THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 May 2013

TIỀN TƯƠI CHỮ HÉO!



Chạy đua vào 'TRƯỜNG ĐIỂM'
              * MINH DIỆN
                Ông Nhuận có đứa cháu gái bảy tuổi, học lớp hai, một trường trong quận nội thành thành. Trường điểm, lớp chọn đàng hoàng. Để vào được trường  ấy, bố mẹ cháu đã phải chạy đôn đáo cửa dưới, cửa trên, của sau, cửa hông, tốn khá nhiều rượu ngoại, phong bao.
Cả nhà ông Nhuận vui mừng, nghĩ con cháu mình đã được học một trương tử tế, không ngờ ngay trong ngày khai giảng ông đã thất vọng vì bị moi tiền. Cô giáo gợi ý tặng phong bao thay hoa, và độ dày của phong bao quyết định sự quan tâm của cô giáo tới học trò.
                - Chạy trường, chạy lớp rồi, lại phải chạy chỗ ngồi !
                Ông Nhuận  nói với tôi như vậy, và  nhích mép cười mỉa mai.
             Vốn dè xẻn ăn nói, nhưng ông Nhuận bảo không thể nín được, vì cái cảnh “Tiền tươi chữ héo” trong ngành giáo dục hiện nay. Bên ấm trà đậm chát, ông  nói tiếp :
               - Tôi bảo không tặng phong bì, nuông thói hư. Con dâu tôi nói: “ Làm thế  thì con con  sẽ phải ngồi  ở hàng cuối, cô giáo không thèm ngó tới ạ! Đã cho con vào trường điểm, lớp chọn mà tiếc vài trăm ngàn để nó bị phân biệt đối xử hay sao?”. Thế là nó bỏ phong bao 500 ngàn. Kết quả con bé được ngồi bàn thứ 3. Như vậy là có người còn tặng cô nhiều tiền hơn...   
               Cháu ông Nhuận học lớp bán trú, mỗi tháng phải đóng hơn một triệu đồng, thời gian học từ bảy giờ sáng đến bốn giờ chiều, trưa ăn uống tại trường.   Ông nghĩ, với kiến thức lớp hai và với sức lực của một đứa bé bảy tuổi, học như vậy là quá tải và quá sức . Nhưng  hôm nào cũng vậy, đúng bốn giờ chiều, vừa  tan lớp, cháu lại phải  học thêm. Nơi học thêm chỉ cách  lớp cháu vừa học không đầy hai trăm mét. Và thật  trớ trêu, người dạy thêm không phài ai xa lạ, mà chính  là cô giáo chủ nhiệm của cháu. Vừa dạy bên kia xong, chạy qua bên này dạy tiếp, cũng trò ấy , cũng bài học ấy.  Từ cô chủ nhiệm  lớp điểm trường công đạo mạo, thoắt  biến thành  gia sư chạy sô.  Vẫn bộ áo dài mềm mại , vẫn  chiếc thẻ đeo trên ngực, chỗ  trái tim cao quý  “người giáo viên nhân dân”. Những đứa trẻ bảy tuổi, đang ham chơi, sức lực mỏng manh  bị nhồi nhét  những bài học  cũ, mệt mỏi, chán ngán, nhìn cô giáo bằng đôi mắt rất thiếu thiện cảm. Cô giào có nhận ra không?  Vì tiền cô không nhận ra điều đó,  nói đúng hơn, cô bất cần quan tâm đến diều đó, đạp phăng lên  cả nhân cách của  mình.
              Quan hệ giữa cô giáo với phụ huynh nhẽ ra phải rất thiêng liêng, nhưng khi đã chạy sô dạy kèm như cô giáo lớp hai kia, thì chả khác gì hai người bình thường mua bán với nhau. Hãy nghe  một cuộc  đối thoại  giữa phụ huynh và cô giáo, lúc  thanh toán tiền dạy thêm.
               Cô  giáo  nói với phụ huynh, ngay trước mặt học sinh của mình:
              - Tháng này tiền học thêm  cùa bé  năm trăm  sáu chục ngàn!
              Phụ huynh nhẩm tính  và nói:
              - Trong tháng có ba ngày lễ , cô nghỉ dạy, sao không trừ?
              - Trừ đi bốn chục  rồi ?
               Mẹ  đang ngần ngừ, bé gái học trò  nhanh nhẩu lên tiếng:
              - Mỗi buổi học thêm ba chục ngàn, ba buổi chín chục ngàn ạ!
              Cô giáo nói với phụ huynh:
              - Thế thì  còn  năm trăm mốt!
              Phụ huynh  đưa xấp tiền cho cô giáo, nói:
              - Đây là năm trăm năm chục ngàn, cô thối lại  bốn chục!
              Cô giáo đếm lại tiền , bỏ vào túi xách, làm bộ lục túi , rồi cười:
              - Không có tiền lẻ,  thiếu  lại bốn chục nghe!
              Phụ huynh  chưa kịp nói, thì học sinh  phản ứng:
              - Tháng trước cô còn thiếu  hai chục chưa trả!
              Cô giáo bậm môi, móc túi lấy sáu chục trả lại phụ huynh. Học sinh nhận ra cô giáo nói dối, vì  trong  túi  có  tiền lẻ!  
               Tôi không nêu tên trường, tên lớp, tên  cô giáo ông Nhuận kể ,bởi đâu  phải cá biệt, mà là  là phổ biến . Nói không ngoa,  đó  là sản phẩm  đúc ra từ  một  cái lò  giáo dục nước nhà. Có lẽ  không ở đâu   có thứ sản phẩm kém chất lượng đến thế!
               Những sản phẩm bị méo mó, vênh váo, ngay từ trong cái khuôn méo mó!  Có ở đâu trên thế giới này, từ khi đứa trẻ hai tuổi, cha mẹ đã  phải chạy trường lớp.  Cái gọi là  trường mẫu giáo với các lớp mang tên: Mầm Non, Chồi Xanh, Lá Biếc, nghe vừa dịu dàng vừa gợi mở tương lai, xem ra lại qúa hào nhoáng, màu mè.  Nhưng ngay cái cánh cửa đầu tiên bước vào đời ấy đã có sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Quả là một thứ 'dịch vụ’ hợp pháp của ngành giáo dục. Cái kiểu cứ như thế này thì mầm, chối, lá bị héo hết mất thôi! Người ta bày ra trường điểm, trường thường, trường công, trường tư. Phương tiện thông tin không tiếc lời quảng cáo, kích thích  đua chen. Gọi trẻ như mầm non, và không ngớt lời ca tụng lòng yêu trẻ, nhưng những mầm nón ấy không được ươm trên cùng một mảnh đất! Con cháu quan chức, người giàu   ươm nơi  đất tốt, là những  trường điểm . Quan càng to, đại gia càng nhiều tiền, trường càng đẹp, đầy  đu tiện nghi, thầy cô giáo giỏi. Con cháu công chức bình thường  phải vào những trường loại thấp . Con  cháu  công nhân,  những người lao động tự do, và  dân nghèo đừng mơ tới những mái trường khang trang. Các nhà giáo dục có bao giờ nhìn vào những đôi mắt trẻ thơ và biết xấu hổ không? Nếu còn biết xấu hổ thì xin đừng  rêu rao câu “Vì sự nghiệp trăm năm trồng người!”.
               Mẫu giáo đã vậy, lên  lớp một cuộc chen lấn càng quyết liệt hơn. Những tuyến nọ, tuyến kia,  chuẩn này,  chuẩn nọ, với các chỉ tiêu úp  mở. Vì những khái niệm đó mà cha mẹ học sinh phải chạy vạy, dẫm đạp lên nhau. Cổng trường chả khác cổng chợ,  buôn bán tiền tươi để rồi đưa ra những mớ ra chữ héo!  Một luật bất thành văn, là thày này, cô nọ, sếp kia, được mấy suất  học sinh trái tuyến, hoặc lớp điểm, trường chuyên, với cái giá có khi lên tới chục triệu một suất.
              Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông,rồi đại học! Quãng thời gian dài dằng dặc như gánh nặng đè lên đôi vai học sinh, sinh viên và cha mẹ các em .  Không thể kể  hết những tiêu cực . Tiền học phí chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong  các khoản tiền cha mẹ học sinh phải đóng góp. Khoản thu nào cũng được coi là chính đáng  nhân danh quyền lợi của học sinh, nhưng thực tế vào túi thầy cô và các quan chức ngành giáo dục .
              Các nước tư bản như Mỹ, Pháp, Anh, Đức học phổ thông không mất tiền, thậm chí còn được cấp học bổng. Việt Nam, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt,  các khoản tiền chi phí cho một  học sinh từ tiểu học đến đại học,  là gánh nặng nhiều người  không kham nổi. Bình quân mỗi học sinh một năm  hơn năm triệu đồng. Những trường điểm mỗi tháng hai, ba triệu. Những trường Tây dỏm  năm, sáu trăm đô...
              Cái cảnh tiền thật chữ giả, tiền tươi chữ héo ấy phơi bày lộ liễu không dấu giếm.Trên nhiều trang Blog, đăng công khai học thuê 50 ngàn một buổi, thi thuê mỗi môn 7 điểm 700 ngàn, 9 điểm 900 ngàn,  bán  luận án thạc sỹ, tiến sỹ với giá thỏa thuận. Nạn học già bằng thật tràn lan. Đạo đức thầy cô và học tró xuống cấp kinh khủng.
              Người ta nói “Nhà văn, nhà báo, nhà giáo nhà nghèo”, nhưng thực tế không phải như vậy. Thời buổi này, nhiều nhà văn, nhà báo giàu sụ nhờ bẻ cong ngòi bút bợ đỡ quan tham, nhiều nhà giáo phất lên nhờ bán chữ. Thầy Th, ở khu phố tôi, mua xe hơi, xây nhà lầu bằng tiền luyện thi đại học. Ông ta vừa xây một ngôi nhà ba tầng, mở ba lớp luyện thi, mỗi tháng thu gần 100 triệu. Ông hiệu trưởng Trường đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, anh hùng thời đổi mới Tạ Xuân Tề, bị chính con  mình tố lên trang mạng, là “Bố chỉ cần ngồi ghế hiệu trưởng thêm hai năm là có thêm 100 tỷ”. Thử hỏi có nghề nào kiềm tiền dễ như vậy không.
              Mớ kiến thức học sinh, sinh viên Viêt Nam phải mua giá đắt, bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt và cả xương máu của cha mẹ giá trị tới đâu? Ông  bộ trưởng  giáo dục Phạm Vũ Luận  thừa nhận, đó là “Kiến thức và víu, thiếu thực tế, trình độ ngoại ngữ, tin học kém cỏi”.   Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên nhân là : “ Thiếu thầy cô tốt”.
             Ông Trần Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, nói mỗi năm nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ biên tập sách giáo khoa, nhưng thật mỉa mai, khi học sinh Việt Nam lại phải học tô lá cờ Trung Quốc trong sách giáo khoa, và đến năm học 2013, vẫn chưa cập nhật chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào môn lịch sử. 
             Cách đây vài năm, tia hy vọng lóe lên khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, vội vàng tung ra con bài 'Hai không', rồi lại hùng hồn tuyên bố '4 không', dấn lên 'chiến lược' 5 không: “Không tiêu cực trong thi cử, không bệnh thành tích, không vi phạm đạo đức nhà giáo, không ngồi nhầm lớp, không đào tạo không theo nhu cầu”. Kết quả, chằng khác gì ném hòn đá xuống ao bèo, chút sóng lặng nhanh, bèo lại khép kín. Ông Nguyễn Thiện Nhân lên Phó Thủ tướng, được phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú, vào Bộ chính trị, bỏ lại ngành giáo dục phìa sau vẫn như xưa! Ông hăng hái đầy chủ quan và nhằng thêm cái đuôi quan liêu, mở cuộc gọi là 'cải cách', 'đổi mới' giáo dục, như thẻ Bộ này đất để ông được dịp trỗ tài dụng võ. Nhưng khác nào như cuộc thi rầm rộ chạy một vòng quanh sân vận động, mệt tốn kém, rối tung rối mù lên, rồi cuối cùng lại trở về vị trí cũ!
              Ngày  22-3-2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chất vấn Bộ trưởng giáo dục Phạm Vũ Luận: “Hết nhiệm kỳ này chất lượng giáo dục có khởi sắc không?”.
              Bộ trưởng Phạm Vũ Luân trả lời: “Xin hứa với Chủ tịch và các đại biểu Quốc hội, sẽ đem hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành giáo dục, toàn dân, triển khai các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện đổi mới căn bản  toàn diện nền giáo dục. Hy vọng chất lượng giáo dục nước nhà từng bước thay đổi, có sự nâng cao chất lượng!”...
             Lời hứa cùa ông Bộ trưởng giáo dục trước ngưỡng cửa các phòng thi sắp mở để đón 1.700.000 thí sinh đại học. Liệu họ có được thi cử nghiêm túc, học hành tử tế, khi ra trường có việc làm, hay vẫn chịu cái cảnh “Tiền tươi chữ héo?” thưa ngài Bộ trưởng!
             Và chúng ta có nên tin và hy vọng không nhỉ? Câu trả lời giành cho các bạn.
M.D  

Phương Uyên và Nguyên Kha bị kết án nặng nề




LONG AN  (NV) .- Hai sinh viên bày tỏ lòng yêu nước khi rải truyền đơn chống Trung quốc bá quyền bành trướng, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đã bị kết án tù nặng nề.

Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại phiên tòa ở Long An ngày 16/5/2013. (Hình: Thanh Niên)
Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị kết án 6 năm từ và 3 năm quản chế. Sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị kết án 8 năm tù và 3 năm quản chế. Họ bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước...” theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự vì rải truyền đơn chống Trung quốc cướp quần đảo Hoàng Sa  và một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam các năm 1974 và 1988.

Trong phiên tòa, cả hai sinh viên nói trên đều phủ nhận các cáo buộc mà cho biết họ chỉ bày tỏ lòng yêu nước. Dù vậy, họ cũng không tránh được các bản án nặng nề không ngoài mục đích trả thù của một nhà cầm quyền độc tài đảng trị.

Bản cáo trạng được báo chí nhà nước CSVN lập lại nói họ là thành viên của tổ chức “Tập hợp Tuổi Trẻ Yêu Nước”. Tang vật tịch thu để kết tội họ gồm khoảng 700 tờ truyền đơn, cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH và “hơn 2 ký hóa chất tạo nổ”.

Nhìn vào các tấm truyền đơn, người ta chỉ thấy lời lẽ trong đó bầy tỏ lòng yêu nước, đòi hỏi đa nguyên đa đảng, tự do tôn giáo.

Tờ truyền đơn do công an đưa ra hôm họp báo để kết tội Phương Uyên và Nguyên Kha. Nhưng đọc nó, ai cũng thấy đó là những tấm lòng yêu nước.(Hình: VRNs)
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Định Nguyên Kha, từng cho biết hóa chất dùng để kết tội Kha là thứ bán gần như công khai ở chợ Kim Biên, Sài Gòn, người ta mua để làm pháo đốt trong dịp tết. Kha và người anh từng mua để làm pháo đốt chơi chứ không hề dùng vào việc tạo nổ gì khác.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên và luật sư Nguyễn Văn Miêng biện hộ cho Đinh Nguyên Kha nói họ không phạm tội gì ngoài sự thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

Theo sự tường thuật của Dân Làm Báo, cô Nguyễn Phương Uyên đã khẳng khái nói ở tòa: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm".

Còn sinh viên Đinh Nguyên Kha đã dõng dạc tuyên bố: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

Chỉ có bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Nguyễn Phương Uyên, và gia đình của Đinh Nguyên Kha được cho vào theo dõi phiên xử. Ông Nguyễn Duy Linh, cha của Phương Uyên bị cấm vào. Một số người lâu nay được biết tiếng về vận động dân chủ hóa Việt Nam tới quan sát phiên xử đã bị bắt về đồn Công An.

“Đưa người ra tòa chỉ vì rải truyền đơn chỉ trích nhà cầm quyền là một hành động lố bịch  và chứng tỏ nhà cầm quyền CSVN lo sợ” chống đối. Ông Brad Adams, giám đốc vùng Á Châu của tổ chức Human Rights Watch, phát biểu. Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế này đòi hỏi chế độ Hà Nội trả tự do vô điều kiện và tức khắc cho họ thay vì bỏ tù.

Chế độ Hà Nội đang thương thuyết để được gia nhập Tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP). Gần đây, trong cuộc phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ, ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Hà Nội khuyến cáo tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam là trở ngại cho khả năng gia nhập TTP của CSVN. (TN) 

Nóng như nung, viện nhi lại... la liệt trẻ ốm, bệnh



(Dân trí) - Nhóm phóng viên Dân Trí đã ghi lại được hình ảnh la liệt khắp nhà chờ, hành lang những em bé ốm, bệnh và phụ huynh chăm sóc trong tiết trời nóng như nung tại bệnh viện Nhi Trung Ương.

 
Tình trạng nắng nóng gay gắt mấy ngày qua là nguyên nhân của sự biến động sức khỏe không mấy tích cực cho người dân. Người lớn bị ốm đã khổ, trẻ em bị ốm thì nỗi khổ đó còn tăng gấp đôi. Tại Bệnh viện nhi Trung ương thời gian vừa qua số lượng bệnh nhân tăng lên nhiều. Nhóm phóng viên Dân Trí đã ghi lại được hình ảnh la liệt những em bé bị bệnh và phụ huynh chăm sóc trong thời tiết nắng nóng tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
Những em bé này thật không may khi vừa phải trải qua thời tiết nắng gay gắt vừa phải trải qua căn bệnh mình mắc phải, điều kiện cơ sở vật chất của bệnh viện không đủ là một trong những nguyên nhân buộc các bậc phụ huynh phải tìm cách giúp con mình thoải mái bằng những biện pháp thật vất vả như thế này.
Nắng nóng là thế, nhưng ngay cả điều kiện thoải mái để có thể trị bệnh tốt nhất cũng là điều xa xỉ đối với những em bé ở đây.
Nhóm phóng viên

Trẻ sơ sinh cũng phải có mã số thuế ???


 
 ‘Sẽ chỉ còn 1 triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân’

Cơ quan quản lý cho rằng bắt buộc sử dụng mã số thuế tự động cho người phụ thuộc từ 1/7 sẽ giúp ngăn chặn tình trạng một người con được cả bố lẫn mẹ đăng ký giảm trừ gia cảnh để "ăn gian" thuế.
Thông tin về việc áp dụng mã số thuế cá nhân cho người phụ thuộc được bà Tạ Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế Thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết tại Hội thảo về luật thuế này, được tổ chức sáng 16/5.
Theo vị đó, để tránh tình trạng chồng chéo trong đăng ký giảm trừ gia cảnh, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực (1/7/2013), Tổng cục Thuế sẽ triển khai cấp mã số thuế tự động cho người phụ thuộc dựa trên thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế. "Nếu người nộp thuế và người phụ thuộc không có mã số thuế thì sẽ không được xét giảm trừ gia cảnh", bà Lan nhấn mạnh.
thue-thu-nhap-ca-nhan-jpg-1368696314_500
Người phụ thuộc phải có mã số thuế mới được giảm trừ. Ảnh: Hoàng Hà
Tuy nhiên, việc cấp mã số thuế tự động cho người phụ thuộc chỉ áp dụng với những cá nhân đăng ký giảm trừ gia cảnh từ 1/7/2013. Với những trường hợp đăng ký trước đó, người phụ thuộc được tiếp tục tính giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế. Người nộp thuế cũng chỉ phải đăng ký giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh. Khi có sự thay đổi về người phụ thuộc và thay đổi nơi làm việc sẽ phải tiến hành đăng ký lại.

Ông Nguyễn Công Phụng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) nhận xét, việc cấp mã số thuế tự động này sẽ giúp cơ quan thuế giám sát được việc khai thuế của cá nhân có trung thực không thông qua mã số của người phụ thuộc.

Trước đó, do chưa đủ cơ sở hạ tầng, cơ quan thuế không thể kiểm soát được số người phụ thuộc, dẫn đến trường hợp nhiều người cùng đăng ký một người và làm ngành thuế bị thất thu. Vị này lấy ví dụ, trong một gia đình có thể nhiều người cùng đăng ký một người phụ thuộc mà cơ quan thuế không phát hiện được. Song, tới đây khi được kiểm soát qua hệ mã số thuế, chỉ cần đã đăng ký là người phụ thuộc cho một cá nhân thì sẽ không thể kê khai với một cá nhân khác.
Một điểm quan trọng khác của lần sửa đổi này là nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng một tháng và mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng, từ mức 1,6 triệu đồng hiện nay. Cơ quan quản lý cũng sẽ cân nhắc nâng mức giảm trừ gia cảnh nếu lạm phát biến động trên 20% kể từ khi Luật có hiệu lực.
Trong quá trình thảo luận, một số chuyên gia nhận định quy định mới thể hiện "sự thụt lùi", bởi nâng mức giảm trừ gia cảnh đồng nghĩa việc số người nộp thuế giảm từ 4 triệu còn 1 triệu người, trong khi Luật thuế phải khiến cho càng nhiều người nộp thuế càng tốt và bao quát được nhiều đối tượng.
Song, ông Đinh Văn Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội lại cho rằng, nâng mức giảm trừ gia cảnh sẽ tạo ra đòn bẩy tài chính để khuyến khích người lao động sáng tạo, bởi họ có cơ hội tích lũy thu nhập nhiều hơn, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển và tạo sức lan tỏa, bồi dưỡng nguồn thu trong dài hạn khi kinh tế tăng trưởng trở lại.
Do vậy, vị này khẳng định không thể thấy việc thu ngân sách bị hụt khoảng 6.000 tỷ đồng sau khi thi hành Luật mới thì không quyết tâm sửa đổi, mà phải nhìn vào việc "bồi dưỡng nguồn thu trong tương lai".
Đồng tình với quan điểm này, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế, Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đánh giá, năm 1991, người lao động có thu nhập 500.000 đồng trở lên đã phải nộp thuế thì số thuế thu được chỉ là 62 tỷ đồng, nhưng đến năm 2012, ngành thuế đã thu được 46.000 tỷ đồng trong bối cảnh mức giảm trừ gia cảnh đưa lên 4 triệu đồng, người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng.
"Điều này cho thấy khi nghĩa vụ giảm đi nhưng tính tự giác của người nộp thuế tăng lên, cùng với đó phát triển kinh tế xã hội thì nguồn thu cũng tăng", bà Cúc nói.

Ngoài ra, Luật thuế mới cũng tạo điều kiện cho những cá nhân có thêm thu nhập vãng lai thực hiện quyết toán thuế. Với cá nhân có thêm thu nhập ở nơi khác bình quân mỗi tháng không quá 10 triệu đồng và đã khấu trừ thuế 10% thì không phải thực hiện quyết toán thuế. Những cá nhân có thu nhập từ cho thuê nhà có doanh thu không quá 20 triệu đồng mỗi tháng trong năm, đã nộp thuế tại nơi có nhà cho thuê nếu không có nhu cầu cũng không phải thực hiện quyết toán thuế với phần thu nhập này.
Trước đó, cơ quan thuế bắt buộc tất cả các khoản thu nhập đều phải thực hiện quyết toán, khiến người lao động rất mất công, ông Phụng cho biết.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2012. Từ đó, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện các điều của Luật này. "Hiện dự thảo Nghị định đã xây dựng xong và sẽ đưa ra lấy ý kiến rộng rãi vào cuối tháng 5 trước khi chính thức có hiệu lực từ 1/7/2013", bà Lan nói.
Huyền Thư

Bà lão ăn xin 78 tuổi bị đánh tại trung tâm từ thiện



Cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa được cho là đã dùng gậy đánh bà Cúc tím tay, mông chỉ vì nghi bà cụ lấy trộm tiền của người khác.

Ngày 16/5, ông Nguyễn Hữu Thấu, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Khánh Hòa cho biết, theo biên bản làm việc, sáng 30/4, ông Nguyễn Minh Hoài (51 tuổi) trực quản lý những người lang thang, xin ăn được gom về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Thấy chị Nguyễn Thị Vân (22 tuổi) kêu khóc vì bị mất 680.000 đồng, ông Hoài chất vấn bà Nguyễn Thị Cúc (78 tuổi, Phú Yên) vì nghi lấy trộm nhưng cụ bà phủ nhận. Ông Hoài sau đó lục túi bà Cúc thấy 900.000 đồng liền mang trả chị Vân.
Rồi ông này lấy gậy gỗ đánh bà Cúc thâm tím tay và mông. Chứng kiến sự việc, chị Nguyễn Thị Thắm (32 tuổi, Nha Trang) xông vào can ngăn. Chị Thắm khẳng định, số tiền là của bà Cúc vì trước đó thấy bà đổi tiền lẻ cho em trai mình. Lời qua tiếng lại, ông Hoài đã cầm gậy quật luôn chị Thắm. Gậy gãy, ông Hoài được cho là đi lấy cây gậy khác vào đánh khiến chị Thắm bị thương tích nhiều nơi.
Đến ca trực sau, số tiền của chị Vân đã được tìm thấy dưới giường. Trong bản tường trình, ông Hoài viết: "Tôi yêu cầu người nào lỡ lấy thì trả lại, nếu không tôi lục túi mà phát hiện thì bị ăn đòn...".
Ông Thấu cho biết, đã chỉ đạo Trung tâm nghiêm khắc kiểm điểm cán bộ Nguyễn Minh Hoài vì đánh người. “Với bất cứ lý do gì, hành động đánh người ở một nơi đảm nhận công tác từ thiện là không thể chấp nhận được”, ông Thấu nói.
Còn theo ông Trần Văn Hiệp, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Khánh Hòa, ngày 17/6 Trung tâm sẽ họp Hội đồng kỷ luật ông Hoài.
Mỹ Giang

Xôn xao clip CSGT bóp cổ, hành hung dân (?)



(Kienthuc.net.vn) – Mấy ngày nay, cộng đồng mạng Facebook đang xôn xao một đoạn clip dài gần 2 phút, với tựa đề ”CSGT huyện Lý Nhân, Hà Nam bóp cổ, hành hung dân (?)”.

 Đoạn clip này đang gây xôn xao cộng đồng mạng. (Ảnh chụp từ Facebook)

Ngay ở những giây đầu tiên, các hình ảnh xuất hiện trong clip diễn ra khá căng thẳng với giọng quát của một chiến sĩ CSGT: “Ai là người điều khiển? Bỏ điện thoại đê, tôi cấm anh cái việc quay với ghi âm. Anh quay, ghi âm vì mục đích gì?”. Một người đứng quay clip đáp lại: “Ơ, giờ em đứng đây em quay, anh xử lý em hay xử lý ai? Ơ, em là người tự do chứ”.

Có tiếng yêu cầu xuất trình giấy tờ xe. Tiếp sau đó, một chiến sĩ CSGT hô hoán đồng đội đem chiếc xe máy của người dân về trụ sở xử lý. Nghe CSGT đang có ý định dắt xe mình đi, một trong hai nam thanh niên không chịu xuống xe mà ngồi lì trên yên, quyết tâm giữ xe lại bằng được.

Thấy nam thanh niên ngoan cố, một CSGT liền lấy tay lôi, kéo người dân xuống khỏi chiếc xe máy và đẩy mạnh anh ta vào phía tường nhà. 

 CSGT khống chế nam thanh niên không chịu xuống xe. (Ảnh cắt từ clip)

Trong khi đó, nam thanh niên đi cùng, tay giữ khư khư chiếc xe máy và hoảng hốt luôn miệng kêu: “Xe đang không lưu thông,  xe đang không lưu thông”. Một CSGT liền ghè tay vào cổ người này và kéo ra xa chiếc xe máy…

 Nam thanh niên giữ chặt chiếc xe bị CSGT ghè tay vào cổ... (Ảnh cắt từ clip)

 ... và kéo ra xa chiếc xe máy. (Ảnh cắt từ clip)

Sau khi được được tung lên mạng, đoạn clip nhanh chóng thu hút được rất nhiều người xem, cùng với đó là nhiều ý kiến tranh cãi quyết liệt từ phía cư dân mạng.

Thành viên Jimmy Tran bình luận: “Các anh CSGT ơi! Các anh làm như vậy là không đúng rồi. Xe không lưu thông trên đường mà. Nhưng dù thế nào cũng không được quyền đánh người như vậy...”. 

 Clip đang gây nhiều tranh cãi trên cộng đồng mạng.
Bên cạnh đó theo quan điểm của một số thành viên cho rằng sự việc chưa được xác định rõ ràng, chỉ mới xem clip không thôi đừng nên vội phán xét.

Thành viên Chung Nguyen nói: "Chưa biết thực hư như thế nào nên mọi người đừng vội đổ tội cho ai sai, ai đúng?”

“Các bạn cứ thử nghĩ mà xem, tự dưng người ta đi vào cái góc này bắt xe không lưu thông à? Chắc là hai nam thanh niên này vi phạm nên bị CSGT đuổi, chạy vào đó trốn cũng nên” – Thành viên H.D.G chia sẻ.

Theo thông tin bình luận từ phía cư dân mạng, nơi xuất hiện đoạn clip này đúng là ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, thực hư chuyện này thế nào vẫn là dấu hỏi lớn, đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để nhanh chóng điều tra, xác minh lại vụ việc.


Mạnh Hưng

Bauxite Tây Nguyên: Vinacomin “không dám dừng lại”



“Chúng tôi khẳng định có hiệu quả”, “Chúng tôi muốn tiếp tục”, “Chỉ có lợi cho môi trường chứ không hại gì”. “Chúng tôi bỏ ra một đống tiền”, “Xin hãy thông cảm”….

“Hiệu quả thấp hơn mong đợi, nhưng vẫn có”
Cuộc họp báo về bauxitte Tây ngyên được coi là rất nóng với những vấn đề rất lớn khiến dư luận chờ đợi nhưng không một lãnh đạo cấp cao nào của Vinacomin xuất hiện. Người chủ trì buổi họp báo là ông Nguyễn Tiến Chỉnh – Trưởng ban khoa học công nghệ và chiến lược phát triển của Vinacomin.
Theo thông tin ông Chỉnh cung cấp tại buổi họp báo, tính đến tháng 4/2013, tổng giá trị đã thực hiện của toàn bộ dự án bauxite – nhôm Tân Rai Lâm Đồng, đạt khoảng 11.612 tỷ đồng, tổng giá trị đã giải ngân khoảng 11.125 tỷ đồng.
Tại dự án alumin Nhân Cơ – Đăk Nông, tổng giá trị đã thực hiện của toàn bộ dự án và một số dự án khác liên quan tính đến tháng 4/2013 đạt khoảng 6.836 tỷ đồng, trong đó giải ngân gói thầu EPC nhà máy alumin đạt khoảng 4.606 tỷ đồng.
Hiện tại Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ sản phẩm alumina với một công ty Nhật Bản và một công ty Trung Quốc. Ngoài ra, các công ty của Thụy Sĩ, Anh, Malaysia cũng đang quan tâm xem xét mua.
Trả lời câu hỏi của báo chí về hiệu quả kinh tế của hai dự án, ông Nguyễn Tiến Chỉnh cho biết:
“Trong phương án cuối cùng Tập đoàn đưa ra báo cáo Bộ Công Thương, tất cả các chi phí Vinacomin đều đưa vào. Phí môi trường mặc dù cao cũng tính đủ.
Về hiệu quả, chúng tôi tính hiệu quả trên 3 năm, hiệu quả tính rất chi tiết và rất nhiều thông số chứ không phải chỉ có một thông số. Về dự báo thì chúng tôi xem xét và kết luận là dự án có hiệu quả.
Thứ nhất đối với nền kinh tế là có. Hiệu quả tài chính, tức là trừ thuế phí, thì hiệu quả hiện đang thấp hơn so với mong đợi, nhưng vẫn cao hơn tỉ lệ chiết khấu bình quân so với vốn vay trên thị trường vốn.
Thời gian hoàn vốn khoảng 12 năm đối với Tân Rai và 13 năm đối với Nhân Cơ.
Trong tổng mức đầu tư như sau: Với dự án Tân Rai thì tổng mức đầu tư tăng khoảng 3,3 tỷ USD, tăng khoảng 31% trong đó 73% nguyên nhân do tỷ giá, lãi vay, đền bù giải phóng mặt bằng, và một số điều chỉnh các hạng múc chi phí đầu tư hồ bùn đỏ, đập… Còn nguyên nhân chủ quan khoảng 23%. “
 Trót đâm lao nên phải theo lao
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên cũng đã dẫn ra những khuyến cáo của các nhà khoa học, cho rằng với giá bán 340 USD/tấn alumin là cầm chắc lỗ vài chục triệu USD/năm, chưa kể công suất khoảng 600.000 tấn/năm, quãng đường vận chuyển trên 200 km là phi kinh tế học. Chưa kể đồng USD mất giá mỗi năm 2%… Thậm chí có nhà khoa học còn cảnh báo giá sản phẩm của ngành bauxite – nhôm ít thay đổi trong vòng 30 năm qua; chỉ tăng 1,2-1,3 lần trong khi các khoáng sản khác tăng 3-5 lần.
Chưa kể khi dự án cảng Kê Gà dừng phải chuyển sang vận chuyển bằng đường bộ, với quãng đường trên dưới 200 km mà không có giải pháp căn cơ để giảm chi phí vận tải nhằm hạ giá thành thì dự án Nhân Cơ sẽ mắc kẹt ít nhất 15 năm nếu trong trường hợp có tiền ở đâu đó để làm dự án đường sắt, dự kiến hơn 3 tỉ USD.
Đáp lại câu hỏi “Vậy có nên dừng dự án không, khi mà thiệt hại quá lớn như thế?”, người phát ngôn của Vinacomin tại buổi họp báo cho hay, tập đoàn “không dám dừng lại”. Ông Chỉnh nói: “Đứng trên góc độ của một doanh nghiệp, một chủ đầu tư thì các vị cũng phải xem xét giúp chúng tôi, chúng tôi lợi gì, hại gì. Phải thông cảm cho chúng tôi. Ngồi trên một đống tiền rồi lòng như lửa đốt, hợp đồng đã kí, thiết bị vận chuyển đến nơi rồi. Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước.
Chúng tôi khẳng định là dự án có hiệu quả và chúng tôi muốn tiếp tục để phát triển. Chúng tôi cũng đã xem xét, tính toán, nhưng nói một cách chân thành thì chúng tôi không dám dừng. Vì những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh vác là quá lớn, thật không dễ dàng gì…”
 
Theo CafeF

Vài nét chấm phá, một chân dung



hochiminh

Nhớ lại ngày xưa ở trong nước, cứ đến tháng 5 sau ngày lễ Lao động 1/5, sau ngày lễ Chiến thắng phát xít 8/5/1945 là đến ngày 19/5 lễ sinh nhật ông Hồ Chí Minh, một ngày kỷ niệm rất ồn ào, náo động.
Báo đài ra rả kể lể chuyện xưa, chuyện nay về «Cụ Hồ», về «Bác Hồ», về «Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại», họp chi bộ, họp chi đoàn, họp khu phố, kể đi kể lại cho nhau nghe những mẩu chuyện được coi là hay ho nhất, xúc động nhất về tài năng xuất chúng, về đạo đức tận cùng nhân bản của «Bác».
Đến nay với đà suy thoái thê thảm của đảng Cộng sản, hình ảnh «Cụ Hồ» trong trí não của ngay các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản cũng đã mờ nhạt dần, thay thế bằng hình ảnh đồng đô la xanh và những lá vàng óng ánh do Ngân hàng Nhà nước vừa bán ra ồ ạt, kiếm lời hơn 2 ngàn tỷ đồng để chia nhau.
Với nhân dân, qua «đổi mới», «mở cửa», qua thời đại « công dân mạng», đồng bào ta đã điều chỉnh rất nhiều hình ảnh của «Ông Hồ», «Bác Hồ», «Cụ Hồ» trong nhận thức của mình, để gần với sự thật hơn, vượt qua những tung hô, thêu dệt, cường điệu của bộ máy loa phường mà bà con gọi vui là «loa mẹ Đốp» ra rả từ mờ sáng thời xưa.
Bởi vì việc đánh giá cho thật chuẩn xác nhân vật then chốt này của lịch sử cận đại Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với hiện tại và tương lai nước ta đang cựa mình, nhằm rũ bỏ những gì là sai đường lạc lối, u mê mụ mị của quá khứ để vươn lên phía trước.
Một loạt ấn phẩm quốc tế đã có vai trò điều chỉnh và tác dụng thức tỉnh. Đó là cuốn sách đồ sộ của nhà sử học Mỹ William J. Duiker có nhan đề Hồ Chí Minh, a Life (Hồ Chí Minh – một cuộc đời)dày hơn 700 trang; đó là những cuốn sách tiếng Anh, tiếng Pháp của Gabriel Kolko, Sophie Quinn-Judge, Pierre Brocheux, hay của tác giả Trung Quốc như Hoàng Tranh…
Ở trong nước, có một người với một bài viết bằng tiếng Việt rất ngắn gọn và công phu, chưa đến 2 ngàn từ, gói gọn trong 2 trang nhỏ mà khắc họa được cả cuộc đời và sự nghiệp của ông Hồ, kín đáo mà rõ ràng, không nêu tên mà ai nấy đều vỡ lẽ, ám chỉ mà không lẫn vào đâu, ẩn dụ mà sống động, như một họa sỹ thiên tài, vung tay đưa vài nét cọ chấm phá mà phác họa được nhân vật với tất cả thần sắc hiển hiện.
Đó là nhà văn Trần Huy Quang, biên tập viên chuyên nghiệp của tuần báo Văn Nghệ, tác giả truyện ngắn «Linh Nghiệm» trên số báo ngày 4 tháng 7 năm 1992.
Chữ mở đầu bài báo là tên một con người, cũng là chủ đề bao trùm của toàn bài. Rất kín, khó đoán lúc đầu, mà lại rất hở, khi đã vén màn bí mật lên. Đó là chữ «H», rồi 3 chấm, rồi «inh». Như thế này: «H… inh là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân không nghèo mà cũng chẳng giàu có gì lắm». Vì kín, nên bài báo lọt qua được 5 lớp duyệt của phó phòng văn nghệ, trưởng phòng văn nghệ, phó tổng biên tập thường trực, trưởng phòng thư ký tòa soạn, rồi họa sỹ trình bày minh họa báo và một loạt cán bộ cùng 2 công nhân nhà in. Xin nhớ vào thời vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, công nhân xếp chữ của nhà in cũng được huy động để cảnh giác, canh gác nghiêm mật cho đảng, để không cho lọt lưới những «bài báo xấu chống đảng».
Vì «H… inh» chính là tên Hồ Chí Minh cô lại một cách kín đáo, bất ngờ, thú vị. Và Hồ Chí Minh chẳng sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, là con thứ 3, có anh là Nguyễn Tất Khiêm và chị là Nguyễn Thị Thanh là gì?
«Cha anh ta có đỗ đạt, từng làm quan nhưng tính khí thất thường, đã bỏ quan, khi đi dạy học, khi ngồi bốc thuốc», rõ ràng là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, từng là tri huyện Bình Khê, rồi bị giáng chức, về nhà gõ đầu trẻ và bốc thuốc Bắc, chứ chẳng còn ai khác.
«Hinh thừa hưởng ở dòng họ và khí chất vùng chôn rau cắt rốn tính đa mưu túc kế, lòng dạ thật không bao giờ lộ ra mặt», khắc họa đúng phóc về «Cụ Hồ», một người chủ trương «lạt mềm buộc chặt», được tình báo đệ tam Quốc tế Cộng sản đào luyện, biết khóc, cười đúng lúc…
«Hinh chán học, chỉ nhăm nhăm một dạ xuất ngọại», thì đó chính là tâm lý anh thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ mới học hết tiểu học đã muốn rời nước đi xa.
Rồi anh thanh niên ấy nuôi một cuồng vọng mơ hồ thần bí muốn «tìm kiếm một phép thần thông, mong đợi một dấu vết của cõi Thiên, hoặc hơi hướng của miền Cực lạc để đưa về cho chúng sinh», và rồi «lòng khao khát làm trai hải hồ, khắc khoải được quỳ gối dưới chân bậc Chí Thành», được «Linh nghiệm». Anh được lên chín tầng Thánh địa để được gặp đấng Chí Linh. Để được nhận tấm Đạo thư. Đó là ám chỉ sự kiện một đêm anh thanh niên Nguyễn Tất Thành vớ được luận cượn ng Cộng sản của đấng Chí Linh – Lenin – rồi la toáng lên rằng ánh sáng đây rồi, chân lý đây rồi, và Đạo thư chính là nói về cái chủ nghĩa Mác – Lê đầy mê hoặc một thời.
Thế rồi anh thanh niên đi về phương Nam, mang theo cẩm nang đi tìm của quý trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân, thu hút quanh mình đông đảo đồng bào. Anh bí hiểm lập lờ, thầm thì với mọi người tò mò hý hửng theo anh: «đi tìm cái này», cứ thế thu hút quần chúng nghèo khổ đủ loại vô sản rồng rắn đi theo, với hy vọng mơ hồ «cái này» sẽ đổi đời cho họ, sẽ có một chút no ấm», cứ thế, sáng, trưa rồi chiều, tối, và đến nay hơn nửa thế kỷ, vẫn còn đám đông xúm xít trong vườn hoa mang tên Mùa Xuân.
Bài viết chấm hết. Gọn gàng, sâu sắc, lại hóm hỉnh, chua chát, cũng lại tinh tế nữa. Một chân dung chấm phá mà hoàn hảo.
Thì các nhà lý luận Cộng sản chẳng luôn mồm nói chủ nghĩa Cộng sản là Mùa Xuân Nhân Loại là gì, rằng chủ nghĩa Cộng sản là Thiên đường dưới trần thế là gì!
Tháng 5 năm nay khi trong nước vẫn còn phát động học theo đạo đức và tư tưởng Hồ Chí Minh, việc các bạn trẻ tìm đọc lại bài «Linh Nghiệm» trên đây là một việc làm rất lý thú, lại bổ ích. Các bạn cứ bấm google Trần Huy Quang hay «Linh Nghiệm» sẽ đọc được toàn bài.
Tôi nhớ khi bài «Linh Nghiệm» xuất hiện, sau 3 ngày cả Ban Tuyên giáo Trung ương đảng giật mình, Bộ Chính trị nổi giận, ông Đào Duy Tùng nguyên là trùm tư tưởng, lúc ấy là uỷ viên thường trực Ban Bí thư, nổi cơn tam bành. Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ là Hữu Thỉnh vừa thay Nguyên Ngọc tuy đi vắng cũng bị khiển trách. Lệnh thu hồi triệt để số báo không thực hiện nổi vì ai cũng lưu giữ thành của quý.
Riêng Trần Huy Quang bị kỷ luật treo bút 3 năm. Năm anh bị nạn là năm «hạn», 49 tuổi, sau đó không báo lề phải nào dám đăng bài của anh, cho đến khi anh phải về hưu sớm năm 1996. Năm nay anh vừa tròn 70 tuổi. Anh là nhà văn có tâm, lại có tài, nhưng trên hết là tấm lòng với dân tộc, với kẻ nghèo khổ. Anh nổi tiếng về bút ký «Lời khai của bị can» nói về thân phận của nhà kinh doanh làm ra lốp xe Nguyễn Văn Chẩn, còn có biệt danh là «Vua Lốp». Một nhà văn có tâm và có tầm không cần có tác phẩm hàng ngàn trang, cũng không cần phải có đến hàng chục tác phẩm để lại cho đời, vẫn để lại tiếng vang lớn trong xã hội, trong lòng bạn đọc.
Trần Huy Quang là thế. Một truyện ngắn 2 trang, chưa đến 2 ngàn từ, chấm phá nên chân dung một nhân vật lịch sử, với thái độ phê phán sâu sắc, không có từ nào thô kệch, lại ngay thật theo công tâm lương thiện.
«Linh Nghiệm» có thể là một mẫu mực về tả chân dung trong nền văn học và nền báo chí nước ta. Giữa không khí sùng bái cá nhân lãnh tụ mà viết phê phán kiểu ẩn dụ như thế, thật tuyệt !
Xin chúc nhà văn Trần Huy Quang tiếp tục phát huy sức sáng tạo khi vừa bước qua tuổi 70. Tình hình xã hội ta đang cần những cây bút tinh anh, sắc sảo, lại cô đọng, hóm hỉnh, khi cần thì kín đáo, dùng chiến thuật du kích tinh khôn, vượt qua các tầng lớp kiểm duyệt hiểm nghèo của một chế độ độc đoán toàn trị, mà vẫn phơi bày được cốt cách của nhân vật định mô tả.
theo VOA

Đừng giữ một giấc mơ đã chết, hãy tập trung vào hiện tại


phuonguyen-kha2

THẤT VỌNG VỚI GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU

Video Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha nhận tội 

Hai bị cáo rải truyền đơn chống phá nhà nước lãnh 14 năm tù


Cách đây chưa đầy một tuần tôi có viết một bài cho rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm. Thế nhưng cũng trong bài đó tôi có viết: “Vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay” và “Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới.” Cuối cùng, tôi cho rằng: Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới.” Thế thì:
Hôm này chúng ta mới biết Đinh Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế. Đây là một phiên tòa rất tranh cãi trong và ngoài nước. Và kết quả cững có thể được xem là một bược lùi của Việt Nam trên đường đi lên một xã hội tiên tiến.
Tôi cũng phải chân thành xin lỗi nhiều người nếu những bình luận ban đầu của mình sáng hôm này có bao hàm ý kiến là việc bắt giữ ai đó vì những ý tưởng của họ là chính đáng. Và nhìn từ một góc độ nào đó (chẳng hạn nhân quyền của hai công dân này) tôi đã tình cờ chọn một ngày rất lạ để nêu rõ quan điểm của tôi là, nếu muốn khuyến khích cải cách chính trị sâu rộng ở Việt Nam thì không nên tập trung vào viêc “cờ này cờ kia”…Và từ hôm này sẽ cố gắng không revise liên tục blog mình. Tôi đã chưa bao giờ có blog và sẽ cố gắng trích bài.
Cho người đọc biết, việc viết một blog về cờ Viêt Nam xuất phát từ việc tôi thành lập blog của mình. Nhiều người muốn làm bạn với tôi có nhiều chính kiên khác nhau về Việt Nam. Trong đó có nhiều người đặt cờ vàng và người khác cờ đỏ. Thế thì nhận xét của tôi là người ta mất rất nhiều công sức thông qua việc này.
Tôi xin giải thích lý do ở dưới. Và cuối cùng sẽ trở về trường hợp của Uyên và Kha và ý nghĩa của sự kiện hôm này từ góc nhìn của tôi….
Tôi thấy khó hiểu khi một số người ủng hộ cải cách ở Việt Nam nhưng lại muốn vẫy lá cờ của Việt Nam Cộng Hoà. Cho dù tôi có thể hiểu được vài người ở hải ngoại vẫn giữ cách nhìn cũ và những mối quan hệ cũ với chế độ (mà lá cờ được coi là biểu trưng).
Một điều rất có lợi về việc lập blog này là sự hiểu biết rất hạn chế của mình sẽ được cải thiện qua việc vấp ngã và lại đứng lên. Chẳng hạn tôi mới được một bạn đọc nhắc là lần đầu tiên cờ vàng được sử dụng năm 1890, từ đó đến năm 1975, khi nó không còn được sử dụng nữa. Người miền Nam xem cờ vàng là cờ quốc gia. Chế độ Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chính thể trong nhiều chính thể sử dụng cờ vàng. Nhiều khi, người miền Nam tôn trọng cờ vàng không phải vì chế độ VNCH, mà vì nó là cờ quốc gia cho một thời gian nhất định. Và theo một bạn, nhiều người ủng hộ cờ vàng không có nghĩa là họ ủng hộ sự trở lại của chế độ VNCH. Bạn này đề nghị: “Vấn đề là, những người ủng hộ cờ vàng không phải muốn khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa. Đây là luận điểm mà đảng và nhà nước đang sử dụng để buộc tội 2 sinh viên yêu nước.” Quan điểm này có đúng không tùy ý của người đọc.
Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết, nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều lý do. Quan trọng hơn, kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng hầu hết những quá trình hoặc phong trào cải cách chính trị kinh tế thành công, đều có yếu tố con người ở trong và ngoài bộ máy. Tiếp tục dùng lá cờ cũ này để chống Đảng Cộng sản thì sẽ chẳng có ai bận tâm nghe họ nói gì. Hiện nay Việt Nam cần một Gorbachev hơn là một Ngô Đình Diệm…như một bạn đọc đã chia sẻ cần có những nhân vật các loại khác nữa (…và sau đó tôi đề nghị nền nên có một Obama thay vì một Putin…).
Thời kỳ của bạo lực cách mạng đã kết thúc từ lâu. Hãy tìm một con đường mới. Hãy phát triển một đầu óc độc lập với quá khứ. Tôi hoàn toàn chấp nhận những ai không đồng ý với quan điểm của tôi. Xin lỗi những ai vẫn giữ một giấc mơ đã chết, ai đang bị đàn áp vì chính kiến của mình, va ai khác nếu ông Tây này chưa nắm vững vấn đề cờ Việt Nam xưa và nay. Tôi chỉ có nhận xét là nếu nói về so sánh lịch sử thì hành vi “vẫy lá cờ quá khứ” (wave the old flag) chỉ có tác động mang tính khích lệ.
Bất kỳ ai quan tâm đến sự thay đổi tích cực ở Việt Nam nên cố gắng tiếp cận vấn đề một cách xây dựng nhất. Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán lạn. Lá cờ hiện tại của Việt Nam là đẹp và đơn giản. Hãy dành thời gian lo về những vấn đề khác có ích, được không ạ?

*





Xin nhấn mạnh, việc tôi có ý kiến như trên hoàn toàn không bao hàm ý định chính đáng hóa những vi phạm quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới. Lý luận của tôi ổn, nhưng tôi nhận ra rằng đây là một chủ đề hết sức nhạy cảm trong bối cảnh nhân quyền của hai người trẻ đang bị vi phạm nghiêm trong. Tôi chân thành thể hiện sự ủng hộ của mình đối với quá trình mở rộng tự do ngôn luận thực sự ở Viêt Nam, càng sớm càng tốt. Cảm ơn những bạn đã bình luận, nêu những vấn đề này…. xem chi tiết đây. Trong những ngày tới chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều thông tin hơn và tranh cãi này sẽ kêo dài. Thật ra là khi mình viết blog hôm nay tôi chưa đủ trình độ về vấn đề cơ Viêt Nam.
Thế thì cuối cùng tại sao đặt dấu hỏi ở cuối? Có thể là vì tôi cảm nhận chủ đề này là phức tạp và vì tôi không có tất cả câu trả lời cho Viêt Nam đương đại. Tuy vậy, và dù thông cảm sự không may khi hai nạn nhân trẻ tuổi trong một cuộc tranh cãi hình như là không hoà tan được đã bị hình phạt nạng, tôi vẫn duy trì quan điểm rằng việc vẫy cờ Việt Nam Cộng Hòa có lẽ không phải là con đường hứa hẹn nhất cho một Việt Nam mới. Dĩ nhiên, có thể tôi sai. Nếu đúng hay sai lịch sử sẽ trả lời. Tôi cừng với nhiều người khác thấy hành vi của nhà nước như thấy này là không phư hợp nữa.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà chuyện buồn thành một nguồn cảm hứng. Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ mấy sẽ tiêp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.