THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

02 January 2013

Lật tẩy bộ mặt thật của 'Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012'!

Source:  http://www.petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/lat-tay-bo-mat-that-cua-gia%CC%89i-nhan-quye%CC%80n-hellmanhammett-2012.html
 

(Petrotimes) - Bắt đầu từ năm 1989, HRW lập giải nhân quyền Hellman/Hammett đến nay, đã trao giải này cho trên 700 người trên thế giới, trong đó có gần 30 công dân Việt Nam, gồm những người có hành vi vi phạm pháp luật, chống đối, lật đổ chế độ ở Việt Nam.

Ngày 20/12/2012, tổ chức “Theo dõi nhân quyền”(Human Rights Watch - HRW), trụ sở chính ở New York, Mỹ đã ra thông báo công bố trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012” cho 41 người từ 19 quốc gia, trong đó có 5 công dân Việt Nam, gồm những người có hành vi chống đối, vi phạm phạm luật ở Việt Nam: Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú để “vinh danh lòng can đảm và kiên định trước áp lực chính trị”(!?) Hành động của HRW đã lật tẩy bộ mặt thật công nhiên cổ xúy hoạt động chống đối, lật đổ ở Việt Nam.

5 công dân Việt Nam được HRW trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012”

Sự thật 5 công dân Việt Nam được HRW trao “Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012”(giải thưởng mang tên hai văn sĩ quá cố người Mỹ - Nhà biên kịch Lillian Hellman và tiểu thuyết gia Dashiell Hammett) đều là những đối tượng vi phạm luật pháp

Cha con Huỳnh Ngọc Tuấn (49 tuổi), Huỳnh Thục Vy (27 tuổi) quê ở Quảng Nam hoạt động chống đối chính quyền, gây rối ở tỉnh Quảng Nam, biểu tình ở TP Hồ Chí Minh… đã nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ. Nguyễn Hữu Vinh, một kẻ đội lốt tôn giáo đã nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ đấu tranh lật tẩy trò kích động chống chính quyền, biểu tình, gây rối ở Hà Nội.

Phạm Minh Hoàng (57 tuổi), thành viên khủng bố “Việt Tân” núp danh giảng viên đại học hoạt động lật đổ chính quyền ở TP Hồ Chí Minh, từng bị Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 3 năm tù giam. Vũ Quốc Tú hoạt động trong nhóm “Câu lạc bộ nhà báo tự do” gồm Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu cày), Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần… chống chính quyền ở TP Hồ Chí Minh.

Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú đều là những con bài chính trị của các thế lực thù địch, bọn phản động người Việt ở hải ngoại chủ động tạo dựng thành “ngọn cờ”, hậu thuẫn, tài trợ tiền hoạt động chống đối ở Việt Nam.

Báo chí phương Tây, một số tổ chức nhân quyền quốc tế, các nhóm phản động người Việt ở hải ngoại tâng bốc số đối tượng này bằng hỗn danh “nhà đấu tranh dân chủ quốc nội”.

“Giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett 2012” của HRW trao cho 5 công dân Việt Nam đều có vai trò tích cực của các cá nhân, tổ chức chống đối Việt Nam, như “Việt Tân”, “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Cao trào nhân bản”… Huỳnh Thục Vy vừa được tổ chức phản động “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” ở Mỹ công bố trao “Giải nhân quyền Việt Nam 2012” ngày 10/12/2012, tại Canada.

Bằng hành động trao “Giải nhân quyềnHellman/Hammett 2012” cho 5 công dân Việt Nam kể trên đã lật tẩy bộ mặt công nhiên, trắng trợn cố xúy, kích động, hậu thuẫn, tài trợ (HRW công bố trị giá của mỗi giải thưởng là 10 nghìn USD) cho hoạt động chống đối, lật đổ chế độ ở Việt Nam của HRW.

“Giải Hellman/Hammett” là giải thưởng nhân quyền thường niên của HRW mà tiền thân là tổ chức Helsinki để “giám sát” dân chủ, nhân quyền của Liên Xô cũ, sau này bị biến dạng, mở rộng thành một tổ chức tự phong cho mình quyền giám sát nhân quyền thế giới.

Bắt đầu từ năm 1989, HRW lập giải nhân quyền Hellman/Hammett đến nay, đã trao giải này cho trên 700 người trên thế giới, trong đó có gần 30 công dân Việt Nam, gồm những người có hành vi vi phạm pháp luật, chống đối, lật đổ chế độ ở Việt Nam như: Thích Quảng Độ, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Lý Nguyễn Bắc Truyển, Phan Thanh Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Hồ Thị Bích Khương, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Lê Trần Luật, Vi Đức Hồi…

Giở thêm trò “Giải thưởng nhân quyền Hellman/Hammett 2012” cho Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng, Vũ Quốc Tú là không nằm ngoài ý đồ hà hơi, tiếp sức, hậu thuẫn cho các hoạt động chống đối, lật đổ ở Việt Nam của HRW.

Trò ấy chỉ là màn kịch lập liếm theo đóm ăn tàn, theo “gu”, điều hành dân chủ Mỹ và phương Tây mà thôi!
Thi Nga

Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài?

Bộ máy tham nhũng sao hút được người tài?

 
Khi bộ máy còn tham nhũng, quan liêu lãng phí ở mọi cấp mọi ngành thì làm sao thu hút và trọng dụng được nhân tài - Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an bình về dự thảo nghị định thu hút công chức tài năng đangđược Bộ Nội vụ soạn thảo.

Người đứng đầu phải biết cầm cân nảy mực

Dự thảo nghị định thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng công chức tài năng do Bộ Nội vụ soạn thảo đưa ra đối tượng rất rộng, là những người đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tốt nghiệp đại học từ loại giỏi trở lên… Xác định công chức tài năng dựa vào yếu tố “bằng cấp” như vậy theo ông có quá rộng và liệu có làm nảy sinh tiêu cực?

- Ý tưởng nêu trong đề án rất tích cực, với mong muốn thu hút được nhiều người tài vào khu vực công. Đồng thời, nó cũng phù hợp với xu thế hiện nay là cạnh tranh nhân tài.


Thiếu tướng Lê Văn Cương: Người đứng đầu giỏi, công tâm mới tập hợp được người giỏi. Ảnh: VietNamNet

Để nhận diện thế nào là công chức tài năng, ban soạn thảo đưa ra căn cứ yếu tố đầu vào, đó là tiêu chuẩn phải tốt nghiệp khá giỏi ĐH, thạc sĩ.

Tuy nhiên, trong cuộc hội thảo vừa qua ở Hải Dương, nhiều người chưa tán thành tiêu chí này. Tài năng trong lĩnh vực học tập nghiên cứu và tài năng thực hành khác nhau. Một người có thể giỏi trong lĩnh vực chuyên môn hẹp nhưng khi dự tuyển làm công chức cũng cần đáp ứng các tiêu chí khác nữa.

Do các tiêu chí để xét công chức tài năng chưa có nên đánh giá chủ quan của người đứng đầu có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, người đứng đầu cơ quan phải là người biết cầm cân nảy mực, công tâm, biết thu hút và tập hợp được những người giỏi và tốt xung quanh mình. Chỉ khi đó mới đưa ra quyết định chính xác để tuyển lựa được người tài.

Theo đề án thì ai đủ điều kiện đạt bằng khá giỏi sẽ được thủ trưởng tuyển thẳng. Nhiều người vẫn e ngại tiêu chuẩn bằng cấp sẽ làm nảy sinh tiêu cực?

- Bằng cấp là cần thiết nhưng không phải khi nào cũng tương đương với năng lực giải quyết công việc. Nhất là với chất lượng đào tạo như hiện nay.

Tôi cho rằng phải đi bằng cả hai chân. Một mặt công nhận tiêu chuẩn bằng cấp, nhưng mặt khác vẫn phải thông qua hình thức thi tuyển công bằng. Chỉ có ngoại lệ với một số cá nhân mà tài năng đã được thừa nhận và khẳng định.

Hình thức thi tuyển, điều kiện, tiêu chí, vị trí tuyển dụng phải công khai.

Dự thảo cũng nêu, cán bộ, công chức ở các vị trí lãnh đạo, quản lý, các cấp ủy Đảng và tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm phát hiện và tiến cử, giới thiệu những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng được ngay yêu cầu… và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề nghị, tiến cử của mình. Quy định này liệu có khuyến khích việc giới thiệu người tài?

- Quy định nói trên mang ý nghĩa là ràng buộc trách nhiệm của người tiến cử, nhưng theo tôi tất cả những người được thủ trưởng tiến cử cũng phải thông qua thi tuyển chứ không phải hễ được tiến cử thì mặc nhiên đưa vào bộ máy. Làm như vậy sẽ nảy sinh tiêu cực.

Tuy nhiên, người tài thường có tính tự trọng rất cao, chỉ e nếu áp dụng cơ chế thi tuyển cào bằng có thể sẽ không khích lệ được họ vào làm việc ở cơ quan nhà nước?

- Bởi vậy mà nhân tố công khai rất quan trọng. Thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng, điều kiện và kết quả tuyển dụng cần công khai, minh bạch. Hội đồng chấm thi cũng phải hết sức khách quan, với một đề bài hợp lý.

Tôi đồng tình với quy định cho phép tiến cử nhưng phải xem đó chỉ là tiền đề bước đầu, sau đó vẫn phải thông qua thi tuyển.

Đối với các vị trí quản lý tôi vẫn ủng hộ xu hướng phải thi tuyển cạnh tranh, với nhiều ứng viên và phải tranh cử công khai.

Bộ máy phải trong sạch

Ngoài việc tuyển dụng thì cơ chế đãi ngộ và môi trường làm việc để người tài có cơ hội cống hiến là rất quan trọng. Đề án đã giải quyết được vấn đề này chưa, thưa ông?

- Đề án đã mạnh dạn đưa ra nhiều ý tưởng mới về cơ chế đãi ngộ, đảm bảo quyền lợi cho công chức tài năng. Tất nhiên với người có tài năng thì phải có cơ chế biệt đãi chứ không thể đối xử cào bằng.



Nhưng ngoài ra, người tài cần có nhu cầu được ghi nhận công trạng bằng các hình thức tuyên dương, khen thưởng, rồi một môi trường làm việc phù hợp để phát triển tài năng. Các vấn đề này chưa được nói đến trong đề án.

Mấy năm trước đã xuất hiện một dòng chảy những người tài rời khỏi khu vực cơ quan nhà nước mà lý do phần lớn là do họ cảm thấy môi trường làm việc bế tắc không phát huy được năng lực.

Có ý kiến cho rằng, gần đây chính sách thu hút nhân tài được Bộ Nội vụ và nhiều địa phương triển khai song chưa thực sự phát huy tác dụng? Theo ông, nguyên nhân của tình trạng trên là gì và cần khắc phục như thế nào?

- Theo tôi, song song với việc thu hút, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài, phải xây dựng một bộ máy trong sạch. Để làm điều này chỉ riêng Bộ Nội vụ không thể đảm đương được mà phải có quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất. Cái gốc của việc tạo lập môi trường làm việc trong sạch, đó là phải khắc phục được tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tha hóa. Người đứng đầu phải giỏi, công tâm thì mới tập hợp được người giỏi. Đó là cái khuôn. Không bao giờ có 1 sản phẩm tròn với 1 cái khuôn méo.

Một khi bộ máy còn để xảy ra tham nhũng, quan liêu lãng phí ở mọi cấp mọi ngành thì làm sao hy vọng có thể thu hút và trọng dụng được nhân tài.


Lê Nhung