THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 December 2013

HOA KỲ ỨNG XỬ RA SAO VỚI MỘT ADIZ BIỂN ĐÔNG ?!

first-kilo-4-vietnam
Táu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam, một trong những đối thủ đáng gờm của hải quân Trung Quốc
Courtesy of navytechnology.com

RFA- 12/12/2013

Thân này ví xẻ làm đôi!

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ đến Việt Nam vào ngày thứ bảy, làm việc tại Sài Gòn , Hà Nội cho tới thứ hai sắp tới, nhằm vào 14 tới 16 tháng 2, rồi đi Tacloban và Manila ở Philippines. Ông Kerry đang làm việc vất vả và cật lực trong hai tuần nay. Tuần trước ông họp hành với các nhà lãnh đạo Israel và Palestine đến cuối tuần mới về Mỹ, hôm qua, thứ ba, ông điều trần trước quốc hội về công việc liên quan đến Iran, Israel và Palestine. Hôm nay, chiều 11 tháng 12, ông lên đường trở lại Israel, Palestine, rồi từ đó bay tới Việt Nam vào ngày thứ bảy. Vì sao Ngoại trưởng Hoa Kỳ phải đi Đông Nam Á vào lúc hồ sơ Trung Đông còn đòi hỏi thêm nhiều thời gian và công sức của ông?

Chính sách chuyển trục

Có thể nếu không bận rộn ở Trung Đông thì chắc Ngoại trưởng Kerry đã đi Việt Nam và Philippines cùng lúc phó Tổng thống Joseph Biden đi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn quốc. Chuyến đi của phó Tổng thống Joe Biden có thể gọi là "kịp thời" vì vừa xảy ra vụ không phận nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc áp đặt, sau khi Hoa Kỳ đã cho hai chiếc B-52 bay vào đó trong một hành động thách thức.  Đây chính là lúc Hoa Kỳ cần chứng tỏ quyết tâm trong chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á, đánh tan mọi điều nghi ngại.
Sự nghi ngại bắt nguồn từ khi Tổng thống Obama vì bận rộn việc chính trị nội bộ đã không thể đi dự hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương ở Bali. Nhiều nước châu Á đã công khai bày tỏ lo âu về chính sách chuyển trục từng được người Mỹ long trọng cam kết. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành vai chính nổi bật trên các diễn đàn kinh tế cũng như chính trị và chiến lược trong thời gian đó. Ngoại trưởng John Kerry thay mặt Tổng thống Obama, truyền thông Hoa Kỳ mô tả như một cái bóng mờ chiếm vị trí thứ yếu. 
liaoning-250
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc vừa tập dượt ở biển Đông - Courtesy of chinesemilitaryreview
Tuần trước Phó Tổng thống Joseph Biden đã đến Tokyo, Bắc Kinh và Seoul để tìm cách làm dịu mối căng thẳng vì không phận nhận dạng phòng không của Trung Quốc gây ra. Nay Ngoại trưởng John Kerry đi Việt Nam và Philippines, mà theo thông cáo của bộ ngoại giao thì ở Việt Nam sẽ thảo luận về những vấn đề về năng lượng và hiệp ước TPP, về công cuộc hợp tác đối tác toàn diện vừa được ký kết  hồi tháng 7 tại Washington, cùng một số đề tài gọi là song phương và khu vực. Nội dung làm việc đó liệu có đủ để chứng minh quyết tâm trong chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á?

Hiệp định TPP

Chuyến công tác của Ngoại trưởng Kerry tiếp theo hội nghị về hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, khi 12 nước nhóm họp tại Singapore từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 12. Ông Kerry củng nối gót phó Tổng thống Biden. Do đó Ngoại trưởng Kerry có thể sẽ thảo luận hai đề tài chính là hiệp ước TPP với Việt Nam, và trấn an Việt Nam về lập trường về an ninh khu vực của Mỹ một khi chẳng may Trung Quốc thiết lập vùng gọi là không phận nhận dạng phòng không ở biển Đông. Hai nội dung đó đủ chứng tỏ quyết tâm trong lời cam kết của Tổng thống Obama, các cựu bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Hoa Kỳ cũng như những đồng nhiệm hiện tại của họ về chính sách chuyển trục chiến lược sang châu Á.

Một ADIZ biển Đông?

Về phía Trung Quốc, đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Mã Khắc Khanh, khi được hỏi liệu Bắc Kinh có thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Đông không, đã trả lời rằng Trung Quốc có quyền quyết định thời gian và địa điểm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới. Tuy nhiên họ Mã nói thêm rằng bà chưa được biết gì về một kế hoạch như vậy cho biển Nam Trung hoa, tức là biển Đông như người Việt thường gọi.
indian-carrier
Hàng không mẫu hạm Vikramaditya của Ấn Độ - Courtesy of ecopackindia.com
Vị đại sứ nói không biết, nhưng liệu Trung Quốc có một kế hoạch như vậy hay chưa?
Bắc Kinh lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông trước vì đó là việc cần thiết trước tiên đối với họ, với mục đích tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc bao trùm lãnh hải tranh chấp gay gắt với Nhật Bản ở Senkakư/ Điếu Ngư, và đảo đá Ieodo, hay Tô Nham, với Hàn quốc.
Hành động này, nhất cử lưỡng tiện, còn là một phép thử phản ứng và quyết tâm của Nhật bản, Hoa Kỳ và Hàn quốc trước tham vọng bành trướng và tham vọng đại dương của Trung Quốc. Trung Quốc đo lường phản ứng đó để có kế hoạch tinh vi hơn khi thiết lập không phận như vậy ở biển Đông, nơi mà họ có ưu thế về lực lượng vượt trôi hơn nhiều hơn so với Việt Nam và Philippines. Biển Đông cũng là khu vực quan yếu đối với Trung Quốc không khác biển Hoa đông, về mặt nguyên nhiên liệu cũng như thủy lộ huyết mạch cho nền quốc phòng và kinh tế Trung Quốc.

Phản ứng thế nào?

Khi ấy, phản ứng của Việt Nam với Philippines hẳn nhiên sẽ rất cứng rắn về mặt ngoại giao. Còn Hoa Kỳ? Liệu người Mỹ có phản ứng giống như ở biển Hoa Đông, phi cơ chiến đấu của Mỹ có bay vào, để rồi các hãng bay của Mỹ lại phải báo cáo cho Hoa lục về lộ trình và chi tiết phi hành ?
Xem xét kỹ lưỡng, có thể thấy biển Đông không giống như vùng tranh chấp ở biển Hoa đông.
Khán thính giả Kim Nguyên của RFA có ý phê phán khi nêu câu hỏi rằng giả sử Trung Quốc áp đặt không phận đó ở Alaska thì không lẽ các hãng hàng không Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ và báo cáo hay sao?
Xin thưa rằng phi cơ Mỹ chỉ được khuyến cáo làm thủ tục đó ở không phận quốc tế bên ngoài nước Mỹ, không thể nói đến không phận ngay trên nội địa Hoa kỳ.
Biển Đông tuy không liên quan đến nội địa Hoa Kỳ nhưng đường Lưỡi Bò chín đoạn của Trung Quốc là một sự lấn chiếm quá trắng trợn, mà Hoa Kỳ và phương Tây cùng với Ấn Độ và các quốc gia đại dương của Đông Nam Á vẫn cực lực phản đối. Vì vậy phản ứng của Hoa Kỳ về một không phận ADIZ trên biển Đông sẽ không thể giống như với phản ứng đối với việc này ở biển Hoa đông.
Việt Nam và Hoa Kỳ hẳn nhiên sẽ thảo luận về vấn đề đó trong chuyến đi của Ngoại trưởng John Kerry sang Việt Nam từ thứ bảy, 14 tháng 12, đến thứ hai, 16 tháng 12 năm 2013.

Không thể áp bức

Có ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ lập ADIZ biển Đông khi nào có đủ lực lượng hải quân tuần tra đến tận Trường Sa, Singapore.
sukhoi-30-MK2
Chiến đấu cơ đa năng Sukhoi 30-MK2, Việt Nam vừa đặt mua của Nga 12 chiếc, giao hàng 2011-2012
Tuy Trung Quốc mới cho hàng không mẫu hạm Liêu Ninh thao dượt ở biển Đông, nhưng môt không phận ADIZ không cần đến hải quân tuần chiến; ADIZ chỉ là phương cách Bắc Kinh dùng để xác định lãnh hải nào mà họ muốn giành chiếm về phần mình vì dồi dào nguyên nhiên liệu, và là thủy lộ tiến vào thềm Hoa Lục.
Thủy lộ biển Đông tấp nập với tàu bè, phi cơ của hàng chục quốc gia Âu Mỹ Á, lại có bờ biển Philippines và Việt Nam sát cạnh, Trung Quốc không thể nào bắt buộc hay đe dọa các nước ấy để họ phải báo cáo phi hành và căn cước chuyến bay cho đảo Hải Nam.