THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

27 January 2013

VIDEO - 'Phố vẫy' ban ngày ở thủ đô Hà Nội

<iframe width="640" height="480" src="http://www.youtube.com/embed/n82JIP1ndUU" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Một học sinh lớp 12 bị cảnh sát cơ động đạp vào ngực

Trên đường đến trường để dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Thắng điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm và bị cảnh sát cơ động (CSCĐ) ra tín hiệu dừng xe. Tuy nhiên, khi chưa kịp trình bày thì Thắng bị một người CSCĐ lao vào đánh.
 
Em Trần Đức Thắng với nhiều vết thương trên cơ thể

Chiều ngày 19/11, em Trần Đức Thắng (SN 1995, trú tại xóm 6, xã Xuân Đan, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) được người nhà đưa đến BV Đa khoa Nghệ An để siêu âm và chụp X-Quang, kiểm tra các vết thương trên người.

Vết thương trên ngực của thắng do giày của CSCĐ gây ra

Theo gia đình em Thắng, thì trước đó vào khoảng 6h30 sáng ngày 19/11, em Trần Đức Thắng, hiện là học sinh lớp 12A10, trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang trên đường để dự lễ mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cùng đi với Thắng có Lê Thị Hải (học sinh lớp 11A7, học cùng trường) – Thắng chở Hải bằng xe máy. Cả hai em đều không mang theo mũ bảo hiểm. Khi đi đến cách trường khoảng 500m thì hai em bị hai CSCĐ đi xe máy, chạy ngược chiều ra tín hiệu dừng xe để kiểm tra.

Sự việc xảy ra, một số người dân đã viết giấy làm chứng và nhận thấy một cảnh sát cơ động nhảy xuống đánh học sinh.

“Vừa dừng xe thì em bị một người ngồi phía sau xe máy nhảy sang yêu kiểm tra giấy tờ. Chỉ nói được mấy câu, em đã bị người đó dùng gậy cao su đánh vào sau gáy”, Thắng nhớ lại.

Do bị đánh bất ngờ nên Thắng bị ngã xuống đường và van xin. Chưa dừng lại ở đó, người cảnh sát cơ động này còn dùng giày đạp thẳng vào ngực, bụng của Thắng khiến em choáng váng. Thấy vậy, em Hải đi cùng liền hô hoán và kêu cứu mọi người. Rất đông người dân đã kéo đến để giúp đỡ Thắng và bất bình trước hành động của công an.
Là người chứng kiến vụ việc, anh Đinh Văn Lê (trú tại xóm Xuân Hải, xã Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết: “Lúc đó, tôi thấy hai học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát cơ động nhảy xuống ôm lấy xe làm 2 học sinh ngã và cảnh sát đã dùng gậy cao su đánh vào cổ. Trong lúc em đó đang chắp tay xin và không đứng dậy được, đồng chí cảnh sát cơ động còn đá vào ngực, bụng của học sinh này”.

Chị Trần Thị Lan – cô ruột của Thắng kể lại sự việc cho PV

Chị Trần Thị Lan – cô ruột của Thắng nhận được tin cháu mình bị đánh liền tức tốc có mặt để đưa cháu đi bệnh viện để kiểm tra. Chị Lan bức xúc nói: “Lúc tôi đến thì cháu tôi được mọi người dìu vào trong, trên người nó bị chảy máu với nhiều với thương thâm tím. Nếu cháu nó có sai trong vi phạm an toàn giao thông thì công an cũng không hành hung cháu tôi đến như vậy chứ”.

Thắng cho biết, sáng ngày 19/11 trường tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam nên em mượn xe máy của mẹ để đến trường cho kịp. Lúc công an kiểm tra giấy tờ, Thắng không có bất kỳ phản kháng nào. Qua kiểm tra tại bệnh viện, Thắng bị chấn thương phần mềm vùng gáy, cổ tay phải, ngực, bụng và xây xước da do bị đánh.

Đơn thuốc của Thắng sau khi được khám, chẩn đoán

Cuối buổi chiều ngày 19/11, trao đổi với Dân trí qua điện thoại, ông Phan Thông – Đội phó đội CSGT huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết: “Do ngày lễ người tham gia giao thông đông nên lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh về huyện để tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý người vi phạm. Sự việc xảy ra sáng nay giữa cảnh sát cơ động với em học sinh tôi cũng không nắm được. Nếu ai sai thì xử lý theo quy định”.

Chiều tối cùng ngày (19-11), Đại tá Phan Hữu Đán – Trưởng CA huyện Nghi Xuân cũng cho rằng vụ việc vẫn chưa rõ ràng và đang chờ anh em báo cáo lại. “Vụ việc tôi cũng chưa rõ đầu đuôi thế nào cả, tôi cũng chưa rõ lắm. Song nghe đâu đó, em học sinh này đâm thẳng xe vào cảnh sát cơ động và anh em cũng có “quá tay” và dùng gậy đánh lại học sinh đó. Còn cụ thể vụ việc thì tôi chưa rõ lắm”, Đại tá Đán nói.

Hiện vụ việc đang được CA huyện Nghi Xuân tiếp tục điều tra, làm rõ.

Doãn Hòa – Nguyễn Duy

Tố cáo tham nhũng bị đưa vào trại tâm thần !



2013-01-26
Anh Lê Anh Hùng, một người từng có 70 đơn tố cáo các trường hợp tham nhũng cấp cỡ tại Việt Nam, vừa bị bắt đưa vào Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội, nơi giam giữ những bệnh nhân tâm thần thể nhẹ.
Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng's facebook
Anh Lê Anh Hùng (áo trắng, đi giữa) trong một lần biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội.

Khỏe mạnh, minh mẫn

Bà Trần Thị Niệm, hiện nay đã 70 tuổi, mẹ của anh Lê Anh Hùng là người viết đơn nhờ công an đưa con trai bà đi khám bệnh dù rằng bà thừa nhận con bà là người từ nhỏ có tư chất thông minh, và hiện tại về mặt thể lý hoàn toàn bình thường, mạnh khỏe.
le-anh-hung-200.jpg
Anh Lê Anh Hùng. Photo courtesy of Lê Anh Hùng's blog.
Vào trưa ngày 26 tháng giêng, qua cuộc nói chuyện với chúng tôi bà Trần Thị Niệm nhắc lại điều đó:
“Thằng Hùng nhà tôi thông minh từ nhỏ, ba tuổi đã biết xếp hình mọi thứ. Nó đang khỏe mạnh, sức khỏe bình thường, tốt, thông minh làm được mọi thứ chứ không phải mất sức lao động.”
Anh Từ Anh Tú, hiện làm việc tại công ty sơn tư nhân ở Hưng Yên với anh Lê Anh Hùng cũng nói về tình trạng sức khỏe và tinh thần của anh này:
“Tại công ty làm việc, thấy anh cũng bình thường, không có vấn đề gì.”
Một người quen với ông Lê Anh Hùng là anh Lã Việt Dũng cho biết trường hợp quen với ông Hùng, và nhận xét về tình hình sức khỏe thể xác, cũng như tinh thần của ông này như sau:
“Trước đây anh Hùng có đơn tố cáo chống tham nhũng, sau này anh Hùng tham gia biểu tình phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc, và có sinh hoạt câu lạc bộ bóng đá của chúng tôi. Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…”
Khi sinh hoạt chung với chúng tôi anh hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh; thậm chí đá bóng còn hay nữa…
Anh Lã Việt Dũng
Mẹ của ông Lê Anh Hùng, bà Trần Thị Niệm, cho biết lý do vì sao phải làm đơn nhờ cơ quan chức năng đưa con bà đi khám bệnh:
“Đúng là tôi làm đơn, vì không biết con làm việc gì. Trước đây là trong cơ quan Nhà nước mà bỏ. Nó lên mạng nói những điều gì, đúng sai tôi không biết; nhưng nhà cửa bán hết. Vợ con đi vào trong kia cũng ‘lằng nhằng’. Nó như có ‘hoang tưởng’ gì đó làm tôi rất buồn. Tôi không biết làm thế nào, và nghĩ hay là con mình bị tâm thần. Tôi viết đơn đề nghị thế này: không biết việc làm thế nào, nhờ đưa vào bệnh viện để khám bệnh. Nếu bị bệnh thì điều trị, còn nếu không thì xử theo pháp luật. Tôi không biết vì con đã lớn, 40 tuổi, ngoài vòng tay của mẹ rồi. Tôi viết đơn xin khám điều trị, chứ nay họ lại đưa vào nơi bảo trợ xã hội.
Tôi thương nó vì nó hiền lành, khỏe mạnh, hiếu thảo với mẹ từ hồi nào đến giờ; không hề nói ‘này, nọ’ với mẹ. Không biết nó đi nghe ở ngoài thế nào, nói ‘linh tinh, lung tung’, công an đến suốt nên tôi phải nói như vậy thôi.”

Gặp gỡ

tam-than-250.jpg
Bệnh nhân tâm thần tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Photo courtesy of Nguyễn Lân Thắng's facebook.
Vào ngày 25 tháng giêng vừa qua, bà Trần Thị Niệm vào thăm con trai tại Trung Tâm Bảo trợ Xã Hội. Bà cho biết lại cuộc gặp:
“Hôm qua tôi vào, họ rất chặt chẽ. Vào được một hồi họ đuổi ra như phạm nhân. Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Tôi nói mẹ không đem. Mẹ viết giấy như vậy vì con không lo làm việc, mà cứ lên mạng nói lung tung. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.”
Và ý kiến của bà sau khi chứng kiến thực tế tại trại đó:
“Sáng nay tôi gọi điện cho ông xuống điều tra và bắt nó là trước đây tôi viết đơn vì tôi già rồi, không có điều kiện nên đề nghị nếu nghi cháu tâm thần thì đưa đi khám tại bệnh viện tâm thần. Chứ đưa vào trại bảo trợ toàn những người không thể lao động, sa sút như vậy thì làm sao cháu khỏi được bệnh mà về; trong khi nó đang làm việc bình thường, có thể chỉ có hoang tưởng nhẹ. Nếu điều trị như thế sẽ thành người bệnh luôn.
Nó buồn và khóc nói sao mẹ đem con vào những nơi như thế này. Đúng sai mẹ không biết, nhưng công an cứ đến ‘làm tội’ mẹ suốt ngày, làm sao mẹ chịu được.
Bà Trần Thị Niệm
Vào thăm không cho thoải mái và đối xử như phạm nhân thế là không được. Nếu không giải quyết thì tôi xin con về. Tôi sẽ vay mượn anh em, họ hàng để đưa đi khám, điều trị cho con. Nếu đúng bệnh hay không thì tôi chịu.
Nó làm ở ngoài tôi đâu có biết, mà ‘pháp luật’ cứ đến điều tra nên tôi phải làm thế.”
Nhóm bạn bè trong đội bóng NoU FC cũng đến Trung tâm Bảo trợ Xã hội Hà Nội và có cuộc trao đổi với giám đốc và phó giám đốc trung tâm này. Nội dung được anh Lã Việt Dũng thuật lại như sau:
“Khi chúng tôi đặt vấn đề thì họ nói làm theo yêu cầu của gia đình, bà mẹ 70 tuổi, và của Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội Quận Thanh Xuân.
Tôi đặt vấn đề, khi đưa anh Hùng vào anh có biểu hiện gì về tâm thần không, có biểu hiện gì gây nguy hại cho xã hội không. Họ bảo không, anh Hùng tương đối bình thường, chỉ có một chút biểu hiện bất ổn về tinh thần. Tôi nói bị bắt vào đây thì ai cũng có biểu hiện đó cả; nhưng có bệnh gì không, họ nói không có bệnh gì. Tôi hỏi họ có cho thuốc uống hay thuốc tiêm gì không; họ nói không. Tôi cũng lập luận vấn đề : qui trình thủ tục như thế không hợp lý bởi vì một người đang lao động bình thường bị bắt đưa vào trại tâm thần theo yêu cầu của bà mẹ 70 tuổi. Vậy ai là người ‘minh mẫn’ và ‘không minh mẫn’ trong trường hợp này. Tại sao không giám định bà mẹ, mà lại nghe bà để đưa một người bình thường vào trại tâm thần. Họ nói không biết chỉ làm theo yêu cầu của Phòng Lao động thôi.”
le-anh-hung-250.jpg
Chị Bùi Thị Minh Hằng và anh Lê Anh Hùng trên sân bóng. Photo courtesy of Nguyễn Tường Thụy's blog.
Các đồng nghiệp tại công ty sơn ở Hưng Yên cũng mang áo quần đến trung tâm cho anh Lê Anh Hùng, nhưng nơi này không cho nhận. Anh Từ Anh Tú kể lại chuyến đi thăm vào ngày 25 tháng giêng như sau:
“Lúc anh Hùng bị đưa đi chỉ mặc bộ đồ bảo hộ thôi, không có quần áo ấm gì. Chúng tôi gửi những đồ dùng cá nhân của anh vào để họ đưa cho anh nhưng họ không nhận. Khi đến trong giờ hành chính thì họ bảo ngồi chờ để làm việc với giám đốc, khi đến 5 giờ thì họ nói hết giờ. Có một số công an khu vực cũng đến hỏi thăm.”

Tố cáo

Từ năm 2007 đến nay, trên mạng Internet và sau đó trên trang blog cá nhân, anh Lê Anh Hùng có những thư tố cáo trực tiếp những quan chức hàng đầu của Việt Nam. Anh này đã nhờ đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc chuyển đơn tố cáo đến chủ tịch quốc hội.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.