THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

09 May 2013

Hạn chế không gian mạng ở Việt Nam



Đăng bởi lúc 
VRNs (09.05.2013) – Defend the Defenders - Ngày 2/5/2013 – Tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc kéo dài sang  năm 2013, với vụ việc mới nhất xảy ra vào ngày 26 tháng 3 năm 2013 sau khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng vào thuyền đánh cá Việt Nam. Việc Trung Quốc sử dụng vũ khí có thể báo hiệu một giai đoạn mới trong tranh chấp Hoàng Sa, vì siêu cường khu vực này nhất quyết kiểm soát toàn vùng  biển mà họ khẳng định chủ quyền trên Biển Đông (nguyên văn: biển Nam Hải).
Cuộc tranh chấp đã ám ảnh những động thái của nhà cầm quyền Việt Nam đối với người dân của họ – những người mà trong vài năm gần đây đã xuống đường hoặc lên mạng để ủng hộ chủ quyền đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ đang đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan: Hoặc phải đứng về phía nhân dân của mình, có nghĩa là mở rộng không gian cho các cuộc biểu tình trên phố và cho phép bình luận tự do hơn trên mạng theo hướng phê phán chính quyền; hoặc phải cố duy trì “tình đồng chí” với Trung Quốc, đồng nghĩa với việc giải tán các cuộc biểu tình.
Trên bình diện kinh tế, cuộc suy thoái đã tác động đến Việt Nam từ năm 2008 cũng làm trầm trọng thêm hiện tình. Những bình luận liên quan đến cách chính quyền xử lý suy thoái đều bị quy là “tuyên truyền chống Nhà nước”  vì Nhà nước xem những bình luận đó như là mối thách thức tính chính đáng của họ.
Tranh chấp đất đai đã lan rộng khắp Việt Nam vào năm 2012, khi những công ty kinh doanh tìm kiến sự hợp tác và bảo trợ từ Chính quyền để lấy đất thuộc sở hữu Nhà nước cho các dự án phát triển. Vì đất ấy thường đang do nông dân nghèo sử dụng, nên những vụ cưỡng chế đã xảy ra và thường dẫn đến những cuộc biểu tình, thỉnh thoảng có bạo lực.
Trong bối cảnh đó, hiện tình truyền thông ở Việt Nam vẫn không thay đổi trong suốt năm 2012 và sang cả năm 2013. Truyền thông chính thống vẫn phục tùng Nhà nước trong việc đưa tin về tình hình kinh tế và chính trị. Tin tức về biểu tình hiếm khi được đưa lên hàng đầu, hoặc nếu có thì thường thể hiện quan điểm chính thức của Nhà nước.
Truyền thông trực tuyến, bao gồm các trang blog độc lập, các diễn đàn thảo luận và  truyền thông xã hội, đã trở thành nguồn thông tin và quan điểm thay thế, không có hoặc không được phép xuất hiện trên báo đài và truyền hình. Chính quyền tiếp tục cố gắng kiểm soát việc bày tỏ quan điểm trên mạng và khi làm như thế, họ đã tiếp tục đàn áp truyền thông không chính thống. Những nỗ lực kiềm chế truyền thông trực tuyến bao gồm từ việc chặn đến tấn công các trang web, nhưng thường kéo theo những cuộc tấn công ngoài đời thực khi chính quyền đưa lực lượng an ninh vào cuộc để theo dõi những người có liên quan.
Luật và sự kiểm soát truyền thông
Điều 1 của luật Báo chí Việt Nam được ban hành năm 1989 và sửa đổi năm 1999, đã thừa nhận quyền tự do truyền thông và tự do phát biểu, nhưng chỉ trong cái giới hạn “vì lợi ích Nhà nước và công dân” mà thôi.  Kiểm soát là nguyên tắc trung tâm, xác định vai trò của truyền thông ở Việt Nam. Như một vài nhà báo sở tại đã nói “báo chí là công cụ”, công cụ này được sở hữu và sử dụng bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luật Báo chí tiếp tục xác nhận quyền và nghĩa vụ của báo chí, cái gì có thể được xem là cơ quan báo chí, ai được coi là một nhà báo, Nhà nước quản lý báo chí ra sao và các hình thức tuyên dương  và  kỷ luật dành cho những hành vi vi phạm luật này. Luật áp dụng cho tất cả các loại hình báo chí, cho dù là báo in, đài tiếng nói, đài truyền hình, hay báo điện tử, bằng các thứ tiếng ở Việt Nam.
Cứ mỗi thứ ba hàng tuần ở Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương lại tổ chức họp với các tổng biên tập của tất cả các tờ báo lớn, trong các cuộc họp này họ đưa ra những nhận xét về hoạt động báo chí của tuần trước. Các cuộc họp tương tự cũng được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác khắp Việt Nam, do cơ quan tuyên giáo địa phương tiến hành.
Những cuộc họp này được Đảng Cộng sản gọi tránh đi là “trao đổi hàng tuần với báo chí”, tại đó,  giới báo chí được hướng dẫn về việc xử lý định hướng biên tập và quan điểm của Đảng trong các vấn đề nhạy cảm.
Mặc dù giới báo chí được bảo rằng những cuộc họp như thế phải được giữ bí mật, nhưng thông tin về những cuộc “trao đổi” này thỉnh thoảng vẫn bị tiết lộ. Ví dụ, trong nội dung của những cuộc họp này, có lời cảnh báo là không được đưa tin tích cực về phong trào nổi dậy “Mùa xuân  Ả Rập” năm 2011, và có lần Ban Tuyên giáo khiển trách báo chí vì đã đưa tin về việc tàu Trung Quốc cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.
Các nhà báo quốc doanh
Theo luật Báo chí, Nhà nước cũng quy định việc cấp thẻ nhà báo. Thẻ nhà báo Việt Nam do Bộ Thông tin và truyền thông cấp cho những nhà báo nào đáp ứng được một số điều kiện. Trong số các điều kiện đó, có yêu cầu là “không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ”, “Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ”.
Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định rằng có tổng số 1.700 thẻ nhà báo đã được cấp cho công dân Việt Nam
Thẻ nhà báo rất quan trọng vì chỉ có người được cấp một thẻ nhà báo thì mới được công nhận là nhà báo, theo luật pháp cũng như trong quan niệm của xã hội. Thẻ nhà báo thường là điều kiện để các nhà báo được vào dự những hội nghị cấp cao do Nhà nước tổ chức. Người không có thẻ nhà báo thì không được công nhận là nhà báo. Với điều kiện này, chính quyền có thể dễ dàng ngăn chặn các phóng viên không có thẻ, bao gồm cả các blogger.
Hơn bất cứ một cơ quan nào khác, công an quả quyết rằng chỉ có những người được cấp thẻ nhà báo mới được công nhận là nhà báo và rằng những người không có thẻ nhà báo chỉ là kẻ “tự xưng” là nhà báo, không được phép tiếp cận thông tin của cấp có thẩm quyền. Điều này đã xảy ra với blogger Huyền Trang, làm việc cho Truyền thông Dòng Chúa cứu thế, một tờ báo mạng Công giáo. Cô đã bị tam giữ và thẩm vấn suốt gần một ngày ở  đồn công an Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10 năm 2012. Và khi cô nói với công an rằng cô là phóng viên, họ đã hạch sách cô và yêu cầu cô đưa ra thẻ nhà báo.
Thậm chí nhà báo lề phải cũng không thoát  khỏi sự sách nhiễu của công an. Trong một vụ việc xảy ra ngày 24 tháng 4 năm 2012, quan chức Ủy ban Nhân dân tỉnh đã tổ chức một cuộc họp báo để nhắc nhở các phóng viên không được đến vùng đang xảy ra cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (một huyện ngoại thành cách Hà Nội 20 km về phía tây nam) và cảnh cáo họ rằng “không đảm bảo an toàn cho báo chí”.
Bất chấp lời cảnh báo, phóng viên từ 6 cơ quan báo chí địa phương cũng như trung ương đã đến hiện trường. Tất cả đều được giới chức đại phương “mời” vào ngồi trong Nhà Văn hoá Xã để lấy thông tin về vụ tranh chấp. Tuy nhiên, khi hai phóng viên của Đài tiếng nói Việt Nam ra ngoài để quay video về những nông dân chống lại lực lượng cưỡng chế, họ đã các thành viên của lực lượng cơ động hành hung. Một nông dân địa phương định cố giải cứu họ thì cũng bị tấn công. Một video clip ghi lại vụ việc trên đã được các blogger ẩn danh tung lên mạng, và nhanh chóng lan truyền, nhưng giới chức và công an đia phương cho video clip đó là giả mạo, do các “thế lực thù địch” dựng lên. Những kẻ đã hành hung người chẳng bị kỷ luật gì. Về phần mình, hai nhà báo nọ giữ im lặng về vụ hành hung, không muốn đối đầu với chính quyền.
Sử dụng luật Hình sự
Năm 2012, có ít nhất 52 người bị bắt giữ, truy tố  hoặc bị tuyên án với những tội danh liên quan đến hoạt động “chống Nhà nước” theo luật Hình sự Việt Nam. Một người bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước” (Điều 258); một người với tội danh “ sử dụng bất hợp pháp thông tin trên mạng (Điều 226); một người bị buộc tội “ phá hoại chính sách đoàn kết”, và ba người với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79).
Số còn lại bị buộc tội “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 bộ luật Hình sự.
Ba trường hợp đáng chú ý hơn cả vào năm 2012 theo Điều 88 là :
Vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên vào ngày 20 tháng 9. Uyên là một nữ sinh viên hai mươi tuổi người Long An, một tỉnh phía nam. Bị buộc tội rải truyền đơn liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, cô bị bỏ tù từ đó và trường hợp này vẫn đang được điều tra, theo thông báo của phía công an.
Bản án vào tháng 10 năm 2012, kết án nhạc sĩ Việt Khang (Võ Minh Trí) bốn năm tù vì soạn hai bài hát mang nội dung được cho là ”chống nhà nước”.
Phiên phúc thẩm ngày 28 tháng 12  đã ấn định thời hạn tù cho các blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) và Tạ Phong Tần, 12 và 10 năm tù cho mỗi người vì những bài viết của họ dưới danh nghĩa Câu lạc bộ Nhà báo tự do.
Hạn chế truyền thông trực tuyến
Bên cạnh những luật lệ hiện hành, chính quyền cũng đang tìm những công cụ mới để trấn áp quyền tự do phát biểu trên mạng vốn đang bị kiểm soát. Tháng tư năm 1012, chính quyền đã đưa ra một dự thảo nghị định về “quản lý, cung cấp và sử dụng các dịch vụ internet và thông tin mạng”, nghị định này chỉ là một trong số nhiều nghị định cấm việc “lợi dụng internet” để chống chính quyền. Theo nghị định này, các blogger sẽ bị yêu cầu đưa tên thật và thông tin liên hệ; nghị định cũng đòi hỏi các trang web  phải được nhà nước cấp phép, và bắt các nhà cung cấp dịch vụ internet phải trình thông tin khách hàng cho công an khi được yêu cầu.
Ngoài việc sử dụng luật, chính quyền còn nhắm tầm ngắm vào một số trang web cụ thể. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 12 tháng 9 để chỉ đạo cho Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông, và các tổ chức có liên quan phải triệt hạ các trang mạng đăng tải nội dung thông tin xuyên tạc chống Đảng và nhà nước. Theo chỉ đạo, các trang mạng, như “Dân làm báo”, sẽ điều tra để “nghiêm trị” những cá nhân và tổ chức có trách nhiệm. Chỉ đạo này cũng cấm công chức và đảng viên không được truy cập vào “các trang mạng phản động” như thế.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng dùng  đội quân “dư luận viên” hay là những người bình luận trên mạng để trực tiếp đối phó với những vấn đề được các nhà đối kháng đưa lên mạng. Một quan chức Đảng thuộc Ban Tuyên giáo ở Hà Nội phát biểu trong một cuộc họp đánh giá hoạt động báo chí trong năm 2012 rằng cơ quan này đã thành lập một lực lượng “900 dư luận viên” cho mục đích này. Cho đến nay, đội quân chuyên nghiệp này  đã thành lập 19 trang mạng tin tức và 400 tài khoản mạng.
Kế hoạch cũng bao gồm “những phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh”, hoạt động theo sự chỉ đạo từ cấp trên trong việc đối phó với những tình huống nhạy cảm.
Dư luận viên chắc chắn là một bản sao của một chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo đó các bình luận viên sẽ đăng các comment ủng hộ chủ trương chính sách của Đảng, nhằm định hướng và chi phối công luận trên nhiều diễn đàn mạng. Nghe nói dư  luận viên Trung Quốc được trả công 0,5 nhân dân tệ (tương đương 8 cent Mỹ) cho mỗi một nội dung đăng tải có mục đích lái cuộc thảo luận ra khỏi nội dung nhạy cảm trên các trang mạng quốc nội, hệ thống đưa tin và chat room, hoặc cho các nội dung cổ vũ chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản.
Dự đoán kịch bản tương lai
Trong bối cảnh kinh tế đình đốn, có lý do để dự đoán rằng năm 2013 sẽ không sáng sủa hơn cho truyền thông Việt Nam. Nhu cầu tự do bày tỏ quan điểm và tiếp cận nguồn thông tin độc lập, ở một mức độ nào đó, đã được đáp ứng bởi truyền thông phi chính thống dưới hình thức các blog cá nhân, có khả năng thoát khỏi  sự đàn áp của chính quyền. Nhiều blog mới nổi lên thay cho những trang cũ đã bị đánh sập. Truyền thông mạng đã gây áp lực lên cả chính quyền và truyền thông chính thống, buộc họ phải cởi mở hơn.
Tuy nhiên, tình hình được dự đoán là sẽ rất xấu cho các blogger – những người có xu hướng tham gia vào các vấn đề xã hội nhiều hơn các nhà báo – khi mà chính quyền sử dụng những kỹ thuật tinh vi hơn để kiểm soát truyền thông trực tuyến.
Chính quyền hầu như không thể hoàn toàn chặn internet mà không phải chịu những phản ứng chính trị gay gắt từ phía người dân và từ cộng đồng kinh doanh trong một thế giới ngày càng tương tác hơn.
Báo cáo của SEAPA (Liên minh Báo chí Đông Nam Á)
Bản dịch Việt ngữ: Huỳnh Thục Vy

Việt Nam bàn việc miễn visa nhập cảnh cho 7 nước


Du khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng mạnh
VIỆT NAM (NV) - Hiệp Hội Du Lịch Sài Gòn (viết tắt là HTA) cho hay vừa chính thức đề nghị Bộ Ngoại Giao và Bộ Văn Hóa-Du Lịch CSVN miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho công dân các nước: Nhật, Hàn, Nga, Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan và Ðan Mạch.
Du khách ngoại quốc ở Việt Nam. (Hình: báo Thanh Niên)

Báo Thanh Niên cho biết, công văn của HTA đã được chuyển đến hai bộ nói trên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam hôm 7 Tháng Năm. Theo HTA, đề nghị này được tung ra nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch, giúp Việt Nam thu hút thêm du khách quốc tế.

Cũng theo HTA, nhà nước Việt Nam miễn visa nhập cảnh dành cho công dân bảy quốc gia nói trên sẽ tạo một tác động tích cực đối với ngành du lịch Việt Nam. HTA cho hay, du khách từ các quốc gia này đến Việt Nam trong năm 2011 đã tăng gấp 11 lần so với 17 năm về trước. Cũng theo HTA, du khách đến từ Nhật, Hàn, Nga, Na Uy, Thụy Ðiển, Phần Lan và Ðan Mạch có mức chi tiêu trung bình mỗi người trên 100 đô một ngày. Thời gian trú ngụ tại Việt Nam của họ cũng khá dài, thường kéo từ một đến hai tuần lễ.

Cũng trong công văn trên, HTA cho rằng Việt Nam chậm thực hiện chủ trương bỏ visa nhập cảnh, hiện được coi là xu thế chung của thế giới và là “công cụ hữu hiệu để thu hút khách du lịch quốc tế.”

Mặt khác, theo báo Văn Hóa-Ðời Sống, du khách quốc tế đến Việt Nam bốn tháng đầu năm 2013 khoảng 2.4 triệu lượt người, giảm 5.3% so với cùng giai đoạn này của năm rồi. Tổng Cục Du Lịch Việt Nam cho rằng đây là xu hướng giảm bất thường và “đáng lo ngại.”

Phúc trình chi tiết của Tổng Cục Du Lịch Cộng sản Việt Nam còn cho biết, du khách đến Việt Nam bằng đường hàng không khoảng 2 triệu lượt người, giảm 6.4%; đến bằng đường bộ khoảng 348,000 người, tăng 1.3% và khách đến bằng đường biển vào khoảng 77,000 người, giảm 3.7%.

Phúc trình này còn cho hay, du khách quốc tế đến Việt Nam phần lớn là Trung Quốc, trên nửa triệu người, tăng 6.7%; du khách Nam Hàn tăng 2%; du khách Úc tăng 6.8%; du khách Nga tăng 51%. Trong khi đó, du khách Nhật lại giảm 3.3%; du khách Hoa Kỳ giảm 6.9% và du khách Ðài Loan giảm mạnh hơn, đến 25.6%. (PL)

'Chết đứng' giữa biển nước ở Sài Gòn

Cơn mưa chiều 7/5 kéo dài từ 14h30 - 15h30 biến đoạn đường Hòa Bình (P.5, Q.11, TP.HCM, trước Công viên Đầm Sen) thành biển nước. Nước ngập có nơi hơn nửa mét, khiến nhiều xe chết máy.

Dòng nước đen ngòm hôi thối từ các nơi ùn ùn đổ về đoạn đường này, đến 18h30 vẫn còn ngập nặng. Nhiều người chạy xe tới đây phải quay lại tìm hướng khác, còn những người lỡ “lọt” vào biển nước thì “chết đứng”.


Sau cơn mưa khoảng 1 giờ, đường Hòa Bình (Q.11, THCM) biến thành sông.

Có chỗ nước ngập tới bánh xe, hàng loạt xe bị chết máy, phải dắt bộ kiếm chỗ cao để thổi bugi, dốc nước ra khỏi ống pô. Một số ô tô nằm bất động giữa đường, tài xế liên tục gọi cứu hộ. Nhiều người bị té giữa đường, hàng hóa bị hư hỏng nặng. Ngay cả xe cấp cứu cũng bị chết máy, phải gọi xe khác đến hỗ trợ đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Nhiều thợ sửa xe máy “kéo” về đoạn đường này để tranh thủ kiếm tiền.
Từng đợt sóng nước hôi thối, rác bẩn tràn vào nhà dân, cửa hàng kinh doanh nên phải che chắn và liên tục tát nước ra, nhưng không xuể. Nước tràn vào sân trường Tiểu học Hòa Bình; hàng trăm chiếc xe tại nhà giữ xe công viên Đầm Sen cũng chìm trong nước nhiều giờ liền. Ngoài ra, đường Khuông Việt giao với đường Hòa Bình cũng bị ngập nặng, giao thông tê liệt.

infonet

“Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh



Viết Long (PLTP) - Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt. 

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hà Tĩnh, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, số lượng lao động Trung Quốc ở cảng Vũng Áng thời điểm cao nhất khoảng 600-700 người. Hầu hết số lao động này thuộc Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa. Đây là công ty lớn nhất cảng Vũng Áng với 34 nhà thầu chính, 72 nhà thầu phụ. 

Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Nhân, người dân xã Kỳ Liên, cho biết: “Hầu như những cửa hàng có bảng hiệu 100% tiếng Trung là nhà hàng của lao động Trung Quốc mua nhưng sổ đỏ lại đứng tên người Việt. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh…”. 

Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan. Ông Nguyễn Văn Hùng, một người dân Kỳ Liên, cho biết: “Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt. Nhiều lúc tôi tự thắc mắc sao người ta lại biến đất Việt thành đất Tàu…!”. 


Một trong những cửa hàng ở xã Kỳ Liên có vốn của lao động Trung Quốc. Ảnh: V.LONG 

Những biển hiệu bằng chữ Trung Quốc không có một từ tiếng Việt. Ảnh: V.LONG 

Ông Nguyễn Lộc Hằng, Trưởng phòng Văn hóa-Thể thao huyện Kỳ Anh, cho biết sau khi tình trạng các cửa hàng kinh doanh đặt biển hiệu sai quy định (không viết chữ Việt, không viết tên nước ngoài lên trên chữ Việt, tên nước ngoài phải nhỏ hơn tiếng Việt…), chúng tôi đã thành lập đoàn đi kiểm tra, ban đầu chỉ buộc ghi lại, tháo dỡ biển và tuyên truyền cho bà con hiểu về các quy định của luật pháp Việt Nam đối với việc lắp đặt các biển quảng cáo, cửa hàng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn chưa chấp hành. Sắp tới chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra, xử lý. 

Ông Vũ Lân, Trưởng phòng TN&MT huyện Kỳ Anh, cho biết có một số người Trung Quốc kết hôn với người Việt rồi về đây kinh doanh hoặc làm quen với người dân địa phương rồi nhờ người mình đứng tên mua đất. “Những trường hợp này mình biết nhưng do người Việt đứng tên nên mình không thể cấm. Mình chỉ giao cho xã theo dõi, kiểm tra nắm tình hình” - ông Lân nói! 

Theo ông Văn Minh Quốc, Chủ tịch UBND xã Kỳ Liên, ở nước Việt mà toàn thấy tiếng Trung là không được. Về những trường hợp người Trung Quốc đứng sau người Việt mua đất, nếu diễn ra trên diện rộng rất khó quản lý và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. 

Thiếu tá Tô Vĩnh Lâm, Tổ trưởng Tổ Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Formosa, Công an huyện Kỳ Anh, cho biết việc quản lý người nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, bởi ngoài những lao động đăng ký, họ đi lại theo thời vụ (đi ba tháng theo diện du lịch), sống không tập trung mà rải rác ở công trường, trong khu dân cư. 

Trong khi đó thì đồng chí bộ trưởng Phành Quang Thung lại tiếp tục... phành:



Tại "bên lề" Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7: Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọngbiết ơn sự giúp đỡ to lớncó hiệu quảcủa Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.

*

Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Trung gặp song phương

TTXVN - Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei, tối 7/5, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+. Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một bước mới.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng Tư vừa qua.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…

Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp./.

(TTXVN) 

Thông báo chính thức về phiên tòa của 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha



CTV Danlambao - Hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha sẽ ra tòa vào ngày 16/5/2013 với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước'. Địa điểm diễn ra phiên tòa sơ thẩm là trụ sở Tòa án tỉnh Long An, 116 Trương Định, phường 1, thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Thông báo chính thức vừa được anh Đinh Nhật Uy, anh ruột Kha công bố trên facebook, kèm them văn bản  'Quyết định đưa vụ án ra xét xử' được ký bởi thẩm phán Lê Quang Hùng thuộc TA ND Tỉnh Long An.
Địa điểm diễn ra phiên tòa
Như nhiều vụ án trước, phiên tòa được thông báo 'xét xử công khai'.

Ngay lập tức, Nhật Ký Yêu Nước - một trang mạng xã hội nổi tiếng trên facebook đã lên tiếng kêu gọi: 

"...Với tinh thần thượng tôn pháp luật, NKYN thân mời quý bạn gần xa nếu có điều kiện vui lòng có mặt tại phiên tòa để tham dự buổi xét xử trên. Sự có mặt của quý bạn sẽ: 

1. Góp phần nâng cao hiểu biết về pháp lý và đặc biệt là tìm hiểu thế nào gọi là "tuyên truyền chống phá nhà nước". 

2. Thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với tất cả các hoạt động của nhà nước".

Vụ án liên quan đến hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận. Cả hai bị bắt vào thời điểm tháng 10 năm ngoái, sau khi rải truyền đơn phản đối sự cai trị độc tài CSVN, kêu gọi dân chủ và chống Trung Quốc xâm lược...

Thay mặt gia đình, anh Đinh Nhật Uy chia sẻ trên facebook "Đại diện gia đình và hai em Kha - Uyên. Xin cảm ơn tất cả anh chị em, cô dì chú bác đã quan tâm, chia sẻ, động viên trong suốt thời gian qua".

Dưới đây là toàn văn  'Quyết định đưa vụ án ra xét xử' vừa được công bố trên facebook Đinh Nhật Uy: