THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 January 2013

Điểm tin Công giáo Việt Nam năm 2012




Chúng ta bước vào năm Quý Tị 2013 với một biến động mới đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam: Cộng sản lại đánh cướp tu viện Carmêlô ở Hà Nội.
Theo thông báo mới nhất của Tòa TGM Hà Nội ngày 03/01/2013, “Ngày 29/10/2012 Đức Tổng Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã gửi đơn khiếu nại khẩn cấp lần 4 đến các cấp chính quyền liên hệ. Trong khi Tòa Tổng Giám mục chưa nhận được văn thư trả lời nào từ chính quyền, thì sáng hôm nay ngày 03/01/2013 Sở Y tế Hà Nội lại tiếp tục phá dỡ Tu viện và tiến hành công trình xây dựng Nhà điều trị Nội khoa tại đây. Hôm nay, sau khi đã liên hệ nhưng không thể tiếp xúc được với những vị hữu trách cấp cao của chính quyền, Đức Tổng Giám mục đã gửiđơn khiếu nại khẩn cấp lần 5 đến Thủ tướng và các cấp chính quyền.”
Rõ ràng CSVN tiếp tục hành động sách nhiễu, cướp bóc của chúng hồi năm 2012 trở về trước nhằm vào tài sản hợp pháp của GHCG. Điều này buộc chúng ta nhìn lại những hành động ăn cướp dã man đê hèn trắng trợn của nhà cầm quyền CSVN trong năm qua (2012). Trước khi đi vào nội dung chính các biến cố đã xảy ra cho Giáo Hội Công Giáo và dân Chúa trong nước, chúng ta cũng nên lướt qua trang web của HĐGMVN để xem trang ấy nêu lên những “biến cố” nào gọi là “biến cố nổi bật” của Giáo Hội Công Giáo VN:
1. Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng Giám mục Á châu tại Việt NamKỷ niệm 40 thành lập (1972-2012), Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ X tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị như thế được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị nhóm họp ngày 11-12-2012 tại giáo phận Xuân Lộc trong 5 ngày và bế mạc tại Sài Gòn ngày 16-12.
2. Giáo hội Việt Nam khai mạc Năm Đức TinHiệp thông với Giáo hội toàn cầu, Giáo hội Việt Nam chính thức khai mạc Năm Đức Tin vào sáng 12-10-2012, khi kết thúc Hội nghị Thường niên kỳ II-2012 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Thanh Hóa.
3. Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La VangNgày 15-8-2012, tại Thánh địa La Vang – Tổng giáo phận Huế, Đức Tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã cử hành Thánh lễ trọng thể kính Đức Mẹ hồn xác lên trời và Nghi thức đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang. Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam và các GM, LM VN cùng đồng tế. Tham dự Thánh lễ có khoảng 200 ngàn tín hữu.
4. Phái đoàn Tòa Thánh đến Hà NộiChúa nhật 26-2-2012, Phái đoàn Tòa Thánh đã đến Hà Nội, chuẩn bị cho cuộc họp lần thứ ba với Phái đoàn Việt Nam theo thỏa thuận đã đạt được từ cuộc họp lần trước tại Vatican hồi cuối tháng Sáu 2010. Phái đoàn do Đức ông Ettore Balestrero, Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu.
5. Tân Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế và Tân giám mục giáo phận Phú CườngNgày 18-8-2012, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã chấp thuận đơn từ nhiệm Tổng giám mục Tổng giáo phậnHuế của ĐứcTổng giám mục Têphanô Nguyễn Như Thể và bổ nhiệm Đức giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế.Bây giờ đến lượt chúng ta thử duyệt lại những trang báo của năm 2012 để xem có những “biên cố nổi bật” nào khác liên quan tới người Công giáo VN không. Thưa, nhiều lắm ! Ở đây mạn phép ghi nhận 10 biến cố đáng chú ý năm 2012 sau đây.

1. CSVN thu hồi visa phái đoàn Tòa Thánh
Không biết đã xảy ra chưa cuộc họp lần thứ ba giữa Tòa Thánh và Việt Nam mà HĐGMVN đề cập. Chỉ biết là nhà cầm quyền Việt Nam đã cấp visa cho một phái đoàn Tòa Thánh sang Việt Nam rồi lại “đột ngột thu hồi visa ấy chỉ 2 ngày trước khi phái đoàn lên đường.”Phái đoàn này thuộc Hội Ðồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình của Tòa Thánh do một vị hồng y d64n đầu, theo chương trình, sẽ tới Việt Nam từ ngày 23 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Tư 2012 “thu thập các lời điều trần về cuộc đời và các công trình hoạt động của Hồng Y Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận, có thể hữu ích cho việc phong thánh”. Nhưng ngay hôm 21/3/2012, Đại sứ CSVN tại Ý đã vội vã thu hồi visa ấy khiến phái đoàn phải hủy chuyến đi.
Một linh mục Công giáo Cao nguyên bị đánh đập tàn nhẫn tại rừng cao su, trên đường đi dâng lễ về. Không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm vụ đánh đập linh mục.Vào ngày 23.02.2012, sau khi đi dâng lễ an táng ở làng Kon Hnong, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum về, Lm Nguyễn Quang Hoa bị 3 tên côn đồ người Kinh, tóc xanh tóc vàng đuổi theo, dùng hung khí (thanh sắt) liên tục đánh đập ngài nhiều lần một cách dã man dù ngài cố sức gượng dậy chạy trốn. Cha vội chạy vào rừng cao su, cũng bị bọn chúng rượt đuổi theo đánh, bị thương ở đầu và cả người, rất may Cha bị không nặng lắm. Sau đó bọn chúng ra đập phá hỏng xe máy của Cha Hoa ở đường và bỏ đi.May là ngài thoát chết, nhưng bầm giập cả mình mẩy lẫn tay chân. Bác sỹ khám cho ngài khẳng định ngài bị dập phổi.Làng Kon Hnong này Cha Hoa đã dâng lễ an táng 5 lần, và lần nào cũng bị “cảnh cáo”, đe dọa, lần này tai họa đã đến với ngài. Ai chủ mưu?

( Hình tiếp theo )
See translation

Mẹ Phương Uyên hy vọng vào Chủ tịch nước


BBC - Mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói gia đình bà đặt hoàn toàn hy vọng vào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang để được thăm người thân và đã gửi thư đề nghị ông can thiệp.

Bà Nguyễn Thị Nhung nói với BBC rằng Bộ Công an đã từ chối nhận đơn khiếu nại của gia đình trong khi công an Long An, nơi cô Phương Uyên bị giam giữ, không cho gia đình tiếp xúc với nữ sinh viên bị bắt giam từ tháng 10/2012.



Bà Nhung nói sức khỏe con gái bà không được tốt và có vấn đề về huyết áp và mắt do công an không cho cô đeo kính cho dù cô bị cận nặng.

Sinh viên Phương Uyên, sinh năm 1992 và một người khác, ông Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, bị bắt vì tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của Bộ Luật hình sự.

Nông dân Dương Nội sẽ đấu tranh đến cùng


Gia Minh (RFA) - Trong những ngày này một số người dân thôn La Dương, phường Dương Nội, Quận Hà Đông cương quyết giữ lại phần đất của họ không để cơ quan chức năng thu hồi. Lý do vì sao người dân lại kiên quyết đến thế?


Mất đất, thất nghiệp

Sau bao lần khiếu kiện ở các trụ sở tiếp dân cấp trung ương của chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Hà Nội, nhưng việc thi công, giải phóng mặt bằng được cho biết sẽ tiến hành trong tuần này; kể từ ngày 11 tháng giêng vừa qua, những người trong số 360 hộ dân tại thôn La Dương, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông đã kéo nhau ra canh giữ tại khu đất của họ mà chủ đầu tư Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, Geleximco triển khai dự án xây dựng khu đô thị mới.

Người dân Dương Nội ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng. Source infonet

Một phụ nữ tên Ba, năm nay đã 70 tuổi vào chiều ngày 13 tháng giêng, cho biết lý do vì sao bà cùng nhiều người khác cùng trang lứa với bà cũng như những bà con có đất bị thu hồi khác phải dầm sương, giãi nắng để giữ lại đất đai mà họ canh tác và chôn cất thân nhân từ bao đời qua:

Vì 356 hộ dân chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp nên chúng tôi phải giữ lại đất. Như thế là 5 năm rồi, chính quyền phường, quận san ủi đất của chúng tôi nên không thể trồng lúa lấy gạo ăn. Bây giờ chính quyền phường, quận thuê đầu gấu, quân nghiện đến ‘quây tôn’ đất của chúng tôi. Nếu chúng tôi không giữ được thì ‘mãi mãi, vĩnh viễn’ bị chết đói. Bây giờ dân chúng tôi rất bức xúc.
Ông Trịnh Bá Khiêm, một người dân thôn La Dương nằm trong diện giải tỏa nhưng không đồng thuận với cách làm của các cấp chính quyền trong dự án này, cũng có cùng lý do là mất đất sẽ trở nên thất nghiệp không có kế sinh nhai trong hoàn cảnh hiện nay. Ông trình bày:

Dân chúng tôi khổ lắm, cùng đường rồi. Như gia đình tôi gồm 5 hộ gia đình mà chỉ có 30 mét vuông, đi ra đi vào mặt đập vào cửa sắt, xe dựng ở ngoài kẻ trộm lấy mất. Việc làm không có, cùng quẫn lắm rồi. Dân đi làm thuê, làm tiền âm

phủ mỗi ngày được chừng 15-20 ngàn đồng; nhiều nhà rất cùng quẫn. Cùng đường rồi, không còn con đường sống. Dân chúng tôi vào chân tường rồi. Không thể không chống lại ‘quân cướp đất’.

Bà con chúng tôi 360 hộ toàn vào đường cùng, nếu lấy 70 triệu một sào về tiêu hết. Không có việc làm mà đang khủng hoảng tài chính thế này, chúng tôi chỉ lấy đất để có việc làm thôi.

Bồi thường quá thấp

Một nguyên nhân khiến người dân phải khiếu kiện vì khi thu hồi đất của dân, cơ quan chức năng đưa ra một mức bồi thường quá thấp; trong khi đó khi ra bán thì tiền bán đất lại cao rất nhiều lần. Ông Trịnh Bá Khiêm giải trình những con số chênh lệch giữa đền bồi và bán ra mà người dân biết được như sau:

Diện tích đất toàn bộ Dương Nội này gồm 6 triệu mét vuông, bị thu hồi 5 triệu 200 ngàn mét vuông Họ thu hồi đất để bán, bán nhiều tầng, nhiều cấp. Việc bán ‘tù mù’ chứ không công khai về tài chính. Các khoản thu về ngân sách cũng ‘tù mù’ hết. Họ thu để bán, bán để làm biệt thự; toàn dự án bán đất.


Trước đây ngày 19 tháng 6, 2012 hàng trăm nông dân của La Dương, Dương Nội cũng đã tập trung trước vườn hoa Mai Xuân Thưởng phản đối. Source TTXVA.org

Riêng đất Dương Nội này 5 triệu 200 ngàn mét vuông, họ bán phải 50 triệu một mét vuông, trừ đi chi phí làm cơ sở hạ tầng, nộp thuế sử dụng đất thì họ lãi chừng 200 ngàn tỷ đồng. Chỉ riêng Dương Nội là như vậy; chức toàn Hà Nội, cả nước Việt Nam họ kinh doanh bằng đất thì lợi nhuận không phải là ít; trong khi đó dân chúng tôi đất không có để ở, chết không có đất để chôn, việc làm không có.

Chính quyền đuối lý

Trước những bất hợp lý như thế, người dân trong diện bị thu hồi đất đã khiếu kiện từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất là Thanh Tra Chính phủ. Tuy nhiên các trả lời vẫn không thỏa đáng, thuyết phục đối với người dân.

Ông Trịnh Bá Khiêm nói về điều này:

Quyết định thu hồi từ năm 2008; dân chúng tôi khiếu kiện đến Thanh tra Chính phủ. Về luật, về lý, chúng tôi áp đảo thanh tra chính phủ rồi; nhưng họ trả lời chung chung và nói chúng tôi khiếu kiện không có cơ sở.

Chúng tôi đã liên lạc qua điện thoại đến ông Lê Cường, chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận Hà Đông để tìm hiểu vấn đề từ phía chính quyền; thế nhưng ông này từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại

‘Tử thủ’ bằng xăng

Trước tình hình mà người dân cho là bị dồn vào đường cùng như thế; nay nghe tin trong tuần này chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế giao đất cho Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, người dân cho biết họ sẽ quyết tử như lời của ông Trịnh Bá Khiêm sau đây:

Làm việc với Thanh tra Chính phủ về luật, về lý áp đảo Thanh tra Chính phủ rồi; bây giờ chúng tôi phải sử dụng bạo lực thôi. Dương Nội rất cương quyết, từng người. Chuẩn bị xăng rất nhiều.

Những người dân khi ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng, dầu và nói nếu như việc cưỡng chế diễn ra họ sẽ cho phóng hỏa.

Người dân cho biết hiện còn chừng hai phần ba dân trong thôn không nhận tiền đền bù đất; số một phần ba nhận tiền là cán bộ, đảng viên trong chính quyền phường Dương Nội.

Một yêu cầu của người dân là chính quyền và chủ đầu tư trả lại 60% số ruộng đất đã thu hồi. Bên cạnh đó phải qui tập, giám định ADN đối với xương cốt từ những ngôi mộ bị san ủi trước kia.

Vấn đề thu hồi đất bị cho bất công như tại thôn La Dương, phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội không phải là cá biệt mà là khá phổ biến tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam. Dư luận đang chờ phiên xét xử vụ thu hồi đất đầm nuôi thủy sản ở Cống Rộc, Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn hồi ngày 5 tháng giêng năm ngoái. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khiếu kiện về đất đai không được giải quyết khiến người trong cuộc phải ngày đêm kêu cứu ở trung ương Hà Nội. Nhưng rồi dường như vẫn bế tắc khiến người dân phải phản ứng như gia đình ông Đoàn Văn Vươn, và hiện nay là bà con ở thôn La Dương, Dương Nội ngay tại Hà Nội.



Quân đội Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu ? !



Dantri.com.vn - Trong những ngày vừa qua, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Miếu Môn, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lớp tập huấn quân sự toàn quân năm 2013.

Trong thời gian diễn ra đợt tập huấn, Ban Tổ chức đã quyết định đưa vào nhiều nội dung mới, cơ bản, sát với yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác ở đơn vị cơ sở như tham quan nội dung chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của quân chủng, binh chủng kỹ thuật; công tác cải cách hành chính; kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh; công tác bảo mật, an toàn an ninh mạng; bắn thử nghiệm một số loại vũ khí trang bị mới và nghi lễ trong quân đội...

Một số hình ảnh lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam diễn tập trong đợt tập huấn quân sự vừa qua:
Xe tăng của Lữ đoàn tăng 201 triển khai đội hình trên thao trường. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)


Hỏa lực bắn yểm trợ cho trung đội bộ binh vượt sông tiến công mục tiêu địch. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trung đội bộ binh chuẩn bị vượt sông tiến công mục tiêu địch. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Trung đội bộ binh vượt sông tiến công mục tiêu địch. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng thăm quan gian trưng bày sản phẩm của các binh chủng. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Bầu cử làm gì cho tốn giấy !



Việt Nguyễn (Danlambao) - Hai ngày 11 và 12.01.2013, Cộng hòa Séc đang nhộn nhịp với kỳ bầu cử tổng thống vòng một. Anh bạn tôi có quốc tịch Séc, nên cũng được đi bầu cử. Buổi chiều tối khi ở phòng bỏ phiếu trở về, trong bữa cơm gia đình, anh hỏi thằng con anh, cháu 16 tuổi, sinh ra và đang theo học phổ thông trung học tại Séc.

- Con biết mỗi kỳ bầu củ như thế này, nước Séc tốn bao nhiêu tấn giấy?

Thay vì trả lời nó hỏi lại anh.

- Ở Việt Nam bầu cử có giống ở đây không hở bố?

- Có cái giống, có cái không giống. Nhưng cái giống nhiều nhất là tốn giấy!

Ngay hôm sau, anh đem cái bì thư có đựng những tờ phiếu bầu và hướng dẫn mà ban bầu cử phát cho anh, đem cân lên được 0,018 kg, nhân với số người ở diện đi bầu cử ở Séc là 8.390.092, thành 151,021 tấn giấy.

Nếu tỷ lệ người trong độ tuổi đi bầu ở Việt Nam lấy tương đương cộng hòa Séc là 70% dân số, thì 70% của 90.549.390 sẽ là 63.384.573 người. Nhân với 0,018 kg sẽ là 1.140,922 tấn giấy. Ở Viêt Nam họ tiêt kiệm hơn nên số tấn giấy tốn cho mỗi kỳ bầu cử sẽ ít hơn chút đỉnh.

Khi được biết số liệu cụ thể, thằng con anh nói:

- Mỗi người có mấy tờ giấy mà cộng lại cũng nhiều bố nhỉ? Hôm nọ ở trường con học, họ cũng tổ chức cho học sinh bầu cử thăm dò, ông Karen Schwarzenberg được nhiều phiếu nhất bố ạ!...nhưng không tốn nhiều giấy như bố tính đâu...!

Buổi chiều trước ngày bầu cử, anh cũng hỏi chuyện mấy người Séc quen trong làng anh ở. Họ cũng hồ hởi thảo luận và còn hỏi anh sẽ bầu ai?

- Tôi đang phân vân giữa Miloš Zeman và Karen Schwarzenberg! - Anh nói.

Vòng một bầu cử tổng thống Séc có 9 ứng cử viên. Mấy hôm rồi truyền thông Séc tập trung cả ngày lẫn đêm, bằng mọi cách như trương pano, biểu ngữ, tổ chức đối thoại trực tiếp trên truyền hình, để cử tri nắm được nhiều nhất các thông tin về người mà họ sẽ bầu.

Các hảng thăm dò cũng cập nhật thông tin liên tục, thông báo dự đoán tỷ lệ phiếu bầu cho từng ứng cử viên mà họ thăm dò.

Liên hệ những lần tham gia bầu cử khi anh còn ở VN, anh thấy buồn cho tình cảnh của dân mình. Cầm lá phiếu trên tay mà không biết người minh bầu là ai, được người hướng dẫn bầu cử gạch ai, để ai tùy họ. Công việc quảng bá cho bầu cử còn rầm rộ hơn ở Séc này nhiều về mặt băng rôn, khẩu hiệu, mít tinh, cổ động... Nhưng thông tin về ứng cử viên thì nhỏ giọt, mù mờ. Họ sắp xếp những ứng cử viên ở tận đẩu tận đâu, lạ hoắc với những đơn vị bầu cử, lạ hoắc với cử tri, khiến cử tri chẳng biết đâu mà lần.

Kết quả vòng một, ông Miloš Zeman được 24,21% phiếu bầu, đứng thứ nhất. Ông Karen Schwarzenberg được 23,40% phiếu bầu, đứng thứ nhì. Là hai ứng cử viên đi tiếp vào vòng chung cuộc.

Thằng con anh là người thông báo kết quả bầu cử sớm nhất cho anh. Thấy anh càm ràm rằng:

-Tuy tốn giấy, nhưng ở đây dân còn được chọn người lãnh đạo mình một cách thiết thực! 

-Thể ở Việt nam không được bầu như thế hở bố? - Nó hỏi

-Không con ạ! Ở Việt Nam đảng cộng sản lãnh đạo đã sắp xếp sẵn mọi chức vụ trong chính phủ và chủ tịch nước. Dân có đi bầu hay không thì họ vẫn trúng cử.

-Vây thì tổ chức bầu cử làm gì cho tốn giấy bố nhỉ?

Việt Nguyễn