THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 September 2013

Kinh tế Việt Nam vẫn đang lộ trình “xuống đáy”!...

(Dân trí) -Thứ Năm, 26/09/2013  Nhiều vấn đề “sát sườn” về kinh tế vĩ mô tại Diễn đàn kinh tế mùa thu do Ủy ban kinh tế Quốc hội tổ chức đang diễn ra tại TP Huế đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình trạng hoạt động của đất nước.

Các đại biểu đã thảo luận xung quanh chủ đề “Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014, nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược” trong 2 ngày 26,27/9. Theo PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, dù kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhưng Việt Nam không nằm trong quỹ đạo đó. Hiện nay, nền kinh tế vẫn đang trong lộ trình “xuống đáy”. Đây còn gọi là tình thế “nghẽn mạch tăng trưởng một mình”.
“Xu thế xuống đáy vẫn chưa chấm dứt. Nền tảng kinh tế rất yếu, trong 6 tháng đầu năm có gần 25.000 doanh nghiệp (DN) đóng cửa, tương đương mức của 2 năm trước – nhưng đây là những DN có thực lực. Mỗi DN trung bình có 20 lao động, tổng số có 5 triệu người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước lại nêu ra tỷ lệ đói nghèo giảm. Đây chính là điều lạ và mâu thuẫn. Mô hình tăng trưởng không như chúng ta nói mà chỉ là ảo tưởng chính sách” – ông Thiên nói.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang lộ trình “xuống đáy”
PGS.TS. Trần Đình Thiên cho hay vẫn chưa có nhiều khả quan với nền kinh tế Việt Nam vì vẫn đang trong lộ trình "xuống đáy
Theo tổng quan kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm, không chỉ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mà cả khu vực công nghiệp, xây dựng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng thấp nhất kể từ 6 tháng đầu năm 2010 trở lại đây. Điều này đưa ra dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ trì trệ kéo dài của kinh tế trong cả quý III, IV năm nay.
Việc triển khai trên thực tế tái cơ cấu nền kinh tế của các Tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước, DN nhà nước diễn ra với tiến độ chậm với 167 đơn vị xây dựng đề án tái cơ cấu của đơn vị. Nhưng chỉ có 14 đề án được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Một điều đáng quan tâm là thị trường vàng. Với nhu cầu vàng trên thị trường lớn, việc Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng và cung ứng cho thị trường gây ra mối quan ngại về việc dự trữ ngoại hối có thể bị ảnh hưởng cùng các hệ lụy từ trung đến dài hạn, nếu chính sách độc quyền còn kéo dài. Nên cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng hơn về chính sách quản lý thị trường vàng hiện tại.
Kinh tế Việt Nam vẫn đang lộ trình “xuống đáy”
Nhóm họp trong 2 ngày, Diễn đàn kinh tế mùa thu hy vọng sẽ đem đến nhiều ý kiến tốt để trình lên Quốc hội thời gian tới

TS. Trần Du Lịch cho hay, nguyên nhân gốc của suy thoái kinh tế đến từ bên trong, của cơ cấu. Nền kinh tế giờ người chết đói không chết đói, mà giàu thì cũng không thể giàu lên nên cứ lình xình, trì trệ. Năm 2013 có một vài điểm sáng, nên tận dụng phối hợp 3 chính sách là tiền tệ - hàng hóa – lộ trình điều chỉnh giá công. Năm 2014, 2015 phải củng cố cơ sở vĩ mô và xây dựng niềm tin thị trường. Một thực tế đáng lo ngại là chính sách giờ không tạo được niềm tin, có niềm tin mới quyết định được việc lớn.
Theo ông Thiên, xu hướng xuống đáy của kinh tế đất nước chưa chấm dứt. Việc nhà nước cho tái cơ cấu các tập đoàn, nên chỉ tập trung vào một số ít tập đoàn chính, chứ không có sức để làm hết. Nhà nước và chính phủ phải đặt xử lý nợ xấu là biện pháp chính. Bên cạnh đó, nên xem xét 4 nhóm giá chi phối nền kinh tế hiện nay là nhóm năng lượng, đất đai, lãi suất và lương. Các nhóm này vẫn đang là nhóm giá “hành chính” chứ không phải nhóm giá “thị trường”. Chính vì vậy, đã quyết định đến tầm chiến lược phát triển đất nước.
Về giải pháp trung hạn, nhà nước nên ưu tiên tạo một số tọa độ đột phá chiến lược (tọa độ mở cho các Vùng kinh tế trọng điểm) – các Đặc khu Kinh tế quốc gia, thay vì cấp tỉnh. Ngoài ra, phải soát xét, thay đổi chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Tập trung giải quyết vấn đề sở hữu chéo với 2 năm trong tái cơ cấu ngân hàng. Ngoài ra, nên đột phá hệ thống giá như giá than – điện dẫn đến cải cách lương trong khu vực Nhà nước.
“Về thể chế, chúng ta nên đầu tư, cải cách lại. Cái này có vẻ rẻ tiền nhưng cực kỳ khó vì đụng phải pháp luật, nhưng cần phải lưu ý. Theo tôi, bức tranh toàn thể là chúng ta phải xếp lại con cờ và toàn bộ bàn cờ, nếu không thì không thể tồn tại” – TS Trần Du Lịch phát biểu.
Đại Dương