THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 January 2013

Khoa học Việt Nam 'chưa đủ tầm công bố quốc tế'



Trừ một số ngành như toán, lý vật liệu thì cái gọi là "công trình khoa học" ở Việt Nam đều ở mức tầm tầm, ít có đóng góp khoa học, chưa phản ánh bản chất sự vật, quy luật vận động và phát triển của sự vật.
Khoa học Việt ít bài đăng trên tạp chí quốc tế

Đó là ý kiến của độc giả Trantrang trong diễn đàn "Vì sao các nhà khoa học làm việc trong nước lại ít có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài":
Khoa học là lĩnh vực tri thức về bản chất, quy luật vận động và phát triển của sự vật (cả tự nhiên và xã hội). Nghiên cứu khoa học là nghiên cứu bản chất của sự vật, quy luật vận động và phát triển của sự vật ấy. Kết quả nghiên cứu khoa học là phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật vận động và phát triển của sự vật đó.
Với nội dung như vậy, thì các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học (cả tự nhiên và xã hội) ở Việt Nam liệu đã có các kết quả khoa học xứng tầm để công bố quốc tế chưa? Tôi thấy, trừ một số ngành như toán, lý vật liệu, sinh học, khảo cổ, thì các cái được gọi là "công trình khoa học" đều ở mức tầm tầm, ít có đóng góp khoa học, tức là không phản ánh tri thức về bản chất sự vật, quy luật vận động và phát triển của sự vật.
Những năm gần đây, hội chứng "tiến sĩ kinh tế" cho thấy sự tụt lùi về khoa học kinh tế ở Việt Nam. Ai cũng có thể trở thành “tiến sĩ kinh tế” ở Việt Nam mà chẳng có đóng góp gì về khoa học kinh tế cả.
Các luận án kinh tế đó quanh đi quẩn lại chỉ là mô tả thực trạng, kinh nghiệm thế giới, rồi đề ra vài cái kiến nghị sao chép, nhưng "hot", thế là có cái bằng "tiến sĩ kinh tế". Nhiều quan đương chức, chẳng nghiên cứu khoa học một ngày nào, chẳng có công trình hay đóng góp khoa học nào, nhờ cấp dưới viết hộ ba bài báo ít chất lượng, đăng trên các tập chí của bộ, ngành rồi đủ điểm "công trình" đi "bảo vệ luận án" mà trước đó đã có "nhời" xin các thầy hội đồng "thông cảm", đánh giá "nỗ lực nghiên cứu" của nghiên cứu sinh là chính, chứ đừng nhìn vào kết quả nghiên cứu mà phê phán, so đo.
Nhiều ngành khoa học xã hội khác cũng vậy thì lấy đâu ra kết quả khoa học khả dĩ mà công bố với các nước khác. Chuyện yếu về ngôn ngữ không hẳn là một rào cản để công bố nghiên cứu. Nếu có kết quả khoa học tốt, cản trở về ngôn ngữ không phải là ghê gớm.
Điều cốt yếu, Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khoa học đúng nghĩa, còn trong khoa học xã hội thì mới chỉ là nghiên cứu kiểu "mô tả", chưa vạch được bản chất sự vật hay quy luật vận động và phát triển của sự vật đó. Do đó, cái gọi là kết quả nghiên cứu ấy chưa thể đủ tầm công bố quốc tế.
Trantrang

Thủ tướng thị sát tên lửa hiện đại S-300 !



Ngày 13/1, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm và kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Đoàn tên lửa phòng không 64 - đơn vị được trang bị tổ hợp tên lửa S-300, được mệnh danh là "rồng lửa".
Tên lửa S-300, máy bay Su-30 luyện tập

Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của Sư đoàn Phòng không 361 nói chung và Đoàn tên lửa Phòng không 64 đã lập được nhiều thành tích trong việc tiếp nhận, làm chủ nhanh các vũ khí hiện đại, hoàn thành huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao, góp phần trực tiếp vào gìn giữ hòa bình, độc lập chủ quyền quốc gia.
Thủ tướng
Thủ tướng thăm tổ hợp tên lửa tối tân S-300. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cán bộ chỉ huy, chiến sỹ cần tiếp tục nâng cao trình độ, làm chủ tốt công nghệ, kỹ thuật hiện đại, thuần thục các phương án tác chiến, giành thế chủ động trong mọi tình huống…

Kiểm tra công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu tại Đoàn tên lửa phòng không 64, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vui mừng trước những bước trưởng thành và phát triển vượt bậc, đi nhanh vào chính quy hiện đại của lực lượng phòng không, không quân để sẵn sàng bảo vệ vững chắc bầu trời của Tổ quốc.
Thủ tướng
Thủ tướng kiểm tra công tác trực ban huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng điều khiển S-300. Ảnh: TTXVN

Sư đoàn Phòng không 361 là đơn vị bảo vệ vùng trời của thủ đô và miền Bắc. Trong giai đoạn 1965-1970, Sư đoàn đã đánh hơn 1.800 trận, bắn rơi 591 máy bay địch, trong đó có 35 máy bay B52. Đây là đơn vị chủ lực trong 12 ngày đêm chiến đấu bảo vệ vùng trời thủ đô, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Đoàn tên lửa phòng không 64 được trang bị đồng bộ tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU 1 có thể tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai, ngay cả trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ chiến thuật...
* ẢnhTên lửa hiện đại nhất Việt Nam tập chiến đấu

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU 1 có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 300km, di chuyển cả giải phương vị 360 độ, diệt mục tiêu từ cự ly từ 5km đến 150km trên độ cao từ 10m đến 27.000m.
Theo TTXVN

"BÍ MẬT QUỐC GIA" Top Secret ! 110 TỶ Mỹ kim - O D A



Không chỉ riêng đồng bào Việt Nam trong nước mà ngay cả cộng đồng người Việt hải ngoại, cần phải thắc mắc để tất cả chúng ta đã đến lúc cùng nhau một câu hỏi với bọn " nhà nước " Cộng sản Việt gian bao năm nay mượn danh đồng bào,đất nước để vay mượn thế giới và đã thiếu nợ lên đến bao nhiêu tiền cho đến 2012 ? 


>>>>>  TRÊN  110 TỶ  $ USD    <<<<<

Trong khi chính phủ ở bất cứ một đất nước tiến bộ nào đều phải có phúc trình báo cáo hàng năm về tình trạng tài chính cho nhân dân nắm rõ.
Nhưng ngược lại "nhà nước" CS Việt Gian xác định rằng đây là những  BÍ MẬT QUỐC GIA  và không được công bố cho nhân dân !

Vụ nợ xấu này rất quan trọng vì cho dù có sự thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam đi nữa, thì người dân Việt Nam vẫn phải đi cầy cong lưng suốt 3 đời để trả tất cả các khoản nợ mà cộng sản Việt gian đã vay mượn khắp thế giới.

Nhưng điều trớ trêu nhất là nhân dân VN đã được hưởng những phúc lợi gì từ những khoản tiền CSVG đã và đang vay mượn thế giới !!!???  





 Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank) Cộng Sản Việt Gian Nợ bao nhiêu? 



Trong tiến trình đi truy tầm tiền nợ của Việt gian cộng sản ở các tổ chức tài chánh thế giới, chúng tôi đã đến trang  nhà của ngân hàng Phát Triển Á Châu (Asian Development Bank). Lược qua xem tất cả những dự án mượn nợ, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy Việt gian cộng sản mượn đủ loại nợ. Từ nợ xóa đói giãm nghèo đến nợ làm tốt sản phấm nông nghiệp, nợ xây hệ thống đường hầm xe điện, nợ xây dựng hệ thống điện lực... 



Nhiều dự án đến độ, khi chúng tôi dùng Search để tìm, hiện ra cả 122 trang. Vì không có nhiều giờ để đọc tất cả những dự án đó và cộng lại số tiền nợ là bao nhiêu từ năm 1996 đến nay, do đó chúng tôi mong quý bạn đọc tiếp tay để tính ra số nợ tổng cộng của Việt gian cộng sản với Ngân Hàng Phát Triển Á Châu.

Như trường hợp dự án xóa đói giãm nghèo, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu đã cho Việt gian cộng sản mượn tổng cộng là ti 68.4 triệu Mỹ Kim. Dự án mang số 38392 (hình dưới) đã cho biết .

Vì thế tại sao Việt gian cộng sản đã áp đặt khoản thu thuế gọi là khoản thu "xóa đói giãm nghèo" trên số lương của công nhân viên. Khoản thu này nếu không dùng để trả tiền lời cho Ngân Hàng Thế Giới,  Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu thì để làm gì?






Xin bấm vào đây để xem tât cả dự án mà Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) cho Việt gian cộng sản vay. 
Xin bấm vào đường link của tên các dự án trong cột Project Name để biết số tiền mượn nợ là bao nhiêu?

46391-002: Ha Noi and Ho Chi Minh City Power Transmission Development Sector Project





Cộng Sản Việt Gian Nợ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) Bao Nhiêu Tiền?








Vụ án PMU 18, VINASHIN ..etc..đều bị CSVG cho chìm xuồng vì các cán bộ cao cấp cộng sản Việt gian đã dùng tiền viện trợ nước ngoài để đánh cá cược. Vụ PMU 18 đã làm cho các tổ chức tài chính trên thế giới duyệt lại khả năng cho mượn cũng như viện trợ cho cộng sản Việt gian.

Những con số mượn nợ nước ngoài bao nhiêu, cộng sản Việt gian xem như là bí mật quốc gia - không công bố, và dĩ nhiên chúng ta không thể biết chính xác con số là bao nhiêu trên tòan thế giới. Tuy nhiên trong lúc đi truy lùng con số này, chúng tôi tìm được dữ liệu tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) . Xin gởi đến quý bạn đọc những đường link để quý bạn đọc nghiên cứu.

Xin lưu ý, đơn vị tiền tệ mà bản báo cáo của IMF dùng là SDR - nghĩa là đồng Mỹ Kim và các đơn vị tiền tệ khác cộng lại.

Chẳng hạn khi nhìn vào bản chiết tính của IMF thì chúng ta biết rằng trong năm 2007, cộng sản Việt gian phải trả lại tiền nợ - luôn cả vốn lẫn lời cho cơ quan IMF là  $18,616,761 SDR (18 triệu 616 ngàn 761 SDR - tính theo Mỹ Kim và các tiền tệ khác).

Bản chiết tính còn cho thấy cộng sản Việt gian phải trả tổng cộng tiền vốn lẫn lời cho IMF trong chương trình xóa đói giảm nghèo và phảt triển từ đây cho đến năm 2022 tổng số tiền là $152 051 695 SDR
Riêng trong năm 2006, cộng sản Việt gian đã phải trả tiền lời cho IMF là $663,673 (6 trăm sáu mươi 3 ngàn 6 trăm 7 mưon 3 SDR).



Xin bấm vào đây để xem tình trạng nơ của cộng sản Việt gian với IMF
Vietnam: Financial Position in the Fund as of October 31, 2012

Xin bấm vào đây để xem tiền lời cộng sản Việt gian phải trả hàng năm cho IMF

Vietnam: Transactions with the Fund from May 01, 1984 to March 31, 2007



Xin bấm vào đây để xem tổng số tiền vốn lẫn lời cộng sản Việt gian phải trả cho IMF trong chương trình xóa đói giãm nghèo từ đây đến năm 2022.

Vietnam: Projected Payments to the IMF
as of March 31, 2007


Xin bấm vào đây để xem tiền nợ hàng năm của cộng sản Việt gian với IMF







Cộng Sản Việt Gian Nợ Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) Bao Nhiêu ?

 Thư của Bộ Trưởng Dân Tộc cộng sản Việt gian gởi cho
ông chủ tịch ngân hàng thế giới Paul Wolfowitz


THƯ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Hà Nội, ngày 2/2/2007

Kính gửi ngài Paul Wolfowitz  

Chủ tịch ngân hàng thế giới Washington DC




Kính thưa ngài chủ tịch.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS) đã được chính phủ Việt Nam cam kết với quyết tâm rất cao và thực hiện mạnh mẽ, trong đó vấn đề giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội của khu vực đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những ưu tiên hàng đầu tại Việt Nam.

Thực tế trong 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và phát triển kinh tế đồng thời với xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn. Các kết quả mà tăng trưởng kinh tế và cải cách mang lại đã ưu tiên cho các chương trình mục tiêu quốc gia trong đó có nhiều chương trình với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho người nghèo và dân tộc thiểu số.

Ngay từ năm 1998,  Việt Nam đang trong khủng hoản kinh tế, với mức tăng trưởng GDP trung bình chỉ đạt 4%, chính phủ đã quyết tâm đầu tư cho chương trình đặc biệt về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Gọi tắt là chương trình 135), chương trình nầy được hiện trên hầu khắp cả nước (52 trên 64 tỉnh thành) với trên 2400 xã khó khăn và xã nghèo.

Sau 7 năm thực hiện (1999 - 2005). Chương trình 135 đã đạt được các mục tiêu quan trọng trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, bộ mặt nông thôn miền núi đã thay đổi căn bản đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu cơ bản đối với phát triển sản xuất, phục vụ đời sống nhân dân; thúc đẩy nền kinh tế thị trường từng bước phát triển, tỉ lệ nghèo giảm mạnh; trình độ dân trí đã được nâng lên, tính đến năm 2005. Gần 700 xã thuộc diện đầu tư chương trình 135 đã phát triển đủ điều kiện để ra khỏi chương trình, đồng thời cũng ra khỏi danh sách các xã được coi là nghèo và khó khăn nhất ở Việt Nam.

Chương trình 135 là chương trình hợp lòng dân, đã giúp đồng bào các dân tộc các xã đặc biệt khó khăn thấy rõ trách nhiệm, cùng tham gia triển khai thực hiện chương trình vươn lên tự thoát nghèo. Chương trình 135 được sự chỉ đạo với quyết tâm của đảng, chính phủ, các cấp chính quyền đã thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ công khai, phát huy quyền tham gia của người dân trong giám sát thực hiện chương trình. Chính phủ Việt Nam luôn dành mối quan tâm ưu tiên cho chương trình 135, với ngân sách hàng năm dành cho chương trình luôn cao hơn năm trước.




Thịt Chuột Món Ăn "Cải Thiện"

(PHÓNG SỰ THÁNG Ngày  12-1- 2013)



Cộng sản Việt gian nợ ngân hàng thế giới (World Bank) bao nhiêu tiền? 
Trong chương trình xóa đói giãm nghèo số nợ lên đến bao nhiêu? Hình trên là lá thư của Bộ Truổng Dân Tộc Việt Gian cộng sản gởi cho ông Paul Wolfowitz - chủ tịch ngân hàng thế giới để xin tiền yểm trợ cho chương trình 132 giai đoạn 2 để giúp đỡ dân tộc thiểu số. Số tiền đã được ngân hàng thế giới phê chuẫn là $50,845,536 Mỹ Kim. Các quốc gia Úc, Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, Thụy Điển, Anh Quốc, Quỹ Phát Triển Nông Nghiệp, Quỹ phát triển Quốc Tế, đã cam kết cho mượn tổng cộng $255,000,000. Mỹ Kim.
Bản chiết tính tiền vừa nợ, vừa tiền viện trợ mà cộng sản Việt gian nhận được từ ngân hàng thế giới trên 9.6 tỷ Mỹ Kim !!
  


Nền nhà trải bạt, khi ngủ cô giáo bảo có bé nằm dát hoặc nằm xốp có chăn đắp cũng của tùy từng gia đình mang đến, đang xin Phòng Giáo dục huyện dát giường ...không biết có được không ?

Các bé lớp nhỡ , ngày rét vãn mặc áo như này ! (2012)




Các cháu mầm non Than Uyên - Lai Châu đã nhận được chăn ấm từ CHƯƠNG TRÌNH TRUNG THU cho trẻ em miền sơn cước gửi ngày 13/9/2012.





Xin bấm vào đây để xem số tiền cam kết cho  CHƯƠNG TRÌNH 135 giai đoạn 2 giúp các dân tộc miền núi.
VN - Program 135 Phase 2 Support Credit
http://web.worldbank.org/external/projects/main?Projectid=P104097&Type=Financial&theSitePK=40941&pagePK=64330670&menuPK=64282135&piPK=64302772







Xin bấm vào đây để xem tiền nợ cũng như tiền lời mà cộng sản Việt gian phải trả cho ngân hàng thế giới từ đây cho đến năm 2046.

Xin đừng quên phải nhân thêm 1000 vào đơn vị của mỗi con số.




Xin bấm vào đây để xem tiền nơ (2012) từ ngân hàng thế giới  9,651,675,130.38 tỷ Mỹ Kim.




Khiếu nại tiền Phúng Điếu hỗ trợ
Sau khi tai nạn xảy ra, phía Nhật Bản và các nhà hảo tâm trong nước đã đóng góp vào việc bồi thường, hỗ trợ tiền bạc cho gia đình các nạn nhân.
Nhưng đài BBC được cho biết rằng nhiều gia đình đang gửi đơn khiếu nại về cách sử dụng khoản tiền này của chính quyền địa phương.
Xã Mỹ Hòa, tỉnh Vĩnh Long, là nơi có nhiều lao động chết trong vụ này.
Và vào ngày 5-6 đã có một cuộc họp của UBND xã Mỹ Hòa, tỉnh Vĩnh Long với gia đình có lao động tử nạn trong vụ cầu Cần Thơ.
Tại đó, chính quyền thông báo rằng hiện còn dư 12 tỷ đồng là tiền quyên góp từ phía Nhật Bản và các nguồn trong nước.
Nhưng số tiền này lại sẽ dùng cho việc "xây cầu đường tại xã", chứ không trao trả cho gia đình các nạn nhân.
Thông báo này đã khiến nhiều người phản đối.
Bà Trần Thị Hồng Nhung, có chồng bị chết trong vụ sập cầu, nói với BBC rằng theo chính quyền địa phương, số tiền sẽ được dùng để xây cầu Rạch Tranh và làm con đường cho khu công nghiệp Hoàng Quân.
Sau khi gia đình gửi đơn khiếu nại, bà Nhung cho biết UBND xã xuống gặp gia đình đề nghị “rút đơn lại, để từ từ người ta tính”.
“Gia đình em, cũng như nhiều người khác, muốn số tiền phát đúng mục đích. Đây là cho người chết trong vụ cầu Cần Thơ chứ đâu phải để làm đường,” bà Nhung nói.


Đan Mạch hủy ba dự án viện trợ cho Việt Nam vì lý do gian lận và tham nhũng:
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/denmk-cancl-proj-for-vn-05312012115329.html?searchterm=oda


Cả ba dự án này đều liên quan đến công cuộc nghiên cứu về biến đổi khí hậu,  do tổ chức hỗ trợ quốc tế Danida của Đan Mạch cung cấp tiền.


Bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Chritian Friis Bach.

Theo bộ trưởng Bộ Phát triển Đan Mạch Chritian Friis Bach thì những hành vi gian lận , sử dụng sai mục đích nguồn viện trợ của Đan Mạch, do những tổ chức hay cá nhân gây ra,  đều phải được chận đứng,  xử lý và trừng phạt.



Việt Nam đã giải ngân nguồn vốn ODA như thế nào?

http://www.rfa.org/vietnamese/commentaries/132835-20040408.html?searchterm=%20ODA%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam


Trong kế hoạch phát triển kinh tế năm năm 2001-2005, Việt Nam dự trù cần phải đạt được kế hoạch huy động và giải ngân 10 tỷ đô la tiền vốn viện trợ phát triển chính thức ODA. Đến nay việc thực hiện kế hoạch 5 năm này đã đuợc hơn một nửa, phóng viên Đỗ Hiếu của đài chúng tôi đã liên lạc với tiến sỹ kinh tế Lê Mạnh Hùng và hỏi về việc thực hiện kế hoạch này đối với viện trợ ODA thì được ông cho biết như sau:
Về vấn đề vốn hỗ trợ chính thức gọi tắt là ODA của Việt Nam đó, thì trong những năm qua, số lượng tiền vốn này đuợc các nước viện trợ cam kết rất là lạc quan và có thể nói là vượt quá chỉ tiêu, tỷ dụ như là trong năm 2002, số vốn hứa hẹn là hơn hai tỷ rưởi đô la cao hơn năm 2001 đến 5% và đến năm 2003, lên tới trên hai tỷ tám trăm triệu đô la, tức là tăng 13% so với năm 2002.
Thế nhưng đối với vốn viện trợ phát triển này, cam kết là một chuyện nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải sử dụng, tức là nói đến vấn đề giải ngân, mà vấn đề giải ngân này thì Việt Nam hiện vẫn gặp một số khó khăn, thành ra cái mục tiêu mà chánh phủ Việt Nam đề ra là giải ngân 10 tỷ đô la trong vòng kế hoạch 5 năm này, thì có nhiều triển vọng chưa chắc đã đạt được.
Nếu mà xét về những số liệu thống kê, mà chính phủ Việt Nam cho thấy thì việc giải ngân nguồn vốn ODA luôn luôn là thấp hơn so với cái mức mà nhà nước đặt ra, thí dụ như là năm 2001, mới giải ngân được có một tỷ sáu mươi lăm triệu đô la, năm 2002 giải ngân được một tỷ 800 trăm triệu đô la và năm 2003 thì xuống chỉ còn một tỷ 55 triệu đô la. Thành ra nếu mà Việt Nam muốn đạt đuợc cái mức mà kế hoạch đề ra thì phải thực hiện giải ngân vào khoản hai tỷ bảy trăm triệu đô la. Trong hai năm 2004, 2005, đây là một điều sẽ rất khó mà thực hiện được.
Đỗ Hiếu: Thưa ông, ODA tức là viện trợ chính thức ở Việt Nam thường được nhà nước sử dụng vào các mục đích gì?
Tiến Sĩ Mạnh Hùng: Vốn viện trợ chính thức này thường được nhà nước Việt Nam sử dụng trong việc xây dựng và tái thiết hạ tầng cơ sở kinh tế, tỷ dụ như là đuờng xá, nhà máy điện. Năm vừa qua chẵn hạn, vốn ODA đã giúp Việt Nam xây dựng mới khoảng 3700 cây số đường quốc lộ. Vốn ODA cũng là vốn chính tạo ra công việc làm trong ngành điện.
Nguồn vốn ODA trong bốn năm trước đây, tức là từ 1996 đến 2000 chiếm đến 40% tổng số vốn đầu tư của nhà nước vào ngành điện .
Ngoài ra ODA tài trợ bởi các định chế quốc tế như Ngân Hàng thế giới, còn có tính cách tạo ra hạ tầng cơ sở về xã hội tức là giúp về việc xóa đói giảm nghèo, mở mang thêm hoạt động tại nông thôn thì đó là những điều quan trọng nhất mà vốn ODA được sử dụng.
Đỗ Hiếu: Xin ông có thêm nói thêm về vai trò của vốn viện trợ ODA ra sao? Ngoài ra chúng tôi cũng xin ông trình bày về sự khác biệt giữa ODA với FDI, tức là đầu tư trực tiếp của nước ngoài?
Tiến Sĩ Mạnh Hùng: Vốn đầu tư trực tiếp của các công ty đầu tư có tính cách thương mại tức là họ đầu tư vào những dự án tạo ra lợi nhuận cho họ, tỷ dụ như là hãng Sony thành lập một nhà máy lắp ráp vô tuyền truyền hình tại Việt Nam, thì đó là vốn đầu tư do chính Sony tạo ra , nằm trong FDI.
Nhưng để có thể có được nhà máy đó, thì chánh phủ cần phải cung cấp một số những dịch vụ, tỷ dụ như muốn thành lập nhà máy thì cần có đường xá, cần có điện, phải có những hạ tầng cơ sở và những hạ tầng cơ sở đó các công ty đầu tư bình thường sẽ không muốn đầu tư vào, vì đầu tư vào thì họ không thu được tiền lời ngay mà hầu như là chánh phủ phải bỏ tiền ra , và cái việc đầu tư vào những chuyện đó chính là việc sử dụng những tài nguyên của viện trợ của các nước ngoài cung cấp hoặc của những định chế quốc tế tài trợ, tỷ dụ như là để có thể phát triển được tỉnh Quảng Ninh thì nhà nước đã dùng vốn ODA để nâng cấp một số hải cảng , một số những đường xá thì những cái đó sẽ mở đầu cho những phương tiện để cho những công ty có thể đầu tư vào những khách sạn ở Vịnh Hạ Long chẵn hạn. Tôi lấy đó là một thí dụ cho thấy sự khác biệt giữa vốn ODA và vốn FDI.
Đại sứ Nhật tại Việt Nam: Việt Nam cần giải quyết nợ xấu nhanh hơn



Tàu Vinashinlines bị bắt ở Ấn Độ


VN phải tiêu ít nhất 9 tỉ USD, tức 163,8 ngàn tỉ VND để cứu KT – trung bình 2 triệu VND cho mỗi đầu người.

Tạm tính $1 USD = 18200 VND, (trong 9 năm không thay đổi).

Mỗi 1 xu trong số 163,8 ngàn tỉ VND kể trên đều phải đi mượn về, hiện nay phải theo giá thị trường không dưới 10% lời mỗi năm. Do CP VN trong các năm sau không thể trả dứt, mà chỉ có thể mượn nợ mới trả nợ cũ, nếu tiền lời chỉ 10% thì số nợ sẽ tăng gấp đôi sau 7 năm, vậy là năm 2016 số này sẽ tăng lên thành 327,6 ngàn tỉ VND – nếu giá USD không thay đổi thì khi đó sẽ là 18 tỉ USD.

Năm 2010 dự tính cũng mượn 9 tỉ USD, và 2011 cũng vậy, do đó đến năm 2018 VN sẽ nợ 18 tỉ (vốn lời cho nợ mượn năm 2011) + 19,8 tỉ (vốn lời cho nợ mượn năm 2010) + 21,78 tỉ (vốn lời cho nợ mượn năm 2009) = 59,58 tỉ USD (1084,36 ngàn tỉ VND) cho số nợ 27 tỉ USD dự tính mượn trong 3 năm 2009-2011.

Đó là chưa kể số 300 ngàn tỉ VND nợ trái phiếu trước các vụ 27 tỉ USD này, số này tính vốn lời sẽ là 726 ngàn tỉ VND năm 2018 = 39,89 tỉ USD.

Tổng cộng các nguồn trên, cho dù CS VN không mượn thêm đồng bạc nào sau năm 2011 thì VN sẽ nợ 99,47 tỉ USD (tức 1810,36 ngàn tỉ VND) vào năm 2018..

Cộng thêm 33 tỉ USD hiện ĐANG nợ nước ngoài, cho dù không mượn thêm đồng USD nào trong 9 năm tới.

 Và hàng năm trả tiền lời đều đặn, thì cuối năm 2018 nước VN sẽ nợ tổng cộng 132,47 tỉ USD.


Số 132,5 tỉ USD nợ năm 2018 là con số CHÍNH THỨC, công bố, không mang tính lý thuyết hoặc suy đoán – chỉ với điều kiện giá USD giữ nguyên 1 USD = 18,200 VND và CS VN có thể mượn trái phiếu giá tiền lời trung bình 10%.
Ngoài ra còn rất nhiều giấy nợ CS VN ghi cho các ngân hàng VN, giấy bảo đảm nợ nếu các công ty, tập đoàn quốc doanh không trả thì CS VN sẽ gánh, số này cho đến hiện nay, theo thống kê sẽ vào khoảng 30 tỉ USD.
Do đó, việc CSVN sẽ làm đất nước phá sản khó tránh khỏi trong vòng vài năm tới, trừ khi CS phá giá VND thậm tệ làm hàng triệu người bỏ tiền vào ngân hàng bị mất gần hết tiền trong đó.
Thí dụ, sau khi mượn xong thêm 27 tỉ USD bằng VND trong 3 năm 2009-2011, CS VN phá giá VND xuống còn 1/10 (tung ra thêm 10 lần số tiền hiện lưu hành, in giấy 5 triệu VND), 1 USD = 182 ngàn VND, khi đó chỉ cần bán ra 4,35 tỉ USD là đủ kiếm về 791 ngàn tỉ VND trả cho số 300 ngàn tỉ VND hiện đang nợ và số 491 ngàn tỉ VND (27 tỉ USD) sắp mượn trong 2009-2011.
Các vụ “xù nợ hợp pháp” loại này, CS VN làm 4-5 lần suốt từ 1975. Không có lý do nào để tin rằng sẽ không xảy ra thêm lần nữa.

Nhà thờ TỔ CHA DÒNG HỌ NGUYỄN TẤN DŨNG

Mẹ Phương Uyên viết thư cho Chủ tịch nước



VRNs (13.01.2013) – Sài Gòn – Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sau khi đi gởi đồ thăm nuôi cho con ở trại tạm giam Long An về đã viết thư cho Ông chủ tịch nước.

“Thưa Chủ tịch nước, là một người mẹ, đứng trước tai nạn đáng lý không xảy ra cho con tôi, bởi vì với chúng tôi, hành vi chống Trung Quốc của con tôi là hành vi yêu nước, do đó không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau của người mẹ, biết con mình làm một điều tốt phải chịu một thảm họa đẩy con tôi vào tương lai tối tăm”.

Sau đó bà Nhung đề nghị Chủ tịch nước can thiệp với cơ quan điều tra công an tỉnh Long An để bà được gặp con gái. Bà cũng đề nghị cho phép luật sư được tiếp cận với Phương Uyên ngay bây giờ, trong quá trình điều tra như Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Và điều cuối cùng đề nghị với Ông chủ tịch là, nếu đưa con bà ra xét xử công khai thì phải cho gia đình và luật sư được bào chữa cho Phương Uyên.

VRNs xin giới thiệu toàn văn lá thư này đến quý độc giả.

Hà Nội: Gia đình phụ nữ bị ném vỡ đầu đã 5 lần bị đập phá trắng trợn

(Dân trí) - Thừa nhận việc bà Nguyễn Thị Hồng khôi phục khu bếp liền kề dựa trên nền móng cũ là đúng quy định, nhưng UBND phường Trần Hưng Đạo lại không có biện pháp bảo vệ khi nhà bà Hồng bị hàng xóm đập phá, đe dọa trong suốt nhiều tháng qua.
 >> Đề nghị khởi tố vụ một phụ nữ bị hành hung tại quận Hoàn Kiếm
 >> Đề nghị điều tra vụ một phụ nữ bị ném vỡ đầu giữa thủ đô
Như thông tin báo Dân trí đã đưa trong bài viết “Một phụ nữ bị ném vỡ đầu giữa thủ đô”: Ngày 29/12/2012, bà Nguyễn Thị Hồng, trú tại 70 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội đã bị đối tượng Lại Thị Bình (là chị em với nhà hàng xóm Lại Thị Hằng) dùng gạch ném liên tiếp khi bà Hồng đi bộ từ phố Phan Bội Châu về 70 Lý Thường Kiệt khiến bà Hồng bị chảy máu, choáng váng và phải đi cấp cứu ở bệnh viện Xanh Pôn. Theo tường trình của bà Hồng, trước đó, chồng bà Hồng là ông Phạm Thế Bình đã từng bị hành hung phải đi điều trị dài ngày tại bệnh viện.
Bà Hồng bị hành hung phải đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn ngày 29/12/2012
Bà Hồng bị hành hung phải đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn ngày 29/12/2012
Theo điều tra của PV báo Dân trí, nguyên nhân chính dẫn đến vụ hành hung nhắm vào bà Nguyễn Thị Hồng là những mâu thuẫn liên quan đến việc sử dụng khoảng không trong sân nhà 70 Lý Thường Kiệt kéo dài nhiều tháng qua. Cho rằng bà Hồng xây dựng trên diện tích chung, bà Lại Thị Hằng ở liền kề liên tục cho người vào đập phá tài sản trên phần đất thuộc sở hữu hợp pháp của nhà bà Hồng, khi bà Hồng khôi phục lại khu bếp liền kề dựa trên nền móng cũ theo ý kiến chỉ đạo của UBND quận Hoàn Kiếm và phường Trần Hưng Đạo, người nhà bà Hằng thậm chí còn đặt bình gas “khủng bố” tinh thần trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng.
Liên quan đến việc khôi phục lại khu bếp liền kề của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng, ngày 8/11/2012, phường Trần Hưng Đạo gửi báo cáo số 335/BC - UBND gửi UBND quận Hoàn Kiếm xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Ngày 13/11/2012, quận Hoàn Kiếm ký văn bản số 1004/UBND - VP truyền đạt ý kiến của Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoa về việc đồng ý đề xuất của phường Trần Hưng Đạo cho ông Phạm Thế Bình khôi phục lại khu bếp cũ trên cơ sở đúng chiều cao, diện tích và kết cấu tường gạch trên đúng nền móng nhà cũ (hiện nay vẫn còn).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của quận Hoàn Kiếm, ngày 20/12/2012, trước sự chứng kiến của các ban ngành liên quan, cùng 2 gia đình Phạm Thế Bình, Lại Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo Phạm Sơn Hà đọc thông báo số 1004/UBND - VP của UBND quận Hoàn Kiếm, yêu cầu gia đình ông Phạm Thế Bình và vợ là Nguyễn Thị Hồng khôi phục lại diện tích bếp đúng hiện trạng cũ.
Từ tháng 11/2012 đến nay, nhà bà Hồng đã 5 lần bị đập phá
Từ tháng 11/2012 đến nay, nhà bà Hồng đã 5 lần bị đập phá
Khi gia đình ông Phạm Thế Bình tiến hành khôi phục hiện trạng diện tích bếp đã bị hộ gia đình hàng xóm là Lại Thị Hằng đưa người vào đập phá nhiều lần, liên tục đe dọa và hành hung vợ chồng ông Bình. Sau khi bà Hồng bị tấn công bằng gạch, đến tối 31/12/2012, nhà bà Hồng tiếp tục bị nhiều đối tượng lạ mặt mang búa tạ vào đập phá tường.
Trong đơn gửi đến báo Dân trí, gia đình bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, sau khi xảy ra các vụ đập phá gia đình bà đều báo cáo gửi UBND phường Trần Hưng Đạo và Công an phường nhưng những quyền lợi chính đáng của gia đình chưa được đảm bảo, những kẻ phá hoại tài sản và hành hung vợ chồng bà vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật.
Để làm rõ vụ đập phá kéo dài xảy ra tại nhà số 70 Lý Thường Kiệt, ngày 10/1/2013, PV báo Dân trí đã có buổi làm việc với ông Phạm Ngọc Long, Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo. Trao đổi với PV Dân trí, ông Long khẳng định việc gia đình bà Nguyễn Thị Hồng tiến hành hành khôi phục khu bếp liền kề dựa trên nền móng công trình cũ là đúng luật, hợp lý, đúng với quan điểm xử lý của quận Hoàn Kiếm và phường, đồng thời đảm bảo quyền lợi các bên liên quan.
Ông Chủ tịch phường Trần Hưng Đạo thừa nhận đã nắm bắt được thông tin vợ chồng bà Hồng bị hành hung, cùng những vụ đập phá xảy ra kéo dài tại nhà số 70 Lý Thường Kiệt. Theo lời ông Phạm Ngọc Long, việc bà Lại Thị Hằng phản ứng chửi bới cán bộ xảy ra suốt thời gian dài, dù chính quyền liên tục tuyên truyền thuyết phục, đây cũng là điểm nóng duy nhất còn lại trên địa bàn. Để lập lại trật tự, Chủ tịch UBND phường Trần Hưng Đạo đề nghị cơ quan Công an xử lý nghiêm minh những vi phạm có dấu hiệu hình sự của bà Lại Thị Hằng và những người liên quan, đặc biệt là sớm điều tra làm rõ vụ hành hung xảy ra với bà Nguyễn Thị Hồng.
Gia đình bà Hồng đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những
Gia đình bà Hồng đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những
đối tượng coi thường pháp luật tại nhà số 70 Lý Thường Kiệt
Trao đổi với PV báo Dân trí, Chủ tịch Phạm Ngọc Long cho biết: “Chính quyền phường không bao giờ làm khó người dân, hoặc làm ngơ cho sai phạm tồn tại. Trước mắt chúng tôi tiếp tục tổ chức đối thoại với các hộ dân ở nhà số 70 Lý Thường Kiệt, trong trường hợp không thể hòa giải, phường Trần Hưng Đạo sẽ có văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của quận Hoàn Kiếm”.
Theo hồ sơ lưu tại phường Trần Hưng Đạo, nhà ông Phạm Thế Bình và vợ là Nguyễn Thị Hồng là nhà tư nhân 1 tầng, có Giấy chứng nhận QSHN và QSDĐ ở số 10105035376 diện tích 49,9m2. Phần diện tích bếp ở đây vốn là bể nước chung của số nhà 70, năm 2001, chủ cũ ngôi nhà là ông Đào Huy Thanh và các hộ gia đình đang sử dụng nhà 70 Lý Thường Kiệt gồm Lại Thị Châm, Trần Thị Lộc đã có biên bản thỏa thuận phân định diện tích sử dụng chung, trong đó đồng thuận để ông Thanh được xây bếp ở khu bể nước chung, bà Lộc được cải tạo khu vực buồng tắm để sử dụng, bà Lại Thị Châm (sau đó bán cho Lại Thị Hằng) được xây thêm phần kho bếp và xây dựng trên khoảng không khu vệ sinh của số nhà.
Năm 2007, ông Đào Huy Thanh bán lại nhà cho ông Phạm Thế Bình và vợ là Nguyễn Thị Hồng 49,9m2 nhà chính và diện tích bếp phụ. Ngày 7/4/2010, ông Phamh Thế Bình được cấp GPXD số 75/GPXD cho phép xây dựng nhà 5 tầng có diện tích mặt bằng 49,9m2, phần diện tích bếp phụ giữ nguyên. Trong quá trình tháo dỡ nhà xây dựng lại, ông Bình có đơn trình báo việc gian bếp phụ do khi xây dựng dựa vào kết cấu nhà chính nên đã bị sập đổ gây nguy hiểm, ông Bình xin được tháo dỡ để đảm bảo an toàn khi thi công.
Sau khi xây dựng xong ngôi nhà chính diện tích 49,9m2, gia đình ông Phạm Thế Bình tiến hành xây tường gạch với mục đích khôi phục lại khu diện tích bếp cũ thì hộ bà Lại Thị Hằng (mua lại của bà Lại Thị Châm) gửi đơn khiếu nại và liên tục đưa người vào đập phá bức tường do nhà ông Bình xây dựng, mặc dù diện tích này được xác định là diện tích sử dụng hợp pháp của gia đình ông Phạm Thế Bình và vợ là Nguyễn Thị Hồng.
Trao đổi với PV báo Dân trí ngày 12/1/2013, bà Nguyễn Thị Hồng khẩn thiết đề nghị Ban Giám đốc Công an TP. Hà Nội chỉ đạo Công an quận Hoàn Kiếm vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng coi thường pháp luật, đảm bảo sự an toàn cho các thành viên trong gia đình bà Hồng.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương