THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 April 2013

Bộ Ngoại giao Mỹ : tình trạng nhân quyền tại Việt Nam 2012 đã xấu đi thêm



Ông Dan Baer, phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền (www.state.gov)

Thanh Phương (RFI) - Hôm qua, 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Riêng về Việt Nam, bản báo cáo này cho biết các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất đó là việc chính quyền Hà Nội vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, việc chính quyền gia tăng những biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự và nạn tham nhũng trong bộ máy tư pháp và công an.

Riêng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và vu khống, để hạn chế các quyền này, chẳng hạn như điều 88 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », như trường hợp của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bị bắt tháng 10 năm ngoái với tội danh này chỉ vì mang trên người những truyền đơn chống Trung Quốc và dự định phân phát những truyền đơn này. 

Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » để cấm các blogger đăng tải những tài liệu, bài viết bị xem là gây phương hại an ninh quốc gia, làm lộ bí mật Nhà nước. Đặc biệt ngày 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo buộc ba trang mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông « tuyên truyền chống Nhà nước » và « nói xấu các lãnh đạo Đảng », đồng thời ra lệnh điều tra về ba trang mạng này. 

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết chính quyền đã bắt giam nhiều nhà hoạt động sử dụng Internet để chỉ trích chính phủ và đăng các bài viết về nhân quyền và dân chủ đa đảng. Đa số các blogger bị bắt đã bị truy tố về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Trong năm qua, ít nhất 14 nhà hoạt động đã bị kết án tù. Tính đến cuối năm cũng đã có ít nhất 20 blogger và nhà hoạt động khác đang chờ ngày ra tòa, trong khi những nhà hoạt động khác thì bị chính quyền sách nhiễu và hù dọa. 

Báo cáo nhắc lại là ngày 25/09 năm ngoái, Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước việc nhiều phóng viên và blogger bị kết án tù nặng nề và ghi nhận xu huớng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những chỉ trích chính phủ trên Internet. 

Báo cáo nhân quyền thế giới 2012 được công bố sau khi ngày 12/04 vừa qua tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở lại đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Hôm qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra tuyên bố về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ -Việt Nam lần thứ 17, cho biết hai bên « đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến ».

Nhân dịp này, phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer đã gặp một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, nhưng đã bị công an Việt Nam cản trở, không thể tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đại sứ quán Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc này.
Thanh Phương

VỢ NÔNG ĐỨC MẠNH CHIẾM ĐOẠT CHỢ BƯỞI làm dân ca thán



Cựu TBT Nông Đức Mạnh và bà vợ mới Đỗ Thị Huyền Tâm .
xem tại đây:

Kiện tụng liên quan PHU NHÂN cựu TBT Nông Đức Mạnh

Cựu TBT Nông Đức Mạnh đã tuyên bố từ ông Nông Quốc Tuấn con trai của mình


NHÂN NGÀY GIỖ TỔ,CẦU XIN TỔ TIÊN PHÙ HỘ CHO ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT NỀN PHÁP LÝ ANH MINH
Hôm nay nhân dân cả nước đốt nén hương nhớ về cội nguồn, tổ tiên của dân tộc. Từ sáng sớm Văn phòng luật sư Vì Dân tiếp nhiều người dân, mỗi người 1 cảnh đang rơi vào cảnh tố tụng, bị thu hồi đất, mất chợ, không còn điểm kinh doanh để kiếm sống…
Một trong những cảnh éo le đó là:
1. Bà con chợ Bưởi với một tâm trạng bức xúc, lời đầu tiên họ hỏi tôi: “Chúng tôi định đóng quầy, tập trung kéo đến các nơi (cơ quan và cá nhân có thẩm quyền để khiếu nại), luật sư nghĩ sao?”
Tôi khuyên bà con: “Không được làm như vậy dẫn đến mất an ninh trật tự chung mà phải làm đơn khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật”.
Nguồn gốc của sự việc : Năm 2004 Ủy ban nhân dân Quận Tây Hồ ban hành quyết định kêu gọi bà con đóng tiền để xây dựng lại chợ theo mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm. Tổng số tiền bà con đóng góp đợt 1 hơn 7 tỷ đồng, sau khi xây dựng xong đột nhiên xuất hiện Công ty Cổ phần Chợ Bưởi với 4 thành viên góp vốn: (2 tổ chức và 2 cá nhân)
- Tổng Công ty thương mại Hà Nội với đại diện là ông Chu Xuân Kiên, Tô Thanh Huyền, Trần Thị Thanh Nga, Chu Thị Lâm Hồng
- Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam, đại diện là ông Lê Công Ích
- Bà Đỗ Thị Huyền Tâm (ghi chú: nay là vợ của bác Nông Đức Mạnh)
- Ông Vũ Hữu Dinh
Công ty này ra đời sau khi chợ xây dựng xong, đã đẩy bà con ra ngoài, biến số tiền của dân thành tiền hợp đồng thuê điểm bán hàng, nếu không thực hiện thì đe dọa cắt điện, đóng cửa, thu hàng hóa, dân khiếu nại với nội dung: Họ góp vốn cho Nhà nước để xây dựng mà không góp vốn cho Công ty cổ phần. Đây có phải 1 nhóm lợi ích nấp dưới hình thức Công ty để nhằm chiếm đoạt toàn bộ khu đất là chợ truyền thống có tên tuổi hàng trăm năm nay?
Tại sao người khác đến tham gia cổ phần mà nhân dân đóng góp xây dựng chợ lại bị gạt ra ngoài?…
Họ trình bày: Vừa qua họ đã được đồng chí Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tiếp, nội dung giải quyết dân không đồng tình nên họ căng cờ, biểu ngữ, tụ tập trước cổng UBND TP Hà Nội để phản đối (Tôi khuyên dân không được làm như vậy, nhận lời sẽ có văn bản gửi các cấp để xem xét dấu hiệu sai trái và tham nhũng của 1 nhóm người muốn thôn tính Chợ Bưởi).
Đây đâu có phải là chuyện riêng của chợ Bưởi, hầu như các chợ truyền thống trên cả nước cũng rơi vào tình cảnh này mà Văn phòng luật sư Vì Dân đã từng thụ lý giúp dân. Các chợ truyền thống trước đây đều do Nhà nước quản lý, đất đai thuộc sử dụng của Nhà nước, dân thuê địa điểm để kinh doanh, nhưng từ khi có chính sách đổi mới về phát triển và quản lý chợ thì hầu như những chợ có đất đai rộng, vị trí thuận lợi đang rơi vào tay tư nhân với hình thức là Công ty cổ phần làm dự án xây dựng, quản lý…
Thực chất là 1 công nghệ chiếm đất, đưa lợi ích cho nhóm, còn Nhà nước lợi lộc không đáng là bao, nhân dân trở thành người đi thuê, làm thuê, chịu mọi thống trị của nhóm chủ chợ.

Cho

2. Một chị ở vùng nông thôn đến van la rằng: Con tôi và cháu X yêu nhau, khi cháu X về thăm bà, 2 đứa hẹn hò nhau ra đường làng nói chuyện. Đột nhiên cháu gái bị bệnh tim, ngất (bệnh mãn tính của cháu). Con trai tôi gọi cho 3 người bạn đến để giúp đỡ, cấp cứu và đưa cháu gái về nhà bà. Hai giờ sáng công an đến bắt con tôi với lý do: có đơn kiện của bà cô cho rằng con tôi hiếp dâm cháu gái đó. Trước Tết trời trở rét, tôi mang áo ấm cho con tại trại tạm giữ của công an huyện, nhìn thấy máu mê bê bết, con khóc không nói nên lời. Còn gia đình cháu gái thì đòi chúng tôi đưa 20 triệu thì rút đơn bãi nại. Tôi được biết kết quả giám định pháp y là bé gái còn nguyên vẹn. Ba người bạn bảo con tôi gọi điện, khi đó họ cách đó 200m, chạy lại hô hấp cho bé gái và đưa về nhà bà sao lại bảo con tôi hiếp dâm? Thế mà con tôi bị giam giữ từ trước Tết đến nay chưa thấy Công an huyện tha hay đưa ra truy tố.
3. Sáu, bảy người trong 1 gia đình cùng đến Văn phòng của tôi trình bày rằng: gia đình họ có 1 lối đi riêng, đã xây tường ổn định hàng chục năm nay, có giấy tờ hợp pháp thế mà 1 gia đình hàng xóm khiếu nại đến chính quyền xã và xã ra quyết định phá dỡ hàng rào của nhà chúng tôi cho gia đình hàng xóm sử dụng lối đi chung (mặc dù gia đình họ đã có lối đi riêng). Gia đình tôi khiếu nại thì Ủy ban nhân dân huyện bác bỏ khiếu nại. Gia đình tôi khiếu nại lên UBND thành phố thì đã được UBND thành phố ra quyết định giải quyết khiếu nại khẳng định đất đai là ngõ đi hợp pháp của gia đình chúng tôi và yêu cầu số cán bộ ở cơ sở làm sai phải kiểm điểm. Trên cơ sở quyết định của UBND Thành phố gia đình tôi đã xây lại hàng rào, vừa xây xong, khi cả gia đình đang ăn cơm cùng với thợ thì bị gia đình hàng xóm kéo đến đánh đập, chửi bới. Gia đình tôi chống cự lại và gọi Công an xã, 113 đến. Thế là sự xung đột đó 2 người gia đình tôi bị thương tích mà lại bị khởi tố, bắt giam 2 người 8 tháng nay, còn gia đình hàng xóm và việc UBND xã ra quyết định phá dỡ tài sản nhà chúng tôi thì không việc gì cả. Với 1 kết luận điều tra hết sức khó hiểu (kể cả giám định thương tích) cho rằng: không làm rõ được ai là người đánh người gia đình chúng tôi…
Một buổi sáng lắng nghe dân và hàng chục vụ việc như vậy, còn các Văn phòng luật sư khác, những cơ quan tổ chức khác cũng tiếp dân thì biết bao nhiêu vụ dân kêu như thế này?
Theo Ls. Trần Đình Triển


Chi tiết mới liên quan vụ buôn người Việt sang Nga


th1-305.jpg
Cô Thái Hà, ảnh chụp khi cô về đến Việt Nam.
Hình do gia đình cung cấp

Trong số 15 cô gái Việt Nam bị bán qua động mãi dâm ở Nga, mà tin được loan đi từ tháng Hai, tính đến lúc này có 14 cô lần lượt được bà chủ chứa Nguyễn Thúy An thả về Việt Nam.
Trở về ngày 25 tháng Ba, cô Mỹ Duyên, người bị áp lực nặng nhất, từng bị bà Thúy An đánh dập sóng mũi và liên tục hành hạ chủi rủa cho đến lúc rời khỏi Moscow, quyết định phải đính chính lại những điều cô cho là không đúng liên quan đến việc cô và các bạn cô được giải cứu:

Hành hạ trước khi thả

Thanh Trúc: Trước hết xin cảm ơn Mỹ Duyên nhận lời nói chuyện với Thanh Trúc hôm nay. Như vậy sau ba cô được về trước đó là Bé Hương, Thái Hà và Bé Trang, rồi đến lượt Mỹ Duyên và tiếp tục là những ai Mỹ Duyên có nhớ không?
Mỹ Duyên: Em về chung với Kim Thoa, quê ở Tây Ninh, lúc đó đã có hai người về trước là Huệ, quê ở Sài Gòn, kế tiếp là Lê Thị Ngân Giang, quê ở Tây Ninh. Kế tiếp bốn người về sau này nữa gồm Thu Linh, quê ở Kiên Giang, Phan Thị Hồng Thắm cũng quê ở Kiên Giang.
Kế tiếp là Nguyễn Kim Ngân, quê ở Hà Nội, và Kiều, quê ở Trà Vinh. Nhưng mà hiện giờ còn một người chưa về được là Trang Thị Diệu. Trang Thị Diệu là lúc trước không có giấy tờ, hiện đang kêu gia đình làm giấy tờ gởi sang thì mới về được.
Thanh Trúc: Ai cũng biết sở dĩ bà An Ột phải cho các cô về là vì chuyện đã vở lỡ trên báo chí, trong lúc dì của Mỹ Duyên ở Mỹ và mẹ cô ở Việt Nam nhất định làm to chuyện. Vậy thì sau này bà Thúy An có nương tay với các cô chút nào không?
Dữ thì con người bà trước giờ đã vậy. Một khi gia đình và những người bên bển làm những gì phật ý bả thì làm sao bà có thể dịu dàng với tụi em được.
-Mỹ Duyên
Mỹ Duyên: Tánh nào tật đó chị ơi. Dữ thì con người bà trước giờ đã vậy. Một khi gia đình và những người bên bển làm những gì phật ý bả thì làm sao bà có thể dịu dàng với tụi em được. Nhất là em, bà tạo áp lực khủng hoảng lên đầu em hơn như thế nữa. Phần lớn là tại mẹ em ở Việt Nam với mấy dì mấy chú bên bển nhờ giải cứu cho tụi em được về. Những gì mà gia đình em cha mẹ em làm em phải đứng ra chịu trách nhiệm, bao nhiêu áp lực bả cũng đổ hết lên đầu em.
Thanh Trúc: Mỹ Duyên biết được những gì liên quan đến những chuyến trở về của các cô khi Mỹ Duyên còn trong tay bà Thúy An?
Mỹ Duyên: Bên bển báo chí tụi em không được đọc, mạng tụi em cũng không được lên. Em chỉ biết được vì trong nhà thì ông Huy có mở mạng lên, rồi ông với bà có nói chuyện với nhau tên chị là Thanh Trúc đài Á Châu Tự Do rồi kế tiếp là tên chú Thắng. Em có nghe được ông Huy nói với bả là "gia đình nó nói với đài Á Châu Tự Do là nó bị đánh gãy sống mũi, rồi bên cô bên dì nó bên Mỹ khóc lóc than thở đòi làm lớn chuyện lên, nên thôi cho nó về đi" Ổng với bả cũng nói lúc Thái Hà về thì cũng có hình chụp của Thái Hà. Thì cái đó tụi em cũng nhìn thấy được nên tụi em mới biết.
md1-200.jpg
Cô Hà Thị Mỹ Duyên. Hình do gia đình cung cấp.
Ổng với bả cứ nói là chẳng làm gì được ổng bả đâu, đài này cũng là phản động thôi, bên chị bên chú Thắng cũng là phản động thôi chứ hoàn toàn không đúng sự thật.
Lời bà Thúy An: “Tất cả những cái bài viết ấy là ở Việt Nam mình không bao giờ được xem. Báo này là báo phản động. Việt Nam mình không bao giờ có cái tờ báo này mà đọc. Báo phản động, báo chống lại người Việt Nam, nó luôn luôn đi moi móc cái tin để nó phóng một thành mười lên...”
Thanh Trúc: Khi đó thì Mỹ Duyên và các bạn có tin như thế không?
Mỹ Duyên: Nếu như tụi em nghĩ vậy thì tụi em sẽ không về đây và nghe chị phỏng vấn và sẽ không đính chính lại câu chuyện này. Hồi lúc tụi em sống bển như một cái địa ngục, tụi em rất khao khát được nhờ đại sứ quán bên Nga giúp tụi em để tụi em về. Bởi sau có những đứa bỏ trốn ra nó nhờ đại sứ quán Việt Nam bên Nga nhưng chẳng có ai giúp đỡ tụi em cả. Hồi đó nhờ gia đình tác động nhờ cậy bên Mỹ rồi nhờ được chú Thắng của CAMSA, nhờ đài Á Châu Tự Do, cũng nhờ đó mà có thể là sự thúc đẩy cho tụi em có niềm tin chờ đợi chú Thắng và đài Á Châu Tự Do giúp giải cứu để những người còn lại được về.

Về VN vẫn bị sách nhiễu

Thanh Trúc: Trước khi thả cô về thì bà Thúy An có đưa Mỹ Duyên ra đại sứ quán Việt Nam để viết đơn cám ơn đại sứ quán và bà ấy đã tạo điều kiện tốt cho cô về như trường hợp Huỳnh Thị Bé Hương không?
Mỹ Duyên: Bà không đưa tụi em ra đại sứ quán Việt Nam bên Nga nhưng bả bắt tụi em trước khi mỗi đứa về phải ghi một tờ giấy cam kết để lại cho bả, nội dung trong đó là từ lúc qua bển tới lúc tụi em bước chân về không có sự  mâu thuẫn nào với bà cả. Tiền lương mỗi tháng đều thanh toán sòng phẳng. Bà muốn tụi em cam kết những lời tụi em nói hoàn toàn đúng sự thật, nếu có chỗ nào gian dối tụi em phải chịu hoàn toàn trước pháp luật.
Thanh Trúc: Sau khi Bé Hương, Thái Hà và Bé Trang về Việt Nam rồi thì bà Nga của cơ quan Interpol Việt Nam trả lời rằng bà không cần phải giải thích với Thanh Trúc chuyện đại sứ quán Việt Nam bên Nga, Interpol Việt Nam và công an trong nước đã hành động thế nào để giải cứu các cô. Trước đó, bà Nga còn nói chuyện các cô đi Nga hoàn toàn là tự nguyện?
Nhưng mà cứ mời lên mời xuống vầy hoài, trong khi đó tụi em về mà áp lực bị đánh đập bên Nga chưa dứt.
- Mỹ Duyên
Mỹ Duyên: Đúng, tụi em đi sang là tình nguyện, nhưng những người đưa tụi em sang nói qua bển làm nhà hàng, tiếp bia một tháng được 120 đô, nên tụi em đồng ý đi.
Nhưng mà tụi em sang bển thì cuộc sống không phải là tiếp bia cũng không phải làm nhà hàng. Ở bên bển tụi em bị khống chế bắt buộc tụi em phải làm, những đứa không chịu tiếp khách sẽ bị đánh đập. Ngoài chuyện tiếp khách tụi em không có gì khác để làm tại vì công việc của bả là chỉ làm gái mại dâm thôi.
Thanh Trúc: Vậy Mỹ Duyên và các bạn cô có tin là đại sứ quán và cảnh sát công an Việt Nam đã giải cứu các cô?
Mỹ Duyên: Em không tin điều đó, nếu như nói bên Nga bên Việt Nam giải cứu cho tụi em thì giải cứu lâu rồi chứ đây đợi tới bây giờ. Trong khi em cũng hiểu là bên đây cử người qua bển theo dõi bả nhưng mà em nghe nói bả lo lót được, 20 người sang cũng 20 người về, vậy thôi. Em không tin những lời bà đó là đúng sự thật.
Thanh Trúc: Xin cho biết bây giờ về Việt Nam rồi thì Mỹ Duyên cảm thấy thế nào?
Mỹ Duyên: Em là ai chứ chị? Người ta khinh rẻ tụi em còn không hết nữa. Về thì công an phía bên Việt Nam cứ kêu tụi em lên làm giấy tờ, ghi hồ sơ là tụi em là người bị hại. Nhưng mà cứ mời lên mời xuống vầy hoài, trong khi đó tụi em về mà áp lực bị đánh đập bên Nga chưa dứt. Về tụi em chỉ muốn có một chút thanh thản cho thoải mái. Đâu phải tụi em không muốn hợp tác. Vui là tụi em vui được một phần, nhưng mà cứ mời lên mời xuống hoài tụi em cũng thấy bị ức chế và cũng bực mình hơn nhiều nữa.
Thanh Trúc: Cảm ơn và cầu chúc Mỹ Duyên sớm tìm lại cuộc sống an vui.

VN sẽ 'cưỡng chế tụ tập chính trị'?



Thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Ông Huỳnh Phong Tranh yêu cầu cưỡng chế các đoàn đông người quá khích, chính trị
Tổng thanh tra chính phủ Việt Nam vừa yêu cầu chính quyền cưỡng chế các 'đoàn đông người quá khích, mang màu sắc chính trị.'
Ý kiến của ông Huỳnh Phong Tranh được đưa ra tại cuộc họp bàn 'Nâng cao hiệu quả' tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phục vụ "các kỳ họp của trung ương Đảng và Quốc hội" được nhóm hôm 18/4 tại Hà Nội.

"Đối với các đoàn đông người quá khích, đặc biệt là những đoàn mang màu sắc chính trị tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải tiến hành cưỡng chế, các địa phương có đoàn đông người phải phối hợp để xử lý; sau cưỡng chế, tiếp tục nắm tình hình, thu thập tài liệu chứng cứ để xử lý dứt điểm."Ông Tranh được tờ Pháp luật Việt Nam thuộc Bộ Tư pháp trích dẫn nói:
Báo trong nước cũng dẫn lời của Vụ trưởng Vụ tiếp dân và xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ cho hay "từ đầu năm 2012 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân có chiều hướng diễn biến phức tạp, số lượt đoàn khiếu kiện đông người gia tăng."
Tờ BấmPháp luật Việt Nam cho biết riêng trong quý I năm 2013, có 104 lượt đoàn khiếu kiện đông người "với thái độ gay gắt, mặc áo đỏ, căng cờ, biểu ngữ tập trung đông đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP.HCM."
Tờ báo này nói: "Nội dung khiếu nại của các đoàn đông người chủ yếu liên quan đến đất đai, chính sách thu hồi, bồi thường về đất và tố cáo tham nhũng.

"Có đoàn đã được cán bộ tiếp dân tiếp, hướng dẫn, giải thích nhưng công dân vẫn đeo bám dài ngày tại Hà Nội."
Tờ Pháp luật cũng trích ý kiến của ông Tranh nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là phải tăng cường đối thoại, giải quyết tại cơ sở theo thẩm quyền.”

'Vi phạm quyền của dân'

Bình luận với BBC từ Sài Gòn, luật gia Lê Hiếu Đằng cho rằng quan điểm của ông Huỳnh Phong Tranh đã 'vi phạm quyền của dân.'
Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM nói:
"Quyền của người dân, khi nhà nước làm không đúng, thì người ta có quyền nói lên ý kiến của người ta. Ở tất cả các nước đều vậy, thậm chí người ta biểu tình để phản đối. Đó là quyền công dân của người ta.
"Huống hồ những vấn đề cơ bản của họ như vấn đề đất, bây giờ anh giải tỏa, đền bù không thỏa đáng thì người ta khiếu kiện đông người.
"Lẽ ra nhà nước phải tìm hiểu nguyên nhân nào đem đến những hoàn cảnh như ông Vươn vừa rồi, như bà con ở Văn Giang hay một số nơi ở Đồng bằng Sông Cửu Long, để có cách giải quyết cho thật tốt.
"Thì ông Huỳnh Phong Tranh lại phát biểu như vậy, tôi cho là hết sức vô nhân đạo, không còn tính người nữa, bởi vì nếu gia đình của ông ấy rời vào tình trạng bị thu hồi đất thì như thế nào?"
Tháng trước, hôm 20/3, quan chức chủ nhiệm ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội đưa ra một đề xuất được cho là gây tranh cãi khác liên quan dự án luật Tiếp dân.
Theo đó ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban này đề xuất "đưa quy định buộc người dân phải đặt cọc, khi tiếp tục khiếu kiện" vào dự án luật.
Một số ý kiến trên truyền thông trong nước và cộng đồng mạng đã có bình luận và phản ứng và cho rằng đây là một đề xuất không thực tế, thiếu khả thi, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là một quan điểm 'lạ lùng' và nếu được chấp nhận sẽ là 'trái pháp luật.'
Gần đây, dư luận trong nước tỏ ra xôn xao về một số quan điểm, đề xuất của các quan chức và nhiều cơ quan của chính quyền được cho là "gây tranh cãi."
Hôm 8/3, BấmBộ Công an đưa "Đề xuất giải pháp ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ", trong đó có nội dung cho phép cảnh sát sử dụng vũ khí bắn người chống người thi hành công vụ hoặc có dấu hiệu định chống nhà chức trách.

Theo BBC

Hoãn phiên tòa xử phúc thẩm 14 TNCG & TL



Đăng bởi lúc 
VRNs (20.04.2013) – Nghệ An – Ngày 18.04 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Khôi, thẩm phán Tòa án tối cao đã ký văn thư số 860/2013/TB-TPT cho biết phiên tòa xử phúc thẩm vụ án Hồ Đức Hòa và các bị cáo khác phạm tội “Hooạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” sẽ hoãn, không xét xử vào ngày 24.04.2013 như đã thông báo trước đây nữa. Văn thư cho biết lý do hoãn là vì một thành viên của Hội đồng xét xử không thể tham gia phiên tòa theo dự kiến. Cuối thông báo hoàn toàn không cho biết khi nào phiên tòa sẽ tái tục.
Những người thạo tin cho rằng, sự đình hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm 14 TNCG & TL này có tác động trực tiếp của hai cuộc đối thoại nhân quyền giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Việt Nam với Liên minh Âu Châu vừa diễn ra từ đầu tuần này.
Phóng viên VRNs đã điện đàm với luật sư Thanh và anh Lực, người em của anh Hồ Đức Hòa và được cho biết thêm như sau:
“Qua điện thoại, Tòa án đã thông báo cho Ls Sơn biết, sẽ hoãn phiên tòa phúc thẩm nhưng chưa xác định ngày diễn ra xét xử là ngày nào.” Anh Lực, em trai của anh Phêrô Hồ Đức Hòa cho VRNs biết vào ngày 19.04.
Anh Lực nói: “Tôi nghi ngờ là chính quyền đang đánh lừa mình, để cho mình, các gia đình và mọi người nản. Vì ngày xét xử ban đầu là ngày 22.04, sau đó dời lại và quyết định là ngày 24.04, và bây giờ lại thông báo là hoãn lại phiên tòa.”
Anh Lực cảm thấy bất bình, anh nói: “Hiện nay, gia đình chúng tôi chưa biết một thông tin gì về việc hoãn lại của phiên tòa phúc thẩm này cả! Gia đình chỉ được biết thông qua Ls thôi, chứ Tòa án không thông báo cũng như không cung cấp một thông tin gì liên quan đến phiên tòa này cho các Gia đình biết. Nếu như Ls không chủ động liên lạc với Tòa án thì Ls và người nhà cũng không có tin gì về phiên tòa này cả. Đây là một sự bất bình vì chính quyền xem những gia đình là những người ngoài lề, trong khi thân nhân của các anh [TNCG & TL] là những người chủ chốt mà không thông báo cho biết những vấn đề quan trọng [liên quan đến phiên tòa].”
Về phía Ls Thanh, bà khẳng định: “Theo như tòa thông báo thì sẽ hoãn phiên tòa. Khi nào tòa án tổ chức lại ngày xét xử thì Ls cũng không thể biết trước được.”
Ls Thanh cho biết thêm: “Tòa án cho biết lý do hoãn lại phiên tòa bởi vì có những người trong hội đồng xét xử có những việc đột xuất trong gia đình, cho nên không thể diễn ra được phiên tòa sắp tới.”
VRNs xin gởi đến quý vị văn thư này.
HT. VRNs

http://www.chuacuuthe.com/2013/04/20/hoan-phien-toa-xu-phuc-tham-14-tncg-tl/

VIDEO : ĐẠO BÁC HỒ??????? - LỄ RƯỚC TƯỢNG BÁC VÔ CÙNG LONG TRỌNG !




ĐẠO MỚI CHĂNG ? QUÝ VỊ SUY NGHĨ DÙM XEM ĐẠO NÀY PHÁT XUẤT TỪ ĐÂU Ạ ???

Hospital Denies Involvement In Leak Of Grisly Post-Mortem Photo Of Boston Marathon Bomb Suspect







Hospital Denies Involvement In Leak Of Grisly Post-Mortem Photo Of Boston Marathon Bomb Suspect


A grisly post-mortem photo of one of the suspected Boston Marathon bombers appears to have been taken early today after medical personnel turned the body over to law enforcement officials.
The image of Tamerlan Tsarnaev, 26, began circulating online this afternoon after it was posted on popular web sites like Reddit and 4chan. The source of the photo remains unclear.
Seen above, the picture shows Tsarnaev--naked from the hip up--after he died at 1:35 AM at Boston’s Beth Israel Deaconess Medical Center. Tsarnaev was mortally wounded during  a gun battle between him and his 19-year-old brother Dzhokar and police.
In an interview, Dr. Richard Wolfe, chief of the hospital’s emergency medicine department, said that he had seen the photo, but stressed that the image “was not taken during the medical procedures or when the medical team had control of the body.”
While Wolfe said that he would be greatly concerned “if it was a health care provider,” he flatly added that, at no point, did hospital staffers photograph Tsarnaev’s body.
Wolfe said that after Tsarnaev was pronounced dead, his body was moved to a “non-clinical area” where custody of the corpse was turned over to law enforcement officials.
The graphic photo shows gunshot wounds to Tsarnaev’s body as well as a large thorocotomy incision on his chest. Additionally, portions of Tsarnaev’s face and right shoulder reflect a discoloration that Wolfe termed “purplish lividity.”

http://www.thesmokinggun.com/buster/tamerlan-tsarnaev-post-mortem-photo-478612


LS Lê Quốc Quân bị cán bộ trại giam cắt thăm nuôi



Lê Quốc Quân News - Theo thông tin từ gia đình cho biết, tuần này người nhà ls. Lê Quốc Quân lên trại giam số 1-Tp.Hà Nội (Hỏa lò) gửi đồ thăm nuôi thì được thông báo báo Ls. Quân bị cắt thăm nuôi vì lí do vi phạm nội qui. Sau một hồi chất vấn thì cán bộ trại không đưa ra được bằng chứng vi phạm nội qui gì của trại.

Cho đến thời điểm hiện nay, Ls.Quân đã bị hai lần cắt thăm nuôi theo định kỳ và lí do nêu ra là vi phạm nội qui trại, nhưng trại chưa đưa ra một văn bản nào trả lời cho gia đình rõ về việc vi phạm. Riêng lần này cán bộ trại đã tuyên bố cắt ít nhất là lần này và lần thăm nuôi tới, nếu vi phạm sẽ cắt tiếp. Gia đình đang làm đơn khiếu nại, và theo nguồn tin từ luật sư cho biết thì lí do bị cắt thăm nuôi là Ls. Quân đã phản ứng không tiếp nhận bản kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra và bản cáo trạng mà Viện Kiểm Sát đã vội vàng ra sau đó và một lí do khác nữa là Ls. Quân không chịu mặc áo tù khi chưa có bản án.

Sau đây là văn bản khiếu nại của luật sư Hà Huy Sơn về việc trại giam bắt luật sư Quân phải mặc áo tù mới được gặp luật sư:


Lê Quốc Quân News
http://lequocquannews.blogspot.com/2013/04/luat-su-le-quoc-quan-bi-cat-tham-nuoi.html

Lại "tàu lạ" chú 4 Sang ơi!!!



Quốc gia nào cũng có chủ, dù nhỏ, dù lớn cũng đều hết sức bình đẳng. Phần chủ quyền biển đảo của ta, bà con cứ đánh bắt, không gì phải bàn”. - Chú Tư

Cứu 7 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm 

Nguyễn Long (TNO) - Ngày 18.4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra vụ tàu cá BTh 89709 TS do bà Trần Thị Kim Huệ (36 tuổi, ngụ thị trấn Long Hải, H.Long Điền) làm chủ bị một tàu lạ đâm chìm trên vùng biển Vũng Tàu.

Trước đó, tàu cá BTh 89709 TS do ông Phạm Văn Hòa (ngụ thị trấn Long Hải) làm thuyền trưởng, khi đang đánh bắt hải sản ở vùng biển Vũng Tàu thì bất ngờ bị một tàu lạ đâm chìm, khiến 7 người trên tàu cá phải nhảy xuống biển. 

Sau vài giờ lênh đênh trên biển, 7 ngư dân bị nạn đã được tàu cá BV 74008 TS phát hiện và cứu vớt kịp thời. 

Tàu lạ này được các ngư dân bị nạn miêu tả có cabin màu trắng. 

Sau khi gây tai nạn, chiếc tàu lạ bỏ chạy khỏi hiện trường. 

18/04/2013 20:55 



*

Vậy thì trong cái "phần chủ quyền biển đảo của ta, bà con cứ đánh bắt, không gì phải bàn" mà chú Tư phán chỉ có bà con ta và đám tàu lạ chứ cảnh sát biển và hải quân mình đang ở trong bờ say xỉn hở chú Tư!?