THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

31 October 2013

“Một thanh niên tâm thần bị Công an bắt trái luật”: Không nhớ nổi họ tên vẫn bị 3 năm tù.

KENH13.INFO- 30/10/2013
Không thể tự mình lên cầu thang để vào phòng xét xử, bị cáo Nguyễn Đức Nhương đã phải nhờ đến sự trợ giúp của cảnh sát dẫn giải. Suốt phiên tòa, nhiều câu trả lời của bị cáo rất ngô nghê, không rõ nghĩa, thỉnh thoảng bị cáo ngồi thụp xuống đất, cầm chiếc dép mân mê rồi lén giấu vào túi quần như sợ mất đi một “báu vật”…
Ngồi nghe xét xử, nhưng chẳng mấy khi bị cáo Nhương tập trung, mà thường ngó lơ đi nơi khác.
Ngồi nghe xét xử, nhưng chẳng mấy khi bị cáo Nhương tập trung, mà thường ngó lơ đi nơi khác.
Không nhớ cả tên của bố mẹ
Sáng ngày 29/10, TAND TP Hải Dương đã đưa bị cáo Nguyễn Đức Nhương ra xét xử về tội cố ý gây thương tích. Ngay trong phần thủ tục, phiên tòa đã trở nên “nóng” khi bà Lại Thị Nê (SN 1946, trú tại xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, mẹ anh Nhương) đề nghị HĐXX tạm hoãn phiên tòa, cho con trai được đi giám định tâm thần lại. Bà Nê cho rằng, anh Nhương bị tâm thần là sự thực, được Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa xác nhận.
Trong phần kiểm tra căn cước, Nhương thậm chí còn không nhớ nổi họ, tên bố mẹ, anh chị của mình. Ngồi trước vành móng ngựa, bị cáo ngây ngô, ngó lên trần nhà, thỉnh thoảng lại ngồi thụp xuống đất, mân mê chiếc dép, rồi lén giấu vào túi quần. Không ít lần trong phiên xử, chủ tọa đã phải nhờ cảnh sát bảo vệ đỡ bị cáo ngồi lên ghế. Hình ảnh Nhương một tay bị tật, loay hoay mãi không mở nổi lọ nước lọc để uống khiến nhiều người tham dự chạnh lòng.
Tòa hỏi bị cáo có nhớ thời điểm bị bắt giam không, Nhương ngây ngô trả lời: “Trong tù không có lịch nên không biết”. Rồi Nhương khai, hôm bị bắt, điều tra viên gặp và nói là đưa đi nghỉ ở khách sạn, nhưng khi vào thì mới biết đây là nhà tù. Ở trong đó, Nhương nhiều lần bị lên cơn động kinh, cán bộ trại tạm giam phải cho uống thuốc để điều trị. Thậm chí, trước khi ra tòa, thương cảnh bị cáo không có áo ấm, cán bộ trại giam đã tặng cho chiếc áo khoác để khỏi lạnh.
Khai về quá trình phạm tội, Nhương cho biết, nhiều lần bị anh Viên Đình T (nạn nhân của vụ án) chặn đánh vì không chịu nộp tiền bảo kê nên có bức xúc. Thậm chí, trước khi gây án, Nhương tiếp tục bị anh T chặn đánh, biết thân phận tàn tật nên bị cáo chỉ biết đứng ở góc đường ôm mặt khóc. Khi đó, một người phụ nữ đi qua, thương tình dừng xe lại hỏi thăm, biết sự tình người này đã cho Nhương 20.000 đồng và một con dao dặn để “phòng thân”. Bị cáo Nhương trình bày: “Khoảng 21 giờ ngày 9/6/2012, cháu đang bán tăm trước số nhà 8A, đường Trần Hưng Đạo thì anh T đến đánh cháu. Bức xúc, cháu rút con dao đâm một nhát…”.
Đi lại khó khăn, bị cáo Nhương đã phải nhờ tới sự trợ giúp của cảnh sát.
Đi lại khó khăn, bị cáo Nhương đã phải nhờ tới sự trợ giúp
của cảnh sát.
Triệu tập cả người… đã chết?
Tại phiên tòa, HĐXX cho biết, đã triệu tập 2 nhân chứng hợp lệ nhưng họ không có mặt tại tòa nên nếu xét thấy cần thiết sẽ công bố những lời khai của họ tại cơ quan điều tra. Thế nhưng, nạn nhân T khai nhận, nhân chứng Vũ Đình Ninh đã chết từ năm ngoái nên không đến theo giấy triệu tập được. Anh T khai nhận: “Tôi không nhớ rõ, vì thời điểm ấy đang đi làm nhưng nhớ vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 6 năm 2012”.
Từ lời khai của nạn nhân T, Luật sư Thu Anh (Văn phòng Luật sư Nguyễn Khánh Toàn và Cộng sự) đặt nghi vấn, trong các bút lục hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 5/9/2012 Cơ quan Công an TP Hải Dương đã lấy lời khai của nhân chứng này thể hiện có chứng kiến việc Nhương vô cớ đâm T (ông Ninh và T cùng thuê trọ một phòng và cùng đi hát dạo với nhau – PV). Vậy có hay không việc lập hồ sơ nhân chứng giả để ép tội bị cáo Nhương?
Luật sư Thu Anh lập luận: “Anh T và ông Ninh quen biết, cùng đi bán hàng với nhau nên lời khai sẽ có lợi cho nạn nhân. Hơn nữa, ông Ninh đã chết cách thời điểm lấy lời khai khoảng 3 tháng, nhưng không hiểu sao CQĐT vẫn lấy lời khai của nhân chứng này được. Mặt khác, trong kết luận giám định tâm thần không thể hiện thời điểm giám định là lúc nào, trước hay sau khi gây án? Trong khi đó, theo kết luận của Bệnh viện Tâm Thần Thanh Hóa bị cáo Nhương bị tâm thần và đang được điều trị ngoại trú. Để làm rõ được vấn đề này, tôi đề nghị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu VKSND cùng cấp trưng cầu lại giám định tâm thần đối với bị cáo Nhương”.
Thế nhưng, bất chấp những mâu thuẫn chưa được làm sáng tỏ, HĐXX phiên sơ thẩm vẫn tuyên phạt bị cáo Nhương 36 tháng tù giam và bồi thường 4 triệu đồng tiền chữa trị vết thương cho nạn nhân T.

(Gia Đình)