THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 October 2013

Chúng ta phải làm gì? (kỳ 5) - Phải có một liên minh



Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Để đấu tranh với cộng sản độc tài và trong tay có nhiều súng đạn chúng ta cần phải có một tổ chức. Trước hết tổ chức đó phải là một tổ chức độc lập với cộng sản và phải biết lách luật của cộng sản để có thể hình thành. Dẫu biết rằng cộng sản luôn không tôn trọng pháp luật của chính mình nhưng chúng ta cũng lợi dụng về vấn đề nhân quyền cũng như hiến pháp cộng sản để ép chúng phải chịu.

Kể cả là cộng sản không cho phép chúng ta thành lập một liên minh nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lập để chống Trung cộng, tạo liên kết trong đấu tranh chủ quyền với các nước khác như Nhật, Phi..., đại diện và tổ chức kiện Trung cộng ra toàn án quốc tế như Philippines làm. Và từ đó trở thành tổ chức tiền đồ cho một liên minh chống cộng sản sau này. 

1. Sơ qua về quyền lập hội: 

Thực ra thì Hiến Pháp của cộng sản đã có điều này từ rất lâu. Xin điểm qua một số sắc lệnh và điều luật ghi rõ quyền tự do lập hội.

Chính Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về: LUẬT SỐ 102-SL/L-004 NGÀY 20-5-1957 QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI. Tại điều 2 đã ghi rõ như sau: "Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác". (1)

Trước đó, để cụ thể hóa quyền tự hội họp và quyền tự do lập hội được qui định tại điều 10 Hiến pháp năm 1946. Ngày 20 tháng 5 năm 1957, Hồ Chí Minh đã ký luật số 101/SL-L-003 qui định về quyền tự do hội họp. Luật về quyền tự do hội họp ngày 20 tháng 5 năm 1957 đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành. Theo qui định tại điều 2 luật số 101/SL-L-003 thì những cuộc hội họp sau không phải xin phép trước: “Các cuộc hội họp có tính chất gia đình, giữa thân thuộc, bè bạn. Các buổi sinh hoạt của các hội hợp pháp, tổ chức trong trụ sở của hội, các cuộc hành lễ thường lệ của các tôn giáo tổ chức trong những nơi thờ cúng. Các buổi sinh hoạt của các đoàn thể trong Mặt trận dân tộc thống nhất, và các cuộc hội họp công cộng do các đoàn thể này tổ chức.”

Điều 69 của Hiến pháp hiện hành quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. (Xem thêm phân tích về điều này tại “Chúng ta phải làm gì? - Kỳ 4”).

Điều 129 bộ luật Hình sự qui định: “người nào có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền lập hội thì có thể bị phạt tù tới 1năm và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 1 tới 5 năm.”

Thủ tục chi tiết về việc thành lập hội được qui định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, ngày 21/4/2010 của Chính phủ.

Theo khoản 1 và 2 điều 2 Nghị định 45 định nghĩa về hội và tên gọi của hội như sau:

“1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội)”.

Nếu xét trên “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị” thì Quyền tự do cá nhân được hiểu theo nghĩa tự do di chuyển, tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo, tự do phát biểu và giữ quan điểm mà không bị ai can thiệp (Điều 19.1), tự do lập hội và hội họp, tự do lập gia đình, quyền khai sinh, và quyền bí mật đời tư. (Điều 12, 13, 17 - 24) thì cộng sản cũng phải thực hiện vì cộng sản đã ký tham gia công ước nhân quyền này.

Như vậy chúng ta có thể thấy rõ ràng cộng sản đã thực thi hoàn toàn trái với chính Hiến Pháp và công ước quốc tế nhân quyền. Bản chất cộng sản là như vậy. Chúng có thể vin cớ là lập hội khác với lập đảng. Rồi khi khối 8406 thành lập chúng cũng lấy lý do lập hội nhưng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia để đàn áp... Cộng sản có muôn ngàn lý do để thực hiện luật rừng của mình.

Tuy nhiên lúc này đây chúng ta phải bắt buộc vượt qua sự sợ hãi và những đàn áp của cộng sản để vượt qua khó khăn lúc này. Việc thành lập một đảng mới có thể được mọi người hưởng ứng rầm rộ thì tại sao không có một liên mình để hoạt động?

2. Mô hình của Liên Minh:

Một liên minh cần phải có để thực hiện những việc như: Tổ chức biểu tình chống Trung cộng, đòi thả tù nhân lương tâm, xác lập chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa - Trường Sa... Vậy mô hình hoạt động của nó ra sao? Chúng ta nên chú ý một số điểm như sau: 

- Do cộng sản đàn áp chúng ta sẽ hoạt động dưới dạng bán công khai. Có nghĩa là những ai đang ở nước ngoài hoặc an toàn sẽ là người phát ngôn cho Liên Minh. Các thành viên hoạt động bí mật dưới dạng mô hình nhóm (Xem “Chúng ta phải làm gì? - Kỳ 3”). 

Liên Minh này không phân biệt đảng phái tham gia và ủng hộ. Nhưng nhất thiết liên minh phải có ban đại diện cho mình. Các đảng phái, tổ chức tham gia phải tuân theo quy chế của Liên Minh mà không được áp đặt cá nhân đảng phái, tổ chức mình vào đó. 

Tốt nhất là lựa chọn một lực lượng yêu nước vô đảng phái làm nòng cốt. Các đảng phái và tổ chức cùng chung tay lên tiếng và hỗ trợ Liên Minh. 

Bầu ra một nhóm đại diện có khả năng đảm đương các công việc như mời các nhóm người của Philippines hoặc Nhật tham gia biểu tình... và đưa đơn kiện tới LHQ về Trung cộng xâm lấn Biển Đông của Việt Nam. 

Loại bỏ yếu tổ đảng phái và bè cánh, Liên Minh đặt quyền lợi chung của dân tộc và đất nước lên hàng đầu. 


Thông qua sơ đồ cho ta thấy Liên Minh sẽ dùng nòng cốt là lực lượng yêu nước chưa đảng phái để tạo khích lệ quần chúng. Hoạt động theo mô hình nhóm để liên kết với các đảng phái và tổ chức khác tạo nên sức mạnh. Liên minh sẽ kết hợp để thực thi một số việc làm sẽ được trình bày dưới đây.

Liên minh Biển Tây – Philippines biểu tình

3. Những việc nên làm của Liên Minh:

Mục đích thành lập một liên minh dạng liên minh Biển Tây của người Philippines để phối hợp hành động thật nhịp nhàng và có tiếng nói trong vấn đề với Trung cộng ra công luận quốc tế thay cho nhà cầm quyền bán nước. Nhưng sâu xa nó sẽ là lực lượng đấu tranh với cộng sản sau này. Tuy nhiên trước mắt nó phải thi hành ngay một số công việc cụ thể như sau: 

- Kiện trung cộng ra LHQ về cách hành vi xâm phạm và cướp đoạt chủ quyền Việt Nam. 

- Xác nhận chủ quyền trên đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam (Khi thi hành thì nhất định mời truyền thông quốc tế và các nước Phi, Nhật cử người tham gia quan sát). 

- Thống nhất tổ chức biểu tình chống Trung cộng (Xem “Chúng ta phải làm gì? - Kỳ 3”) để có hiệu quả nhất. Tiến tới biểu tình đòi thả tù nhân lương tâm. 

- Tiến hành việc phân phát các tài liệu sự thật về cộng sản, về Hồ Chí Minh và các tài liệu liên quan đến sự bán nước của cộng sản. 

- Tiếp tục dùng Internet làm vũ khí đưa sự thật đến với dư luận. 

Đốt cờ Trung cộng

4. Kết Luận:

Chúng ta muốn thắng cộng sản trong giai đoạn này phải quốc tế hóa các vấn đề trong nước cho công luận nhìn thấy bộ mặt tráo trở của cộng sản để đi tới việc gây sức ép kinh tế, chính trị đưa đến lòng dân cũng thay đổi. Cần phải kết hợp giữa mô hình nhóm hoạt động bí mật và một liên minh để liên kết các hoạt động của tất cả những người yêu nước đã thức tỉnh. Từ đó tuyên truyền và gây dựng phong trào trong nước. Việc gây sức ép trong vấn đề quốc tế hóa sẽ giúp cho việc ly gián Trung cộng và Việt Cộng dễ dàng hơn. Trên đây là những gì có thể công khai, những vấn để không thể công khai sẽ có khi nào chính thức thành lập một Liên Minh và mọi người cùng ngồi lại để có những bàn thảo chi tiết hơn nữa.



_________________________________