THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

15 May 2013

Cô giáo đánh sưng mắt trẻ mầm non vì “tội” uống sữa chậm?



(Dân trí) - Thấy cháu Thúy Hằng bị sưng mắt, bố cháu hỏi và được cháu cho biết, cháu bị cô giáo ở trường mầm non tư thục Đô Rê Mon dùng cây đánh vào mặt vì... “tội” uống sữa chậm (!).

Theo đơn trình báo của anh Nguyễn Đắc Thanh (29 tuổi, trú xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TPHCM): “Chiều 27/4, tôi tới trường Đô Rê Mon đón con về, thấy mắt trái của bé bị sưng tím. Tôi hỏi con vì sao bị như vậy thì bé cho biết bị cô giáo tên là Dung dùng cây đánh vì uống sữa chậm. Tôi xin nói thêm là trước khi xảy ra vụ việc lần này, cô Dung cũng đã một lần dùng muỗng ăn cơm đánh vào phía dưới mắt trái của bé. Sự việc lần đó cô Dung đã nhận lỗi và hứa sẽ không tái phạm”.
Bé Hằng cho biết cháu đã bị cô giáo dùng cây đánh vào mặt
Bé Hằng cho biết cháu đã bị cô giáo dùng cây đánh vào mặt
Cũng theo anh Thanh, buổi tối sau khi từ trường về, trong giấc ngủ con anh liên tục hoảng loạn, giật mình, kêu khóc… Đến sáng hôm sau mắt cháu sưng nhiều hơn. Anh đã đưa cháu đến khám ở Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Mắt TPHCM, các bác sĩ chưa có kết luận vì yêu cầu gia đình kết hợp chụp CT vết thương ở mắt bên trái rồi mới có kết luận.
Sau khi sự việc xảy ra, anh Thanh đã báo lên công an xã Vĩnh Lộc A. Công an đã mời hai bên lên hòa giải, đồng thời yêu cầu nhà trường kết hợp cùng gia đình giải quyết hậu quả đã xảy ra với bé Hằng.
Làm việc với báo chí ngày 11/5, ông Lương Quang Lâm, Chủ trường mầm non tư thục Đô Rê Mon cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh của phụ huynh, chúng tôi đã làm việc với cô Lê Thị Mỹ Dung, cô Dung khẳng định không đánh bé bầm mắt. Nhưng với tư cách là chủ trường nên tôi đã xin lỗi gia đình vì trong thời điểm cháu đang học ở trường mà để xảy ra chuyện này là lỗi thuộc về nhà trường”.
 
Cũng theo ông Lâm, sau khi sự việc xảy ra, công an xã đã mời hai bên lên làm việc. Phía nhà trường đã gửi cho gia đình một khoản tiền chi phí khám chữa bệnh nhưng gia đình không đồng ý.
Ông Quang Lâm cho biết cô giáo Dung không thừa nhận đã đánh học sinh
Ông Quang Lâm cho biết cô giáo Dung không thừa nhận đã đánh học sinh
Thông tin từ gia đình cháu Hằng cho biết, sau khi bị cô giáo đánh, cháu rất sợ tiếp xúc với người lạ, hay giật mình khóc ré lên vào ban đêm. “Tôi đưa con đi học lại thì bé nhất quyết không chịu vì sợ lại bị cô giáo đánh. Đến nay mắt bé đã hết sưng nhưng khi được hỏi về thị lực thì bé nói “mắt trái nhìn mờ lắm”. Gia đình tôi hoang mang đã đưa con đi khám nhiều nơi nhưng vẫn chưa biết liệu chấn thương do cô giáo gây ra có ảnh hưởng đến thị lực của bé không” - anh Thanh bức xúc.
Liên quan đến vụ việc này, bà Nguyễn Thị Trúc Ly, Phó phòng Giáo dục huyện Bình Chánh cho biết: “Đây không phải là một trường mầm non mà chỉ là một nhóm lớp hoạt động không phép. Trước khi vụ việc xảy ra, Phòng Giáo dục huyện và xã Vĩnh Lộc A đã từng đi kiểm tra những nhóm, lớp không phép và đề nghị đóng cửa. Do điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự chưa đầy đủ nhưng vì phụ huynh chưa có chỗ gửi trẻ nên cho thời hạn đến cuối tháng 5 này, nếu không hoàn tất các điều kiện trên thì sẽ trả học sinh và đóng cửa luôn”.
Phía xã cũng vừa báo cáo lên Phòng Giáo dục: Khi phụ huynh phản ánh, xã có đến giải quyết và cũng đề nghị bên nhóm lớp đóng cửa, không hoạt động vì đã hoạt động không phép mà lại không đảm bảo về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Vân Sơn – Lê Phương

PHƯƠNG UYÊN BỊ TÙ VÌ MẢNH VẢI CÓ NỘI DUNG KHÔNG HAY VỀ TRUNG QUỐC





Đây là một phần chính trong cáo trạng truy tố Sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên của chúng ta.
Hình chụp là nội-dung-không-hay đó! Các anh/chị ủng hộ bé Uyên xin hãy share nội-dung-không-hay này để người khác còn biết.

Vì mấy chữ này mà sinh viên Phương Uyên bị bắt và truy tố, cẩu nô VC nói rằng nó có nội dung không hay về TQ.
 FREE NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN & ĐINH NGUYÊN KHA NOW !

Việt Nam cấm công nhân thuộc 6 ngành đình công



HÀ NỘI (NV).- Nhà cầm quyền  Việt Nam vừa công bố một nghị định cấm nhân viên làm việc trong 6 lĩnh vực tham dự các cuộc đình công. Các ngành này bao gồm: điện lực; dầu khí; an ninh hàng không; viễn thông – bưu chính; cấp nước và thoát nước; vệ sinh môi trường và an ninh quốc phòng.
 

Cuộc đình công diễn ra tại Việt Nam năm 2012. (Hình: báo Đất Việt)

Theo báo Lao động, nghị định nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 6 tới, buộc cán bộ và nhân viên làm việc trong sáu ngành nói trên tổ chức và tham dự các cuộc đình công, bất kỳ vì lý do gì.

Thay vào đó, cũng theo báo Lao động, các ông bộ trưởng, thứ trưởng phải mở các cuộc họp với nghiệp đoàn các công ty thuộc 6 lĩnh vực nói trên để “thảo luận, bàn bạc và kịp thời giải quyết mọi nguyện vọng của người lao động.”

Dư luận người lao động tỏ ra bất ngờ trước quyết định trên vì tưởng rằng nhà nước Việt Nam “cởi mở” hơn trong việc cho phép người lao động tham dự các cuộc đình công đòi quyền lợi một cách chính đáng lâu nay.

Thời gian gần đây, đình công bắt đầu được giới công nhân ở Việt Nam coi là một công cụ khá hữu hiệu để đòi cải thiện tiền lương, giảm giờ làm việc, cải thiện bữa ăn, điều kiện làm việc… Năm 2011, các vụ đình công tăng vọt kỷ lục, lên đến 199 vụ riêng tại Sài Gòn. Năm 2012, số vụ đình công giảm xuống còn 103 vụ, nhưng tính chất đối đầu giữa chủ và thợ vẫn gay gắt không kém.

Còn theo thống kê của Bộ Lao động và thương binh – xã hội Việt Nam, trong năm 2011 xảy ra 857 cuộc đình công tại Việt Nam, con số cao kỷ lục từ trước đến nay, nhiều gấp đôi số vụ đình công trong năm 2010. Cũng theo tài liệu này, số vụ đình công tại Việt Nam leo thang liên tiếp kể từ năm 2006 cho đến nay.

Có vụ đình công dẫn đến cuộc đối đầu đầy căng thẳng, như vụ xảy ra tại công ty sản xuất phụ tùng xe gắn máy Giai Đức đóng tại quận Chương Mỹ, Hà Nội ngày 23 tháng 6, 2012. Trong vụ này, một nhân viên bảo vệ đã lái xe hơi ủi vào số người đình công, cán chết một nữ công nhân và làm 6 người khác bị thương.

Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, hai vụ đình công lớn xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa và Hậu Giang quy tụ hàng ngàn công nhân đòi lương tháng 13. Tại tỉnh Hậu Giang, trên 3,000 công nhân công ty Minh Phú đã ồ ạt mở cuộc đình công kéo dài hai ngày liên tiếp. Cuối cùng, chủ tịch tỉnh Hậu Giang đã phải đến tận nơi răn đe mọi người rằng “chậm sản xuất hoặc không sản xuất là phản lại lợi ích quốc gia nói chung, và tỉnh Hậu Giang nói riêng.”

Còn tại Sài Gòn hôm 9 tháng Giêng, 2013, khoảng 1,700 công nhân một công ty Nhật tọa lạc tại khu chế xuất Tân Thuận đã bãi công để đòi tiền thưởng tết. 

Tại tỉnh Thanh Hóa, đúng vào ngày tết dương lịch, hàng trăm công ty sản xuất gạch Đông Văn ở huyện Đông Sơn đã đồng loạt đình công để đòi chủ thanh toán nửa tỉ đồng, tương đương 250,000 đôla tiền nợ trợ cấp thôi việc; thai sản; làm việc ngoài giờ, v.v..

Đại diện công nhân nói, buộc phải đình công vì nêu yêu sách quá lâu mà chủ công ty cứ “lờ,” không chịu giải quyết. (PL)

32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm quần đảo Trường Sa

(TNO) Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin đội tàu cá 32 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ 16 giờ 45 phút ngày 13.5.
Các con tàu chính thức xâm phạm quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau chuyến hành  trình 173 tiếng đồng hồ (hơn 7 ngày), xuất phát từ tỉnh Hải Nam.
Đặc biệt, trong một tín hiệu có thể nhằm mục đích khiêu khích, truyền thông Trung Quốc còn nêu rõ địa điểm thả neo của tàu hậu cần cỡ lớn tại vị trí 6 độ 01 phút độ vĩ Bắc, 108 độ 48 phút độ kinh Đông, tại vùng biển phía tây quần đảo Trường Sacủa Việt Nam.
 32 tàu cá Trung Quốc xâm phạm quần đảo Trường Sa
 Ngư dân Trung Quốc thả thuyền nhỏ để đánh bắt trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Thời báo Hoàn cầu
Theo truyền thông Trung Quốc, đội tàu sẽ đánh bắt trái phép tại vùng biển trong 40 ngày. Đội tàu bao gồm tàu hậu cần có độ choán nước 4.000 tấn và một tàu vận tải có độ choán nước 1.500 tấn. Các con tàu được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất.
Ngày 9.5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 6.5, Trung Quốc cử đoàn 32 tàu cá đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan".

"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam", ông Nghị nhắc lại.
Sơn Duân

12 năm nữa, thu nhập bình quân TP.HCM vượt Bangkok năm 2010!

TTO - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khai mạc sáng 13-5, các đại biểu đã tán thành thông qua dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do UBND TP trình HĐND TP.HCM.
 
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại kỳ họp - Ảnh: Minh Đức

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết sau hơn 2 năm chuẩn bị, UBND TP đã hoàn thành dự án nói trên. Đây là những mục tiêu, nhiệm vụ và những định hướng phát triển để đảm bảo TP tiếp tục phát huy vai trò trung tâm về nhiều mặt của khu vực và cả nước. 

Dự án được HĐND thông qua sẽ là cơ sở để UBND TP trình Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện trong thời gian tới. 

Bà Tâm nhấn mạnh trung ương đã xác định TP.HCM là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. 

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP do ông Phạm Văn Đông - trưởng ban - trình bày cho biết tán thành mục tiêu tổng quát cùng với mục tiêu cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh. 

Đồng thời nhất trí với các nhận định, phân tích về tăng trưởng GDP của TP giai đoạn 2011-2015 với mức bình quân đạt từ 10-10,5%/năm. “Mức tăng trưởng này là phù hợp, vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP gấp 1,5 lần so với cả nước” - ông Đông nói. 

Tuy nhiên, một số ý kiến của đại biểu cho rằng đây là mục tiêu khá cao, phải phấn đấu quyết liệt mới có thể kỳ vọng đạt được. 

Tại báo cáo thẩm tra, Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP đề nghị UBND TP ưu tiên quan tâm nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. 

Bổ sung nhóm giải pháp về ổn định an sinh xã hội vì mục tiêu của quy hoạch là hướng đến phục vụ nâng cao chất lượng sống của người dân. 

UBND TP cần điều chỉnh định hướng phát triển nhà ở theo thứ tự ưu tiên: các dự án phục vụ nhu cầu tái định cư, di dời các hộ dân sống trên kênh và ven kênh rạch, thay thế chung cư hư hỏng, nhà ở xã hội và nhà ở công vụ.
Ban Kinh tế và ngân sách HĐND TP lưu ý thêm cần xem xét tính khả thi đối với chỉ tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành chương trình giải tỏa nhà lụp xụp trên kênh và ven kênh, rạch. 

Trong khi đó, theo dự án quy hoạch được thông qua, thu nhập bình quân đầu người ở TP.HCM theo đánh giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 - 4.967 USD. Đến năm 2020, con số này đạt 8.430 - 8.822 USD và đến năm 2025 đạt 13.340 - 14.285 USD. 

Tuy nhiên, UBND TP cho biết với mức thu nhập bình quân đầu người vào năm 2015 nói trên ở TP.HCM thì còn thấp hơn rất nhiều so với mức của các thành phố châu Á khác đã đạt vào năm 2010. 

Cụ thể hơn, với mức thu nhập 8.500 USD/người/năm vào năm 2020, TP.HCM chỉ cao hơn Metro Manila (vùng thủ đô Philippines) năm 2010. 

Còn với mức thu nhập bình quân đầu người 13.900 USD vào năm 2025 thì TP.HCM chỉ cao hơn Bangkok, Jakarta và Metro Manila vào năm 2010.

QUỐC THANH

Sau vụ ăn bớt vắc xin, 70 Nguyễn Chí Thanh vẫn đông



(Kienthuc.net.vn)- "Dù sao đây cũng là một bài học cho các ông bố bà mẹ, nên chú ý cẩn thận, hiểu và quan sát kỹ quy trình tiêm chủng để tự đảm bảo an toàn cho con mình" anh Đức nói.

Sau gần 1 tuần xảy ra vụ việc bắt quả tang nhân viên y tế ở phòng tiêm chủng dịch vụ 70 Nguyễn Chí Thanh ăn bớt vắc xin, dư luận rất lo lắng và phẫn nộ trước hành vi đáng lên án trên. 

Mặc dù vậy, theo quan sát của phóng viên Kiến Thức sáng ngày 14/5/2013 thì phòng tiêm chủng dịch vụ 70 Nguyễn Chí Thanh vẫn hoạt động bình thường, ngay từ 8h sáng đã có hàng chục bé phải xếp hàng đợi lấy số và đến lượt tiêm. 

 Dù rất hoang mang nhưng sáng 14/5, hàng chục ông bố bà mẹ vẫn xếp hàng cho con tiêm chủng ở 70 Nguyễn Chí Thanh

Chị Lan Anh mẹ của bé Vũ Hà My 8 tháng tuổi ở Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội chia sẻ: "Từ ngày đọc được thông tin cả gia đình tôi đều rất hoang mang tuy nhiên vẫn phải đưa con gái đến đây tiêm chủng vì chẳng biết phải tìm chỗ nào khác để tiêm cho con bây giờ. Ngay từ khi sinh ra con tôi đã tiêm chủng ở đây rồi, giờ còn mấy mũi cuối cùng chẳng lẽ bỏ ngang giữa chừng, đâm lao thì phải theo lao thôi" chị Lan Anh tâm sự.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày hôm nay (14/5), Hội đồng kỷ luật Trung tâm y tế Dự phòng sẽ họp đưa ra quyết định xử lý nhân viên y tế "ăn bớt" vắcxin.

Theo ông Hạnh, hình thức kỷ luật nặng nhất đối với nhân viên y tế có hành vi "ăn bớt" vắcxin có thể là buộc thôi việc.
              
Còn theo anh Bùi Anh Đức bố bé Nguyễn Vũ Ngọc Linh 3 tháng tuổi: "Chúng tôi đưa con em đến đây tiêm phòng với mong muốn sức khỏe con mình được bảo vệ tốt nhất. Nên hành vi ăn bớt vắc xin mặc kệ sức khỏe của con trẻ khi tiêm chủng cho trẻ là không thể chấp nhận được". 

Tuy nhiên, theo anh Đức những lùm xùm xảy ra ở 70 Nguyễn Chí Thanh chắc là thiểu số của 1 hoặc vài cá nhân. "Tôi có 3 đứa con, cả 3 đứa đều tiêm chủng ở đây, cả 3 đều khỏe mạnh, ít ốm vặt nên tôi vẫn đặt lòng tin. Dù sao đây cũng là một bài học cho các ông bố bà mẹ, nên chú ý cẩn thận, hiểu và quan sát kỹ quy trình tiêm chủng để tự đảm bảo an toàn cho con mình" anh Đức nói.

Để tránh những tiêu cực đáng tiếc như vụ ăn bớt vắc xin vừa qua, anh Đức cho rằng, các cấp quản lý cần áp dụng hình thức xử phạt cao nhất như thôi việc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự với những người liên quan đến sự việc này. Với bất cứ lý do nào thì hành vi ăn bớt vắc xin tiêm phòng bệnh của những đứa trẻ là không thể chấp nhận được.

Cùng quan điểm của chị Lan Anh, anh Đức, khi được hỏi hầu hết các ông bố bà mẹ đưa con đi tiêm phòng tại 70 Nguyễn Chí Thanh sáng 14/5 đều nói là có biết tới vụ lùm xùm ăn bớt vắc xin tại đây nhưng dù rất hoang mang họ vẫn chọn đưa con tới đây tiêm và hi vọng vụ việc sau khi được phát giác thì công tác tiêm chủng sẽ được thực hiện tốt hơn, nghiêm túc hơn.

Ngày 13.5, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội phối hợp với các phòng ban Sở Y tế xem xét, kết luận, xử lý nghiêm minh các cá nhân có liên quan đến sai phạm. 

Việc này cần thực hiện không chỉ đối với y sĩ Bùi Thị Phương Hoa mà cần làm rõ trách nhiệm của thành viên tua trực, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm, thậm chí ông GĐ Trung tâm Y tế dự phòng HN. Kết quả cần báo cáo Sở Y tế trước ngày 16.5. 

Sở Y tế cũng yêu cầu GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội trực tiếp chỉ đạo Khoa Kiểm soát bệnh Truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm rà soát lại toàn bộ quy trình tiêm chủng, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự.
Thu Nguyên

Hội nghị trung ương 7 chấm dứt trong dững dưng



3nhansu-bochinhtri


Người dân Việt Nam đang chờ những quyết định và những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao mức sống và tin tưởng vào tương lai đất nước chứ không phải sự tồn tại của đảng cộng sản, nghĩa là tạo điều kiện cho dân chúng Việt Nam bắt kịp đà tiến bộ chung của thế giới
Ngày 11/05/2013, Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 7 Đảng cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau 10 ngày họp mặt.

Người được vào, kẻ không

Ban chấp hành trung ương đã bầu bổ sung hai thành viên mới vào Bộ chính trị khóa XI, và một người vào Ban bí thư. Hai nhân vật mới được vào Bộ Chính trị là phó thủ tướng, ủy viên trung ương đảng Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bí thư trung ương đảng, phó chủ tịch quốc hội. Chánh văn phòng trung ương đảng ông Trần Quốc Vượng được bầu vào Ban Bí thư Trung ương khóa 11.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, 60 tuổi, có lẽ là nhân vật có trình độ kiến thức cao nhất trong Bộ chính trị : thạc sĩ về quản lý công ở Đại học Oregon và tốt nghiệp, khóa chuyên gia thẩm định dự án đầu tư tại Đại học Harvard.Trước đó, ông Nhân là nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg, Cộng hòa Dân chủ Đức (1972-1979), tức Đông Đức cũ. Ông Nguyễn Thiện Nhân có nhiều hy vọng trở thành ứng viên thủ tướng tại Đại hội Đảng lần thứ 12.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, 59 tuổi, là nữ thành viên thứ hai trong Bộ chính trị, sau bà Tòng Thị Phóng, được bầu vào năm 2011. Bà Ngân sẽ là ứng viên cho chức chủ tịch Quốc hội khóa 14.
Với ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ chính trị – cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam – nay có 16 ủy viên. Thông thường con số ủy viên được hướng tới là số lẻ để việc bỏ phiếu dễ dàng hơn, do vậy cũng có nhận định sẽ còn tiếp tục bổ sung thêm một nhân vật mới vào Bộ chính trị trong thời gian tới. Theo tin hành lang, ông Ngô Xuân Lịch, thượng tướng, chủ nhiệm Tổng cục chính trị, có nhiều hy vọng được bổ sung vào vị trí thứ ba trong Bộ chính trị.
Một điểm đáng chú ý, là ngoài ông Phùng Quang Thanh, đại tướng, bộ trưởng quốc phòng, quân đội không có thêm nhân vật nào lọt vào Bộ chính trị. Trong quân đội hiện nay có hai nhân vật được cho là có khả năng kế nhiệm ông Thanh: thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu, thứ trưởng, và thượng tướng Ngô Xuân Lịch. Nhưng với kết quả chính thức vừa công bố, chưa có ứng viên tiềm năng thay ông Thanh trong nhiệm kỳ tới.
Hai người từng được cho là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế ủy viên Bộ chính trị và được dư luận đặc biệt chú ý là các ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương và Vương Đình Huệ, trưởng ban kinh tế trung ương, đã thất cử vì không được bầu bổ sung vào Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Hy vọng tiến thân vào những chức vụ cao hơn trong guồng máy quyền lực của hai nhân vật này coi như chấm dứt. Điều này cho thấycác cuộc bầu bán đãdiễn ra trong không khí cực kỳ căng thẳng của một cuộc tranh giành phe cánh nội bộ. Lý do được đưa ra là hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lãnh đạo ở các ban Nội chính Trung ương và Kinh tế Trung ương, không được bầu là vì ông Thanh thiếu kinh nghiệm lãnh đạo ở phạm vi quốc gia, còn ông Huệ chưa có kinh nghiệm ở địa phương. Hơn nữa, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố là “sẽ bắt hết, sẽ hốt liền” những kẻ tham nhũng; những tuyên bố này có thể đã làm cho một số người trong trung ương đảng lo ngại nên đã không bỏ phiếu ủng hộ nhất định.
Các vấn đề được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 7 bao gồm: đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ; tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận; dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; sơ kết một năm thực hiện nghị quyết xây dựng đảng; công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo đảng cho tương lai; ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên môi trường.
Trong bài diễn văn bế mạc, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam hô hào “củng cố, kiện toàn, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị là công việc rất lớn, hệ trọng và phức tạp, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
Về nội dung đổi mới hệ thống chính trị, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Hoàn thiện thể chế phải gắn liền với đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của Đảng”. Tuy khẳng định vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị nhà nước, nhưng trung ương đảng cũng thừa nhận trong tình hình hiện nay có “rất nhiều vấn đề mới đặt ra tác động đến tư tưởng, tình cảm, đời sống của cán bộ đảng viên và nhân dân”, vì vậy phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận, nhằm củng cố lòng tin của dân chúng với chế độ, vì đó là mối liên hệ “máu thịt” mang lại sức mạnh cho đảng cộng sản.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có lẽ là nội dung được dư luận quan tâm hơn cả, nhưng Hội nghị Trung ương lần này không đưa ra những kết luận nào cụ thể và chỉ khẳng định lại việc “Trung ương kiên quyết, phê phán bác bỏ” các “quan điểm sai trái, những luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch” trong những ý kiến đóng góp sửa đổi hiến pháp. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được mang ra trình kỳ họp sắp tới trong tháng 05/2013 của Quốc hội, cho dù theo hạn định, việc thu thập ý kiến đóng góp của nhân dân vẫn tiếp tục tới tháng 09/2013.
Nói tóm lại, những kết luận của Hội nghị Trung ương 7 không có gì mới, nghĩa là không có sự chuyển biến nào quan trọng ngoài việc tăng cường tuyên truyền chính trị và thắt chặt quản lý thông tin.

Bưng bít thông tin

Về cách thức tổ chức các hội nghị trung ương, dư luận trong nước chỉ trích tính bí mật các cuộc họp của Ban chấp hành trung ương đảng và đây là điểm mà mọi người đều muốn thay đổi. Lý do được đưa ra là với tư cách một đảng chính trị cầm quyền, những quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống chính trị của đất nước, thì bất cứ hoạt động nào cũng phải công khai và minh bạch.
Dư luận không còn bằng lòng với những luận điểm tóm lược trong các diễn văn bế mạc như trước, người dân muốn được thông tin toàn bộ những cuộc tranh luận hay tranh cãi, các cuộc đấu đá diễn ra trong nội bộ các hội nghị. Vì Đảng cộng sản Việt Nam thường tuyên truyền là người dân có quyền kiểm tra, giám sát tất cả những gì đảng làm, hay các quy định quyền giám sát của người dân đối với chính quyền và đảng cầm quyền.
Tại Việt Nam, quyền lực thực sự vẫn nằm hoàn toàn trong tay hai trăm ủy viên trung ương, trong đó 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Những người này quyết định mọi vấn đề của đất nước và đời sống người dân Việt Nam, không ai chấp nhận thi hành một cách mù quáng những quyết định của Bộ chính trị và Trung ương đảng như trước.
Bưng bít thông tin có lẽ là yếu điểm chính của các chế độ cộng sản, vì sợ sự thật. Cho đến nay không một chính quyền cộng sản nào dám công khai để lộ những thông tin nội bộ ra bên ngoài. Những ai vi phạm nếu không bị kết án tội phản bội tổ quốc thì cũng bị lên án về tội tiết lộ bí mật nhà nước, tất cả đều bị phạt một cách nặng nề. Đối với dư luận Việt Nam, tình trạng này cần phải chấm dứt vì ngày nay với những tiến bộ về kỹ thuật thông tin không có gì có thể được che giấu mãi với thời gian. Hơn nữa, người dân Việt Nam đã trưởng thành để không bị chính quyền lừa dối như trước, không còn ai tin vào sự thống nhất trong nội bộ đảng.
Tại sao phải họp kín giữa thời bình? Điều này rất khó giải thích vì với các phương tiện truyền thông, các hoạt động của chính quyền và quốc hội ngày càng công khai hơn trong những năm gần đây.
Bưng bít thông tin tức là có vấn đề. Trước hết đó có thể là thói quen cố hữu từ hàng chục năm độc quyền lãnh đạo vì nắm được thông tin là nắm tất cả quyền lực. Thứ hai đảng cầm quyền sợ những bất đồng nội bộ giữa các cấp lãnh đạo cao nhất bị phơi bày trước dân chúng, như vậy sẽ khó làm việc. Thứ ba là nếu dân biết nhiều quá, bàn nhiều quá, kiểm tra nhiều quá và làm nhiều quá thì chính quyền sẽ bị trói tay vì không còn việc gì để làm. Thứ tư là vẫn còn giữ tâm lý thời chiến tranh lạnh, lúc nào cũng sợ các thế lực thù địch trong và ngoài nước tấn công. Có lẽ đây là điểm mà chính quyền cộng sản Việt Nam chưa thể vượt qua, hay không muốn vượt qua.

Tăng cường tuyên truyền chính trị

Đảng cộng sản Việt Nam đang tìm cách lấy lại lòng tin của nhân dân vốn đã xuống cấp trầm trọng trong thời gian qua trước thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước và nạn tham nhũng lan rộng trong đảng.
Vận động nhân dân, gọi là “dân vận” chính là một công tác hàng đầu của đảng cộng sản trong những ngày sắp tới. Ông Nguyễn Thế Trung, ủy viên trung ương, phó trưởng ban thường trực của Ban dân vận trung ương, cho biết mục tiêu số một trong thời gian tới là “củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân”. Theo ông Trung, công tác dân vận phải làm cho nhân dân nghe theo và làm theo Đảng. Để đạt được những mục tiêu trên, ông Trung đề ra một số biện pháp như “khắc phục khuyết điểm của cán bộ và giải quyết kịp thời những bức xúc của dân”. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu truyền thông nhà nước đẩy mạnh tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng đồng thời với việc quản lý chặt truyền thông đại chúng mà nhất là mạng xã hội. Nói chung, đảng cộng sản không đưa ra được cái gì mới trước một xã hội dân sự đang chuyển mình đòi quyền sống và quyền chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo đất nước.
Những ý kiến mà ông Nguyễn Thế Trung phát biểu cũng là những nội dung được nêu trong thông cáo bế mạc hội nghị toàn thể lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương. Theo đó, một số hoạt động dân vận của đảng cộng sản được cho là mang nặng tính hình thức, nguyên nhân khiến người dân “ngày càng mất lòng tin vào chính quyền, tạo bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân, là kẽ hở để các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, kích động quần chúng”. “Tình trạng tham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu dân, vi phạm dân chủ, thiếu gương mẫu của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền ở các cấp, nhất là ở cơ sở, đã làm suy giảm lòng tin của nhân dân”.
Hội nghị trung ương 7 tuy đã chấm dứt nhưng không đưa ra được những biện pháp giải quyết khó khăn trong đời sống của nhân dân. Hội nghị này chỉ là hội nghị giải quyết những vấn đề nội bộ của đảng cộng sản. Người dân Việt Nam đang chờ những quyết định và những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao mức sống và tin tưởng vào tương lai đất nước chứ không phải sự tồn tại của đảng cộng sản, nghĩa là tạo điều kiện cho dân chúng Việt Nam bắt kịp đà tiến bộ chung của thế giới.
theo ethongluan.org

Tổng bí thư: ‘Nói bô xít Tây Nguyên lỗ là chưa đủ cơ sở’



boxit-cafe

Trước băn khoăn của cử tri về hiệu quả của bô xít Tây Nguyên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, dự án đang ở giai đoạn thí điểm, với những tính toán trên sổ sách và dự báo thì nói lỗ hay không là chưa đủ cơ sở.

Sáng 14/5, hơn 200 cử tri quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tới dự buổi tiếp xúc cử tri của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội khác thuộc đơn vị bầu cử số 1. Nói về dự án bô xít Tây Nguyên, ông Nguyễn Trường Kỳ đặt câu hỏi vì sao các nhà khoa học nói dự án này lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm nhưng Bộ Công thương vẫn khẳng định dự án tiến triển tốt và có lãi.
“Đề nghị Quốc hội giám sát, cho kết luận lãi hay không để còn dành vốn đầu tư vào các dự án khác tốt hơn cho lợi ích quốc gia”, ông Kỳ nói.
Tổng bí thư với các cử tri quận Hoàn Kiếm sáng 14/5. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Nhắc đến chủ đề “nóng” tại kỳ họp Quốc hội sắp tới – tổ chức lấy phiếu tín nhiệm – ông Huỳnh Thống cho rằng, điều cử tri mong muốn là sự công bằng, khách quan. Kết quả tín nhiệm phản ánh sự thật của từng người, là thước đo mức độ hoàn thành trách nhiệm trước dân, trước Đảng. Như vậy, người dân sẽ tin tưởng Quốc hội và thể hiện sự thành công của Nghị quyết trung ương 4.
“Cử tri mong muốn kết quả lấy phiếu tín nhiệm cần được công khai để nhân dân biết. Không nên giữ bí mật, để cơ quan tổ chức tự sắp xếp lo liệu theo phương pháp tổ chức cán bộ”, ông Thống nói.
Vị cử tri cao tuổi này cũng đề nghị, những người tín nhiệm thấp nên từ chức bởi đây là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam chứ “không nên viện lý do chức vụ là do cấp ủy Đảng, Nhà nước giao phó, tôi không phải mua chức, mua quyền nên phải làm hết nhiệm kỳ”.
Về dự án bô xit Tây Nguyên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, thông qua Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, Quốc hội đã nhiều lần giám sát dự án này. Hiện mới có 2 nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ thí điểm nhưng chậm tiến độ.
“Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo nên nói ngay là lỗ bao nhiêu hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở”, Tổng bí thư nói.
Ông Huỳnh Thống trao đổi với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau buổi tiếp xúc. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp sắp tới là vấn đề nhạy cảm, hệ trọng, Tổng bí thư thừa nhận, có dư luận lo lắng về tính chính xác của kết quả lấy phiếu. Bởi nếu làm không cẩn thận người tín nhiệm thì phiếu thấp, người làm không ra gì thì chạy chọt, đạt phiếu cao.
“Không chỉ người dân trong nước mà nước ngoài, thậm chí kẻ địch cũng quan tâm. Chính vì vậy, công tác tổ chức thực hiện phải tiến hành thận trọng, phải lắng nghe để biết ý kiến thật trong dân”, Tổng bí thư nhấn mạnh và cho biết thêm, cách làm lần này thể hiện quyết tâm đổi mới, tăng cường vai trò của đại biểu Quốc hội.
Cử tri Nguyễn San (Hàng Bông) đề nghị Quốc hội không nên cứu các doanh nghiệp bất động sản vì các doanh nghiệp này đã lãi quá nhiều. “Bất động sản đã có giá không bình thường thì nên để nó về giá bình thường, không nên cứu mà để dành tiền đó cứu các doanh nghiệp nhỏ, người chăn nuôi, ngư dân. Đó là những người cần cứu”, ông San nói.
Trước đề nghị của cử tri về tăng cường hỗ trợ cho ngư dân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Nhà nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Trong hoàn cảnh hiện nay phải làm sao vừa giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vừa giữ được ổn định, hòa bình để phát triển.
“Không được để xảy ra phức tạp, xung đột dẫn đến không có điều kiện hoà bình mà phát triển”, Tổng bí thư nói.
Cũng trong buổi tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải đáp các ý kiến liên quan tới chủ trương thí điểm không tổ chức tổ chức HĐND ở cấp huyện, quận, phường; việc ban hành văn bản, quyết định “thiếu chín chắn” ở cấp trung ương lẫn Hà Nội. Ông hứa sẽ phản ánh đầy đủ các kiến nghị, góp ý của cử tri trong kỳ họp Quốc hội bắt đầu diễn ra từ tuần tới.
theo vnexpress

Cuộc đảo chính của các Ủy viên Trung ương Đảng?



bemac-trunguong7


“…Cái gì cần đến thì nó cũng đã đến. Câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đảng cộng sản Việt Nam đã chết. Ai sẽ là người khai tử cho nó? Sứ mệnh lịch sử này phải có người đứng ra đảm nhận. Và có lẽ tốt nhất, phải là một người trong nội bộ đảng đứng ra làm việc đó…”
Hội nghị Trung ương Đảng cộng sản lần thứ 7 vừa kết thúc. Nội dung trong hai bài phát biểu khai mạc và bế mạc đại hội vẫn giống nhau như bao lần khác. Cái khác nhau duy nhất trong hội nghị này khiến dư luận không ngớt bàn tán là việc bầu bổ sung thêm hai nhân vật mới vào Bộ chính trị, cơ quan quyền lực nhất của Đảng cộng sản. Hai nhân vật được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cử và vận động vào bộ chính trị, đồng thời là hai người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế đảng vừa mới tái lập: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ đã không nhận được sự tín nhiệm của 175 vị Ủy viên trung ương Đảng. Hai khuôn mặt mới và trung dung đã thế chổ cho hai vị là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Dư luận cho rằng phe bảo thủ và giáo điều đứng đầu là ông Tổng Trọng đã thất bại thảm hại trước các phe nhóm lợi ích. Điều này thì có lẽ ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu là cụ Tổng. Chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lê đã chết từ lâu, đảng cộng sản chỉ là tấm bình phong cho các nhóm lợi ích thao túng đất nước. Thế nhưng cụ Tổng vẫn hy vọng và cố gắng phục hồi sức mạnh và uy tín cho Đảng, cụ cố làm cái việc “đội đá vá trời” là quay ngược lại bánh xe của lịch sử. Cụ có công lớn với nhân dân qua hội nghị này là đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp cách mạng của đảng cộng sản sau 68 thành lập và lãnh đạo đất nước. “Chỉnh đốn đảng” chỉ còn là một câu chuyện tiếu lâm thời cộng sản. Những người cộng sản trung kiên với cụ Tổng chắc sẽ đau buồn nhưng không còn cách nào khác là phải chấp nhận sự thật. Cụ đã làm tất cả những gì có thể, thậm chí hy sinh cả sự nghiệp chính trị của mình cho nỗ lực cuối cùng này và cụ đã thất bại.
Cũng tiếc cho hai người khá nổi tiếng và có năng lực phải dừng cuộc chơi lẫn sự nghiệp của mình tại đây: ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ. Sai lầm lớn nhất của hai ông là đã chọn sai đường vì ủng hộ cho sự nghiệp “chỉnh đốn đảng” của cụ Tổng với bí danh đã nổi tiếng từ rất lâu là “lú”. Chẳng lẽ hai ông không tin vào sự nhìn nhận và đánh giá của người dân Hà Nội về cụ Tổng? Chẳng lẽ ông Nguyễn Bá Thanh lại ngây thơ tin rằng mình sẽ chống được tham nhũng? Ai tham nhũng? Chưa gì ông đã đòi “hốt, hốt hết”, nhưng mà hốt ai? Ai hốt? Cuối cùng thì ông chưa kịp hốt họ thì họ đã hốt ông trước. Chắc giờ này ông đã kịp hiểu họ là những ai? Đáng buồn và thất vọng vì ngay cả những người đã thành công như ông mà viễn kiến về chính trị lại yếu kém đến như vậy.
Cùng với sự thất bại của cụ Tổng và Bộ chính trị trong việc áp đặt các nhân sự theo nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong đảng từ trước đến nay thì việc không bỏ phiếu cho hai ông Thanh và Huệ của các vị Ủy viên trung ương đảng có thể xem như là một cuộc “đảo chính” nội bộ rất ngoạn mục. Thật ra không phải trong hội nghị 7 này thì các Ủy viên trung ương đảng mới “nổi loạn” mà ngay cả trong hội nghị 6 họ cũng đã làm việc đó bằng cách không bỏ phiếu kỷ luật “đồng chí X” dù Bộ chính trị đã thống nhất 100% là phải kỷ luật. Có dư luận cho rằng các Ủy viên trung ương đảng đều là phe của đồng chí X nên họ phải chống lại cụ Tổng, người đứng đầu phe đối lập. Điều này cũng có lý nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Không có gì chứng minh rằng tất cả những Ủy viên trung ương đảng bỏ phiếu chống lại cụ Tổng đều là phe của đồng chí X. Vậy lý do gì khiến họ hành động như vậy? Lý do sâu xa và thầm kín, theo tôi đó là “mong muốn và khát khao thay đổi”. Một trật tự cũ, với những tư duy lạc lõng như cụ Tổng đã làm thất vọng toàn thể nhân dân và với cả các vị Ủy viên trung ương đảng. Khát khao thay đổi để có thể sống như những con người văn minh là mong muốn lớn nhất của người dân hiện nay và họ sẵn sàng chấp nhận mọi sự thay đổi dù nhỏ nhoi. Việc một người từng du học tại Mỹ, vốn là một trở ngại để gia nhập hàng ngũ lãnh đạo chóp bu của đảng trước đây thì nay lại trở thành lựa chọn hàng đầu của các Ủy viên trung ương đảng. Ông Nguyễn Thiện Nhân đã được chọn ngay từ vòng đầu với một tỉ lệ ủng hộ rất cao. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một khuôn mặt ôn hòa cũng được các Ủy viên trung ương đảng lựa chọn ở vòng hai.
Cái gì cần đến thì nó cũng đã đến. Câu hỏi quan trọng nhất bây giờ là cái gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đảng cộng sản Việt Nam đã chết. Ai sẽ là người khai tử cho nó? Sứ mệnh lịch sử này phải có người đứng ra đảm nhận. Và có lẽ tốt nhất, phải là một người trong nội bộ đảng đứng ra làm việc đó. Đây là việc không thể chần chừ lâu hơn được nữa. Để càng lâu thì sự đổ vỡ và hậu quả sẽ càng lớn, cho cả đất nước lẫn nội bộ đảng cộng sản. Hy vọng là các vị Ủy viên trung ương đảng nhìn nhận ra được vấn đề. Sự ngã ngựa vì lội ngược dòng thời đại của cụ Tổng và hai ông Thanh, Huệ sẽ khiến các vị mạnh mẽ và dứt khoát hơn trong những quyết định trọng đại liên quan đến vận mệnh đất nước và cả chính bản thân các vị.
Theo ethongluan.org

Tân Ủy viên BCT – Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: “Cái gì cắt được phải kiên quyết cắt. Cái gì có thể tăng thu thì phải khai thác”


Trước khó khăn lớn về nguồn thu chi ngân sách, tân Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị: “Cái gì cắt được phải kiên quyết cắt. Cái gì có thể tăng thu thì phải khai thác”.

Thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vào ngày 14/5, nhiều ý kiến trong ban TVQH tỏ ra quan ngại với tình hình thu chi NSNN hiện nay.
Đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình KTXH trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, hiện chúng ta mới chỉ ổn định được kinh tế vĩ mô trong 4 tháng đầu năm 2013, mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% khó đạt được. Muốn đạt mục tiêu, các quý còn lại của năm phải có tốc độ cao hơn rất nhiều.
“Trong khi mức huy động 5,5%, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,44% là rất thấp. Chứng tỏ sự hấp thụ vốn tín dụng rất yếu. Ngân hàng đang giữ một lượng tiền lớn và đang mất đi sự cân đối”.
Ông Hiển phân tích, cứ tăng trưởng kinh tế 1% thì tăng trưởng tín dụng phải 3%. Nếu tăng trưởng cả năm 5,5% thì tăng trưởng tín dụng phải từ 14 – 15%. Doanh nghiệp phần lớn dựa vào vốn ngân hàng mà với tăng trưởng này rất khó.
Bên cạnh đó CPI của tháng 4 còn giảm hơn so với các tháng trước, chứng tỏ sức mua yếu, báo hiệu thị trường khó khăn, dẫn tới sản xuất khó khăn. Như vậy sản xuất những tháng sau còn khó khăn nữa. Kéo theo lao động việc làm cũng khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Với tình hình sản xuất hiện nay sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, ông Hiển đề nghị tập trung “khai thác nguồn thu nội địa”. “Phải chăng chúng ta phải nghĩ tới câu chuyện tiết kiệm chi. Nếu cứ chi theo dự toán thì có đáp ứng được không? Một là tiết kiệm chi, hai là tháo nút bội chi. Đã đến lúc cần phải có giải pháp quyết liệt”.
Cùng tham dự tại phiên họp thứ 18, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: “Nếu không có quyết sách để giải quyết thì rất lo lắng”. Điểm mấu chốt đầu tiên theo bà Doan cần phải xử lý là “chính sách tiền tệ”.
“Dư nợ tín dụng có hơn 1%, nhưng đầu vào hơn 5%. Vậy phải xử lý ở đâu? Quốc hội phải bàn về chính sách tiền tệ. Cứ thế này thì sản xuất ngừng trệ, không tiếp cận được vốn thì không giải quyết được gì. Cần tập trung vào chính sách tiền tệ, giải quyết nguồn vốn ra vào”.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị phải thực hành “tiết kiệm chống lãng phí”. ĐBQH đã phản ánh nhiều về lãng phí ở 16 chương trình Mục tiêu Quốc gia. Cần phải mạnh dạn cắt, thậm chí xóa bỏ chương trình Mục tiêu Quốc gia không cần thiết.
“Chúng ta phải mạnh dạn, không nể nang. Phải nhìn thấy khó khăn của đất nước, mạnh dạn rút đi. Những kiến nghị của Bộ Tài chính đưa ra Quốc hội bàn, rồi quyết ngay. Đi nước ngoài, hội họp, đi khảo sát thì bỏ bớt đi”.

Đang có những bất cập giữa nguồn tiền huy động với nguồn tiền cho vay.
Bên cạnh đó, bà Doan cũng đề cập đến vấn đề “quản lý có phần yếu kém”. Bà dẫn dụ doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng sản xuất nhưng lại liên tục báo lỗ, không nộp thuế mà Cocacola là 1 ví dụ.
“Ai phải chịu trách nhiệm? Tôi đề nghị cần tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường giám sát và theo kết quả đến cuối cùng. Vì kết quả giám sát không được đi đến cùng nên làm xong để đấy” – Phó Chủ tịch nước nói.
Lo ngại về thực trạng “vét thu” để đạt mục tích trong năm 2012, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng cách làm này sẽ ảnh hưởng nhiều đến năm sau.
Trước tình hình khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục phá sản. Còn doanh nghiệp phục hồi lại và doanh nghiệp mới ra đời cũng phải cần thời gian mới có nguồn thu. Như vậy hai loại hình doanh nghiệp này sẽ không có nguồn thu trong năm 2013.
Ông Phúc cho rằng, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vay không dễ. Ngân hàng nói lúc nào cũng sẵn sàng nhưng vay không dễ, mặt khác lãi suất còn cao. Phải gỡ bằng được cái này, nếu không kinh tế còn khó khăn tiếp.
Bên cạnh đề nghị tháo gỡ và khơi thông nguồn vốn, Chủ tịch Hội đồngdân tộc Ksor Phước còn đề nghị Quốc hội phải rà soát lại, xem dự án nào phát huy tốt được thì làm, dự án nào còn xa thì phải dừng lại. Tránh đầu tư dàn trải, manh mún; triển khai tái cơ cấu DNNN theo chỉ đạo chung của Bộ Chính trị; tăng cường kỷ cương trong quản lý thu chi NSNN…
Trước muôn vàn khó khăn thách thức lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đến lúc chúng ta phải “đánh giá lại hiệu quả” từ các chính sách đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu thế này thì khó khăn lắm, hàng tồn kho, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp tiếp tục phá sản.
“50% số doanh nghiệp còn lại đang hoạt động lại báo lỗ. Ngân hàng huy động tiền nhưng lại không cho vay được. Doanh nghiệp không có hợp đồng sản xuất kinh doanh thì làm sao vay được?”. Doanh nghiệp khó khăn dẫn tới nguồn thu ngân sách giảm, lao động và việc làm lại là thách thức, dẫn đến nhà nước phải giải quyết vấn đề an sinh xã hội…
“Cái gì cắt được phải kiên quyết cắt. Cái gì có thể tăng thu thì phải khai thác. Phải bật ra khó khăn để chỉ đạo tiếp cho năm 2013” – Phó Chủ tịch Quốc hội quả quyết.
Theo Infonet.vn