THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

05 November 2013

Hàng Trung Quốc núp dưới chiêu “một giá” đang được ưa chuộng!

SỐNG MỚI - 05/11/2013 

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay không thiếu những cửa hàng một giá mọc lên ngày càng nhiều. Đây là một hình thức kinh doanh đơn giản nhưng lại rất thu hút trên thị trường. Tuy nhiên, thực chất hàng hóa bán đồng giá ở đây toàn là đồ Trung Quốc. Vì vậy, nhiều người tiêu dùngham rẻ mà không biết mình đang nhiệt tình tiêu thụ hàng Trung Quốc, chưa kể, tiếng là đồng giá vài chục nghìn nhưng ra khỏi cửa hàng, có những khách đã thanh toán đến cả triệu đồng.
Chị  Thu (nhân viên cửa hàng một giá HT, 319B Tôn Đức Thắng) cho biết, cửa hàng này đã kinh doanh hàng một giá được 10 năm. Ở đây chỉ chuyên bán các loại quần áo có giá 65.000 đồng và 130.000 đồng. Khách hàng chủ yếu là sinh viên và dân văn phòng nên cũng dễ bán và doanh số cũng khá cao.
 
Mặc dù lượng khách hàng không đều nhưng trung bình mỗi ngày cũng bán được ít nhất 30 sản phẩm, cũng có những hôm được 50 -60 sản phẩm, doanh thu cũng đã được hơn 10 triệu đồng. Vào mùa cao điểm, con số này có thể lên tới hàng trăm sản phẩm. Cửa hàng quy định mỗi nhân viên cứ bán được 30 sản phẩm thì được hưởng thêm 200.000 đồng.
 
Đi một vòng các phố như Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Chùa Bộc (Đống Đa), Nguyễn Trãi (Hà Đông), Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng)…  đều sẽ nhận thấy những cửa hàng một giá thu hút rất đông người mua hàng.
Thực chất, hàng một giá đều là hàng Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam. Những mặt hàng một giá đa phần chỉ tập trung vào những mặt hàng như quần áo, đồ da dụng, đồ lưu niệm, trang trí… mà đầu mối lấy đều từ chợ Đồng Xuân, các kho ở Long Biên, Gia Lâm còn phần lớn quần áo thường lấy ở chợ Ninh Hiệp (Bắc Ninh). Ngoài ra, các chủ hàng còn có thể dùng hình thức “ôm hàng sale” khi có đợt xả hàng hoặc là hàng “sập tiệm”(hàng của doanh nghiệp phá sản). Vì giá lấy bao giờ cũng thấp hơn nhiều so với giá bán, nên cứ mỗi sản phẩm được bán ra, chủ hàng đều có lãi nhiều.
 
Không chỉ nhập hàng rẻ, các chủ hàng còn dùng mánh khóe đánh vào tâm lý của khách hàng khi mua đồ rẻ tại cửa hàng một giá. Đặc biệt là chị em phụ nữ, đôi khi có tâm lý ham của rẻ sẽ mua rất nhiều đồ rẻ nhưng khi thanh toán có khi lên đến tiền triệu.
 
Cũng vì là hàng Trung Quốc nên hiển nhiên là chất lượng sản phẩm sẽ không đảm bảo nhưng tâm lý tiền nào của nấy, của rẻ mua có hỏng cũng không tiếc nên những sản phẩm hàng Trung Quốc một giá này vẫn có lượng khách hàng đều đặn và vẫn tồn tại trên thị trường qua nhiều năm nay.
 
Trong khi các cửa hàng Made in VietNam đang nỗ lực đẩy lùi hàng Trung Quốc lùi bớt ra khỏi thị trường, thì các cửa hàng một giá lại tiếp tay rất tự nguyện cho hàng Trung Quốc len lỏi vào từng hộ gia đình. Có thể nói cuộc chiến “nói không với hàng Trung Quốc” chỉ là của người Việt với người Việt. Và khi tâm lý sính rẻ, mặc vài lần rồi bỏ cũng không sao của số đông chị em trong thời buổi kinh tế khó khăn, đã vô hình chung làm hàng Việt đã khó chiếm lĩnh thị trường lại càng chật vật. Nhưng nói vậy cũng để thấy, nếu hàng Việt vẫn chỉ biết cách kinh doanh chính thống, không chịu khó tìm mọi con đường tiếp cận người tiêu dùng cả về chất lượng và giá cả thì chuyện cạnh tranh với hàng Trung Quốc vẫn là cuộc chiến không cân sức.