THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

13 October 2013

Pics : Cận cảnh tàu ngầm "made in Vietnam" Trường Sa-1




(Soha.vn) - Hình ảnh chi tiết của tàu ngầm Trường Sa-1. Theo nhà sản xuất, con tàu được trang bị động cơ AIP tự chế tạo. Đây là loại động cơ tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới.

Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Chiếc tàu ngầm mini “Trường Sa 1” do ông Nguyễn Quốc Hòa, Giám đốc Công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa và công nhân chế tạo được coi là sản phẩm đầu tiên thuộc loại này ở Việt Nam.
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Theo ông Nguyễn Quốc Hòa, chiếc tàu ngầm này có lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi . Bán kính hoạt động 800km.
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Tàu ngầm "Trường Sa 1" vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Cánh cân bằng
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Hệ thống chân vịt con tàu
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Hệ thống thủy lực của tàu
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Một số chi tiết bên trong tàu "Trường Sa 1"
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
Thân tàu
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 
Cận cảnh tầu ngầm 'Trường Sa 1' của doanh nhân Việt
 

Vụ nổ kinh hoàng tại Phú Thọ: Đã có 121 người thương vong




(Soha.vn) - Những thống kê về số người thương vong trong vụ nổ nhà máy sản xuất pháo hoa tại Phú Thọ càng tăng lên khiến ai nấy đều xót xa, bàng hoàng.


Trong báo cáo sáng nay (13/10) của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về vụ nổ nhà máy Z4 sản xuất thuốc pháo hoa và Z121, trung tướng Nguyễn Đức Lâm, Chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cho biết vụ nổ kho pháo hoa này đã làm 23 người chết, thiệt hại vật chất 52 tỷ đồng.
Tuy nhiên theo thông tin mới nhất từ Phú Thọ cho hay: Đến 9h sáng 13/10 đã có 24 người chết, 97 người bị thương vụ nổ tại huyện Thanh Ba, Phú Thọ vào sáng qua 12/10.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ đạo điều tra nguyên nhân về vụ nổ, yêu cầu Bộ Quốc phòng phối hợp với địa phương kết hợp cứu chữa người bị thương. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh đánh giá thiệt hại của các nhà dân xung quanh để có phương án hỗ trợ, đền bù thỏa đáng. Đồng thời Phó thủ tướng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân.
 Số người chết mỗi ngày một tăng sau vụ nổ tại nhà máy Z4 thuộc Công ty Z121 của Bộ Quốc Phòng trên địa bàn 2 xã Khải Xuân và Võ Lao, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
Số người chết mỗi ngày một tăng sau vụ nổ tại nhà máy Z4 thuộc Công ty Z121 của Bộ Quốc Phòng trên địa bàn 2 xã Khải Xuân và Võ Lao, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.
Cũng trong sáng nay, một ngày sau khi xảy ra vụ nổ, toàn bộ khu vực nhà máy đã được các lực lượng chức năng phong tỏa, an ninh được thắt chặt, tang thương bao trùm khu vực xảy ra sự cố kinh hoàng.
 Cảnh tượng bi thương, đổ nát tại hiện trường xảy ra vụ nổ.
Cảnh tượng bi thương, đổ nát tại hiện trường xảy ra vụ nổ.
Ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư tỉnh ủy Phú Thọ cho biết nguyên nhân vụ cháy nổ ở nhà máy pháo hoa là do sự cố kỹ thuật, không phải do pháo hoa tự cháy như một số thông tin trước đ
ó

Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?



trungquoc-taula

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Việt Nam ngày 13/10 trong một chuyến thăm chính thức cấp cao nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên là chuyến thăm bắt đầu vào ngày cuối quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp-biểu tượng cuối cùng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sự trùng hợp này có thể gây ra một vài khó khăn trong việc thu xếp nghi thức sao cho phù hợp và tránh gây hiểu nhầm.
Nhưng vấn đề đáng nói là thời điểm sự kiện khiến người ta nghĩ đến sự chín mùi để nhìn lại quá quá trình quan hệ Việt-Trung và định hình cho nó trong tương lại. Bài viết ngắn này không có tham vọng trình bày cặn kẻ toàn bộ chủ đề rộng lớn này mà chỉ đề cập một khía cạnh thiết thực: Việt Nam được-mất gì từ quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc?

Quan hệ bất bình đẳng

Nhiều người coi sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam đã hoàn thành bằng việc đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Nhưng thực ra đó chỉ là một giai đoạn của toàn bộ quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc vẫn chưa hoàn thành từ thời tiền sử đến nay. Đây là cách hiểu khá phổ biến đối với người Trung Quốc, điển hình là vị Giáo sư-tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh khi ông này hùng hồn tuyên bố trước Hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10/2010: “Cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”. Và ông ta sử dung luận cứ này để biện minh cho đường ranh giới dứt đoạn hình lưỡi bò bao trọn 80% diện tích Biển Đông với phần phía Tây giống như một hàng rào thô sơ dựng lên bởi một gã địa chủ tham lam trước cửa nhà người láng giềng Việt Nam. Điều trớ trêu là đường lưỡi bò này vừa được Bắc Kinh lôi ra từ sọt rác tư liệu vốn chỉ là một đường chấm phá ngẫu hứng của một viên tướng vô danh thời Tưởng Giới Thạch. Cách hiểu này giải thích tại sao Bắc Kinh đã rất sẵn sàng hậu thuẫn Việt Nam chống Pháp, Nhật, Mĩ và cả Nga. Đó cũng là lý do tại sao Việt Nam sau khi chiến thắng và thống nhất đất nước đã lập tức bị chính người đồng chí hôm qua tấn công từ biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc, từ Hoàng Sa xuống Trường Sa.
Về phần mình, người Việt Nam tự hào đã đánh bại thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ và coi đó là hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, ngay sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Lê Duẩn từng đánh giá (đại ý): Từ nay không kẻ nào dám đánh Việt Nam nữa! Nhưng nhận định đó đã lập tức cho thấy là viễn vông bởi nước Trung Quốc bao la vẫn còn đó và không bao giờ dung túng cho tiểu quốc phiên thuộc này được độc lập tự do. Đó là thông điệp chính mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã muốn “dạy” người Viêt Nam. Qua đó thấy rằng, không chỉ thời Vương triều xa xưa mà thời cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại cách hiểu khác nhau về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ giữa hai nước. Mặc cho Ngô Quyền tuyên bố “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”, các triều đại phương Bắc vẫn tìm mọi cách hòng duy trì quy chế phiên thuộc đối với vùng Giao Chỉ. Rõ ràng có sự khác biệt hoàn toàn về khái niệm độc lập và toàn vẹn lãnh thổ giữa hai quốc gia dân tộc chủ nghĩa này. Và điều này khiến rất khó (nếu không nói là không thể) có mối quan hệ thật sự lành mạnh giữa hai nước. Nó không giống quan hệ Mỹ – Mêhicô, cũng không giống quan hệ Mỹ-Cu Ba; đó là một loại quan hệ gượng ép và bất bình đẳng mà trong đó phía Việt Nam luôn phải tỏ ra khiêm nhường theo kiểu “tránh voi chẳng xấu mặt nào” trong khi phía Trung Quốc bao giờ cũng muốn áp đặt và khuất phục bằng sức mạnh. .

Muốn độc lập và phát triển Việt Nam phải giữ khoảng cách trong quan hệ với Trung Quốc

Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là cần thiết. Nhưng đó là mối quan hệ vì mục đích tồn tại hơn là để phát triển Người Việt có câu ngạn ngữ mang tính thực dụng “Bán anh em xa, mua láng giêng gần” đồng thời cũng có một câu bổ bả nhưng thâm thúy “Xa thơm, gần thối”. Cả hai câu tạo thành triết lý sống của người Việt không chỉ trên quy mô làng xã mà cả quy mô quốc gia, quốc tế. Nó hiện thân thành thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử. Có lẽ từ nhận thức này các chí sĩ thuộc nhiều thế hệ người Việt vẫn lấn bấn tìm lối thoát, điển hình gần đây là phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân, tư tưởng “thoát Á”…., và ngày nay phương châm “Làm bạn với tất cả”. Ngày nay sau khi đuổi Pháp thắng Mĩ người Việt nam chợt nhận ra rằng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị dọa bởi “nước ngoài”- một cách diễn đạt mơ hồ vì những lý do chính trị mặc dù ai cũng biết nó đến từ phương Bắc. Đây thực sự là vấn đề của bản thân người Việt Nam chừng nào vẫn tin rằng thế núi liền núi sông liền sông buộc quan hệ Việt-Trung muôn đời không thể khác. Tuy nhiên, trãi qua “nghìn năm Bắc thuộc” và “trăm năm Pháp thuộc” cho thấy không sự lệ thuộc ngoại bang nào là tốt cả, nhưng cũng cho thấy thực tế hiển nhiên là, trong thời kỳ Pháp thuộc bờ cõi đất nước được củng cố và giữ vững từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ Hoàng Sa xuống Trường Sa. Về cơ hội phát triển cũng thấy hiện tượng tương tự, đó là những cơ sở hạ tầng và công-thương nghiệp dù hạn chế do “cách bóc lột bủn xỉn” của người Pháp vẫn tao ra những khác biệt so với láng giêng phương Bắc. Thực tế cũng cho thấy viện trợ của Trung Quốc có thể giúp Việt Nam duy trì chiến tranh nhưng không giúp Việt Nam phát triển. Nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc sau khi bị Trung Quốc cắt viện trợ. Những năm gần đây khi hai nước “bình thường hóa quan hệ” đã lại xuất hiện tình trạng trì trệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và khoa học-kĩ thuật vì Trung Quốc toàn đưa sang các trang thiết bị lạc hậu cùng những thủ đoạn kiềm chế mà người Trung Quốc lúc nào cũng sẵn có. Dự án khai thác bauxit Tây Nguyên và hàng loạt các công trình nhiệt điện hoặc khai thác tài nguyên khoáng sản v.v… là những ví dụ. Sự tràn ngập hàng hóa thứ cấp rẽ tiền và hàng có độc tố xuyên qua biên giới đang thực sự là mối đe dọa đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong cơn sốt vốn đầu tư hiện nay, không loại trừ khả năng một ngày kia khi tĩnh dậy người Việt Nam nhận ra rằng nhà máy, hầm mỏ, ruộng đồng và rừng, biển đang nằm trong tay các ông chủ người Trung Quốc. Chẳng hay các nhà lãnh đạo và doanh nhân của đất nước có nhận ra nguy cơ càng xích gần với Trung Quốc sẽ càng hạn chế cơ hội tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới?. Về điểm này Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á. Và nên nhớ rằng ngay cả khi đã được coi là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc vẫn là nước lạc hậu về công nghệ.

Bẫy “chia để trị”

Xin quay lại với chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên với diễn biến tình hình tranh chấp Biển Đông đang có lợi “giấc mơ Trung Hoa” khi nước Mĩ rơi vào thế “bỉ cực” khiến Chính phủ Liên bang phải đóng cửa ngừng hoạt động….do hết tiền tiêu (!), đến nỗi bản thân Tổng thống Obama không thể tham dự những sự kiện quốc tế quan trong là Hội nghị cấp cao APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAC). Ngược lại, Trung Quốc gặt hái được nhiều thành quả kinh tế tài chính và giờ đây có thể tung ra để mua những đối tác đang đói vốn trong khu vực và thực hiện tham vọng bá quyền ấp ủ bấy lâu. Nhờ đó Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận hợp tác rất lớn với Indonessia, trong đó đáng chú ý là hợp tác đánh cá xuyên Biển Đông, đã kí “đối tác chiến lược” với Malaysia v.v… Cùng với việc Thái Lan, Lào Singapore đã được “tranh thủ” và Campuchia bị khống chế, đến nay chỉ còn Philipin và Việt Nam là hai nạn nhân trực tiếp đang phải chật vật tìm cách đi riêng trong việc đối phó với kẻ thù chung. Có thể nói Bắc Kinh đã cơ bản hiện thực hóa âm mưu “chia để trị” đối với khối ASEAN – điều mà cách đây vài năm tưởng còn xa vời. Và cũng có thể nói, chủ trương “xoay trục” của Mĩ tỏ ra không khác nào “đánh trống bỏ dùi”!
Chính trong bối cảnh đó không khó để đoán biết sứ mệnh của chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc đến Việt Nam sẽ là gì. Nếu nhìn bề ngoài ta tưởng chiến thuật khôn khéo với thái độ khiêm nhường chịu đựng của Việt Nam đang được đáp lại bằng việc giảm bớt cường độ lấn chiếm từ phía Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là một cử chỉ hoàn toàn mang tính chiến thuật có chủ định của Bắc Kinh mà thôi. Nói cách khác, Bắc Kinh đang chủ động thực hiện kịch bản mà họ đã dàn dựng và tranh thủ cơ hội để đạt mục tiêu “lợi ích cốt lõi” là độc chiếm Biển Đông. Trong kịch bản đó Việt Nam dù giữa vị thế một vai diễn chính nhưng đang diễn theo kịch bản của đạo diễn.

Hãy cảnh giác

Chuyến đi chưa thực dự diễn ra nên chưa biết Thủ tướng Trung Quốc sẽ mang sang Việt Nam những gì và trong hầu bao có bao nhiêu…nhưng điều chắc chắn ai cũng biết đó là nhằm tiếp tục “nắn dòng” nền chính trị và kinh tế của Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc- điều mà Bắc Kinh chưa làm được bằng đường lối cứng rắn, kể cả bằng biện pháp chiến tranh nóng trong thời gian qua. Xem ra đây mới là thời kỳ thử thánh cam go hơn đối với Việt Nam khi mà thế hệ dầy dạn kinh nghiệm đã hoàn toàn ra đi.


Nguyên nhân ban đầu vụ nổ kho thuốc pháo ở Phú Thọ



Z121-QUOCPHONG9
Học sinh trường Hùng Vương đòi về nhà nhưng thầy cô lo ngại cho các em nên giữ các em ở lại tập trung trong sân trường tránh những điều đáng tiếc.

Tính đến 14h ngày 12/7, đã có 15 người tử vong và 23 người khác bị thương, một số công trình nhà xưởng bị hư hỏng, một số nhà dân xung quanh xí nghiệp bị hư hại nhẹ trong vụ nổ kho thuốc pháo hoa tại xã Khải Xuân ( Thanh Ba – Phú Thọ) vào sáng ngày 12/10. Lãnh đạo nhà máy đã lên tiếng về vụ việc…
Hiện các nạn nhân được tập trung cấp cứu tại bệnh viện Thanh Ba và bệnh viện tỉnh Phú Thọ. Ngoài ra, một số nạn nhân khác đang được đưa lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Từ 8h ngày 12/10, sau khi vụ nổ kho xảy ra khiến cho mặt đất rung chuyển, một số nhà ở trong khu vực cũng bị vỡ kính do ảnh hưởng của vụ nổ, cơ quan chức năng đã tiến hành sơ tán khẩn cấp người dân ra khỏi khu vực (trong vòng bán kính 2km).
Đến trưa ngày 12/10, nhiều người dân ở xã Khải Xuân cho biết, vẫn nghe thấy tiếng nổ trong kho thuốc súng. Cả thị xã Phú Thọ náo loạn, khói bốc nghi ngút, xe cấp cứu đầy đường…
Toàn cảnh trường Cấp 3 Hùng Vương: Học sinh đòi về nhà nhưng thầy cô lo ngại cho các em nên giữ các em ở lại tập trung trong sân trường tránh những điều đáng tiếc.
Theo nguồn tin riêng của báo Đất Việt, có 40 nạn nhân được đưa vào bệnh viện huyện Thanh Ba cấp cứu. 8 trường hợp bị thương rất nặng được đưa ngay lên bệnh viện tỉnh Phú Thọ.
Chị Nguyễn Thị Toàn Năng (27 tuổi, công nhân của nhà máy), đang mang thai 8 tháng đã may mắn thoát chết khi nỗ lực trèo được qua bức tường cao 3 m có dây thép gai. Chị Năng đã được cấp cứu kịp thời, chỉ bị sốc nhẹ về tâm lý, còn hai mẹ con hiện đều an toàn.
Thiếu tướng Lê Quang Đại, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ cho hay, lực lượng cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận kho thuốc pháo bị nổ, song đã khu biệt được 2 cụm kho lân cận để không bị cháy lan. Do cơ chế cháy đặc thù của kho thuốc pháo hoa, ước tính hơn một giờ sau khi dứt tiếng nổ, mới có thể vào dập được đám cháy.
Được biết, đây là kho thuốc pháo huộc Xí nghiệp 4 thuộc Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc.
Theo báo cáo của Trung tướng Lê Thanh Bình, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Bộ Quốc phòng với thượng tướng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên nhân vụ cháy nổ tại phân xưởng sản xuất pháo hoa của nhà máy ban đầu xác định do sự cố kỹ thuật gây cháy kho chứa pháo hoa của phân xưởng.
Thứ trưởng Trương Quang Khánh đã chỉ đạo Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng phối hợp chặt chẽ với Quân khu 2, các cấp chính quyền địa phương tiếp tục khắc phục hậu quả, xác định nguyên nhân vụ cháy nổ. Đồng thời khẩn trương đưa công nhân bị thương đi cứu chữa tại các bệnh viện, làm tốt chính sách với người đã tử vong, ổn định công tác tư tưởng với công nhân và người dân địa phương.
Có mặt tại hiện trường từ sớm, sau khi rời cuộc họp với Bộ Quốc phòng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Dân Mạc cũng đã đến các bệnh viện trực tiếp chỉ đạo cứu chữa và thăm hỏi các nạn nhân bị thương.
THEO ĐẤT VIỆT


CHÁY LỚN TẠI NHÀ MÁY THUỐC NỔ Z121 BỘ QUỐC PHÒNG: PHÁO HOA CHỈ CÓ 5%


1. SẢN PHẨM NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC NỔ Z121-BỘ QUỐC PHÒNG

Z121-QUOCPHONG4

Z121-QUOCPHONG1

Z121-QUOCPHONG2

Z121-QUOCPHONG3

2. Z121: Thành danh đâu chỉ nhờ pháo hoa

THEO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Nhiều người vẫn nghĩ: Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã “may mắn” có một ngành hàng mang tính độc quyền là pháo hoa. Thực ra, mặc dù đạt gần 50 tỷ đồng/năm, nhưng sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 5% tổng doanh thu của nhà máy.

Từng bước “thay máu” thiết bị công nghệ

Giữa hè, dưới nắng chói chang nhưng con đường dẫn xuống các phân xưởng sản xuất ở Nhà máy Z121 (tên đăng ký doanh nghiêp là Công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21) vẫn râm mát bóng cây. Đường bê-tông sạch bong, cây xanh bạt ngàn, nhà xưởng ẩn mình dưới những tán lá… Thú thực, nếu không nghe thấy tiếng máy chạy ầm ì thì tôi cứ ngỡ mình lạc vào một khu du lịch sinh thái nào đó…
Thượng tá Nguyễn Minh Thắng, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Xí nghiệp 1 (thuộc Nhà máy Z121) cho biết, tại xí nghiệp đang sản xuất những mặt hàng mà trong nước không ở đâu làm được. “Trước đây, sản phẩm pháo hoa chủ yếu được làm ra tại đây. Tuy nhiên, do quy hoạch chung về sản xuất, lãnh đạo, chỉ huy Nhà máy quyết định chuyển nhiệm vụ sản xuất pháo hoa cho xí nghiệp khác. Mỗi tháng chúng tôi sản xuất trung bình từ 17 đến 20 loại sản phẩm, trong đó 60% phục vụ quốc phòng. Hiện xí nghiệp đang sản xuất nhiều loại sản phẩm kinh tế, trong đó có dây cháy chậm, nụ xùy, dây nổ chịu nước, đạn tín hiệu báo bão, đặc biệt là kíp vi sai phi điện… Đây là những mặt hàng chiến lược của Nhà máy với doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm” – Thượng tá Nguyễn Minh Thắng bộc bạch.
Tại một khu sản xuất, chúng tôi chứng kiến những dây chuyền màu sơn láng bóng, mới tinh, trung tâm điều khiển lắp đặt nhiều màn hình lớn để theo dõi từng công đoạn sản xuất. Theo anh Thắng, đây là dây chuyền sản xuất dây nổ lõi, được điều khiển tự động, năng suất làm ra sản phẩm cao gần gấp 2 lần so với công nghệ hiện hành và đặc biệt có độ an toàn rất cao. Điều đáng nói, từ dây chuyền nhập khẩu của nước ngoài, cán bộ, kỹ sư và công nhân lành nghề nhà máy đã thực hiện thành công việc “nhân bản” thêm 2 tổ máy với 6 đầu máy phục vụ sản xuất dây nổ công nghiệp. Với 2 tổ máy tự thiết kế này (chủ yếu là nội địa hóa), Nhà máy đã tiết kiệm được hàng chục tỷ đồng từ việc nhập khẩu thiết bị.
Trong câu chuyện với chúng tôi, Đại tá Nguyễn Khắc Hội, Giám đốc Nhà máy Z121 cho biết, trong 5 năm gần đây, mặc dù tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhưng nhà máy vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, đồng thời tiếp tục làm ra nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị cao. Để giữ vững và phát triển thị trường, giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn, độc hại trong sản xuất, Đảng uỷ và Ban giám đốc nhà máy xác định phải “thay máu” thiết bị công nghệ, thực hiện cơ khí hoá – hiện đại hoá các chặng công nghệ sản xuất; triển khai các dự án đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến, nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. “Mục tiêu của chúng tôi là nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn cho người lao động. Hiện nay, Nhà máy có thể đáp ứng đầy đủ các chủng loại dòng sản phẩm về phụ kiện nổ. Trên thế giới có chủng loại nào thì chúng tôi sẽ sản xuất được chủng loại sản phẩm ấy”, Đại tá Nguyễn Khắc Hội khẳng định.

An sinh trước hết là an toàn

Z121-QUOCPHONG5
Trung tâm điều khiển sản xuất dây nổ tại Xí nghiệp 1 (Nhà máy Z121)

Z121-QUOCPHONG6

Đại tá Trần Thế Khanh, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Nhà máy cho biết, từ ngày thành lập đến nay, Nhà máy Z121 đã tròn 45 năm xây dựng, trưởng thành. Hành trình ấy có những chiến công góp phần làm rạng danh ngành Quân giới (nay là Công nghiệp quốc phòng), nhưng cũng có những hy sinh thầm lặng mà ít người biết đến. “Thời buổi kinh tế thị trường, Z121 cũng phải thực hiện hoạch toán kinh tế như bao doanh nghiệp khác. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sản xuất pháo hoa. Thực ra, sản phẩm này hiện chỉ chiếm khoảng 5% giá trị tổng doanh thu, nếu xét thuần tuý về hiệu quả kinh tế thì không cao so với các mặt hàng hoá nổ khác, thế nhưng ý nghĩa chính trị lại rất lớn”, Đại tá Trần Thế Khanh nói.
Vẫn theo Đại tá Trần Thế Khanh, với hơn 3000 cán bộ, công nhân viên và lao động hợp đồng, áp lực về việc làm, đời sống là rất lớn. Bình quân mỗi tháng nhà máy phải lo tới gần 30 tỷ đồng tiền lương. Vậy mà trong nhiều năm nay, Nhà máy Z121 không có hiện tượng thiếu việc làm, thu nhập bình quân đạt hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết các gia đình lính thợ đã trở nên khá giả, nhiều gia đình sắm được xe hơi, an sinh xã hội được bảo đảm.
Dĩ nhiên, vấn đề an sinh ở Nhà máy Z121 trước hết lại là công tác an toàn. Trong sản xuất, Z121 có 2 đặc thù cơ bản là nguy hiểm và độc hại. Nguy hiểm vì công nhân phải làm việc trong điều kiện có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao. Còn độc hại vì họ phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất. Trong những năm qua, cùng với đổi mới thiết bị công nghệ, Nhà máy đã tích cực cải tạo cảnh quan môi trường, coi trọng yếu tố bảo hộ lao động đã giúp người công nhân được làm việc trong điều kiện tốt nhất. Tại Xí nghiệp 2, những người lính thợ kỳ công ươm hàng trăm bồn cây cảnh, đắp hòn non bộ, đào ao, xây kè, bê tông hoá đường liên xưởng… tạo nên một “xí nghiệp xanh” vô cùng ấn tượng. Chỉ riêng khu vực Xí nghiệp đã trồng và quản lý tới 36,8ha rừng với rất nhiều loại cây như trám, sấu, mỡ, xà cừ, keo lá tràm… “Cây xanh đã giúp không gian sản xuất yên bình và trong lành hơn, nó là tài sản quý của chúng tôi, nếu chặt bất kỳ một cây nào đều phải có lệnh của giám đốc nhà máy”, Thượng tá Nguyễn Ngân, Bí thư Đảng uỷ, Phó giám đốc Xí nghiệp 2 cho biết.
Giờ đây, Z121 đã trở thành một thương hiệu lớn của ngành Công nghiệp quốc phòng. Với doanh số năm 2011 phấn đấu đạt 1000 tỷ đồng, Nhà máy đang thực sự thành danh không chỉ nhờ sản phẩm pháo hoa.


Theo TTXVA