngược, mất lòng dân của người cầm quyền, trong khi phía láng giềng giàu mạnh hơn, ưu ái hơn, những người này sẵn sàng bỏ quốc tịch VN để nhập tịch TQ. Đây cũng là một đe dọa, không chỉ vùng biên giới phía bắc, mà còn vùng biên giới tây nam, vùng cao nguyên v.v… nếu lãnh đạo VN vẫn lấy sức mạnh là đường lối cai trị, không có các chính sách hòa giải và khoan dung, việc tương tự như mất đất Trình Tường sẽ còn xảy ra.

3/ Khu vực Chi Ma - Ải điếm Ải khẩu : Tấm 29 và 30.

Đường biên giới 1887 đi qua trước mặt cửa ải Chi Ma, đi theo sống núi và các đỉnh cao, để lại cho VN toàn bộ khu vực núi Công Mẫu Sơn (Mẫu Sơn).

Đường biên giới 1999 đi lên rặng Mẫu Sơn, sườn phía bắc, theo hình sau đây.

Chi Ma
Tấm 30.

Mau Son
Tấm 29.

Mau son 2
Bản đồ cắm mốc 1892.

Đường biên giới 1887 màu đỏ. Đường biên giới 1999 màu hồng.

Các cột mốc, theo công ước 1887, cắm trên khu vực này gồm các cột 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47.

Tại cửa ải Chí Mã (hiện nay gọi là Chi Ma thì phải) đường biên giới đi trước của ải. Kế cận là mốc cắm trên con đường từ Phai San đến Chí Mã, cách Chi Ma 1200m.

Tại các cửa ải Na Chi (Na Chi ngoại sách) hay Ải Điếm Ải Khẩu (nay gọi là Ái Diễm thì phải), đường biên giới cũng đi qua trước của ải.

Sau đó đường biên giới đi qua các đỉnh núi và đường sống núi (Lộc Vinh Sơn, Công Mẫu Sơn, Đạo Nê Sơn, Bộ Môn Sơn, Lễ Do Sơn, Thạch Bi Sơn, Ngạc Hầu sơn…..).

VN mất đất khu vực này khoảng vài cây số vuông.

4/ Khu vực Bảo Lâm, tấm 29 : Tương ứng vùng bao gồm các cột mốc 23, 24, 25, 26, 27 trên bản đồ công ước 1887.

Khu vực này có ba nhánh sông, phụ lưu của sông Tả Giang. Trên bản đồ, các nhánh sông này vẽ màu xanh lá cây.

Đường biên giới, theo bản đồ phân giới 1887, và theo mô tả các văn bản phân giới, là đường sống núi, nối các đỉnh núi. Biểu diễn trên bản đồ là đường đỏ. Đường này ở khoảng giữa hai nhánh sông 1 và 2.

Xét trên bản đồ 1999, đường biên giới mới (vẽ màu hồng) đã dời xuống khá xa về phía nam, đi ở khoảng giữa nhánh sông 2 và 3.

Như vậy, VN bị mất một vùng đất khá rộng, gồm cả nhánh sông thứ 2, bề dày khoảng 2km, chiều dài khoảng trên 10km. Diện tích mất khá quan trọng (vài chục km²).

Việc mất đất này theo đúng như tố cáo của Bị vong lục thuộc bộ Ngoại giao VN trước đây. Nhưng mức độ mất đất nhiều hơn dự tính (khoảng 4km²).

Bao Lam
Bao Lam 2
5/ Khu vực Nam Quan, tấm 29.

Đường biên giới khu vực này đi qua cột mốc số số 16 tên Lộng Diêu Ngoại sách (tức Lũng Nghiêu), cột 17 tên Khiêu giá sơn, tức núi đá phía tay bắc Đồng Đăng. Cột 18, cách cổng Nam Quan 100m về phía nam. Cột mốc 19 cắm trên đỉnh núi. Cột số 20 cắm tại địa điểm tên « Po Sie » ( !), Phổ Ta Lĩnh 溥些嶺, tức cũng trên đỉnh núi.

Như thế, đường biên giới khu vực này, cắm theo công ước 1887, và bản đồ dưới đây, là khá rõ rệt.

nam quan 2
Mảnh bản đồ tấm 29 :

nam quan
Trên hai bản đồ, đường đỏ là đường biên giới theo công ước 1887, đường hồng theo hiệp ước 1999.

VN mất đất khu vực này khoảng vài cây số vuông.

Chiến lược quốc tế hóa nhân dân tệ của Trung Quốc!...

VNEXPRESS - 29/9/2013 .  Trong gần 10 năm, Trung Quốc đã thành lập bốn trung tâm giao dịch nhân dân tệ trên thế giới, nhằm biến đồng tiền này thành tài sản dự trữ toàn cầu, góp phần tạo ảnh hưởng tài chính.
Đầu tháng 9, khảo sát của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) cho thấy, nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc hiện là một trong 10 đồng tiền được giao dịch mạnh nhất thế giới. Kết luận này được đưa ra ngay sau khi Trung Quốc công bố dự thảo kế hoạch cho phép NDT được chuyển đổi hoàn toàn trong Khu vực thương mại tự do Thượng Hải (FTZ).
Cả hai sự kiện được liên kết một cách phức tạp và có liên quan đến các kế hoạch sâu xa hơn của Chính phủ Trung Quốc, vừa nhằm quốc tế hóa NDT, vừa củng cố ảnh hưởng và vị thế của đồng tiền này trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này cho thấy quá trình hội nhập toàn cầu của Trung Quốc không chỉ giới hạn về thương mại mà còn đang nhanh chóng lan sang lĩnh vực tài chính, The Diplomat nhận xét.
Việc thành lập khu FTZ Thượng Hải được kỳ vọng giúp thành phố này trở thành một trung tâm tài chính quốc tế chính thức trước năm 2020. FTZ được chính thức phê duyệt thành lập vào tháng Tám năm nay, nhưng dự thảo kế hoạch hướng tới tự do chuyển đổi hoàn toàn đồng NDT tại đây chỉ mới được tiết lộ. Kế hoạch này được ưu tiên hàng đầu so với tự do hóa thương mại, lãi suất hay thành lập các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tại FTZ Thượng Hải.
yuan-4696-1380391522.jpg
Trung Quốc muốn biến NDT thành đồng tiền dự trữ quốc tế. Ảnh: Huffington Post.
Điều quan trọng là thành công của việc cho phép NDT chuyển đổi trong FTZ Thượng Hải sẽ cho phép chính phủ Trung Quốc dần tự do hóa NDT ở cấp quốc gia. Điều này phù hợp với kế hoạch biến NDT trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, còn Thượng Hải có khả năng trở thành trung tâm giao dịch NDT lớn. Tuy nhiên, kế hoạch tự do hóa kiểm soát tiền tệ trong FTZ Thượng Hải chỉ là một phần chiến lược tổng thể về đồng NDT.
Đầu năm 2004, Trung Quốc đã tận dụng cơ hội biến Hong Kong thành một trung tâm của NDT ở nước ngoài khi chỉ định Bank of China Hong Kong làm ngân hàng được thanh toán đồng tiền này. Năm 2009, London là cái tên tiếp theo. Đến giữa năm 2012, cả Hong Kong và London đã trở thành hai trung tâm NDT ở nước ngoài cho một loạt tổ chức và doanh nghiệp. Năm 2013, Singapore trở thành trung tâm tiếp theo khi Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) được chỉ định thanh toán bằng đồng NDT tại đây. Các kế hoạch nhằm tự do hóa việc kiểm soát đồng NDT trong FTZ cho thấy Thượng Hải sẽ là thành phố thứ tư hỗ trợ quá trình quốc tế hóa đồng NDT.
Thông qua thành lập ba trung tâm ở nước ngoài và một tại Thượng Hải, Trung Quốc giờ đã có thể khuyến khích sử dụng NDT tại một số thị trường trọng điểm. London là cầu nối quan trọng để vào các thị trường châu Âu. Singapore kết nối các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á với các quỹ thanh toán bằng đồng NDT. Hong Kong đóng vai trò đặc biệt quan trọng để kết nối Trung Quốc với cả thế giới và trách nhiệm này sắp được Thượng Hải chia sẻ. Như vậy, bốn thành phố này sẽ là các chốt quan trọng để Trung Quốc thâm nhập vào các thị trường tài chính toàn cầu, khuyến khích việc giao dịch và sử dụng đồng NDT.
Những nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc đã giành được một số sự ủng hộ nhất định của quốc tế. Tháng 4 vừa qua, Australia tuyên bố ý định đưa NDT vào nhóm dự trữ ngoại hối của nước này. Đây là nước thứ ba, sau Mỹ và Nhật Bản, có giao dịch tiền tệ trực tiếp với Trung Quốc. Tuyên bố này cũng được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc và Brazil ký hiệp định hoán đổi tiền tệ trong ba năm, nhằm từ bỏ lấy USD làm chuẩn mực thương mại giữa hai nước.
Năm ngoái, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã quyết định đưa đồng NDT vào Chương trình Tài trợ Thương mại (TFP) của tổ chức này, chủ yếu nhằm hỗ trợ thương mại trong khu vực. Iran cũng chấp nhận thanh toán bằng NDT cho dầu mỏ xuất sang Trung Quốc. Những động thái này cho thấy ngày càng có nhiều nước ủng hộ nỗ lực của quốc tế hóa nội tệ của Trung Quốc.
Việc sử dụng đồng NDT ngày càng tăng khi Bắc Kinh tiến hành hàng loạt biện pháp khuyến khích trên toàn cầu. Để NDT linh hoạt hơn, năm ngoái, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố nới biên độ giao dịch của NDT với USD từ 0,5% đến 1%. Những tiến bộ gần đây trong việc quốc tế hóa NDT cũng phù hợp với mục tiêu của giới chức của Trung Quốc, là giảm thiểu rủi ro về tỷ giá mà các công ty nước này thường gặp phải.
Trung Quốc cũng đang nghiên cứu kế hoạch trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, điều này khó có thể đạt được khi USD bắt đầu lấy lại vị thế. Bắc Kinh vẫn cần làm nhiều hơn nữa để thuyết phục các nước giao dịch bằng NDT, nếu họ muốn đồng tiền này thực sự có được vị thế của tiền tệ dự trữ toàn cầu. Trung Quốc cũng sẽ cần phải thiết lập cơ chế chuyển đổi tài khoản vốn và có chính sách tỷ giá minh bạch hơn. Chuyển đổi đồng NDT trong khu FTZ Thượng Hải chỉ là bước đầu tiên hướng tới kế hoạch này.
Lợi ích của Trung Quốc trên thị trường tài chính toàn cầu cũng có mục đích chính trị. Đầu thập niên 90, nhà kinh tế chính trị Susan Strange đã định nghĩa “quyền lực tài chính” là loại quyền lực về cấu trúc, có thể dùng để thay đối môi trường kinh tế - chính trị toàn cầu, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia.
Thông qua quảng bá NDT và tạo vị thế người chơi lớn trên thị trường, Trung Quốc đang dùng ảnh hưởng tài chính làm nền tảng quyền lực để nâng cao vị thế toàn cầu. Khi các cường quốc khác, như Mỹ và châu Âu, đang suy yếu về tài chính, quyền lực tài chính có thể trở nên rất quan trọng trong nỗ lực nâng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Phạm Ngọc Uyể
n

Cán bộ sở vào khách sạn phê ma túy đá!...

(NLĐO)- Chiều ngày 29-9, ông Hồ Phước Thành, Phó GĐ Sở KH&ĐT Gia Lai, cho biết đã ra quyết định cảnh cáo đối với một cán bộ Sở và sẽ tiến hành kỷ luật về mặt Đảng vào ngày 3-10 tới vì sử dụng ma túy đá.

Đối tượng bị kỷ luật là Trần Anh Minh (32 tuổi, cán bộ Sở KH&ĐT Gia Lai). Trước đó đầu tháng 9, Trần Anh Minh cùng với Nguyễn Ngọc Anh (29 tuổi, cán bộ Chi cục quản lý thị trường Gia Lai), Cao Hoài Bảo (22 tuổi) và Nguyễn Duy Quang (25 tuổi, ngụ phường Diên Hồng, TP Pleiku) đã bị Công an TP Pleiku, Gia Lai bắt quả tang đang sử dụng ma túy đá tại khách sạn. Căn cứ vào nội dung vi phạm, 4 đối tượng trên đã bị xử lý hành chính mỗi người 750.000 đồng.
Sau khi nắm sự việc, ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, nhất là đối với 2 cán bộ, viên chức của tỉnh.
Đối với trường hợp Nguyễn Ngọc Anh là viên chức hợp đồng tại Chi cục Quản lý thị trường, sau khi xảy ra vụ việc đã bị đơn vị này chấm dứt hợp đồng từ ngày 1-9.

Hoàng Thanh

ASEAN, TQ nên giải quyết tranh chấp biển đảo không bằng võ lực!...

VOA - 29/09/2013

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (giữa) chủ tọa cuộc họp Ngoại trưởng các nước ASEAN tại New York 27/9/13
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry (giữa) chủ tọa cuộc họp Ngoại trưởng các nước ASEAN tại New York 27/9/13

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á nên giải quyết tranh chấp biển đảo mà không có vấn đề đe dọa hay sử dụng vũ lực. Thông tín viên VOA Scott Stearns tường thuật, từ trụ sở Liên hiệp quốc, về những nỗ lực của Hoa Kỳ phối hợp chặt chẽ hơn với Indonesia nhằm giúp làm trung gian hòa giải trước những tuyên bố đối nghịch về lãnh hải giữa các nước.

Ngoại trưởng Kerry nói Đông Nam Á là khu vực với  một số hải cảng nhộn nhịp nhất thế giới cũng như các tuyến hàng hải quan trọng nhất, do đó sự ổn định có tầm quan trọng rất lớn đối với sự thịnh vượng của các nước bên ngoài. Ông nói:

"Khu vực này có tầm mức quan trọng cho khắp thế giới. Đó là một trong những lý do Hoa Kỳ tận tâm hỗ trợ về vấn đề an ninh hàng hải, việc tự do qua lại trong các vùng biển này, cũng như giải quyết các mối tranh chấp trong sự tôn trọng lãnh thổ, đồng thời đạt được bộ quy tắc ứng xử cho khu vực."

Lên tiếng trong phiên họp giữa Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN, Ngoại trưởng Kerry nói rằng bộ quy tắc ứng xử rất quan trọng cho các hoạt động thương mại hợp pháp không bị ngăn trở. Ông nói:

" Đó là lý do vì sao Trung Quốc và ASEAN nên xúc tiến càng nhanh càng tốt để đạt được bộ qui tắc ứng xử có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp không có sự đe dọa, không bị ép buộc, và không sử dụng vũ lực.

Trung Quốc đang đối mặt với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông từ các nước Philippines, Malaysia , Việt Nam , Brunei, và Đài Loan. Theo nhà phân tích về châu Á Michael Auslin thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute thì các cuộc tranh chấp ảnh hưởng đến những nước thành viên trong khối ASEAN một cách khác biệt, đang làm giảm tính cấp bách của bộ quy tắc ứng xử. Ông nói:

“Quý vị không có được sự nhất trí của khối ASEAN đàng sau hậu trường, rằng đây là vấn đề ưu tiên trên hết của chúng tôi. Một số nước nghĩ rằng nó rất quan trọng. Còn một số khác thì cho rằng nó không quan trọng đến vậy, và vì vậy vấn đề càng kéo dài thì càng dễ cho chúng ta tránh một ngày phải tính đến với Trung Quốc.”

Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin nhận định rằng như một phần trong chiến lược “Xoay trục về châu Á” Hoa Kỳ đang tăng cường các hoạt động quân sự và thương mại, góp phần mang lại ổn định. Ông nói:

" Chúng tôi rất cảm kích chính phủ Hoa Kỳ về một khu vực Đông Nam Á vững mạnh, an ninh và thịnh vượng. Lập trường tích cực của Hoa Kỳ đã phát huy hòa bình, ổn định và thịnh vượng."

Trong khuôn khổ của các cuộc hội đàm bên lề kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Kerry đã gặp Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia.

Nhà phân tích Michael Aulin nói Indonesia là nước chính yếu góp phần vào việc giải quyết tranh chấp Biển Đông:

"Từ phía đông của Ấn Độ Dương đến phía tây Thái Bình Dương, chúng ta không có vị trí chiến lược nào hơn như vậy, nói về những vấn đề quan ngại phải đối phó. Dù đó là vấn đề vi phạm bản quyền, dù đó là vấn đề phổ biến võ khí, vấn đề buôn ma túy, vấn đề gia tăng của lực lượng hải quân và quân đội Trung Quốc hay những vấn đề đại loại như vậy, thì Indonesia chính là nước có vị trí trung tâm.”

Washington sắp bán cho Indonesia 8 máy bay trực thăng chiến đấu Apache với giá 500 triệu USD, một sự nâng cấp quân sự mà Indonesia nói rằng phản ánh các khoản đầu tư quân sự lớn hơn trên khắp khu vực.

Ông Auslin nói Philippines, nước có những tuyên bố về chủ quyền trên biển gây cấn nhất với Trung Quốc, đang hiện đại hóa lực lượng hải quân, khiến cho sự can dự của Indonesia lại càng quan trọng hơn. Phân tích gia Auslin nhận định:

"Có những bất đồng sâu sắc trong nội bộ ASEAN. Chẳng hạn quan điểm của Philippines về các vấn đề lãnh thổ rất khác biệt so với Indonesia. Và lý do khiến Indonesia có thể giữ vai trò trung gian là vì họ không có bất kỳ sự tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc . "

Philippines đang viện dẫn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển chống lại Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh khước từ sự thúc đẩy của Philippines đưa vấn đề ra trọng tài quốc tế giải quyết.

Đặng Ngọc Viết, chính sách và ý dân!...

VRNs (30.09.2013) – Sài Gòn & Paris – Chào quý vị, hơn một năm nay chúng ta chứng kiến 2 vụ việc mà nông dân phải đứng lên dùng vũ khí bắn hay chống lại các quan chức về quy hoạch hay cưỡng chế và tịch thu đất đai. Đầu tiên là gia đình ông Đoàn Văn Vươn, tiếp sau đó là anh Đặng Ngọc Viết. Ngoài ra còn có những dân oan khác muốn tự thiêu hay đã tự thiêu như thân mẫu của chị Tạ Phong Tần, gia đình chị Tần ngoài việc ngôi nhà ở đã ở nhiều chục năm mà vẫn không có sổ hồng hay đỏ. Trước đây khi chị chưa bị cầm tụ chị có nói “nhà của chị có thể bị cưỡng chế bất kỳ lúc nào”. Nhân viên công lực sử dụng bạo lực vô tội vạ như chúng ta thấy nhiều chục năm nay và cũng không ít người dân cũng sử dụng bạo lực chống trả, theo ông Nguyễn Gia Kiễng đó là hậu quả của chủ nghĩa Mác xít mà cộng sản Việt Nam đã du nhập vào và họ đã áp dụng nó từ năm 1945 đến nay. Hiện trạng xã hội Việt Nam đã rối, dân oan khắp nơi, và họ tuyệt vọng đến tột cùng, nên mới có cách hành xử như anh Viết, gia đình ông Vươn, Mẹ chị Tần hay những dân oan muốn tự thiêu khác. Trí thức Việt Nam ở đâu trong xã hội Việt Nam lúc này? Việt Nam nên tiếp tục công hữu về đất đai hay phải chuyển qua tư hữu? Chính sách đất đai phải như thế nào để có lợi cho người dân? Mời quý vị theo dõi quan điểm của ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực tập hợp dân chủ đa nguyên, về sự kiện anh Viết và chính sách đất đai hiện tại. Chúc bình an Thomas Việt, VRNs

Công an đang câu lưu luật sư Nguyễn Văn Đài tại đồn!...

VRNs (29.09.2013) – Sài Gòn – Luật sư Nguyễn Văn Đài, một trong những luật sư đấu tranh cho nhân quyền sống tại Hà Nội đang bị công an giam giữ ở Ủy ban Nhân dân phường Định Công, Hà Nội nơi Ls Đài cư trú, từ lúc 11 giờ 15 cho đến bây giờ. Ls Đài cho VRNs biết: “Sáng nay như thường lệ, tôi đi lễ ở Hội Thánh Định Công. [Kết thúc lễ] khoảng 11 giờ 15, công an đã đứng đợi ở bên ngoài rất đông và họ đưa tôi về đồn công an địa phương để làm việc. Họ yêu cầu tôi trình giấy phép đi lại, nhưng tôi nói với họ là trong những lần làm việc với Bộ công an tôi đã đề nghị với [Bộ công an] cho tôi đi nhà thờ, đi khám bệnh, đi thăm thân nhân không phải xin phép, từ khi tôi hết mãn hạn tù cho đến nay. Nhưng suốt từ 11 giờ 30 cho đến bây giờ, họ cứ lập hết biên bản này đến biên bản khác. Tôi yêu cầu họ là, tôi không cần phải xin phép [hay trình giấy phép đi lại] vì bộ công an đã đồng ý rồi, nhưng họ vẫn không chịu buông tha và họ bắt tôi ngồi chờ.” “Phản ứng của họ rất cực đoan vì họ nghĩ tôi không đi nhà thờ mà tôi đi chơi đâu đó. Thực tế, họ thấy tôi đi nhà thờ.” Ls Đài nhận xét. Ls Đài nhận định, có thể gần đến phiên tòa xét xử của Luật sư Lê Quốc Quân, một nhà bất đồng chính kiến sống tại Hà Nội nên Ls Đài “bị mời” lên “làm việc”. Ls Đài nói: “Trong thời gian gần đây, họ giám sát tôi rất chặt chẽ cho nên việc đi lại của tôi rất khó khăn.” Cho dù, Ls Đài đã được Bộ công an cho phép đi nhà thờ và thân nhân nhưng nhà cầm quyền vẫn cố tình gây khó khăn. HT, VRNs

VIDEO - CÔNG AN ĂN HIẾP NHẦM BỘ ĐỘI QUÂN KHU 3 ĐANG NGHỈ PHÉP

PICS : Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu !


Hai cơ sở chế biến da heo "chui" vừa bị trạm Thú y H.Bình Chánh (TP.HCM) phạt 13 triệu đồng. Tại đây, da heo tươi được chất la liệt trong các thùng xốp, xô nhựa và rải nằm giữa sàn xi măng dơ bẩn.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Ngày 28/9, trạm Thú y huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã tiến hành xử phạt hai cơ sở chế biến “chui” da heo số lượng lớn do ông Lê Hoa Khôi (45 tuổi, địa chỉ 2B/84) và ông Lê Phước Luận (47 tuổi, địa chỉ 2B/88, anh ông Khôi) cùng ngụ ấp 2 xã Phạm Văn Hai (H.Bình Chánh) làm chủ với tổng số tiền là 13 triệu đồng. Trong ảnh: Ruồi nhặng bu kín da heo đang chế biến.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Hai cơ sở này bị xử phạt với 5 hành vi: không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, không đủ điều kiện vệ sinh thú y, không khám sức khỏe và tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân. Trong ảnh: Khâu chế biến được thực hiện trên nền gạch dơ bẩn.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Tại cơ sở ông Luận có một số lượng lớn da heo thành phẩm chất ở nền nhà, trên gác và trên mái tôn, đồng thời phát hiện 505kg da heo luộc đang được 3 công nhân chế biến giữa nền gạch.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu

Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Còn tại cơ sở ông Khôi, đoàn phát hiện 1,5 tấn da heo tươi được chất la liệt trong các thùng xốp, xô nhựa và rải nằm giữa sàn xi măng dơ bẩn. 900kg da heo đang được muối trong 15 thùng phi nhựa, 270kg bì heo đã qua chế biến và 300kg da heo thành phẩm. Một số lượng lớn da heo ngâm trong thùng phi và chất dưới nền xi măng bị ruồi nhặng bu kín và bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Ngoài xử phạt hành chính, đoàn liên ngành đã tiêu hủy 73kg da heo tại cơ sở ông Lê Hoa Khôi vì có dấu hiệu hôi thối, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm nước ngâm da heo và các sản phẩm da heo còn lại để tiếp tục xử lý. Trong ảnh: Heo sau khi luộc được các công nhân vô tư rải giữa nền nhà, vô tư dẫm đạp trong quá trình chế biến.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Công đoạn luộc da heo.
Rùng mình cảnh chế biến da heo dưới sàn nhà, đầy ruồi bu
Theo ông Khôi, cả hai cơ sở chế biến da heo hoạt động gần được một năm nay. Nguồn da heo chủ yếu nhập về từ các mối hàng ở chợ Tân Xuân (Hóc Môn) với giá 10.000 đồng/kg. Hàng nhập về ông Khôi và ông Luận cho công nhân ngâm vào nước đá 12 tiếng đồng hồ, sau đó mang luộc khoảng 15 phút rồi phơi nắng. Trung bình 5kg da heo tươi, qua chế biến phơi khô còn 1kg và bán cho đầu nậu ở Kiên Giang với giá 80.000 đồng/kg. Trong ảnh: Sau khi luộc da heo được rừa để mang đi phơi.

Nguồn : Tuổi trẻ