THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

28 June 2013

CÔNG VĂN TỐI MẬT: Tập đoàn VNPT CẤM FACEBOOK?



facebook-congvan
ảnh không rõ nguồn gốc được nhiều trang facebook đăng tải



Hiện nay facebook đang lan truyền CÔNG VĂN MẬT CẤM FACEBOOK của tập đoàn VNPT, nhưng không rõ nguồn gốc.  Thực hư về bản công văn này chưa được kiểm chứng.
Thời gian qua nhiều người than phiền không thể vào được facebook dù họ cố gắng sử dụng 1 số phần mềm hoặc đổi DNS.
Nhưng cũng đồng thời,  nhiều người cho biết truy cập facebook dễ dàng hơn trước đây, so với khi facebook bị chận luân phiên giữa các vùng miền.
Mới đây, trên báo chí,ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc công ty Viễn thông và Dịch vụ truyền hình VTC đã giải thích lý do Facebook bị chặn tại Việt Nam.
“Đường truyền quốc tế đắt hơn hẳn đường truyền quốc nội. Khi các nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể sinh ra tiền như Voice, IP… gia tăng thì nhà mạng sẽ “bóp” ngay đường truyền của những dịch vụ không tạo ra tiền mà tiêu tốn băng thông như Facebook, YouTube. Theo thống kê, hiện có tới 70 – 80% băng thông quốc tế chạy qua 2 cổng Facebook và YouTube mà không tạo bất cứ đồng tiền nào cho nhà mạng”, ông Thanh giải thích.
“Ngay cả các dịch vụ như truyền hình Internet như VTC đang làm dù đã được ưu tiên nhưng cũng vẫn phải “xếp hàng” dưới các dịch vụ như điện thoại, IP có khả năng sinh ra tiền ngay lập tức”, ông Thanh nói thêm.
Ông Thanh khẳng định việc chặn Facebook không xuất phát từ lý do chính trị mà chỉ đơn thuần vì lý do kinh tế, hiện tượng Facebook bị chặn không bao giờ diễn ra đồng loạt và liên tục trên phạm vi toàn quốc, chỉ thỉnh thoảng tắc nghẽn ở đâu đó khi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cân nhắc về việc tạm dẹp những dịch vụ không sinh lời để thông đường cho những dịch vụ có tính ưu tiên, sống còn hơn.
Không biết thực hư thế nào, bạn đọc của TTXVA thì than phiền có những lúc không thể truy cập vào facebook
Có nhiều phương thức để vượt tường lửa vào các trang bị chận, mới đây các bạn IT của TTXVA đã giúp hướng dẫn phương pháp mới.  Đây cũng là phương thức vượt tường lửa tốt được nhiều bạn phản ánh là vào được nhiều trang mạng bị chận chứ không riêng gì facebook.  Dịch vụ rất hiếm nhưng được cung cấp sử dụng miễn phí từ server của Anh và Mỹ.  Các bạn dùng thử xem có hiệu quả tốt không:


Thư ngỏ về việc đại học Thái Lan trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng



thailan-nguyenphutrong
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đón tiếp Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Bangkok ngày 25/6/2013.

Một số nhà hoạt động ở khu vực và quốc tế đã ký tên vào một bức thư ngỏ phản đối việc Đại học Thammasat của Thái Lan, hôm nay 26/06/2013, trao bằng Tiến sĩ danh dự cho tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hiện đang viếng thăm Thái Lan.
Trong bức thư ngỏ đề ngày 24/06, gởi Phân Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat, cũng như gởi cho các trường đại học khác của Thái Lan và các tổ chức, cơ quan báo chí của Thái Lan, đại diện của các trang mạng của người Việt, của các tổ chức nhân quyền khu vực và quốc tế, như trang mạng Danlambao, tổ chức Các nhà Bảo vệ Nhân quyền của Philippines, hội Finnish Asiatic Society của Phần Lan… bày tỏ mối quan ngại của họ về việc Phân viện Khoa học Chính trị, Đại học Thammasat hôm nay trao bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Phú Trọng và yêu cầu xét lại quyết định này.
Lý do là vì, theo bức thư ngỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Phú Trọng đã « trì hoãn mọi cải cách chính trị và gia tăng đàn áp mỗi khi cảm thấy có những khát vọng về dân chủ và tự do của người dân trong thời đại toàn cầu hóa ».
Bức thư ngỏ nhắc lại tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp vào tháng 2 vừa qua, lên án những người đòi đa nguyên đa đảng, đòi phi chính trị hóa quân đội, tham gia biểu tình, khiến kiện là « suy thoái đạo đức ».
Kể từ sau tuyên bố đó của tổng bí thư đảng, chính quyền Việt Nam đag gia tăng đàn áp những nhà đấu tranh dân chủ, như vụ xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào tháng 5 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », hay vụ xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 09/07 tới.
Bức thư ngỏ đặt câu hỏi, làm sao một người như ông Nguyễn Phú Trọng có thể được tôn vinh bởi một trong những trường đại học lâu đời nhất ở Thái Lan, một trường « vẫn giáo dục và cổ vũ sinh viên sống theo triết lý của giá trị dân chủ và công bằng xã hộì » ?
Những người ký tên vào thư ngỏ quan ngại rằng việc Đại học Thammasat trao bằng Tiến sĩ danh dự cho ông Nguyễn Phú Trọng có thể bị hiểu lầm là ủng hộ cho những kẻ cầm quyền độc tài và chuyên đàn áp.
Theo RFI

‘Sát thủ ẩn mình’ giúp Việt Nam xoay cục diện ‘ván cờ biển Đông’



Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông’”.

 Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'


Lời cảnh cáo đanh thép của Việt Nam
Theo thông cáo của Cục thiết kế Rubin và Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga, chiếc tàu ngầm Kilo 636M đầu tiên của Việt Nam mang tên Hà Nội đã hoàn tất thử nghiệm và sẵn sàng để bàn giao cho Hải quân Việt Nam.
Các nhà phân tích chiến lược của Viện nghiên cứu S. Rajaratnam tại Singapore nhận định: “Kilo 636M sẽ là nhân tố giúp Việt Nam thay đổi cục diện ‘ván cờ biển Đông’”.
Theo hợp đồng được ký từ năm 2009 giữa Việt Nam và Nga, 6 chiếc Kilo 636M được khởi đóng từ năm 2013, dự kiến, chiếc tàu cuối cùng sẽ được bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2018, sau đó sẽ được chia đều để hoạt động tại các vùng biển ở Việt Nam.
Dự án 636M của Việt Nam được đánh giá là một trong những dự án nâng cấp cải tiến tham vọng nhất từ trước đến nay, với những công nghệ hiện đại nhất của Nga, thậm chí, các kỹ sư của Admiralty đã vấp phải nhiều khó khăn khi phải vận hành một hệ thống máy và điện tử trước nay họ chưa bao giờ gặp.
Xác nhận của Bộ trưởng bộ Quốc phòng Việt Nam với giới báo chí về hợp đồng Kilo trị giá 3 tỷ USD tại Hội nghị Thượng đỉnh an ninh châu Á hay còn gọi là Đối thoại Shangri-La đã khiến cho nhiều người vô cùng kinh ngạc, đặc biệt là giới phân tích và các học giả quân sự chiến lược. Tuy nhiên, đây được xem là một động thái tích cực của Việt Nam trên biển Đông nhằm đề phòng trước “gã khổng lồ xấu tính” ngay bên cạnh mình. Kilo 636M sẽ giúp Việt Nam bảo vệ được chủ quyền hợp pháp của mình trước những tuyên bố phi lý của Trung Quốc và trên hết là bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của chúng ta trong các vấn đề về khoáng sản và tuyến đường biển đi qua biển Đông.
Tất nhiên, 6 chiếc Kilo của Việt Nam có thể sẽ chỉ như hạt gạo so với hạm đội Nam Hải được báo chí Trung Quốc gọi là: “Hạm đội hùng mạnh nhất Châu Á” nhưng trên thực tế, ai cũng biết rằng đây chỉ là “con hổ giấy” mà thôi. So với Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, Hải quân Trung Quốc còn thua xa rất nhiều cả về chất lượng lẫn số lượng.
Tàu ngầm Kilo không phải ngẫu nhiên được gọi là “Hố đen” trên đại dương. Nếu Kilo 636M kết hợp với chiến thuật đánh du kích sáng tạo của Hải quân Việt Nam thì đó đúng là thảm kịch với Hải quân Trung Quốc. Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ lối đánh này của người Việt Nam, đó là lấy ít đánh nhiều, lấy yếu đánh mạnh nhưng mang lại hiệu quả rất lớn.
Công nghệ đi trước tàu Kilo Trung Quốc đến 10 năm
Một điểm đáng chú ý là Kilo 636M của Việt Nam được trang bị các công nghệ đi trước tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đến 10 năm.

nguyentandung-kilo
Sản phẩm của mối quan hệ nồng ấm Việt Nam – Liên bang Nga

Do Trung Quốc quá nổi tiếng với khả năng “sao chép công nghệ” nên dù cũng thuộc đề án 636M nhưng tàu ngầm Kilo mà họ đặt mua có khá nhiều bộ phận, thiết bị đặc biệt sử dụng công nghệ mới không được lắp đặt.
Số tiền của hợp đồng này tính ra thì Việt Nam phải trả nhiều hơn đến 100 triệu USD cho mỗi chiếc. Thực tế thì con số 100 triệu này nằm ở các bộ phận máy mới nhất, công nghệ sử dụng trên 636M của Việt Nam.
Theo các đánh giá và so sánh thì 2 phiên bản Kilo của Hải quân Việt Nam sắp nhận và Hải quân Trung Quốc khác nhau rất nhiều điểm ở những điểm sau:
+ Kilo của Việt Nam được trang bị tên lửa Klub-S, với 3 phiên bản 3M54E, 3M-14E và 91RE1, trong khi đó, tàu Kilo Trung Quốc được trang bị loại 3M54E nhưng chỉ có một vài chiếc được trang bị công nghệ phóng tên lửa. Đa số, tàu ngầm Kilo của Trung Quốc chỉ có khả năng phóng ngư lôi mà thôi.
+ Kilo của Việt Nam còn được trang bị hệ thống phòng không tầm gần Igla-S, có thể tiêu diệt bất kỳ kẻ địch nào bay ở độ cao thấp rình rập nó phía trên không.
+ Hệ thống AIP (Air independent Propulsion) giúp Kilo có thể lặn nhiều ngày liền mà không cần nổi. Nga lo sợ việc Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ nên không trang bị cho tàu Kilo của Trung Quốc hệ thống này.

Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'
AIP – hệ thống mà Kilo Trung Quốc sẽ không bao giờ có được.

+ Hệ thống điện tử trên tàu ngầm Kilo của Việt Nam đều là những phiên bản mới nâng cấp và cải tiến, dĩ nhiên, nó hơn gấp nhiều lần với loại sử dụng trên Kilo của Trung Quốc.
+ Cuối cùng là ngư lôi siêu khoang Shkval. Trung Quốc rất lo sợ Nga sẽ trang bị loại ngư lôi độc đáo này cho Việt Nam với tốc độ kinh hoàng của nó.
Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'

Thiết kế của Kilo 636MV của Hải quân Việt Nam

Mục tiêu khó nhằn của Trung Quốc
Vì thế, nếu có một cuộc chiến ở biển Đông, sự hiện diện của Kilo 636M sẽ khiến Việt Nam trở thành một trong những mục tiêu khó nhằn với Trung Quốc bởi:
Thứ nhất: Trong quá khứ, Việt Nam chưa từng chịu thất bại trước bất kỳ kẻ thù nào dù khi đó, chúng ta chỉ có vũ khí thô sơ và bị áp đảo cả về công nghệ lẫn số lượng. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên một khí tài của Việt Nam được đánh giá cao hơn kẻ sắp gây chiến.
Thứ hai: Tờ Hoàn Cầu từng lớn tiếng rằng: “Ở biển Đông có 2 kẻ cứng đầu nhất là Việt Nam và Phillipines. Với Phillipines thì hoàn toàn đơn giản nhưng với Việt Nam lại khác”. Đó là bởi Việt Nam đang sở hữu những công nghệ mới và hiện đại mà Trung Quốc không có, đặc biệt nguy hiểm và đáng sợ nhất là tàu Kilo của Việt Nam.

Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'
Ngư lôi Type 53 được sử dụng trên Kilo

Thứ ba: Nếu tác chiến bên dưới lòng biển, có khác nào Kilo của Trung Quốc đang tự “đâm đầu vào rọ” khi đây là khu vực sân nhà và chắc chắn Việt Nam sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ Kilo.
Khoảng cách từ đất liền đến các vùng có khả năng xảy ra chiến sự tối đa là 634km. Như thế, Kilo của Hải quân Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ 2 hệ thống phòng thủ Bastion-P với Yakhont và cả loại tên lửa hành trình diệt hạm Shaddock vô cùng uy lực. Kilo sẽ tham gia tác chiến theo chiến thuật hợp đồng tác chiến và chiến tranh du kích nổi tiếng của Việt Nam, cùng với các hải đoàn như Gepard 3.9, Tarantul và Molnya. Bên cạnh đó, theo một số thông tin thì tại quần đảo Trường Sa sẽ có các căn cứ bí mật dành cho hạm đội tàu ngầm của Việt Nam trong tương lai.

Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'
Hải quân Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi gây chiến ở biển Đông (Ảnh: “hung thần” Shkval).

Ngoài ra, Trung Quốc còn phải e dè những vấn đề sau:
- Ở sân nhà, Hải quân Việt Nam chắc chắn sẽ chiếm được lợi thế không nhỏ từ các điều kiện địa hình, khí hậu. Lực lượng của chúng ta thông thạo hơn khu vực này, trong khi ở bên kia chiến tuyến, Hải quân Trung Quốc vẫn còn dò dẫm. Không thể phủ nhận được những thiết bị hiện đại có thể giúp họ phần nào nhưng trong bất kỳ cuộc chiến này nhưng kinh nghiệm và hiểu biết mới là chìa khóa làm nên chiến thằng. Đó là điều mà người ta nói về “Nghệ thuật chiến tranh” mang tên Du kích trứ danh của Việt Nam.
- Việt Nam ở trạng thái phòng thủ và hiển nhiên, quân đội ta sẽ phòng thủ một cách chủ động như trong 2 cuộc chiến đã từng diễn ra trong thế kỷ XX. Trong cuộc chiến biên giới 1979, chỉ với 1 sư đoàn và một vài trung đội du kích nhưng quân đội ta đã cầm chân được quân đội Trung Quốc trong một tháng trời với hỏa lực và số lượng áp đảo.
- Một khi cuộc chiến xảy ra ở biển Đông, liệu ASEAN có nằm yên chờ đợi? Hơn ai hết, ASEAN và cả thế giới hiểu rằng biển Đông có tuyến đường giao thông huyết mạch rất quan trọng với nhiều cường quốc. Xét về những đồng minh chiến lược của Việt Nam thì Việt Nam không có đồng minh nào cả vì Việt Nam với chủ trương phòng vệ nên không gia nhập bất kỳ tổ chức quân sự nào. Tuy nhiên, chúng ta có một mối quan hệ rất thân tình với Liên Xô (nay là Nga) từ khi cả 2 còn là đồng minh thân cận với nhau trong thời kỳ chiến tranh.
Ở phía bên kia bán cầu còn có Mỹ. Gần đây, Trung Quốc nơm nớp lo sợ khi Mỹ liên tục kết thân với các thành viên của ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, biểu hiện rõ nét là các tàu của họ liên tục cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke liên tục đến thăm cảng Tiên Sa nhằm thắt chặt quan hệ hải quân giữa 2 quốc gia. Chắc chắn rằng, với kế hoạch xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương sau 70 năm từ thế chiến thứ nhất với Nhật Bản, Mỹ sẽ không để Trung Quốc “tự tung tự tác”. Lần quay trở lại này đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Mỹ là chính sách thắt chặt an ninh với Trung Quốc.
- Cuối cùng là dư luận quốc tế. Liệu cả thế giới sẽ phản ứng thế nào nếu như một quốc gia lớn hơn rất nhiều, lại là một thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc vô cớ tấn công một quốc gia chỉ vì những đòi hỏi phi lý.

Kỳ 1: Kẻ thay đổi cục diện 'ván cờ biển Đông'
Tại biển Đông, còn có “sát thủ” Scorpène của Hải quân Hoàng gia Malaysia.

Singapore, Malaysia, Indonesia và Thái Lan là các nước trong khu vực châu Á sở hữu tàu ngầm trước Việt Nam nhưng chỉ có Việt Nam, Singapore, Malaysia và Indonesia sỡ hữu tàu ngầm để phòng vệ trước mối nguy hiểm từ Trung Quốc. Là anh cả của khu vực nhưng Hải quân Singapore chỉ có 2 chiếc thuộc lớp Archer của Thụy Điển là RSS Archer và RSS Swordman. Tuy nhiên, với Việt Nam lại khác, nước ta có đường biển dài và trải dài từ bắc xuống nam nên 6 chiếc Kilo trong tình hình hiện tại sẽ tạm thời đáp ứng được những nhu cầu trước mặt. Trong tương lai, Việt Nam sẽ trang bị nhiều tàu Kilo hơn nữa nếu như thái độ của Trung Quốc vẫn không cải thiện.
Theo SoHa

Rước giặc về nhà !



Nhiều năm nay, việc hàng lậu hàng giả hàng độc hại Trung Quốc (TQ) tràn ngập nước ta đã gần như thành chuyện thường ngày. Lộng hành đến mức không còn chỗ nào, lĩnh vực nào vắng cái bóng ma của nó. Có người ví những thứ hàng ấy như cái đầu giặc Phạm Nhan, chém đầu này thì ngay lập tức mọc ra đầu khác. Kiểm soát ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng độc hại TQ vất vả không khác gì đánh giặc.
 
Chỉ trong hơn tháng qua, các nhà sản xuất trong nước và cơ quan chức năng đã phải dàn quân ngăn chặn quyết liệt hai thứ hàng từ TQ tràn sang: cá tầm và khoai tây. Nuôi cá tầm là ngành sản xuất mới mẻ ở nước ta, đang làm quen và dần chinh phục thị trường, tạo dựng hình ảnh, thương hiệu cá tầm VN, thì bất chợt cá TQ ào ạt tràn qua biên giới, vào tới tận cả các tỉnh phía nam. Cá rẻ, chất lượng kém của TQ đánh bật cá tầm VN ra khỏi nhà hàng, chợ búa, siêu thị, đồng nghĩa với việc phá hoại kinh tế, giết chết ngành nuôi cá tầm trong nước đang đà phát triển. Tương tự như vậy, củ khoai tây VN xưa nay đâu có thiếu, nhà nông xứ ta thừa khả năng cung cấp cho thị trường nội địa. Khoai tây miền Bắc, khoai tây Đà Lạt không chỉ ngon, vừa miệng mà điều quan trọng là đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Việc cơ quan chức năng vừa qua kiên quyết xử lý tiêu hủy lô hàng mấy chục tấn khoai tây TQ nhập lậu không chỉ vì nó sẽ phá rối thị trường mà nghiêm trọng hơn, nó đã bị nhiễm độc, nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Suốt bao năm, mối nguy độc hại từ hàng TQ luôn chực chờ đe dọa. Chẳng mấy ai quên chính báo chí TQ đã phanh phui những vụ động trời như sữa bột Sanlu (tỉnh Hà Bắc) có hàm lượng melamine cao làm tử vong hàng loạt trẻ em dạo năm 2008 hoặc vụ trứng bắc thảo ở tỉnh Giang Tây chứa độc tố sulfat đồng mới đây. Nói chi xa, hàng TQ nhập vào VN tiềm ẩn chất độc do khâu sản xuất hoặc bảo quản như trái cây (táo, lê…), đồ chơi trẻ em, đồ sứ, hàng nhựa, quần áo, tỏi, gừng… khiến người tiêu dùng ngày càng e ngại, xa lánh. Vậy cớ chi chúng vẫn tràn ngập thị trường nước ta?
Không thể loại trừ chuyện hàng TQ ào sang VN theo một chủ trương nào đó từ TQ nhưng điều dễ thấy nhất là chính không ít doanh nghiệp, thương nhân xứ ta sang tận đất họ lôi của độc về. Nói nôm na là “quân ta đánh quân mình”. Chẳng hạn nhiều doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước đã tố một công ty thủy điện ở tỉnh Lai Châu nhập lậu cá tầm TQ về nuôi và bán phá giá thị trường, cá không qua kiểm dịch, có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản, không đảm bảo an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chuyện khoai tây độc hại cũng tương tự, người ta còn cố ý nhập hẳn cả máy móc về để tân trang khoai TQ thành khoai Đà Lạt, biến củ khoai lậu, độc hại thành khoai VN. Chuyện khoai TQ chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 16 lần ngưỡng cho phép họ chả thèm quan tâm, bởi đã có người tiêu dùng gánh chịu.
Cứ nghĩ đến đám chất độc đang hoành hành giết dần giết mòn lương dân, đe dọa giống nòi xứ Việt này, tôi bất chợt hình dung ra sự lo lắng trong bài thơ được học hồi phổ thông, bài Á tế á ca (hay còn gọi là Đề tỉnh quốc dân ca, tương truyền của cụ Phan Bội Châu):
Nỗi diệt chủng vừa thương vừa sợ
Nòi giống ta biết có còn không?
Thật khó giả nhời.
24.6.2013
Theo Blog Nguyễn Thông

Những suy nghĩ nhân vụ khoai tây Trung Quốc



Vũ Bất Khuất (Danlambao) - Trong những ngày vừa qua báo chí trong nước đang báo động về việc khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt và có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng gấp 5 lần cho phép và câu tuyên bố thẳng thừng của cục trưởng cục Bảo Vệ Thực VậtNguyễn Xuân Hồng “Khi nào nó vượt ngưỡng hàng trăm lần, thậm chí 1.000 lần thì lúc ấy cơ quan quản lý nhà nước mới vào cuộc để truy xuất nguồn gốc, tiêu hủy...”

Không phải chỉ là một vụ khoai tây, mà còn gừng, tỏi, cá tầm, bom, lê, nho, táo… dán nhãn hàng Việt Nam rồi tung ra các chợ bán với giá như cho.

Ngồi và nhớ lại, chúng ta thấy có rất nhiều vụ từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sau khi Việt Trung bình thường hóa quan hệ. Những thứ hàng hóa Trung Quốc bắt đầu tràn ngập thị trường Việt Nam, giá thì bèo, mà sử dụng cũng mau bèo. Hàng điện tử, xe máy, hàng điện gia dụng, bánh kẹo, thuốc men, quần áo may sẵn và cả những thứ hàng lậu như gia cầm, thịt lòng không được kiểm dịch tràn ngập khắp các xó xỉnh. Song song theo đó là những cú thu mua mèo, móng trâu, trăn, tắc kè, động vật hoang dã, rễ tiêu, lá điều, cây sưa... với cái giá trên trời. Cả nước gần như tan hoang vì người dân nghèo lùng sục khắp mọi xó xỉnh và cây trồng bị hủy hoại. Khi mọi thứ đã tan tành thì các thương lái ấy “bấm nút biến mất” và người dâng ngẫn người với một đống của nợ. Những cú thu mua nông sản như khoai lang, dưa hấu với giá cao, tạo ra hàng đàn xe tải ngược từ Nam ra Bắc rồi bỏ của chạy lấy người tại các cửa khẩu biên giới phía bắc vì phía bên kia tuyên bố hẳng có nhu cầu.

Những phòng khám Trung Y mọc lên như nấm ở các thành phố với lời quảng cáo nghe đến ù cả hai tai và do các lang băm phụ trách, khám chữa bệnh theo kiểu “tiền mất sạch, bệnh nặng thêm”.

Ngoài ra tiền giả xuất hiện ở Việt Nam, tất cả đều có xuất xứ từ Trung Quốc.

Những văn hóa phẩm, phim ảnh, sách giáo khoa phổ biến một thứ văn hóa, tư tưởng nô lệ tràn ngập các quầy sách, các màn hình từ đài trung ương đền địa phương.

Kèm theo là những công trình lớn nhỏ do nhà thầu Trung Quốc tham gia đấu thầu xây dựng, thường là trúng thầu và cũng thường là chạy làng để lại một đống ngỗn ngang làm tiêu phí tài lực vật lực của nhân dân, chưa kể các lao động phổ thông người Trung Quốc sang Việt Nam làm xáo trộn an ninh xã hội mà không ai dám sờ lấy cọng lông chân.

Thoạt đầu người ta cứ tưởng đó là hệ quả của kinh tế thị trường, của giao thương nhưng rồi tất cả ngớ người ra khi nhận đây là hủy hoại kinh tế và tinh lực nhân dân Việt Nam với một sách lược hẵn hoi.

Tất cả mọi thứ nêu trên đảng và nhà nước CSVN có biết, thậm chí biết rất rõ nhưng gần như hoàn toàn im lặng và không có bất cứ một động thái nào mang tính pháp luật để ngăn chận. Nếu có chỉ là những lấp liếm về những thứ mang tầm nhà nước như Bauxit Tây Nguyên hay việc ầm ào ở biển Đông. Nhưng cái thật sự làm cho Việt Nam băng hoại không phải là hai thứ đó. Bauxit Tây Nguyên chỉ cần ngưng lại là xong. Còn ở biển Đông có cho kẹo Trung Cộng cũng không dám làm liều.

Cái làm cho Việt Nam băng hoại đến mất sức chiến đấu khi bị xâm lược chính là củ khoai, con cá... là viên thuốc, cuốn sách đầy nọc độc kia.

Mọi người cực sốc trước lời tuyên bố của tay Cục Trưởng mất dạy (à không dược chỉ thị đàng hoàng, có nghĩa là được xếp dạy) mà tôi vừa kể bên trên, nhưng theo tôi thì không có gì phải sốc. Bởi vì đây là một lời tuyên bố hoàn toàn đúng chính sách và nhất quán. Nó là một “sợi chỉ đỏ chạy xuyên suốt từ trên thượng tầng lãnh đạo Việt Cộng cho đến tổ dân phố”. Đảng CSVN cướp lấy quyền thống trị đất nước là để thực hiện điều này.

Ngay từ bây giờ người dân chỉ còn có một cách duy nhất để tự bảo vệ mình là KHÔNG MUA, KHÔNG ĂN, KHÔNG SỬ DỤNG BẤT CỨ MỘT LOẠI HÀNG HÓA DỊCH VỤ NÀO CỦA TRUNG QUỐC. Đó là hành động trước tiên để bảo vệ đất nước.

Sân bay Tân Sơn Nhất thay thực đơn, đổi giá


 
 Giá cả đắt đỏ ở sân bay

Nhiều quầy hàng bên trong khu vực phòng chờ ở sân bay Tân Sơn Nhất bắt đầu niêm yết giá mới kể từ chiều qua, sau khi Cục Hàng không ra tối hậu thư "dẹp ngay" chuyện chặt chém khách. Giá cả nhiều mặt hàng đã giảm khá mạnh.
Ghi nhận của VnExpress.net vào chiều ngày 26/6 tại khu vực ăn uống của Sasco cho thấy, phía trong phòng chờ lên máy bay, đơn vị này đã thay thực đơn với các món ăn mới, trang bị thêm chỗ nấu nước dùng để nâng cao chất lượng món ăn chứ không phải chỉ pha nước sôi vào mì, bún, phở ăn liền cho khách như trước. Việc niêm yết giá mới cũng được tiến hành.
Theo thực đơn mới, ổ bánh mì chả chiên cũ bán 49.000 đồng đổi thành 33.000 đồng, món bún mới cũng rẻ hơn so với thực đơn cũ 4.000 đồng, nay xuống 45.000 đồng và được nấu tại chỗ phục vụ khách. Một nhân viên tại đây cho biết, các món ăn khác cũng được điều chỉnh giá so với trước. Càng về chiều tối, khu vực ăn uống của Sasco tấp nập hơn, một số khách nước ngoài xem kỹ giá cả các loại đồ ăn, thức uống trước khi quyết định mua.
photo-11-JPG-1372310129_500x0.jpg
Khu vực ăn uống phía trong phòng chờ do Sasco quản lý. Ảnh: Kiên Cường
"Do nhà ga quốc nội đang cải tạo, không có hệ thống hút khói nên việc phục vụ thời gian qua chưa làm hài lòng mọi người. Về giá cả, chúng tôi đều khảo sát, so sánh với siêu thị, trung tâm thương mại, chợ bên ngoài để đưa ra mức giá phù hợp. Thậm chí Sasco còn tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố", bà Đàm Thị Mai Hương, Phó giám đốc Sasco khẳng định.
Theo bà Hương, Sasco thuê mặt bằng của sân bay Tân Sơn Nhất và kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, bà bác bỏ lý do giá thuê mặt bằng cao nên giá bán sản phẩm ăn uống ở đây bị đội lên.
Thời gian qua, nhiều hành khách đi các tuyến nội địa tại sân bay Tân Sơn Nhất rất bất bình cung cách phục vụ ăn uống, giá cả đắt đỏ tại khu vực phòng chờ sau khi đã check-in. "Tôi đi ra Hà Nội, do bị chậm chuyến nên buộc phải ăn thêm, nhưng giá đắt quá. Một tô mì gói ở đây bán gần 50.000 đồng nhưng chẳng có gì đặc biệt, cũng giống như các quán bình dân", anh Hải di chuyển từ TP HCM ra Hà Nội tối ngày 25/6 cho biết.
Theo anh Hải, dẫu biết để được bán ở bên trong, doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí nên nâng giá bán, tuy nhiên chất lượng món ăn cần được cải thiện nhiều hơn. Khảo sát của VnExpress.net, chỉ khu vực trong phòng chờ lên máy bay, giá ăn uống do Sasco quản lý cung cấp nên có mức cao hơn hẳn bên ngoài. Ví dụ phía ngoài khu vực tiếp đón có các thương hiệu khác cùng kinh doanh, nhưng giá nước, bánh mì chỉ dao động vài chục nghìn đến dưới một trăm nghìn đồng.
Tuy nhiên, từ chiều qua, giá bán nhiều mặt hàng ở khu vực bên trong phòng chờ và phía ngoài đã không còn cách biệt lớn như trước.
photo-8-JPG-1372309639_500x0.jpg
Bánh mì thực đơn mới có giá 33.000 đồng trong khi thực đơn cũ là 49.000 đồng. Ảnh: Kiên Cường
Câu chuyện giá cả ở sân bay cao hơn bên ngoài cũng được một số khách ở sân bay Đà Nẵng phản ánh. Tại Đà Nẵng, quãng đường hơn 600m dẫn vào sân bay không có hàng quán. Phía khu vực nhà ga có khoảng 10 quầy hàng ở tầng 1 và tầng 2 chủ yếu bán đồ ăn nhanh, nước uống… với giá cao gấp 2 đến 3 lần bên ngoài.
Từ Huế và Đà Nẵng để lên máy bay vào TP HCM, anh Mai (Quảng Trị) “chóng mặt” với bảng giá niêm yết cà phê đen 24.000 đồng một ly, cơm gà 60.000 đồng mỗi đĩa... “Tôi cũng hay uống cà phê tại nhiều quán khác nhau ở Đà Nẵng, nhưng giá một ly cà phê đen bình quân chỉ 6.000-10.000 đồng”, anh Mai nói.
Tại các cửa hàng bán đồ ăn, uống ở Sân bay quốc tế Đà Nẵng, một ly cà phê đen ở cửa hàng bán thấp nhất 15.000 đồng, cao nhất 24.000 đồng, trong khi ở bên ngoài chỉ bằng một nửa. Bún chay, bún bò, bún thịt nướng, bún chả cá, mì Quảng, cao lầu… đều cùng chung mức giá 40.000 đồng và chẳng có gì khác so với các quán bình dân vốn chỉ 15.000 đồng đến 20.000 đồng.
Cửa hàng tư nhân Lucky cafe bán giá cao nhất trong sân bay với gà quay da giòn 99.000 đồng, cơm gà Hội An, gà lúc lắc, gà xào xả ớt, bò xào tiêu đen… đều 79.000 đồng. Còn ở Nhà hàng hàng không (Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng), một đĩa mì tôm xào bò trứng 65.000 đồng, mì tôm xào gà 60.000 đồng, bánh mì bít tết trứng 55.000 đồng… So với giá ngoài thị trường, những mặt hàng ở đây đều cao gấp 2 đến 3 lần.
Ông Trung, bộ phận thương mại dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng lý giải, sở dĩ giá các mặt hàng ăn uống “hơi cao hơn so với bên ngoài” vì mặt bằng thuê lại của Tổng công ty cảng rất cao, chưa kể nhiều chi phí khác nữa. “Giá bán cho khách hàng đã được giám đốc công ty phê duyệt và có tính toán cụ thể. Anh đi tham khảo ở các nhà hàng khác cũng vậy vì ở đây có nhiều công ty cùng kinh doanh”, ông Trung nói. 
Liên quan đến việc Cục Hàng không Việt Nam vừa yêu cầu các cảng hàng không kiểm tra, xử lý nghiêm các đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền nâng giá dịch vụ hàng hóa bất hợp lý trong sân bay, phóng viên VnExpress.net liên hệ với các đơn vị liên quan nhưng đều nhận được câu trả lời “giám đốc đi công tác”, “không thuộc thẩm quyền” phát ngôn…
Kiên Cường - Nguyễn  Đông

Chiến Dịch Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản: Cần Thêm Hồ Sơ Ở Một Số Tiểu Bang


Đòi Tài Sản
Chiến Dịch Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản: Cần Thêm Hồ Sơ Ở Một Số Tiểu Bang

Thông Báo của BPSOS, ngày 23/06/2013
Vấn đề công dân Hoa Kỳ bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt tài sản đã được chính thức nêu lên tại hai buổi điều trần liên tiếp trong tháng 6 ở Hạ Viện Hoa Kỳ.
Ngày 4 tháng 6, các nạn nhân và nhân chứng chuyên gia trình bày với Hạ Viện về tình trạng lên đến cả trăm nghìn công dân Mỹ gốc Việt đã bị chính quyền Việt Nam cưỡng đoạt tài sản vào cuối năm 2003.
Tại buổi điều trần ngay ngày hôm sau, nhiều vị dân biểu chất vấn giới chức Bộ Ngoại Giao về vai trò của Hành Pháp trong việc bảo vệ tài sản của công dân Hoa Kỳ đã bị Việt Nam xâm phạm tài sản. Các giới chức Bộ Ngoại Giao không có câu trả lời và hứa sẽ trả lời bằng văn thư sau khi hội ý trong nội bộ.
Đây là một bước tiến đáng kể trong chiến dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản” vì Quốc Hội là nơi làm luật và có thẩm quyền cũng như trách nhiệm theo dõi Hành Pháp trong việc thi hành luật quốc gia.
Chúng tôi đang vận động các Dân Biểu lẫn Thượng Nghị Sĩ áp lực Hành Pháp áp dụng các biện pháp chế tài luật định: lập tức ngưng mọi khoản ngoại viện cho Việt Nam, và ngăn mọi khoản tiền cho Việt Nam vay từ Ngân Hàng Thế Giới và Ngân Hàng Phát Triển Á Châu.
Song song, chúng tôi vận động từng vị thượng nghị sĩ cản chặn không cho Việt Nam tham gia vào thương ước mậu dịch tự do Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt là TPP) cho đến khi chính quyền Việt Nam đồng ý thương lượng việc bồi thường. TT Obama định trình TPP lên cho lưỡng viện Quốc Hội chuẩn duyệt vào cuối năm nay. Dù một thượng nghị sĩ lên tiếng, Hành Pháp sẽ quan tâm vì chỉ một thượng nghị sĩ cũng có thể tạo trục trặc hay chậm trễ cho thương ước.


Trong thời gian 6 tháng tới đây, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hai mũi vận động trên nhằm đặt Hành Pháp Obama vào thế phải cân nhắc để không bị cáo buộc là cố tình vi luật hay bị khựng trong chính sách đối ngoại. Đây là cách ép Hành Pháp Hoa Kỳ dùng luật Hoa Kỳ để can thiệp cho quyền và lợi ích của công dân Hoa Kỳ, khác với những người trước đây tự mình về Việt Nam, trong tư thế công dân Việt Nam, để xin chính quyền Việt Nam cứu xét theo luật Việt Nam.
Số cả trăm hồ sơ đòi tài sản mà chúng tôi đã thu nhận tập trung ở 15 tiểu bang: California, Colorado, Georgia, Hawaii, Louisiana, Maryland, Massachusetts, North Carolina, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, South Carolina, Texas, Virginia, và Washington.  Trong giai đoạn vận động sắp đến, chúng tôi vẫn tiếp tục nhận hồ sơ của đồng hương ở các tiểu bang này nhưng rất mong thu thập hồ sơ từ 35 tiểu bang còn lại; càng trải rộng địa bàn vận động thì chúng ta càng có cơ hội tìm được vị thượng nghị sĩ sẵn sàng lên tiếng.
Các hồ sơ mà chúng tôi đang muốn thu thập gồm những ai đã là công dân Hoa Kỳ trước ngày 26 tháng 11, 2003 và khi bỏ nước ra đi (theo bất kỳ diện nào) tài sản để lại đã bị nhà nước Việt Nam quản lý; hoặc những ai đang là công dân Hoa Kỳ và trước đây, khi còn ở Việt Nam, đã bị bắt ký thác vàng bạc, của cải vào ngân hàng nhà nước mà đến nay vẫn chưa được hoàn trả.
Những ai ở một trong hai trường hợp này, xin liên lạc cô Kim Cúc qua email: taisan@bpsos.org hoặc qua điện thoại: 703-538-2190.
Rất mong quý cơ quan truyền thông và quý đồng hương giúp phổ biến rộng rãi tin tức này.


Note:

Posted on Sunday, June 23 @ 20:09:19 EDT by ngochuynh

Xã hội đen thâu tóm nguồn vật liệu xây dựng tại địa phương



Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, tiến độ các dự án giao thông đang chậm trễ một phần do khó khăn về nguồn vật liệu xây dựng.  Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen ở địa phương thâu tóm nguồn cung.

Chiều 27/6, báo cáo Chính phủ về chủ trương mở rộng Quốc lộ 1A, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, nghị quyết của Quốc hội ban hành gần 2 năm, nhưng đến thời điểm vừa qua mới bắt đầu khởi công một loạt dự án. Cụ thể, trên toàn tuyến có 35 dự án, trong đó đã khởi công 17 dự án đầu tư bằng nguồn vốn BOT, còn lại 18 dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu sẽ khởi công vào quý 3 năm nay.
BT-Thang-1372326059_500x0.jpg
Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo Bộ trưởng Thăng, khó khăn lớn nhất là giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu để làm đường. Riêng về vật liệu xây dựng, người đứng đầu ngành giao thông cho hay, hầu như nguồn vật liệu ở địa phương đã cấp cho doanh nghiệp tư nhân khai thác. Đặc biệt, đã có tình trạng giang hồ cát cứ, xã hội đen, thế giới ngầm ở địa phương thâu tóm nguồn cung vật liệu xây dựng, vượt ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Chính điều này làm cho nguồn cung vật liệu cho các nhà thàu thi công gặp khó khăn, giá tăng cao, tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo.
“Nguồn vật liệu khai thác tại chỗ, ở địa phương thì được cung cấp, còn đưa chỗ khác đến thì lực lượng này không cho vào hoặc nếu vào mà muốn mua được lại phải nộp tiền”, ông Thăng nói.
Về tình hình tai nạn giao thông, theo ông Thăng 6 tháng năm nay diễn biến phức tạp, đặc biệt tai nạn xe khách, container và xe tải. Thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường kiểm soát tải trọng xe bằng cách tăng cường các trạm cân ở địa phương, siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải.
“Phải tăng cường, chấn chỉnh ngay không để dung túng, bao che, bảo kê, vì ai cũng biết không thể lái xe nào chạy vượt tốc độ mà không việc gì, nếu lực lượng chức năng thực hiện đúng quy định”, ông Thăng nói.
Thủ tướng cũng đồng tình với ý kiến này và cho rằng, đầu tư bao nhiều tiền bạc hư hỏng hết là do xe quá tải.
Nguyễn Hưng