THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

14 February 2013

UBND Phường tại Cần Thơ treo lồng đèn Trung Quốc

Theo hình ảnh và thông tin do độc giả của TTXVA cung cấp vào dịp tết Nguyên Đán Quý Tỵ 2013 tại Cần Thơ, một số cơ quan nhà nước đã treo đèn lồng Trung Quốc để mừng năm mới. Ngoài ra tại một số tuyến đường khác như đường Nguyễn Trãi cũng treo rất nhiều đèn lồng Trung Quốc.
 Ảnh chụp tại UBND Phường Xuân Khánh (Đường 30/4, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TPCT). Đèn lồng tại đây có chữ viết trên đèn lồng và kiểu dáng đều là kiểu Trung Quốc.
  Đài Phát Thanh Truyền Hình Thành Phố Cần Thơ.
 Đài Phát Thanh Truyền Hình Thành Phố Cần Thơ .
Tại địa phương mà các bạn đang sinh sống có nơi nào cũng đang treo đèn lồng Trung Quốc mừng năm mới không nào!? Nếu có hãy gửi thông tin và hình ảnh cho TTXVA theo email thongtanxavanganh@gmail.com này nhé. Thanks!

Chuyên đề Mậu Thân - Bài 3



Trần Quốc Việt / Dân Làm Báo - Ngày người cộng sản vào Huế là ngày họ đã bỏ lại sau lưng hai mươi thế kỷ văn minh tinh thần của con người. Và ngày họ rút ra khỏi Huế là ngày những người văn minh cảm thấy kinh hoàng và không thể tưởng tượng nổi trước sự tàn ác không thể nào diễn tả nỗi... 

45 năm sau, máu vẫn chưa thể khô, có muốn khô cũng không thể khô trên thành phố Huế. Ngày hôm nay, tội ác Mậu Thân Huế lại được tuyên giáo của đảng cộng sản khơi lại, tội ác quá khứ của họ cũng như đau thương của đồng bào lại bị lôi ra để đánh tráo lịch sử và đánh bóng sự nghiệp của họ như là một kỳ tích. 18 tập phim Mậu Thân 1968 bóp méo và chà đạp sự thật của đạo diễn Lê Phong Lan được trình chiếu cho thế hệ trẻ ngày hôm nay là một trong những thủ đoạn bất nhân này. Vì những lý do đó, Chuyên đề về thảm sát Huế tiếp tục trên Danlambao với những tang thương ngỡ rằng đã được yên ngủ.

*

CHÍNH LUẬN
12-4-69
Những hình ảnh thê thảm khi khai quật các hầm chôn tập thể ở Huế
TẤT CẢ ĐỀU BỊ ĐẬP BỂ ĐẦU
bằng cán cuốc rồi lấp vội dưới cát 

MỘT PHẾ BINH CỤT HAI CHÂN CŨNG BỊ HẠ SÁT

Saigon 11-4. -Các vụ khám phá liên tiếp những hầm chôn xác tập thể nạn nhân biến cố Tết Mậu Thân ở Huế đã làm xôn xao dư luận, làm mủi lòng đồng bào toàn quốc. Phái viên Việt Tấn Xã đã tường thuật chi tiết những vụ khai quật các hầm trên như sau: 

Ủy ban truy tầm nạn nhân của biến cố Tết Mậu Thân, trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 năm 1969 đã tìm được thêm 98 xác chôn tập thể tại vùng liên ranh giữa hai thôn Đông Di và Đông Sơn thuộc quận Phú Thứ, Thừa Thiên, nâng tổng số nạn nhân tìm được xác lên tới 233 người. 

Trước đây, ngày 27-3, Ủy ban này đã tìm được 135 xác chôn tập thể ở cách địa điểm mới lối năm cây số.

Hầu hết bị đập bể đầu bằng cán cuốc

Khác với những nạn nhân được tìm thấy vào hồi cuối tháng ba, theo đó tất cả những bộ xương khô lần này hầu hết nạn nhân thịt còn đỏ hỏn và có những dấu vết chứng tỏ họ đã bị đập bể đầu bằng cán cuốc trước khi được chôn một cách cẩu thả tại vùng nói trên. 

Anh Hồ Đắc Thuận, người được coi là nhân vật số 1 trong vấn đề hốt xác các nạn nhân, thuật lại rằng: xác các nạn nhân chỉ được phủ một lớp cát mỏng dưới đường rãnh dài hàng 100 thước chạy từ Đông Lộc sang Quảng Xuyên, Quận Phú Thứ. 

Có những nạn nhân chỉ được cát phủ kín từ cổ trở xuống trong khi chiếc "sọ dừa" nằm chình ình trên mặt cát. Trong ngày 7-4, Ủy ban tìm được cả thảy 43 xác, và ngày 8-4 Ủy ban tìm thêm được 55 xác. Điều đáng ghi nhận, có ba người trong Ủy ban tìm được xác của thân nhân. 

Người thứ nhất nhận được ra xác của chồng là ông Phan Quýnh. Ông Quýnh nguyên là Trưởng phòng Kế Toán, tòa Sơ Thẩm Huế.

Người thứ hai tìm được xác con tên Trần Thị Hường. Con trai bà Hường tên Nguyễn Văn Đang, 24 tuổi, nguyên là quân nhân. Hiện người đàn bà này còn một người trong gia đình mất tích. Đó là ông Nguyễn Văn Mại, chồng bà. 

Người thứ ba tìm được xác thân nhân là ông Hứa Thoại, Trưởng phòng Tài Chánh tỉnh đoàn Xây Dựng Nông Thôn Thừa Thiên, ông Thoại đảm nhiệm chức trưởng ban Nhiếp ảnh của Ủy ban truy tầm nạn nhân, và người ông đã nhận xác chính là thân phụ của ông tên Hứa Thuận năm nay đã 70 tuổi. 

Ông Thoại cho biết, bọn VC đã bắt cha ông đem đi hạ sát cùng với hàng ngàn đồng bào Thừa Thiên vì chúng lùng bắt ông nhưng không được.

Một phế binh cụt hai chân cũng bị hạ sát 

Trong số những xác nạn nhân, người ta ghi nhận có một phế binh đã bị cụt cả hai chân. Người vợ nhận được ra xác của chồng nhờ cặp nạng có khắc tên nằm chồng lên xác của anh ta.

Ngoài ra người ta còn thấy 1 cô gái xác còn tươi, trong "xú chiêng" có để một sợi dây chuyền vàng tây và một giấy ghi tên Sen, nữ Cảnh sát viên phụ trách điện thoại tại Ty Cảnh Sát Thừa Thiên.

Một số nhân vật tên tuổi ở Thừa Thiên cũng đã được tìm thấy trong số 98 xác được phát giác hôm 7 và 8/4, trong số đó có ông Châu Khắc Túy, Giáo sư Toán Trường Quốc Học, Huế, và ông Tôn Thất Tân, 62 tuổi, nguyên Quận Trưởng Nam Hòa, hồi hưu. Ông bị bắt cùng với ba người con đều là Sinh Viên Đại Học Saigon, hiện chưa biết là đã bị hạ sát hay còn bị giam tại trại giam nào. 

Xác các nạn nhân được đánh dấu rất cẩn thận

Theo thông cáo của Ủy ban truy tầm và an táng nạn nhân bị VC thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân, hiện nay mới chỉ có 99 xác được thân nhân nhìn nhận đem về mai táng. Số còn lại, kể cả những xác đã được an táng hôm 30-3 và những xác mới được tìm thấy để tại Trường Trung Học La San, Quận Phú Vang đều được ủy ban ghi nhận lại những dấu tích rất cẩn thận để thân nhân có thể căn cứ vào các dấu tích đó mà nhận diện. 

Hôm Ủy ban khởi sự cuộc tìm kiếm "đợt hai" ngày 7-4, người ta ghi nhận có hàng ngàn đồng bào đi theo. Những người này đều có thân nhân mất tích trong biến cố Tết Mậu Thân nên họ đi theo với hy vọng tìm được xác thân nhân, nhưng thật sự trong thâm tâm chính họ lại không muốn tìm thấy... xác, và hy vọng rằng thân nhân của họ còn được giam giữ ở một nơi nào đó. 

Mỗi lần một chiếc xác được tìm thấy là mỗi lần họ giành giựt nhau đến gần để nhận diện, và khi biết chắc đó không phải là thân nhân của mình họ lại cùng thở phào ra một cách nhẹ nhõm.

Thiếu Tá Quận Trưởng quận Phú Vang cùng trung úy Chi khu phó của quận này đã phải đích thân yêu cầu đồng bào duy trì trật tự để công cuộc khai quật nấm mồ tập thể khỏi gặp phải trở ngại.

Riêng những đồng bào nhận diện được xác của thân nhân, họ đã nằm phục bên cạnh những xác đó khóc lóc thảm thiết, bất chấp cả mùi hôi thúi. 

Tiếng khóc của những người này khiến một số người chưa tìm được thân nhân khóc theo, tạo nên một không khí vô cùng nặng nề bi thảm.

Nguồn: The Vietnam Center and Archive 




Những bài liên quan đã đăng:
Chuyên đề Mậu Thân - Bài 1 - Cộng sản tự hào về thảm sát ở Huế
Chuyên đề Mậu Thân - Bài 2 - Một vụ thảm sát bình thường vào đầu xuân 1968 ở Gia Hội, Huế
Lê Phong Lan và bộ phim: “Chạy tội cho CSVN”
 - Mậu Thân 1: Đòn đánh nhá của Tướng Giáp
Mậu Thân 2: Độc thủ của Bác
Nỗi đau Tết Mậu Thân chưa có phút nào nguôi!
Phim Mậu Thân 1968 - một canh bạc bịp
45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
Nghệ thuật dối trá
Những sự thật không thể chối bỏ (phần 14) - Ai làm cho Huế đau thương?
Hãy nói trước ngày chết
Mậu thân Huế - Câu chuyện của Nguyễn Thị Thái Hòa


'Chặt chém' giá trông xe trong ngày Xuân



Lợi dụng nhu cầu của người dân đi tham quan đường hoa, lễ chùa và đến các khu vui chơi giải trí, tại TP HCM các bãi xe tự phát hét giá trông giữ xe máy cao gấp hàng chục lần ngày thường.
'Loạn' giá giữ xe ở TP HCM

Tại khu du lịch Suối Tiên (quận 9), trong mấy ngày Tết số người đổ về đông hẳn nên bãi giữ xe ở đây luôn ở trong tình trạng không đủ chỗ. Hàng loạt bãi tự phát mọc lên quanh khu vực này và giữ xe với giá "cắt cổ".
Một bãi tự phát gần khu du lịch Suối Tiên (quận 9) giữ xe máy với giá 20.000 đồng vào chiều mùng 4 Tết. Ảnh: HC.
Chiều mùng 4 Tết, anh Hưng (nhà ở quận 7) khi dắt chiếc xe tay ga ra khỏi bãi thì giật mình khi được nhân viên cho biết phải trả 30.000 đồng. Trong khi theo đúng giá quy định của UBND TP HCM có hiệu lực từ ngày 1/8/2012 thì xe tay ga tại các khu vui chơi là 5.000 đồng ban ngày và 6.000 đồng một chiếc vào ban đêm.

Anh Hưng thắc mắc vì giá quá cao thì nhận được câu trả lời "ngày Tết mà anh". Không muốn đầu năm phải phiền phức, lời qua tiếng lại nhiều, anh Hưng đành rút 30.000 đồng ra trả nhưng cũng không khỏi bực mình. "Đồng ý là mấy ngày Tết cái gì cũng đắt hơn ngày thường, nhưng mà tăng thêm thì cũng vừa phải thôi, cùng lắm là gấp đôi chứ đến mấy chục nghìn như thế thì cao quá", anh Hưng nói.
Ở một bãi giữ xe khác nằm đối diện khu du lịch Suối Tiên, một đôi nam nữ cũng vừa chạy xe đến thì 2 thanh niên chào mời và kéo xe vào bãi. Để chắc ăn, người thanh niên hỏi trước "bao nhiêu tiền một xe máy?" thì được cho biết 20.000 đồng. Hai người khách chê đắt và không vào gửi thì nhận được cái lườm và một tràng gắt gỏng "đầu năm, đầu tháng có 20.000 mà cũng tiếc, không thích thì đi kiếm chỗ khác mà gửi, thử xem có chỗ nào rẻ hơn không".
Người dân đổ về các khu vui chơi rất đông khiến các bãi giữ xe tự phát tha hồ "chặt chém". Ảnh: H.C.
Không chỉ các khu vui chơi, khu vực quanh các chùa lớn ở TP HCM như Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang... cũng là "mảnh đất màu mỡ" cho dịch vụ giữ xe hốt bạc do rất nhiều người đi chùa trong ngày đầu năm để cầu bình an. Chị Huyền, một phật tử nhà ở quận 1 cho biết cũng đã phải gửi xe với giá 20.000 đồng tại một bãi gần chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) trong sáng mùng 1 Tết để vào thắp nhang, hái lộc.
Tại khu vực trung tâm, đường hoa Nguyễn Huệ ở quận 1 khai mạc từ đêm 27 Tết cũng đã thu hút hàng chục nghìn lượt người đến tham quan, chụp ảnh. Dù lực lượng Thanh niên xung phong đã triển khai 9 điểm giữ xe ở xung quanh đường hoa nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều bãi giữ xe tự phát mọc đã khiến nhiều người bị "chặt chém".
Anh Hùng, nhà ở quận 9 kể, tối mùng 2 Tết anh và vợ đưa con đi chụp hình ở đường hoa Nguyễn Huệ, sau một hồi tìm kiếm nơi gửi xe và hầu hết đều đã treo biển hết chỗ, anh chị vui mừng khi thấy một bãi trên đường Hàm Nghi (quận 1) còn chỗ trống. Sau hơn một giờ tham quan, anh Hùng ra lấy xe và được yêu cầu trả 60.000 đồng cho 2 chiếc xe máy của vợ chồng anh.
Phiếu giữ xe của một bãi tự phát gần đường hoa Nguyễn Huệ. Tại đây, khách phải trả 20.000 đồng cho xe số và 30.000 đồng với xe tay ga. Ảnh: H.C.
"Hai chiếc xe máy mà giá 60.000 đồng, có thua gì xe hơi đâu, năm nào tình trạng này cũng tái diễn mà chẳng thấy cơ quan nào xử lý cả", anh Hùng chưa hết bức xúc nói.

Trước đó, trong đêm mùng 29 Tết chị Nhung (30 tuổi) nhà ở quận Bình Thạnh khi gửi xe tại bãi giữ xe trên vỉa hè gần ngã tư Đồng Khởi - Tôn Đức Thắng (quận 1) để ngắm pháo hóa còn bị hét giá lên đến 40.000 đồng. "Đường thì đông nghịt, các chỗ khác đều không nhận xe nữa nên dù đắt cũng phải cố mà gửi chứ không thì không thể đứng xem pháo hoa được", chị Nhung chia sẻ.
Không chỉ vợ chồng anh Hùng và chị Nhung mà rất nhiều người khác cũng cho biết khi đến tham quan đường hoa Nguyễn Huệ và điểm bắn pháo hoa cũng đều phải trả với mức giá 20.000-40.000 đồng cho một xe máy. "Mong mọi người đi chơi xuân chú ý, nên hỏi giá trước rồi hãy vào gửi xe để tránh rước bực mình vào người trong năm mới", anh Hùng chia sẻ.
Hữu Công

Những công trình được kỳ vọng trong năm 2013



Khép kín đường vành đai 2, thông xe đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, xây dựng thêm nhiều cầu vượt thép ở các điểm "nóng" ùn tắc... là những công trình được người dân TP HCM mong chờ trong năm 2013.

Khép kín đường vành đai 2
Đường vành đai 2 dài khoảng 70 km, bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái (quận 9) nối vào nút giao Gò Dưa (quận Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành tuyến đường vòng quanh TP HCM.
Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra trục giao thông ở các cửa ngõ, hạn chế phương tiện vào trung tâm, góp phần giảm ùn tắc cho thành phố. Tuyến đường còn có điểm giao với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Đường vành đai phía đông từ cầu Phú Mỹ đến Gò Dưa (thuộc đường vành đai 2) sau 6 năm thi công vẫn chưa hoàn thành. Ảnh: H.C.
Tuy nhiên, đến nay dự án trọng điểm này vẫn còn "hở" 2 đoạn gồm đoạn thuộc đường Hồ Ngọc Lãm (huyện Bình Chánh) và đoạn từ cầu Phú Mỹ đến Gò Dưa (khởi công từ năm 2006). Ngành giao thông thành phố cũng đã nhiều lần đặt mục tiêu phải "khép kín" cho được tuyến đường này nhưng vẫn chưa thể hoàn thành.
Đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài
Dự án đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi đi qua 4 quận Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức. Đây là tuyến huyết mạch của TP HCM vì khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện kết nối trung tâm thành phố với các khu đô thị vệ tinh xung quanh và các tỉnh liền kề như Bình Dương, Đồng Nai, góp phần giảm ùn tắc.
Đây là tuyến đường nằm trong hệ thống giao thông vành đai của TP HCM với tổng chiều dài 13,7 km chạy dài từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1. Dự án có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD do tập đoàn GS (Engineering Contruction - Hàn Quốc làm chủ đầu tư) được khởi công vào tháng 6/2008. Dự kiến, toàn tuyến sẽ hoàn thành cuối năm 2012. Tuy nhiên do vướng mặt bằng, đến nay dự án vẫn còn dang dở.
Dự án Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai ngoài dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa thể thông xe. Ảnh: H.C.
Cuối năm 2012, UBND TP HCM đã yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn thành xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến nút giao Bình Triệu để đưa vào sử dụng trước ngày 30/6/2013.
Nhiều cầu vượt thép mới
Xây dựng cầu vượt thép tại những nút giao thông thường xuyên bị kẹt xe đang được xem là giải pháp cấp bách nhằm kéo giảm ùn tắc.
Sau khi những cầu vượt thép đầu tiên tại TP HCM là Hàng Xanh và Thủ Đức được thông xe, 2 điểm "nóng" kẹt xe ở cửa ngõ thành phố đã giảm đi nhiều. Nhiều người hy vọng trong năm nay, TP HCM sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm nhiều cầu vượt tại các điểm khác để người dân đỡ khổ vì kẹt xe.
Sau khi cầu vượt thép tại Hàng Xanh được thông xe, tình hình ùn tắc tại điểm "nóng" này đã được cải thiện. Ảnh: H.C.
Tại hội nghị tổng kết năm an toàn giao thông 2012, ngành giao thông TP cho biết đã có kế hoạch thực hiện tiếp thêm nhiều cầu vượt thép để giảm ùn tắc. Theo đó trong tháng 2 sẽ khởi công cầu vượt tại vòng xoay Lăng Cha Cả (quận Tân Bình), kế tiếp là cầu vượt thép ở các khu vực bùng binh Cây Gõ (quận 11), Nguyễn Tri Phương - Ba Tháng Hai - Thành Thái (quận 10), Hoàng Hoa Thám - Cộng Hòa (quận Tân Bình)...
Cầu Kinh Thanh Đa
Bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) được nối với trung tâm thành phố bằng một cây cầu duy nhất là cầu Kinh. Cầu này được xây dựng trước năm 1975 và mang tính dã chiến, bán vĩnh cửu, chỉ dài hơn 85 m, chịu được tải trọng 15 tấn. Nước chảy dưới dạ cầu luôn xiết và do khoảng không thông thuyền quá thấp và hẹp nên tàu thuyền qua đây luôn bị đẩy, va đập vào trụ cầu dẫn tới chìm ghe, vỡ tàu...
Tháng 1/2011, cầu Kinh mới dài 325 m, rộng 21 m, khoang thông thuyền rộng 20 m, tĩnh không 3,5 m được khởi công xây ngay bên cạnh để thay thế cầu cũ. Dự án có tổng số vốn hơn 430 tỷ đồng nhằm góp phần cải thiện giao thông khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế cho bán đảo Thanh Đa. Tuy nhiên, do quận Bình Thạnh chậm bàn giao mặt bằng nên dự án đã không thể hoàn thành giai đoạn 1 vào cuối năm 2012 như dự kiến. Trong năm nay, ngành giao thông thành phố sẽ phải đẩy nhanh tiến độ để thông xe 1 nhánh cầu, phá dở cầu cũ và tiếp tục xây dựng giai đoạn 2.
Tỉnh lộ 10 thời gian qua là nỗi ám ảnh của người dân và được mệnh danh là "con đường đau khổ". Ảnh: H.C.
Tỉnh lộ 10
Dự án mở rộng Tỉnh lộ 10 dài 8,2 km, có tổng mức đầu tư 922 tỷ đồng đi qua huyện Bình Chánh và quận Bình Tân (TP HCM). Công trình được khởi công từ đầu năm 2009, với hai đoạn: liên tỉnh lộ 10A từ cầu Tân Tạo, huyện Bình Chánh đến cầu Xáng, giáp ranh tỉnh Long An và đoạn liên tỉnh lộ 10B nằm trên địa bàn quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Đây được xem là tuyến đường quan trọng kết nối các khu công nghiệp ở huyện Đức Hòa, Đức Huệ (tỉnh Long An) với các Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Tân Tạo và các khu dân cư thuộc huyện Bình Chánh, quận Bình Tân (TP HCM) để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo kế hoạch, đến cuối tháng 11/2009, đoạn liên tỉnh lộ 10A sẽ phải hoàn thành việc mở rộng, đoạn liên tỉnh lộ 10B sẽ hoàn thành vào tháng 3/2010. Thế nhưng, suốt thời gian qua, Tỉnh lộ 10 vẫn ngổn ngang, nhếch nhác với những chiếc bẫy rình rập gây nguy hiểm cho người dân, hàng loạt vụ tai nạn chết người đã xảy ra trên đoạn đường này.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012, ngành giao thông vận tải thành phố đặt mục tiêu trong năm 2013 phải hoàn thành và đưa vào sử dụng cho được tuyến đường này.
Hữu Công

'Chặt chém' giá trông xe trong ngày Xuân



Lợi dụng nhu cầu của người dân đi tham quan đường hoa, lễ chùa và đến các khu vui chơi giải trí, tại TP HCM các bãi xe tự phát hét giá trông giữ xe máy cao gấp hàng chục lần ngày thường.
'Loạn' giá giữ xe ở TP HCM

Tại khu du lịch Suối Tiên (quận 9), trong mấy ngày Tết số người đổ về đông hẳn nên bãi giữ xe ở đây luôn ở trong tình trạng không đủ chỗ. Hàng loạt bãi tự phát mọc lên quanh khu vực này và giữ xe với giá "cắt cổ".
Một bãi tự phát gần khu du lịch Suối Tiên (quận 9) giữ xe máy với giá 20.000 đồng vào chiều mùng 4 Tết. Ảnh: HC.
Chiều mùng 4 Tết, anh Hưng (nhà ở quận 7) khi dắt chiếc xe tay ga ra khỏi bãi thì giật mình khi được nhân viên cho biết phải trả 30.000 đồng. Trong khi theo đúng giá quy định của UBND TP HCM có hiệu lực từ ngày 1/8/2012 thì xe tay ga tại các khu vui chơi là 5.000 đồng ban ngày và 6.000 đồng một chiếc vào ban đêm.
Anh Hưng thắc mắc vì giá quá cao thì nhận được câu trả lời "ngày Tết mà anh". Không muốn đầu năm phải phiền phức, lời qua tiếng lại nhiều, anh Hưng đành rút 30.000 đồng ra trả nhưng cũng không khỏi bực mình. "Đồng ý là mấy ngày Tết cái gì cũng đắt hơn ngày thường, nhưng mà tăng thêm thì cũng vừa phải thôi, cùng lắm là gấp đôi chứ đến mấy chục nghìn như thế thì cao quá", anh Hưng nói.
Ở một bãi giữ xe khác nằm đối diện khu du lịch Suối Tiên, một đôi nam nữ cũng vừa chạy xe đến thì 2 thanh niên chào mời và kéo xe vào bãi. Để chắc ăn, người thanh niên hỏi trước "bao nhiêu tiền một xe máy?" thì được cho biết 20.000 đồng. Hai người khách chê đắt và không vào gửi thì nhận được cái lườm và một tràng gắt gỏng "đầu năm, đầu tháng có 20.000 mà cũng tiếc, không thích thì đi kiếm chỗ khác mà gửi, thử xem có chỗ nào rẻ hơn không".
Người dân đổ về các khu vui chơi rất đông khiến các bãi giữ xe tự phát tha hồ "chặt chém". Ảnh: H.C.
Không chỉ các khu vui chơi, khu vực quanh các chùa lớn ở TP HCM như Vĩnh Nghiêm, Phổ Quang... cũng là "mảnh đất màu mỡ" cho dịch vụ giữ xe hốt bạc do rất nhiều người đi chùa trong ngày đầu năm để cầu bình an. Chị Huyền, một phật tử nhà ở quận 1 cho biết cũng đã phải gửi xe với giá 20.000 đồng tại một bãi gần chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) trong sáng mùng 1 Tết để vào thắp nhang, hái lộc.
Tại khu vực trung tâm, đường hoa Nguyễn Huệ ở quận 1 khai mạc từ đêm 27 Tết cũng đã thu hút hàng chục nghìn lượt người đến tham quan, chụp ảnh. Dù lực lượng Thanh niên xung phong đã triển khai 9 điểm giữ xe ở xung quanh đường hoa nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Nhiều bãi giữ xe tự phát mọc đã khiến nhiều người bị "chặt chém".
Anh Hùng, nhà ở quận 9 kể, tối mùng 2 Tết anh và vợ đưa con đi chụp hình ở đường hoa Nguyễn Huệ, sau một hồi tìm kiếm nơi gửi xe và hầu hết đều đã treo biển hết chỗ, anh chị vui mừng khi thấy một bãi trên đường Hàm Nghi (quận 1) còn chỗ trống. Sau hơn một giờ tham quan, anh Hùng ra lấy xe và được yêu cầu trả 60.000 đồng cho 2 chiếc xe máy của vợ chồng anh.
Phiếu giữ xe của một bãi tự phát gần đường hoa Nguyễn Huệ. Tại đây, khách phải trả 20.000 đồng cho xe số và 30.000 đồng với xe tay ga. Ảnh: H.C.
"Hai chiếc xe máy mà giá 60.000 đồng, có thua gì xe hơi đâu, năm nào tình trạng này cũng tái diễn mà chẳng thấy cơ quan nào xử lý cả", anh Hùng chưa hết bức xúc nói.
Trước đó, trong đêm mùng 29 Tết chị Nhung (30 tuổi) nhà ở quận Bình Thạnh khi gửi xe tại bãi giữ xe trên vỉa hè gần ngã tư Đồng Khởi - Tôn Đức Thắng (quận 1) để ngắm pháo hóa còn bị hét giá lên đến 40.000 đồng. "Đường thì đông nghịt, các chỗ khác đều không nhận xe nữa nên dù đắt cũng phải cố mà gửi chứ không thì không thể đứng xem pháo hoa được", chị Nhung chia sẻ.
Không chỉ vợ chồng anh Hùng và chị Nhung mà rất nhiều người khác cũng cho biết khi đến tham quan đường hoa Nguyễn Huệ và điểm bắn pháo hoa cũng đều phải trả với mức giá 20.000-40.000 đồng cho một xe máy. "Mong mọi người đi chơi xuân chú ý, nên hỏi giá trước rồi hãy vào gửi xe để tránh rước bực mình vào người trong năm mới", anh Hùng chia sẻ.
Hữu Công

Lể tưởng niệm những nạn nhân cũa"Tết Mậu Thân 1968" tại Paris.