THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

11 September 2013

Dây điện ‘mạng nhện’ VN xứng đáng là di sản văn hóa !



Mới đây, tỷ phú Mỹ Bill Gates vừa đăng lên facebook của mình bức ảnh một cây cột dây điện chằng chịt ở Việt Nam, Ông lo lắng trước nhu cầu năng lượng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Bức ảnh Bill Gates đăng tải đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng trên thế giới và Việt Nam, bởi tình trạng thiếu hụt điện vẫn diễn ra nhiều năm qua. Hàng nghìn người đã vào like, bình luận và chia sẻ bức ảnh.
Với cộng đồng Facebooker quốc tế, hình ảnh dây điện chằng chịt mà Bill Gates đưa lên là một điều khá kỳ lạ. Rất nhiều người cho rằng cảnh tượng đó không khác gì “mạng nhện”.
Ngay sau khi bức ảnh đó được đăng tải, những người có đầu óc nhạy bén ở Việt Nam đã nghĩ đến chuyện khai thác du lịch từ điều tưởng chừng như rất bình thường ở nước ta này. Theo đó, ngành du lịch Việt cũng phải nắm bắt lấy cơ hội này mà phát triển du lịch ngắm dây diện ở Việt Nam. Nên khoanh vùng những khu nào nhiều dây điện nhất lại để bảo tồn và không hạ ngầm để hút khách du lịch.
Bên cạnh đó, ngành du lịch văn hóa có thể kết hợp những đường dây điện này để biểu diễn nhiều trò chơi như đu dây, người nhện, diễn xiếc, đi lại trên dây mà không sợ ngã vì trượt dây này xuống đã có dây khác hỗ trợ ngay hay trò chơi thú vị thử thách may rủi như sờ dây, đoán điện, sờ các loại dây đó và đoán dây nào có điện, dây nào chỉ là dây giăng lên cho vui, dây cáp viễn thông.
bill-gate-day-dein-vietnam(1) (1)
Nên công nhận dây điện ‘mạng nhận’ là di sản văn hóa vì hình ảnh có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn.

Thậm chí, còn xuất hiện những ý kiến rất độc đáo và cũng không kém phần thú vị như đề nghị công nhận dây điện mạng nhện là di sản văn hóa bởi hình ảnh này không chỉ độc lạ mà còn có ý nghĩa văn hóa tinh thần rất lớn, phản ánh một cách rõ ràng tính cách ngân hàng Việt, quan chức Việt.
Với ngành ngân hàng, quan hệ chằng chịt, việc sở hữu chéo, doanh nghiệp này nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp khác đang rất phổ biến ở nước ta hiện nay quả thật không khác gì dây điện ‘mạng nhện’ chằng chịt. Theo sơ đồ được Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đưa ra trong một hội thảo gần đây về vấn đề sở hữu chéo đã khiến những người diện kiến, dù đã biết ít nhiều về sự phức tạp của sở hữu chéo ngân hàng Việt Nam, đều không khỏi giật mình vì độ phức tạp, đan cài và tính móc nối chặt chẽ giữa các ngân hàng trong hệ thống.
Có thể dễ dàng lấy ví dụ đối với các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhà nước sở hữu 60,3% ở Vietinbank, Tokyo-Mitsubishi ở hữu 20% còn IFC sở hữu 6,7%. Bản thân Vietinbank sở hữu 50% ở NH Indovina, 11% ở NH Sài Gòn Công Thương. Còn BIDV – ngân hàng Nhà nước sở hữu 95,8% thì sở hữu 50% ở NH VID Public, 51% ở NH liên doanh Việt Nga, 50% ở Ngân hàng Việt – Lào. Hay NH Vietcombank do Nhà nước sở hữu 77,1% và Mizuho sở hữu 15%, lại có 5,3% ở NH Sài gòn – Công thương, 8,2% ở Eximbank, 11% ở Ngân hàng Quân đội, 5,1% ở NH Phương Đông…
Về mặt pháp luật, Việt Nam cũng như các nước khác không cấm sở hữu chéo, đầu tư chéo nhưng cũng không khuyến khích. Tuy nhiên, trong điều kiện các công cụ thanh tra, giám sát chưa hiệu quả, sở hữu chéo, đầu tư chéo dễ bị lạm dụng, tạo ra chuỗi sở hữu phức tạp, khó kiểm soát, dẫn đến các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro  không được tôn trọng, hoạt động kinh doanh kém minh bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Dây điện ‘mạng nhện’ chằng chịt còn phản ánh rõ tình trạng tính cách của quan chức Việt, lòng vòng khó xử lý. Trên thực tế đối với các vấn đề của quan chức, công chức hay các lãnh đạo ở nước ta hiện nay, bất cứ khi nào có sai phạm bị vạch trần, phanh phui là y như rằng quả bóng trách nhiệm được đá vòng quanh, không ai chịu nhận.
Và rồi khi cơ quan chức năng có nhiệm vụ xử phạt hết kiên nhẫn chạy theo quả bóng trách nhiệm xem nó đến chân ai, ai là người sẽ phải giơ đầu chịu xử thì mọi chuyện lại được giải quyết gọn gàng đâu đấy khi lỗi thuộc về nhân viên đánh máy, nhân viên văn phòng chưa cẩn thận trong công việc nên vô tình dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng…
Đấy là chưa kể đến việc rất nhiều ngành kinh tế ở nước ta hiện nay báo cáo lãi, lỗ không rõ ràng, thay đổi liên tục khiến các nhà quản lý cũng như người dân không thể hiểu nổi như xăng dầu, điện, bất động sản… Trên thực tế có không ít các doanh nghiệp, các ngành kinh tế khi muốn lãnh đạo có lương cao, được khen thưởng thì báo cáo lãi, thành tích tốt, đến khi muốn được Nhà nước hỗ trợ thì lại ngay lập tức đổi giọng kêu ca thua lỗ, nguy cơ phá sản… để được hưởng ưu đãi.
Như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex mới đây đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 với mức lãi trước thuế gần 900 tỷ đồng. Trong đó, mảng kinh doanh xăng dầu chiếm tỷ trọng  43%, đạt gần 390 tỷ đồng. Đây cũng là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Petrolimex trong 6 tháng đầu năm.
Trong khi lãi lớn nhờ giá xăng liên tục tăng thì DN xăng dầu lại viện cớ giá đang lỗ để không chịu giảm giá xăng dầu dù những tuần đầu tháng 8, giá xăng dầu thế giới xuống thấp. Theo doanh nghiệp, nếu tính trong thời gian khoảng vài ngày thì doanh nghiệp có lãi, nhưng quy định của Nhà nước khi xác định giá là phải tính giá cơ sở 30 ngày thì doanh nghiệp lại chỉ hoặc hòa vốn, hoặc đang lỗ, nên không có sự thay đổi về giá.
Kiên định báo lỗ đến tận 22/8, ngành xăng dầu mới quyết định giảm giá xăng ở mức 300 đồng/lít. Theo đó, các đầu mối phải giảm giá bán xăng tối thiểu 300 đồng mỗi lít, nhưng bù lại vẫn được sử dụng Quỹ Bình ổn giá 300 đồng mỗi lít như hiện nay để bù đắp khó khăn trong kinh doanh.
Với sự chằng chịt, rắc rối trong các ngành kinh tế hay trong giới lãnh đạo, công chức, rõ ràng dây điện ‘mạng nhện’ hoàn toàn xứng đáng là đại diện hình ảnh, biểu tượng tinh thần các vấn đề ấy ở nước ta.
Theo Phunutoday